Bài nói của Mao như tiếng sấm kinh hồn “có sức mạnh san phẳng Lư Sơn, khiến trái đất ngừng chuyển động”, người nghe nói chung đã biết phải hướng về đâu, dựa vào đâu. Song ba đảng viên cộng sản chính trực Chu Tiểu Châu, Chu Huệ, Lý Nhuệ thấy không sao hiểu nổi. Họ chưa quên được 12 ngày trước đó, Mao đã gọi ba người tới “họp đồng hương”, nói chuyện thật thoải mái. Chu Tiểu Châu hồi ở Diên An từng làm thư ký cho Mao Trạch Đông, nên may mắn được cử làm Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Hồ Nam. Trong phong trào “Đại tiến vọt”, ông đã làm một việc có lợi cho dân là toàn tỉnh xây 50.000 lò cao nhỏ, ông ra mật lệnh không cho 20.000 lò nổi lửa, tránh được tổn thất lớn. Đối với tình hình trước mắt, quan điểm của ông là “thành tích rất lớn, vấn đề khá nhiều, tương lai sáng sủa”. Mao rất tán thưởng câu trên, lấy đó làm quan điểm cơ bản cho hội nghị Lư Sơn. Chu Huệ là Bí thư tỉnh uỷ Hồ Nam, phụ trách lương thực, không chủ trương “ăn thả sức”, nên Hồ Nam ít người chết đói hơn nơi khác. Lý Nhuệ là Thứ trưởng Bộ thuỷ điện đã phản đối xây đập Tam Hiệp, được Mao ủng hộ, trở thành Thư ký kiêm nhiệm của Mao. Trong cuộc “họp đồng hương” này, Mao tỏ ra thẳng thắn thừa nhận sai lầm và trách nhiệm của mình. Ba người kia lòng phơi phới gió xuân, nói thật những suy nghĩ của mình, kể cả những điều rất cấm kỵ. Họ quên mất thân phận “đấng chí tôn” của Mao, quên giới luật cung đình “làm bạn với vua như chơi với hổ”. Ba vị trung thần rút ra kết luận: Chủ tịch quyết tâm sửa chữa mọi sai lầm từ “Đại tiến vọt” đến nay, rất lặng nghe những lời trung thành mà trái tai. Sáng hôm sau, Chu Tiểu Châu gặp Bành Đức Hoài kể lại cuộc gặp gỡ trên, khuyên Bành trực tiếp gặp Mao. Trong khi một dạ trung thành giúp Mao khiêm tốn tiếp nhận những lời can ngăn, bước ra khỏi tình thế khó khăn, để cuộc Đại tiến vọt nhẹ nhàng hạ cánh, Chu Tiểu Châu không ngờ bản thân ông lại trở thành miếng mồi để câu “con cá mập lớn” Bành Đức Hoài, tương lai chính trị của ông bị chôn vùi ở Lư Sơn theo Bành. Nghe xong bài nói ngày 23-7 của Mao, ba thành viên “hội đồng hương” Hồ Nam thấy Mao đã quay ngoắt 180 độ. Tối hôm đó, họ rủ nhau đến gặp Tổng tham mưu trưởng Hoàng Khắc Thành, nguyên Bí thứ thứ nhất Tỉnh uỷ Hồ Nam. Tâm tư đang nặng nề sau buổi họp, Hoàng từ chối, nhưng sau nghĩ cả ba đều là cận thần tâm phúc của Mao, nên lại nhận lời. Thấy ba người ăn nói bạo mồm bạo miệng quá, Hoàng thất sắc ngăn lại. Vừa lúc đó, Bành Đức Hoài đến gặp Hoàng bàn việc Quân khu Tây Tạng xin cấp thêm ô tô, ba người cáo lui. Trên đường về, họ gặp La Thuỵ Khanh. La báo cáo ngay với Mao: “Bành Đức Hoài có hoạt động phi tổ chức”. Thế là từ phê phán tư tưởng chuyển sang điều tra tập đoàn chống đảng. Tối 26-7, Mao Trạch Đông gặp Bành Đức Hoài. Trong quan niệm của Bành, ý thức vua tôi rất mỏng manh, dường như quan hệ giữa hai người vẫn dừng lại ở thời đại Tỉnh Cương Sơn. Trong phần lớn tình huống, Bành không gọi Mao là “Chủ tịch” mà gọi là “Lão Mao”. Bành rất phản cảm trước bài nói của Mao. Trong cuộc gặp này, chẳng ai nhường ai, Bành tức giận văng ra: “Ở Diên An ông chửi bố tôi 40 ngày, nay tôi chửi bố ông 20 ngày không được à?” Ý nguyên soái Bành là