Chương Kết

Ngọc Giao cười tươi rói, cô chạy ào xuống xe, nhào vào lòng bà Giang thì thầm:
Con nhớ mẹ ghê! Giá như mẹ đi cùng con, chắc chắn tụi con chưa về. Một chuyến về thàm ngoại quá sức lời, đúng không chị Hai?
Song Ngọc cười:
– Mẹ ạ! Con không ngờ chúng ta có một quê hương tuyệt vời như thế. Ở trong, mỗi lần đi Vũng Tàu chơi, chỉ một ngày tốn bạc triệu mà chẳng thích thú gì. Còn ổ đây, trời mây xanh ngăn ngắt, núi non đủ hình hài, con người thật thà, rất mến nhau... Con bắt đầu muốn được ở lại đây rồi.
Bà Giang dịu dàng:
– Chắc hai đứa chụp hết cả chục cuộn phim, đúng không?
– Chụp hoài vẫn thấy không hết cảnh đẹp.
– Ăn được những món gì?
Thủy Tiên le lưỡi:
– Bác Giang biết không? Chị Giao ngố hơn cả cháu. Ăn ghẹ không biết lột mai.
Ngọc Giao Bo vai:
– Chính xác là tại chị làm biếng. Nhìn mầm ghẹ đầy ấp, nhưng ăn thì chả được mấy con.
Song Ngọc từ tốn:
– Dán biển sống thoải mái, mẹ nhỉ. Nếu mâm ghẹ đó ở trong mình, bèo lắm cũng từ ba trăm ngân đồng. Ông bác gỡ cái lồng ghẹ bắt bỏ vào xoong luộc, cứ như mẹ luộc rau muống ấy.
Cậu Thành lắc đầu:
– Vậy lần này ra, ở chơi hết hè hẵng về. Ngày nào cậu cũng cho cháu ăn tôm, cua, ghẹ, sò... chịu không?
Ngọc Giao cong môi:
– Cháu cũng muốn ở lại lắm. Nhưng chị. Hai phải về đi làm. Mẹ cũng không thể để ba một mình cơm hàng nước quán, vài tuần ba cháu ốm nhom à.
Bà ngoại đủng đỉnh:
– Mẹ con bay tự dàn xếp với nhau, chứ bà ngoại già rồi, sống rày chết mai.
Mấy chục năm, bây giờ mẹ con các cháu mới chịu về quê, không thể chi ở năm ba ngày.
Song Ngọc nhìn bà Giang:
– Ngoại nói vậy, mẹ nghĩ sao ạ?
Bà Giang từ tốn:
– Để từ từ rồi tính, mẹ ạ. Con hứa chơi lâu một chút.
Song Ngọc chợt nhớ:
– Mẹ tìm được ba Bình chưa?
Bà Giang gật đầu.
– Bà Gái bà ngoại chị em Ngọc nói nhẹ:
Mẹ nghe người ta bảo, bố thằng Ty bị con vợ sau tạt a-xít vào người, đến nỗi bị mù, phải không con?
Bà Giang chua xót:
– Dạ phải, mẹ ạ:
Song Ngọc rùng mình:
– Ở đời sao có nhiều người ác quá vậy.
Bác ấy chắc tội nghiệp lắm, mẹ nhỉ?
Bà Giang thở dài:.
– Để mai mốt, mẹ dẫn hai đứa sang chào ông ấy nhé. Nhìn óng ấy, mẹ thấy đau lòng. Dù sao, cũng tình nghĩa vợ chồng, mẹ không thể ra đây lại cười trên nỗi đau của ông ấy.
Ngọc Giao nhìn mẹ:
Bác ấy mù mà vẫn nhận được mẹ hả mẹ?
– Người bị tật thường có thêm sự cảm nhận riêng của họ.
– Mẹ, còn anh Ty? Mẹ có gặp không?
– Anh ấy có hận mẹ không?
Dì Liên so vai:
– Mẹ các cháu đâu có lỗi gì, tại sao nó giận mẹ cháu chứ? Người đáng bị nó trách hận chính là bố của nó, bà nội của nó. Ba mươi năm rồi, nhưng mỗi lần dì nhớ chuyện cũ, dì lại thấy uất xốn xang lắm.
Bà Giang chậm rãi:
– Dì ạ! Đừng nói với các cháu những lời buộc tội ấy. Con người ta, thù oán nên cởi chứ đừng thắt mãi vào, ông trởi đã trừng phạt ông ấy. Làm người sanh ra lành lặn tay chân, sáng ra cặp mắt, bây giờ tật nguyền, giam cầm cuộc đời trong bóng tối, âu đó đã là sự trả báo rồi. Chị đã tha thứ cho họ.
