Cái tháng mà tôi gặp lại ông Chủ tịch, và gặp ông Nobu, ông bác sĩ Cua, và Uchida Kosaburo, là tháng huy hoàng, khiến tôi có cảm giác mình là con dế nuôi trong lồng mây đã thoát ra ngoài được. Lần đâu tiên trong đời, mỗi đêm khi đi ngủ, tôi tin tưởng rằng tôi có thể là cho một số người ở Gion chú ý đến. Tôi vẫn chưa biết kế họach của Mameha như thế nào, hay là không biết kế hoạch của cô ấy dẫn tôi đến chỗ thành công ra sao, hay không biết khi đã là geisha thành công rồi, tôi có gặp lại ông Chủ tịch nữa không. Nhưng mỗi đêm tôi nằm trên đệm, tôi ép cái khăn của ông ta cho vào má, lòng bồi hồi nhớ lại cuộc hội ngộ của tôi với ông ta. Mấy tuần trôi qua không có người nào nhắn gởi gì hết, Mameha và tôi bắt đầu thấy lo. Nhưng cuối cùng, vào một buổi sáng, người thư ký ở công ti điện Iwamura điện thoại đến cho phòng trà Ichiriki để yêu cầu tôi đến gặp họ vào buổi tối ở đó. Mameha vui mừng khi nghe tin này, vì cô ấy hy vọng lời mời là của ông Nobu. Tôi cũng vui mừng, tôi hy vọng đấy là lời mời của ông Chủ tịch. Cuối ngày hôm đó, trong khi có sự hiện diện của Hatsumono, tôi báo với bà Dì tôi sẽ đi giải trí cho ông Nobu và yêu cầu bà giúp tôi chọn một bộ kimono. Tôi ngạc nhiên khi thấy Hatsumono đến giúp tôi một tay, tôi nghĩ rằng nếu có người lạ nhìn thấy chúng tôi, thế nào người đó cũng tin chúng tôi sống rằng hòa thuận trong một gia đình. Hatsumono không cười khích, không nói châm biếm, mà tỏ ra rất thành tâm. Tôi đoán chắc bà Dì cũng kinh ngạc như tôi. Chúng tôi đều đồng ý tôi sẽ mặc cái áo kimono màu lục nhạt có hình vẽ những chiếc lá bạc và đỏ son, và dải thắt lưng màu xám điểm chỉ vàng. Hatsumono hứa sẽ ghé vào chơi xem Nobu và tôi cùng mua vui giải trí với nhau. Tối hôm đó tôi quỳ trên hành lang gỗ của phòng trà Ichiriki, cảm thấy rằng vận may đã dẫn tôi đến giây phút này. Tôi nghe những tiếng cười nho nhỏ, lòng tự hỏi không biết trong đó có tiếng cười của ông Chủ tịch hay không, và khi tôi mở cửa, tôi thấy ông ngồi ở đầu bàn, còn ông Nobu thì ngồi quay lưng ra phía tôi. Trời, tôi quá mê mẩn trước nụ cười của ông Chủ tịch, nhưng đấy chỉ là dư vị của nụ cười hồi nãy, quá mê mẩn đến nỗi tôi phải cố giữ mình để khỏi cười lại với ông. Trước hết tôi chào Mameha, rồi chào mấy cô geisha khác trong phòng, và sau cùng là chào sáu hay bảy người đàn ông. Khi tôi đứng lên, tôi đi thẳng đến chỗ ông Nobu như Mameha đã dặn. Thế nhưng tôi phải quỳ sát bên ông ta hơn dự kiến của tôi, vì bỗng thình lình ông ta dằn cái tách rượu sake xuống bàn vẻ tức tối và ngồi ra xa tôi một chút. Tôi xin lỗi, nhưng ông ta không thèm để ý, còn Mameha thì cau mày. Suốt thời gian còn lại, tôi nghĩ vẩn vơ đủ thứ. Sau đó khi chúng tôi cùng ra về, Mameha nói với tôi: - Ông Nobu rất dễ giận. về sau cô nhớ cẩn thận đừng để cho ông ta giận. - Em xin lỗi, thưa chị. Rõ ràng ông ta không thích em như chị tưởng. - Ồ, ông ta có thích cô. Nếu ông ta không thích cô ngồi một bên, cô đã rời khỏi tiệc trong nước mắt rồi. Thỉnh thoảng tính khí của ông ta có vẻ kỳ cục, nhưng khi cô đã quen, cô sẽ thấy ông ta là người tốt. Tôi được công ty Iwamura mời đến phòng trà Ichiriki lại trong tuần ấy và nhiều lần trong những tuần tiếp theo – và có lúc không có Mameha. Cô ấy dặn tôi đừng ở lâu quá, vì sợ tôi trông có vẻ thua sút những cô khác, cho nên sau khoảng một giờ là tôi chào xin cáo lỗi ra về, như thể tôi bận đến dự một tiệc khác. Thường thường khi tôi mặc áo để đi trong những buổi tối này, Hatsumono bắn ý là cô sẽ ghé lại chơi, nhưng không bao giờ cô ta đến. Rồi một buổi chiều khi tôi không nghĩ đến chuyện này nữa, cô ta báo cho tôi biết tối ấy cô ta có thì giờ rảnh, nên chắc chắn cô ta sẽ đến. Chắc anh hình dung được khi ấy tôi rất lo lắng, nhưng sự việc xảy ra lại còn tồi tệ hơn thế nữa. Vì khi tôi đến phòng trà Ichiriki, chỉ vỏn vẹn có hai geisha khác nữa và bốn người đàn ông. Nếu Hatsumono đến mà thấy tôi đang tiếp ông Chủ tịch và không có Nobu thì sao? Tôi