Chương 3
GIẢI PHÓNG BIÊN GIỚI

Sau ngày sau khi Đông Khê giải phóng, địch tăng cường bằng đường không lên Cao Bằng 1 tiểu đoàn lê dương, và ném xuống Thất- Khê 1 tiểu đoàn dù.
Chúng tôi cho rằng vì trận Đông Khê kéo dài, địch biết ta tập trung bộ đội chủ lực trên chiến trường Đông Bắc, nếu muốn chiếm lại Đông Khê, không thể chỉ sử dụng quân dù như hồi tháng Năm. Ta dự kiến địch sẽ đưa bộ binh từ Thất Khê lên theo đường số 4 và đường PÒ Mã - Bố Bạch, phối hợp với quân dù nhảy thang xuống Đông Khê và vùng phụ cận. Lực lượng đi theo đường bộ có thể từ 2 đến 3 tiểu đoàn. Lực lượng dù có thể là 1 tiểu đoàn.
Các đơn vị tham gia chiến dịch được chia làm hai bộ phận. Một bộ phận đánh quân đù gồm hai trung đoàn 174 và 209, ém quân ngay tại Đông Khê. Một bộ phận đánh bộ binh địch, gồm cả ba trung đoàn 36, 88, 102 của 308 chưa tác chiến, hãy còn đầy sinh lực. Đại đoàn 308 cơ động trong khu tam giác Lũng Chà - Bình Xiên - Nà PÁ, chuẩn bị tiêu diệt địch tại Nà PÁ, Lũng Phẩy, Khâu Luông.
Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho lực lượng vũ trang địa phương tạm ngưng mọi hoạt động phá đường, phục kích, quấy rối trong khu vực từ Lạng Sơn lên Thất Khê để cho địch lên. Ta bố trí lực lượng trinh sát chung quanh Thất Khê và Cao Bằng. Bộ phận trinh sát kỹ thuật Ban 2 có nhiệm vụ bám sát các làn sóng vô tuyến điện của địch, kịp thời báo cáo với Bộ chỉ huy mọi dấu hiệu điều động lực lượng.
Những ngày chờ đợi căng thẳng. Một hôm có tin 3 tiểu đoàn địch vừa ra khỏi Thất Khê đi về hướng Đông Khê. Tôi điện gấp cho anh Vương Thừa Vũ, đại đoàn trưởng 308. Anh Vũ lập tức trao nhiệm vụ cho anh Cao Văn Khánh, đại đoàn phó, đưa 3 tiểu đoàn đi đón lõng quân địch. Sau đó mới biết là hoang báo.
Cả tuần chưa hề thấy động tĩnh của quân địch. Hậu cần thông báo nếu thời gian chờ đợi kéo dài, sẽ không đủ gạo và muối cho bộ đội. Anh Trần Minh Tước, ủy viên Ban Cung cấp chiến dịch nói với Bộ chỉ huy: "Lương thực chưa phải cạn kiệt, đồng bào còn nhiều ngô, nhưng khó huy động vì nằm rải rác mỗi nhà một ít ở những nơi xa, đường rất khó đi". Một dấu hiệu đáng lo ngại là bộ đội nằm lâu chờ địch trong rừng ẩm thấp, nhiễu muỗi vắt, sức khoẻ giảm sút, nhiều người yếu mệt.
Đồng chí Trần Canh nói với tôi: Võ Tổng thấy thế nào! Hay là thu quân thôi! Viện binh địch không lên. Quân địch ở Thất Khê đã tăng lên 4 tiểu đoàn. Bộ đội Việt Nam đánh công kiên quá kém. Không thể đánh Thất Khê. Cũng không thể đánh Cao Bằng. Muốn đánh Cao Bằng phải xây dựng một trận địa chiến hào như Giải phóng quân đánh Hoài Hải!(Hoa Luc)
Tôi nói:
- Trận Đồng Khê ta sử dụng nhiều binh lực, nhưng chọn hướng đột phá chưa đúng, các mũi phối hợp kém nên đánh kéo dài. Hồi tháng Năm, chỉ một mình trung đoàn 174 đã nhanh chóng diệt gọn Đông Khê, tổn thất rất ít Tôi thấy nên kiên trì chờ viện, đồng thời, chuẩn bị tiêu diệt Thất Khê theo như kế hoạch.
Kết quả chiến dịch sẽ ra sao nếu dừng lại ở Đông Khê! Đại đoàn 308 với những trưng đoàn mạnh nhất của Bộ còn chưa được sử dụng. Ta chưa phải đã hết hy vọng giải phóng Cao Bàng. Chúng không thể rút bằng máy bay vì lực lượng quá đông, ngoài 3 tiểu đoàn còn gia đình binh lính ngụy và bọn tay sai ở thị xã mà chúng không thể bỏ lại. Nếu địch rút Cao Bằng thì cũng sẽ là thời cơ để ta tiêu diệt sinh lực địch. Cuối cùng, Bác và đồng chí Trần Canh đồng ý trong khi chờ đợi quân viện, dùng một bộ phận nhỏ đánh những đơn vị nhỏ của địch, và chuẩn bị giải phóng Thất Khê.
Ngày 25 tháng 9 năm 1950, Bộ chỉ huy chiến dịch ra mệnh lệnh số 5, gấp rút chuẩn bị bộ đội, chuẩn bị chiến trường để khi có điều kiện thì tập trung tiêu diệt Thất Khê. Cùng với mệnh lệnh là quyết định thành lập mặt trận Thất Khê do anh Vương Thừa Vũ làm chỉ huy trưởng kiêm chính ủy, các anh Cao Văn Khánh, Lê Trọng Tấn làm chỉ huy phó, anh Trần Độ là phó chính ủy. Thời gian hoạt động bát đầu từ ngày 1 tháng 10 năm 1950.
Để chuẩn bị đánh Thất Khê, lực lượng tham gia biến dịch được bố trí lại. Đại đoàn 308 ở Bản Mán, Bản Niềm, pò Mã. Trung đoàn 209 ở Nà Gianh. Trung đoàn 174, lực lượng dự bị chiến dịch, chuyển xuống vùng Thiên Lãnh, phía nam Thất Khê. 174 sẽ hoạt động mạnh đánh lạc hướng quân địch, và chuẩn bị chiến trường, sẵn sàng cùng các đơn vị khác tập trung tiêu diệt Thất Khê.
Trung đoàn 174 bắt đầu hành quân xuống phía nam. Cùng lúc, đại đoàn 308 đưa một số cán bộ cấp trưởng đi nghiên cứu chiến trường Thất Khê, và cho hai phần ba quân số tới Thủy Khẩu lấy gạo chuẩn bị cho nhiệm vụ mới.
Một điều chúng tôi chưa lường trước là cán bộ chiến sĩ sau nhiều ngày nằm im chờ đợi, nhận được lệnh mới hầu như quên nhiệm vụ tiếp tục chờ viện, mà chỉ còn nghĩ tới việc sắp đánh Thất Khê. Các đơn vị của đại đoàn 308 đưa hai phần ba quán số đi lấy gạo, chỉ để lại những người yếu mệt làm nhiệm vụ trông coi vũ khí. Suốt trận địa đánh quân viện của đại đoàn bỗng chốc không có cả người trực chiến.
Giữa lúc đó cả binh đoàn Lơpagiơ (Lepage) Luồn rừng êm ả vượt qua trận địa phục kích của 308.
NHỮNG Cuốn Sách Việt Nam và Pháp viết về chiến tranh Đông Dương đã đề cập nhiều đến sự kiện mà người Pháp gọi là "thảm họa Cao Bằng". Ngày nay, đã có điều kiện nhìn rõ cả hai phía trong cuộc đọ sức mở đầu một thời kỳ mới của chiến tranh.
Hội đồng Quốc phòng Pháp đã có quyết định rút Cao Bằng và Đông Khê trước đó hơn một năm. Nhưng những người chỉ huy quân viễn chinh ở Đông Dương không thi hành, vì thấy không có gì đe doạ Cao Bằng. "Nó có những công sự tất nhất để chống cự cuộc tiến công của 15 tiểu đoàn dù được pháo binh yểm trợ", Alétxăngđri đã nói như vậy họ đều đồng ý với nhau nếu giữ Cao Bằng sẽ ngăn chặn được người Trung Hoa tiếp xúc với Việt Minh, và kìm hãm việc chuyển giao vũ khí cho Việt Minh.
Nhưng bắt đấu từ tháng 7 năm 1950, vấn đề này được xem xét lại. Các đồn binh trên đường số 4 không còn khả năng bít kín những con đường sang Trung Hoa, cũng không thể ngăn vũ khí Trung Hoa lọt vào miền Bắc.
Chúng chẳng kiểm soát mà cũng chẳng bảo vệ biên thùy! Từ đầu năm 1950, cả Cao Bằng và Đông Khê đều phải tiếp tế bằng máy bay. Những tiền đồn quá cô lập nằm lọt giữa vùng Việt Minh trở nên tốn kém, vô ích và nguy hiểm.
Ngày 2 tháng 9 năm 1950, Cao ủy Pi nhông (Pignon) và Tổng chỉ huy Cácpăngchiê đi tới quyết định bỏ Cao Bằng, Đông Khê, và bù lại bằng việt chiếm Thái Nguyên.
Ngày 16 tháng 9 năm 1950, Cácpăngchiê ra mật lệnh rút các tiền đồn Cao Bằng, Đông Khê và đánh chiếm vĩnh viễn Thái Nguyên, hình thành một phòng tuyến mới để bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ chạy từ Kép qua Bố Hạ, Thái Nguyên tới Trung Giã. Thời gian thực hiện là đầu tháng 10 năm 1950. Trước đó, sẽ tăng cường cho Cao Bằng 1 tiểu đoàn Lộ trình được chọn cho cuộc rút lui là đường số 4. Con đường này tuy khó đi và dễ bị phục kích nhưng là đường ngắn nhất.
Cũng chính ngày hôm đó bộ đội ta tiến công Đông Khê. Đại tá Côngxtăng (Constans), chỉ huy Khu Biên thùy đông Bắc, yêu cầu lập tức đưa 1 tiểu đoàn dù tới giải tỏa cho Đông Khê. Người chỉ huy quân dù coi đó là một công việc quá nguy hiểm sẽ dẫn tới sự hy sinh vô ích, vì tại Đông Khê chỉ có một khu vực nhảy dù duy nhất đã được sử dụng vào cuối tháng 5 năm 1950, yếu tố bất ngờ không còn. Tướng Mác săng (Marchand), quyền chỉ huy Bắc Bộ (thay Alétxăngđri về Pháp nghỉ phép) đành cho đưa 1 tiểu đoàn dù tới Thất Khê.
Ngày 18 tháng 9, giữa lúc Tổng chỉ huy Cácpăngchiê đang có mặt ở Bầng Sơn thì nhận được tin Đông Khê thất thủ. Cáepăngchiê càng quyết tâm rút Cao Bằng đồng thời đánh chiếm Thái Nguyên, như mệnh lệnh ông ta đã ký ngày 16 tháng 9.
Cáepăngchiê nói rõ chủ trương của mình với Côngxtăng, và đưa ra những chỉ thị tại chỗ. Chiếm Thái Nguyên và rút Cao Bằng sẽ được thực hiện cách nhau ba ngày. Trước khi rút, phải tăng cường cho Cao Bằng 1 tiểu đoàn Tabo (Tabor). Côngxtăng sẽ đưa binh đoàn Lơpagiơ từ Thất Khê lên đón cánh quân của Sác tông (Charton) từ Cao Bằng rút về. Cánh quân Cao Bâng không được mang theo đồ lề cồng kềnh, đi thật nhanh để gặp cánh quân của Lơpagiơ, tốt nhất là sau chặng hành quân đêm đầu tiên. Côngxtăng sẽ quy định những thể thức và ấn định thời gian tùy theo điều kiện thời tiết tại địa phương.
Cácpăngchiê căn dặn phải tuyệt đối giữ bí mật về dự kiến, để tạo nên những hành động nhanh chóng và bất ngờ.
Sau đó, Cácpăngchiê lên ngay Cao Bằng báo cho Sác tông biết sẽ được tăng cường tiểu đoàn 3 Tabo bằng đường không, và cho sơ tán thường dân trong chuyến máy bay quay về. Tổng chỉ huy không hề đả động tới việc rút khỏi thị xã. Cácpăngchiê đã quy định với Mác săng và Côngxtăng, việc rút khỏi Cao Bằng chỉ ớ.ước thông báo cho những người thực hiện vào phút chót.
Ngày 20 tháng 9 năm 1950, ở Hà Nội, Cáepăngchiê thông báo quyết định của mình với Alétxăngđri vừa từ Pháp quay về, nắm lại quyền chỉ huy Bậc Bộ từ tay Mác săng. Alétxăngđri phản ứng dữ dội. Cáepăngchiê khẳng định là những biện pháp chủ yếu đều được nghiên cứu tỉ mỉ, và mệnh lệnh đã phát đi.
Ngày hôm sau, Cácpăngchiê trở về Sài Gòn. Với cương vị tổng chỉ huy, ông ta thấy mình làm như vậy là quá nhiều, và không còn gì phải lo lâng. Thực ra, Cácpăngchiê đã tính toán một cách rất đơn giản. ông ta coi việc rút lui khỏi Cao Báng chỉ là một cuộc hành binh bình thường. Trên chiến trường Bắc Bộ, chưa hề có một binh đoàn tác chiến nào của quân Pháp bị Việt Minh tiến công.
Hai binh đoàn với những tiểu đoàn thiện chiến nhất trong quân đội viễn chinh, được sự yểm trợ của không quân, sẽ khiến cho bộ đội Việt Minh phải lẩn tránh như mọi khi. VÀ nếu ông ta có nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự giữ bí mật, đến tính bất ngờ và nhanh chóng nhằm bảo đảm thắng lợi của cuộc hành binh, thì không phải do linh cảm khả năng một thảm họa mà chỉ nhằm tránh những trận đánh và những thiệt hại không cần thiết. Ngày 29 tháng 9, Alétxăngđri mở cuộc tiến công lên Thái Nguyên. Hầu như toàn bộ quân ứng chiến còn lại ở Bắc Bộ, gồm 6 tiểu đoàn bộ binh, được tung vào chiến dịch mang tên "Hải cẩu" (Pho que). Quân Pháp đi theo đường số 8 từ Phủ LỖ lên, và từ Vĩnh Yên lên qua Đèo Nhe. 1 hải đoàn xung kích cũng tiến lên theo sông Cầu. 1 tiểu đoàn dù nhảy xuống phía bắc sông Cầu thiết lập một đầu cầu. Ngày 1 tháng 10, quân Pháp chiếm thị xã Thái Nguyên không người. Ngày 30 tháng 9, Lơpagiơ được lệnh của Côngxtăng đưa binh đoàn từ Thất Khê tiến lên Đông Khê, và phải có mặt ở Đông Khê vào sáng ngày 2 tháng 10 để có thể nhận tiếp nhiệm vụ mới.