Dì Liên nói:
– Mấy chục năm, chị vẫn không thay tâm đổi tính, luôn nhận sự thua thiệt về mình. Em chịu chị thật.
Câu chuyện của cả nhà dừng lại, vì đã tới giờ cơm. Vợ cậu Đạt tự tay nấu cơm đãi mẹ con Ngọc Giao.
Buổi tối, Ngọc Giao rủ chị Ngọc:
– Tụi mình ra ngoài dạo phố đi chị.
Song Ngọc rùn vai:
– Chị nhác quá à.
Ngọc Giao kéo tay Ngọc:
– Chị phải đi với em. Giờ này đã lên giường, làm sao ngủ nổi. Trăng đẹp thế, kéo ra biển chắc còn đẹp hơn hấ chị Hai.
Song Ngọc lườm em:
– Thôi đi cô ơi. Bà chị này biết tỏng mưu mô của cô nó. Muốn ra bãi thì nói luôn cho rồi, còn bày đặt.
– Cám ơn chị đã hiểu ý em.
Thủy Tiên nói:
– Em cũng muốn ra biển ngắm trăng. Cho em đi với nhé.
Ba cô gái tung tăng rời nhâ bà ngoại theo chỉ dẫn của dì Liên, ba đứa ra bãi biển thì ánh trăng đã tỏa xuống mặt biển những luồng ánh sáng bàng bạc dập dờn theo sóng nước. Buổi tối, thanh niên nam nữ rủ nhau dạo dưới bãi biển. Vui và náo nhiệt vô cùng.
Ngọc Giao hít mạnh, cô như muốn nuốt cả không gian lồng lộng cao xanh vào buồng tim lá phổi của mình.
Giao khẽ nói:
– Phải như đây là ở chỗ mình ở há, chị Hai.
Song Ngọc hỏi:
– Nếu ở chỗ mình đẹp thế này, em sẽ làm gì?
Ngọc Giao tỉnh bơ:
– Em sẽ xáy một khách sạn thật lớn để du khách đến du lịch được nghĩ lại ở một nơi thanh nhã, nhẹ nhàng. Em sẽ mở một nhà hàng, quầy rượu trong khuôn viên nhà hàng nữa. Lúc đó ngồi ở vị trí bà chủ, em tha hồ...
– Ngọc Giaọ.... Giao đang buôn dưa lê bỗng giật mình bởi tiếng ai đó gọi tên cô. Là ai nhỉ?
Ra đây hôm trước, hôm sau cô đã đi chơi, chưa kịp quen ai, tại sao có người lại biết tên cô nhỉ? Cô nhìn quanh quắt. Hình như có một gã đàn ông đang đi về phía hai chị em.
Hắn đến gần thì Giao hết cả sợ. Màu áo của hắn là mlàu áo của người chiến sĩ Công an Nhân dân, vì nước vì dân diệt trừ kẻ ác.
– Giao không nhận ra tôi à?
Song Ngọc thấy vẻ cắng thẳng của em gái, cô khẽ nhắc:
– Là người giúp em hạ tên cướp ở bến xe đó, nhớ chưa?
Ngọc Giao tròn mắt:
– Ôi! Đúng là em đãng trí thật. Ủa, nhà anh cũng ở đây à?
Cường cười:
– Ừ! Cũng trên một con đường chạy dọc theo bãi biển này.
– Anh đã tìm được giúp chị em giấy tờ chưa ạ?
Cường cười tươi:
– Chúng tôi bắt tên cướp khai rõ đồng bọn, và đã thu hồi lại được chiếc giỏ của cô Song Ngọc. Tôi xin lỗi, vì chúng tôi buộc phải kiểm tra đồ của cô, để cùng giám sát số thực tế hiện vật. Cô không phiền chứ?
Song Ngọc lắc đầu:
– Làm sao tôi có thể trách phiền người đã giúp tôi tìm được vật bị mất chứ.
Ngọc Giao lém lỉnh:
– Anh cũng hay ghê nhỉ! Sao không tìm nhà ngoại em, mà xuống biển làm gì?
Thủy Tiên cong môi:
– Thì anh ấy có hẹn mới đến đây.
– Sao em biết? - Ngọc Giao tròn mắt.
Thủy Tiên so vai:
– Em là thổ địa ở đây. Thứ bảy nào, mấy đứa bạn em cũng rủ nhau đến đây để... rình người ta.
Ngọc Giao ngạc nhiên:
– Tự nhiên đi rình người ta làm gì?
