Mao rất chú trọng tên tuổi của mình sau khi chết, hoàn toàn tự tin không ai có thể phủ nhận “võ công” của mình. Nhưng “văn trị” của Mao thật hồ đồ. Ông ta đã phá hoại một thế giới cũ, nhưng lại không xây đựng nổi một thế giới mới. Mao muốn đưa mọi người lên thiên đường, song lại đẩy họ xuống địa ngục. GDP của Trung Quốc năm 1955 chiếm 4,7% thế giới, năm 1980 tụt xuống 2,5%, năm 1955 gấp 2 lần Nhật Bản, năm 1960 tương đương, đến năm 1980 chỉ bằng 1/4. GDP bình quân đầu người năm 1955 bằng 1/2 Nhật Bản, đến năm 1980 chưa được l/20. Năm 1960, GDP của Mỹ nhiều hơn Trung Quốc 460 tỉ USD, đến năm 1980, con số này là 3.680 tỉ USD. Trước năm 1949. Thượng Hải là trung tâm tiền tệ và thương mại quốc tế vùng Viễn Đông, là “Paris phương Đông”, trình độ công nghiệp hoá vượt xa Hồng Công, dẫn đầu châu Á. Nhưng đến năm 1976, Thượng Hải tụt xuống thành phố loại hai, loại ba ở châu Á, GDP bình quân đầu người chỉ có 400 USD, trong khi Hồng Công là 7.000 USD. Năm 1979, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc chỉ xấp xỉ 1/7 Đài Loan. Báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1978 xếp GDP bình quân đầu người của Trung Quốc ngang Somali, Tanzania, đứng hàng thứ 20 thế giới tính từ dưới lên. Khoác lác đuổi kịp Anh, vượt Mỹ, nhưng tụt hậu ngày càng xa. Điều đặc biệt khiến Mao nửa đêm giật mình lo sợ là 3 năm Đại tiến vọt làm 37,55 triệu người chết đói. Lưu Thiếu Kỳ từng nói với Mao: “Để xảy ra thảm kịch người ăn thịt người, ông và tôi sẽ bị ghi vào sử sách”. Mao rất sợ điều này. Có học giả thống kê, số người chết đói dưới thời Mao còn nhiều hơn tổng số người chết đói trong hơn 2.000 năm dưới mọi triều đại. Nếu con số này được ghi vào sử sách, Mao có còn là “đại cứu tinh”, là “mặt trời đỏ nhất” trong lòng nhân dân không? Có còn là lãnh tụ vĩ đại, người mác xít vĩ đại nhất trong thế kỷ 20 không? Chế độ mới do Mao sáng lập con đường mới do ông ta mở ra có còn đại diện cho tương lai của loài người không? 37,55 triệu người chết đói là sự thật lịch sử không gì bác nổi chứng minh rằng lý luận và thực tiễn chủ nghĩa xã hội không tưởng của Mao là chủ nghĩa xã hội giả hiệu phản động nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Mỗi khi nghĩ đến điều này, Mao rùng mình ớn lạnh. Mao phát động Đại cách mạng văn hoá nhằm buộc Lưu Thiếu Kỳ và “phái đi con đường tư bản” các cấp tỉnh, chuyên khu, huyện, xã làm vật hy sinh thay ông ta vác chiếc chảo đen này. Họ là những người trung thành chấp hành đường lối cực tả của Mao (không trung thì đã bị đánh đổ từ lâu) những người tổ chức và lãnh đạo “Đại tiến vọt”, những người chịu trách nhiệm trực tiếp và nhân chứng về 37,55 triệu người chết đói những người bị trăm họ căm giận nhất. Tại Đại hội 7.000 người, số cán bộ cấp huyện trở lên này không chịu làm vật hy sinh, đòi cùng Mao làm rõ trách nhiệm, phân rõ đúng sai, ép Mao kiểm điểm. Sau hội nghị, Mao phất lá cờ đấu tranh giai cấp, tạo dư luận