Binh đoàn của Lơpagiơ được tổ chức ngày 19 tháng 9 năm 1950, lúc đầu gồm 3 tiểu đoàn Bắc Phi (1er Tabor, 11è Tabor, 118 RTM) tại Lạng Sơn, tới Thất Khê được bổ sung thêm tiểu đoàn 1 dù (1er BẸP) đã có mặt tại đó ngày 20 tháng 9, thành 4 tiểu đoàn. Binh đoàn mang tên Bay (Bayard), người "Hiệp sĩ không biết sợ và không có điều gì đáng chê tránh" hồi đầu thế kỷ thứ XVI. Lơpagiơ linh cảm thấy những mối nguy hiểm đang chờ mình phía trước, đề nghị hoãn cuộc hành binh 24 giờ đợi thời tiết tốt hơn, có sự yểm trợ của không quân. Nhưng Lạng Sơn chỉ trả lời ngắn gọn "thi hành đúng mệnh lệnh".
13 giờ, Lơpagiơ cho binh đoàn hành quân về hướng Đông Khê, với tiểu đoàn dù làm nhiệm vụ mở đường. Địch tiến quân rất thận trọng, và đi suốt đêm. Sau 28 giờ hành quân, binh đoàn mới vượt được thung đường 28 kilômét từ Thất Khê đến Đông Khê. Dọc đường, không không gặp sự kháng cự nào vì cả trận địa dài 10 kilômét của 308 đã bị bỏ trống.
Tối ngày 1 tháng 10, anh Lê Trọng Tấn khẩn cấp báo cáo với Bộ chỉ huy chiến địch, rất đông quân địch đã xuất hiện trước Đông Khê. địch gồm lính dù và lính Bắc Phi (Tnhor). Trung đoàn 209 đã nổ súng đánh địch.
Tôi hỏi:
- Chúng từ đâu tới!
- Từ phía Thất Khê lên. Chắc là chúng muốn chiếm lại Đông Khê.
- Trung đoàn 209 bằng mọi giá không được để địch chiếm lai Đ.ông Khê. Đây là quân viện mà ta chờ đợi.
Ngăn địch lại, chờ 308 đến hợp vây để tiêu diệt.
Cả sở chỉ huy vui mừng. Sự xuất hiện quân địch đã làm tiêu tan những căng thẳng suốt thời gian qua. Nhưng không hiểu vì sao địch ở Thất Khê lên, lại an toàn lọt qua trận địa của 308!
Tôi gọi điện thoại ngay cho anh Vương Thừa Vũ. Đồng chí có biết quân viện của địch vừa đi qua trận địa của 308 không!
- Báo cáo anh... một số cán bộ cấp trưởng đi chuẩn bị chiến trường. Hai phần ba bộ đội đi lấy gạo. Anh em ở nhà sơ suất, mất cảnh giác nên không phát hiện quân địch qua ban đêm. Bộ tư lệnh đại đoàn xin nhận khuyết điểm.
- Các đồng chí dồn mỗi tiểu đoàn thành một đại đội, chỉ định người chỉ huy, cho anh em tiến về phía Đông Khê đánh địch ngay. Đồng thời cử người chạy đi các nơi gọi cán bộ và bộ đội đi lấy gạo quay về. Có bao nhiêu lực lượng, đánh bấy nhiêu. Không cho địch quay trở lại Thất Khê. Chú ý những điểm cao xung quanh Đông Khê, đặc biệt là Cốc Xá và Khâu Luông. Nếu không vào được Đông Khê, có thể địch sẽ trú quân tại đây. Không được bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt quân viện!
- Xin chấp hành mệnh lệnh. Nội nhật ngày mai, đại đoàn sẽ nổ súng.
Bộ chỉ huy chiến dịch nhận định: Địch đánh lên Thái Nguyên nhằm kéo chủ lực ta về để giải tỏa cho Đông Bắc.
Tình hình Thái Nguyên không đáng lo ngại. Các cơ quan và nhân dân đã đề phòng từ lâu. Đồng bào Việt Bắc có nhiều kinh nghiệm đối phó với những cuộc tiến công loại này. Trung đoàn 246 cùng với lực lượng vũ trang của tỉnh sễ ngăn chặn nếu địch tổ chức càn quét rộng ra chung quanh thị xã. Việc địch đưa quân lên Đông Khê có thể nhằm mục đích: - địch muốn giành lại Đông Khê. - Hoặc lên đón quân từ Cao Bằng rút về. Dù ý định của địch như thế nào, chúng điều quân lên Đông Khê là hoàn toàn có lợi cho ta. Thời cơ tiêu diệt sinh lực địch đã xuất hiện.
Ta cần hình thành nhanh chóng thế bao vây và tiêu diệt toàn bộ quân địch.
Bác nói:
- "Cơ hội rất tốt đã xuất hiện, không được bỏ lỡ".
Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh: "Tập trung lực lượng tiêu diệt toàn bộ quân địch tiến lên Đông Khê, trọng điểm tiêu diệt từ Đông Khê tới Keo ái. Trung đoàn 209 kiên quyết không cho địch chiếm lại Đông Khê. Trung đoàn 88 chặn địch ở Keo ái không cho chúng rút về. Trung đoàn 36 có nhiệm vụ chiếm dãy điểm cao Khâu Luông khống chế cả khu vực, nằm trên đường số 4 ở phía nam Đông Khê. Trung đoàn 102 là lực lượng dự bị chiến dịch".
Toàn mặt trận diễn ra một không khí sôi động và hào hùng. Các chiến sĩ rời những dãy lán lợp lá chuối đã khô héo trong rừng sâu, cầm vũ khí nối nhau chạy trên những con đường mòn đổ ra đường số 4 đang bị những chiếc máy bay hoảng hốt nã súng ngăn chặn. Từ những kho, trạm quân lương, bộ đội đi lấy gạo, người nhận được điện báo tin, người chỉ nghe súng nổ, đều lũ lượt chạy suốt đêm trở về vị trí, vội cấm lấy súng đạn rồi đuổi theo đơn vị đã xuất kích. Có những cán bộ, chiến sĩ bị thương vì máy bay địch, băng bó xong lại cầm súng đi tiếp.
Chiều ngày 1, sau khi tiểu đoàn dù số 1 bị chặn đứng trước Đông Khê, Lơpagiơ đã ra lệnh ngừng tiến công, đưa các đơn vị chiếm những điểm cao ở phía nam Đông Khê, đồn trú qua đêm đợi trời sáng. Những vị trí đóng quân của địch kéo dài trên 10 kilômét dọc đường số 4, từ Đông Khê xuôi về phía nam qua Khâu Luông, Nà PÁ, Trọc Ngà tới Lũng Phẩy.
Sáng ngày 2 tháng 10, Lơpagiơ dùng 2 tiểu đoàn tiến công Đông Khê. tiểu đoàn 11 Tabo chiếm được những mỏm núi phía tây và cứ điểm bảo vệ sân bay Đông Khê, rồi bị 209 chặn lại. Tiểu đoàn dù cũng bị chặn đứng trên dãy núi đá phía nam. Lơpagiơ cảm thấy việc chiếm lại Đông Khê không dễ dàng. Cùng lúc, máy bay trinh sát phát hiện những cánh quân của Việt Minh đang di chuyển trên con đường mòn Bố Bạch về phía Nà PÁ. Lơpagiơ yêu cầu thả dù ngay trung đội pháo của binh đoàn còn để lại Na Sầm.
14 giờ 30, máy bay truyền xuống cho Lơpagiơ mệnh lệnh của Côngxtăng, chỉ huy Khu Biên thùy Đông Bắc: Lơpagiơ phải đưa lực lượng về phía Nậm Nàng, bắc Đông khê 15 kilomet, đón binh đoàn Sáctông, rồi cùng rút về. Khi hai binh đoàn gặp nhau, Lơpagiơ sẽ chỉ huy chung.
Lúc này Lơpagiơ mới biết rõ mục đích chủ yếu của cuộc hành binh Têredơ (Thérèse) là đón quân đồn trú từ Cao Bằng về. Lơpagiơ ra lệnh ngừng tiến công Đông Khê. Y quyết định để lại phía nam Đông Khệ một nửa binh đoàn, gồm tiểu đoàn dù 1 và tiểu đoàn 11 Tabo, tiếp tục duy trì sức ép thu hút quân đối phương vào nhiệm vụ bảo vệ Đông Khê. Lực lượng này sẽ chiếm các điểm cao quan trọng trên đường số 4, từ Đông Khê tới Lũng Phẩy, đảm bảo an toàn cho hai binh đoàn khi rút về. Trong lúc đó, Lơpagiơ trực tiếp dẫn 2 tiểu đoàn vòng sang tây Đông Khê, đi lên phía bắc đón Sáetông. Theo mệnh lệnh, cánh quân của Lơpagiơ phải có mặt trước, ở Quang Liệt, đúng trưa ngày 3 tháng 10 năm 1950.
Bộ phận tin kỹ thuật của ta theo dõi sát những cuộc liên lạc của địch qua vô tuyến điện. Trong tình hình gấp gáp, phần lớn những mệnh lệnh đều không dùng mật mã.
Buổi chiều, trung đội pháo binh của Lơpagiơ được thả dù xuống Nà PÁ, nơi được đencrốt (Delcros) đặt sở chỉ huy. Những chiếc Kinh Cobra cổ dài lồng lộn trút bom xuống con đường đèo đá cạnh Bản Xiên ngăn chặn bộ đội ta tiến ra đường số 4. Chúng ta đã dự kiến nếu địch dùng viện binh để chiếm lại Đông Khê, sẽ diễn ra cuộc tranh chấp giành quyền kiểm soát những điểm cao ở phía nam nậm dọc đường số 4, chủ yếu là những núi Khâu Luông và Trọc Ngà. Khâu Luông (có nghĩa là Núi Lớn) cao nhất khu vực, gồm nhiều mỏm nối tiếp, chạy từ phía đông ra tới đường thì cao lên đột ngột. Địa hình núi rất phức tạp, chỗ cây cối rậm rạp, chỗ có tranh cao lút đầu người. Riềng bốn mỏm cao nhất chụm vào nhau ngay bên đường số 4 khống chế cả một khu vực rộng lớn. Tre Ngà ở lui về phía nam Khâu Luông, chân núi nhiều cây cối, đỉnh núi rất tròn, trọc lốc, chỉ có bốn cây thông, nhìn xa như chiếc đầu hói.
Núi này tuy nhỏ hơn nhưng lại án ngữ con đường xuất kích của bộ đội ta tập trung ở phía đông đường số 4. Đầu chiến dịch, một số đơn vị của 308 đã trú quân dưới chân núi Trọc Ngà và bố trí đánh quân dù trên đỉnh Khâu Luông nên đã làm quen với địa hình hai núi này.
16 giờ ngày 2 tháng 10 năm 1950, cuộc tiến công của 308 bắt đầu. Số người đi lấy gạo vẫn chưa về kịp, các tiểu đoàn được tổ chức lại thành những đại đội kiên quyết vượt qua đoạn đường đang bị máy bay địch ngăn chặn tiến ra đường số 4. Tiểu đoàn trưởng 29 Hùng Sinh chỉ có trong tay 1 đại đội, quyết định cho các chiến sĩ ngụy trang thật kỹ, bí mặt tiếp cận quân địch ở Trọc Ngà. Quân địch cũng bí mật phòng ngự trên núi. Không gian hoàn toàn im ắng, chỉ nghe tiếng chim kêu. Những loạt lựu đạn, tiểu liên bất thần nổ. Trước sự xuất hiện đột ngột của chiến sĩ ta, quân địch đông gấp đôi hoảng loạn tháo chạy lên đỉnh núi. Bộ đội ta nhanh chóng đuổi theo. Chỉ sau 10 phút, một trung đội của 29 đã có mặt trên đỉnh Trọc Ngà. Quân địch bị dồn xuống phía dưới. Vừa lúc đó phía bên kia núi cũng rộ lên tiếng lựu đạn và tiểu liên. Tiểu đoàn 18 đã kịp thời đánh lên phối hợp. Cả đại đội của trung đoàn bộ binh Ma rốc số 8 bị loại khỏi vòng chiến đấu, viên quan ba chỉ huy chết, những tên sống sót tháo chạy về Khâu Luông. 17 giờ, trận đánh Trọc Ngà kết thúc.
° 18 giờ, trung đoàn 36 bắt đầu tiến công Khâu Luông. Pháo binh ta bắn chế áp quân địch đóng trên hai mỏm núi cao nhất cho bộ đội xung phong. Lực lượng tiến công là 2 tiểu đoàn 80 và 84, đã được rút gọn thành 2 đại đội.
Những đơn vị của 36 từ trung du mới lên, lần đầu chiến đấu trên địa hình rừng núi, tiểu đoàn 84 đi lạc đường nên chỉ có tiểu đoàn 80 tiến đánh một trong hai mỏm núi.
Tiểu đoàn 11 Tho đóng tại đây lợi dụng thế cao đối phó quyết liệt Từ chiều tới nửa đêm, tiểu đoàn 80 tổ chức ba đợt xung phong đều bị quấn địch đẩy lui.
