Chương 2

Bà Giang giật mình, nhìn người đàn ông trườc mắt. Khuôn mặt đáy vết sẹo loang lổ đen đỏ, cặp mắt nhắm lại, để lộ hàng mi lưa thưa sau những thăng trầm đớn đau những sợi lông mi vẫn rất cong, cho ai mới gặp lần đẩu, đều nghĩ, trước khi bị mù, chắc chắn người đàn ông có cặp mẩt rất đẹp. Khuôn mặt đầy vết sẹo vẫn chứa đựng điều gì đó như một sự đợi chờ trong tuyệt vọng.
Bà Giang đọc được điều ấy qua những cái rung của các vết sẹo đáng sợ kia.
Bà Giang gọi khẽ:
– Anh Bình...
Ông Bình thảng thốt:
– Ai vừa gọi tôi đó? Phải là em không Giang?
Bà Giang sững sờ. Ba mươi năm đã trôi qua. Chính các em của bà, còn không nhận ra bà ở lần gặp lại đầu tiên. Vậy mà người đàn ông mù này, ông đã nhận được bà chỉ bằng một cáu gọi? Chứng tỏ, suốt ba mươi năm qua, ông Bình không quên bà?
Bà Giang rưng rưng:
– Vâng, là em đây. Hương Giang của anh đây, Bình.
Đặt tay lên vai đang rung lên của ông Bình, bà nghẹn ngào:
– Em thật sự có lỗi với anh.
Ông Bình ôm kín khuôn mặt bằng đôi tay cũng mang nhiều vết sẹo bỏng:
– Không. Em hoàn toàn vô tội. Anh đã nhu nhược, quá tin vào những lời nói của mẹ anh. Tôi mới chính là kẻ bị cuộc đời lên án và nguyền rủa. Cái kết cuộc khủng khiếp này, là do tôi tạo lên. Bây giờ em về thì tốt rồi.
Bà Giang trầm tĩnh:
– Anh Bình! Anh đừng quá xúc động như thế. Ông trời luôn tạo ra cho mỗi con người một số phận. Tùy vào nghị lực của từng người mà chúng ta có thể đối diện hoàn cảnh, đứng lên và làm lại. Em về đây, không phải để trách giận anh.
Em đã quên tất cả, từ khi em rời khỏi nhà anh, rời khỏi mảnh đất này.
Đã ba mươi năm... Anh đừng nên nhớ mãi những kỷ niệm buồn.
Ông Bình đắng ngắt:
– Không đúng! Dù chúng ta có với nhau chỉ đúng ba trăm ngày sống chung, nhưng với tôi, đó là thời gian hạnh phúc nhất của một kiếp ngưới. Tôi hiểu rất rõ bản tính em. Và sự trỡ về hôm nay của em, tôi đã chờ đợi cái ngày này suốt những ngày tháng vô vọng nhất. Tôi không tin là em đã thết. Dù một thời gian, tôi luôn đến nhà em, cầu xin bố mẹ em cho tôi biết tin tức của em. Họ đều bảo, em đã chết. Bây giờ em quay về, tôi đã không còn nhìn thấy ánh sáng, không được nhìn lại khuôn mặt em, coi em thay đổi thế nào. Nhưng tôi vẫn nghĩ, ánh mắt em lúc này, chắc rất buồn, bởi em là ngưởi không sống bằng hận thù.
Bà Giang trầm giọng:
– Thằng cu Ty thì sao? Nó hiện sống với anh, hay đã có vợ con?
Ông Bình khắc khoải:
– Hiện nó ở thành phố Hạ Long, vài tuần nó mới về thăm tôi một lần. Thấy tôi tật nguyền thế này, nó chưa chịu lấy vợ. Cũng may, từ sau khi tai họa của gia đình, nó đã thay đổi. Nếu không bây giờ, tôi thật khó ăn nói với em. Ngưởi ta nói ''con trai nhờ phước mẹ” tôi nghĩ thật không sai.
Bà Giang hiểu, từ cáu nói của ông Bình, ông đang tự trách bản thân ông, trách cả mẹ ông.
Bà Giang nhẹ giọng:
– Em muốn được thắp cho mẹ nén nhảng.
Ông Bình ngần ngừ:
– Bà... luồn ăn năn sau những gì bà đã gây cho em. Nhưng ba mươi năm qua, tôi chưa hề tha thứ cho mẹ.
Bà Giang điềm đạm:
– Người chết là hết. Mẹ cũng vì quá yêu thương anh mà trở nên tàn nhẫn với người khác:
Những tháng năm tha phương nơi đất khách, em không giấu lòng, quả thực em rất hận mẹ. Cuộc đời không bất công với con người mà tạo hóa đã tạo lên. Gieo nhân nào, thì hái quá ấy. Mẹ đã bị quả báo. Nhìn anh lúc này, lòng em đã hoàn toàn phẳng lặng. Chỉ nơi thờ mẹ cho em. Ngoài mẹ, chả phải em từng có một ngưởi cha chồng hiền hậu hay sao?
Ông Bình ngậm ngùi:
Bàn thờ đặt ở phòng khách. Tôi bị mù nên đành di chuyển tất cả xuống dưới.
Bà Giang chậm rãi bước lên bậc tam cấp. Căn nhà trải qua một thời gian dài, chi mái ngói phủ đày thêm rêu rong. Những cột gỗ cẩm lai to tròn bằng hai vòng tay ôm, vẫn là những cột trụ chống đỡ căn nhà, dù ông Bình đã xây mới lại toàn bộ các bức tường.
Cắm nén nhang trước di ảnh người mẹ chồng, một thời từng khiến bà Giang đớn đau tủi nhục. Mười một tháng làm đâu và làm vợ, bà như sống giữa hai miền thái cực. Kiếp làm dâu, thấy mẹ chồng như thấy hung thần, thở không dám thở mạnh, ăn chả dám nhai, nói không dám hở chân răng. Phận làm vợ, bà thật sự được tắm trong hạnh phúc, yêu thương của chồng. Tiếc rằng, nó chỉ gói gọn trong căn phòng 16 mét vuông, không thể lan ra ngoài.
Mười bảy tuổi, cái tuổi lẽ ra phải rất hồn nhiên vô tư, lứa tuổi chỉ nên đọng mãi nụ cười trên mắt, trên môi:
Vậy mà Hương Giang đã oằn vai, gánh trên đôi vai gầy gánh nặng cuộc đời và bổn phận làm dâu, làm vợ, trả nợ cho mẹ cha.