chưa biết tính như thế nào thì bỗng cửa xịch mở, tôi quá hoảng hốt khi thấy Hatsumono quỳ ngoài hành lang. Cách duy nhất của tôi phải làm là tỏ vẻ buồn rầu như thể trong công ti này không có ai ngoài Nobu có thể làm cho tôi quan tâm. Có lẽ phương pháp này mới giúp được tôi trong đêm ấy, nhưng may thay, chỉ mấy phút sau, Nobu đến. Ngay khi Nobu vào phòng, là Hatsumono tươi cười, nụ cười duyên dáng, đôi môi mọng đỏ như những giọt máu ứa ra bên mép vết thương. Nobu ngồi vào bàn xong là lập tức Hatsumono bảo tôi rót rượu cho ông ta, giọng nói dịu dàng thân mến. Tôi đến ngồi bên cạnh ông ta, cố tỏ ra vui mừng sung sướng khi được hầu rượu cho ông ta. Bất kỳ khi ông ta cười, tôi liếc mắt nhìn ông như thể tôi không cách gì rời mắt ra khỏi ông ta được, Hatsumono rất sung sướng hả dạ, nhìn chúng tôi, đến nỗi không thèm lưu tâm đến những ánh mắt hâm mộ của các ông dành cho cô ta. Hay có thể cô ta đã quen được người ta nhìn như thế này rồi. Đêm đó cô ta đẹp một cách mê hồn, người thanh niên ngồi ở cuối bàn ngồi sững sờ hút thuốc và chỉ nhìn cô ta. Ngay cả ông Chủ tịch cũng thế, ông ngồi yên, mấy ngón tay hững hờ ôm quanh cốc rượu, chốc chốc lại đưa mắt nhìn lên cô ta. Tôi không ngạc nhiên khi đàn ông thường mù quáng trước sắc đẹp, đến nỗi họ đem hết đời mình để phục vụ cho một con quỷ có nhan sắc. Bỗng tôi mường tượng ra trong óc một buổi khuya, ông Chủ tịch bước vào gian tiền sảnh của nhà kỹ nữ chúng tôi để gặp Hatsumono, tay cầm mũ phớt, mỉm cười nhìn tôi rồi đưa tay kia cởi áo khoác. Tôi hy vọng ông ta không bị sắc đẹp của Hatsumono làm mờ mắt, cũng như hy vọng ông ta nhận ra những nét độc ác lộ rõ trên mặt cô ta. Nhưng có một điều tôi tin chắc, nếu Hatsumono biết được tình cảm của tôi dành cho ông Chủ tịch, thế nào cô ta cũng tìm cách để dụ dỗ ông ấy, mục đích duy nhất chỉ để làm cho tôi đau khổ. Tôi đoán chắc thế nào Hatsumono cũng rời bàn tiệc ra về sớm. Tối biết cô ta đến đây là để gíam sát “mối tình đang phát triển”, cho nên tôi quyết định phải trình diễn cho cô ta thấy. Tôi cứ đưa tay lên sờ trên cổ, trên tóc hoài, để tỏ cho cô ta thấy tôi rất lo về vẻ ngoài của tôi. Khi tay tôi bất ngờ chạm phải một món nữ trang trên tóc, tôi liền nảy ra một ý trong óc. Tôi đợi cho đến khi có người nói chuyện khôi hài để cười, và trong lúc vừa cười vừa sửa mái tóc, tôi nghiêng người qua phía ông Nobu. Tôi xin thú nhận rằng việc sửa tóc là điều kỳ lạ khó tin, vì tóc tôi đã được chải sáp dính vào nhau rất chặt, khỏi sợ chúng bung ra. Nhưng mục đích của tôi là làm tung ra một món trang sức – một chuỗi hoa lụa màu vàng và cam – và thả nó rơi xuống lòng của ông Nobu. Nhưng cái cây trâm gỗ đính chuỗi hoa lụa dính rất sâu vào mái tóc tôi, nên khi tôi cố lôi mạnh nó ra, nó văng trúng vào ngực ông Nobu, rồi rơi xuống hai chân bắt tréo của ông. Tôi định đưa tay vào giữa lòng ông để lấy lên với vẻ lúng túng của một cô gái mới lớn, nhưng tôi không đưa tay vào giữa hai chân ông được. Chính ông Nobu lấy món nữ trang lên, ông cầm cái trâm gỗ quay quay trong tay rồi nói với tôi: - Cô đi tìm chị hầu chào đón tôi hồi nãy, nói với chị ấy tôi muốn lấy cái gói tôi đã gởi cho chị ta. Tôi làm theo lời Nobu và quay về phòng, thấy mọi người đang đợi. Ông ta vẫn còn cầm cái trâm gỗ, để cho chùm hoa trắng lủng lẳng trên mặt bàn. Và khi tôi đưa cái gói cho ông, ông không buồn nắm lấy. - Tôi định chốc nữa mới tặng món qùa này cho cô, khi nào cô ra về, nhưng bây giờ tôi thấy muốn tặng cho cô – ông ta nói rồi gật đầu chỉ cái gói như muốn bảo tôi mở cái gói ra xem. Tôi cảm thấy lúng túng trước mắt mọi người đang nhìn tôi, nhưng tôi vẫn mở gói giấy ra. Bên trong là một cái hộp gỗ nhỏ, đựng một cái lược cài tóc rất đẹp để trên lớp sa tanh. Cái lược có hình bán nguyệt, màu đỏ tươi có đính đóa hoa sáng lấp lánh. - Đó là món đồ cổ tôi đã mua được cách đây vài hôm – Nobu nói. Ông Chủ tịch nhìn món trang sức trong hộp để trên bàn với vẻ thích thú, ông mấp máy