- Tôi phải thú nhận với chú một điều, - Ivan nói, - tôi chưa bao giờ hiểu được làm sao có thể yêu được đồng loại. Theo tôi, chính đồng loại mới là những kẻ ta không thể nào yêu được, hoạ chăng là những người ở xa thì may ra. Tôi đã có đọc ở đâu đó về 'Gioan nhân từ" (một vị thánh)(1): một người qua đường đói rét xin thánh sưởi ấm cho, ông ta lên nằm cùng giường với người ấy ôm lấy ấy hà hơi vào miệng y, mà miệng y thì mưng mủ và hôi thối vì một bệnh khủng khiếp gì không rõ. Tôi tin chắc thánh phải gắng tự dối mình để làm được như thế, do thấm nhuần bổn phận phải yêu người, do tự hành thân để giải tội. Muốn yêu được một con người thì phải giấu mặt đi, hễ phô mặt ra là tình yêu biến mất.- Trưởng lão Zoxima đã nhiều lần nói đến điều ấy, - Aliosa lưu ý - Cha cũng nói rằng đối với nhiều người ít kinh nghiệm về tình yêu, nhiều khi bộ mặt con người là trở ngại ngăn cản người ta yêu nhau. Thế nhưng trong nhân loại vẫn có nhiều tình yêu, kể cả tình yêu gần như tình yêu của Chúa Kito, điều đó thì tôi biết qua kinh nghiệm bản thân, anh Ivan ạ.- Còn tôi thì hiện thời tôi chưa biết điều đó và không thể nào hiểu được, và rất nhiều người cũng như tôi. Vấn đề là: đấy là do tính xấu của người đời, hay bản lĩnh con người vốn như thế. Tôi cho rộng lòng yêu người của Chúa Kito là một thứ phép lạ không thể có trên cõi thế. Thì Ngài là Chúa Trời mà. Nhưng chúng ta không phải là Chúa Trời. Chẳng hạn, giả sử tôi đau khổ sâu sắc, những người khác không bao giờ có thể biết được tôi đau khổ dường nào, vì đấy là người khác, chứ không phải là tôi, vả lại ít có người chịu thừa nhận kẻ khác là con người đau khổ (dường như đấy là một phẩm tước). Tại sao vậy, chú nghĩ thế nào? Ấy là bởi tôi có mùi hôi hám chẳng hạn, hay tại mặt tôi nom đần độn, hay tại tôi đã có lần giẫm phải chân người đó. Với lại, đau khổ có nhiều loại: nỗi đau khổ loại này thì ân nhân của tôi còn chấp nhận được, nhưng loại đau khổ cao hơn một chút, đau khổ vẻ tư tưởng chẳng hạn thì không được, hãn hữu lắm ngài mới cho phép, bởi vì giả dụ ngài nhìn tôi và bỗng thấy mặt tôi không phải là bộ mặt mà trí tưởng tượng của ngài hình dung ra cho một người đau khổ về một tư tưởng như thế. Vậy là lập tức ngài tước bỏ những ân huệ ban cho tôi, mà hoàn toàn không phải là độc ác Người hành khất, đặc biệt là những người hành khất cao quý, không bao giờ nên xuất đầu lộ diện, mà phải xin bố thí qua báo chí. Về lý thuyết thì vẫn có thể yêu đồng loại, dù là yêu từ xa, nhưng ở gần thì hầu như không bao giờ. Nếu mọi cái như trên sân khấu trong vũ ba lê, nhưng kẻ hành khất xuất hiện trong những bộ quần áo rách bằng tơ lụa và những tấm đăng ten tơi tả, xin bố thí bằng động tác vũ duyên dáng thì có thể thích thú ngấm nhìn họ. Nhìn mà thích thú, chứ vẫn không yêu. Những chuyện ấy nói thế đủ rồi. Tôi chỉ cần đặt chú vào điểm nhìn của tôi. Tôi muốn nói về nỗi đau khổ của nhân loại nói chung, nhưng tốt hơn hết là ta đừng lôi ở nỗi đau khổ của trẻ em mà thôi, điều đó sẽ làm cho quy mô lý lẽ của tôi giảm bớt đi mười lần, nhưng chỉ nói về trẻ em thôi thì hơn. Như vậy thì bất lợi cho tôi hơn, tất nhiên. Nhưng thứ nhất, trẻ em thì ở gần vẫn có thể yêu chúng được, cho dù chúng bẩn thỉu, cho dù mặt mũi chúng xấu xí (nhưng tôi cho rằng trẻ em không bao giờ xấu xí). Hai nữa, tôi không nói đến người lớn còn vì lẽ họ đáng kinh tởm, không đáng được yêu, họ đang phải chịu sự trừng phạt: họ đã ăn quả cấm và nhận biết được thiện ác, họ đã trở nên "giống như Chúa Trời". Bây giờ họ vẫn tiếp tục ăn quả cấm. Nhưng trẻ em chưa ăn gì cả và chưa phạm tội gì hết. Chú có yêu tôi không, Aliosa? Tôi biết chú yêu trẻ, chú sẽ hiểu được