Chương 1

- "Xoảng " tiếng cái ly rơi trên nền nhà và kèm theo sau là tiếng khóc thét của bé Thiên. Hạnh sợ hãi vội vàng dỗ nó nhưng nó càng cố như gào lớn hơn và lăn đùng ra đất. Đang lúc Hạnh cảm thấy bất lực và có phần bực bội thì đằng sau hạnh đã vang lên tiếng của một người đàn bà:
--"cô làm gì mà để cho thằng cháu tôi khóc tím mày tím mặt thế kia hả..."
người dàn bà tiến lại gần bé Thiên và bế nó lên rồi tiếp tục sỉa sói Hạnh...
" nếu cô không muốn trông nó thì cứ nói....đừng lừa lúc không có ai mà đi ăn hiếp nó..."
Hạnh chỉ biết cúi đầu mà lòng buồn như dao cắt. Người đàn bà thấy thế càng đay nghiến thêm..
- " lúc nào cũng cứ để cái bộ mặt như đám ma....cô định trù ẻo ai ở cái nhà này thế hở..."
bà ta bước đi và lẩm bẩm cái gì đó mà bây giờ đầu óc Hạnh ko thể nào nghe được nữa. Nàng buồn tủi uất hận mà nước mắt lưng tròng. Thật ra nàng đã cố nhịn nhục chiều chuộng bé Thiên mặc dù nó rất ư khó chiều và hư đốn, nhưng nàng biết nó là cháu nội đích tông của gia đình này, một gia đình rất xa lạ đối với Hạnh mà nàng phải rất ngại miệng khi gọi là gia đình chồng.
Hạnh về phòng ngồi thừ ra ghế. Canh nhà vào giờ này chỉ còn lại ba người: Hạnh, bà Quản, và bé Thiên. Không khí mỗi ngày có nhiều lúc thật yên lặng đến dễ sợ mỗi khi hai bà cháu bà Quản đi ngủ. Và cũng nhiều lúc ồn ào phát khiếp mỗi lần bà Quản cất tiếng đay nghiến Hạnh hoặc bé Thiên nhũng nhẽo làm trời như ngày hôm nay.
Hạnh càng nghĩ càng thấy xót xa cho mình. Cha mẹ nàng ở bên kia nửa vòng trái đất chắc cứ ngỡ đời sống của nàng bây giờ được sung sướng lắm. Chứ họ đâu có hay mỗi ngày Hạnh phải ngậm đắng nuốt cay nhìn sắc mặt mọi người trong nhà để sống. Từ bà Quản là má chồng đến cháu chồng là thằng bé Thiên ai cũng có quyền la rầy mắng nhiếc hoặc làm cho Hạnh không có ngày được yên. Mỗi lần viết thư về, Hạnh đều cầm lòng giấu giếm sự thật. Nàng cứ phải bịa đặt ra những chuyện tốt để cho cha mẹ được yên lòng, và đến dần Hạnh đã sợ không còn muốn viết thư nữa. Hạnh sợ thêu dệt nhiều quá những cái đẹp và một ngày nào đó sự thật phũ phàng được phơi bày, cha mẹ nàng chắc sẽ không chịu được đả kích này. Hạnh thở dài khi nghĩ đến cha mẹ đã tuổi ngũ tuần, tóc trắng bạc phơ, mỗi ngày mòn mỏi ngóng tin con gái. Nghĩ đến con Loan, con Phụng giờ chắc đã vào được đại hoc rồi sau khi có số tiền cưới hỏi của Hạnh. Nghĩ đến đây lòng Hạnh như đau nhói. Lúc phải nghỉ dạy học để theo chồng, nàng nghĩ nàng cũng chỉ giống bao người con gái khác, lớn rồi thì đi xuất giá. Khác chút là Hạnh "được" đi lấy Việt Kiều, và tiền sính lễ ấy là chuyện đương nhiên phải có trong hôn lễ, và cũng là một số tài sản có thể cứu nguy lúc gia đình gặp khó khăn. Thế là Hạnh đành nhắm mắt bước đi với hy vọng sau khi sang Mỹ rồi có thể giúp gia đình nhiều hơn nữa.