môi nhưng chưa nói ngay được mà đợi hắng giọng rồi mới lên tiếng, giọng có vẻ buồn buồn: - Trời Nobu, tôi không ngờ anh là con người đa cảm như thế này! Hatsumono đứng lên, tôi tưởng tôi đã thoát được cô ta, nhưng không, tôi quá kinh ngạc khi thấy cô ta đến quỳ bên cạnh tôi. Tôi không biết làm gì hơn là ngồi yên cho đến khi cô ta lấy cái lược ra khỏi hộp rồi cẩn thận cài lên tóc tôi, ngay dưới búi tóc lớn có hình như cái gối găm kim. Cô ta đưa tay ra và Nobu trao cho cô ta món trang sức có hình chùm hoa lủng lẳng cô ta cẩn thận đeo vào tóc tôi như người mẹ ân cần chăm sóc cho con. Tôi nhẹ cúi người để cám ơn cô ta. - Cô ta quá đẹp phải không? – cô ta nói, chủ yếu nói cho Nobu nghe. Rồi cô ta buông tiếng thở dài rất kịch, như thể những giây phút vừa qua rất tình tứ, lãng mạn không thua sút gì đời cô ta, sau đó cô ta đứng dậy ra về như lòng tôi mong đợi. Chuyện đời không ai dám nói đàn ông có cá tính khác nhau rõ ràng như hoa nở theo mùa. Mặc dù ông Nobu và ông Chủ tịch quan tâm đến tôi trong vòng mấy tuần sau buổi trình diễn đô vật, nhưng nhiều tháng trôi qua mà chúng tôi không nghe tin tức gì của ông bác sĩ Cua và ông Uchida. Mameha nhất quyết chúng tôi nên đợi cho đến khi nào họ nhắn tin, chứ không tìm cớ để gặp họ lại, cuối cùng cô ấy không chịu được sự căng thẳng nữa, bèn đến tìm Uchida vào một buổi chiều. Thì ra sau lần chúng tôi ghé thăm Uchida một thời gian ngắn, con mèo của ông ta bị chồn cắn khiến cho nó bị nhiễm trùng và mấy ngày sau thì chết. Kết quả là Uchida uống rượu giải sầu một thời gian. Mameha đến thăm để động viên ông ta mất mấy hôm. Và cuối cùng khi ông ta đã bình tĩnh trở lại, cô ấy bảo tôi mặc áo kimono màu xanh láng có thêu ở lai áo nhiều dải vải ngũ sắc, thêm vào phần hóa trang vài nét trang điểm kiểu phương Tây cho có vẻ màu mè, như cô ấy thường làm, rồi sai tôi đến tặng cho ông ta một con mèo con có bộ lông trắng như ngọc, con mèo đáng giá bao nhiêu tiền, tôi không biết. Tôi thấy con mèo rất dễ thương, nhưng Uchida không thèm chú ý, mà chỉ ngồi nhìn tôi, nghiêng đầu qua bên này, nghiêng đầu qua bên kia. Mấy ngày sau ông ta nhắn tin ông ta muốn tôi làm mẫu cho ông ta vẽ. Mameha không muốn tôi nói nhiều và phái cô hầu Tatsumi đi theo canh chừng tôi, chị ta ngồi ngủ gà ngủ gật cả buổi trong góc phòng vẽ, trong khi ông Uchida chuyển tôi từ chỗ này sang chỗ khác, loay hoay pha mực và vẽ trên giấy bổi rồi lại đi di chuyển tôi sang chỗ khác nữa. Nếu anh đã đi khắp nước Nhật và đã xem những tác phẩm của Uchida vẽ trong thời gian tôi làm mẫu cho ông ta suốt mùa đông năm đó và nhiều năm sau nữa, như là bức tranh sơn dầu duy nhất còn sót lại đang treo trong phòng của ban lãnh đạo ngân hàng Sumitomo ở Osaka, thì chắc anh có thể tưởng tượng ra cảnh ngồi làm mẫu cho ông ta là việc đáng hãnh diện. Thế nhưng công việc ấy không có gì buồn chán hơn. Hầu hết thời gian ngồi làm mẫu rất khó chịu, mỗi lần lâu khoảng hơn một giờ. Tôi nhớ điều làm tôi khó chịu nhất là khát nước, vì Uchida không bao giờ cho tôi uống gì cả. Thậm chí có khi tôi mang theo bình nước trà, ông ta cũng đem nó để vào một xó để cho ông ta không bị phân tâm. Theo lời dặn dò của Mameha thì không được nói năng gì với ông ta hết, thậm chí có một buổi chiều vào giữa tháng hai trời quá lạnh, tôi định nói đôi lời, nhưng rồi tôi cũng thôi. Uchida đến ngồi ngay trước mặt tôi, miệng nhai cái nốt ruồi bên khóe môi. ông ta có nhiều thỏi mực tàu và một ít nước để mài mực, nhưng rất nhiều lần ông mài mực để pha với màu xanh và màu xám, màu pha rồi ông không vừa ý, ông liền đem đổ ra ngoài tuyết. Cứ nhìn tôi suốt buổi chiều, mắt ông đâm ra mệt mỏi, ông ta bắt đầu tức giận và một lát sau ông ta bảo tôi đi về. Tôi không nghe ông ta nhắn nhe gì hơn hai tuần, và sau đó tôi biết ông ta đang uống rượu trở lại. Còn về phần ông bác sĩ Cua, trong lần chúng tôi gặp ông ta đầu tiên hôm đó, ông ta hứa gặp lại chúng tôi ở phòng trà Shirao, nhưng mãi cho đến