Mười một tháng, Hương Giang phải ''ngậm bồ hòn bảo ngọt ngào", nhai trái ớt cay, miệng vẫn cười nói với chồng, em luôn được mẹ thương yêu.
Thắp ba nén nhang, bà Giang khẽ nhủ lòng; quên đi viễn cảnh đau buồn ngày trước, cho vong linh người chết được siêu thoát.
Ông Bình âm trầm:
– Mẹ hãy yên lòng nhắm mắt? Hương Giang đã quay về, cô ấy đã không tra cứu những đớn đau mẹ trút lên đầu cổ. Mẹ đừng mãi day dứt nữa nhé!
Quay ra phòng ngoài, ông ngồi xuống ghế, nói nhẹ:
– Em ngồi đi. Uống ly trà xanh nhé. Tôi không thay đổi thói quen đo chính em tạo lên cho tôi trong khoảng thời gian ngắn chúng ta được làm vợ chồng.
Những gốc trà vẫn lớn lên ở một góc vườn. Thời buổi này, người ta dùng trà Lipton gì gì đó, pha sẵn:
Thằng Cường vẫn nhằn tôi, nấu nườc uống cách rách, mắt bố lại không thấy gì, lỡ bị phỏng nữa thì khổ. Tôi quen rồi và không thay đổi.
Bà Giang mỉm cười:
– Ở trong ấy, tôi cũng không bỏ thói quen này.
Ông Bình chợt hỏi:
– Ngày ấy em đi cùng với Hạ Thanh phải không? Bây giờ bà ấy thế nào?
Bà Giang nghên nghẹn:
– Hạ Thanh... mất rồi.
Ông Bình tháng thốt:
– Chết ư? Tại sao những người tết đều ra đi sớm như vậy? Lâu chưa em?
– Mười bốn năm rồi. Lúc đó, đứa con gái đầu lòng và duy nhất của Hạ Thanh mới lên tám thôi. Công việclàm ăn buôn bán của vợ chồng Hạ Thanh đang phát đạt. Cũng nhờ có Hạ Thanh, em mới đủ sức chịu đựng nỗi đau phải bỏ gia đình, quê hương ra đi. Chồng Hạ Thanh là người miền Nam chịu khó và thật thà. Anh ấy mồ côi cha mẹ trong chiến tranh. Gặp Hạ Thanh, cả hai thương nhau, nên về sống với nhau. Em đã nương tựa vào họ. Hạ Thanh mất vì tai nạn giao thông.
Chồng Hạ Thanh cũng bị gãy chân trong lần đó. Em đã hứa chăm sóc con gái Hạ Thanh, cho đến ngày con bé trưởng thành.
Ông Bình dè dặt:
– Em không lấy chồng à?
Bà Giang từ tốn:
– Mười bốn năm trướe, thì đúng là vậy, dù ở trong ấy không ít người muốn em thành đôi bạn với họ. Nhưng... cánh làm vợ làm dâu lần đẩu tiên, mãi không sao dứt khỏi đầu óc em. Em sợ cảnh cũ tái diễn. Hạ Thanh ra đi, em phải thay Thanh công việc của người mẹ, người chủ gia đình. Bởi hơn nửa năm, chồng của Hạ Thanh mới tạm lành đôi chân.
Và để mãi mãi con bé Ngọc không bị mẹ kế ức hiếp, em đã chấp nhận lời cầu hôn của anh Văn Long, lấy anh ấy, thay Hạ Thanh suốt đời chàm sóc cho chồng con Thanh. Bởi không có Hạ Thanh, chắc em không còn đến ngày hôm nay. Chuyện của em, đơn giản chỉ bao nhiêu đó. Bây giờ, anh hãy kể em nghe về cuộc sống của anh và cu Ty nhé. Con trai đang làm gì hả anh?
Ông Bình trầm tĩnh:
– Nó làm công an. Sau khi bà nội mất, tôi bị mù, nó hoàn toàn thay đổi, đã cố gắng ôn thi và thi đậu đại học vào ngành Công an nhân dân, sau hai năm tham gia bộ đội. Học bốn năm đại học, ra trường, nó được điều về Phòng cảnh sát chống tệ nạn xã hội, ở thành phố Hạ Long, được hợn một năm mà đã lên chức thiếu úy.
Nét mặt và giọng Giang tươi rói:
– Cám ơn anh. Bao nhiêu đó về con, đủ để em mãn nguyện rồi.
Ông Bình ngậm ngùi:
– Đừng cám ơn tôi. Bởi suýt chút nữa, tôi đã gián tiếp hại thằng nhỏ từ sự cưng chiều thái quá, mang tính bù đắp của mình.
Ông Bình chợt ngước nhìn Bà Giang:
– Ba mươi năm nay, tôi vẫn mong một lần được nhìn lại em, được nghe em kể thời gian chúng ta sống bên nhau. Thời gian mà tôi ngỡ là mình rất hạnh phúc, nào ngờ lại là khoảng thời gian em phải nuốt lệ ngược vào tim. Ăn cơm mà như nhai đá. Tôi vô tình giẫm đạp lên nỗi đau ngút ngàn của em. Cho đến tận bầy giờ, tôi vẫn không thể nào biết được. Mẹ có kẹ chỉ là chút ít chiếu lệ trong trăm ngàn nỗi đau em gánh chịu.
Hương Giang! Hãy cho tới được nghe, để khi nhắm mắt xuồi tay, tôi đỡ day dứt ân hận bởi sự ngu ngốc của bản thân tôi. Vì tôi, em phải chịu bao hàm oan, nỗi nhục. Một phẩn tư đời người đã đi qua đời tôi, nhưng tôi chưa khi nào,tha thứ được cho mình. Cũng may, em đã trở về.
Bà Giang thở dài:
– Công bằng mà nói, em hoàn toàn không muõn quật lại quá khứ. Những gì thương đau đã trôi theo thời gian. Nắng mưa ba chục năm, đủ gợt sạch tất cả.
Hôm nay, em về đây, là muốn được nhìn lại đứa con của mình, dù em hiểu nó chẳng dễ dàng tha thứ cho mọi lỗi lầm của người lớn. Gia đình em, cung cấp cho em đủ đầy mọi sự lớn khôn, phát triển của cu Ty. Em đã không đủ can đảm trở vể sớm hơn, đâu biết rằng trước đó, nó rát cần em, sự cần thiết ngọt ngào của tình mẫu tử, trong lúc nó đang bị các thói hư tật xấu cào cấu xáu xé Chuyện của em, phải bắt đầu từ đâu nhỉ?
Bà Giang thẫn thờ:
– Tối nay em sẽ ở lại đây với anh, sẽ không sao chứ anh Bình?