Nhưng sự đời khó liệu, đâu ai đoán được những cái nụ cười, những lời hứa chăm sóc, coi như con ruột của người ta chỉ là những màn kịch. Cha mẹ Hạnh đâu có thể nào biết được sau khi nàng đặt chân tới Mỹ, người ta đã trở mặt, đã coi nàng như một món đồ mà họ "dùng tiền mua về ". Hạnh ở nhà họ không khác chi một người ở. Coi bé Thiên, nấu cơm, rửa chén, và giặt giũ cho hết mọi người trong nhà. Chưa kể có nhiều khi bị bà Quản mắng nhiếc bắt đứng hầu bàn không cho ăn nữa. Cái gia đình này càng lúc càng làm cho Hạnh mất đi cảm giác làm người.
Hạnh tức tưởi trong âm thầm vì tủi phận mình khi đã kết nghĩa chồng vợ với Thế Anh, một người con trai quá ư nhu nhược đến nỗi không còn lý lẽ. Những gì bà Quản nói, đúng hay sai Thế Anh đều nghe hết. Có nhiều khi thấy bà ta áp bức Hạnh quá mà anh chỉ biết im lặng cúi đầu. Đã bao lần anh ta làm ngơ cái ánh mắt cầu cứu của Hạnh. Nàng đã quá thất vọng và buông xuôi. Nếu như không có Quốc, người em chồng và cũng là người bạn duy nhất hay an ủi Hạnh, chắc nàng đã không còn sức mà sống tới ngày hôm nay.
Trong bốn anh em, chỉ có Quốc là người đối xử với Hạnh thật tình và quan tâm đến Hạnh. Còn mọi người khác dường như ai cũng có vấn đề riêng và họ chỉ coi Hạnh như một ngưỜi dư thừa, không cảm giác và máu thịt. Người con cả là Phi, người lúc nào cũng lầm lì không nói chuyện với ai. Lúc ban đầu Hạnh cũng rất muốn biết tại sao anh ta lại như thế nhưng không có ai nói chuyện với Hạnh và nàng không dám hỏi ai. Đến sau này nghe Quốc kể thì Hạnh mới biết rằng vợ anh ta đã bỏ đi và đế lại bé Thiên. Thế là anh ấy đã trở nên trầm lặng ít nói, đi làm về là nhốt mình trong phòng, không màng gì tới ai, kể cả bé Thiên. Có nhiều khi bà Quản sai Hạnh mang cơm vào phòng cho anh ta, thấy anh ta nằm gục, Hạnh lo lắng hỏi thăm thì lại bị anh ta hét to đuổi ra ngoài.
Người em gái út kế Quốc bằng tuổi với Hạnh. Cô ta vẫn còn đi học đại học. Mặc dù tên Diệu nhưng tánh tình rất đanh đá và chua chát. Là con gái với nhau, Hạnh biết cô ta thường hay lùa theo bà Quản sỉ vả Hạnh vì cô ta ganh với sắc đẹp của Hạnh. Hạnh cũng không lấy đó làm nỗi lo âu vì nàng đã không còn thời gian để mà lo âu nữa với những công việc bận rộn như thế.
Đang miên man với dòng suy nghĩ thì có tiếng gõ cửa. Hạnh uể oải đứng dậy ra mở thì thấy Quốc đứng trước mặt với nụ cưòi hiền đón chào nàng. Quốc có bờ vai rộng và nước da ngăm, không được trắng trẻo nho nhã như Thế Anh. Nhưng chàng có một cái khí khế nam nhi mà Hạnh rất mơ ước Thế Anh có thể có, dù một nửa thôi thì cũng đủ cho Hạnh được an ủi rồi. Đối với Quốc, Hạnh rất là biết ơn và kính trọng vì chàng đã bao phen che chở, giúp đỡ nàng tránh được nanh vuốt của bà Quản và Diệu. Khi nhìn thấy Quốc, Hạnh như nhìn thấy cả những gì xảy ra của thời quá khứ không xa, mà nay đã là một kỷ niệm chôn sâu trong lòng hai người.