sáu tuần sau, chúng tôi không nng vết thương không để sẹo nhiều lắm - ông ta nói. - Ồ không, chỉ một đường nho nhỏ thôi. Tôi có thể chấm dứt câu chuyện ngang đó bằng cách rót thêm rượu cho ông ta, hay là thay đổi đề tài, nhưng tôi chợt trông thấy ông ta lấy tay thoa lên ngón tay cái của bàn tay kia. Ông bác sĩ là loại người không bao giờ làm việc gì mà không có mục đích. Nếu ông thoa vào ngón tay cái theo kiểu ấy trong khi nghĩ đến cái chân của tôi …phải rồi, tôi thấy nếu tôi thay đổi đề tài thì quả là điên. - Cái sẹo không lớn - tôi nói tiếp - thỉnh thoảng khi em ở trong phòng tắm, em chà ngón tay lên cái sẹo và… nó chỉ là một đường gồ lên nho nhỏ. Quãng như thế này. Tôi lấy ngón tay trỏ chà lên khớp đốt ngón tay ở bàn tay kia rồI đưa khớp ra cho ông bác sĩ để ông ta làm như thế. Ông ta đưa tay lên, nhưng rồi ông ngần ngừ. Tôi thấy mắt ông nhìn vào mắt tôi. Bỗng ông rút tay về và chà lên khớp ngón tay của ông thôi. - Một vết cắt như thế sẽ lành trơn tru thôi - ông ta nói. - Có lẽ nó không lớn như em nói đâu. Chân em rất …ờ, nhạy cảm. Chỉ một giọt nước giọt vào cũng đủ làm cho em giật mình. Tôi nói chân tôi nhạy cảm là không nói ngoa. Một đường gồ nho nhỏ không làm cho chân tôi mất nhạy cảm, nhưng lần tôi cảm thấy nước gịot lên cái chân trần của tôi là khi nào? Nhưng thế là tôi đã hiểu lý do tại sao ông bác sĩ Cua quan tâm đến tôi, tôi thấy tôi vừa ghê tởm lạI vừa say sưa thích thú khi nghĩ đến những gì đang diễn ra trong óc ông ta. Bỗng ông bác sĩ đằng hắng giọng và nghiêng qua gần tôi, ông hỏI; - Và…có phải cô có thực tập? - Thực tập à? - Cô bị vết thương trong khi cô mất thăng bằng trong khi cô…ờ, chắc cô biết tôi muốn nói gì rồi. Cô không muốn việc như thế xảy ra lại, Cho nên tôi nghĩ là cô đang thực tập. Nhưng tại sao người ta lại thực tập một việc như thế? Nói xong, ông ta tựa người ra sau và nhắm mắt lại. Tôi thấy rõ ràng ông ta đợI nghe tôi trả lời nhiều chứ không phải chỉ nói một hai tiếng. - Phải, chắc chắn ông cho em là đồ ngu ngốc, nhưng mỗI đêm - tôi nói, rồi dừng lại một lát như con chim con chờ mỏ chim mẹ mớm mồi - mỗi đêm - tôi nói tiếp - trước khi vào phòng tắm, em thực tập giữ thăng bằng với nhiều tư thế. Thỉnh thoảng em run vì lạnh, hơi lạnh phả lên da thịt để trần của em, nhưng em trải qua được như thế năm hay mười phút. Ông bác sĩ đằng hắng giọng, tôi thấy như thế là co dấu hiệu tốt. - Trước hết em giữ thăng bằng trên một chân rồi đổi qua chân kia, nhưng chuyện rắc rối là… Mãi cho đến bấy giờ, ông Nam tước ngồi phía bên kia bệ trước mặt tôi, bận nói chuyện với những người khách khác, nhưng khi ấy ông thôi nói với họ. Những lời tôi nói tiếp theo rõ ràng như thể tôi đứng trên bục mà nói ra: - Khi em không có áo quần trên người… Tôi đập tay lên miệng nhưng trước khi tôi có thể suy nghĩ được điều gì để làm tiếp thì ông Nam tước đã nói: - Trời đất! Hai người nói chuyện gì với nhau thế. Nghe ra có vẻ hấp dẫn hơn chuyện của chúng tôi nhiều. Những người đàn ông cười lớn khi nghe thế. Sau đó, ông bác sĩ tỏ ra tốt bụng đã lên tiếng giải thích: - Vào cuối năm ngoái, cô Sayuri đã đến nhờ tôi chữa một vết thương ở chân. Cô ấy bị thương vì té. Do đó tôi khuyên cô ấy nên tập giữ thăng bằng cho tốt. - Cô ấy tập giữ thăng bằng nhiều lắm – Mameha nói – Áo quần cồng kềnh nên khó di chuyển lắm. - Vậy thì ta cởi hết chúng ra! - một ông nói, nhưng đấy chỉ là một câu nói đùa, nên mọI ngườI cườI vang. - Đúng, tôi đồng ý – ông Nam tước nói – Tôi không hiểu tại sao đàn bà cứ bận tâm đến việc mặc kimono như thế. NgườI đàn bà khi không mặc áo quần là tuyệt vờI nhất. - Nếu mặc kimono của ông bạn thân Arashino của tôi may, thì điều ông vừa nói không đúng – Nobu lên tiếng. - Ngay cả áo của Arashino may rất đẹp đi nữa cũng không bằng – ông Nam tước nói, và cố để ngay ngắn cốc sake xuống bệ, nhưng rượu vẫn bắn ra ngòai. Ông ta không say, nhưng ông đã uống quá chén hơn mọI khi nhiều - Đừng hiểu sai ý của tôi – ông ta