Sáng ngày 3 tháng 10, Lơpagiơ ra lệnh cho viên quan tư đencrốt chỉ huy những lực lượng ở lại bảo vệ Nà PÁ, Khâu Luông và điểm cao 615. Lơpagiơ đi trước với 1 tiểu đoàn của trung đoàn bộ binh Ma rốc số 8 về phía tây đường số 4 để đón Sác tông. Tiểu đoàn 1 Tabo phải dựa vào sự yểm trợ của máy bay khu trục rút ra khỏi sân bay Đông Khê, để đi theo Lơpagiơ. Chúng lập tức bị 209 truy kích. Sau 10 giờ hành quân, Lơpagiơ chỉ đi được cách Nà PÁ 5 kilômét. 6 giờ sáng ngày 3 tháng 10, tiểu đoàn 80 lại tiếp tục tiến công mỏm núi cao nhất ở Khâu Luông. Pháo ta bắn dồn dập dọn đường cho bộ đội xung phong. Sườn núi dốc ngược, cỏ tranh rất trơn. Các chiến sĩ phải bám vào cỏ kéo theo những khẩu đại liên, súng cối. Cuộc chiến lần này diễn ra bằng lựu đạn và lưỡi lê. Trận địa khét lẹt và sặc sụa mùi bom đạn, cỏ tranh cháy, ngổn ngang xác người và những hố bom đạn. Buổi trưa, tiểu đoàn 80 đã bị tiêu hao và mệt mỏi, được lệnh rút lui. Tiểu đoàn 11 Tabo vẫn còn bám lại trên bốn mỏm núi nhưng đã mất dần sức chiến đấu.
Trước tình hình binh đoàn Lơpagiơ đã chia làm hai bộ phận: 2 tiểu đoàn ở với sở chỉ huy Lơpagiơ, 2 tiểu đoàn tách ra ở Nà PÁ, Khâu Luông, Bộ chỉ huy chiến dịch nhận thấy cần chia cắt quân địch không để chúng yểm trợ cho nhau, và tiêu diệt. Trước hết phải diệt bộ phận ở Khâu Luông, Nà PÁ. Những cán bộ, chiến sĩ đi lấy gạo đã trở về. Đội hình các đơn vị của 308 lại đầy đủ. 15 giờ chiều, bộ đội ta tiếp tục tiến công Khâu Luông. Sơn pháo, súng cối, các cỡ đạn liên thanh của ta cùng nổ dồn dập. Lần đầu, trên chiến trường Đông Dương quân địch thấy xuất hiện một hỏa lực mạnh như vậy. Tiếng kèn xung phong nổi lên. Hai tiểu đoàn 11 và 84 đồng thời đánh lên hai mỏm núi. Tiểu đoàn dù 1 đã từ Đông Khê rút về tăng cường cho tiểu đoàn 11 Tabo ở Khâu Luông ra sức chống cự. Nhân lúc trời trong, máy bay địch ném bom và bắn phá gần 3 giờ liền đẩy lùi cuộn tiến công của ta.
17 giờ 30, vừa tát tiếng máy bay địch, pháo hỏa chuẩn bị của ta lại dồn dập trút lửa xuống tất cả trận địa địch.
Trời tối, tiếng kèn xung phong nổi lên. Những đợt xung phong hết sức quyết liệt. Chớp lửa đạn giần giật trên các đỉnh đồi. Không còn phân biệt được âm thanh các loại đạn. Bọn lính lê dương la hét bằng mọi thứ tiếng. Lần này, tiểu đoàn 84 chiếm mỏm núi cao nhất, khống chế được quân địch ở ba mỏm còn lại.
Tiểu đoàn 1 dù và tiểu đoàn 11 Tabo bị thiệt hại nặng sau một ngày chiến đấu. Khâu Luông đứng trước nguy cơ bị tràn ngập. đencrốt đề nghị với Lơpagiơ cho toàn bộ lực lượng rút chạy về Lũng Phẩy trước khi quá muộn.
Lơpagiơ không dám quyết định, chuyên đề nghị này về Lạng Sơn, Côngxtăng buộc phải chấp thuận với điều kiện binh đoàn Lơpagiơ vẫn phải hoàn tất nhiệm vụ đón binh đoàn Sác tông rút về an toàn (!). Nửa đêm, tiểu đoàn Tabo còn khoảng 1 đại đội, bật đầu rời Khâu Luông. Tới Trọc Ngà, chúng bị những loạt đạn của các chiến sĩ quân báo ta từ trong rừng bần ra.
Tưởng rơi vào ổ phụt kích, những tên lính Tabo nổ súng loạn xạ rồi chạy quay lại với tiểu đoàn 1 dù đi phía sau.
Viên quan tư chỉ huy tiểu đoàn dù Xơcrêtanh (Secrétain) quyết định đưa tất cả, cùng với những cáng thương binh, luồn rừng đi về điểm cao 765, nơi Lơpagiơ đang trú quân.
Mỗi giờ chúng chỉ đi được vài trăm mét. 1 giờ chiều, chúng mới tới điểm cao 765, kiệt sức vì đói, khát và ba ngày chưa được ngủ.
Trước thất bại của các tiểu đoàn dù và Tabo trong ngày 3 tháng 10, Lơpagiơ quyết định không đi tiếp lên phía bắc, mà chỉ đưa toàn bộ lực lượng do mình chỉ huy nhích dần về phía Cốc Xá, gần với điểm hội quân đã được quy định là dãy điểm cao 477, nơi có con đường chạy về Thất Khê.
° 14 giờ, Lơpagiơ ra lệnh hành quân. Đêm 4 tháng 10, binh đoàn đến vùng rừng núi Cốc Xá trong tình trạng rêu rã. Tiểu đoàn 1 dù bị rớt lại, phải hành quân thâu đêm, và chỉ tới Cốc Xá vào trưa hôm sau.
Qua tin tức thu thập được của địch, chúng ta đã biết Sác tông sẽ rút khỏi Cao Bằng. Từ đầu chiến dịch, cơ quan tham mưu chiến dịch đã bố trí một tổ điện đài nằm gần thị xã theo dõi mọi động tĩnh của địch. Nhưng vẫn thưa có tin tức từ Cao Bằng. Tôi rất sốt ruột. Trưa ngày 4 tháng 10 năm 1950, bỗng nhận được báo cáo của bộ đội địa phương Cao Bằng qua điện thoại: Sáng ngày 3 tháng 10, Sác tông đã đưa quân rút về phía nam, đến cây số 21, chúng bỏ đường số 4 đi theo đường rừng! Tính ra Sác tông đã rời Cao Bằng được 36giờ! Sau này, hỏi đồng chí cán bộ được trao nhiệm vụ ở lại phụ trách tổ điện đài, mới biết ta bị địch đánh lừa! Suốt các đêm 3 và 4, đèn điện ở thị xã vẫn sáng, điện đài của địch tiếp tục hoạt động bình thường. Bộ đội địa phương nhìn thấy quân địch rút trên đường số 4, không có điện đài, phải về trạm bựa điện báo tin nên chậm thời gian.
Bộ chỉ huy lập tức ra lệnh cho trung đoàn 209 cấp tốc hành quân lên Quang Liệt làm chậm bước tiến cánh quân Sác tông, và hạ lệnh cho đại đoàn 308 tranh thủ thời gian tiêu diệt binh đoàn Lơpagiơ đã dồn cả vào Cốc Xá trước khi cánh quân Cao. Bằng về tới nơi. Tiêu diệt binh đoàn Lơpagiơ xong, sẽ chuyển sang tiêu diệt binh đoàn Sác tông.. Đại đoàn 308 được tăng cường thêm 1 tiểu đoàn của 209.
Cũng lúc này, trinh sát kỹ thuật của Bộ báo cáo tin tức thu được qua vô tuyến điện, Sác tông và Lơpagiơ hẹn gặp nhau ở "phía tây núi đá vôi" (Ouest calcaire) trên điểm cao 477.
Chúng tôi chụm đầu trên bản đồ. "Núi đá vôi" châc là Cốc Xá rồi! Còn 477! Nó đây rồi! Rất gần với Cốc Xá, và đúng là ở phía tây.
Tôi gọi điện cho đồng chí Hồng Sơn, trung đoàn trưởng 36. Trưng đoàn đã có mặt ở Khâu Luông, ngọn núi cao nhất khu vực này.
- Anh đang ở đâu đấy!
- Thưa anh, tôi đang ở 765, trước Cốc Xá.
- Chỗ anh có nhìn thấy điểm cao 477 không! - Đứng ở đây có thể nhìn thấy nhiều điểm cao chung quanh. Nhưng báo cáo anh, tôi không đem theo bản đồ.
- Nhìn trong bản đồ thì 477 nằm ở phía tây Cốc Xá, khoảng 3 kilômét...
- Phía đó có một dãy núi đất, bên trên khá đông lính Pháp, chân núi có đường mòn đi về Thất Khê.
- Như vậy là đúng rồi. Anh quan sát kỹ địa hình rồi báo cáo với tôi ngay.
Lát sau, Hồng Sơn cho biết đó là một dãy núi đất trên đỉnh toàn cỏ tranh, nhìn xa giống như núi trọc, nhưng dưới chân núi có rất nhiễu cây to và rậm.
Bộ chỉ huy chỉ thị tiếp cho 808: "Ngăn không cho Lơpagiơ từ Cốc Xá sang 477 để hội quân với Sác tông!. Binh đoàn Lơpagiơ đã bị một đòn chí mạng ở Khâu Luông sẽ khó gượng dậy trong những ngày sắp tới.
BINH đoàn Sác tông rời thị xã Cao Bằng vào 5 giờ 30 sáng ngày 3 tháng 10 năm 1950. Khác với Lơpaglơ chỉ được thông báo nhiệm vụ vào giờ phút cuối cùng, Alétxăngđri tới Cao Bằng đã nói với Sác tông mọi ý đồ của Cácpăngchiê về cuộn hành binh Têredơ. Lực lượng Pháp ở Cao Bằng phải rút thật bất ngờ và nhành chóng để tránh mọi rủi ro. Theo kế hoạch, chỉ sau một đêm hành quân, Sảetông sẽ gặp Lơpagiơ cách Cao Bằng 35 kilômét, rồi cùng kéo về Thất Khê. Nhưng Sác tông đã thực hiện cuộc rút quân theo ý của mình.
Sác tông rất lo những trận phục kích trên dọc đường số 4 hiểm trở, từ lâu những đoàn quân xa Pháp không dám qua lại. Để phòng ngừa mọi bất trắc, Sác tông đưa một tiểu đoàn đi trước chiếm những mỏm núi cao, sục sạo hai bên ven đường tạo một hành lang an toàn cho cả binh đoàn vượt qua từng chặng theo kiểu sâu đo. Với kiểu hành quân này, cả ngày đầu đoàn quân chỉ đi được 17 kilômét.
Sáng ngày 4 tháng 10, Sáctóng nhận điện của Côngxtăng ra lệnh bỏ ngay đường số 4, chuyển sang đường mòn Quang Liệt ở phía tây, và chiều ngày 4, phải có mặt ở Lũng Phẩy. Tại đáy sẽ được quân Lơpagiơ trên các điểm cao 760, 765 bảo vệ. Sác tông buộc phải bỏ lại pháo, đạn đại bác, và toàn bộ xe cộ trên đường số 4. Con đường mòn in hình rõ nét trên bản đồ, từ lâu không có người qua lại, nhiều quãng đã bị cây cối phủ kín. Binh lính phải phát cây mở đường, mỗi giờ chỉ đi được 300 mét. Mặc dù Côngxtăng luôn luôn thúc giục, nhưng ngày hôm đó, đoàn quân chỉ đi thêm được 7 kilômét.
Ngày 5 tháng 10, Sác tông tìm mãi trên bản đồ không ra cái đèo dẫn tới thung lũng Quang Liệt. Đội hình 3 tiểu đoàn và 500 người dân sự, trong đó có viên tỉnh trưởng Caobằng, đã kéo rất dài. Vừa tới Khâu Né, phía tây Đông Khê, thì chạm bộ đội ta. Một bộ phận của trưng đoàn 209 đã kịp có mặt để làm chậm bước tiến quân địch, lập tức nổ súng. Sác tông phải bỏ đường mòn, đi vòng trên những đỉnh núi tới Tán Bể. Ờ đây quân địch lại vấp phải trận địa của đại đội Tô Văn, trung đoàn 88. Một lần nữa, Sác tông phải tìm đường vòng đi tiếp. Buổi chiều, tiểu đoàn 3 Tabo đi đầu, tới Nà Lạn. Binh đoàn chỉ đi được thêm 6 kilômét. Nhưng cái đuôi còn ở mãi PÒ La.
Ngày 6 tháng 10, tiểu đoàn 8 Tabo bất đầu đặt chân lên dãy núi 477, địa điểm hội quân. Đội hình của binh đoàn kéo dài 5 kilômét. Tiểu đoàn ngụy binh đi sau không có liên lạc vô tuyến với sở chỉ huy, tự động đi về phía Tân Bể, bị tiểu đoàn 18 đánh chặn, phải quay lại. Trong ngày hôm đó binh đoàn Sác tông chỉ đi thêm được 4 kilômét.
Sau bốn ngày hành quân, Sác tông mới vượt qua 45 kilômét, dù sao cũng đã tới điểm hẹn với binh lực hầu như nguyên vẹn. Nhưng Lơpagiơ đâu! Sao y không có mặt ở đây đón mình! Sáctóng không biết cách đó hai ngày, ngay khi tới Cốc Xá, Lơpagiơ đã ra lệnh cho tiểu đoàn 1 dù tới chiếm 477, nhưng không thể vượt qua một phân đội của tiểu đoàn 18 chặn đường chúng bằng trung liên và lựu đạn, buộc phải quay lại Cốc Xá. Và cũng đã hai ngày nay, bình đoàn Lơpagiơ bị bao vây chặt chẽ tại dãy núi đá vôi này.
- 5 giờ chiều ngày 6 tháng 10, lần đầu Sác tông bắt được liên lạc vô tuyến điện với Lơpagiơ, người chỉ huy tháng hai binh đoàn khi đã hội quân. Sác tông tưởng mình sạp thoát nạn. Nhưng người đang bị nguy khốn lúc này lại chính là Lơpagiơ! Lơpagiơ nói với Sác tông: "Hãy chờ tôi ở 477 và 533!"
Chúng ta nhận định: Cả hai binh đoàn Lơpagiơ và Sáetông đã dồn lại trong khu vực Cốc Xá và 477, gồm 5 tiểu đoàn. Lực lượng địch tuy còn đông nhưng tinh thần rất sa sút. 2 tiểu đoàn (1è BẸP, 1è Tabor) của Lơpagiơ ở Cốc Xá đều bị thiệt hại nặng qua các trận giao chiến, chỉ còn lẩn tránh quân ta. 3 tiểu đoàn (3è Tabor, IIIL3È REI, tiểu đoàn ngụy) của Sác tông ở 477 tuy chưa bị tổn thất, nhưng mệt mỏi nhiều sau những ngày luồn lánh trong rừng sâu, chỉ còn nghĩ tới chuyện nhánh chóng rút lui Chúng đều ở trong thế bị bao vây.