– Chị này, chả biết gì hết. Thanh niên ở đây cô thói quen thứ bảy, chủ nhật dẫn bồ ra bãi biển dạo mát và tâm sự. Nhất là ở phía rừng phi lao kia kìa, cứ từng cặp từng cặp hẹn nhau. Tụi em đi rình đôi nào hôn nhau là tụi em hét vang lên.
– Trời đất! Nghịch ngợm hết nói. Em không bị mẹ em mắng à?
– Có ai biết tụi em đi đâu mà mắng. Bởi vậy, nhất định anh này cũng có hẹn với bồ.
Cường lắc đầu:
– Em đoán sai rồi. Anh chưa có bồ.
– Em hổng tin. Nhìn anh lớn hơn chị Ngọc em rất nhiều.
Cường điềm đạm:
– Tin hay không, tùy em. Anh có chuyện rắc rối của gia đình, nên xuống đây tìm sự yên tĩnh.
Song Ngọc tò mò:
– Kể cho em nghe, được không?
Ngọc Giao kêu nhỏ:
– Chị ơi! Ai lại chưa quen đã muốn nghe chuyện của người ta thế.
Cường nói:
– Chuyện của tôi vừa buồn vừa khô, chỉ sợ Ngọc không thích nghe, Ngọc Giao và Thủy Tiên đưa mắt phìn nhau. Thủy Tiên nói thầm vào tai Giao.
– Hình như anh này thích chị Ngọc. Chị em mình biến nhé!
Ngọc Giao hỏi:
– Lỡ chị Hai xảy ra chuyện thì sao?
– Chị yên tâm đi! Người ta là công an. Công an, không bao giờ lợi dụng con gái nhà lành đâu. Đi nào!
Ngọc Giao bèn nói:
– Chị Hai nói chuyện với anh Cường, hai đứa em đi dạo một lát.
Song Ngọc chần chừ:
– Đi đâu thế? Chị cũng muốn đi... Thủy Tiên le lười:
– Chị không được đi. Anh công an ơi!
– Em nhờ anh coi giùm chị Hai em, đừng để chị em buồn nhé.
Lời vừa dứt, hai cô bé đã nẩm tay nhau chạy vụt xuống dưới.
Cường cười:
– Em có cô em gái hồn nhiên ghê.
– Ngọc Giao là đứa hiếu động, nó thông minh hơn em nhiều. Được cái, rất thương và tôn trọng chị.
Cường chợt hỏi:
– Bố em không ra cùng mẹ em à?
Song Ngọc nhẹ nhàng:
– Ba em bị tai nạn, phải ngòi xe lăn. Mẹ ruột em đã mất, mẹ bây giờ là bạn thân của mẹ em. Hoàn cảnh của mẹ em cũng tội nghiệp, thương tâm lắm. Vì lời hứa với mẹ em, lại thấy ba em đã tật nguyền, mẹ Giang quyết định sóng với ba em, để được danh chánh ngôn thuận chăm sóc cha con em mà không sợ thiên hạ dị nghị.
Bé Ngọc Giao phải em ruột em không?
– Dạ. Em và Giao là chị em cùng cha, khác mẹ. Cũng may mẹ Giang là người tốt, nên em không bị đối xử theo cảnh mẹ ghẻ, con chồng. Anh Cường đông anh em không?
– Tôi hấ? Tôi chỉ có một mình.
– Con một thì sướng quá còn gì!
Giọng Cường buồn buồn:
– Tôi lại thấy cô đơn và tẻ nhạt lắm. Tôi thêm một mái ấm gia đình có đầy đủ mẹ, anh chị em, như Ngọc vậy.
Song Ngọc thở dài:
– Thật ra thì em cũng may hơn anh Cường một chút thôi. Giá như mẹ em còn sống đến hôm nay, thì em thấy mình hạnh phúc hơn.
– Mẹ em là người Bắc hay Nam?
Song Ngọc thần thờ:
– Mẹ em quê ở đây. Mẹ cũng mồ côi sớm, phải sống nhờ chú thím. Gia đình gặp chuyện, mẹ em phải bỏ xứ ra đi. Để rồi giữ tấm thân tàn xác lạnh nơi đất khách quê người. Mẹ Giang và mẹ em đã bỏ nơi này ra đi đúng ba mươi năm.
Cường tuy biết trước hoàn cảnh của Song Ngọc qua lời kể của mẹ anh, nhưng giờ đây nghe Ngọc nói bằng chất giọng miền Nam mềm mại, anh vẫn không tránh khỏi chút tiếc nuối ngậm ngùi cho dì Hạ Thanh. Anh không còn cơ hội gặp lại dì Thanh. Hơn hai mươi năm, mỗi lần ba anh kể về mẹ, lần nào ba cũng nhắc đến dì Thanh bằng thái độ rát trân trọng, kính phục. Vậy mà...