Năm ấy sau khi tốt nghiệp đại hoc ngoại ngữ, Hạnh đã xin vào trường trung học dạy Anh Văn. Cuộc sống dường như rất ưu đãi Hạnh khiến Hạnh rất hồn nhiên tươi trẻ. Cho đến một ngày, Hạnh được nhắn lên văn phòng nghe điện thoại. Bên kia đường dây, nàng nghe thấy mẹ nàng khóc nức nở. Hỏi ra mới biết cha nàng làm ăn buôn bán bị người ta gạt mất hết tiền bạc, và ông đã bị sốc đến phải đưa cấp cứu ở nhà thương.Chỉ trong giây lát, trời đất như sụp đổ đối với Hạnh. Nàng biết rồi đây cuộc sống của gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn và đồng lương giáo viên của Hạnh sẽ không đủ nuôi sống gia đình và lo cho con Loan con Phụng đi hoc nữa. Thế là Hạnh quyết định đi kiếm thêm việc làm.
Đã bao tháng trôi qua, đọc biết bao tờ báo, nộp đơn biết bao chỗ mà không một ai chịu nhận Căn bệnh tim của ba nàng bị nặng hơn sau từ cơn sốc va phải nằm viện điều tri. Những tài sản cuối cùng trong nhà Hạnh đã đem đi bán chạy tiền lo thuốc thang cho ba. Đến cái cây đàn dương cầm ba mua tặng cho Hạnh vào dịp sinh nhật 18 của Hạnh, Hạnh cũng phải cầm nước mắt mà bán đi. Nhưng tiền cứ ra đi ào ào, mà bệnh của ba nàng không hề thuyên giảm. Con Loan va con Phụng đã có ý muốn nghỉ học đi kiếm việc làm phụ giúp Hạnh. Nhưng Hạnh không đành lòng thấy chúng phải bỏ học dở dang. Thế nên Hạnh hứa với lòng mình dù việc gì đi chăng nữa Hạnh cũng sẽ làm, chỉ cần có tiền lo cho gia đình htôi.
Hôm nay lại thêm một buôi tìm kiếm việc làm thất bại. Hạnh đang mệt mõi và buồn chán lê chân về nhà thì giữa đường gặp phải Lan, cô bạn thời trung học. Tiếng cúa Lan ơi ới gọi Hạnh giữa đám đông làm Hạnh ngạc nhiên xoay người tìm kiếm. CÔ Lan trước mặt Hạnh giờ đã là một người hoàn toàn khác xưa. Mái tóc đen thề ngày nào đã được tỉa ngắ và nhuộm đỏ. Khuôn mặt ngây thơ giản dị nay đã được tô son điểm phấn. Nhìn Lan thật lộng lẫy trong bộ váy nắn màu vàng. Hạnh còn đang ngạc nhiên thì Lan lên tiếng:
--"bồ không nhận ra mình sao hả Hạnh??.....Lan nè..."
Lan cười lớn đánh tan sự ngồ ngệch trên khuôn mặt Hạnh. Hạnh cũng cười theo.
--" Lan đó hả..." Hạnh đáp..." bồ làm gì đi đâu đẹp quá làm mình suýt không nhìn ra bồ nữa...."
--" ồ...mình đi làm thôi....mà chiếc xế bị cán đinh nên đang chờ người ta sửa thì gặp Hạnh đi đằng xa...."
rồi Lan tiếp..
" mà làm gì trông bồ thểu não thế....có chuyện buồn hả..."
Hạnh thở dài và kể cho Lan nghe tình cảnh của gia đình nàng và tìm kiếm việc làm thêm khó ra sao. Lan lắng nghe và vỗ vai hạnh an ủi. Chợt Lan như nhớ ra chuyên gì, nàng reo lên:
--" ồ có phải Hạnh theo khoa ngoại ngữ phải ko??.....chắc Anh Văn Hạnh khá lắm nhỉ "
--"Phải..." HẠnh nói.." mình đang dạy anh ngữ ở trường trung học X...có gì ko Lan?.."
Lan nhìn Hạnh một hồi rồi nói..." nếu Hạnh cần việc làm thì Lan sẽ giới thiệu cho việc này....nhưng mà chỉ sợ việc đó sẽ khó đối với Hạnh.."
Hạnh nghe tới có người chịu mướn làm thì lòng nhói lên chút hy vọng. Hạnh nói.." việc gì khó tới đâu Hạnh cũng làm hết....Lan giúp Hạnh đi....việc gì vậy Lan??.."