vì sao lúc này lôi chỉ muốn nói đến trẻ em. Trẻ em trên trái đất cũng đau khổ nhiều không, cố nhiên đấy là để chuộc tội cho cha, chúng bị trừng phạt vì cha chúng đã ăn quả cấm, - nhưng đấy là lập luận của thế giới khác trái tim người trên cõi đất này không hiểu được. Người vô tội nhất là lại vô tội như trẻ thơ, không thể phải đau khổ thay cho kẻ khác! Tôi làm chú ngạc nhiên, Aliosa, nhưng tôi cũng yêu trẻ lắm. Và xin lưu ý cho một điều: những kẻ tàn ác, đam mê, ham nhục dục, nhưng kẻ dòng họ Karamazov, đôi khi cũng rất yêu trẻ. Trẻ em, chí ít là trẻ dưới bảy tuổi, khác xa người lớn: đấy tuồng như là một thực thể khác, một bản chất khác. Tôi biết một tên cướp bị giam trong tù: trong thời gian còn hoành hành, ban đêm khi lọt vào nhà người ta để cướp bóc, nhiều khi hắn giết cả từng gia đình, tiện tay cắt cổ luôn mấy đứa trẻ. Nhưng khi ở tù hắn yêu trẻ lạ lùng. Qua cửa sổ phòng giam, hắn chỉ nhìn bọn trẻ chơi trong sân nhà tù. Hắn đã làm cho một thằng bé nhỏ tuổi quen đến gần cửa sổ chỗ hắn. Thằng bé rất thân với hắn… Chú có biết tôi nói những chuyện ấy để làm gì không, Aliosa? Tôi hơi đau đầu và tôi buồn.- Anh nom có vẻ kỳ lạ, - Aliosa nhận xét với vẻ lo lắng, - tuồng như anh loạn trí thế nào ấy.- A mà mới đây một người Bungari ở Moskva có kể với tôi câu chuyện. - Ivan Fedorovich nói tiếp, như thể không nghe cậu em nói. - Người Thổ và người Trerkex giở trò tàn ác ở khắp nơi trên đất Bungati, vì sợ cuộc nổi dậy toàn thể của người Xlavơ. Chúng đốt nhà, cắt cổ, hãm hiếp đàn bà và trẻ em, đóng đinh tai những người bị bắt vào hàng rào, để như thế đến sáng, rồi đem treo cổ, và đủ mọi hành động khác không thể nào tưởng tượng nối. Thực ra, đôi khi người ta nói về sự tàn bạo "thú vật" của con người, nhưng như vậy thật là oan ức cho thú vật: thú vật không bao giờ tàn bạo được như người, con người tàn bạo một cách tài tình có nghệ thuật. Hổ chỉ cắn xé, và chỉ biết làm như thế thôi. Nó không bao giờ nghĩ ra được cái trò dùng đinh đóng tai người ta vào hàng rào suốt đêm, cho dù nó có thể làm được việc đó đi nữa. Xin nói thêm là bọn Thổ Nhĩ Kỳ ấy hành hạ cả trẻ con với một khoái lạc bạo dâm, kể từ việc dùng dao găm rạch bụng mẹ lôi cái thai ra: cho đến việc tung đứa hài nhi lên rồi dùng lưỡi lê xọc lấy ngay trước mắt bà mẹ. Thích thú nhất là làm ngay trước mặt các bà mẹ. Tuy nhiên, có một cảnh làm tôi hết sức quan tâm. Chú hãy tưởng tượng xem: một đứa hài nhi trên tay bà mẹ đang sợ run lên, mấy tên Thổ Nhĩ Kỳ quây xung quanh. Chúng định bày ra một trò vui: chúng vuốt ve đứa bé, cười để làm cho nó cười, chúng thành công, đứa bé cười sằng sắc. Lúc ấy một tên Thổ Nhĩ Kỳ chĩa nòng súng lục vào sát mặt đứa bé, cách chưa đến một gang tay. Đứa bé cười to vui sướng, đưa đôi tay bé xíu ra với lấy cây súng, thế là nhà nghệ sĩ đột nhiên bóp cò, bắn vớ đầu đứa bé con… Có nghệ thuật đấy chứ, phải không? Vậy mà người ta bảo là người Thổ thích của ngọt đấy.- Anh ơi, anh nói tất cả những chuyện ấy để làm gì nhỉ?- Tôi cho rằng nếu không có quỷ thì tức là quỷ do người tạo ra, những người tạo ra quỷ theo hình ảnh của mình và giống như mình.- Nếu vậy thì cả Chúa Trời cũng thế.