(5)

Những động lực khác của thay đổi
Những nguồn ảnh hưởng thêm về phương hướng tương lai của CIA bao gồm quan hệ của nó với các cơ quan giám sát trong chính phủ (đặc biệt là Quốc hội và Nhà trắng), văn hoá của bản thân nó và quan hệ với hai thực thể quan trọng ở bên ngoài là các nhóm gây áp lực và phương tiện truyền thông.
Tính chịu trách nhiệm
Theo Hiến pháp, ngành hành pháp chia sẻ quyền lực với Quốc hội. Điều này có thể dẫn tới thất bại và thiếu hiệu qủa, nhưng cái hay là chia quyền cũng là chia sẻ trách nhiệm kể cả việc các nhà giám sát của Quốc hội theo dõi một cách thận trọng các quan chức hành pháp, một sự theo dõi hoặc kiểm tra được thể hiện bằng một từ ngữ vụng về là giám sát.
Về giám sát, cần nói rằng trong hầu hết lịch sử của mình, CIA không phải là một bộ phận của chính phủ. Nó đứng ngoài khuôn khổ truyền thống về kiểm tra và cân đối. Các thành viên Quốc hội vì nể kỹ năng chuyên môn của các viên chức tình báo trong lĩnh vực bí ẩn này và trong bất cừ trường hợp nào cũng muốn né tránh tráchh nhiệm về những hoạt động phiêu lưu như vụ vịnh Con Lợn năm 1961 (Johnson 1985). Như James R. Schesinger, cựu Gíam đốc CIA đã nhớ lại: Một lần (vào năm 1973) tôi đến Quốc hội và nói: Thưa ngài Chủ tịch (John Stennis, Đảng Dân Chủ bang Mississipi, Chủ tịch Tiểu ban theo dõi về tình báo thuộc Uỷ ban Quân lực Thượng nghị viên) tôi muốn trình bày với ngài một số chương trình của chúng tôi. Thượng nghị sĩ nhanh chóng trả lời: Không, không, anh bạn trẻ, đừng nói với tôi. Anh cứ làm đi, còn tôi thì không muốn biết. (Schlesinger 1994).
Sau khi kiểm tra một chút, các vị lãnh đạo các uỷ ban quân lực của cả hai viện lặng lẽ đưa ngân sách dành cho CIA vào trong dự luật chuẩn chi hàng năm cho Bộ Quốc phòng. Tổng thống cũng không chịu trách nhiệm một cách rõ ràng. Các thành viên Hội đồng An ninh quốc gia hiếm khi xem ngân sách của CIA (Johnson 1985); và nhiều hoạt động của CIA (kể cả hoạt động ngầm và phản gián) không bao giờ được Hội đồng An ninh quốc gia xem xét triệt để hoặc trong một số trường hợp không được duyệt xét (xem Quốc hội Hoa Kỳ, Uỷ ban đặc biệt của Thượng nghị viện nghiên cứu các hoạt động của chính phủ về công tác tình báo 1976).
Tháng 12/1974, tất cả những điều đó đã thay đổi khi tờ New York Times vạch ra rằng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, CIA đã theo dõi các công dân Hoa Kỳ (Chiến dịch CHAOS) và hơn thế nữa, CIA đã tìm cách lật đổ Tỏng thống hợp biến Chile là Salvador Allende. Quốc hội có thể gạt bỏ những tiết lộ về hành động ngầm ở Chile và coi đó là chuyện chiến tranh lạnh bình thường, nhưng việc do thám công dân Hoa Kỳ lại là một việc mà các nhà lập pháp đều tiến hành điều tra trong "cái năm tình báo" hoặc "các cuộc chiến tranh tình báo" này, cái tên mà một số quan chức CIA cay cúđặt cho thời kỳ không bình thường này (Johnson 1989; Olmsted 1996; Smist 1990).
Kết quả cuối cùng là một thời kỳ mới trong đó người ta giám sát chặt chẽ hơn cộng đồng tình báo, với nhiều uỷ ban thường trực có nhiệm vụ xem xét công tác tình báo ở cả hai viện và một Ban giám sát tình báo trực thuộc phủ Tổng thống. Một số quan chức CIA lo ngại, chán ngán và tức giận về việc siết chặt sự kiểm soát đó. Quản lý vi mô đã trở thành khẩu hiệu đấu tranh của họ. Tuy nhiên, nhiều người thích ý tưởng chia sẻ gánh nặng trách nhiệm của họ với các thành viên Quốc hội. Tôi đã hỏi ý kiến từng Giám đốc CIA từ năm 1966 (Richard Helms) đến 1994 (R.James Woolsey) đối với hệ thống giám sát mới này. Trong số tám Giám đốc CIA, chỉ có hai người là Helms và William J.Casey coi sắp xếp mới là một sự xâm phạm không thích đáng đặc quyền hành pháp. Một số người khác, đặc biệt là William Colby, Đô đốc Stansfield Turner và Robert Gates - đều tỏ ý thất vọng về việc các nhà giám sát của Quốc hội không sẵn lòng thực thi nhiệm vụ của họ một cách nghiêm túc hơn. Bất kể quan điểm của mỗi người về cái hay hoặc cái dở của sự giám sát mới này như thế nào, có một điều rõ ràng: CIA đã trở thành một bộ phận của chính phủ (Treverton 1990).