Lan cười nhẹ rồi nói " chỗ Lan làm họ đang cần tuyển một nữ nhân viên có khả năng Anh ngữ....vì chỗ này thường hay có các khách nước ngoài và Việt Kiều ghé chơi..." Lan ngừng một chút và đợi Hạnh hỏi.
Hạnhh nghe thấy có việc làm mà mình có thể dùng tới khả năng Anh văn của mình thì nàng mừng lắm. Nhưng hơi thắc mắc chỗ Lan làm là chỗ nào mà sao Lan ăn mặc đẹp quá lại có khách nước ngoài tới chơi nữa. Như hiểu được nỗi thắc mắc trong lòng Hạnh, Lan nói tiếp
--" hiện giờ Lan đang làm cho vũ trường XYZ....vũ trường lớn nhất Sài Gòn này...."
Hạnh như cảm thấy tia hy vọng nhỏ nhoi đã bị dập tắt khi nghe Lan nói nơi đó là vũ trường. Nàng hoang mang lo nghĩ có nên vì tiền mà bán thân vào chỗ ăn chơi sa đoạ đó ko?? Liệu ba mẹ nàng có tha thứ cho nàng ko nếu như biết nàng làm ở đó.....và rồi họ sẽ ra sao...??...những dòng câu hỏi cứ nối dài và Hạnh không biết phải làm sao. Hạnh đã chán cái cảnh mỗi ngày đi tìm việc và về trong thất vọng. Lan cũng biết Hạnh sẽ không thích công việc này. Nhưng Lan nhìn người con gái đẹp như HẠnh với cái tài năng mà bị chôn vùi, héo hắt đi vì cuộc sống khó khăn thì Lan cầm lòng không nổi. Vả lại Lan nghĩ công việc mang tiếng ở vũ trường nhưng Hạnh chủ yếu cũng chỉ làm hầu bàn cho khách nước ngoài thôi, không có gì nghiêm trọng hết. Lan quyết định thuyết phục Hạnh đi làm.
Hạnh cuối cùng cũng đã siêu lòng và không muốn kéo dài tình trạng cầm bán đồ kỷ niệm của gia đình nữa. Thế là họ chia tay và Lan hẹn ngày dắt Hạnh vào ra mắt ông bà chủ vũ trường.
Hạnh đang lui cui bỏ bộ đồng phục vào giỏ thì má Hạnh gõ cửa đi vào. Hạnh vội vã lấy mền che lại cái giỏ đồ của mình. Hạnh đã giấu gia đình không cho ai biết công việc của nàng. Sau mỗi giờ dạy học ở trường, Hạnh về nhà thay đồ đi làm. Hạnh phải nói dối với má nàng là nàng làm thêm ở một văn phòng thương mại. Hạnh biết cha mẹ Hạnh không bao giờ chấp nhận sự thật là người con gái đoan trang hiền thục như Hạnh mà lại đi làm việc ở vũ trường, mặc dù việc ấy không gì tồi tệ. Hạnh phải thuyết phục mình rằng mọi việc sẽ êm đẹp, rằng ba mẹ Hạnh sẽ không bao giờ biết đến, và việc làm hiện giờ của nàng đã giúp đỡ kinh tế gia đình rất nhiều....chỉ có nói chuyện với bản thân Hạnh như the6' thì lương tâm Hạnh đỡ cắn rứt lo lắng.
Bà Lý tiến gần tới Hạnh. Bà nhìn Hạnh một lúc rồi đưa tay vuốt mái tóc dài của nàng và ôn tồn nói
--" tội cho con gái của mẹ quá.....phải lao đao vất vả vì gia đình....mà mẹ thì không giúp gì được..." bà Lý thở dài, mắt rươm rướm như muốn khóc. Hạnh thấy thế chợt thương mẹ vô cùng. Hạnh hiểu được tâm trạng của những ngưỜi làm cha mẹ khi phải đưƠng đầu với khó khăn mà cảm thấy mình bất lực. Hạnh ôm vai mẹ nói nhỏ
--" mẹ à...con là con gái lớn mà....con thương cha mẹ và hai em...con lo lắng cho gia đình là điều đương nhie6n mà.....mẹ đừng lo nhiều quá nhé...." Hạnh ấp úng..."..công việc con làm không có gì cực đâu..." Nói tới đây Hạnh quay sang nhìn chỗ khác vì nàng sợ mẹ nàng sẽ nhìn được ánh mắt chứa đầy những nỗi lo sợ của mình.
