MỤC LỤC
Viết phỏng theo quyển
GIVE YOURSELF A CHANCE
(The Seven Steps to Success)
của GORDON BYRON

Vài lời thưa trước
TỰA
CHƯƠNG I: LUYỆN LÒNG TỰ TÍN VÀ RÈN NGHỊ LỰC
LÒNG TỰ TÍN
Tự tín là gì?
Phải tự xét mình
108 câu hỏi để tự xét mình
Luyện lòng tự tín ra sao?
Tóm tắt
NGHỊ LỰC
Nghị lực là một năng lực nó xô đẩu ta
Rèn nghị lực cách nào?
Tóm tắt
 
CHƯƠNG II: LUYỆN NHÂN CÁCH
LUYỆN NHÂN CÁCH RA SAO?
BIỂU LỘ NHÂN CÁCH
 
CHƯƠNG III: ĐẮC NHÂN TÂM
THẲNG THẮN TỰ CHỈ TRÍCH MÌNH
HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI
BỀ NGOÀI VÀ CỬ CHỈ
TRONG CÂU CHUYỆN
 
CHƯƠNG IV: LUYỆN TẬP VÀ GIỮ GÌN THÂN THỂ
NGỦ VÀ NGHỈ NGƠI
ÁNH SÁNG MẶT TRỜI VÀ KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH
VẬN ĐỘNG
SẠCH SẼ
NƯỚC
THỨC ĂN
QUẦN ÁO
LÀM VIỆC VÀ CHƠI
PHẢI ĐỀU ĐỀU
RĂNG
LẠNH
MẮT
MẬP QUÁ HOẶC ỐM QUÁ
BẢNG KÊ CÁC THỨC ĂN
THỂ DỤC
 
CHƯƠNG V: KHÉO DÙNG TIẾNG VIỆT
DỤNG NGỮ CẦN PHONG PHÚ
LÀM SAO CHO DỤNG NGỮ CỦA TA ĐƯỢC PHONG PHÚ
ĐỌC SÁCH BÁO
NGHE DIỄN GIẢ CÓ TÀI
ĐỌC NHỮNG SÁCH VIẾT VỀ TỪ NGỮ
TỰ ĐIỂN
CHÁNH TẢ
NGHĨA MỖI TIẾNG
CÁCH DÙNG TIẾNG
NGỮ NGUYÊN
NHỮNG TIẾNG ĐỒNG NGHĨA
DÙNG TIẾNG
TÌM TIẾNG THẬT ĐÚNG
VIẾT VĂN CHO ÊM ĐỀM
MỘT BÀI TẬP VỀ DỤNG NGỮ
NHỮNG LỖI THÔNG THƯỜNG
 
CHƯƠNG VI: LUYỆN TRÍ
SÁNG SUỐT VÀ LÝ LUẬN
CẦN LUYỆN TRÍ NHỚ
LUYỆN TRÍ NHỚ CÁCH NÀO?
TẬP TRUNG TƯ TƯỞNG
NHỚ TIẾNG VÀ TÊN
HỌC CÁCH LÀM CHO MAU THUỘC
MỘT PHƯƠNG PHÁP TIỆN LỢI
 
CHƯƠNG VII: CẦU THIỆN GIÁ NHI CÔ
KIẾM VIỆC
TÌM NHỮNG TÀI TIỀM TÀNG CỦA TA
MUỐN ĐƯỢC THĂNG CẤP
ĐỔI NGHỀ
QUẢN LÝ TIỀN NONG CỦA TA CÁCH NÀO?
 
TRƯỚC KHI TỪ BIỆT
 
 

Vài lời thưa trước

 
Trong thời gian lánh cư tại Long Xuyên, cụ Nguyễn Hiến Lê vừa dạy học vừa học thêm và vừa viết sách. Trong Đời viết văn của tôi, cụ bảo:
 
Trong chương XIII (bộ Hồi Kí) tôi đã nói muốn học một ngoại ngữ thì phải dịch. Tôi muốn nói thêm: học môn nào thì nên viết về môn đó (…) Để học tiếng Anh, tôi tập dịch sách Anh ra tiếng Việt cũng như trước kia để học bạch thoại tôi dịch Hồ Thích”.
 
Thật may mắn, ông Paulus Hiếu giới thiệu cho tôi hai cuốn How to win friends and influence peopleHow to stop worrying đều của Dale Carnegie và kiếm cho tôi được cả nguyên bản tiếng Mỹ với bản Pháp dịch.
 
