Hoạt động tạo ra thời gian và sự nghiệp. Ôi! Muôn vạn cảnh tượng huy hoàng – cảnh tượng huy hoàng của những làn sóng dậy – đã dàn bày trên mặt nước, ai ngờ chỉ nhờ ở sức chuyển lay Tết đến sực nhớ thời gian qua nhanh em bỗng động lòng nghĩ đến sự nghiệp mà buồn chăng? Nhưng thời gian là gì, tưởng cùng cần tìm nghĩa thật của nó. Thời gian chỉ là sự chuyển động. Không chuyển động, không thời gian. Mỗi vật tùy theo thể chất của nó, có một sự chuyển động, một đời sống, một thời gian riêng: thời gian của trăng, của sao, của mặt trời; thời gian của vi trùng, của tế bào, của phù du. Chỉ có từng thời gian riêng. Không có thời gian chung cho cả vạn vật. Nhưng muốn tiện lợi, người đời đã cùng nhau đặt ra một thứ thời gian, lấy mặt trăng hay mặt trời làm tiêu chuẩn. Thời gian xưa ấy là sự rút ngắn và duỗi dà ra dưới ánh sáng nắng mặt trời của bóng chiếc que cắm giữa sân, hay sự chìm dần của một cái đồng hồ ngập nước. Thời gian nay là sự quay tròn của hai chiếc kim đồng hồ. Bỏ những vật ấy đi, nhiều người sẽ mù mờ trước hai chữ thời gian. - Nhưng sao còn mặt trời đó và mặt trăng kia làm sao không nhận ra được nghĩa thời gian trong ấy? Ừ thì có mặt trời và mặt trăng thật đấy. Nhưng quay đi quay lại, rút cuộc cũng chỉ có hai bề trắng đen; sáng và tối, đềm và ngày! Mặt trời mọc lặn, cái cử chỉ lặp đi lặp lại này của mặt trời từ muôn vạn đời với một ngày, nào có khác gì nhau. - Vâng em hiểu lắm, thời gian của một ngày này không khác một ngày kia, nhưng sau ba tháng, chúng ta lại nghe đổi một cảm giác. Bốn mùa còn đấy, chúng ta còn cảm nghe ấm rồi nực, mát rồi lạnh… Rồi sao nữa? Hay lại trở về bốn cảm giác trước? Bốn mùa qua rồi bốn mùa lại. Trên đường thời gian chúng ta đang đi tới hay đi lui, trở về sau hay tiến tới trước? Ở đấy, thật ra, tới hay lui, sau hay trước cũng đồng một nghĩa như nhau không làm sao phân biệt được. Tới là lui, đi là về. Hai đầu: trước và sau cùng nhau giáp nối thành một vòng tròn mà hai chiếc kim đồng hồ là tượng trưng. Phút trước qua rồi, phút sau lộn lại. Để nhận rõ sự vô nghĩa của thời gian, em hãy lắng nghe cuộc cãi vã bất diệt của hai tiếng “tíc tắc”. Tiếng “tíc” bảo: “Tôi là hiện tại, nhưng cũng là dĩ vãng đây rồi; tiếng tắc sau tôi mới là tương lai”. Nhưng tắc lại cãi: “Tôi là hiện tại những cũng là dĩ vãng đây tồi tiếng tíc kia mới thật là tương lai”. Dĩ vãng tương lai, tương lai, dĩ vãng tráo trở trong hai tiếng tíc tăc! Tóm lại: Cái kim nhỏ chạy đủ một vòng trên mười hai khoảng của mặt đồng hồ, mặt trời chìm xuống phương tây và nổi dậy ở phương Đông; ba mươi hay ba mươi mốt tờ lịch rơi vào trong giỏ rác, chìa bàn tay ra lãnh những tờ bạc xanh đỏ sau một tháng làm việc; bốn lần thay đổi y phục cho hợp bốn thời tiếc; móc vào chiếc đinh cũ một quyển lịch mới. Bao cử chỉ ấy đã chưng bày rõ rệt một thời gian chung cho loài người giữa sự chuyển biến vô cùng tận của một không gian vô thủy vô chung… Nhưng cái thời gian chung mà nhân loại đặt ra ấy không không có tính cách gì chung cho ai cả. Có người siêng năng lấy ngày thâm vào đêm để làm việc; có người lười nhác lấy đêm thâm vào ngày để ngủ. Có người già mà chưa một lần đã trẻ, có kẻ trẻ mãi cho đến lúc đậy quan tài. Như thế đấy! Chỉ có thời gian thiết thực riêng của từng người theo từng tâm trạng, cho từng hoàn cảnh. Một phút đợi chờ dì hơn một giờ hạnh ngộ. Một ngày vui qua nhanh như tiếng pháo nổ. Một phút đau khổ dài tợ một thế giới đứng yên. Khi sung sướng, khi bận rộn là thời gian vụt bay theo cánh chim đại bàng. Để cho Lamartine sống 100 năm trên mặt hộc Bourget bên cạnh Elvire, nha thi hào ấy cũng cứ cầu khấn: “Ôi thời gian! Hãy dừng cánh lại. Giờ ngọc vàng, xin hãy khoan bay.”