Bà Lý thấy con gái nói thế lòng bà cũng bớt lo lắng. Bà vỗ nhẹ vào ta Hạnh và cưo8ì " con gái của mẹ ngoan lắm..." rồi bà đi xuống bếp. Hạnh bước theo sau. Bà đã chuẩn bị cơm tối cho Hạnh như mọi ngày mặc dù Hạnh đã dặn là không cần mang cơm đi làm.
__" Hạnh nè....con ăn chút gì đi rồi đi làm.....mẹ cũng đã chuẩn bị cơm cho con mang đi ăn tối rồi.....đừng nhịn đói con nhé....dạo này trông con ốm hơn nhiều đó..." VừA nói bà vừa bới chén cơm đưa cho Hạnh. Mặc dù không đói và thì giờ không còn nhiều nhưng Hạnh cũng ráng ăn hết chén cơm cho bà Lý vui.
Vũ trường nơi Hạnh làm được chia ra thành hai bên. Một bên là sàn nhảy, phòng karaoke, và bar rượu cocktail. CÒn một bên là nhà hàng để cho khách tiện việc ăn uống sau những giờ cuồng say trong tiếng nhạc.
Hạnh đã may mắn được nhận vào công việc hầu bàn như lời Lan đã nói. Lan phục vụ trong phòng karaoke, Hạnh đã nhiều lần có ý hỏi sao Lan không làm hầu bàn như Hạnh. Những lần như thế Lan chỉ cười và nói là việc của Lan kiếm được nhiều tiền hơn và vì Lan..thích hát karaoke. Hạnh thông cảm được cho bạn vì Hạnh cũng biết là gia đình Lan cũng đang gặp khó khăn như Hạnh. Nhưng mỗi lần thấy Lan phải cố uống những ly rượu chát và sặc sụa khói thuốc, Hạnh tự dưng thấy thương bạn vô cùng và muốn kéo Lan lìa khói chỗ này. Nhưng Hạnh nghĩ, chốn phồn hoa như đất Sài Gòn này, việc làm nào phải đâu dễ kiếm cho những người con gái như Hạnh và Lan. Lan có lẽ đã quen và thích công việc của mình rồi nên Hạnh cũng không muốn gây cho bạn thêm nhiều suy nghĩ phiền phức.
Hôm nay là thứ hai, nhà hàng vũ trường vắng hơn mọi hôm. Hạnh ngồi xếp lại những muỗng nỉa để sẵn. Công việc của Hạnh cũng rất nhàn, nhất là vào những ngày trong tuần như thế. Có khách thì chạy bàn. Còn không thì coi lại rượu bia nước ngọt coi còn đủ không. Nhờ tánh tình chăm chỉ và cởi mở của Hạnh khiến bao khách hàng khen ngợi, ông bà chủ đã chịu mướn Hạnh dài hạn và lên lương nhiều hơn. Hạnh vui mừng định chạy qua kiếm Lan để báo tin này nhưng chưa kịp đi thì đã có ba người khách, một nam hai nữ, bước vào. Thu Nga là ngươì đưa khách đã dẫn họ vào bàn của Hạnh.
Hạnh cầm menu bước tới đưa cho ba người, lên tiếng chào họ và giới thiệu tên mình. Chàng trai ngồi đối diện Hạnh đỡ lấy và mỉm cươì chào lại Hạnh. Hạnh nói sẽ trở lại khi họ chuẩn bị kêu thức ăn và định quay đi thì cô gái lên tiếng gọi Hạnh lại
--" cô gì đó...um ah`...cô Hạnh hả..."
người con gái nheo mắt như muốn đọc bảng tên trên ngực áo của Hạnh rồi tiếp...
"chúng tôi mới từ Mỹ về VN chơi.....có người quen giới thiệu tới đây để ăn..và nhảy"..
cô gái cươì lớn..
"mà giờ không biết phải ăn gì cho hợp nữa....cô làm ơn cho chúng tôi ý kiến được không"
Hạnh chưa kịp lên tiếng thì chàng trai ngồi đối diện đã nói...