- Chú xoay trở ngôn từ khéo lạ, như Polomux đã nói trong "Hamlet". - Ivan bật cười. - Chú nắm ngay lấy lời tôi để vặn tôi, thôi được, tôi lấy làm mừng Chúa Trời của chú rõ thật là tệ hại khi tạo ra con người theo hình ảnh của mình và giống như mình. Ban nãy chú hỏi tôi về những chuyện ấy để làm gì. Chú ạ, tôi là người thích sưu tầm các sự kiện và chẳng biết chú có tin hay không, tôi ghi chép và thu thập những chuyện đăng trên báo và nghe kể nguồn gốc từ đâu, đấy là một loại chuyện phiếm, và tôi đã lập được một bộ sưu tập dày dặn. Bọn Thổ Nhĩ Kỳ cố nhiên là có mặt trong bộ sưu tập đó, nhưng đấy toàn là người nước ngoài. Tôi có cả những chuyện trong nước thậm chí còn hơn cả chuyện về người Thổ Nhĩ Kỳ. Chú ạ, ở ta việc đánh đập, dùng roi vọt xảy ra nhiều hơn, đấy là ảnh chất dân tộc: ở ta không thể có chuyện đóng đinh tai người, dùsao chúng ta cũng là người châu Âu, nhưng dùng roi vọt là tài nghệ riêng không thể tước bỏ được của chúng ta. Ở nước ngoài bây giờ hình như không có chuyện đánh người, phong tục đã thuần hoá hay luật pháp khiến người ta không dám dùng roi đánh người, nhưng họ đã bù đắp lại bằng một thói quen khác cũng có tính chất dân tộc như thói quen của chúng ta, và có tính dân tộc đậm nét đến nỗi cách đó dường như không thể dùng ở nước ta, mặc dù hình như nó có du nhập vào nước ta, đặc biệt là thời kỳ có phong trào tôn giáo trong giới thượng lưu của ta. Tôi có một cuốn sách mỏng rất lý thú, dịch từ tiếng Pháp, viết về chuyện ở Giơnevơ, mới gần đây thôi chỉ mới năm năm trước, người ta xử tử một tên hung đồ và giết người tên là Risa, hắn mới có hai mươi tư tuổi, đã ăn năn và cải theo đạo Kito ngay trước khi lên đoạn đầu đài. Gã Risa ấy là đứa con hoang không rõ của ai, mới lên sáu hắn đã bị người ta đem cho những người chăn cừu Thuỵ Sĩ ở trên núi. Những người này nuôi hắn để có người làm. Ở với họ, hắn lớn lên như một con thú hoang d, họ chẳng dạy dỗ gì hắn cả, mới lên bẩy hắn đã phải đi chăn cừu, chịu mưa gió rét mướt, gần đây không có quần áo và không được nuôi ăn. Khi làm như vậy, cố nhiên không người nào trong bọn họ đắn đo và ân hận, trái lại họ cho rằng đấy hoàn toàn là quyền của họ, bởi vì người ta đã đem Risa cho họ như cho một đồ vật, thậm chí họ thấy không cần phải cho nó ăn. Chính Risa kể lại rằng trong những năm ấy, như đứa con lưu lạc trong Phúc âm, hắn thèm ăn vô cùng, dù là ăn món cám hỗn hợp nuôi vỗ heo cho chóng béo để đem bán, nhưng ngay cả thứ đó người ta cũng không cho hắn và khi hắn lấy trộm ăn thì lại bị đánh đập tàn nhẫn. Hắn sống như thế suốt thời thơ ấu và thời thanh niên, cho đến khi lớn lên, cứng gân mạnh cốt, hắn bắt đầu đi ăn cắp. Kẻ mọi rợ ấy đi làm còng nhật để kiếm tiền ở Giơnevơ, kiếm được bao nhiêu uống rượu hết, sống như con quái vật và cuối cùng hắn giết một ông già để cướp của. Hắn bị bắt, bị đưa ra toà và lãnh án tử hình. Ở đây người ta không có tính đa cảm. Ở trong tù, lập tức hắn bị mấy ông mục sư, mấy ông uỷ viên các hội Kito giáo, mấy bà từ thiện… bâu lấy. Các ông các bà dạy cho hắn biết đọc biết viết, giảng Phúc âm, khuyên nhủ, thuyết phục, nhiếc móc, nài ép hắn, cuối cùng hắn long trọng thú nhận là mình phạm tội ác. Hắn tự tay viết cho toà án rằng hắn là con quái vật, nhưng rút cục hắn đã xứng đáng được Chúa Trời soi sáng và ban ân cho hắn. Cả Giơnevơ xúc động, thành Giơnevơ từ thiện và ngoan đạo. Tất cả những người cao quý có giáo dục đổ đến nhà tù gặp hắn. Người ta ôm hôn Risa: "Cậu là anh em của chúng tôi, Chúa đã xuống ơn cho cậu!". Risa chỉ khóc vì cảm kích: "Vâng Chúa đã xuống ơn cho tôi! Trước kia, suốt thời thơ ấu và thanh niên, được miếng cám lợn là tôi vui sướng, còn bây giờ Chúa đã xuống ơn cả cho tôi, tôi chết trong Chúa" - "Phải, phải, Risa, hãy chết trong Chúa, cậu đã làm đổ máu thì cậu phải chết trong Chúa. Cậu không hề biết Chúa thì không phải là có tội khi cậu thèm cám heo và bị đánh đập vì ăn cắp cám heo. Cậu làm thế là rất không tốt, vì không có phép đâu ăn cắp, nhưng cậu đã làm đổ máu thì cậu phải chết". Thế rồi ngày cuối cùng đã đến, Risa suy nhược, khóc lóc và chỉ luôn miệng nhắc đi nhắc lại: "Hôm nay là ngày tốt đẹp nhất đời tôi, tôi về với Chúa!" - "Phải, - các mục sư, các pháp quan và các bà từ thiện la lên, - hôm nay là ngày hạnh phúc nhất đời anh, vì anh về với Chúa!" - Cả bọn đi theo chiếc xe bêu nhục chở Risa ra chỗ chém đầu, người ngồi xe riêng, kẻ đi bộ. Họ đến pháp trường:- Hãy chết đi, người anh em, - người ta gào lên với Risa, - hãy chết trong Chúa, vì Chúa đã xuống ơn cho cậu!". Rồi anh chàng Risa, nhận không biết bao nhiêu cái hôn của những người anh em, bị kéo lên đoạn đầu đài, bị đặt lên thớt chém, và vì tình anh em, người ta chặt đầu hắn, bởi Chúa đã xuống ơn cho hắn. Câu chuyện thật đặc sắc. Tập sách mỏng ấy được dịch sang tiếng Nga bởi những người từ thiện theo đạo Lute trong giới thượng lưu và được đem phát không coi như phụ trương của một số báo và ấn phẩm khác, cốt là để giáo dục dân Nga. Câu chuyện Risa bổ ích vì nó có tính dân tộc. Ở ta mặc dù thật là lố bịch nếu chặt đầu người anh em chỉ vì người đó đã trở thành anh em của ta và Chúa đã xuống chỉ cho người đó, nhưng tôi nhắc lại, chúng ta có,thói tục của chúng ta, gần như không thua kém. Ở ta, hành hạ bằng cách đánh đập là một truyền thống lịch sử, đem lại khoái lạc trực tiếp và mau lẹ nhất. Nekraxov có bài thơ kể câu chuyện gã mugich dùng roi quất vào mắt con ngựa, "vào cắp mắt hiền lành". Ai mà chưa từng thấy cảnh đó, đấy là đặc tính Nga. Nhà thơ miêu tả một con ngựa đuổi sức, phải kéo chiếc xe chất quá nặng, xe sa lầy và con vật không thể kéo lên được. Gã mugich đánh nó, đánh một cách điên cuồng, đánh mà không hiểu mình làm gì, trong cơn hăng say gã quất túi bụi nhưng đòn cực đau: "Dù mày không còn sức cũng cứ phải kéo đi, chết cũng cứ phải kéo đi!". Con ngựa lồng lộn, gã lại dùng roi quất con vật không phương tự vệ, quất vào "cắp mát hiền lành" đang ứa lệ. Con vật cuống cuồng lồng lên, kéo được chiếc xe ra và cất bước, toàn thân run rẩy, ngạt thở, loạng choạng, thỉnh thoảng lại nhảy cẫng lên, nom thiếu tự nhiên và nhục nhã. Nekraxov vẽ ra một cảnh thật khủng khiếp. Nhưng đấy mới chỉ là con ngựa, nhưng ngựa là trời cho ta để quất roi. Chính bọn Tarta đã giải thích cho chúng ta như thế và tặng chúng ta chiếc roi để làm kỷ niệm. Nhưng cũng có thể dùng roi đánh cả người nữa chứ. Có một ngài trí thức hắn hoi cùng với bà vợ dùng roi đánh con gái mình, con bé mới có bảy tuổi, chuyện ấy tôi đã ghi lại tỉ mỉ. Ông bố vui sướng vì thanh roi có mắt mấu, "đánh sẽ đau hơn", ông ta nói, và ông ta bắt đầu "nện" con gái mình. Tôi biết chắc hẳn là có những người càng đánh càng hăng, cứ mỗi roi càng bốc lên đến mức cảm thấy một khoái lạc nhục dục, đúng là một khoái lạc nhục dục, cứ mỗi rồi sau lại khoái hơn rồi trước, tăng đến không ngừng Họ đánh một phút, rồi năm phút, rồi mười phút, càng về sau càng mạnh tay hơn, gấp hơn, ác liệt hơn. Đứa trẻ kêu gào, cuối cũng không gào được nữa, nghẹn thở: "Ba ơi, ba, ba thân yêu ba yêu quý!". Vụ đó thành chuyện tai tiếng om sòm và ra đến toà. Người ta thuê trạng sư. Dân Nga từ lâu đã gọi trạng sư của chúng ta là "ablakat"(2) - lương tâm thuê mướn. Trạng sư lớn tiếng cãi cho khách hàng của mình. "Đây là việc mọn, việc gia đình bình thường, bố đánh con gái nhỏ thôi, vậy mà lại đưa ra toà, đáng xấu hổ cho thời đại chúng ta!". Các bồi thẩm cho như vậy là có lý, rút vào phòng nghị án, rồi quyết định tha bổng. Công chúng reo hò vui sướng vì kẻ hành hạ được tha bổng. Ôi chao, tôi không có mặt ở đấy, không thì tôi sẽ gào lên để nghĩ thưởng cho kẻ hung ác ấy một khoản tiền… Những cảnh tượng kỳ thú! Nhưng về trẻ em thì tôi có những chuyện còn hay hơn, tôi thu thập được rất nhiều chuyện về trẻ em Nga, nhiều lắm, Aliosa ạ. Một con bạc lên năm