(…) Tiếng Anh của tôi hồi đó còn non lắm, học trước sau chỉ được sáu tháng tích cực nên nhiều chỗ phải dựa vào bản Pháp dịch, và dịch xong How to win friends tôi đưa ông Hiếu coi lại, sửa chữa. Do đó mà chúng tôi ký tên chung. Tôi đặt cho nhan đề Đắc nhân tâm.
 
(…) Chủ trương của tôi dịch loại sách Học làm người như cuốn đó thì nên dịch thoát, có thể cắt bớt, tóm tắt, sửa đổi một chút cho thích hợp với người mình, miễn không phản nguyên tác; nhờ vậy mà bản dịch của chúng tôi rất lưu loát, không có dấu vết dịch, độc giả rất thích”.
 
Dịch xong cuốn How to win friends and influence people, cụ dịch tiếp cuốn How to stop worrying (nhan đề bản Việt dịch là Quẳng gánh lo đi), và sau đó, như lời cụ nói trong Đời viết văn của tôi:
 
Cũng trong năm 1951 tôi dịch thêm cuốn nữa: Give yourself a chance (The Seven steps to success) của Gordon Byron. Nhan đề tiếng Việt: Bảy bước đến thành công. Cuốn này nhà P. Văn Tươi cũng cho vào loại Học làm người, ích lợi cho thanh niên, gọn, sáng, dễ theo, nhưng không có gì đặc biệt. Có lẽ vì nhan đề hấp dẫn nên cũng được tái bản nhiều lần tuy thua xa hai cuốn trên”.
 
Cụ không cho biết khi dịch cuốn này, cụ có “dựa vào bản Pháp dịch” hay không, nhưng chúng ta thấy trong chương VI, trang 153, cụ chú thích chữ “síp (chiffre)” như sau: “Chúng tôi dùng tiếng “số” để dịch tiếng “nombre”, tiếng “chữ” để dịch tiếng “lettre”, còn “mot” thì dịch là “tiếng”; mà các chữ chiffre, nombre, lettre, mot đều là chữ Pháp.
 
Dịch cuốn này, cụ cũng “sửa đổi một chút cho thích hợp với người mình, miễn không phản nguyên tác”, riêng chương V: Khéo dùng tiếng Việt, cụ cho biết:
 
“Trong nguyên văn ông Gordon Byron chỉ cách khéo léo dùng tiếng Anh vì ông là người Anh. Chúng tôi theo đúng đại ý của ông áp dụng vào tiếng Việt, trừ những đặc điểm của tiếng Anh mà tiếng Việt không có, như về chủ âm thì tôi bỏ đi và thay vào một đoạn về âm hưởng của tiếng Việt”.
 
Có lẽ do chương V đó, mà ta thấy cuốn Bảy bước đến thành công ghi là: “Viết phỏng theo quyển…”[1].
 
Ebook này tôi chép theo bản của Nxb Văn hoá Thông tin, năm 2001 (về sau, trong các chú thích, tôi gọi tắt là bản Văn hoá Thông tin). Trong lúc gõ, khi gặp những chỗ ngờ sai, tôi tham khảo bản của Nxb Đồng Tháp, năm 1995 (gọi tắt là bản Đồng Tháp) để nếu cần, tôi sẽ sửa lại cho đúng. Trong bản Văn hoá Thông tin, chương IV, tiết Thể dục, có một chú thích như sau: “Xin coi hình vận động trong bản in riêng ở cuối sách”, nhưng trong sách chẳng có hình nào cả, còn bản Đồng Tháp thì không in chú thích đó và cũng chẳng in hình ảnh nào cả. Theo cụ Nguyễn Hiến Lê thì cuốn Bảy bước đến thành công được tái bản nhiều lần, nhưng tôi chẳng có trong tay bản nào in trước năm 1975 nên không thể chép được các “hình vận động…” được. Tiếc thay!
 

Goldfish

 

Đầu tháng 11.2010

Chú thích:
[1] Viết phỏng theo quyển: mấy chữ này in trên trang bìa bản in của Nxb Nguyễn Hiến Lê, năm 1986. Bản in của Nxb Văn hoá Thông tin, năm 2001, ghi trên trang 3 là: Viết phóng theo quyển. Bản của Nxb Đồng Tháp, cũng trên trang 3, ghi là: Theo quyển