" thôi mà Út....mình tới đây đế chơi mà....đói bụng thì ăn gì qua loa đi....làm phiền ngươì ta nữa..."
Người con gái nãy giờ ngồi im lặng cũng lên tiếng...
- "thôi cái gì cũng được mà....có menu nè....mình đọc đi Út.."
Út bỗng thấy bực tức vì hai người họ làm như là cô ta không biết điều. Cô nói lớn bằng nửa tiếng Việt nửa tiếng Anh mà Hạnh với khả năng của mình cũng có thể hiểu được..." - - "it's her job to explain what's best here....that's how she gets paid.....anh tư với Diễm.....you guys always like that...jeezz..." rồi cô ta vất cái menu xuống muốn đứng dậy đi.
Hạnh thấy giọng điệu hơi phách lối của cô Út cũng thấy hơi khó chịu, định để cô ta đi nhưng nghĩ đến chuyện nhỏ không đáng để nàng phải giải thích với bà chủ. Hạnh cố nở nụ cười và nhỏ nhẹ nói...
" cô Út....muốn biết món gì ngon hả....ở đây chúng tôi có đủ món ngon...nhưng có món này đa số phụ nữ thích lắm....vì nó vừa có đủ dinh dưỡng hoa quả và không kém phần protein từ thịt..."
đoạn Hạnh mở menu ra và chỉ cho Út món đó.
Út liếc mắt sơ qua và gật đầu chịu order. Mặt cô ta đã tươi lên phần nào. Hạnh quay qua lấy order từ phía hai người khách còn lại. Chàng trai nãy giờ chăm chú nhìn Hạnh nói chuyện với Út và chợt giật mình khi thấy Hạnh quay sang bất ngờ. Anh ấy ấp úng nói tên món ăn mình muốn và đưa menu cho Hạnh với lời cảm ơn nhỏ. Hạnh cươì nhẹ và nói
- "không có chi"
rồi bước đi.
Đã mấy hôm kể từ ngày gặp Hạnh ở nhà hàng vũ trường về, lòng Quốc tự dưng cứ nghĩ đến cô ấy hoài. Chàng cũng không hiểu tại sao nữa. Khuôn mặt xinh xắn và nụ cười hiền dịu của nàng từng giây phút hiện ra trong đầu Quốc. Quốc đã từng tuổi đầu, đã gặp biết bao người đẹp mà chưa có ai có sức quyến rũ làm chàng nhớ mãi sau lần gặp đầu tiên như vậy. Chàng không ngờ chuyến về VN này để lo hôn sư cho anh mình mà chàng lại bị tơ hồng vương mắt như thế. Quốc mỉm cười khi chợt nhận ra là mình đang suy nghĩ vẩn vơ.
Rồi Quốc nghĩ đến cái lối nói chuyện hơi kiêu của em mình mà lòng buồn xuống vì mắc cỡ. Quốc rất muốn trở lại nhà hàng đế nói câu xin lỗi với Hạnh và đế tiện dịp làm quen luôn. Nhưng lòng Quốc lại ngại ngùng không dám. Cho đến hôm nay khi chàng đã không chịu nổi sự nhung nhớ lạ kỳ này, Quốc đã đứng dậy đóng bộ để đi đến nhà hàng.
Khách sạn Quốc ở không cách xa nhà hàng lắm nên chàng quyết định thả bộ vừa để chầm chậm lấy tinh thần gặp Hạnh, vừa để ngắm cảnh chiều thứ bảy của Sài Gòn. Phố xá đông đúc xe cộ làm Quốc thấy mà hoảng sợ. Chàng nghĩ thầm "cũng may mình không biết lái xe honda...nếu không thì chắc rớt tim mỗi lần cầm xế quá..." Quốc cười với bản thân mình vì nghĩ mình sao nhát như thỏ đế.