bị bố mẹ thù ghét, bố mẹ nó là những công chức đáng kính, có học và có giáo dục. Chú ạ, một lần nữa tôi nói dứt khoát rằng nhiều người có cái tính thế này: thích hành hạ trẻ em, nhưng chỉ trẻ em thôi. Đối với tất cả các loại người khác, những kẻ tàn bạo ấy lại tỏ ra tử tế và hiền lành, như những người châu Âu có học và nhân đạo, nhưng rất thích hành hạ trẻ em, hiểu theo nghĩa đó thì thậm chí là họ yêu trẻ.Trẻ con không có gì bảo vệ, chính điều đó cám dỗ kẻ hành hạ, sự cả tin thiên thần của đứa trẻ không biết lẩn trốn đi đâu và cậy nhờ ai bênh vực, đấy chính là nguyên nhân làm sôi sục bầu máu nhơ nhuốc của kẻ hung bạo. Đương nhiên trong mỗi người đều có một con thú náu mình: cơn tức giận, khoái cảm nhục dục hừng hực do tiếng kêu gào của nạn nhân bị hành hạ gợi lên, thú tính được thả lỏng, các thứ bệnh do trác táng, bệnh thống phong, bệnh gan v.v… Con bé năm tuổi ấy bị ông bố và bà mẹ có học kia hành hạ đủ mọi cách. Họ vô cớ đánh đập, đấm đá nó, làm cho khắp mình mấy nó thâm tím. Cuối cùng họ giở đến một ngón cực kỳ tinh vi: một hôm tiết trời giá băng, họ nhốt nó suốt đêm ở nhà xí, và lấy cớ ban đêm nó không xin tha (làm như đứa bé năm tuổi đắm mình trong giấc ngủ trắng trong có thể biết xin, tha tội, cái tuổi ấy đâu có khôn đến thế), viện cớ ấy họ trát phân vào mặt nó, bắt nó ăn phân, mà người bắt nó ăn phân là bà mẹ, người mẹ! Và người mẹ ấy vẫn ngủ được, dù là nghe thấy tiếng kêu khóc của đứa con tội nghiệp bị nhốt ở một chỗ uế tạp. Chú có hiểu được điều đó không? Một đứa trẻ con, thậm chí chưa hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra với nó, ở một chỗ uế tạp, trong bóng tối rét mướt, vung hai nắm tay nhỏ xíu đấm vào bộ ngực nhỏ bé đứt hơi của mình và đổ những giọt nước mắt thảm thiết, hiền dịu cầu xin "Chúa Trời" che chở cho nó - Chú có hiểu điều phi lý ấy không, hỡi người bạn và chú em của tôi, nhà tu hành thánh thiện và khiêm nhường của tôi, tại sao nó cần thiết đến thế không? Người ta bảo rằng không có nó thì con người không thể tồn tại trên cõi trần, bởi vì sẽ không phân biệt được thiện ác: Phản biệt thiện ác làm cái quái gì khi phải trả giá đắt như thế. Thế thì cả thế giới nhận thức không đáng giá bằng những giọt nước mát ấy của đứa trẻ cầu xin "Chúa Trời". Tôi không nói về những đau khổ của người lớn, họ đã ăn quả cấm, thể thì mặc xác họ, quỷ tha ma bắt họ đi, nhưng còn trẻ con, trẻ con! Tôi làm khó chú, Aliosa ạ, hình như chú bứt rứt trong lòng. Tôi sẽ không nói nữa, nếu chú muốn.- Không sao, tôi cũng muốn đau khổ. - Aliosa nói lý nhí.- Một cảnh tượng nữa, chỉ một cảnh tượng nữa thôi đây là vì tò mò, một cánh tượng rất đặc trưng, mà tôi vừa đọc trong "Lưu trữ" và "Cổ đại" thì phải(3), tôi không nhớ rõ đã đọc ở đâu. Đấy là vào thời kỳ nông nô đen tối nhất, hồi đầu thế kỷ, người giải phóng nhân dân muôn năm(4)! Đây là chuyện một viên tướng hồi đầu thế kỷ, một viên tướng có thế lực rất lớn đồng thời là một địa chủ hết sức giàu, nhưng thuộc loại người (thực ra loại này, hồi ấy cũng đã ít lắm rồi) mà khi hồi hưu thì hầu như tin chắc rằng công trạng của họ khiến họ có quyền sinh sát đối với con dân của họ. Có những người như thế đấy. Viên tướng sống trong trang ấp có hai nghìn nông nô, ông ta cao ngạo, coi những người láng giềng hèn mọn như những kẻ ăn nhờ mình và những tên hề của mình. Ông ta có một đàn chó săn mấy trăm con và ngót một trăm kẻ trông coi chó, tất cả đều mặc đồng phục, đều cưỡi ngựa. Một thằng bé con nhà nông nô, còn nhỏ lắm, mới lên tám, một hôm nó nghịch ném đã què chân con chó được ông tướng yêu quý. "Tại sao con chó quý của ta khập khiễng?". Người ta trình với ông rằng chính thống