. Cho nên không có thời gian chung cho cả vạn vật. Cũng không có thời gian chung cho cả nhân loại. Chỉ có thời gian riêng cho từng tâm trạng. Chỉ có thời gian riêng của từng tâm trạng. Thế mà sao em lại giật mình khi thấy năm qua? Cử chỉ ngạc nhiên và kinh hãi ấy thật quá nông nổi! Sợ mau già chăng? Làm gì, ít bởi tháng năm, nhưng rất nhiều bởi dục vọng. Bao nhiêu người đã già trước tuổi. Thân hình măng non của họ đã ê chề, lụn bại bởi đã làm tay sai cho bao nhiêu đòi hỏi của dục vọng. Làm như vậy rồi trách thời gian đáớm đem họ đến mồ, có ai bất công hơn thế nữa. Chỉ có thời gian riêng của từng tâm trạng thôi em ạ! Thế mà sao em lại sợ đời quá ngắn? Sống một trăm năm chưa hẳn là nhiều; sống một ngày chưa chắc đã ít. Chớ đem năm tháng mà tính sổ đời mình. Một trăm năm của người lười nhác không bằng một tháng của kẻ siêng năng. Sống làm chi nhiều để chỉ quẩn quanh trong chừng ấy dáng điêu: ăn ngủ, ngủ ăn? Và để một hôm trước khi ngủ thẳng, mới giật mình kinh hãi nhìn lại sau mình thấy một một khoảng thời gian trống rỗng, trong ấy mình đã sống, chẳng chút đổi thay? Dấu tích quá nghèo nàn, họ có cảm tưởng như đời mình đã phớt qua như bóng ngựa qua cửa sổ! Sống một trăm năm chưa hẳn là nhiều. Sống vài mươi năm chưa chắc là ít. Ngây thơ thay những người xưa đã vào rừng tìm thuốc trường sinh mà không bao giờ gặp! Sống khác chết chỉ ở sự nhận cảm và sự hoạt động. Sống với một tâm hồn khô khan, một tinh thần trống rỗng, sống bao nhiêu thế kỷ cũng thừa. Ai mong ước gì đời sống của một cây đại thọ? Nó sống lâu chớ phải đâu sống nhiều. Lòng mong ước của chúng ta ít ở sự sống lâu, nhưng rất nhiều là được sống rộng, sống mạnh. Sa thải những mầm xấu xa có thể ung độc sự sống, làm phát triển những tánh tình, những tư tưởng đẹp đẽ trong mỗi người, nghĩa là luôn luôn tranh đấu giữa chính mình với mình để vượt lên trên mình, đấy lá sống mạnh. Phá dần thành trì ngăn che ta và người, liên lạc nhau qua những dây, thân mến, những sóng lạc quan, nghĩa là vượt ra khỏi cái tâm nhỏ hẹp để giao hòa với tâm rộng lớn, đấy là sống rộng. Một đời làm được như thế, thử hỏi còn một sự nghiệp nào có giá trị hơn mình nữa, còn một thời gian nào quý báu hơn nữa? Có lẽ để khuyến khích, cổ vũ tài sức và lòng hăng hái của chúng ta, vạn vật đã hiệp nhau tổ chức một mùa xuân mới, sau những ngày đông giá lạnh. Mùa đông già cỗi thế kia còn trỗi dậy được để chuyển mình thành một chàng trai mười tám như em lại muốn nằm xuống giường bệnh của người già? Lòng chúng ta cũng phải bắt chước vạn vật mà tạo hóa lại lòng ta. Đừng nghĩ rằng một mùa xuân qua là một mùa xuân mất mà buồn. Mùa xuân không mất. Chỉ có người mau già chết, vì đã lo nghĩ mà buồn rầu không phải cách. Nét nhăn tới in dấu trước tháng năm, vì chúng ta đã để những ngày buồn vô cớ lăn qua những ngày vui hồn hậu; vì chúng ta thường nối mùa đông đã qua với mùa đông sắp tới… Hoa nở rồi, hương chập chờn bay trong gió, bướm nhịp nhàng vỗ cánh theo điệu chim ca. Xuân đã về, mang theo một bầu hăng hái phủ dưới chiếc áo màu xanh của vạn vật. Trước sự sống tươi vui ấy, không nên lo buồn không phải lẽ!