Thấy Cường im lặng, Song Ngọc dè dặt:
– Anh Cường nghĩ gì vậy?
Cường mỉm cười:
– Anh nghĩ về câu chuyện tình của ba mươi năm về tlước của bố mẹ anh.
Song Ngọc tò mò:
– Ba mươi năm trước, bố mẹ anh cũng có kỷ niệm đáng nhớ hay sao? Người lớn thời ấy, sao nhiều ký ức quá anh nhỉ. Anh kể cho Ngọc nghe được không?
– Anh nghĩ, em cũng không xa lạ với nhân vật trong chuyện đâu.
Song Ngọc nói nhỏ:
– Em lười suy nghĩ lắm. Nếu được thì em nghe, còn anh không muốn chia sẻ em cũng không miễn cưỡng. Bởi chúng ta chỉ mới quen nhau thôi. Thời gian quá ngắn, chưa đủ để dệt lên một niềm tin.
Cường chậm rãi:
– Bố anh cũng bị tàn tật rồi, ông bị mù cả hai mắt. Làm người không gì đáng sợ bằng viễn cảnh tối tăm. Anh không giúp gì cho ba cả ông đã sống trong sự đợi chờ môn mỏi suốt ba mươi năm.
Song Ngọc thảng thốt:
– Chả lẽ... anh là con trai của mẹ Giang?
– Đúng không?
Cường gặt đầu thay câu trả lời.
Song Ngọc xúc động:
– Mẹ đã chỉ đường cho anh tìm tụi em? Mẹ là thế, lúc nào mẹ cũng muốn các con của mình có thêm bạn bè. Anh Cường này!
Cường nhìn Ngọc:
– Em muốn hỏi anh chuyện gì, hả Ngọc?
Song Ngọc cắn môi:
– Anh có buồn mẹ Giang không?
Cường chân tình:
– Không đầu.
– Anh dễ dàng chấp nhặn mẹ sau ba mươi năm mẹ con không biết mặt nhau à? Phải vì anh thấy, anh rất cần có mẹ không?
– Không phải. Anh dễ dàng nhận lại mẹ của anh, vì từ khi anh còn rất nhỏ, ba anh và cả bà nội anh, đã kể anh nghe về nỗi đau đớn của mẹ. Bà nội luôn day dứt hối hận:
Một thời gian, bà năn nỉ bà ngoại anh, cho nội biết chỗ mẹ ở, nhưng không ai chịu nói cả. Nội đã bắt anh hứa sau này gặp được mẹ, phải kính trọng, yêu thương mẹ, tuyệt đối không được trách giận mẹ. Nội anh mất đi, nhưng bà mãi không tha thứ được cho bản thân bà, đã gây lên tội ác cho con dâu.
– Thì ra là thế! Con người ta nghĩ cũng lạ, phải không anh? Một đời vất vả bon chen, làm ra tiền của để cho con cháu hưởng, không so đo tính toán, nhưng lại thấy tủi buồn khi con cái trưởng thành mãi xa rời vòng tay gia đình, cha mẹ và dành hết tình yêu thương cho vợ con. Từ cái tủi buồn ấy, nội anh đã gây nên cảnh đau thương, ly biệt cho dâu con.
Vừa lúc ấy, Ngọc Giao và Thủy Tiên quay trở lại. Giao nheo mắt:
– Sao rồi, anh công an đã "cưa đổ" được trái tim băng của chị em chưa?
Cường bật cười:
– Sao em lại ví trái tim của chị em là trái tim băng?
– Sự thật là có hàng chục cây si túc trực trước cổng nhà em, xin được đón đưa chị em, nhưng chị em chẳng thèm để mắt đến ai.
Riết rồi bạn bè thấy chị Hai quá lạnh lùng, khép kín nên họ nói trái tim chị em vô tri vô cảm.
– Em cùng chung ý nghĩ với họ hả?
– Không! Với em, chị Hai rất tuyệt vời. Anh không chê con gái miền Nam vụng về, thì...
Song Ngọc lừ mắt:
– Em đấy, lớn rồi mà cứ thích chọc ghẹo người khác. Em không được nghĩ bậy bạ. Em biết anh Cường là ai không?
– Ngọc Giao cong môi:
– Là anh công an đã giúp em hạ tên cướp.
– Sai đề rồi em gái. Anh ấy chính là đứa con trai thất lạc của mẹ Giang ba mươi năm trước đây, nhỏ ơi.
Ngọc Giao mừng rờ:
– Cái gì? Chị không đùa em chứ?