Không bao lâu Quốc đã đến vũ trường. Mở cánh cửa vào nhà hàng. Quốc thấy tim mình đập thình thịch. Chàng cảm thấy lạ vô cùng sao lại có cái cảm giác ngộ như thế. Từ đàng xa Quốc đã nhìn thấy Hạnh. Người dẫn bàn tới hỏi thì Quốc chỉ cái bàn ở góc mà mấy bữa trước Quốc cùng hai người kia đã ngồi. Chỉ một phút sau thì Hạnh đã bưng ly nước đá và cái menu tới. Hạnh ngờ ngợ vì thấy khuôn mặt của người con trai này rất quen. Nhưng cũng chỉ mỉm cười và giới thiệu tên mình. Quốc hồi hộp lấy hết can đảm và nói
--" cô Hạnh.....mấy bữa trước tôi đã tới đây với hai người con gái rồi.....không biết cô còn nhớ không..."
Bây giờ thì Hạnh đã nhớ rõ người con trai này là ai rồi vì nàng không thể quên được cái cô Út đi theo anh ấy hôm nọ. Hạnh cười...
"oh....Hạnh nhớ rồi....hôm đó anh tới đây với cô Út và cô Diễm phải không??...anh là...anh tư mà phải ko??"
Quốc như reo vui lên vì thấy Hạnh cũng ít nhiều gì còn nhận ra mình..
" phải.....phải đó cô Hạnh..."
rồi Quốc như sực nhớ tới Út....
" hôm đó thật xin lỗi....em gái tôi hơi quá đáng....nó còn trẻ...mong cô thông cảm nhé..."
Hạnh thấy vẻ mặt của Quốc như thành khẩn và không phải làm cho có lệ nên nàng cười vui vẻ dáp...
- "oh....đâu có gì đâu anh....Hạnh đâu có buồn gì đâu nè.."
Có tiếng ai gọi Hạnh nên nàng nói xin lỗi nhanh với Quốc và hẹn trở lại khi Quốc cần order. Quốc nhìn theo Hạnh mà lòng nhẹ hẳn. Nụ cười lúc nào cũng nở trên môi và tiếng nói nhu mì nhỏ nhẹ của Hạnh thật đã làm lòng Quốc ngây ngất. Chàng mải mê với dòng suy nghĩ mà quên luôn không chọn món ăn của mình cho đến khi Hạnh trở lại thì Quốc mới thấy mình sao bữa nay kỳ quá.
--"xin lỗi Hạnh....tôi còn chưa biết món nào để mà order nữa..." Quốc ngập ngừng..."hay Hạnh chọn giùm tôi luôn đi.."
Hạnh cười và nghĩ thầm anh em giống nhau quá... rồi Hạnh chọn món mà nhiều người thích.....
"hay anh ăn thử món Giây Tơ Hồng này nhé.."
Quốc nghe cái tên hay hay và có ý nghĩa trong lòng mình và là do Hạnh chọn nên chàng không chờ Hạnh hỏi chịu hay không đã gật đầu lia lịa. Hạnh bước đi và quay lại với một ly rượu nhẹ trên tay. Quốc còn ngạc nhiên vì Quốc không có order rượu thì Hạnh đã lên tiếng
--"món này thường hay đi kèm rượu Giao Bôi này....đây là món hoà hợp chung đặc biệt của nhà hàng Hạnh đó anh tư...ly này Hạnh đãi anh tư coi như là ly rượu quen biết nhé..." Quốc tưởng chừng như mình đã nghe lầm. Quốc còn chưa biết phải ngỏ lời làm quen ra sao mà giờ nghe Hạnh nói vậy lòng Quốc vui vô cùng. Quốc vội đáp
--"như vậy sao được....để Hạnh tốn tiền....tôi ngại lắm...'
Quốc không giâú được cái vui trên khuôn mặt....
- "Hạnh chịu..quen biết tôi...là tôi vui rồi "
Quốc nhìn Hạnh đắm đuối làm Hạnh hơi thẹn. Thật ra Hạnh thấy Quốc có khuôn mặt hiền và tánh tình hoà nhã không kiêu căng phách lối như những người khác từ nước ngoài về mà nàng đã gặp, và đặc biệt chàng đã đến đây xin lỗi dùm cô em gái. Hạnh thấy tự dưng cũng mến Quốc nên đã nói chuyện với Quốc như vậy.
Hôm nay tối thứ bảy cho nên nhà hàng cũng đông đúc hơn. Hạnh chỉ kịp mang thức ăn ra cho Quốc rồi cũng bận bịu với mấy bàn khác. Quốc cũng không muốn lấy thêm thời gian của HẠnh nên ngồi một chút nhâm nhi hết ly rượu rồi Quốc đứng dậy ra về. Chàng không quên bỏ lại miếng giấy nhỏ và tiền tip trên bàn.