Ông Bình gật đầu:
– Tôi bây giờ một thân một mình, không có gì ràng buộc cả. Tôi chỉ ngại cho em.
Bà Giang điềm tĩnh:
– Thêm một chút dư luận nữa, cũng không hề hấn gì cho cuộc sống hiện tại của em. Em ra quê lần này, có dẫn theo hai đứa con gái. Rồi em sẽ đưa tụi nhỏ tới chào anh.
Ba tụi nhỏ được em nói trước mục đích trở về quê của em.
– Xin lỗi em, tôi thật vô tâm:
Em được mấy cháu nhỉ?
Bà Giang chậm rãi:
– Lẽ ra là ba đứa. Nhưng thàng con trai đã mất vì bệnh ung thư máu năm cháu mười hai tuổi. Bây giờ còn hai cô con gái. Đứa lớn tên Song Ngọc, là con ruột Hạ Thanh, đứa bé tên Ngọc Giao, là chị em cùng cha khác mẹ với Song Ngọc. Năm nay bé Giao học lớp 11. Phải chi mắt anh còn sáng, chắc chắn anh rất thích hai con bé này.
Ông Bình chậm rãi:
– Thời nay, người ta không còn theo lối trọng nam khinh nữ nữa. Con gái bây giờ hiếu thảo gấp chục lần con trai. Em nhất định phải cho chúng tôi gặp nhau nhé!
– Vâng!
Ông Bình chưa kịp nói thêm câu gì, thì có khách đến hỏi mua hoa. Tế nhị, bà Giang lặng lẽ quay vào nhà trong. Bà dừng chân trước một căn phòng nhỏ.
Xoay nhẹ nắm cửa, bà bước vào trong. Là phòng sách của gia đình. Ánh mắt bà chạm vào cây đàn ghi-ta treo trên tường. Chiếc đàn này?
Bà cau mày tiến về phía cây đàn, đỡ xuống, bà săm soi tìm. Rất nhanh, bà đã tìm được hàng chữ khắc trên thùng đàn:
"Tặng em kỷ vật này, để mãi mãi nhớ rằng, tình yêu của anh dành cho em như cây đàn, chẳng thể thiêu dây!" Chiếc ghi-ta do ông Bình mua tặng hà Giang sau hôm đi hưởng tuần trăng mật về. Ngày ấy, bà được bố mẹ cho học đàn, bởi bà có giọng hát trời cho khá hay. Nhưng bố bà đã nhất định không cho bà và cậu con trai đi theo đoàn ca múa thi tuyển chọn giọng ca hay khi họ đều trúng tuyển. Khổ nỗi, câu ''xướng ca vô loài cách đây hơn ba mươi năm, vẫn là cả một sợi dây không một dòng họ gia giáo nào, dám cắt đứt để cho con cái được tự do bay nhảy. Cũng vì tập quán cổ hủ ấy, bà đã phải lấy chồng vào năm bà đang học lớp mười (tương đương lớp bây giờ). Lấy chồng để trả nợ thay cho bố. Một lần, trong lúc lái xa, ông sơ ý tông chết một bà cụ già.
Gia đình không có tiền bồi thường cho người bị nạn, bố bà sẽ phải vào tù.
Đúng lúc đó, bà Giang đã gặp ông Bình vào một buổi chiều trời mưa tầm tã...
Đoàn Bình rời Xí nghiệp Gạch ngói Đoàn Vân. Trời mưa và lạnh, thời tiết ở vùng đông bắc là vậy. Mỗi khi mưa gió đều kéo theo cái lạnh của nước, của gió, lảng bảng trên da thịt.
Mưa gió thế này, chẳng phải là điều tốt đẹp cho một nơi chuyên sản xuất gạch ngói của gia đình anh. Nhưng không ai có thể bắt được ông trời tuân theo ý muốn của mình.
Thời tiết do tạo vật tạo nên, con người chỉ có thể làm được cái việc cần làm là:
Khắc phục và chờ đợi. Sau cơn mưa, bao giờ trời cũng nắng, rất đẹp!
Đoàn Bình khẽ so vai. Tự nhiên anh lại ngẫu hứng so sánh trước thiên nhiên.
Điên Chưa kịp khởi động xe, Đoàn Bình đã thấy một đám đông bu quanh cổng xí nghiệp. Hình như ở đó đang xảy ra chuyện khó khăn?
Đoàn Bình xốc lại cổ áo mưa, anh đến bên cửa sổ phòng bảo vệ, hỏi người gác cổng:
– Chuyện gì xảy la vậy, chú Tư?
Ông Tư nói nhỏ:
– Thưa cậu chủ, hình như có một cô gái ạ.
Đoàn Bình cau mày:
– Ngất xỉu? Trước cổng xí nghiệp chúng ta à.
Hỏi nhưng không đợi ông bảo vệ trả lời, Đoàn Bình vội chạy đến chỗ đám đông.
Anh kêu lên:
– Trời đất! Sao không ai giúp người ta, mà đứng nhìn hết vậy?
Một ai đó nói:
... Thưa cậu chủ, mưa thế này, cả chúng tôi còn chưa tìm được chỗ trú, biết đưa cô ta vào đâu.
Đoàn Blnh nhìn quanh. Đúng là trong vùng hàng rào của xí nghiệp, chả có lấy một mái nhà. Còn dãy phố đối diện, mưa thế này, nhà nào nhà nấy đều đóng cửa kín mít. Anh quyết định thật nhanh.
Trước hàng chục ánh mắt kinh ngạc của công nhân, anh cúi xuống? bế xốc cô gái lên tay. Cả ngưới cô gái đã ướt chèm bẹp. Cách duy nhất phải đưa cô ta vào nhà, thay bộ đồ ướt ra. Các phòng ban, hầu như mọi người đã về hết. Cứ như họ biết trước cơn mưa sẽ kéo dài, nên vừa tan giờ làm là mạnh ai nấy...
biến. Ướt một chút, về nhà ngồi bếp than sẽ ấm hơn ở lại xí nghiệp.
Đoàn Bình đưa mắt tìm cô thư ký cửa anh. Cả cô ta cũng không còn trong phòng. May cho anh là Hiệp - trợ lý của anh vẫn chờ anh để về Hiệp đã theo chân anh quay vào phòng làm việc.
Hai gã đàn ông nhìn nhau bối rối. Khuôn mặt cô gái tím ngắt vì mưa, bờ môi mím chặt.