nói tiếp – tôi xác nhận áo của Arashino may là tuyệt vời. Nếu không thì chắc ông ấy đã không ngồi bên tôi như thế này, phải không? Nhưng nếu ông hỏi tôi là tôi thích nhìn phụ nữ mặc kimono hay thích nhìn phụ nữ ở truồng thì…ôi! - Không ai hỏI ông đâu – Nobu đáp – tôi muốn nghe ông Arashino trong thời gian gần đây đã may được bao nhiêu áo đẹp mà thôi. Nhưng ông Arashino không có cơ hội để trả lời, vì ông Nam tước vừa nốc hết rượu trong tách, vội vã lên tiếng xen vào khiến cho ông ta gần như bị sặc. - Chà…chà…này nhé - ông ta nói - bộ không phải tất cả đàn ông trên trái đất này đều thích nhìn đàn bà lõa thể hay sao? Ông Nobu này, tôi muốn hỏi ông, bộ cơ thể đàn bà lõa lồ không làm cho ông chú ý à? - Tôi không muốn nói thế - ông Nobu đáp - Điều tôi muốn nói là theo tôi thì đã đến lúc chúng ta nghe Arashino nói về sự nghiệp sáng tác của ông ta lâu nay ra sao. - Ồ đúng, chính tôi cũng muốn thế - ông Nam tước đáp – nhưng xin ông biết cho điều này, tất cả đàn ông chúng ta đều chẳng khác gì nhau, tất cả chúng ta đều có ham muốn như nhau. Ông đừng giả vờ làm ra vẻ ta đây hơn người. Ông Nobu à. Chúng ta đều biết sự thật hết, phảI không? Không có người đàn ông nào ngồi ở đây mà lại không muốn trả một số tiền lớn để nhìn Sayuri tắm trong bồn, phải không? Tôi xác nhận chính tôi cũng ao ước như thế. Này ông ơi, đừng giả vờ làm ra bộ ta đây không muốn như thế. - Sayuri chỉ là một cô tập sự tội nghiệp – Mameha lên tiếng – có lẽ chúng ta nên tha cho cô ấy khỏi nghe chuyện này. - Không được! – ông Nam tước đáp - cô ấy thấy rõ thực chất cuộc đời sớm chừng nào thì tốt chừng ấy. Nhiều người cứ làm ra vẻ ta đây không chạy theo đàn bà để có cơ hội chui vào dưới áo họ, nhưng cô hãy nghe tôi nói đây, Sayuri: ở đời chỉ có một loại đàn ông mà thôi! Và trong lúc chúng ta đang bàn về vấn đề này, thì đây là điều cô nên ghi nhớ trong óc: bất kỳ người đàn ông nào đang ngồi ở đây đều cũng rất muốn nhìn cô ở truồng. Cô nghĩ sao về chuyện này? Tôi ngồi để hai tay trên lòng, mặt nhìn xuống và cố làm ra vẻ e thẹn. Đằng nào tôi cũng phải trả lờI câu hỏi của ông Nam tước, nhất là khi mọi người đều im lặng để chờ đợi, nhưng trong lúc tôi đang tìm ý để nói thì bỗng ông Nobu có một hành động rất tốt. Ông để tách rượu sake xuống bục rồI đứng lên, xin lỗi mọi người để đi đến nhà vệ sinh. - Xin lỗi ông Nam tước, tôi không biết đường đến nhà vệ sinh - ông ta nói. Dĩ nhiên đấy là dấu hiệu báo cho tôi biết để dẫn ông đi. Tôi cũng không biết đường đi đến nhà vệ sinh như ông Nobu, nhưng tôi để mất cơ hội đi khỏi đám người đang chờ tôi nói. Khi tôi đứng lên, một cô hầu chỉ đường cho tôi, dẫn tôi đi vòng quanh hồ, có ông Nobu đi theo sau. Vào trong nhà, chúng tôi đi theo hành lang dài bằng gỗ vàng có cửa sổ một bên. Phía bên kia, nhiều tủ kính lên tận nóc đựng các vật quý giá sáng long lanh dướI ánh mặt trời. Tôi định dẫn Nobu đi đến cuối hành lang, thì bỗng ông ta dừng lại trước một cái tủ đựng bộ sưu tập về gươm cổ. Ông ta có vẻ đang nhìn vào đồ trưng bày ở trong tủ, nhưng ông gõ mấy ngón tay lên mặt kính, mũi thở phì phò, vì ông đang còn tức giận. Tôi cũng cảm thấy bối rối trước những việc đã xảy ra, nhưng tôi rất cám ơn ông ta đã cứu tôi ra khỏi tình trạng ấy, tôi không biết làm sao để nói lên lòng biết ơn của mình. Đến tủ kế bên – trưng bày đủ thứ hình chạm trổ trên ngà voi – tôi hỏi có phải ông thích đồ cổ không. - Cô muốn nói là đồ cổ như ông Nam tước à? Dĩ nhiên là không. Ông Nam tước không phải là một ông già lụ khụ - ông ta còn trẻ hơn ông Nobu. Nhưng tôi hiểu ông ta muốn nói gì, ông ta cho ông Nam tước là di sản của thời đại phong kiến. - Em xin lỗi, em muốn nói đến đồ cổ trong tủ này. - Khi tôi nhìn vào các thanh gươm trong tủ kia, chúng làm cho tôi nghĩ đến ông Nam tước. Ông ta là người nâng đỡ công ty của chúng tôi, và tôi nợ ông ta rất nhiều. Nhưng không vì thế mà tôi phí thì giờ để nghĩ đến ông ta. Tôi trả lời như thế được chưa? Tôi cúi người