Hạnh trở lại bàn thì thấy Quốc không còn đó nữa. Ly rượu đã cạn mà thức ăn còn nguyên. Kế đó còn có một mảnh giấy được xếp lại và một số tiền khá lớn.Hạnh thắc mắc sao Quốc lại đế lại nhiều tiền quá nhưng vì bận quá nên đã quơ tay lấy miếng giấy và số tiền bỏ vào túi áo và định bữa nào gặp Quốc sẽ trả lại.
Quốc thu dọn lại căn phòng và bỏ quần áo vào va li để chuẩn bị trả phòng lại cho khách sạn. Quốc cảm thấy buồn buồn vì ngày mai chàng phải về quê một thời gian đế lo phụ việc cưới hỏi dùm cho anh chàng là Thế Anh. Như vậy là Quốc phải xa Sài Gòn, không còn tới nhà hàng gặp Hạnh được nữa. Quốc định sẽ ở lại mấy hôm nữa nhưng mẹ chàng đã gọi điện lên mấy lần hối Quốc và Thế Anh về đặng còn kịp vì ngày cưới đã định hai tuần lễ sau. Út và Diễm đã về quê mấy ngày trước, chỉ còn Quốc ở lại chờ Thế Anh lo xong việc ở đây rồi hai anh em cùng về.
Quốc đang uể oải xếp đồ thì Thế Anh bước vào. Nhìn Quốc với nét mặt không vui thì Thế Anh thắc mắc hỏi
--" em có gì buồn hả Quốc.....nhớ Diễm phải không?? "....Thế Anh nháy mắt chọc Quốc. Quốc bật cười và không hiểu sao mọi người trong nhà ai cũng muốn ghép đôi chàng với Diễm. QUốc xét lòng và chỉ thấy mình coi Diễm như một người em, không khác gì Út Diệu trong nhà.
--"anh ba này....thiệt tình....đừng nói thế trước mặt Diễm nha....sợ cô ấy hiểu lầm.. tội nghịp..."
Quốc nói xong và đi vào nhà tắm chải đầu định sẽ đi đến nhà hàng gặp Hạnh lần cuối trước khi lên đường về quê với Thế Anh.
Thế Anh nằm xuống giường, chàng thấy thật thoải mái sau một ngày thực tập tại bệnh viện mệt nhọc. Chàng cười và nghĩ chắc Quốc còn mắc cở, thích Diễm mà không dám nói ra. Thế Anh biết Diễm từ lâu đã cảm mến Quốc nên đến nỗi không ngần ngại theo gia đình chàng về VN trong dịp này luôn. Diễm là cô gái dễ thương và si tình. Thế Anh nghĩ Quốc đã được may mắn hơn chàng mà Quốc không biết. Chàng nghĩ đến người vợ sắp cưới mà mẹ chàng đã chọn cho chàng và nhân dịp chàng về VN thực tập, mẹ chàng đã ngỏ ý muốn chàng cưới cô ta luôn.
Thy và Thế Anh chỉ mới gặp nhau chưa quá ba lần mà hai tuần nữa hai người sẽ thành chồng vợ. Thế Anh càng nghĩ càng thấy chuyện này sao mong manh cơ hồ. Chàng từ lâu rất mong muốn sẽ cưới được một người mà lòng chàng yêu thương và có thể chăm lo cho nàng suốt đời. Cưới Thy đều là do ý muốn của mẹ chàng và lòng chàng sao hờ hững trước sự chìu chuộng phục tùng của Thy. Đối với Thế Anh, nụ cười của Thy có gì là gượng gạo dường như chỉ muốn làm cho chàng hài lòng mà thôi.Thế Anh hiểu được là mình không hề yêu Thy nhưng chàng chưa hề cãi lại những gì mẹ chàng chỉ định.Thế Anh chợt thở dài và cố nhắm mắt nghỉ ngơi.
Quốc bước từ nhà tắm ra thấy Thế Anh đã ngủ, chàng nhè nhẹ khép cửa và bước đi xuống phố tiến về phía nhà hàng.