Cô gái tuy nhắm mất, nhưng Bình chẩc chắn cô ta khá đẹp, bởi sống mũi thanh tú, thắng dài cao. Cặp chân mày, khônghề tỉa tót nhưng uốn cong như một nét vẽ tài ba của tạo hóa.
Hiệp buột miệng:
– Đẹp quá!
Bình gắt khẽ:
– Cái cậu này, còn tào lao nữa. Không mau giúp một tay!
Hiệp dè dặt:
– Phải làm sao đây, cậu chủ? Cô ấy là con gái, tôi ngại lắm.
Bình cáu kỉnh:
– Ngại cái đầu cậu. Người ta ch,ết đến nơi, không lo cứu tỉnh, ngại cái gì.
Cậu tìm giùm tôi chiếc khăn và bộ đồ khô nhé.
Hiệp than thầm:
– Trời đất! Đây kà xí nghiệp sản xuất gạch ngói, đâu phải shop thời trang hay kho quán nhu chứ, tìm đâu ra đồ khô hả trời?
Trong lúc Hiệp đứng ngẩn tò te đi tới đi lui, thì Bình đã nhanh chóng cọi bỏ chiếc áo sơ mi ướt sũng trên người cô gái ra. Thêm một lần nữa, cả hai gã đàn ông giật mình, bối rối trước thân hình nhỏ bé của cô gái chỉ còn lại chiếc áo nhỏ hên trong, cũng bị ướt, hầu như toàn bộ thân hình cô gái đã bị phơi ra.
Bình giơ tay nói:
– Đưa khăn đây Hiệp khó nhọc:
– Khăn ở đầu, thưa cậu?
Bình nhìn sữngvào mặt Hiệp, muốn mắng tay trợ lý một câu gì đó. May sao chính anh cũng nhớ ra, mình đang ở đâu. Anh nói chặn:
Trong phòng nghỉ của tôi, có khăn và cả đồ đấy Cậu vao lấy ra đây!
Hiệp chưa kịp bước đi, Bình đã khoát tay:
– Thôi, để tôi đưa cô ta vô trỏng. Nằm đây e không tiện.
Hiệp mở to đôi mắt. Hình như đây là lần đầu tiên anh thấy cậu chủ của mình tỏ ra quan tâm tới người khác, và người ấy chỉ là một có bé con, không quen biết. Cô bé xinh thật! Chắc chắn có tầm trạng nặng nề lắm, nên đã không cảm nhận được mình đang đi trong mưa. Cơn mưa giữa mùa giông bão, sẽ rất nguy hiểm.
Hiệp tìm được bộ pyjama của cậu chủ, bộ đồ duy nhất được treo trên móc áo. Trong phòng tắm có khăn lau mặt và cả chiếc khăn lông khá lớn. Hiệp rút khăn, lấy bộ đồ đưa cho Bình:
– Chúng ta phải làm sao để thay đồ cho cô ta đây, cậu chủ?
Đoàn Bình thản nhiên:
– Cậu ra ngoài, còn tôi sẽ nhắm mắt lại. Một mình tôi chắc chắn tốt hơn là thêm người phụ giúp như cậu.
Hiệp kêu lên:
– Cậu chủ...
– Tôi nói thật lòng. Đàn ông, có thằng đàn ông nào không động tầm dục khi tay đụng vào tượng thần vệ nữ bằng xương bằng thịt. Vậy nhé!
Hiệp ấm ức lui ra ngoài. Nói được những lời nói ấy, rõ ràng cậu chủ không hề đơn giản như xưa nay Hiệp vẫn nghĩ. Và... cậu ta định làm gì với cô gái kia nhỉ?
Bình lau người cô gái thật khô và mặc vào người cô bé bộ pyjama của anh.
Lần đầu tiên anh chạm vào da thịt con gái, một cô gái mong manh và hoàn toàn bất động trước mắt anh.
Bình đã thử coi bản thân anh, có vượt qua được sự cám dỗ ngọt ngào của con quỷ râu xanh không, khi tay anh chạm vào chỗ cấm của cô gái? Thật may và cô bé thật có phước, khi Bình đã chiến thắng bản thân anh.
Cô gái đẹp dịu dàng, lả lướt như một nét vẽ của nhà họa sĩ tranh.
– Tôi... tôi... tại sao tôi lại nằm đây? Tay chân tôi... sao lạnh thế?
Cô gái chợt cử động. Ánh mắt cô đong đầy vẽ hoảng loạn khi chạm vào mắt Bình.
Cố ngồi dậy, cô líu lưỡi:
– Anh... anh đã làm gì tôi?
Ánh mắt mở to, long lanh ngấn nước và cả sự bàng hoàng, đớn đau. Cô trừng trừng nhìn Bình, sẵn sàng thua đủ với anh.
Đoàn Bình trầm tĩnh:
– Đừng sợ cô bé! Tôi không làm gì cô cả.
Thấy cô ngất xỉu trước cổng xí nghiệp. Trời mưa, tôi đành đưa cô vào đây.
Nếu không, nãy giờ chắc chắn cô đã bị chết cóng dưới mưa. Tôi thay đồ cho cô.
Nhưng tôi thề, tôi không làm gì xúc phạm cô:
Cô gái chớp mắt. Cô đã nhớ được tình trạng của mình trước đó. Giọng cô thật buồn:
– Cám ơn anh. Xin lỗi đã làm phiền anh.
Bình từ tốn:
– Tôi có thể giúp gì được cho cô?
– Giúp tôi ư? Khó lắm! Bởi cái tôi cần là tiền, một món tiền rất lớn. Ngay cả trong giấc mơ, tôi cũng chưa hề mơ có được. - Giọng cô gái sũng buồn.
Đoàn Bình nhẹ giọng:
– Tôi nghĩ là việc gì nằm ngoài khả năng của tôi, chứ nếu chỉ là tiền, tôi có thể giúp em.
Ánh mẩt đen tròn xoe vẻ kinh ngạc:
– Anh nói sao? Anh giúp tôi ư? Tôi không tin. - Giọng cô bé chắc chắn.
Đoàn Bình chậm rãi:
– Tôi không nói dối cô bé đâu. Xí nghiệp này của gia đình tôi, và bây giờ tôi đang làm chủ Xí nghiệp Gạch ngói Đoàn Vân. Bao nhiêu đó, liệu cô bé tin tôi chưa.
Chớp mắt, cô gái khẽ gật đầu:
– Tôi tin. Nhưng là tin anh thật sự tốt, thật sự là ông chủ ở đây. Anh biết số tiền tôi cần là bao nhiêu không?
Đoàn Bình lắc đầu:
– Tôi không biết. Nhưng nếu cô nói, tôi hứa sẽ giúp cô.