chào ông ta, ông ta bỏ đi theo hành lang về phía nhà vệ sinh, đi rất nhanh đến nỗi tôi không theo kịp để mở cửa cho ông ta. Sau đó khi chúng tôi về lại bên bờ hồ, tôi vui mừng thấy bữa tiệc đã tan. Chỉ còn vài người đàn ông ở lại để dùng cơm tối. Mameha và tôi đưa những người khác ra tận cổng.Chúng tôi chào tạm biệt cho đến người cuối cùng và tôi quay lại đã thấy một gia nhân của ông Nam tước đứng chờ dẫn chúng tôi vào nhà. Mameha và tôi ngồi cả một giờ sau đó trong khu của gia nhân, ăn bữa tối ngon lành gồm có món tai so usugiri - những lát cá vền biển cắt mỏng như giấy trải trên cái đĩa có hình ngọn lá và ăn với nước sốt ponzu. Nếu Mameha không có vẻ buồn rầu thì chắc tôi sẽ cảm thấy vui vẻ. Cô ấy chỉ ăn vài lát cá rồi đưa mắt nhìn qua cửa sổ. Trông vẻ mặt của cô ấy, tôi nghĩ chắc cô ấy muốn trở ra ngoài hồ và ngồi ở đấy, có lẽ để cắn môi giận dữ nhìn bầu trời đang phủ màn đêm. Chúng tôi ra nhập vào nhóm vớI ông Nam tước khi họ đã ăn được nửa chừng, trogn căn phòng mà ông Nam tước gọi là “phòng tiệc nhỏ”. Thực ra, phòng tiệc nhỏ có thể dùng thết đãi đến 20 hay 25 người, nhưng khi ấy buổi tiệc đã giảm bớt người, chỉ còn ông Arashino, ông Nobu và ông bác sĩ Cua. Khi chúng tôi đi vào, họ đang lặng lẽ ăn. Ông Nam tước đã say mèm, tròng mắt như muốn văng ra ngoài. Ngay khi Mameha bắt đầu nói chuyện, bác sĩ Cua lấy khăn ăn lau bộ râu mép hai lần rồi xin lỗi đi vệ sinh. Tôi dẫn ông ta đi qua hành lang hồi nãy ông Nobu và tôi đã đi. Khi ấy trờI đã tối rồi, tôi không thấy rõ đồ vật gì hết, vì ánh sáng trên cao phản chiếu vào mặt kính trên cái tủ trưng bày. Nhưng bác sĩ Cua dừng lại ở tủ đựng các thanh gươm, ông ta nghiêng đầu cho đến khi trông thấy các đồ vật trong đó. - Chắc cô biết rõ đường đi trong nhà ông Nam tước - ông ta nói. - Ồ không, thưa ông, em hoàn toàn bị lạc trong ngôi nhà đồ sộ như thế này. Sở dĩ em biết đường là vì hồi nãy em đã dẫn ông Nobu đi trên hành lang này. - Tôi chắc ông ta đã đi khắp nơi – ông bác sĩ nói - một người như Nobu không đủ trình độ để thưởng thức những thứ trong các tủ này. Tôi không biết trả lời ra sao, nhưng ông bác sĩ nhìn tôi đăm đăm. - Cô chưa tiếp xúc nhiều vớI mọi người - ông ta nói tiếp – nhưng đã đến lúc cô nên học cách đề phòng những người kiêu ngạo đã nhận lời mời của một người như ông Nam tước, rồi nói năng lôm côm với ông ta ngay trong nhà ông ta, như ông Nobu đã nói vào chiều hôm nay. Tôi cúi người chào khi nghe ông ta nói thế, và khi thấy bác sĩ Cua không nói gì thêm nữa, tôi dẫn ông ta đến phòng vệ sinh. Khi chúng tôi về lại phòng tiệc nhỏ, các ông đã nói chuyện rôm rả, nhờ vào tài của Mameha, cô ấy chỉ ngồi lặng lẽ phía sau để chuốc rượu thôi. Cô ấy thường nói vai trò của người geisha là chỉ khuấy tô canh cho đều. Nếu có khi nào anh thấy người ta dùng đũa để khuấy tô canh cho đều trước khi múc vào chén của mình, thì anh sẽ hiểu được ý cô ấy muốn nói gì. Chẳng bao lâu sau câu chuyện quay qua đề tài áo kimono, và chúng tôi đi xuống phòng chứa áo của ông Nam tước ở dưới tầng hầm. Dọc theo tường phòng là những chiếc tủ gỗ khổng lồ treo đầy áo kimono. Ông Nam tước ngồI trên chiếc ghế dựa ở giữa phòng, chống hai khuỷu tay lên đầu gối - mắt vẫn kèm nhèm – và không nói một tiếng trong khi Mameha dẫn chúng tôi đi xem bộ sưu tập áo. Tất cả chúng tôi đều nhất trí chiếc áo đặc biệt nhất là chiếc áo có hình vẽ phỏng theo cảnh của thành phố Kobe, thành phố này nằm trên sườn đồi thoai thoải chạy ra tận biển. Bức hình bắt đầu ở hai vai áo với cảnh trời xa Shirae đêm ấy âm u ngột ngạt như nước tù trong hồ. Không khí thoảng mùi hôi do đồ hóa trang bốc ra, hồ vữa ẩm ướt tróc ra khỏi vách tường, trong các góc phòng. Tôi muốn sự vật thay đổi để tôi ra về. Khi chúng tôi mở cửa ở hành lang, chúng tôi thấy bà chủ phòng trà đang ngồi tiếp bác sĩ Cua. Thường khi bà ta ở lại vài phút sau khi chúng tôi đến, có lẽ để đủ thì giờ tính tiền ông bác sĩ. Nhưng đêm nay bà ta cáo lỗi rút lui