Thủy Tiên lúc này mới lên tiếng:
– Chị Hai không đùa đâu. Em nghe bà ngoại kể và đã từng được mẹ em chỉ cho biết mặt anh Cường.
Ngọc Giao rên rỉ:
– Ôi trời, em thật là quá quắt! Biết mà không chịu nói, để chị nghĩ bậy bạ nãy giờ.
– Tại mẹ cấm em. Mẹ bảo, con gái không được nhiều chuyện.
– Mẹ của em thiệt tình là... biết cách làm khó người khác. Hên gì trong câu chuyện ngày xưa của mẹ Giang, dì Hương Liên luôn sẳn sàng ứng chiến mẹ con bà Cả Bính.
Ngọc Giao nhìn Cường, một lúc láu cô nói.
– Ngày mai, em nhất định theo mẹ đến thăm bố anh.
– Ừ. Ra đáy rồi, thì cũng nên đi đây đi đó cho biết. Tiếc rằng bố anh không còn nhì thấy ánh sáng. Nếu không, chắc bố sẽ khó vì nhìn thấy mẹ và em trớ về.
Trăng đã lên cao. Đêm bất đầu rải xuống nhân gian sự tĩnh mịch, Mấy anh em nắm tay nhau đi vào thị xã. Chắc mẹ sẽ mừng lắm khi nhìn thấy cảnh anh chị em của Ngọc Giao vui vẻ thần thương thế này.
Song Ngọc run run. Cô tưởng mình sắp hét lên khi nhìn thấy một khuôn mặt đầy các vết sẹo của ông Bình. Can đảm hơn chị, Ngọc Giao bước đến trước mặt ông Bình, lễ phép.
– Con chào bác!
Ông Bình rưng rưng:
– Là ai thế, hả Cường?
Cường từ tốn:
– Con gáí của mẹ con, thưa bố.
Ông Bình giơ tay ra:
– Cho ta thử xem cháu lớn không nào?
– Cháu gái... À, cháu tên gì?
Ngọc Giao nhẹ giọng:
– Cháu tên Ngọc Giao.
Giao trả lời và nhìn mãi lên những vết thẹo trên mặt ông Bình.
– Tên cháu hay lắm!
– Thật ra cũng không hẳn hay đâu ạ. Mẹ cháu chỉ muốn đặt theo tên chị Hai thôi.
Song Ngọc nhẹ nhàng nhưng vẫn không giấu được âm hưởng run run:
– Con chào bác! Con là Song Ngọc.
Ông Bình gật gù:
– Song Ngọc! Cháu là chị của Ngọc Giao, phải không?
– Dạ. Nhưng cháu nghĩ bé Giao không gọi cháu là chị Hai được rồi, vì người lớn nhất phải là anh Cường, bácạ.
Ngọc Giao đáo để:
– Em đã tính trước đến ngày này rồi, và sẽ không thay đổi.
– Em nói ngang ngược gì vậy?
– Không có gì. Tại em thích có anh trai thì bây giờ có rồi. Được chị dâu như chị, không phải quý hơn hay sao.
Song Ngọc giậm chần:
– Trời đất! Mẹ nghe con nhóc này nói chuyện kìa mẹ. Thật hết biết!
Bà Giang mỉm cười:
– Thôi nào bé Giao! Đừng có ghẹo chị nữa.
Gia đình chúng ta đã quá ỉt người, hãy cứ làm anh em ruột của nhau vẫn tốt hơn. Như thế mẹ vẫn có hai chàng rể và một cô con dâu. Mẹ thích nhà ta từ bây giờ trở đi, thật đông người, số đông được nhân lên từ cấp số nhân, hiểu không nào?
Ngọc Giao cười vang:
– Mẹ đúng là... tham lam.
Giọng bà Giang đăm đắm buồn:
– Mẹ chỉ muốn anh chị em các con mãi yêu thương nhau, gắn bó với nhau, dù chúng ta không có điều kiện ở gần nhau. Song Ngọc mãi là con gái thương yêu của mẹ. Mẹ không muốn thay đổi.
Ông Bình cười rạng rỡ. Khuôn mặt ông bây giờ khi đã nhìn quen, cả hai chị em Ngọc Giao đều không còn cảm giác sợ hãi. Câu chuyện tình đau đớn bi thảm của cha mẹ họ, kéo dài ba mươi năm, ba6y giờ thật sự được hóa giải trong tình thân của những đứa con.
Ngọc Giao nhìn ông Bình, cô bé chợt nói:
– Con nghĩ, khoa học bây giờ đủ điều kiện đe phẫu thuật lại khuôn mặt cho ba Bình. Ba nên đi khám, để bác sĩ có câu trả lời chuẫn xác nhất.