trước Đại hội 7, ông tổ chức phê phán tôi 40 ngày, nay ông làm cho đất nước ra nông nỗi này, hội nghị Lư Sơn họp 20 ngày để tổng kết bài học kinh nghiệm, tôi nêu một số ý kiến với ông, lẽ nào không được? Câu nói đó của Bành không được ghi âm, ghi chép, nhưng nguyên bản được lưu lại trong óc Mao. Ba năm sau tại Hội nghị Trung ương 10 khoá 8, Mao nói: “Hội nghị Lư Sơn lần thứ nhất năm 1959, vốn định bàn công tác, sau Bành Đức Hoài nhảy ra nói ông chửi bố tôi 40 ngày, tôi chửi bố ông 20 ngày không được hay sao? Thế là tình hình rối loạn lên, ảnh hưởng đến công tác, 20 ngày ấy vẫn không không đủ, chúng ta bỏ cả công việc”. Cuộc đối thoại tan vỡ, Bành Đức Hoài đại bất kính mắng “Hoàng thượng”, đó là điều Mao cần. Thế là “ vấn đề Bành Đức Hoài” leo thang. Sớm 27-7, Mao Trạch Đông triệu tập Ban Thưởng vụ Bộ chính trị để “định tính” vấn đề Bành Đức Hoài. Chu Ân Lai nói: “Bành Đức Hoài 3 phần sai lầm, 7 phần công lao, không nên phủ định sạch trơn”. Lưu Thiếu Kỳ và Chu Đức tán thành ý kiến trên. Mao một phiếu phủ quyết 3 phiếu. Cả ba uỷ viên Thường vụ phục tùng Mao, tán thành đánh đổ Bành. Sáng 27-7, Lưu Thiếu Kỳ họp các tổ trưởng truyền đạt chỉ thị của Mao “tiếp tục phê phán tập đoàn chống đảng Bành Đức Hoài, Hoàng Khắc Thành, Trương Văn Thiên, Chu Tiểu Châu, vạch rõ ranh giới, không những nhằm vào công việc mà còn nhằm vào con người phải gắn với những sai lầm của Bành trong lịch sử”. Mao nói: Bành đối với Mao bao năm qua “3 phần hợp tác, 7 phần không hợp tác. Uông Đông Hưng tuyên bố với lực lượng bảo vệ: Bành, Hoàng, Trương, Châu không được tự tiện đi vào nơi ở của Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ, không được tiếp xúc với nhau, ôtô của họ không được xuống núi, máy bay trên sân bay Cửu Giang không được cất cánh nếu không được Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ phê chuẩn. Ngày 30, Nhiếp Vinh Trăn và Diệp Kiếm Anh, phải đến khuyên Bành Đức Hoài nhận sai lầm. Ngày 29-7, Lâm Bưu phụng chiếu lên Lư Sơn “cần vương” kịp dự cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị ngày 31-7 và 1-8. Hội nghị do Mao chủ trì, 4 uỷ viên Thường vụ Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức, Lâm Bưu có mặt, ngoài ra còn có uỷ viên Bộ chính trị Bành Chân (thực tế là phó Tổng bí thư) người được cử thay Chu Ân Lai phụ trách công việc hội nghị, uỷ viên Bộ chính trị, nguyên soái Hạ Long, người đã tố giác Bành Đức Hoài. Bành có mặt với thân phận bị xem xét, Hoàng Khắc Thành, Chu Tiểu Châu, Vương Huệ, Lý Nhuệ có mặt để được giáo dục. Chu Đức phát biểu, hy vọng việc Bành Đức Hoài nhận sai lầm sẽ được Mao thông cảm. Ông nói từ khi Bành Đức Hoài dẫn Quân đoàn 5 Hồng quân lên Tỉnh Cương Sơn, đả cùng sống chết chung hoạn nạn, phấn đấu quá nửa đời người, đừng chia tay nhau như vậy. Đột nhiên Mao giơ chân trái lên cao hon mặt bàn, tay phải cầm tẩu thuốc, tay trái sờ vào mặt giày, mọi người đều hiểu Mao muốn nói Chu Đức “gãi ngứa qua giày”. Chu Tổng tư lệnh đỏ mặt, không nói nữa. Với lời lẽ gay gắt, Lâm Bưu phê phán Bành Đức Hoài là kẻ có dã tâm, có âm mưu, độc đoán chuyên quyền, giả dối, hiếu danh, chẳng co ai ra gì, lợi dụng hình thức thẳng thắn để mê hoặc người khác, trong