Đảng biến thành xét lại, đất nước thay mầu đổi sắc. Sau khi chiếm lĩnh điểm cao về chính trị và đạo đức, Mao liền phát động Đại cách mạng văn hoá, đánh đổ phái đi con đường tư bản các cấp trong mấy năm đã thay đổi hết cán bộ lãnh đạo các cấp từ trung ương tới công xã. Năm này qua năm khác, Mao tuyên truyền rằng đường lối tư sản và con đường tư bản chủ nghĩa của Lưu Thiếu Kỳ đã khiến Trung Quốc lỡ dở, làm hại trăm họ, rằng phái đi con đường tư bản đã gây ra nạn đói lớn khiến dân chúng chịu khổ trăm bề, vợ con ly tán, tan cửa nát nhà. Đại cách mạng văn hoá là con đê chắn sóng của Mao Trạch Đông. Có con đê này, Mao có thể ngồi trên điểm cao an toàn, không những chối phắt trách nhiệm làm hàng chục triệu người chết đói, mà còn tiếp tục đại diện cho đường lối đúng đắn, là đại cữu tinh đưa nhân dân ra khỏi nước sôi lửa bỏng, đánh đổ phái đi con đường tư bản. Ai phủ định Đại cách mạng văn hoá, người đó phá vỡ con đê chắn sóng của Mao, là lôi ông ta xuống nước gánh trách nhiệm về việc làm chết đói 37,55 triệu người, vì vậy Mao đặc biệt nhạy cảm với việc bảo vệ thành quả Đại cách mạng văn hoá. Trong bối cảnh tâm lý phức tạp đó, điều kiện hàng đầu để Mao lựa chọn người kế tục là có thể trung thành giữ vững con đê chắn sóng này, còn có năng lực quản lý đất nước không, có được nhân dân ủng hộ không, đều là thứ yếu; rồi kinh tế có thể phát triển không, đời sống nhân dân có được cải thiện không, cũng là những chuyện chẳng quan trọng gì. Mao cho rằng chỉ có Giang Thanh đảm đương nổi trọng trách lịch sử này, Giang biết nắm đấu tranh giai cấp, biết trị những cán bộ nắm sản xuất không tính toán việc bị phỉ báng hay được ca ngợi, thề chết bảo vệ thanh danh cho Mao. Chỉ cần thiết lập được gia đình trị, chỉ cần thời gian cho hai thế hệ - Giang Thanh truyền ngôi cho Mao Viễn Tân - là có thể xoá sạch máu và nước mắt do 37,55 triệu người để lại trên dải đất Trung Hoa bao la này, hoàn toàn viết lại lịch sử hiện đại Trung Quốc. Mao chơi con bài người kế tục là trò bịp che tai mắt thiên hạ. Người Mao thật sự cần tìm kiếm là đại thần nhiếp chính, tức quân sư hoặc “tham mưu giỏi” giúp Giang cầm quyền. Kỳ thực, “bạn chiến đấu thân thiết” của Mao là Giang Thanh. Trong phong trào phê truyện “Thuỷ Hử”, Mao cho thấy cách nhìn nhận chân thực của ông ta đối với Giang Thanh, biểu dương Giang trước các thành viên Bộ Chính trị, khẳng định đầy đủ về chính trị. Mao nói Giang tính đấu tranh mạnh, lập trường giai cấp kiên định, không biết giở trò hai mặt, nhưng không hiểu sách lược, không biết đoàn kết mọi người, nên bị thiệt thòi. Nếu bên cạnh cớ một tham mưu giỏi hỗ trợ, Giang có thể cầm cờ lớn. “Tôi biết rõ phái ngoan cố (chỉ Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình) phản đối Giang Thanh, phản đối tôi sử dụng Giang Thanh”. Giang Thanh muốn làm Nữ hoàng là việc mọi người đều biết, thậm chí sau khi Mao chết, đã có chuyện các tỉnh đua nhau gửi thư ủng hộ Giang Thanh làm Chủ tịch Đảng. Trung Quốc suýt nữa quay lại xã hội phong kiến. Những năm cuối đời, Mao mắc nhiều chứng bệnh, chân phù, đi lại khó khăn, bệnh tim ngày càng nặng, mắt gần như bị loà, nhưng ông ta van nắm chặt quyền lực, mọi việc lớn vẫn phải do Mao quyết định cuối cùng. Mao chỉ tin người nhà. Trước khi vào Trung Nam Hải, Mao Viễn Tân là Bí thư Tỉnh uỷ Liêu Ninh, Chính uỷ Đại quân khu Thẩm Dương. Từ 10-10-1975, Mao Viễn Tân được cử làm “liên lạc viên” cho Mao. Bộ Chính trị họp, Mao Viễn Tân ngồi trên ghế Chủ tịch truyền đạt “khẩu dụ” của Mao. Y coi các uỷ viên Bộ chính trị như cấp dưới, đã có lần y nói: “Tôi thuận miệng nói vài câu, đủ để bọn họ học tập mấy tháng ròng”. Ngày 2-11-1975, Viễn Tân nói với Mao Trạch Đông:- Cháu thấy thái độ của Đặng Tiểu Bình đối với Đại cách mạng văn hoá rất không bình thường. Đường lối, phương châm từ khi Đặng chủ trì công tác Trung ương năm 1975 hoàn toàn đối lập với đường lôi, phương châm của Chủ tịch. Bất đồng cơ bản là: Khẳng định hay phủ định Đại cách mạng văn hoá? Trọng điểm công tác là đấu tranh giai cấp, đấu tranh đường lối, hay phát triển kinh tế quốc dân? Bên ngoài lo ngại Trung ương sẽ thay đổi. Mấy câu trên đã chạm đến sợi dây thần kinh nhạy cảm nhất của Mao. Nếu để Đặng Tiểu Bình nắm quyền, liệu sau này ông ta có lật án Đại cách mạng văn hoá hay không? Phải tìm hiểu rõ vấn đề này. Mao bảo Uông Đông Hưng, Trần Tích Liên cùng Viễn Tân gặp Đặng, và dặn cháu:- Nói hết ý kiến của anh, đừng úp mở gì cả, xem ông ta nói gì. Quả nhiên Đặng nêu ý kiến khác. Về việc không phê phán đường lối xét lại trong 17 năm (trước Đại cách mạng văn hoá), Đặng giải thích:- Không thể nói rằng Trung ương Đảng do Mao Chủ tịch đứng đầu thực hiện chủ nghĩa xét lại.Về công tác của mình từ khi được phục hồi đến nay, Đặng nói:- Bình luận về tình hình cả nước sau khi có văn kiện số 9, quan điểm của tôi khác với đồng chí Viễn Tân. Thực tiễn có thể chứng minh tình hình tốt lên hay xấu đi. Ngây 20-11. Mao chỉ thị Vương Hồng Văn chủ trì Hội nghị Bộ chính trị thảo luận vấn đề đánh giá Đại cách mạng văn hoá. Mao gợi ý để Đặng Tiểu Bình chủ trì soạn thảo nghị quyết khẳng định Đại cách mạng văn hoá, đánh giá chung là 7 phần thành tích, 3 phần sai lầm. Chỉ cần đáp ứng điều này, Đặng sẽ có cơ sở chính trị để hợp tác với Giang Thanh. Mao vẫn chưa từ bỏ ý định để “Giang giám quốc, Đặng cầm quyền”. Đây là một thử thách lớn đối với Đặng, chỉ cần đáp ứng điều kiện trên, ông sẽ được quyền cao chức trọng, dưới một người và trên vạn người. Nhớ những ngày bị lưu đày ở Giang Tây, dùng dầu hoả tẩy rửa những linh kiện két bẩn, trông nom mẹ già, chăm sóc đứa con bị liệt, kinh luân đầy bụng mà cứu nước vô phương, được trở lại làm việc chẳng dễ dàng gl, những chính khách thường dễ dàng khuất phục. Nhưng Đặng thuộc chính khách lớn, nhìn xa hơn, nghĩ sâu hơn. Đặng hiểu nếu ông không phủ định Đại cách mạng văn hoá, thì người khác sẽ phủ định, con cháu đời sau sẽ phủ định; cuối cùng phải nói rõ với nhân dân món nợ lịch sử lớn 3 năm Đại tiến vọt làm mấy chục triệu người chết đói, không thể một người che nổi tai mắt thiên hạ. Đặng quyết tâm dù bị đánh đổ lần thứ ba cũng không tiếp nhận điều kiện của Mao. Ông trả lời rất nhẹ nhàng, đại ý mình là người bị đánh đổ trong Đại cách mạng văn hoá, hoàn toàn không tham gia, không biết “bố trí chiến lược” của Mao, nên không thể hồ đồ đứng ra ca ngợi Đại cách mạng văn hoá. Nghe Viễn Tân báo cáo, Mao rất thất vọng về Đặng, quyết tâm phát động “phản kích làn gió lật án hữu khuynh”. Nằm trong bệnh viện. Chu Ân Lai lo ngại không biết Đặng có đứng vững nổi trước trận cuồng phong này không. Ông mời Đặng vào, quan tâm và trịnh trọng hỏi: “Thái độ liệu có thay đổi không?” Đặng trả lời rõ ràng: “Vĩnh viễn không”. Chu vui mừng: “Vậy tôi yên tâm rồi”. Đây là lời thề chính trị giữa hai người, bất chấp vinh nhục và tính mạng bản thân. Ý nghĩa câu hỏi của Chu là: Liệu ông có thay đổi thái độ, chấp nhận điều kiện của Mao, làm “đại thần phụ chính” không? Câu trả lời của Đặng là: Thà bị đánh đổ lần thứ 2, cũng không phụ tá cho Giang Thanh lên ngôi Chủ tịch Đảng. Hạ tuần tháng 12, Diệp Kiếm Anh vào bệnh viện thăm Chu. Chu nắm chặt tay ông dặn dò:- Phải chú ý phương pháp đấu tranh, không thể để quyền lực rơi vào tay “lũ bốn tên”. 26-12-1975, Khang Sinh qua đời. Trước khi chết, Khanh đã tố cáo với Mao việc Giang Thanh, Trương Xuân Kiều từng là kẻ phản bội. Mao lờ đi. Tháng 12-1975, Bộ Chính trị liên tục họp dưới sự chủ trì của Đặng Tiểu Bình để phê phán Đặng. “Lũ bốn tên” khí thế hung hăng, lời lẽ gay gắt, phủ định sạch trơn công tác chỉnh đốn trong 9 tháng qua. Những người khác phụ hoạ. Đặng lặng lẽ nghe, mọi người nói hết, ông tuyên bố nghỉ họp. Ngày 20-12-1975, kiểm điểm trước Bộ Chính trị, Đặng nêu lên những việc đã làm, và nói ông cảm thấy ngạc nhiên khi một số người phương châm và phương pháp đó. Ngày 20-1-1976, Đặng gửi thư cho Mao, xin thôi trách nhiệm chủ trì công việc hàng ngày của Trung ương. Cuối tháng 1-1976, Mao cử Hoa Quốc Phong làm quyền Thủ tướng, chủ trì công việc hàng ngày của Trung ương. Mao Viễn Tân cực lực phản đối, cho rằng Hoa năng lực quá kém, chủ trì một cuộc họp cũng ăn không nên đọi, nói không nên lời. Mao đập bàn: “Ta cần người không có năng lực như thế”. Mao không tìm đâu ra “Tiêu Hà” nữa, Mao thấy rõ Hoa không có năng lực, không bè phái, không có dã tâm, hội đủ “ba không” ấy, sau khi Mao chết. Hoa chỉ có thể trao quyền cho Giang Thanh. Mao còn cưỡng bức Diệp Kiếm Anh “nghỉ ốm”, để Trần Tích Liên chủ trì công việc hàng ngày của Quân uỷ Trung ương. Từ đó, Mao cho Đặng chuyên quản công tác đối ngoại, Mao nhẹ tay như vậy, vì cho đến phút cuối cùng, ông ta vẫn chưa từ bỏ ý định lôi kéo Đặng, vì biết rõ sau khi ông ta qua đời, chỉ có Đặng giữ được cho đất nước này khỏi rối loạn. Sau khi Chu từ trần, Mao yêu cầu Bộ Chính trị thảo luận nhân sự Thủ tướng. Hội nghị nêu ba người: Hoa Quốc Phong, Lý Tiên Niệm, Trương Xuân Kiều. Hội nghị còn một việc quan trọng là bầu Giang Thanh làm Phó Chủ tịch Đảng, theo đề nghị của Uông Đông Hưng, được Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Ngô Quế Hiến phụ hoạ. Khi thảo luận vấn đề này, Diệp Kiếm Anh, Chu Đức bỏ về, Lý Tiên Niệm không tỏ thái độ. Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trần Tích Liên, Ngô Đức, Kỷ Đăng Khuê đề nghị thỉnh thị Mao. Mao chọn Hoa Quốc Phong làm Thủ tướng kiêm Phó Chủ tịch Đảng. xoá tên ba người Lý, Trương, Giang. Rồi Mao gọi Vương Hồng Văn, Uông Đông Hưng, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên đến hỏi:- Ai đề cử Giang Thanh làm Phó Chủ tịch Đảng? Xem ra việc ấy không chân thành. Ai đề cử, người ấy làm hại Giang. Các người muốn ủng hộ Giang, phải chờ sau khi ta chết. Ngày 25-2, Hoa Quốc Phong triệu tập lãnh đạo các tỉnh và thành phố, các bộ và Uỷ ban, các đại quân khu, kêu gọi phê phán đường lối xét lại của Đặng. Ngày 25-3, Giang Thanh tự ý triệu tập cuộc họp những người lãnh đạo 12 tỉnh và thành phố, gọi Đặng Tiểu Bình là “bậc thầy phản cách mạng”, “đại Hán gian”, “đại diện cho giai cấp tư sản mại bản và địa chủ”. Giang nói:- Có người nói tôi là Võ Tắc Thiên. Có người gọi tôi là Lã Hậu. Tôi cũng cảm thấy vô cùng vinh hạnh. Lã Hậu là Hoàng đế không đội vương miện, quyền lực thực tế nằm trong tay bà. Phỉ báng Lã Hậu, phỉ báng tôi, là nhằm phỉ báng Mao Chủ tịch! Do tác động của cuộc “phê Đặng, phản kích làn gió lật án hữu khuynh”, cục diện xã hội ổn định, kinh tế phát triển vừa xuất hiện qua cuộc chỉnh đốn toàn diện từ đầu năm 1975 đã bị phá hoại, nhiều chính sách và biện pháp đúng đắn đề ra và thực hiện trong công cuộc chỉnh đốn bị xoá bỏ và phê phán, một số kẻ cầm đầu phái tạo phản và phần từ cốt cán vũ đấu bị cách chức hoặc thuyên chuyển lại quay về, ngọn lửa bè phái và vũ đấu lại bùng lên, nhiều nơi xã hội lại rối loạn, nhiều xí nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ, nhà máy ngừng sản xuất, thậm chí không trả nổi tiền lương cho công nhân, một số trục đường sắt tê liệt, giao thông tắc nghẽn, xe lửa chậm giờ, vật tư ứ đọng, cả nước lại rơi vào tình trạng rất rối ren. Sau sự kiện Thiên An Môn, một số nhà lãnh đạo kiên quyết chấp hành phương châm chỉnh đốn toàn diện như Vạn Lý, Hồ Diệu Bang bị cách chức, bị đấu tố, Bộ trưởng Giáo dục Chu Vinh Hâm bị bức hại cho đến chết trong cuộc phê đấu ngày 12-4-1976. Mức độ Giang Thanh thù địch Đặng Tiểu Bình vượt xa mức độ mụ ta thù địch Đào Chú. Để phòng ngừa “lũ bốn tên” xúi giục phái tạo phản hãm hại Đặng, ngày 7-4, Mao chỉ thị Uông Đông Hưng di chuyển vợ chồng Đặng đến một nơi ở bí mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Mao quan tâm Đặng như vậy không phải do nhà đại độc tài này bỗng trở nên lương thiện. Mao sẵn sàng mượn bàn tay phái tạo phản giết Đặng, nếu việc đó có