bé ấy ném đã què chân chó "A, thì ra là mày, - viên tướng nhìn thằng bé từ đầu đến chân, - bắt lấy nó!" Người ta bắt nó ngay trước mặt mẹ nó, nó bị giam suốt đêm, sáng tinh mơ viên tướng mặc lễ phục đầy đủ, lên ngựa sửa soạn đi săn, xung quanh ông là bọn thực khách, chó, những kẻ trông coi chó, tất cả đều cưỡi ngựa. Gia nhân tụ tập xung quanh để chứng kiến làm bài học, người mẹ của đứa bé phạm tội đứng phía trước tất cả bọn họ. Thằng bé bị giải từ nhà giam ra. Một ngày thu u ám, lạnh lẽo, đầy sương mù, đi săn thì rất tuyệt. Viên tướng ra lệnh lột hết quần áo đứa trẻ, thằng bé bị lột trần truồng, nó run lên, sợ đến phát điên, không dám kêu một tiếng. "Xua nó chạy đi!". Viên tướng ra lệnh. "Chạy đi, chạy đi!". Những kẻ trông coi chó thét lên, thằng bé chạy… "Thả chó!" - viên tướng quát và cho cả đàn chó săn đuổi theo đứa bé.Người ta suýt chó đuổi theo ngay trước mắt bà mẹ, bầy chó xé tan xác thằng bé!… Viên tướng dường như bị đặt dưới sự giám hộ. Chứ… còn biết bắt ông ta đền tội thế nào nữa? Xử bắn ư? Để thoả mãn tình cảm đạo đức, phải xử bắn ư? Nói đi, Aliosa!- Bắn! - Aliosa khẽ thốt lên, môi tái nhợt méo xệch đi trong một nụ cười, ngước mắt nhìn anh.- Hoan hô! - Ivan reo lên, phấn khởi không rõ vì sao, - Chú mà nói thế thì nghĩa là… Nhà khổ tu giỏi lắm! Vậy là vẫn có một con quỷ con ở trong tim chứ, Aliosa Karamazov!- Tôi lỡ nói ra một điều phi lý, nhưng mà…- Vấn đề chính là ở tiếng nhưng mà… - Ivan reo lên. - Này, anh chàng tập tu ơi, chú nên biết rằng cõi thế gian này rất cần những cái phi lý. Thế giới tồn tại dựa trên những cái phi lý, không có những cái đó thì trên đời sẽ chẳng có chuyện gì nữa hết. Chúng ta biết cái mà chúng ta biết.- Anh biết cái gì?- Tôi chàng hiểu gì cả, - Ivan nói tiếp dường như trong cơn mê sảng, - ngay cả bây giờ tôi cũng chẳng muốn hiểu gì cả. Tôi chỉ bám chắc vào sự kiện. Đã từ lâu tôi quyết định là không nên hiểu. Khi tôi muốn hiểu điều gì thì lập tức tôi phải làm cho sự kiện đổi khác đi, mà tôi quyết tâm bám chắc lấy sự kiện… 'Anh thử tôi làm gì? - Aliosa thốt lên bằng giọng run run chua xót. - Rút cục thì anh có nói cho biết không?- Cố nhiên tôi sẽ nói, tôi kể lể như vậy là Cốt để nói ra. Tôi quý chú, tôi không muốn và sẽ không chịu nhường chú cho Cha Zoxima của chú đâu.Ivan im lặng một lát, mặt chàng bỗng có vẻ rất buồn.- Nghe đây nhé: tôi chỉ nói về trẻ con là để cho rõ ràng hơn. Tôi sẽ không nói một lần nào về những loại nước mắt khác của con người vẫn thấm đẫm cả trái đất này từ vỏ đến ruột, tôi chủ tâm thu hẹp đề tài lại. Tôi là con bọ rệp và tôi cam lòng chịu nhục mà thú nhận rằng tôi không hiểu ra gì về việc tại sao mọi sự lại được an bài như thế. Như vảy là chính người đời có lỗi: họ đã được ở thiên đàng, họ lại muốn tự do và đã ăn cắp lửa thượng giới, tuy họ biết rằng họ sẽ bất hạnh, vậy thì chẳng việc gì phải thương họ. Ôi, theo cái trí tuệ Euclit phàm tràn thảm hại của tôi, tôi chỉ biết rằng trên đời có sự đau khổ, không ai có lỗi, tất cả đều chuyển biến từ cái này thành cái kia một cách trực tiếp và đơn giản, mọi cái đều qua đi và cân bằng với nhau, nhưng đấy chỉ là điều hồ đồ theo quan điểm Euclit, tôi biết thế, nhưng tôi không thể cam chịu sống theo kiểu đó! Chẳng phải lỗi tại ai, tôi biết như thế, nhưng tôi vẫn thấy cần có sự trừng phạt, nếu không thì tôi sẽ tự huỷ diệt mình. Không phải là trừng phạt ở đâu đó và vào thời gian nào đó trong tương lai vô tận, mà ngay ở đây, trên tôi đất này, để chính mát tôi nhìn thấy. Tôi đã tin, và tôi muốn chính mắt nhìn thấy, nếu đến lúc ấy tôi đã chết thì người ta sẽ làm tôi sống lại, bởi vì nếu mọi việc sẽ xảy ra không có tôi thì