Ông Bình xúc động:
– Cám ơn con gái nhỏ. Đừng nên tốn kém vào những chuyện không cần thiết nữa. Để phục hồi được nămmươi phần trăm khuôn mặt của ta, số tiền bỏ ra không phải là nhỏ. Ta đã quen thế này rồi. Giờ đây, ta mãn nguyện và rất sung sướng. Chỉ cần các con mến thương ta là đủ Cuộc đời còn rất nhiều mãnh đời nhỏ đói khổ lay lắt, hãy để tiền làm việc thiện, con ạ.
Song Ngọc từ tốn:
Thưa ba nuôi, hãy cho phép con gọi như thế, theo cách nghĩ của con. Ba không muốn phẫu thuật lại khuôn mặt cũng được. Con nghe anh Cường nói, từ khi tai nạn xảy ra, ba chưa một lần đi khám mắt ở bệnh viện trung ương. Con muốn ba chiều ý tụi con một lần, được không ba?
Ông Bmh nghèn nghẹn:
– Ta... bố...
Bà Giang rưng rưng:
– Anh nên làm theo ý tụi nhỏ, biết đâu đôi mắt của anh có cơ may sáng trở lại. Con người ta đừng tự trừng phạt mình trong cách nghĩ tiêu cực nữa. "Giàu đôi con mắt, sáng đôi bàn tay", chẳng lẽ anh chưa nghe qua câu ca dao này?
Cường cũng nói:
– Mẹ con nói đúng đó bố. Tiễn bố chắt chiu một đời, con phá khá nhiếu rồi, nên đôi mắt bố sáng được lại, thì nên chữa trị, bố ạ. Con được bố cho một cái vốn vào đời rất lớn. Làm một người cán bộ công an như hiện tại, con mãn nguyện rồi. Bố lành mắt, nhìn được cuộc sống, nhìn lại được mẹ và các em của con, chẳng tốt hơn hay sao.
Ông Bình điềm tĩnh:
– Chuyện này chúng ta sẽ bàn kỹ lại nhé. Còn bây giờ, con dẫn các em con đi tham quan ngôi nhà và vườn hồng của cha con ta đi con. Vườn hồng này, ba đã cố gắng chăm chút nó, để mong có ngày tặng lại mẹ con.
Ngọc Giao kêu lên:
– Ba cũng tình cảm ghê nơi. Vậy mà để mẹ con vuột khỏi tầm tay của mình, thật uổng!
– Số phận, con ạ. Mỗi người trên thế gian này, khi sanh ra đã được an bài. Bố và mẹ của con, có duyên không nợ, phải đành chia xa thôi.
Mấy anh em dẫn nhau ra vườn hồng. Cường nói:
– Tuy bố không nhìn thấy, nhưng ông rất nhạy cảm. Mỗi sáng, ông tự tay cắt hồng giao cho người mua hoa, ông không cắt nhầm phải nụ hoa chưa thể nở bao giờ.
Song Ngọc ngẩn ngơ:
– Đẹp thật! Em từng nghe mẹ kể ở quê ngoại, nhà mẹ có một vườn hoa hồng, nhưng em không nghĩ rằng hoa ngoài này nở bông lớn hơn, hương hoa lại thơm hơn hoa hồng Đà Lạt. Ước gì nhà em cũng có một mảnh vườn nhỏ nhỉ! Em sẽ trồng hoa cho mẹ.
Ngọc Giao cười:
– Chị này, kém thông minh quá đi. Mình về mua một vài chậu sứ thật lớn, rồi trồng hoa vô đó. Nhưng chậu hồng được đặt trên thành cửa sổ trước bậc thềm tam cấp, thậm chí ở trong phòng ăn nữa... Vấn đề là giống hoa kìa.
Cường trầm tĩnh:
– Bố anh vừa là chuyên gia lai ghép hồng, vừa là nhà kỹ thuật chuyên canh thời vụ để hoa nở. Chỉ cần tụi em nói với bố, đảm bảo khi về trong ấy, bố sẽ cho các em những cành hồng nhanh đâm chồi nhất.
Song Ngọc hào hứng:
– Em nhất định thực hiện bằng được tâm nguyện này.
Ngọc Giao nói với Ngọc:
– Chị Ngọc thấy vườn hồng của ba nuôi giống như những vườn hoa trong Thung lũng Tình Yêu của xứ sở sương mù không chị?
– Ở Đà Lạt, Thung Lũng Tình Yêu, được coi là nơi du lịch của du khách, nên phong cảnh trữ tình hơn, thơ mộng hơn ở đây. Dù sao, với người già thích cuộc sống yên tĩnh, tận hưởng thú điền viên, thì ngôi nhà, khu đất của ba nuôi cũng không kém phần lãng mạn.