Bộ đội ta đã vận động đánh địch liên tục sáu ngày đêm, thiếu ngủ, cũng rất mệt mỏi, nhưng tinh thần phấn chấn vì đang ở thế thẳng, nhiều đơn vị, chiến sĩ còn chưa có cơ hội gặp địch, khao khát lập công.
Thời tiết đang chuyển xấu, mưa và sương mù nhiều hạn chế hoạt động không quân địch, có lợi cho ta.
Sở chỉ huy cũng trải qua nhiều ngày căng thẳng vì phải bám sát tình hình mặt trận biến động từng giờ. Phái viên đi về không kể ngày đêm. Tuy không thể so với sự vất vả của những người đang trực tiếp đánh nhau với quân địch, nhưng ai nấy mắt đều sâu trũng vì thiếu ngủ, có những đồng khí giọng khản đặc vì hò hét nhiều qua máy điện thoại.
Có ý kiến nên cho bộ đội nghỉ một ngày lấy lại sức trước trận quyết định. Bác nói: "Sao lại nghỉ lúc này!
Mình mệt một thì địch mệt mười, chạy thi gần tới đích sao lại nghỉ!". Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định chuyển phần lớn lực lượng sang bao vây địch ở 477, để lại một bộ phận ở Cốc Xá nhanh chóng kết liễu số phận của binh đoàn Lơpagiơ.
Thế trận của bộ đội ta đã hình thành, trải dài từ Quang Liệt tới Thất Khê. Phía bắc, 2 tiểu đoàn của 209 từ Quang Liệt áp xuống. Phía nam, trung đoàn 174 đã tiến lên Cốc Tồn - Khâu Pia cắt đứt đường về của quân địch. Vòng vây của 308 đang nhanh chóng siết chặt chung quanh Cốc Xá và 477.
Bác viết một lá thư ngắn cho bộ đội: "Hiện nay tình hình rất có lợi cho ta. Vậy các chiến sĩ phải quyết tâm tiêu diệt địch cho kỳ hết để giành lấy toàn thắng. Tất cả lực lượng chiến dịch đã được huy động vào những trận đánh quyết định. Trong cuộc chạy đua giữa rừng rậm và núi đá tai mèo, nếu địch có buổi sáng chỉ đi được 300 mét, thì bộ đội ta cũng có đêm chỉ đi được 1 kilômét. Chúng ta thường chỉ tới đích trước quân địch một, hai giờ. Nhiễu đơn.vị vừa hành quân vừa tổ chức chiến đấu, vừa đi vừa ăn, vừa đi vừa ngủ, vừa hành quân vừa tìm đường, tìm địch. Không chỉ có những chiến sĩ cầm súng tham gia cuộc chạy đua. Sau lưng họ còn có những đoàn rất đài anh nuôi, dân công đuổi theo tiếp tế cơm nước và đạn dược. Trong những đoàn này cũng có đôi ba người mang vũ khí đễ phòng gặp địch, gặp những tàn quân rải rác trong rừng. Anh nuôi là những chiến sĩ địch vận đã lập nhiều thành tích. HỌ giơ cao những nắm cơm trong khi đi trên dọc đường rừng để dụ những tên địch đói khát ra hàng. Những nắm cơm đã có tác dụng hơn những lời kêu gọi, giải thích.
Trước trận Cốc Xá và 477, tôi viết bản nhật lệnh truyền tới bộ đội qua đường dây điện thoại:
- "Đêm qua trời mưa, các đồng chí ướt, nhưng lửa của người chiến sĩ vệ quốc, của người chiến sĩ cách mạng luôn hun nấu tinh thần xung phong của các đồng chí.
Quân địch chân đói rét hơn ta, bị thương và chết rất nhiều, chúng lại chỉ có tinh thần một lũ bại binh xâm lược cho nên ta phải cố lên nữa, tiêu diệt cho thật nhiều địch. Mưa, mù càng có lợi cho ta.
Phía nam, có bộ đội của ta sau khi tiêu diệt liên tiếp mấy đồn địch đã gấp rút tiến lên ngang Thất Khê để phối hợp tác chiến. Các đồng chí tiến lên!".
Cốc Xá cách tây - nam Đông Khê 6 kilômét, là một khu vực địa hình rất hiểm trở, có thung lũng, lòng chảo với núi đá vôi dốc đứng bao quanh. 2 tiểu đoàn của Lơpagiơ cùng với bộ phận tàn binh từ Khâu Luông chạy về, dựa vào một số hang làm nơi trú ẩn, và lợi dụng những hẻm núi, mỏm đá bố trí một khu phòng thủ với hỏa lực nhiều tầng. Từ dãy núi đá đi xuống thung lũng Cốc Xá chỉ có một con đường duy nhất nằm giữa hẻm núi giống như hình lưỡi kiếm. Đầu con đường là điểm cao 765. Ngày 3 tháng 10, Lơpagiơ đã đứng chân ở đây, nhưng khi chuyển vào khu vực núi đá, y đã quên để lại một lực lượng bảo vệ điểm cao này. Một phân đội của 308 đã nhanh chóng chiếm ngay điểm cao bít kín con đường chạy xuống thung lũng.
Những đơn vị của 308 và 209 từ đường số 4 đổ về Cốc Xá Với tinh thần sớm có mặt ở trận địa, nhiều chiến sĩ cứ nhâm hướng máy bay địch đang thả dù tiếp tế rồi phát bụi, chật cây mở đường mà đi. Các trung đoàn trưởng thấy đơn vị nào, chiến sĩ nào tới là xếp vào đội hình chiến đấu ngay. Ba cánh quân đã nhanh chóng hình thành siết chặt vòng vây chủng quanh Cốc Xá. Theo kế hoạch dự kiến, 308 sẽ dùng toàn bộ lực lượng 3 trung đoàn tiến công tiêu diệt Cốc Xá. Nhưng binh đoàn Sác tông đã về tới 477, phần lớn lực lượng được chuyển sang phía đó. Trước giờ tiến công, ở Cốc Xá chỉ còn lại 3 tiểu đoàn. Trung đoàn trưởng Hồng Sơn được trao nhiệm vụ chỉ huy các đơn vị này ngăn chặn không cho quân địch chạy sang 477, và nhanh chóng tiêu diệt chúng tại chỗ.
Hồng Sơn quyết định sử dụng tiểu đoàn 11 tiến công chính diện cắt đứt con đường độc đạo dẫn sang 477, tiểu đoàn 154 của 209 sẽ đánh xuống từ hướng bắc. Riêng tiểu đoàn 89 của 36, do tiểu đoàn trưởng Sơn Mã chỉ huy, tiến công từ hướng đông - nam, sẽ dùng một đại đội leo qua những đỉnh núi đánh từ trên xuống đúng khu trung tâm của quân địch. Tối ngày 5, các tiểu đoàn chiếm lĩnh trận địa ban đêm, và sẽ nổ súng vào 5 giờ sáng 6 tháng 10.
Cũng chinh đêm đó, Lơpagiơ quyết định bỏ tất cả thương binh lại Cốc Xá với hai bác sĩ, toàn bộ lực lượng mở một con đường máu tiến sang 477. Suốt đêm ngày 5 tháng 10, tiểu đoàn 1 dù bốn lần mở đường tiến ra đều bị tiểu đoàn 11 đánh bật trở lại, thương vong rất nhiễu. Sáng ngày 6, lợi dụng sương mù còn dày đặc, tiểu đoàn dù lặng lẽ dẫn đầu cả binh đoàn đi trên con đường nhỏ hẹp gồ ghề tiến xuống thưng lũng Cốc Xá. Bất thần phía trước từ trong sương mù, đạn trung liên và lựu đạn trút về phía chúng. Tất cả đoàn quân bị đẩy lui về phía trong. Tiểu đoàn 11 của ta tiến vào nhưng không thể phát triển nhanh vì đường hẹp và quân địch nấp sau những mỏm đá bân ra dữ dội.
Phía trong bỗng xuất hiện những chớp lửa cùng với những tiếng nổ. Đại đội 395 của tiểu đoàn 89 đã tử trên đỉnh núi liên tiếp lao những trái đạn cối 60 và lựu đạn xuống giữa đội hình tiểu đoàn 1 Tabo đang tập trung đông đặc bên dưới. Quân địch trở nên cực kỳ rối loạn.
Lính Ma rốc bỏ hàng ngũ chạy ra nam dây leo và bám những búi cây bên thành vách đá phía bậc tụt xuống thung lũng. Tiểu đoàn 154 của ta đang chờ chúng ở đây. Lơpagiơ hạ lệnh cho tất cả chạy ào về phía trước, trên con đường độc đạo tiểu đoàn 11 đang tiến vào. Hơn mười khẩu trung liên của tiểu đoàn 11 nhả đạn liên hồi. Địch chết và bị thương rất nhiễu, nhưng chúng vẫn không ngừng lao ra vì phía trong còn ghê rợn hơn. Lơpagiơ cũng trà trộn trong số quân cùng đường này.
Buổi trưa, những binh lính sống sót của binh đoàn Lơpagiơ lần lượt đến 477 trong tình trạng thê thảm.
Lơpagiơ điểm lại hàng ngũ. Chỉ còn 650 trong tổng số 2.500 người của binh đoàn. Riêng tiểu đoàn 1 dù còn 9 sĩ quan và 121 binh linh. Cũng từ 6 giờ sáng ngày 6 tháng 10, tất cả các vị trí của Sáctông tại 477 đều bị tiến công.
477 là một dãy núi đất gồm 5 mỏm nằm cách Cốc Xá 3 kilômét về phía tây và cách Thất Khê 20 kilômét về phía tây - bậc. ở đây có con đường đi về Bản Ca xuôi xuống Thất Khê.
Lực lượng đánh 477 của ta có 5 tiểu đoàn, các tiểu đoàn 23, 18, 29 của 308 và 130, 166 của trung đoàn 209.
Sáng ngày 6 tháng 10, 2 đại đội của ta đã nhanh chóng làm chứ 3 mỏm đồi, trong đó có điểm cao 500 nằm trên con đường chạy về Thất Khê, hy vọng cuối cùng của cả Sác tông và Lơpagiơ. Sác tông đốc thúc binh lính với sự yểm trợ của 6 máy bay khu trục, cố giành lại những điểm cao đã mất, nhưng tới buổi trưa chỉ chiếm được hai mỏm, riêng điểm cao 500 vẫn nam trong tay đại đội 261 của tiểu đoàn 18. Sác tông đang bối rối thì đám tàn quân của Lơpagiơ từ Cốc Xá kéo sang, mang tới cho binh lính ở đây nỗi khiếp đảm. Tiểu đoàn 1 dù lừng danh cùng với cả binh đoàn Lơpagiơ đã coi như bị xóa sổ!
Sác tông đề nghị Lạng Sơn cho nhảy dù ngay xuống Bản Ca 1 tiểu đoàn để mở đường về Thất Khê. Nhưng Côngxtăng chỉ nhấc đi nhấc lại lối thoát duy nhất lúc này là luồn rừng về phía ây, rồi lợi dụng đêm tối lao nhanh xuống phía nam, tới cho được Na Cao, nơi Labôm (De Labaume) đang chờ. Sáng hôm đó, Côngxtăng đã vét được 4 đại đội trao cho viên quàn tư Labôm chỉ huy, với mệnh lệnh đi về phía tây Lũng Phẩy tới điểm cao 515 và Na Cao bảo vệ sườn cho đoàn quân rút lui. Y biết ném một tiểu đoàn dù xuống Bản Ca lúc này chỉ là nướng quân vô ích!
4 giờ chiều, điểm cao 477 bỗng trở nên rối loạn. Binh lính tiểu đoàn 8 Tabo tưởng đối phương sắp tiến công, tự động bỏ vị trí chạy về đồi Yên Ngựa, nơi có tiểu đoàn 3 lê dương.
Sác tông biết tình hình đã trở nên tuyệt vọng. Bây giờ chỉ còn cách tự cứu. Y thu thập khoảng vài trăm binh lính lặng lẽ rời 477, đi luồn rừng để tránh những vị trí của ta. Với lực lượng này, y hy vọng khi cần có thể mở một con đường máu chạy về Na Cao. Nhưng khi y quay lại nhìn thì phần lớn binh lính đã bỏ trốn. Sác tông cùng với những sĩ quan tham mưu và một số binh lính còn lại phải đối chiếu bản đồ, theo đường rừng đi về phía nam.
Nhưng tới đâu y cũng thấy có người. Phần lớn là những anh cấp dưỡng, những chị dân công. Một số người có đem theo súng. Sự lo ngại của y không thừa. Một cô dân công chợt nhìn thấy dấu giày. Cô gọi các anh cấp dưỡng, và bảo giơ cơm nắm lên gọi hàng. Nhưng hai anh cấp dưỡng đã hăng hái cầm súng lao lên rừng. Một loạt đạn từ trong rừng bắn ra. Hai anh cấp dưỡng lùi lại và gọi những người khác tới vừa dàn trận bao vây, vừa chạy đi gọi bộ đội. Nghe tiếng súng nổ, một tiểu đội của đại đội 263, tiểu đoàn 18, trung đoàn 102 (đang phối thuộc với 88) ở Bản Ca vội vã lao tới, đánh thốc lên rừng. Phía trên có người nói tiếng Việt lơ lớ: "Đừng bắn nữa! Chúng tôi xin hàng".
Một viên sĩ quan đeo kính trâng nhô ra khỏi gốc cây, giơ cao hai tay trên đầu, nói:: Trên đó có "ông Năm"
- Lơpagiơ phải không! Thưa ông không ông Sác tông.
Khi bộ đội ta chạy lên thì thấy vũ khí, đạn dược đã xếp đống. Sác tông đứng giữa những Viên sĩ quan, mặt vàng, đôi môi khô trắng. Y nói:
- Chúng tôi không muốn đổ máu vô ích. Tôi bị thương.
Trong số những người bị bật có cả Hai Thu, viên tỉnh trưởng Cao Bằng.