Cô gái buồn tênh:
– Dù anh đúng là ông chủ thật, tôi vẫn không hề mơ là anh giúp tôi. Bởi số tiền người ta bắt bố tôi phải trả là năm ngàn đồng (tiền theo mệnh giá lúc chưa giải phóng miền Nam Năm ngàn đồng, tương đương hai chục cây vàng. Anh hiểu chưa?
Bình kinh ngạc:
– Nhiều vậy ư? Bố cô đã kàm gì để mắc nợ? Xin lỗi nhé, tôi chỉ muốn rõ lý do.
Cô gái mím môi:
– Không sao đầu. Tôi lỡ nói rồi, tất nhiên tôi cũng cần nói rõ ngọn ngành. Bố tôi là lái xe cho một xí nghiệp tư nhân vận tải. Cách đây nửa tháng, bố tôi vì tránh hai đứa bé đi xe đạp, đã tông nhằm một bà già từ trong hẻm chạy ra. Bà cụ chết, và gia đình bà cụ đòi bố tôi bồi thưởng tiền, nếu không, bố tôi sẽ phải ngồi tù. Luật pháp thì chắc anh rành hơn tôi. Họ không làm đơn bãi nại, chắc chắn bố tôi phải lãnh án tù từ mười năm trở lên.
Bố tôi là trụ cột gia đình, bây giờ mà vô tù, mẹ và bốn chị em tôi cứ như đàn gà con bị mất mẹ. Nhà tôi nghòo đào đâu ra số tiền quá kớn ấy.
Bình trầm tĩnh:
– Một bà cụ già để đổi lấy sự sinh tồn của một gia đình nãm con người. Sao họ lại có kiểu làm tiền người khác một cách bất lương như thế chứ? Tôi giúp cô tìm luật sư bào chữa cho bố cô. Mất tiền cho những kẻ thừa nước đục thả câu, tôi ghét lắm.
Cô gái nhếch môi:
– Chả ích gì đâu. Bởi luật pháp đã quy định rồi. Luật sư giỏi, thì bố tôi vẫn phải ở tù, tiền vẫn phải trả, tuy ít đi một chút. Tôi không muốn bố tôi ở tù.
Đoàn Bình chợt nói:
– Tôi sẽ giúp em có năm ngàn đồng:
Cô gái ngước mắt nhìn Bình. Ánh mắt to đen lay láy như những dấ chấm hỏi, nhìn xoáy vào anh.
– Thật lâu, cô gái mới từ tốn.
– Điều kiện thế nào?
Bình cau mày:
– Tại sao em hỏi tôi câu ấy?
Giọng cô gái chua chát:
– Bỡi một gã con trai, cháu của bà già tử nạn kia, đã đưa ra một đề nghị với mẹ tôi:
Nếu tôi đồng ý lấy anh ta, anh ta sẽ nói bố mẹ anh ta bãi nại và không bắt gia đình tôi thưởng tiền.
– Mẹ em nói thế nào?
– Mẹ tôi không đồng ý. Hai ngày nay, tôi na8n nĩ mẹ tôi, để tôi lấy anh ta, coi như đó là một cách báo hiếu cho bố mẹ. Nhưng mẹ tôi giận dữ đã đánh tôi rồi mẹ khóc mãi. Bố mẹ tôi chưa bao giờ đánh chị em tôi, nhất là tôi, bố thương tôi như báu vật. Nhà nghèo, bố tôi vẫn động viên tôi phải học. Chi có con đường học vấn, mới mong mai này giúp chúng tôi thoát nghèo. Vậy mà giờ đây, số phận nghiệt ngã đẩy gia đình tôi vào con đường cùng không lối thoát. Và tôi là đứa con lớn nhất, cũng là đứa duy nhất có thể cứu vãn hoàn cảnh. Giá như cái gã đàn ông kia đàng hoàng tữ tế, ắt mẹ tôi cũng nhắm mắt gật đầu. Đằng này, nghe người ta nối, hắn đã có tới bốn, năm người vợ, hàng chục đứa con rơi trên mỗi con đường hắn ta đi làm ăn qua. Buồn chán, tôi không biết làm gì hơn là lang thang trong gió mưa.
Cô gái ngừng câu chuyện của mình thật nhẹ nhàng. Bình không nghĩ rằng, cô gái còn rất nhỏ này, lại rơi vào tình cảnh bi đát như vậy.
Đoàn Bình hỏi:
– Em học hết cầp II chưa?
– Tôi vừa kết thúc nămhọc lớp 10, chuẩn bị thi đại học.
Bình kinh ngạc:
– Em khiến tôi bất ngờ. Tôi cứ nghĩ em chỉ vừa hết cáp II.
– Mọi người đều nhận xét như thế về tôi. Thật ra, tôi cũng mới mười sáu tuổi, còn quá nhỏ để thay bố tôi gánh vác gia đình.
Ngoài trời, mưa vẫn rời ri rả. Cơn mưa chắc chưa thể ngớt. Trời thì đã tối sẫm, ánh đên phòng được Hiệp bật lên.
Anh thận trọng gõ cửa. Bình hỏi:
– Chuyện gì thế?
Hiệp từ tốn ngập ngừng:
– Mưa bớt nặng hạt, nhưng chưa tạnh. Cậu chủ...
Bình mở rộng cánh cửa:
– Cô ấy tỉnh rồi. Nếu cậu không bận công việc có thể chờ tôi thêm chút nữa.
Cón không, cậu cứ về trước.
''Nói kiểu nước đôi thế này, thật khó xử cho mình'' - Hiệp ngán ngẫm nghĩ.
Anh nói:
– Cậu chỉ cần tôi giúp gì không?
Bình cười:
– Ngày mai, cậu cho tôi mượn ba ngàn đồng, được chứ?
''Thêm chuyện lạ nữa đây! Tiền, nếu cậu ta muốn chỉ cần ký phiếu cái rẹt, qua phòng tài vụ lãnh là xong, sao phải mượn của mình nhỉ?" Như đọc thấu tâm can người trợ lý thân tín, Bình thản nhiên:
– Việc riêng nên tôi không muốn lấy tiền trong quỹ xí nghiệp. Cậu không cho mượn, tôi đành phải vay chỗ khác.
Hiệp cười khổ:
– Ai nói không cho khi nào chứ.
– Vậy thì tốt! Cậu xuống dưới chuẫn bị xe trước, tôi sẽ xuống ngay.
– Còn cô bé?