Trong những năm tiếp theo, từ đỉnh cao các năm 1975 - 1976, sự giám sát của Quốc hội đã dao động tuỳ theo mức độ tận tuỵ của từng giám sát viên đối với trách nhiệm giám sát của mình và việc phương tiện truyền thông đưa tin nhiều hay ít (và có tính thuyết phục đến đâu) về những việc làm sai trái của CIA. Tuy vậy, nhìn chung mức giám sát là tương đối cao, nhất là nếu so sánh với việc trước đây hầu như không có sự giám sát, hoặc xao nhãng một cách hiền lành. Trong nửa đầu nhiệm kỳ của Reagan, các nhà giám sát của Quốc hội đã giảm cường độ làm việc nhưng khi xảy ra vụ Iran, do một tờ báo Trung Đông tố giác, họ đã quay lại với công việc của mình.
Phản ứng về vụ bê bối Iran, nột uỷ ban của hai viện đã điều tra xem các quan chức chính quyền đã làm thế nào mà qua mặt được hệ thống giám sát mới. Sau đó, Quốc hội đã thông qua điều luật để thắt chặt hơn việc kiểm sóat. Trong các luật mới, có một điều khoản về chấn chỉnh các trách nhiệm của tổng thanh tra CIA, đòi hỏi Thượng nghị viện tổ chức tường trình để duyệt y chức vụ quan trọng này và yêu cầu tổng thanh tra phải báo cáo thường xuyên hơn cho Quốc hội (Fisher 1988; Kaiser 1994). Năm 1991, Quốc hội cũng thông qua luật giám sát công tác tình báo, chủ yếu để làm sáng tỏ và tăng cường tính trách nhiệm đối với các hoạt động ngầm (Conner 1993).
Sự chú ý của Quốc hội đối với việc kiểm tra công tác tình báo có những thăng trầm, nhưng xu hướng chung trong những giai đoạn cuối của chiến tranh lạnh là rõ ràng: chính sách tình báo đã bước vào thời kỳ có quan hệ đối tác giữa Quốc hội và ngành hành pháp. Như một Gíam đốc CIA đã nói, CIA thấy mình đứng ở vị trí giữa hai ngành và đôi khi nghiêng về phía ngành lập pháp (Gates 1992, 1994). Số lần tiếp xúc giữa CIA và Quốc hội đã tăng lên trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh kết thúc.
Dấu hiệu khác của một cố gắng nghiêm chỉnh để theo dõi CIA và để thông báo cho công dân Hoa Kỳ biết ít nhất một số hoạt động cuả CIA là một loạt các cuộc điều trần tại Quốc hội từ năm 1991 đến năm 19945, trong đó các nhân chứng CIA trình bày công khai - một điều hiếm thấy trong chiến tranh lạnh (Johnson 1996). Năm 1993, Gíam đốc Woolsey có mặt trong tám lần điều trần công khai; trong những năm trước, thậm chí sau cuộc điều tra năm 1975 của Quốc hội và có những lời yêu cầu nên công khai hơn nữa, Gíam đốc CIA thường không bao giờ có mặt tại các buổi điều trần công khai trong toàn bộ kỳ họp của Quốc hội hoặc nếu có đến dự điều trần thì cũng không bao giờ qua một hay hai lần. Kết quả là giờ đây CIA có hai ông chủ Tổng thống và Quốc hội và đôi khi có cả một ông chủ thứ ba (Manget 1995) bởi vì toà án ngày càng xét xử nhiều vụ kiện có liên quan đến tình báo và thường xuyên xem xét các yêu cầu xin được cấp giấy phép để the dõi bằng thiết bị điện tử các mục tiêu an ninh quốc gia (được Luật theo dõi tình báo nước ngoài 1978 cho phép).
Tuy nhiên, Quốc hội vẫn không được biết những khía cạnh then chốt trong chính sách tình báo, và điều này được nhấn mạnh một cách đáng ngạc nhiên vào năm 1994. Qua công tác kiểm toán, các nhà lập pháp ngẫu nhiên biết được rằng Cơ quan do thám quốc gia (NRO), thành viên bí mật nhất trong cộng đồng tình báo chịu trách nhiệm giám sát việc chế tạo và phóng vệ tinh, đã chi quá mức 159 triệu USD để xây dựng sở chỉ huy mới tại vùng nông thôn Virginia. Sau đó, các báo cáo trong các năm 1995 - 1996 lại tiết lộ rằng NRO đã giấu không cho Quốc hội biết một khoản tiền 4 tỷ USD quỹ đen có được do tích luỹ các khoản phân bổ ngân sách (Chìa khoá đi vào vương quốc tình báo 1996). Hơn nữa, năm 1995 có tin CIA đã không báo cáo với Quốc hội (theo đúng yêu cầu của Luật pháp) các mối quan hệ của nó với Julio Roberto Alpirez, một đại tá người Goatemala bị nghi ngờ có dính ếiu vào việc giết hại một công dân Hoa Kỳ tại đó và cái chết của một người đàn ông Goatemala có vợ là công dân Hoa Kỳ (Weiner 1995a).
Như vậy, mức độ công khai hoá của CIA là một vấn đề tương đối trong thời kỳ sau chiến tranh lạnh. Hơn nữa, việc siết chặt các thủ tục giám sát chủ yếu do những tiết lộ liên quan đến vi phạm các luật lệ đôí nội của Hoa Kỳ chứ không phải do những thay đổi trên thế giới