hận cho tôi quá. Tôi đã từng đau khổ, vậy thì không phải để đem bản thân mình, nhưng hành vi tàn ác và những đau khổ của tôi làm phân bón cho sự hài hoà tương lai mà ai đó sẽ được hưởng. Tôi muốn tận mắt nhìn thấy con nai nằm cạnh con sư tử và kẻ bị giết sẽ trở dậy ôm hôn kẻ giết mình. Tôi muốn có mặt ở đây khi mọi người đột nhiên nhận ra tại sao mọi sự lại như thế. Mọi tôn giáo trên thế gian đều dựa trên niềm mong muốn ấy, còn tôi thì tôi có đức tin. Nhưng còn trẻ em, khi ấy tôi sẽ làm gì chúng? Đấy là câu hỏi mà, tôi không giải quyết được. Lần thứ một trâm tôi nhắc lại: câu hỏi thì vô vàn nhưng tôi chỉ bàn tới trẻ em, vì như thể điều tôi cần nói mới rõ ràng tới mức không thể bác bỏ được. Chú nghe đây nhé: nếu mọi người đều phải đau khổ để mua lấy sự hài hoà vĩnh cửu thì trẻ em cần gì đến đây, chú nói tôi nghe thử? Thật không tài gì hiểu được vì lẽ gì trẻ em cũng phải đau khổ vì lẽ gì các em cũng phải đau khổ để em lại sự hài hoà? Vì lẽ gì trẻ em cũng phải biến thành vật liệu và làm phân bón cho sự hài hoà mai sau mà ai đó sẽ được hưởng? Tôi hiểu sự liên đới giữa người ta với nhau trong tội lỗi, tôi cũng hiểu quan hệ liên đới trong sự đền tội, nhưng trẻ em không bị liên đới trong mọi hành động tàn ác của cha chúng thì đương nhiên đấy là sự thật không phải ở thế gian này và tôi không thể hiểu nổi. Một người ưa bông đùa có thể sẽ nói rằng trẻ con rồi sẽ lớn lên và có dịp phạm tội, nhưng nó có lớn lên được đâu, thằng bé đánh chó bị chó xé xác ấy. Ôi Aliosa, tôi không báng bổ đâu! Tôi hiểu, vũ trụ phải rung chuyển như thế nào khi mọi cái trên trời và dưới đất hoà vào nhau trong một tiếng reo ngợi ca và tất cả mọi sinh vật đang sống và đã từng sống đều thốt lên: "Chúa có lý, Chúa đã mặc khải cho chúng con những con đường của Chúa!". Khi người mẹ sẽ ôm hôn kẻ tàn ác đã cho chó xé xác con mình, cả ba cùng chan hoà nước mắt hô lên: "Lạy Chúa, Chúa có lý!" thì cố nhiên lúc ấy nhận thức sẽ chói lọi ánh hào quang và mọi sự đều sáng tỏ. Nhưng đấy chính là chỗ vướng mắc, tôi không thể chấp nhận giải pháp đó. Này Aliosa ạ, rất có thể là nếu đến lúc ấy tôi còn sống hay sẽ sống lại để chứng kiến thì có lẽ tôi cũng sẽ reo lên cùng với mọi người khi thấy bà mẹ ôm kẻ hành tội con mình: "Chúa cỏ lý, lạy Chúa!", nhưng lúc ấy tôi vẫn không muốn kêu lên như vậy. Lúc này còn thời gian, tôi gấp rút dựng thành luỹ tự vệ vì tôi hoàn toàn không chấp nhận sự hài hoà cao cả nhất. Họ không đáng giá một giọt nước mắt của đứa trẻ bị hành hạ, đứa trẻ bị nhốt trong cái xó hôi thối, vung nắm tay nhỏ bé đấm ngực và nhỏ nhưng giọt nước mắt không được đền bù của mình câu khẩn "Chúa Trời yêu dấu!" Không đáng, vì nước mắt của nó không được đền bù. Những giọt nước mắt ấy phải được đèn bù, nếu không thì không thể có sự hài hoà. Nhưng làm thế nào đền bù được? Mà có thể đền bù được ư? Được đền bù là vì những kẻ ác sẽ bị trừng phạt ư? Nhưng họ sẽ bị trừng phạt, những kẻ hành hạ người khác sẽ phải xuống địa ngục thì có làm gì, địa ngục sửa chữa được gì, khi trẻ em đã bị hành hạ rồi? Mà nếu có địa ngục thì còn hài hoà gì nữa: tôi muốn tha thứ và ôm hôn, tôi không muốn có nhiều đau khổ hơn nữa. Nếu những đau khổ của trẻ em là thêm vào cho đủ số đau khổ cần có để mua lấy chân lý thì tôi xin nói trước rằng toàn bộ chân lý đó không đáng giá như vậy. Cuối cùng, tôi không muốn người mẹ ôm hôn kẻ tàn ác đã cho chó xé xác con bà! Bà không được tha thứ cho hắn! Nếu muốn bà hãy tha thứ choắhẳn đã làm khổ bà, hãy tha thứ cho kẻ tàn ác đã gây nên cho bà nỗi đau khổ vô biên của người mẹ, nhưng bà không có quyền tha thứ cho kẻ tàn ác về nỗi đau khổ của đứa con bà đã bị chó xé