Từ 13 giờ, Lơpagiơ mất liên lạc vô tuyến điện với Sác tông. Y tập hợp chỉ huy các tiểu đoàn tuyên bố chờ khi trời tối, từng người hãy tìm cách chạy về Thất Khê. Lơpagiơ chọn một số tuỳ tùng cùng đi với mình. Y đã qua một đêm hãi hùng giữa rừng. Đi tới đâu cũng nghe tiếng súng nổ. Trong bóng tối lúc nào.cũng như có người sạp lao tới chộp lấy cổ mình. Khi trời sáng, Lơpagiơ nghĩ ra một lối thoát thân khôn ngoan bằng cách đi trên những đỉnh núi. Từng nửa giờ, y lại liên lạc với Đờ Labôm.
Lơpagiơ đã lọt qua "cái đó" của ta ở Bản Ca. Sáng ngày 8, nhìn trên bản đồ, y chỉ còn cách Labôm vài kilômét.
Tiếng súng của quân Labôm rất gần. Nhưng giữa lúc đó thì tên ngụy binh mang điện đài biến mất. Y đoán nó đã nộp mình cho đối phương, và tai họa sẽ ập tới. Bỗng chung quanh có tiếng người lao xao. Những tên lính Tabo nhớn nhác nhìn nhau. Một viên sĩ quan liên lạc leo lên cây quan sát rồi hốt hoảng tụt xuống nói: "Bị vây rồi, xung quanh rất đông!".. Lơpagiơ ra lệnh:
- Đánh mở đường sang 515!.
Nhưng tất cả sĩ quan và binh lính đi theo y không ai nhúc nhích. Y nghĩ "Thế là hết".
Đại đội trưởng Trần Đăng Khiêm, chỉ huy một đại đội của 88, đang đứng bên một hàng binh Pháp, hướng dẫn cho y. gọi cắc sĩ quan và binh lính Pháp còn lẩn trốn trong rừng ra hàng, thì chợt nhìn thấy một viên sĩ quan Pháp nhô ra khỏi rừng, khum tay làm loa, nói to:
- Chúng tôi muốn gặp ông chỉ huy!
- Hãy xuống đây. - Khiêm đáp.
Viên sĩ quan đi xuống. Y đeo lon đại úy. Y giơ tay chào, rồi đưa cho anh một quyển sổ:
- Thưa ông, đây là sổ nhân sự của binh đoàn Bay, và đề nghị ông nhận sự đầu hàng của đại tá Lơpagiơ.
Khiêm đi theo viên đại úy lên rừng cùng với mấy chiến sĩ.
Anh nói với Lơpagiơ và các sĩ quan:
- Tôi chấp nhận sự đầu hàng của đại tá Lơpagiơ. Tất cả bỏ vũ khí!
Lơpagiơ đưa nộp khẩu súng ngân và nói:
- Tôi và các người của tôi ở đây, từ giờ dưới quyền chỉ huy của ông. ông đại úy ạ, tôi tin rằng ông sẽ được thăng chức thiếu tá.
- ông Sác tông và cơ quan chỉ huy đã tới đây từ chiều hôm qua.
Lơpagiơ quay lại nhìn các sĩ quan Pháp thở dài rồi nói:
- Sác tông lại gặp chúng ta ở nơi mà chúng ta không muốn tới! - Sáng ngày 8 tháng 10, cả hai binh đoàn Lơpagiơ và Sác tông đã hoàn toàn bị xóa sổ. Trong ngày, các đơn vị trên toàn mặt trận nhận được thư Bác. Bác viết:
Các chú không quản nhọc mệt, đói rét, chỉ ra sức thi đua giết dịch, các chú đã dành tan đoàn quân tinh nhuệ của dịch. Bác và Tổng tư lệnh đã ra lệnh khao các chú một bữa thịt bò. Bác hôn tất cả các chú.
SAU khi Lơpagiơ và Sác tông bị bắt, Bộ chỉ huy chiến Dịch quyết định chỉ để lại một bộ phận nhỏ thu dọn chiến trường, càn.quét tàn binh địch, đại bộ phận nhanh chóng chuyển xuống bao vây Thất Khê và tiêu diệt một số đồn ở ngoại vi, triệt đường rút của quân địch về phía nam. Nhiệm vụ bao vây và tiến công Thất Khê được trao cho đại đoàn 308 và hai trung đoàn 174, 209.
Ngày 7 tháng 10, Cácpăngchiê được Côngxtăng báo cáo Thất Khê đang bị đe dọa, cần tăng viện ngay 1 tiểu đoàn. Ngày 8 tháng 10, Cáepăngchiê ném tiểu đoàn 3 dù (3è BCCP) xuống Thất Khê. Tiểu đoàn này vừa chân ướt chân ráo từ chiến trường Lào về Hà Nội, quân số chỉ còn 280 người, phải bổ sung thêm một đại đội lê dương dù mới từ Angiêri sang.
Ngày 9 tháng 10, tiểu đoàn 79 của trung đoàn 102 tiêu diệt đồn Bản Ne, phía bắc Thất Khê 5 kilômét..
Buổi tối, cầu Bản Trại trên đường số 4, phía nam Thất Khê 6 kilômét bị đánh sập. Quân của Labôm rút về cùng với tiểu đoàn dù vừa tăng viện, đưa quân số địch tại Thất Khê lên 1.500 người. Nhưng một số binh lính sống sót qua các trận Cốc Xá, 477 chạy về đã làm cho tình hình thị trấn trở nên hỗn loạn. Cácpăngchiê cho rằng những vị trí trẽn đường số 4 không thể đứng vững trước những cuộc tiến công của đối phương, cần tránh cho Thất Khê một thảm họa giống như Cao Bằng, ra lệnh cho Đờ Labôm rút ngay khỏi Thất Khê. Côngxtăng đưa 1 tiểu đoàn dù lê dương từ Lạng Sơn lên Na Sầm đón đoàn quân tử Thất Khê rút về.
Ngày 9 tháng 10, Bác và tôi xuống thăm trung đoàn 88, đơn vị đã bất được Lơpagiơ, ở Lũng Phẩy. Tình hình mặt trận vẫn còn đang khẩn trương, Bác chỉ gặp một số cán bộ và ban chỉ huy trung đoàn. Ban đêm, đơn vị bố trí cho Bác và tôi một chỗ nghỉ ấm cúng trong một hốc đá.
Hôm sau, được báo cáo quân Pháp đã rút khỏi Thất Khê. Tôi gọi điện thoại về sở chỉ huy ra lệnh gấp cho các đơn vị truy kích địch. Bác quay trở về sở chỉ huy, tôi đi cùng bộ đội vào Thất Khê. Kho tàng của địch còn nguyên vẹn, chứng.tỏ chúng sợ ta phát hiện nên không dám phá hủy trước khi rút. Dân chúng cho biết quân Pháp bắt đầu rút từ sáng, nhưng những tên lính cuối cùng mới rời khỏi đây.
Tôi vào sở chỉ huy của Đờ Labôm. Tài liệu mật vứt bừa bãi khớp nơi. Một cán bộ mở chiếc tủ trong phòng ăn thấy một chiếc đùi gà rán không hiểu vì sao vẫn còn nóng. Vừa ra khỏi sở chỉ huy của địch thì nghe nhiều tiếng nổ. Một cán bộ chạy tới báo cáo kho đạn bị cháy, khuyên tôi nên rời khỏi đây ngay. Tôi nhấc anh em làm tốt việc quân quản, canh gác các kho tàng, tìm hiểu vì sao lại có vụ nổ, rồi trở về sở chỉ huy chiến dịch.
Các tiểu đoàn 322, 11, 79 của 308, tiểu đoàn 130 của 209 và toàn trung đoàn 174 đã được lệnh truy kích địch về phía Na Sầm. Khi đó chúng ta chưa biết trong ngày, quân địch đã dừng lại nhiều giờ cách Thất Khê 6 kilômét, trước cầu Bản Trại mới bị phá đêm trước, để lỡ một cơ hội tiêu diệt sinh lực địch.
Hàng ngàn binh lính của Labôm và dân chúng đã dồn lại ở bờ bắc sông Kỳ Cùng. Công binh Pháp chỉ có 6 chiếc xuồng nên tổ chức vượt sông rất chậm. Những đơn vị lê dương dẫn đầu, cùng quân đồn trú sau khi qua sông chỉ còn nghĩ làm sao đi cho nhanh về phía nam. Tiểu đoàn dù 3 mới tăng viện bị bỏ quên bên bờ bắc.
Những lính dù phải xoay xỏa tự tìm cách qua sông. Chúng bị rớt lại phía sau khá xa. 9 giờ tối, tới Đèo Khách.
Binh sĩ trong đồn đã chạy theo Labôm. Tiểu đoàn bộ đội địa phương 428 đã làm chủ cứ điểm Bị bộ đội ta chặn đánh, viên quan ba chỉ huy ra lệnh cho binh lính chạy vào rừng. Chúng lang thang suốt đêm trong rừng tre rậm rạp dưới trời mưa như trút. Chúng đi tiếp cả ngày hôm sau, mỗi lúc một bị các đơn vị lê dương đi trước bỏ xa.
Khi tới đồn Lũng Vài thì các chiến sĩ 174 đã chờ ở đó. Cả tiểu đoàn, một lần nữa lại lao vào rừng. Nhưng lần này chúng không thoát vì đây là chiến trường quen thuộc của 174. Chỉ có 2 sĩ quan và 3 tên lính tiểu đoàn dù 3 chạy về tới Đồng Đăng.
Ngày 13 tháng 10, quân địch rút khỏi Na Sầm.
Ngày 17 tháng 10, địch bỏ Đồng Đăng. 4 giờ sáng ngày 18 tháng 10, địch bắt đầu rút quân khỏi Lạng Sơn. Điều này nằm ngoài dự kiến của chúng ta. Trước đó, bộ chỉ huy Pháp chưa bao giờ tính đến chuyện bỏ Lạng Sơn. Lạng Sơn là một bộ phận quan trọng trong hình chữ nhật lệch của kế hoạch Rơ ve, tuyến phòng ngự cơ bản để bảo vệ đồng bằng Bắc Bộ. Binh lực địch ở đây gồm 6 tiểu đoàn cùng với những đơn vị thiết giáp pháo binh. Lạng Sơn có địa hình hiểm trở không kém Cao Bằng, được bảo vệ rất cẩn mật, và dễ tăng viện từ đồng bằng lên khi bị tiến công.
Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh cho các tiểu đoàn độc lập 426, 428 và 888 truy kích địch trên dọc đường Đồng Đăng - Lạng Sơn Lộc Bình, trung đoàn 98 tiếp cận ngay đường số 4 trên đoạn Lạng Sơn Tiên Yên: Nhưng 98 không tới kịp vì tình hình chuyển biến quá nhanh.
Cũng trong ngày 18, địch rút khỏi Lạng Giai. Thảm họa Cao Bằng tiếp đến tiểu đoàn 3 dù vừa được tăng cường cho Thất Khê bị tiêu diệt đã khiến cho Côngxtăng mất hết tinh thần. Là người trực tiếp điều khiển cuộc hành binh Têredơ, Côngxtăng đã nghe những tiếng kêu cứu tuyệt vọng của Lơpagiơ và Sác tông. Y biết rõ những.cuộc điều binh cực kỳ mau lẹ của ta, và khả năng giáng những đòn sấm sét của "quân đoàn tác chiến Việt Minh" mới được tổ chức. Y cho rằng 18 tiểu đoàn chủ lực của đối phương trên đà thừa thắng, đang đe doạ Lạng Sơn. Côngxtăng đã. đề nghị với Cácpăngchiê phải cho toàn bộ lực lượng ở Khu Biên thùy Đông Bắc rút lụi khi còn có thời gian. Bức điện báo cáo của Côngxtăng đã khiến Cácpăngchiê nhận xét: "Những tin tức mà chúng ta nhận được đêm thứ bẩy và sáng chủ nhật thật kinh hoàng... Đã có sự đột khởi của quân phản nghịch ở vùng Lạng Giai, trên quốc lộ 1. Đường số 4 và đường số 1 đã bị phong tỏa, người chúng ta ở Lạng Sơn đã bị nhốt cùng với tất cả pháo binh và những đại đội vận tải, có nguy cơ sa vào bẫy chuột...". Chiều ngày 16 tháng 10, Cácpăngchiê cùng bàn bạc với Pi nhông và đi tới quyết định cho Côngxtăng rút khỏi Lạng Sơn từ sáng ngày 17.
Trước đà đổ vỡ của toàn bộ Khu Biên thùy và tình hình hoảng loạn của quân địch, tôi định ra lệnh cho bộ đội tiếp tục truy kích tới Tiên Yên. Nhưng đồng chí Trần Canh góp ý kiến là không nên. Vì Tiên Yên ở xa, chiến dịch đã thành công lớn, ta cần giữ một chiến thắng trọn vẹn. Trần Canh đã chỉ huy nhiều trận đánh lớn nên có kinh nghiệm về vấn đề này.
Ngày 20 tháng 10, địch rút Lộc Bình và Đình Lập. Đình Lập là vị trí bảo vệ cho vùng bờ biển Tiên Yên.
Ngày 23 tháng 10, địch rứt khỏi An Châu. Có tin thị xã Móng Cái nằm ở mút đường số 4 bên bờ biển cũng chuẩn bị di tản. Chỉ tháng mười ngày, từ ngày 13 đến ngày 23 tháng 10 năm 1950, địch đã rút khỏi phòng tuyến dài 100 kilômét trên đường số 4 từ Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu tới sát Tiên Yên. Sở chỉ huy Khu Biên thùy Đông Bắc đã chuyển về vùng bờ biển Tiên Yên.
Một vùng rộng lớn ở Đông Bắc không còn quân giặc. Bên kia biên giới là cả một hậu phương vô cùng rộng lớn, chạy dài từ Á sang âu. Lúa chai vàng trên cánh đồng Thất Khê. Bộ đội giúp dân gặt lúa, cắt dây thép gai, gỡ mìn do địch để lại. Bản làng yên vui, nhộn nhịp tiếng chày giã gạo, những cô gái Tày gánh lúa từ đồng về bước chân thoăn thoắt.
Tôi từ Thất Khê trở về Nà Lạn. Bác ngỏ ý muốn gặp cán bộ, chiến sĩ 308 Đại đoàn đã chuyển về gần Thất Khê chuẩn bị làm nhiệm vụ trao. trả tù binh bị thương. Dọc đường, gương mặt Người lộ vẻ vui trước không khí một vùng vừa giải phóng kẻ địch không còn hi vọng quay trở lại.