– Ôi, cái cậu này! Cô ấy tỉnh rồi thì phải về nhà chứ. Con người ta không phải loại con gái vớ vẩn như cậu nghĩ đâu. Thôi đi đi!
Hiệp rùn vai quay ra.
Bình kêu lên:
– Khoan đã!
Bình bước tới, nói rõ từng lời vào tai Hiệp:
– Chuyện tôi mượn cậu tiền, không được để người thứ ba biết?
Hiệp thở dài:
– Nhớ rồi, thưa cậu chủ.
Đoàn Bình đóng cửa phòng lại, anh trở vào. Cô gái đã rời khỏi giường, tuy dáng vẻ vẫn côn mệt mõi, cô vẫn nói:
– Cám ơn anh đã giúp tôi. Bây giờ, tôi phải về.
Bình điềm đạm:
– Em chưa nói rõ cho tôi biết, tôi sẽ gặp em ở đâu để đưa tiền?
Ánh mất đen lại ngước lên, lung linh như hai giọt nước trong veo:
– Anh thật sự giúp tôi mà không kèm điều kiện à?
Bình gật đầu:
– Cứu người phải cứu cho trót. Tính tôi là vậy.
Cô gái vẻ suy nghĩ, thật lâu mới nói:
– Tôi đồng ý nhận sự giúp đỡ của anh, nhưng... anh phải cho tôi một việc làm ở xí nghiệp này. Tôi sẽ đi làm, để trừ nợ cho anh.
– Nếu tôi từ chối?
Giọng cô gái cương quyết:
– Tôi đành tìm cách khác như kà đi bán cà phê chẳng hạn. Họ đồng trả tiền công trước cho tôi. Tôi không muốn mắc nợ ai, dù chỉ một đồng.\ Bình cuống lên:
– Này! Em không được làm cái việc đó đâu. Bố em sẽ đau lòng, khi biết em vì cứu ông mà bước chân vào chốn đèn mờ đầy cạm bẫy. Tôi sẽ tìm cho em một công việc thích hợp...
– Được vậy tôi rất cám ơn anh. Tôi tên Châu Hương Giang, nhà ở số... hẻm...
đường... Đoàn Bình mỉm cười:
– Hương Giang! Tên em đẹp như dòng sông Hương vậy. Hèn gì, nhìn mắt em, tôi luôn cảm thấy lấảp lánh như dòng nước trong veo, bình lặng. Ngày mai, tôi sẽ đến. Bây giờ, chúng ta về nhé!
Hương Giang lắc đầu, cô nhìn xuống bộ đồ trên người. Hình như tận lúc này, cô mới thấy mình "dị hợm" trong mắt người đã cứu cô trời ơi! Anh ta đã thay đồ cho cô? Nam đơn nữ chiếc ở trong phòng, cộ lại ngất xỉu, chẳng biết anh ta đã làm chuyện gì nữa?
Bình so vai:
– Hồi nãy, tôi nhớ đã giải thích với cô rồi. Đừng nghĩ tất cả mọi người trên thế gian này đều xấu nhé. Tôi chính là một ngoại lệ đấy. Đi nào!
Hương Giang từ tốn:
– Tôi không dám làm phiền anh nữa. Tôi sẽ tự về nhà bằng đôi chân của mình. Ngày mai, tôi giặt đồ mới trả lại anh được.
Dứt lời, Giang cuộn thật nhanh bộ đồ ướt của cô, cầm đại trên tay và chạy khỏi phòng.
Loáng cái, cô đã xuống sần rồi ra cửa. Bình không kịp cản bước chân cô.
Một cô gái đầy kiên nghị.
– Mẹ nói gì thế ạ? Đang uống nước, Bình đã suýt sặc bởi những gì anh vừa nghe được từ mẹ anh.
Bà Cả Bính nhướng mắt:
– Mẹ muốn con cưới vợ. Chẳng lẽ việc lấy vợ đối với con lại khó khăn đến vầy sao.
Đoàn Bình gãi tóc:
– Ý con là.. mẹ khiến con bất ngờ quá!
Năm nay, con mời hai mươi sáu tuổi, đàn ông lấy vợ vào lúc này, chả phải là quá sớm sao mẹ?
Bà Cá Bính vẫn nói:
– Không còn sớm nữa, khi con đã trở thành chủ Xí nghiệp Gạch ngói Đoàn Vân. Sự nghiệp ổn định, thì chuyện lấy vợ là việc phải làm.
Đàn ông, nhất định phải cùng lúc có gia đình và sự nghiệp, thì tương lai mới bển vững, con ạ. Huống hồ, nhà chúng ta lại quá ít người.
Đoàn Bình thật thà:
– Nhưng con chưa yêu ai, thì lấy ai được hả mẹ?
Bà Cả Bính tự tin:
– Chỉ cần con đồng ý, mẹ đã chọn sẵn cho con một đám rồi. Con gặp cô gái này, chắc chắn con sẽ thấy mẹ đúng.
Đoàn Bình chậm rãi:
– Bây giờ là thời đại nào rồi, mẹ còn muốn con lấy vợ theo sự chọn lựa của mẹ ư? Bộ mẹ muốn con hết dám nhìn mọi người hay sao?
– Con phản đối.
Bà Bính cau mày:
– Chỉ một việc lấy vợ thôi, có gì quan trọng đến mức con nói, con không dám nhìn ai, là ý gì.
– Con chưa bao giờ cãi lời mẹ, kể cá khi con muốn theo học ngành thời trang, nhưng mẹ buộc con từ bỏ niềm đam mê của mình để học kinh tế, con cũng sẵn sàng. Bởi con hiểu đó là chuyện cần thiết mà con phải gánh vác, thay bố con. Riêng việc cưới vợ, con nhất định không đồng ý. Con không muốn đặt hạnh phúc đời con vào một cô gái chỉ có sắc mà không chú thương:
Người con lấy, nhất định phải dịu dàng, hiến thục, phải yêu kính mẹ, một lòng một dạ yêu thương gia đình chúng ta.
– Tuyết Ngân là đứa con gái được ăn học đàng hoàng. Gia đình giàu sang, đầy thế lực ở vùng này. Trở thành con rể của ông giám đốc ngân hàng tinh, con cần bao nhiêu vốn cũng được và chắc chắn, không ai dám đối đầu với con.