thể giúp ổn định tình hình, đưa Giang Thmh lên ngôi báu. Phong trào “5-4” mang tính toàn quốc, Mao không biết giải tán quần chúng kháng nghị khỏi Thiên An Môn rồi tình hình sẽ phát triển ra sao. Nếu cả nước đại loạn, “lũ bốn tên” không giữ nổi thế trận, lại phải mời Đặng ra ổn định tình hình. Qua việc chỉnh đốn cục diện rối ren của Đại cách mạng văn hoá sau khi trở lại làm việc, uy danh của Đặng đã chấn động cả nước. Đặng lại có cơ sở vững chắc trong quân đội. Mao thừa nhận Đặng có cơ sở xã hội, được quân đội bảo vệ. Đó là lý do Mao không dám đẩy Đặng vào chỗ chết. Sau sự kiện Thiên An Môn, Mao bị một đòn nặng nề về tinh thần, sức khỏe ngày càng giảm, những ngày còn lại không nhiều, buộc phải nói rõ những việc hậu sự, không còn vòng vo được nữa. Trong hồi ức, Diêu Văn Nguyên tiết lộ: Mao từng nhiều lần hỏi ý kiến các uỷ viên Bộ chính trị về danh sách Ban lãnh đạo sau Mao: Chủ tịch Đảng: Giang Thanh;Thủ tướng: Hoa Quốc Phong;Chủ tịch Quốc hội: Vương Hồng Văn hoặc Mao Viễn Tân;Chủ tịch Quân uỷ Trung ương: Trần Tích Liên. Theo tư liệu ghi chép của Mao Viễn Tân và Trương Ngọc Phượng, ngày 15-7-1976, Mao Trạch Đông gặp Mao Viễn Tân, Hoa Quốc Phong, Giang Thanh, Uông Đông Hưng, Trương Ngọc Phượng, đưa ra danh sách Thường vụ Bộ Chính trị sau Mao, theo trình tự: Mao Viễn Tân, Hoa Quốc Phong, Giang Thanh, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê, Uông Đông Hưng, Trương Ngọc Phượng. Giang Thanh yêu cầu Mao đọc lại một lần nữa, rồi hỏi:- Còn Vương Hồng Vãn và Trương Xuân Kiều?Mao chỉ Giang Thanh, nói:- Cô ấu trĩ quá.Rồi Mao chém tay về hai phía tả, hữu:- Các lão soái, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều đều không vào Thường vụ Bộ chính trị! Mao đưa ra đanh sách này, không cho Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều vào Thường vụ Bộ chính trị, rõ ràng muốn chia cắt “lũ bốn tên”, làm yếu thế lực của Giang Thanh, để Giang phụ tá Viễn Tân kế vị. Giang Thanh có dã tâm, có chủ kiến, không nghe lời Mao, kiên trì muốn làm Nữ hoàng. Ngày 1-8, phát biểu tại lễ bế mạc Hội nghị công tác kế hoạch toàn quốc, Giang Thanh lớn tiếng chửi Vạn Lý, chỉ trích Lý Tiên Niệm, điều khiển mọi người kinh ngạc là Giang công khai điểm tên phê bình Hoa Quốc Phong, nói Hoa chạy theo Đặng. Như vậy là cho toàn đảng thấy một tín hiệu: Vị trí của Giang cao hơn Hoa. Sau khi “lũ bốn tên” bị bắt, Ban chuyên án, thu được bản danh sách lãnh đạo Trung ương theo dự kiến của Giang Thanh:Chủ tịch Đảng: Giang ThanhPhó Chủ tịch Đảng: Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên, Tôn Ngọc Quốc, Mao Viễn TânThường vụ Bộ chính trị: ngoài 6 người trên, thêm: Tạ Tĩnh Nghi, Trương Thu Kiều, Vương Tú Trân.Chủ tịch Quốc hội:Vương Hồng VănThủ tướng: Trương Xuân Kiều Giang Thanh hoàn toàn không tôn trọng ý kiến của Mao, gạt Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Trần Tích Liên ra khỏi hạt nhân lãnh đạo, buộc họ ra tay trước.