Trời tối, tới đơn vị. 308 vừa được tặng thưởng huân chương Quân công hạng nhì. Anh Vương Thừa Vũ chuẩn bị đón Chủ tịch nước theo đúng nghi thức. Các chiến sĩ quân phục tề chỉnh xếp thành ba khối trên bãi cỏ rộng, đứng chờ Bác từ phía đường cái đi vào. Bác bảo người dẫn đường đi vòng ra sau, rồi từ trong núi đi ra. Những người đứng phía trong nhìn thấy Bác trước, bất thần cất tiếng hoan hô. Những người đứng phía ngoài nhớn nhác quay lại khi nhìn thấy Bác cũng hoan hô vang dậy. Các chiến sĩ vẫy mũ, tung mũ, đặt mũ trên đầu súng giơ cao quay tròn để mong Bác nhìn thấy. Bác đi tới đâu tiếng hò reo như sấl tới đó. Những chiến sĩ đứng sau cố.nhảy lên để được nhìn rõ Bác. Nghi thức đón tiếp bị phá vỡ. Đồng chí đại đoàn trưởng đành đi tới chào Bác, và mời Bác tới chỗ đã được bố trí để Bác đứng nói chuyện. Bác mỉm cười lắc đầu, đi thang xuống giữa bãi cỏ, rồi ra hiệu cho bộ đội đứng thành vòng tròn chung quanh. Tiếng cười, tiếng hò reo từng đợt, từng đợt lại nổi lên- Bác ra hiệu mọi người ngồi xuống, rồi bật đầu nói chuyện.
Bác thay mặt Đảng và Chính phủ khen ngợi đại đoàn đã chấp hành mệnh lệnh tốt, vượt nhiều khó khăn, chiến đấu dũng cảm, chiến đấu tốt.
Bác đi đi lại lại giữa vòng người, hỏi chiến sĩ này vì sau ta thắng to!", hỏi chiến sĩ khác "Có chấp hành các chính sách không!", có giữ vệ sinh không!"... Mỗi câu trả lời của chiến sĩ là một tràng cười rộ lên. Bác trao cho đại đoàn trưởng một gói quà nhỏ có những ngôi sao đỏ để tặng cho cán bộ, chiến sĩ xuất sắc.
Trung đoàn trưởng Thái Dũng, thay mặt cán bộ, chiến sĩ hứa hẹn tiếp tục chiến đấu lập công. Bác bước lại ôm hôn Thái Dũng trong tiếng hò reo đầy hân hoan. Ai cũng thấy cái hôn đó Bác dành cho tất cả mọi người. Bác quay nhìn một vòng các cán bộ, chiến sĩ rồi nói:
- Bây giờ Bác bận, không thể ở lâu với các chú được.
Bác chúc các chú khỏc và cố gắng. Cố gắng luôn luôn để khi Bác bảo đi là đi, Bác báo đánh là đánh thông!
Bộ đội tiễn Bác bằng những tiếng vỗ tay. Bác đi một quãng lại dừng, quay lại vẫy tay. Khi Bác đi khuất, cán bộ, chiến sĩ còn đứng ngần ngơ hồi lâu nhìn theo.
CHÚNG ta mất thêm ít ngày để truy quét số tàn binh còn lẩn trốn trong rừng. Không có sự cố gì xảy ra. Khi gặp bộ đội hoặc dân công, những binh lính Âu Phi cao lớn, vẫn còn vũ khí trong tay, đều ngoan ngoãn đầu hàng. Trung đội trưởng Nguyễn Quốc Trị dẫn một toán tù binh vế trại, khi điểm lại bỗng nhận thấy số người đã tăng lên gấp rưỡi! Hóa ra trên. dọc đường rừng, một số binh lính còn ẩn náu đã "bí mật" thảm gia hàng ngũ tù binh. Những chiến sĩ đi bắt tàn quân đã bắt chước sáng kiến của anh nuôi, câm một nắm cơm lên đầu cây gậy tre giơ cao thay những lởi kêu gọi bằng tiếng Pháp mà họ không biết. Cử chỉ binh vận thiện chí và hòa bình này to ra có nhiều sức thuyết phục.
Dọc đường rút chạy, địch không hề phá phách. Không còn thấy sự hung dữ và thái độ nghênh ngang của chúng trước đây trong những trận càn. Đời Trần, nhân dân ta đã có lần gọi quân Nguyên Mông trên đường rút chạy là "giặc Phật". Trung đoàn phó Vũ Lăng gặp viên quan tư Xơcrêtánh, chỉ huy tiểu đoàn 1 dù lê dương, đang nằm trên cảng thương, hỏi:
- Anh có biết chúng tôi là ai không!
Viên quan tư nhìn anh rồi lắc đầu.
- Mùa xuân năm 1949, chúng ta đã gặp nhau ở Hạ Bằng. Xơcrêtanh kêu lên một tiếng kinh ngạc, rồi giơ bai tay lên trời, nhắm mật lại, nói:
- Thưa ông, tôi nhớ ra rồi! Vâng, tôi nhớ ra rồi!
Mùa xuân một năm trước đó, tiểu đoàn dù này đã gây cho tiểu đoàn 54 của Vũ Lăng không ít khó khăn ở Hạ Bằng.
Số tù binh rất đông, lại có nhiều người bị thương, là một gánh nặng quá lớn đối với ngành hậu cần. Bác đã chỉ thị phải cứu chữa thương bệnh binh, và không được để tù binh thiếu ăn. Trong khi đó, lương thực và thuốc men cho bộ đội ta không hề dư dật. Chúng ta đồng ý trao trả cho phía Pháp tất cả những tù binh bị thương tại Thất Khê.
Chiến sĩ công binh của ta và một số hàng binh phải làm công việc gỡ mìn trên sân bay Thất Khê cho máy bay Pháp hạ cánh. Đầu sân bay, nổi bật lên một chiếc lều căng bằng dù trắng với lá cờ đỏ sao vàng và lá cờ Hồng thập tự bay phấp phới. Tám trăm thương binh địch nằm trong những chiếc lều bạt gần sân bay. Chúng ta đã điều trị bước đầu cho những người thương binh này, với mong muốn họ không quay trở lại cầm súng, và sẽ trở thành những người đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam.
Anh Cao Văn Khánh, đại đoàn phó 308, được phân công làm nhiệm vụ trao trả thương binh cho Hồng thập tự Pháp.
Trước ngày trao trả, ta tổ chức một tối lửa trại. Hầu hết thương binh địch đều có mặt. Có những thương binh nặng nằm trong lều khi nghe tiếng hát, tiếng đàn, tiếng vỗ tay và tiếng cười vui từ ngoài vọng vào, đã đề nghị các chị hộ lý khiêng cáng ra để được cùng dự cuộc vui. Quanh ngọn lửa hồng bốc cao, các chiến sĩ, bác sĩ, hộ lý, dân công hát những bài ca cách mạng với niềm tha thiết, tự hào. Thương binh hát những bài ca của quê hương mình bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng một số nước châu Phi.
Bất thần những tiếng vive Ho Chi Minh!"... "Via Ho Chi Minh!" (Hồ Chí Minh muôn năm!) nổi lên. Tất cả đều hô theo. Rồi một thương binh ôm cánh tay cụt đứng dậy, nghẹn ngào nói: tôi là người Đức bị Pháp bắt rồi vào linh lê dương. Năm năm rồi, tôi sống rất khổ mà không thèm khóc. Bây giờ tôi khóc vì tôi rất sung sướng. Tôi sẽ không quên buổi hôm nay... mãi mãi, nhớ đến nó tôi sẽ lại khóc. Cảm ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh". Những tiếng vive Ho Chi Minh!" lại rộ lên hưởng ứng câu nói của anh thương binh Đức.
Người tới Thất Khê đón thương binh là đại tá quân y Huya (Huard). ông mặt thường phục, thái độ rất khiêm nhường. Huya gặp lại ở đây những người sinh viên cũ ở trường Đại học Y khoa Hà Nội mà óng đã từng là giảng viên. Họ đã trở thành những y bác sĩ trong Quân đội Việt Nam. Mấy năm sau đó, ông sẽ còn gặp lại họ ở Điện Biên Phủ trong một hoàn cảnh tương tự.
Một thương binh đã được khiêng ra đường băng xin được ở lại đi chuyến sau, và đề nghị gặp ông chính trị viên đeo kính trắng. Đó là đồng chí Nguyễn Duy Liêm, phó ban địch vận của đại đoàn 308. Anh đã từng tranh luận với người thương binh này về vấn đề "dân chủ tư sản và dân chủ vô sản". Khi anh tới, người thương binh nói:
- "Tôi biết mình chỉ còn sống mấy ngày nữa thôi ông ạ.
Suốt đời tôi sống cô đơn, chung quanh tôi chỉ là sự lừa gạt, tôi căm ghét tất cả, kể cả đàn bà đẹp. Vì thế mà tôi đi lính lê dương để bắn giết, để trả thù đời! Đêm hôm qua, tôi không ngủ. Tôi kêu khát năm lần. Cả năm lần cô y tá đều mang nước cho tôi, vẻ mặt dịu hiền. Tôi hỏi: Tại sao cô không căm ghét tôi!. Cô trả lời: "Nếu gặp anh ở mặt trận, tôi sẽ bắn anh như bắn một con chó dại. Nhưng ở đây anh là kẻ bại trận, anh đã bị thương, chúng tôi đối xử với anh như với những con người". Tôi chỉ còn sống ít ngày nữa, nhưng chính thời gian ngằn ngủn đó lại là quãng đời tốt đẹp nhất của tôi. Quân. đội ông sẽ trung quân đội Pháp. ông hãy tự hào. Xin ông nhận lấy lời chúc tụng đầy kính trọng của một kẻ bại trận, bại trận mà sung sướng! Vĩnh biệt ông!".
Tôi thấy cần tranh thủ thời gian đi xem những vị trí địch trên đường số 4. Chúng ta sẽ còn gặp nhiều công trình phòng ngự kiểu này trong những trận đánh sắp tới. Tôi nghĩ nếu có thời gian sẽ cho các đơn vị diễn tập đánh công kiên ngay tại đây. Trong cuộc chiến tranh này, dù muốn hay không, cũng khó tránh những công trình phòng ngự ngày càng mạnh, của địch.
Tại Đông Khê, tôi nhận thấy một công trình phòng ngự bàng cụm cứ điểm gây cho bộ đội những khó khăn lớn hơn rất nhiều so với đánh một cứ điểm riêng lẻ cũng có quân số tương tự. Trận đánh Đông Khê kéo dài và thương vong nhiều là do ta đã chọn hướng đột phá chủ yếu đúng vào chỗ mạnh nhất của địch. Tôi rẽ sang phía tây thăm Cốc Xá, thấy rõ những gian lao của bộ đội ta trong cuộc chiến đấu trên vùng núi đá tai mèo, và sự dại dột của Lơpagiơ đã dấn thân vào một "tử địa".
Những vị trí khác trên dọn đường cho thấy cách phòng ngự theo tuyến như thế này bộc lộ nhiều nhược điểm mà ta có thể khai thác trên cơ sở chiến tranh nhân dân phát triển. Vị trí địch ở Đồng Đăng gây nhiều ấn tượng với tôi nhất. Công sự ở đây kiên cố hơn Đông Khê và Thất Khê nhiều. Hệ thống hỏa lực rất chặt chẽ. Tôi tự hỏi: Vì sao một vị trí như thế này mà địch lại bỏ! Nếu chúng cố thủ ở đây thì bộ đội ta sẽ gặp không ít khó khăn.
Thị xã Lạng Sơn cũng như thành phố Hải Phòng là những nơi bị quân Pháp chiếm đóng đầu tiên trên miền Bắc. Thị xã với những ngôi nhà cũ kiểu Pháp, trên đường phố có hai hàng cây phượng vĩ, vẫn như khi chưa có chiến tranh nếu địch không biến nó thành một đồn binh.
Chợ Kỳ Lừa vẫn có người họp. Thị xã đầy ắp bộ đội. Dân chúng hồ hởi. Xe ô tô vận tải của ta bật đèn pha ra vào thâu đêm chuyển vận chiến lợi phẩm ra ngoài đề phòng địch oanh tạc. Địch vội vã bỏ chạy khỏi Lạng Sơn để lại nhiều kho tàng nguyện vẹn. Lần đầu ta tiếp quản một thị xã mới giải phóng nên khá lúng túng, nhiều thứ bị thất thoát. Theo tài liệu của Pháp thì Côngxtăng đã để lại Lạng Sơn:
- " 500 tấn trang bị, 2.000 tấn quân nhu, 4.000 khẩu tiểu liên, 10.000 viên đạn pháo, 150 tấn thuốc, ước tính đủ trang bị cho 8 trung đoàn đối phương.
Tôi nhắc hậu cần đặc biệt chú ý thu thập và bảo quản đạn pháo, chúng ta hiện rất thiếu, và bạn cũng không có nhiều để viện trợ cho ta. Số đạn pháo lấy được ở Lạng Sơn đã rất có ích cho ta sau này. Tôi cũng nói với ủy ban tiếp quản duy trì những công sự phòng thủ đề phòng địch trở lại Lạng Sơn. Thăm Lạng Sơn xong, tôi quay lại Cao Bằng để kịp chuẩn bị hội nghị tổng kết. Dọc đường cứ tự hỏi: Vì sao quân Pháp vội vã rút lui! Chiến thắng của ta rất lớn nhưng phải chăng là do một loạt sai lầm của quân địch.