ngay khi chúng tôi vào và thậm chí không ngước mắt nhìn khi bà ta đi ngang qua. Bác sĩ Cua ngồi quay lưng về phía chúng tôi, cho nên chúng tôi bỏ qua nghi thức cúi chào mà đi ngay đến ngồi với ông ta ở bàn. - Thưa bác sĩ, ông có vẻ mệt – Mameha nói – tối nay ông khỏe chứ? Bác sĩ Cua không nói, ông ta chỉ xoay xoay cái ly bia trên bàn để giết thì giờ, mặc dù ông là người có tửu lượng cao, ông có thể uống bất cứ lúc nào ông muốn. - Phải, tôi mệt – cuối cùng ông đáp – tôi không muốn nói chuyện nữa. Nói xong ông ta uống hết ly bia rồi đứng dậy ra về. Mameha và tôi nhìn nhau. Khi bác sĩ Cua ra đến cửa, ông ta quay lại nhìn chúng tôi và nói: - Tôi không tôn trọng những người lừa dối tôi khi tôi tin tưởng vào họ. Nói xong ông ta đi ra mà không thèm đóng cửa lại. Mameha và tôi quá kinh ngạc không nói được một lời nào. Cuối cùng cô ấy đứng lên đóng cửa lại. Trở lại bàn, cô ấy vuốt áo kimono cho thẳng thắn rồi nheo mắt giận dữ và nói với tôi: - Sayuri, được thôi. Cô đã nói gì với Hatsumono? - Chị Mameha, nói gì về chuyện này à? Em đã hứa với chị em không bao giờ nói cái gì để hại đến tương lai của em! - Có lẽ bác sĩ đã dẹp cô sang một bên như thể cô không có gì giá trị hơn một cái bao rỗng. Tôi nghĩ chắc có lý do gì. Nhưng chúng ta chỉ biết được lý do khi nào chúng ta biết được Hatsumono đã nói gì với bác sĩ Cua tối nay. - Làm sao chúng ta biết được? - Bí Ngô có mặt ở đây. Cô phải tìm hỏi cô ta mới được. Tôi không biết Bí Ngô có chịu nói cho tôi biết không, nhưng tôi vẫn trả lời là tôi sẽ cố hỏi cô ta, và Mameha có vẻ hài lòng khi nghe thế. Cô ấy đứng lên chuẩn bị ra về, nhưng tôi nán lại cho đến khi cô ấy quay qua để xem cái gì đã giữ tôi ở lại. - Thưa chị Mameha, em xin hỏi chị một câu được không? Bây giờ Hatsumono đã biết từ lâu em mua vui giải trí cho ông bác sĩ, và có lẽ cô ta biết lý do tại sao. Chị biết lý do, thậm chí Bí Ngô cũng có thể biết. Chỉ có em là người không biết! xin chị làm ơn nói rõ kế họach của chị cho em nghe được không? Mameha có vẻ rất buồn khi nghe tôi hỏi như thế. Cô ấy nhìn tôi đăm đăm một hồi lâu, cuối cùng cô buông ra tiếng thở dài và quỳ xuống bên bàn để nói cho tôi nghe những điều tôi muốn biết. Cô ấy nói: - Chắc cô thừa biết ông Uchida nhìn cô với con mắt của nhà họa sĩ. Nhưng ông bác sĩ quan tâm đến cô vì chuyện khác. Và ông Nobu cũng thế. Cô có biết cái từ “con bướm không tổ” có nghĩa như thế nào không? Tôi trả lời là tôi không biết điều cô vừa nói. - Đàn ông có một thứ..ờ.. có “con lươn” trong người họ- cô ấy nói tiếp – đàn bà không có con lươn, nhưng đàn ông thì có. Nó ở tại… - Em biết chị nói cái gì rồi – tôi nói – nhưng em không biết nó được gọi là con lươn. - Thực ra không phải con lươn, nhưng cứ để cho nó là con lươn cho dễ hiểu vấn đề hơn. Con lươn cả đời đi tìm cái tổ và cô có biết đàn bà có cái gì trong người họ không? Có cái hang nơi con lươn thích ở. Cái hang là nơi máu chảy ra hàng tháng khi “Mây bay qua mặt trăng”, như chúng ta thường nói. Tôi đã lớn nên hiểu điều Mameha nói về mây bay qua mặt trăng, vì tôi đã trải qua chuyện này mấy năm nay rồi. Lần đầu tiên, tôi không thể nào không cảm thấy hoảng hốt như hỉ mũi mà thấy những miếng óc của mình dính trong khăn. Thú thật tôi sợ sắp chết đến nơi, cho đến khi bà Dì thấy tôi giặt miếng giẻ dính máu, bà ta mới giảng cho tôi hiểu rằng đàn bà thường chảy máu như thế hàng tháng. - Chắc cô chưa hiểu về chuyện những con lươn này – Mameha nói tiếp – chúng rất cần có lãnh thổ. Khi chúng đã tìm ra cái hang chúng thích, chúng vùng vẫy trong hang một hồi để biết chắc rằng…ờ, để biết chắc rằng đấy là một cái hang đẹp, tôi đóan thế. Và khi chúng tin chắc rằng đấy là chỗ an tòan, đảm bảo, chúng làm dấu cái hang như là lãnh thổ của mình, bằng cách phun vào đấy. Cô hiểu không? Nếu Mameha nói thẳng những điều cô ấy muốn nói, chắc thế nào tôi cũng bàng hoàng hoảng hốt, nhưng đàng này cô ấy nói dông dài, cho nên chí ít ra tôi cũng có thì giờ để chuẩn bị tư tưởng. Mấy năm sau, tôi phát hiện ra rằng những điều cô ấy giải thích cho tôi nghe chính là những điều cô ấy đã được nghe từ bà chị cả của cô ấy. - Sau đây là phần sẽ làm cho cô thấy kỳ lạ - Mameha nói tiếp như thể nãy giờ cô toàn nói chuyện không kỳ lạ - đàn ông rất thích làm cái việc này. Quả vậy, họ rất thích. Thậm chí có những ông chẳng làm việc gì cả ngoài việc đi tìm những cái hang khác cho con lươn của họ ở. Hang của người đàn bà nào chưa có con lươn nào vào ở, thì rất có giá trị cho đàn ông, cô hiểu chứ? Chúng ta gọi trường hợp này là mizuage. - Chúng ta gọi cái gì là mizuage? - Lần đầu tiên hang của phụ nữ được con lươn đàn ông khám phá. Việc này chúng ta gọi là mizuage. Thực ra thì chữ “mizu” có nghĩa là nước còn age có nghĩa là “dâng lên” hay “để vào”. Cho nên từ mizuage có nghĩa là có cái gì đấy làm cho nước dâng lên hay thả cái gì đấy vào nước. nếu anh gặp ba người geisha trong phòng, tất cả đều hiểu khác nhau về ý nghĩa của từ này. Khi nghe Mameha giảng giải xong, tôi cảm thấy hoang mang hơn nữa, nhưng tôi cố giả vờ đã hiểu hết lời cô ấy nói. - Tôi nghĩ chắc cô đoán được lý do tại sao bác sĩ Cua thích giải trí ở Gion – Mameha nói tiếp – ông ta kiếm ra rất nhiều tiền ở bệnh viện. Ngoài số tiền ông ta để dành ra nuôi gia đình, ông dùng tiền để tìm thú hưởng mizuage. Sayuri, cô cần phải quan tâm đến chuyện này vì cô đúng là loại thiếu nữ mà ông ta thích nhất. Tôi biết chuyện này rất rõ, vì chính tôi đã trải qua chuyện này rồi. Sau đó tôi mới hiểu ra rằng trước ngày tôi đến Gion một hay hai năm gì đấy, bác sĩ Cua đã trả một số tiền kỷ lục để mua mizuage của Mameha – có lẽ là 7000 hay 8000 yen gì đấy. Bây giờ nghe ra có vẻ không nhiều, nhưng vào thời ấy đó là một số tiền lớn. Ngay cả những người như Mẹ - người luôn luôn nghĩ đến tiền và làm sao kiếm ra tiền – chỉ thấy được một hoặc hai lần trong đời mà thôi. Mizuage của Mameha cao giá như thế là vì cô ấy nổi tiếng. Nhưng còn có lý do khác nữa, như cô ấy nói cho tôi biết vào chiều hôm ấy. Hai người đàn ông rất giàu hô giá ganh đua nhau để mua Mizuage của Mameha, một người là bác sĩ Cua, người kia là một thương gia có tên Fugikado. Thông thường đàn ông ở Gion không cạnh tranh nhau theo kiểu này, họ đã biết nhau và thích đi đến thỏa thuận về mọi việc. Nhưng Fujikado ở chỗ khác, chỉ thỉnh thoảng mới đến Gion. Nếu ông ta có làm cho bác sĩ Cua mất mặt, ông ta cũng cóc cần. Còn bác sĩ Cua thường tuyên bố ông ta là giòng dõi quý tộc, rất ghét loại người tự lập như Fujikado, mặc dù thật ra thì chính ông ta cũng là người tự lập, căn bản là như thế. Khi Mameha và tôi đi xem đấu đô vật, cô ấy đã báo cho tôi biết Nobu rất thích tôi, cô nghĩ đến chuyện Nobu rất giống ông Fujikado, tự lập và ghê tởm những người như ông bác sĩ Cua. Với Hatsumono săn đuổi tôi khắp nơi như bà nội trợ săn đuổi gián, có lẽ tôi sẽ không trở thành người nổi tiếng như Mameha để có giá mizuage cao. Nhưng nếu hai người đàn ông này thấy tôi hấp dẫn, họ có thể thi nhau trả giá, khiến cho tôi có thể đạt được vị thế đủ tiền trang trải nợ nần, như thể tôi là geisha đã nổi tiếng bấy lâu. Đây chính là lý do khiến cho Mameha muốn làm cho “Hatsumono hổng cẳng”. Hatsumono vui mừng khi thấy Nobu thích tôi, điều mà cô ta không nhận ra được là việc Nobu thich tôi sẽ có thể nâng giá mua mizuage của tôi lên rất cao. Rõ ràng chúng tôi phải lấy lại tình cảm của ông bác sĩ. Không có ông ta, Nobu có thể đưa giá ra mua mizuage của tôi theo ý ông muốn – nghĩa là nếu ông ta có ý quan tâm đến chuyện này. Tôi không chắc ông ta quan tâm, nhưng Mameha quả quyết rằng người đàn ông nào mà không có ý mua mizuage của một cô gái tập sự 15 tuổi, thì ông ta không đời nào quan tâm đến chuyện thắt chặt mối dây liên hệ tình cảm với cô ta hết. - Cô hãy tin rằng không phải vì chuyện trò với nhau mà ông ta thích cô đâu – cô ấy nói. Tôi cố giả vờ làm ra vẻ tôi không cảm thấy đau đớn khi nghe cô ấy nói như thế.