Đoàn Bình thán nhiên:
– Con xin lỗi. Mẹ hơi đề cao gia đình người ta đấy. Tuy con không quan tâm nhiễu đến đàn bà, nhưng ở thị xã này, tai tiếng về ''nữ hoàng áo đen" Tuyết Ngân, bọn thanh niên chẳng ai là không biết. Không dịu dàng như mẹ nghĩ Bà Bính hoang mang:
– Con nói vậy là sao? Con gái một ông tổng giám đốc ngân hàng, sao lại có biệt danh ''nữ hoàng áo đen", mẹ nghe ù cả tai. Vì giống thủ lĩnh một băng nhóm quá.
Đoàn Bình rùn vai:
– Mấy đứa con gái nhà giàu, ỷ thế cha mẹ, xài tiền như rác ấy mà thủ lĩnh được ai hả mẹ. Sở đĩ Tuyết Ngân có biệt danh ấy, vì cô ta luôn mặc đồ đen đến vũ trường để nhảy đầm!
Lời nói của Bình khiến bà Bính phải suy nghĩ. Dù có là thời đại nào thì con gái đến vũ trường, quán cà phê là điều không gía đình nho giáo nào chấp nhận nổi.
Bà Bính thở dài:
– Trời đất! Không lẽ con gái hoang đàng thế mà bố mẹ nó không biết? Mẹ của Tuyết Ngân hôm nay ghé thăm mẹ, vẫn khen con gái kia mà. Bà ấy ngỏ ý muốn kết sui gia với mẹ đấy chứ.
Đoàn Bình từ tốn:
– Mẹ có thể xác minh điều con vừa nói. Bây giờ, con xin phép mẹ, con về phòng.
Bà Bính kêu lên:
– Khoan đã!
Bình nhìn mẹ:
– Mẹ muốn con làm gì nữa?
Bà Bính nói:
– Mẹ đi coi thầy, lời thầy dạy, năm nay con cưới vợ, ắt sẽ viên măn suốt đời, cần gì đều được. Bây giờ dự tính của mẹ không thành, thì bản thân con phải tự lo liệu lấy. Con nhất định phải tìm được người con gái của con. Nếu không, mẹ vẫn tiếp tục nhúng tay vào đó. Con hiểu chưa?
Bình ngao ngán:
– Con sẽ cố gắng.
Bâ Bính mỉm cười:
– Khó khăn gì chuyện đó mà con phải rầu rĩ nhỉ? Con trai mẹ vừa giàu có, vừa tuấn tú, lo gì không tìm được người nâng khăn sửa túi. Vậy nhé!
Bình ngán ngẩm đi lên lầu. Nhưng đâu đã yên thân. Vừa được nửa cầu thang, giọng mẹ anh lại rổn rảng:
Bình! Nhớ là phải dẫn bạn gái con về trước lễ giỗ cụ tổ dòng họ nha. Mẹ muốn phải thông báo trườc để dòng tộc lo liệu đám cưới của con được chu tất.
Con cần mẹ nhắc ngày giỗ không, con trai?
Bình ấm ức:
– Con không quên đâu, thưa mẹ.
Nện gót giày, anh bước nhanh về phòng, đóng sập cánh cửa gỗ, mạnh đến mức bà Bính giật nảy người dưới phòng khách. Bà hiểu tâm trạng cậu con trai của mình, nên im lặng.
Bình thả người xuống giường, tức mẹ thật nhiều. Tự nhiên sao mẹ bắt ép anh chuyện vợ con. Con còn bao nhiêu dự định chưa làm. Ngày trước sao mẹ không cố sanh thêm vài ba người con nữa, để anh làm con một làm gì, cho khổ.
Cái gì cũng nhất nhất nghe lời mẹ. Nghe theo thì khổ thân mình, cãi cha cãi mẹ thì trở thành đứa con bất hiếu. Buồn thật.
Bình vùng dậy, anh đến tủ lạnh, lấy một lon biavà tu một hơi cho đến khi cạn sạch. Anh vẫn nghe chưa đã cơn giận.
Bật tivi, mắt anh chạm phải cảnh đôi tình nhân đang yêu nhau. Dạo này, tivi chiếu toàn phim tình cảm, mẹ anh mê phim đến quên cả giờ cơm Có lẽ vì nhiễm phim nên mẹ anh mới bắt anh lấy vợ đấy. Bình chả hứng thú gì loại phim này.
Bình chợt nhớ tới cô gái tên Hương Giang, cô gái nhỏ bất ngờ anh gặp trong buổi chiều mưa lạnh. Hương Giang không đẹp bằng Tuyết Ngân, và số phận thì đang muốn đẩy cô xuống vực thẳm. Bình khẽ thở dài. Ngày mai, anh biết sắp xếp cho cô bé vào làm ở bộ phận nào của xí nghiệp đây? Để một cô gái nhỏ đi trộn đất, đổ khuôn gạch ư? Hương Giang liệu làm nổi không? Các phòng ban thì không còn chỗ trống, bởi cô đâu có bằng cấp gì.
Mệt mỏi trăn trở, anh chìm vào giấc ngủ sau khi tắm gội mà không ăn cả cơm tối. Bà Bình lên tận phòng gọi con trai xuống ăn cơm.
Nhưng thấy anh ngủ ngon, bà chép miệng, khép cửa phòng, trở xuống.
Tận bây giờ kém mười sáng hôm sau, Bình mới tỉnh giấc. Anh cuống quít làm vệ sinh cá nhân. Từ ngày thay bố anh làm giám đốc xí nghiệp, Bình chưa đi trễ bao giờ. Vậy mà, hôm nay anh lại dậy muộn. Bụng thì đói, nhưng không còn thời gian. Anh nhớ đến lời hứa với Hương Giang. Anh mở tủ. Số tiền anh còn quả thật chỉ hơn hai ngân đồng. Anh đã không tính sai, khi hỏi Hiệp mượn tiền.
Bà Bính kêu lên:
– Con không dùng điểm tâm à?
Đoàn Bình từ tốn:
– Đến xí nghiệp, con ăn sau mẹ ạ. Sáng nay con có cuộc hẹn, phải đi sớm để chuần bị tài liệu.
Bà Bính nói:
Nhưng con là ông chủ, đầu phải công nhân, con đến trễ một chút cũng được mà. Mẹ có nấu món xúp mãng cua, con ăn rồi hẵng đi!
Bình nhìn mẹ:
– Mẹ cứ dùng trước, trưa con về được, con ăn sau vậy. Con phải đi mẹ ạ.
Khách hàng hơi khó tính, con không muốn họ nghĩ là con kiêu ngạo, coi thường họ.
Bà Bình đành im lặng nhìn theo con trai. Bình đi Honda. Anh khiến bà mẹ buột miệng thắc mắc:
– Kêu trễ giờ, sao con không đi xe hơi?