Chúng chủ quan, quá coi thường lực lượng ta, khi thất bại thì chúng quá hoảng hốt. Ngày đầu chiến dịch, 1 tiểu đoàn quân địch ở Đông Khê đã cầm cự trên 50 giờ với lực lượng của ta đông hơn chúng 9 lần. Nhưng cuối chiến dịch chỉ có 5 tiểu đoàn hỗn hợp của ta, lực lượng đã sứt mẻ qua mười ngày giao chiến, đã bao vây tiêu diệt 5 tiểu. đoàn của địch ở 477, trong đó 4 tiểu đoàn của Sáctông lực lượng còn nguyên vẹn! Trận 477 không phải là trường hợp cá biệt. ở Cốc Xá, 3 tiểu đoàn hỗn hợp của ta đã tiêu diệt 2 tiểu đoàn của Lơpagiơ phòng ngự tại một địa hình núi đá hiểm trở. Trên đinh Trọc Ngà chỉ 1 trung đội của 88 đã đánh bại 1 đại đội Ma rốc phòng ngự, được trang bị cả đại liên và súng cối... Và nếu địch không rút Đồng Đăng, Lạng Sơn...! Chắc chân chúng ta lại phải có một chiến dịch Lê Hồng Phong III để đẩy quân địch ra khỏi đường số 4. Sự phản ứng dây chuyền từ một chiến thắng như vừa qua mang lại cho ta bài học gì trong chiến tranh!
Trên chặng đường cuối cùng từ Đông Khê về Cao Bằng, lần đầu từ ngày đi chiến dịch, tôi bỗng cảm thấy mệt, đầu óc nặng trĩu. Nhẩm tính đã mười một đêm không ngủ, nhiều đêm ngồi trên lưng ngựa. Những ngày chiến dịch khẩn trương kéo dài suốt ba tháng đã qua. Niềm vui chiến thắng đã nhường chỗ cho một câu hỏi lớn: Sau chiến dịch này sẽ tiếp tục đánh địch ở đâu!...
Chợt nghe từ một bản nhỏ bên đường vang ra những tiếng đàn. Tôi ngỡ ngàng cứ như lần đầu nghe thấy những âm thanh này. Những âm thanh thật kỳ lạ. Những mệt mỏi tiêu tan, đầu óc trở nên trong suốt. Nó giống như một lần leo sườn dốc đứng ngột ngạt từ Khuôn Chu lên tới đỉnh Tam Đảo, bỗng được tắm mình trong hơi sương mát lạnh và luồng gió lành đầy sinh khí nơi non cao.
Cũng từ đó tôi yêu âm nhạc. Hình như Pythagore, một nhà hiền triết Hy Lạp ở thế kỷ V trước Công nguyên, đã nói âm nhạc có khả năng thanh lọc tâm hồn con người, thậm chí tác động tốt tới cả những bệnh tật trong cơ thể con người! Phải chăng tôi đã có cơ hội nhận biết điều đó. Tôi dừng ngựa, bàn với anh em vào bản tìm một nhà dân xin nghỉ lại đêm nay, sáng mai dậy sớm đi tiếp. Chúng tôi thu xếp xong chỗ nghỉ thì tiếng đàn đã ri ưng. Tôi nói với một cán bộ văn phòng đi tìm người vừa đánh đàn, và mời xem có: thể mang đàn tới đây chơi một vài bài. Lát sau, một chiến sĩ trẻ ôm cây guitar bước vào.
Tình hình thang thời gian này không có gì khẩn trương, tôi bảo văn phòng tạm ngừng liên lạc điện đài với các nơi trong một giờ, cùng nhau ngồi nghe âm nhạc.
Trước khi về Lam Sơn, Cao Bằng, nơi sẽ họp hội nghị tổng kết, tôi rẽ sang Thủy Khẩu. Đồng chí Lý Thiên Hữu, Phó tư lệnh Quân khu Quảng tây và Đoàn cố vấn Trung Quốc cũng đang có mặt tại đây..
Suốt thời gian chiến dịch, các đồng chí lãnh đạo và nhân dân tỉnh Quảng Tây đã giúp đỡ chúng ta tận tình.
Đồng chí Lý Thiên Hữu đã xuống tận Thủy Khẩu giáp biên giới Việt Nam nhiều ngày, đôn đốc việc vận chuyển gạo.
Cuộc gặp đồng chí Lý và Đoàn cố vấn sau chiến thắng được đánh dấu bằng một bữa rượu khiến tôi nhớ mãi. Tôi không uống được rượu, nhưng hôm đó đã uống một chén đầy và biết như thế nào là Bay rượu. Các đơn vị tham gia chiến dịch đã tập trung về Cao Bằng để tiến hành tổng kết bước đầu. Đây là chiến dịch lịch sử lớn đầu tiên của quân đội ta, nên công việc tổng kết được đặc biệt coi trọng. Tổng quân ủy chỉ đạo tiến hành từ cơ sở trở lên. Các cơ quan tham mưu, chính trị, cung cấp ngoài việc tổng kết công tác cơ quan mình, còn phải cử cán bộ xuống cơ sở theo dõi, chuẩn bị cho một hội nghị tổng kết lớn hơn của Bộ Tổng tư lệnh sẽ được mở tại Thái Nguyên. Bác gửi thư nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ "triệt để lợi dụng vũ khí tốt nhất là phê bình và tự phê bình một cáeh dân chứ, "phát triển thêm ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm" để "thắng to hơn nữa.
Đoàn cố vấn Trung Quốc đã có mặt ở Cao Bang. Lần này, đồng chí Vi Quốc Thanh ở lại sở chỉ huy cùng với tôi.
Tại hội nghị, đồng chí Trần Canh đã phát biểu nêu lên những nguyên nhân thành công của chiến dịch. Đồng chí đánh giá rất cao chiến thắng Biên Giới, rút ra những bài học quan trọng, và nói nhiều về bản chất của quân đội cách mạng.
Sau hội nghị, đồng chí Trần Canh, đồng chí Vi Quốc Thanh và tôi ngồi trao đổi với nhau trên nhà sàn quanh một tấm bản đồ trải rộng.
Đồng chí Trần nói:
- Chiến dịch này, bộ đội Việt Nam tiêu diệt và bắt sống khoảng 8.000 quân địch. Điều quan trọng là trong đó có 5 tiểu đoàn Âu Phi, quân ứng chiến tinh nhuệ nhất của Pháp bị tiêu diệt gọn..
Đồng chí Trần trỏ ngón tay vào con đường số 3 chạy thẳng từ Cao Bằng về Hà Nội, ước lượng: - 200 kilômét!... Quá gần! Rồi đồng chí vạch ba vòng tròn ở trung du, phía bắc và phía nam Hà Nội, nói tiếp:
- Phải ba chiến dịch như chiến dịch Biên Giới. Thời gian khoảng một năm.
Chúng tôi nhìn nhau mỉm cười.
- Đồng chí Trần Canh chuẩn bị rời Việt Nam. Đồng chí nhìn tôi, nói: Chiến dịch đã kết thúc đại thắng lợi, nay mai Quân đội Việt Nam Nam hạ, tôi muốn mời Võ Tổng cùng qua chơi Quảng Châu mấy ngày. - Tôi đang lo chuẩn bị phương án tác chiến mới. Mong rằng một thời gian không lâu nữa sẽ gặp đồng chí ở Bâc Kinh, chúng ta cùng đi thăm Vạn Lý trường thành.
Sau đó, Trần Canh sang chiến đấu ở Triều Tiên với cương vị Phó tư lệnh Chí nguyện quân Trưng Quốc. Khá lâu đồng chí Trần mới trở lại Việt Nam, đến Hà Nội với những vết bỏng bom napan trên mặt. Mỗi lần có dịp qua Trung Quốc, tôi thường tới thăm gia đình đồng chí Trần. Đồng chí để lại cho tôi ấn tượng đẹp về một soái tướng trong quân đội cách mạng "trí dũng song toàn", giầu tinh thần quốc tế và luôn luôn lạc quan, yêu đời.
Phối hợp với chiến dịch Biên Giới, các chiến trường đã đồng loạt tiến công địch. Trên hướng phối hợp Tây Bắc, từ ngày 12 tháng 9 năm 1950, các trụng đoàn 165 và 148 đã chủ động đánh địch khắp nơi, buộc chúng phải bỏ thị trấn Pa Kha, Si Ma Cai, Hoàng Su Phì, Bản Tấu, Bản Phiệt dồn về thị xã Lao Cai. Ngày 2 tháng 11 năm 1950, Cácpăngchiê ra lệnh bỏ thị xã Lao Cai, rút về Than Uyên. Cửa ngõ biên giới Tâ Bắt thông sang tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, được tiếp tục mở rộng.
Ở Thái Nguyên, 6 tiểu đoàn địch bị giam chân tại thị xã Trung đoàn 246 cùng bộ đội địa phương và dân quân du kích đã chủ động đánh nhiều trận tiêu hao địch. Ngày 10 thảng 10 năm 1950, địch buộc phải nhanh chóng rút khỏi Thái Nguyên. Tại Liên khu 3, đại đoàn 304 củng với chủ lực, bộ đội địa phương và đần quân du kích đã liên tiếp đánh địch ở Phát Diệm, Hà Nam, Hà Đông, tiêu diệt và bức rút trên 50 vị trí địch, phục kích chống càn, bắt 600 quân địch, thu nhiều vũ khí.
Bộ đội Bình - Trị - Thiên mở chiến dịch Phan Đình Phùng đột nhập thị xã Quảng Trị, đánh mìn trên đường Huế - Đà Nâng, thực hiện tiêu hao và giam chân quân địch tại chỗ. Liên khu 5 mở chiến dịch Hoàng Diệu. Trung đoàn 108 và bộ đội địa phương đột nhập đánh địch ở thị xã Đà Nằng, lật đổ một đoàn tàu trên đường Đà Nẵng - Huế.
Trung đoàn 803 tiến sâu vào Ninh Hòa, Khánh Hòa phát động chiến tranh du kích) diệt hàng chục tháp canh, thu hàng trăm súng các loại.
Tại Nam Bộ, để chia lửa với chiến dịch Biên Giới, Khu 7 mở chiến dịeb Bến Cát ở Thủ Dầu Một, cũng gọi là chiến dịch Lê Hồng Phong, nhằm cắt đứt đương số 7 và đường liên tỉnh 14, đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở thông đường tiếp tế về đồng bằng sông Cửu Long. Bộ chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí Tô Ký, chỉ huy trưởng, Lê Đức Anh, tham mưu trưởng, Nguyễn Duy Hanh, chính trị viên. Đây là chiến dịch đầu tiên được tiến hành ở miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp. Sau hơn một tháng tiến hành chiến dịch, các lực lượng vũ trang ta đánh 38 trận tiến công cứ điểm, 2 trận phục kích chặn viện, 43 trận đánh cơ giới, 2 trận chống càn, 204 lần đánh quấy rối, tiêu diệt 509 tên địch, làm bị thương 155 tên, bắt sống 120, đánh sập hàng chục tháp canh, đồn bốt, 12 cầu cống, phá hủy 84 xe quân sự, 5 đầu már xe lửa 7 thuyền máy và tàu đổ bộ, thu nhiều súng đạn, trang bị quân sự, lương thực. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy đã đánh giá: "Chiến dịch Bến Cát đánh dấu bước trưởng thành quan trọng của lực lượng vũ trang Khu 7, ủưa phong trào kháng chiến của quân và dân miền Đông Nam Bố hòa nhịp với cuộc kháng chiến trên chiến trường cả nước". Khu 8 mở chiến dịch Cầu Ngang ở Trà Vinh, diệt hàng chục tháp canh, lô cốt, nhận chìm 16 tàu thuyền trên sông Vàm CỎ Đông, phá đường 1 bìs và đường 13, giao thông có lúc tắc nghẽn ba ngày liền. Tại xã Long Sơn, bộ đội chặn đánh 2 tiểu đoàn địch đi tăng viện, diệt và làm bị thương 200 tên. Các tinh trong khu cũng đánh 93 trận lớn nhỏ, diệt 12 tháp canh, làm chết và bị thương hơn 500 quân địch, thu gần 500 súng. Quân và dân Khu 9 đánh mạnh ở Long Cháu, diệt 30 tháp canh và 180 địch. Ta còn phá kế hoạch láp ngụy quyền, ngụy quân ở các vùng Hòa Hảo, Cao Đài.
Ờ Lào, Liên quân Lào - Việt tiến công vị trí Sầm Tớ. Những hoạt động đều khắp trên các chiến trường đã ghìm chân quân địch ở mọi nơi. Trong mùa Đông năm 1950, bảy tiểu đoàn dù của đội quân viễn chinh, từ cuối tháng Chín, đã được rải ra khắp bốn phương tại Đông Dương:
Tiểu đoàn 1 đi với binh đoàn Lơpagiơ, tiểu đoàn 2 lê dương dù ở Pa Kha, tiểu đoàn 10 dù thuộc địa tăng cường cho Phát Diệm, tiểu đoàn 3 dù thuộc địa ở Lào chỉ trở về Hà Nội vào ngày 5 tháng 10 lại được tức tốc đưa lên Thất Khê và bị tiêu diệt; sau một tháng mệt nhoài vì những cuộc hành binh cảnh sát, tiểu đoàn dù 6 thuộc địa ở Trưng Bộ, tiểu đoàn dù 1 thuộc địa ở Nam Bộ, và cuối cùng tiểu đoàn dù 7 thuộc địa đều được đưa về Hà Nội ngày 28 tháng 9 để chiếm thị xã Thái Nguyên. Tổng chỉ huy không còn một lực lượng dự bị nào để đưa lên đường số 4 nếu cuộc chiến đấu chuyển sang hướng xấư.
Riêng tại chiến dịch Biên Giới, ta đã diệt và bắt trên 8.000 quân địch, gồm 8 tiểu đoàn Âu Phi tinh nhuệ, và 2 tiểu đoàn ngụy. Số đơn vị Âu Phi bị diệt chiếm 55% lực lượng cơ động trên chiến trường Bắc Bộ, tức 41% lực lượng cơ động trên toàn chiến trường Đông Dương.
Trên hướng Đông Bắc, ta đã hoàn toàn làm chủ 200 kilômét đường số 4, gấp ba độ dài dự kiến trong kế hoạch, mở thông đường giao thông quốc tế ở hướng quan trọng này, đồng thời mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
Ta đã giải phóng 17 thị trấn, 5 thị xã ít nhiều có tầm quan trọng về chiến lược, là: Cao Bằng, Lạng Sơn, Lao Cai, Thái Nguyên, Hòa Bình. Riêng trên vùng núi Bắc Bộ, với việc tiêu diệt và bức rút 110 vị trí lớn, nhỏ, ta đã giải phóng hai phần ba biên giới Việt - Trung với trên 4.000 kilômét vuông.