Ngọc Giao mơ mộng:
– Sau lày nếu em có tiền, em nhất dịnh quay trỡ ra quê ngoại, em sẽ nói với bố nuôi xây dựng nơi này thành một câu lạc bộ bao gồm:
nhà hàng đặc sản, nơi vui chơi giải trí, thể dục thể thao như sân đánh tennis, khu nhà chơi bida, cà phê nhạc trẻ, thêm hồ bơi và khu trượt patin, khiêu vũ...
Cường nhìn Ngọc Giao đăm đắm:
– Này nhỏ, em có quá tham lam không vậy?
– Tham lam?
– Người ta thường chỉ kinh doanh một mât hàng, còn em thì quá trời luôn.
Không thực tế.
– Xời! Anh Hai mới không thực tế ấy. Em chỉ là ăn cắp ý tưởng của người khác để áp dụng vào nơi ở của mình thôi. Trọng chỗ em đang ở, loại hình thức kinh doanh tổng quát này đang được các đại gia dầụ tư triệt để.
Cường ngẩn ngơ:
– Vậy sao? Hay là tụi mình bàn với bố anh nhé.
Song Ngọc trầm tĩnh:
– Đừng, anh Cường! Bố anh nghe được ý tưởng làm giàu này của Ngọc Giao, chắc chắn bố sẽ mê ngay. Dán kinh doanh mà. Nếu bố chấp nhận, bố sẽ không đi chữa bệnh nữa. Anh cần phải hiểu, chúng ta muốn gì chứ.
Cường gật đầu:
– Anh hiểu rồi.
Ngọc cười nhẹ:
– Đấy là chưn tính đến số tiền phải đầu tư vô không nhỏ đâu, phải chục tỉ đổ lên.
Cường ngẩn ngơ:
– Nhiều vậy sao?
Ngọc Giao cười khanh khách:
– Ôi trời! Ông anh công an của tôi ơi. Nếu chỉ vài trăm triệu, em dám bỏ học, xin mẹ cho em ra đây đóng đô luôn. Miền đất quê mình còn rất nhiều nơi nếu được khai thác triệt để, sẽ thành điểm du lịch tầm cỡ quốc tế đấy.
Cường chép miệng:
– Em đúng là đáng gườm thật. Mới mười sáu tuổi đầu đã tưởng tượng ra thật nhiều mơ ước.
– Em là con gái của mẹ Giang mà, anh Hai. Dù sao, gien thộng minh thì anh em mình đều thừa hưởng được từ mẹ.
Song Ngọc so vai:
– Hơi bị chánh đó nhóc!
– Chảnh với chị thì cũng chả sợ bị ai ghét cả.
Cười cười, Giao bỏ nhỏ vào tai anh trai:
– Anh coi trong đám “Chiến sĩ công an nhân dân” của anh có ai được thì làm mai cho chị Ngọc một người nhé. Sau này còn có người đưa bờ vai ra bảo vệ chị ấy.
Song Ngọc la nhỏ:
– Con khỉ lắm lời kia, thử đánh tay đôi coi đứa nào thắng. Thời buổi này, có một ông anh làm công an đã quá đủ rồi. Thêm ông bạn đời cũng làm ngành này nữa, e tổn thọ lắm.
Cường ngẩn người:
– Sao lại tổn thọ sớm.
– Anh không biết thật hả? Lấy chồng công an, nhất là công an hình sự chuyên săn bắt bọn tội phạm và chồng bác sĩ, đều như nhau. Bất kể giờ nào, hễ nghe lệnh cấp trên là lên đương nhiều khi không có tốt. Em hơi bị ích kỷ, an phận tìm một đức lang quân làm việc theo giờ hành chánh là đủ. Em không muốn như ba mẹ, yêu thương nhau, nhưng vì những điều kiện ngoại cảnh phải chia lìa nhau.
Cường xịu mặt:
– Nói như em, anh Hai ế chắc.
Còn tùy chứ. Tết này, em nhất định trở ra, dần theo mật nhỏ bạn. Nó thích lấy chồng công an lắm. Em sẽ làm mai cho anh.
Cường cười:
– Liệu người ta có chê anh của em nhà quê không?
Ngọc Giao ngó tới ngó lui Cường rồi tủm tỉm:
– Đẹp trai, cao ráo, quá lý tường, chị Thùy Linh chắc chắn không chê anh đâu.
Song Ngọc nạt đùa:
– Con bé này, thiệt tình à. Sao em biết chị muốn nhắc đến chị Linh?