Bình cười:
– Mẹ quên rằng, giờ cao điểm, ngoài lộ kẹt xe liên tục, con đi xe Honda cho tiện mẹ ạ.
Bà Bình gật gù:
– Quả thật, mẹ quên mất điều này. Con chạy xe cẩn thận nhé. Coi tivi, chả ngày nào không xảy ra những chuyện thương tâm, oan uổng.
Bình trấn an mẹ:
– Con biết rồi. Mẹ đừng lo lắng quá. Con đi nghen mẹ.
Chiếc môtô khẽ chồm lên, rồi hòa nhanh vào dòng xe buổi sáng. Bà Bính dường như không mấy quan tâm đến ngày tháng, bởi bao năm nay, Xí nghiệp Gạch ngói làm việc tất cả các ngày trong tuần. Chủ nhật cũng giống như thứ hai, thứ ba đầu tuần. Bình thì không thể quên.
Bời chủ nhật, khối văn phòng xí nghiệp được nghỉ. Anh cũng có quyền nghỉ ngơi, ngoại trừ các phần xường sản xuất xảy ra sự cố, anh cần phải có mặt để giải quyết. Nhưng hôm nay anh đã hẹn gặp Hương Giang.
Hiệp đợi anh trước cổng.Vừa thấy anh, Hiệp đã nói:
– Chúng ra sang quán uống cà phê nghen.
Bình so vai:
– Hãy tìm chỗ nào để ăn sáng và nói chuyện. Tôi đói bụng quá.
Hiệp kinh ngạc:
– Cậu chưa ăn sáng hả?
– Tối qua về nhà, mệt quá, tôi lăn ra ngủ luôn. Sáng nay tưởng dậy không nổi.
Hiệp tủm tỉm:
– Cô bé con kia có phải là động lực kéo cậu rời khỏi giường không nhỉ? Tôi ngạc nhiên thật đấy. Một người nổi tiếng máu lạnh trước đàn bà nhự cậu, hôm nay, bắt đầu thay đổi rồi ư? Sự rung động của trái tim.
Bình đập cái “bốp” lên vai Hiệp:
– Buổi sáng, cậu uống nhằm thứ gì vậy hả?
Còn chưa chịu gọi món ăn. Bao tử của tôi nổi loạn mà thôi.
Bình nói xong, anh gọi cho mình tô bún bò gân, món ruột của anh. Hiệp đành imlặng, anh kêu món bún bò Huế.
Vừa ăn, Bình vừa hỏi:
– Cậu đem tiền cho tôi mượn chứ?
Hiệp rùn vai:
– Lệnh.của cậu chủ, tôi đâu đám cãi.
Bình nhăn mặt:
– Trước mặt mẹ tôi, cậu muón gọi tôi thế nào, tùy cậu. Còn khi chỉ có hai đứa, tôi rất mong cậu "cất" giùm danh từ “cậu chủ” để tôi đỡ tổn thọ. Tôi coi cậu là bạn, nên hỏi cậu mượn tạm, tôi sẽ trả lại cậu sau mười ngày, được chứ?
Hiệp cười:
– Nếu cậu không muốn tôi ở giá, thì phải trả cho tôi. Mỗi năm, tôi tằn tiện lắm cũng chỉ dư được một, hai ngàn đồng.
– Cậu nói vậy là có ý lấy vợ hả? Ai vậy?
– Đã có ai đâu. Tại tôi ngẫm nghĩ đàn ông bọn mình, không có phụ nữ cầm trịch sẽ khó mà dư dả lắm.
Bình cười cười:
– Cậu có câu nói hơi bị giống mẹ tôi. Bà đang bắt tôi cưới vợ.
Hiệp trợn mắt:
– Vậy sao? Là cô tiểu thư nào thế?
– Tuyết Ngân!
Hiệp cố nuốt xuống bụng gắp bún, anh khoát.
– Điên hay sao mà rước ngữ ấy về làm vợ? Thử đó, chỉ còn cái vỏ bọc của cha mẹ bằng vàng thôi, ruột chắc là thối không thể ngửi. Mẹ cậu sao lại chọn người đàn bà này chứ?
Bình cười như mếu:
– Tối qua, tôi với bà già cự nhau một hồi. Là mẹ của Tuyết Ngân muốn kết sui gia với mẹ tôi. Người lớn, họ biết gì về thời hư tật xấu của con cháu họ đâu.
– Kết quả thế nào? - Hiệp tô mò.
– Bà già nghe tôi điểm tật của Tuyết Ngân thì tỏ ra hoang mang. Nhưng bà nói, thầy bói bảo, năm nay tôi phải cưới vợ để sự nghiệp được bền vững. Bà cho tôi tìm hiểu. Thời hạn là trước ngày giỗ cụ tổ phải dẫn người yêu về.
Hiệp chép miệng:
– Chà! Cái vụ này nghe chừng hơi cam go nghen. Cậu có đám nào khả dĩ đủ tư cách để cậu yêu thương chưa. Từ nay đến ngày giỗ cụ tổ có hơn ba mươi ngày thôi. Nháy mắt là tới liễn à.
Bình than:
– Tôi thật sự chưa hề nghĩ đến việc này. Thôi thì cử để coi, biết đâu trời thương cho tôi gặp được ai đó. Không phải cậu từng nói tình yêu là tiếng sét hay sao?
Hiệp đủng đỉnh:
– Ừ! Mọi bất ngờ đều có thể xảy ra vào giờ chót. Ba ngàn đồng của cậu đây.
Hiệp đặt xấp tiền vào tay Bình. Anh hỏi thêm:
– Cậu chưa nói tôi biết, cậu cần tiến làm gì?
Bình bèn kể tóm tắt câu chuyện của Hương Giang cho Hiệp nghe. Hiệp từ tốn:
– Cậu không sợ bị cô bé gạt hả?
Sao lại gạt chứ? Cô bé rất chần thật. Tôi tin vào cảm giác của mình. Bây giờ, tôi tới nhà cô ấy Cậu muốn đi không?
Hiệp cười:
– Nếu đi cùng cậu, tôi sợ mình không cưỡng được sự nổi loạn của con tim.
Cùng cậu đối đầu, tôi không muốn. Cậu hãy đi đi! Tôi cầu chúc cho cậu gặp được mối nhân duyên kỳ ngộ.
– Cám ơn cậu. Nhưng cô bé còn bé lắm, sẽ không ai chấp nhận đâu.
– Ăn thua là con yim cậu kìa. Đừng đánh mất cơ hội khi nó trong tầm tay của cậu.
Hai người rời quán ăn bằng hai hường đi khác nhau.