xác, bà không có quyền tha thứ, cho dù chính đứa bé có tha thứ cho hắn đi nữa! Mà nếu vậy, nếu họ không có quyền tha thứ thì lấy đâu ra sự hài hoà? Trên cả thế gian này có người nào có thể và có quyền tha thứ không? Tôi không muốn sự hài hoà, vì tình yêu nhân loại mà tôi không muốn. Tôi muốn vẫn cứ để cho đau khổ không được trả thù còn hơn. Chẳng thà đau khổ của tôi không được trả thù, sự phẫn nộ của tôi không được giải toả còn hơn, cho dù tôi không có lý đi nữa. Vả lại người ta định giá sự hài hoà quá cao, giá vào cửa quá đắt so với túi tiền của chúng ta. Vì thế tôi vội trả lại vé vào cửa. Nếu như tôi là người chính trực thì tôi phải trả lại càng sớm càng tốt. Tôi đang làm đúng như thế. Tôi không chấp nhận Chúa Trời, Aliosa ạ, tôi chỉ hết sức kính cẩn trả lại Ngài tấm vé.- Đấy là nổi loạn. - Aliosa gầm mặt xuống, nói khẽ.- Nổi loạn ư? Tôi không muốn tiếng đó thốt ra từ miệng chú, - Ivan nói bằng giọng thiết tha. - Có thể sống bằng nổi loạn được không mà tôi thì tôi muốn sống. Hãy nói thẳng với tôi đi, tôi kêu gọi chú đấy, trả lời đi: chú hãy tưởng tượng là chính chú sẽ dựng nên toà nhà vận mệnh của nhân loại nhằm mục đích cuối cùng là đem lại hạnh phúc cho mọi người, rốt cuộc sẽ đem lại sự bình yên cho họ, nhưng muốn vậy điều cần thiết không sao tránh khỏi là phải hành hạ chỉ một sinh vật nhỏ xíu thòi, chính đứa bé đã tự đấm ngực ấy, và lấy những giọt nước mắt không được đền bù của nó làm nền móng để dựng nên toà nhà ấy thì chú có bằng lòng làm kiến trúc sư với điều kiện đó không, nói đi và chớ nói dối!- Không, tôi sẽ không chịu làm - Aliosa khẽ nói.- Chú có thể nghĩ rằng những người mà chú xây nhà cho họ sẽ bằng lòng đón lấy cái hạnh phúc dành cho họ và xây trên máu đổ ra oan ức của đứa bé bị hành hạ không, mà dù có đón nhận đi nữa thì họ có suốt đời hạnh phúc được không?- Không, tôi không thể nghĩ như vậy. Anh ạ, - Aliosa bỗng nói, mắt ngời sáng, - ban nãy anh vừa nói: trên thế gian này có người nào có thể và có quyền tha thứ tất thảy, tha thứ cho tất cả mọi người và về mọi chuyện, bởi vì chính người đó đã hiến dâng máu trong trắng của mình để cứu chuộc mọi tội lỗi cho tất cả mọi người. Anh quên mất người đó, người đó là nền móng cho toà nhà, và người ta sẽ reo lên với chính người đó: "Lạy Chúa Trời, Ngài có lý, vì Ngài đã mặc khải cho chúng con những con đường của Ngài".- A, đấy là "người duy nhất không hề vướng với tội lỗi" và máu của người ấy! Không, tôi không quên người ấy và trái lại, tôi vẫn lấy làm lạ rằng mãi chú vẫn chưa nêu người đó ra, bởi vì trong các cuộc tranh cãi, đồng đạo của chú thường nêu người đó ra trước hết. Này, Aliosa, chú đừng cười, hồi trước tôi có viết một bản trường ca, chừng một năm trước. Nếu chú có thể dành cho tôi mười phút nữa, tôi sẽ kể cho chú nghe, được chứ?- Anh viết bài trường ca ư?- Ồ không, không phải là viết. - Ivan bật cười. - Trong, đời chưa bao giờ tôi làm tới hai câu thơ. Nhưng bản trường ca này thì tôi đã nghĩ ra và ghi nhớ. Tôi nghĩ ra trong cơn sốt nóng. Chú sẽ là độc giả đầu tiên của tôi, nghĩa là người nghe thì đúng hơn. Ừ mà làm sao tác giả lại để mất người nghe duy nhất nhỉ. - Ivan nhếch mép cười. - Kể chứ?- Tôi rất muốn nghe. - Aliosa nói.Bản trường ca của tôi nhan đề là "Viên Đại pháp quan tôn giáo", nó phi lý, nhưng tôi muốn kể chú nghe. Chú thích:(1) Câu chuyện Ivan kể ở đây lấy trong "Truyền thuyết về thánh Juyliêng nhân từ của G. Flobe (N.D)(2) Advokat nghĩa là trạng sư, dân chứng gọi chệch đi lính "ablakat" (N.D)(3) Đây là hai tạp chí lớn "Lưu trữ Nga" (1863- 1917) và "Cổ đại Nga" (1870- 1918) (N.D).(4) Nga hoàng Alexandr đã giải phóng nông nô năm 1861 (N.D)