– Ờ thì, ba mươi năm trước, miền Đông Bắc này có câu chuyện tình bạn thật cảm động của hai bà mẹ. Ba mươi năm sau, vùng miền Đông đất đỏ phương Nam, chẳng phải cũng có một đôi bạn thương nhau như... pêđê hay sao? Ngoài chị Thùy Linh ra, em đâu thấy chị thân với ai.
Song Ngọc kêu lên:
– Khỉ nhỏ ạ, se sánh cái kiểu gì thấy ghê cả người.
– Nhưng không hề sai, đúng không?
– Ừ đúng!
Ngọc Giao bẻm mép:
– Anh Hai yên trí đi! Chị Thùy Linh hơi bị đẹp đấy. Bàn về đầu óc kinh doanh thì chị ấy cũng là số một. Cặp bài trùng của chị Ngọc, lẽ ra hôm nay chị Linh cũng ra đây. Nhưng vào giờ chót, chị ấy phải hộ tống mẹ đi Singapore để chữa bệnh.
Cường thật thà:
– Người hội đủ tài sắc như bạn của Ngọc, làm sao anh Hai dám mơ. Anh chỉ mới tốt nghiệp Học viện An ninh Nhân dân.
– Anh cứ cố gắng học tập thêm, học tại chức cũng đượcNhư mẹ đó, coi vậy chứ mẹ lấy được ba bằng đại học lận đó.
Cường ngẩn ngơ:
– Thật vậy sao?
– Thật trăm phần trăm. Mẹ bảo, mẹ học luôn phần của mẹ chị Song Ngọc.
Rồi một lức nào đó, anh hỏi, mẹ sẽ kể anh nghe. Mẹ còn cả một quãng thời gian ba mươi năm đẫm đầy nước mắt, vinh quang và tủi nhục. Cuộc đời của mẹ, nếu em viết được, em đã viết tặng mẹ một bạ tiểu thuyết.
Ngoài vườn, những đứa con đang kể vế cha mẹ chúng bằng những lới nói đầy trần trọng, tự hào.
Trong nhà, Bà Giang vừa uống trà vừa nói với ông Bình.
– Anh nhất định phải vào Sài Gòn một lần để khám mắt nhé.
Ông Bình miễn cưỡng:
– Cần thiết lắm không, khi anh đã quen với bệnh tật củạ mình, và em còn chồng con?
Một lần anh khiến em khổ nhục, đã quá đủ rồi. Anh không muốn em phải khó xử.
Bà Giang cười hiền:
– Anh không nghĩ cho mình, cũng nên nghĩ cho con cái. Anh mới ngoài năm mươi, nửa đời người thôi, còn một quãng thời gian để anh làm cha và làm ông nội ông ngoại nữa:
Anh không muốn tận mắt nhìn thấy các con cháu của mình sao?
Ngừng lại một lúc, bà Giang nói:
– Ba của Song Ngọc là người đàn ông tốt. Anh ấy rất vị tha. Ảnh rất mong em tìm được anh. Cuộc sống kinh tế của tụi em bây giờ rát dư dả. Những gì có thể làm được cho anh, cho con, em nhất định phải làm.
– Em không ghét, không hận anh nữa chứ?
Bà Giang nhẹ tênh:
– Nếu còn ghét hận anh, em đầu đi tìm anh. Ba mươi năm, mộc đời người, anh chẳng phải bị trời trừng phạt hay sao. Anh là tình yêu đầu đời của em, là vị ngọt hiếm hoi của giọt cà phê đắng, thấm lại trên môi em, chảy vào tim em trọn đời. Em không phản bội chồng con. Em không lỗi đạo làmn người. Kiếp này, chúng ta không trọn nghĩa phu thê thì chúng ta là bạn của nhau. Một tình han đúng nghĩa tri âm tri kỷ mà em suýt đánh mất. Coi như là trả nợ tình anh đã nuôi đứa con trai của chúng ta trưởng thành.
Ông Bình khẽ thở dài. Tận trong sâu thẳm con tim, ông vẫn khát khao được quay về ngày ấy, đêm tân hôn của một cuộc ký kết giao kèo giữa cô gái, mười bảy tuổi đẹp như đóa hồng bạch nỡ trong nắng ban mai. Đóa hồng qua ba mươi mùa mưa nắng, vẫn trắng tinh một màu trắng trinh nguyên. Như ngày nào, bà đến với ông thánh thiện đến nao lòng. Mãi mãi bà là dòng sông, là bài thơ để ông được uống hoài dòng sông thơ đầy yêu thương của tình người.
  Hết

Xem Tiếp: ----