Từ ngày đầu chiến tranh, trường học lớn, trường học đích thực của bộ đội ta, là chiến trường. Chiến dịch nào cũng kết thúc bằng một cuộc tổng kết. Chiến dịch lần này phát triển khá thuận lợi. Đã xuất hiện ở nhiều cán bộ, chiến sĩ tư tưởng đánh địch quá dễ, tự bằng lòng:
Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo công tác tổng kết chiến dịch phải tiến hành thật nghiêm túc, làm thật kỹ từ đại đội trở lên.
Ngày 27 tháng 11 năm 1950, Hội nghị tổng kết chiến dịch Biên Giới được tổ chức tại Chợ Đồn, Thái Nguyên.
Những đơn vị đã tham dự chiến dịch trên mặt trận chính, các mặt trận phối hợp ở miền Bắc đều về dự đông đủ.
Chúng ta còn. mời thêm hai đại biểu từ Liên khu 5 và Bình Trị Thiên ra, đồng chí Nguyễn Chánh và đồng chí Trần Quý Hai:.
Mọi người gặp nhau rất phấn khởi. Sau những trận mưa dầm dề, thời tiết Việt Bâc đã trở lại khô ráo. Nhiều cán bộ xúng xính chiếc veste canadienne xanh rêu láng bóng, đi giày da, đeo súng Mỹ thu được từ những kho chiến lợi phẩm còn nguyên vẹn. Mùa đông lạnh lẽo của chiến tranh đã qua. Núi rừng Việt Bắc sạch bóng quân thù. Chân trời mở ra phía trước với những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Hà Nội đã hiện lên không còn xa.
Đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh thay mặt Đảng khen ngợi toàn thể cán bộ, chiến sĩ và đồng bào trên các mặt trận đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang, riêng các chiến sĩ ở mặt trận Cao Bắc Lạng đã làm vượt mức "chiếm giải quán quân trong phong trào thi đua giết giặc lập công". Về nguyên nhân thắng lợi, đồng chí chỉ. rõ:
Đó là do Quân dân nhất trí, trên dưới một lòng. Bộ đội anh dũng hy sinh giết giặc. Nhân dân ta hăng hái phục vụ bộ đội, tham gia chiến tranh. Ta có chiến lược, chiến thuật đúng, lại được Trung ương trực tiếp chỉ huy chiến dịch, Hồ Chủ tịch ra tiền tuyến lãnh đạo động viên tinh thần, đồng thời ta được nhân dân nước bạn tận tâm giúp đỡ"
Những tràng pháo tay nổi lên không ngớt khi Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện. Bác đã có mặt ở biên giới từ trước ngày mở chiến dịch. Người (:ùng đi với dân công, thanh niên xung phong. Người tìm hiểu tâm tư cán bộ, chiến sĩ trước trận đánh. Người ở sở chỉ huy chiến dịch, lên đài quan sát, theo dõi từng giờ những diễn biến của mặt trận, và có những quyết định, chỉ thị kịp thời. Trong suốt chiến dịch, với những lởi hiệu triệu, những bức thư ngắn gửi bộ đội, đồng bào, mọi người lúc nào cũng như thấy Bác ở bên. Sau chiến thắng, Bác đi thăm thương binh, thăm bộ đội, gặp cả Lơpagiơ, Sác tông trong bộ quần áo cải trang, chuyện trò để tìm hiểu tâm trạng của những viên chỉ huy thất trận...
Bác chính là linh hồn của chiến dịch, linh hồn của chiến thắng. Bác đã có một bài phát biểu rất quan trọng với hội nghị..
- " Chiến dịch này có nhiều kinh nghiệm, tốt xấu đều có cần phải tổng kết, phổ biến và học tập. Tóm lại có mấy điểm chính:.
Trưng ương lãnh đạo sáng suốt. Các cấp địa phương chỉ đạo đúng đắn. Các cơ quan quân, dân, chính đoàn kết, phối hợp chặt chẽ, hành động nhất trí. Chiến sĩ ta rất hăng hái, anh dũng. Những gương chặt nốt tay bị thương cho dễ xung phong, ôm thuốc nổ nhảy vào công sự địch, nhịn đói ba, bốn ngày vẫn cứ hăng, tích cực và quả cảm chiến đấu, v.v... đã tỏ rõ điều đó. Nhân dân ta rất tốt. Chưa bao giờ có những đoản phụ nữ Kinh, Mán, Thổ, Nùng, v.v... đi tiếp tế vận tải đông đảo như vậy. Khó nhọc, khổ sở, nguy hiểm, mà vẫn hăng hái, vui vẻ, dũng cảm. Thật là đáng khâm phục...Giặc chủ quan, khinh địch, không ngờ ta mạnh như vậy và tiến bộ nhanh như vậy, nên chúng hớ hênh không đề phòng cẩn thận.
Chớ chủ quan tếu, cho rằng từ nay về sau sẽ thắng lợi mại, không gặp khó khăn thất bại nữa. Trận thắng này mới chỉ là một thắng lợi bước đầu. (...) Từ nay ch.o tới khi hoàn toàn thắng lợi, ta còn gặp nhiều khó khăn, có thể còn phải trải qua nhiều thất bại. Đánh nhau có thắng bại là thường. Điều cốt yếu là ta giành được tháng lợi cuối cùng.
Chớ khinh địch. Không phải địch co lại để nằm yên, mà co lại để nhảy ra. Chúng đang cố tranh thủ thời gian chuẩn bị để trả thù.
Ta phải tranh thủ thời gian chuẩn bị. Đó là một điều kiện để kháng đối phương. Trong quân sự, thời gian là rất quan trọng... Có tranh thủ thời gian, mới bảo đảm được yếu tố trạng địch. Cũng để tranh thủ thời gian mà hội nghị này phải họp ngắn. Báo cáo phải gọn gàng nêu cho được điểm chính cần thiết, không nên nói dài dòng, mất thì giờ vô ích..."……
Những điều Bác căn dặn không chỉ có giá trị quan trọng trong thời gian sắp tới mà trong cả cuộc chiến tranh.
Chúng ta đã rút ra nhiều bài học lớn từ chiến dịch Biên Giới. Về chỉ đạo chiến địch, có ưu điểm lớn là chọn đúng điểm đột phá chiến dịch, kiên trì chờ viện, tập trung lực lượng tiêu diệt từng bộ phận quân viện tiến tới tiêu diệt hoàn toàn. Khuyết điểm là không dự kiến được sự tan vỡ của quân địch trên toàn tuyến đường số 4 nên bỏ lỡ thời cơ tiêu diệt quân địch khi rút nhạy.
Trong tác chiến, bộ đội đánh vận động lớn lần đầu rất tốt, chỉ sử dụng những lực lượng không nhiều mà vẫn tiêu diệt được những bộ phận đông quân địch, và ít bị tiêu hao. Tuy nhiên, có một số khuyết điểm. Trận Đông Khê, công tác điều tra chưa tốt, không nắm được những hỏa điểm ngầm trong đồn địch, chọn hướng đột phá không đúng, ngay đầu một mũi tiến công đi lạc, nên mặc dù lực lượng ta đông, quân địch trong cử điểm thấp hơn mức dự kiến (chỉ có 2 đại đội tăng cường) mà trận đánh kéo dài, bộ đội tiêu hao nhiều: Nguyên nhân là do tư tưởng chủ quan vì vị trí này mới bị trung đoàn 174 tiêu diệt không khó khăn hồi tháng Năm. Đại đoàn 308 để trống trận địa một ngày bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt quân viện khi chúng đi qua. Tham mưu không nắm kịp thời địch rút Cao Bằng nên ta không kịp tổ chức đánh địch trên đường di chuyển.
Vấn đề nổi bật trong chiến dịch là chiến thuật đánh điểm diệt viện. Các bạn Trung Quốc đặc biệt coi trọng chiến thuật này. Trước đây do trang bị vũ khí yếu kém, ta chủ trương tránh lực lượng cơ động của địch, chúng bao giờ cũng- có hởa lực mạnh và thường được không quân và pháo binh yểm trợ. Chúng ta chỉ đánh những trận phục kích nhanh ban ngày nhắm vào những đoàn quân xa, hoặc những đơn vị nhỏ di chuyển. Những trận đánh cứ điểm nhỏ của ta đều phải kết thúc trong đêm. Ở Tây Bắc, nhờ đìa hình thuận lợi, anh Lê Trọng Tấn đã vận dụng đánh điểm diệt viện thành công trong trận MỎ Hẻm.
Nhưng cũng tại Tây Bắc, trong trận phố Lu, ta bao vây quân địch dài ngày, nhưng chỉ bố trí một lực lượng nhỏ chờ quân viện tới, xua chúng quay trở lại mà không có kế hoạch tiêu diệt! Công tác tham mưu đã, có một bước trưởng. thành trong chiến dịch. Tuy cán bộ chỉ được đào tạo, rèn luyện qua thực tế chiến đấu, còn mang tác phong của chiến tranh du kích, phương tiện thông tin và trinh sát thiếu thốn, nhưng cơ quan tham mưu đã có nỗ lực lớn trong đánh giá tình hình địch, quán triệt đường lối quân sự của Đảng, phát huy sự hiểu biết và kinh nghiệm giúp Bộ chỉ huy chỉ đạo chiến dịch và hạ quyết tâm kịp thời.
Công tác hậu cần trong chiến dịch giữ một vai trò quan trọng góp phần vào thằng lợi. Đây là lần đầu tiên ngành hậu cần bảo đảm một chiến dịch quy mô lớn và dài ngày trên một địa bàn dân cư thưa thớt và rất thiếu lương thực. Trong toàn chiến dịch, cơ quan hậu cần đã cung cấp 1.886 tấn gạo, thực phẩm, 41 tấn đạn, cấp cứu 1 200 thương binh, nuôi dưỡng 3.500 tù binh. Các địa phương ở Việt Bậc, đặc biệt là hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, đã có đóng góp rất lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thự khen đồng bào ba tỉnh Cao - Bậc - Lạng với lời cảm ơn: "Tôi trân trọng thay mặt Chính phủ và Quân đội cảm tạ đồng bào. Anh Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp, trực tiếp phụ trách công tác hậu cần chiến dịch, được Bác biểu dương trong Hội nghị tổng kết chiến dịch.
Nhân dân tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, mặc dù được giải phóng chưa lâu, còn gặp nhiều khó khăn, nhưng đã hết lòng đóng góp lương thực cho chiến dịch. Những đoàn xe vận tải của Quân giải phóng Trung Quốc chạy thâu đêm cả tháng ròng trên những con đường cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc.
Cho tới hết năm 1950, ta đả tiếp nhận của Trung Quốc: 1.020 tấn vũ khí đạn dược, 180 tấn quân trang quân dụng, 2.634 tấn gạo, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 800 tấn hàng quân giới, 30 ô tô, 120 tấn xăng dầu và phụ tùng ô tô. Viện trợ của Trung Quốc là nguồn cung cấp quan trọng và hiệu quả cho chiến dịch.
Chiến dịch Biên Giới xứng đáng mở đầu một thời kỳ mới, thời kỳ chuyển sang phản công và tiến công của quân đội ta. Đây là một chiến dịch vận động tiến công điển hình trong kháng chiến chống Pháp. Đã có một sự trưởng thành trong chỉ đạo chiến dịch, trong nghệ thuật quân sự thể hiện từ khâu chọn điểm đột phá, bày trận chờ địch, điều binh, chuyển hóa thế trận nhanh chóng, tập trung giải quyết những trận then chốt. Chúng ta đã biết khai thác tối đa những sai lầm của địch, vận dụng tối đa sức mạnh binh lực còn hạn chế của ta, biến kẻ địch mạnh thành kẻ địch yếu, biết khác phục những sơ suất, những nhược điểm của bộ đội ta lần đầu tiến hành một trận đánh lớn, để cuối cùng giành toàn thang.
Trong chiến dịch, hôm lên đài quan sát theo dõi trận Đông Khê, Bác đã làm một bài thơ chữ Hán.
ĐĂNG SƠN
Huề trượng đăng sơn quan trận địa
Vạn trùng sơn ủng vạn trùng vân..
Nghĩa binh tráng khí thôn ngưu đẩu
Thệ diệt sài lang xâm lược quân".
Nhà thơ Xuân Diệu dịch như sau:
LÊN NÚI
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cay".
Bản dịch hay, chỉ tiếc hai chữ "sài lang” dịch thành "sói cầy” chưa ổn. Qua bài thơ hiện lên hình ảnh quen thuộc của Người, phong thái ung dung, tự tại giữa chiến trường, hào khí chiến đấu của các chiến sĩ hòa quyện với khí thiêng sông núi. Được làm ra giữa lúc trận đánh mở màn đang gặp khó khăn, nó là sự tiên đoán chiến thắng to lớn trong chiến dịch. Bài Đăng sơn gợi nhớ những câu thơ bất hủ của Lý Thường Kiệt sau khi đánh thắng giặt Tống 900 năm trước, được coi là Tuyên ngôn Độc lập lần thứ nhất của Việt Nam: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...".
Ít ngày sau chiến thắng Cao Lạng, chúng tôi nhận được mấy câu thơ chúc mừng chiến thắng bâng chữ Hán của Chủ tịch Mao Trạch Đông:
"Thanh niên đích Việt Nam quân.
Nhất minh kinh nhân".
Tạm dịch:
"Quân dội Việt Nam trẻ tuổi
Cất một tiếng người người kinh sợ".
Sở Trang Vương thời Đông Chu lên làm vua đã ba năm, chỉ ham mê săn bân, vui chơi với mĩ nữ trong cung.
Một triều thần kể với nhà vua câu chuyện: "Có một con chim lớn, lông đủ năm sắc, đậu trên gò cao nước Sở, đã ba năm mà không bay, cũng không kêu, không biết là con chim gì!". Sở Trang Vương hiểu ý, nói: "Con chim ấy không phải chim thường, ba năm không bay, bay tất cao đến tận trời; ba năm không kêu, kêu tất làm cho người ta khiếp sợ (Tam niên bất minh, Nhất minh kinh nhân)".
Sau đó, Sở Trang Vương được xếp vào một trong "ngũ bá" thời Xuân Thu.
Chủ tịch Mao chỉ mượn bốn chữ của người xưa, mà nói lên được chiến thắng vang dội lần đầu của quân và dân ta trong chiến dịch Biên Giới. Chiến dịch Biên Giới cũng chính là trận đánh vận động lớn ta khơi luồng đi tới trận đánh quyết định sau này.