và ngoài đảng, trong và ngoài nước bàn tán Bành là phần tử đầu cơ… Bành Đức Hoài thừa nhận mình có biểu hiện anh hùng cá nhân, cộng thêm tư tưởng vô chính phủ, tư tưởng hỗn loạn, lập trường không vững,… Khi Bành tỏ ý xin thôi các chức vụ trong quân đội, Mao nói:- Chưa bàn việc này, vẫn do ông làm.Lâm Bưu nói:- Không phải đánh đổ, không phải từ nay không tín nhiệm. Công việc vẫn do ông làm.Mao còn tỏ ỷ “gửi gắm hy vọng” ở Bành.Dưới đòn vừa đánh (kẻ có dã tâm, có âm mưu, giả dối) vừa xoa (vẫn “do ông làm”, không cách chức) của Mao Trạch Đông và Lâm Bưu, Bành Đức Hoài đã mềm lòng, từ tấn công chuyển sang phòng ngự, từ nguyên cáo biến thành bị cáo. Từ người góp ý kiến trở thành người bị thanh toán, từ chỗ cân nhắc xem cho người khác đội chiếc mũ nào thì thích hợp, đến chỗ tính xem mình nên nhận chiếc mũ nào, từ đó bước lên con đường kiểm thảo nhận tội dài dằng dặc.Trị xong Bành Đức Hoài, Mao rảnh tay trị Trương Văn Thiên.Từ 8-2, Hội nghị Lư Sơn biến thành Hội nghị Trung ương 8 khoá 8, là đại hội đấu Bành Đức Hoài, Trương Văn Thiên, Hoàng Khắc Thành, Chu Tiểu Châu. Cuộc họp ngây 13 do Chu Ân Lai chủ trì. Buổi sáng, Trương Vãn Thiên kiểm điểm sai lầm. Trương nói nay ông “đã nhận thức được đường lối Mao Trạch Đông là đường lối duy nhất đúng đắn”. Hội nghị Lư Sơn chứng minh “ai không đi theo Mao Chủ tịch, người đó sẽ mắc sai lầm”, và nguyện từ nay “thật thà làm học trò” của Mao.Buổi chiều, đấu Bành Đức Hoài. Bằng giọng trầm đục đầy bi thương, Bành kiểm điểm đối với chủ trương của Mao, ông “không hiểu, không tán thành, hoặc ủng hộ không mạnh, quán triệt không hết”, và nâng lên thành mấy lần sai lầm đường lối. Ông buộc phải thừa nhận lá thư ngày 14-7 trên thực tế là phản đối đường lối chung, phản đối Trung ương Đảng và Mao Chủ tịch. Bành biết rõ không nhận tội danh này thì không xong, mà nhận tội danh này thì bản thân cũng chẳng còn gì nữa.Bành nói:- Quan điểm hữu khuynh của tôi chủ yếu biểu hiện ở coi nhiệt tình cao xây dựng chủ nghĩa xã hội của đông đảo quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng là bệnh cuồng nhiệt tiểu tư sản, phiến diện thổi phồng khuyết điểm đã và đang được uốn nắn là “tả” khuynh, coi ý nghĩa lớn lao của 90 triệu người làm gang thép là có mất, có được, càng sai lầm hơn nữa là dùng biện pháp bóng gió làm tổn hại uy tín cao cả của đồng chí Mao Trạch Đông. Cuộc công kích này diễn ra trong tình hình Đảng bị giáp công tự bên trong và bên ngoài, nên nguy hại càng nghiêm trọng. Những lời lẽ cơ hội hữu khuynh của tôi xuất phát từ lập trường giai cấp tư sản, phản đối sự nghiệp của giai cấp vô sản, trên thực tế tôi đã trở thành đại diện cho giai cấp tư sản ở trong Đảng. Tính chất nghiêm trọng của sai lầm này còn ở chỗ đây không phải là sai lầm ngẫu nhiên của cá nhân tôi, mà là một hành động có chuẩn bị, có tổ chức.Câu lạc bộ quân sự mà đồng chí Mao Trạch Đông chỉ ra là bộ tư lệnh của cuộc tấn công này.Bành kiểm điểm xong, Lý Tỉnh Tuyền, Khang Sinh, Đàm Chấn Lâm và nhiều người khác đua nhau lên tiếng phê phán Bành và bày tỏ trung thành với Mao Trạch Đông. Chỉ có Chu Đức Lưu Bá Thừa và một số ít người khác giữ im lặng. Hai vị nguyên soái đau lòng nhớ đến câu “cung nỏ tốt cũng vứt đi, khi trên cao không còn chim nữa”. Lưu Bá thừa lo cho số phận các công thần: sắp tới sẽ đến lượt ai đây?Nguyên soái Bành Đức Hoài từng đánh bại tướng 5 sao McArthur trên chiến trường Triều Tiên đã ngã xuống bởi xung đột ý kiến vơi Chủ tịch Mao Trạch Đông. McArthur cũng từng va chạm, tranh cãi kịch liệt với Tổng thống Truman, và trên tiền tuyến Triều Tiên, ông đã công khai phê bình chính sách châu Á của đương kim Tổng thống Mỹ. Truman ra lệnh cách chức McArthur. Điều khiến McArthur cảm thấy mất mặt hơn là Tổng thống không hề thông báo trước, ông chỉ biết mình bị mất hết binh quyền khi nghe bản tin thời sự trên đài phát thanh. Chính phủ có uy quyền, quân nhân kể cả những người lỗi lạc như McArthur cũng không thể đứng trên Chính phủ. Mặt khác, việc xử phạt McArthur cũng chỉ có thế thôi. McArthur không chịu, sau khi về Mỹ, ông đã thuyết trình trước Quốc hội và khắp nơi trong cả nước phê phán chính sách châu Á của Truman, về sau còn ra tranh cử Tổng thống Mỹ, mưu toan thay thế Truman. Tuy không đắc cử, nhưng Mc Athur đã qua những năm tháng cuối đởi trong thể diện. Mọi hoạt động của ông sau khi bị cách chức đều được coi là bình thường, được luật pháp và thể chế bảo hộ, không bị coi là “kẻ có dã tâm”, càng không bị gán cho tội danh “cướp đảng, cướp nước”, bị phê phán đến tận cùng.Cảnh ngộ khác nhau trong những năm cuối đời của nguyên soái Mỹ và nguyên soái Trung Quốc đã phản ánh hai thể chế chính trị, hai truyền thống lịch sử, hai bối cảnh văn hoá khác nhau. Tội phạm hàng đầu tạo ra vụ án oan Bành Đức Hoài đương nhiên là Mao Trạch Đông, nhưng không chỉ có ông ta, mà là hợp lực lịch sử của một thể chế, một truyền thống, một nền văn hoá. Chính Lưu Thiếu Kỳ, Lâm Bưu, Hạ Long, Đào Chú, La Thuỵ Khanh, Lý Tỉnh Tuyền trong mấy năm sau đó lại bị hợp lực lịch sử không thể kháng cự mà họ đã góp phần tăng cường ấy làm cho thân tàn ma dại, tan cửa nát nhà.Ngày 16-8-1959, Hội nghị ra nghị quyết nêu rõ cần đưa Bành Đức Hoài, Trương Văn Thiên, Hoàng Khắc Thành, Chu Tiểu Châu ra khỏi các cương vị công tác của họ trong cơ quan quốc phòng, ngoại giao và tỉnh Hồ Nam, song vẫn giữ các chức vụ của họ trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương, để xem xét hiệu quả. Đồng thời, Hội nghị còn ra nghị quyết về triển khai phong trào tăng sản xuất và tiết kiệm. Nghị quyết viết:“Đường lối chung, Đại tiến vọt và công xã nhân dân biểu hiện quyết tâm vĩ đại và trí tuệ vĩ đại của 650 triệu nhân dân cần cù, dũng cảm, là sản phẩm lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông kết hợp sáng tạo chân lý phổ biến của Chủ nghĩa Mác-Lenin với tình hình thực tế Trung Quốc. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì chính trị thống soái, kiên trì đường lối quần chúng, giữ vững ngọn cờ vẻ vang đường lối chung. Đại tiến vọt, công xã nhân dân, chúng ta đã giành được thắng lợi vĩ đại năm 1958 và nửa đầu năm 1959. Thời gian tới, chúng ta sẽ dũng cảm tiến lên trên con đường vẻ vang này, phấn đấu giành thắng lợi vĩ đại mới”. Đoạn trên bề ngoài có vẻ như những lời lẽ sáo rỗng ĐCSTQ quen dùng, thật ra nó mang ý nghĩa đánh dấu giai đoạn lịch sử. Đàng hoàng dưới danh nghĩa văn kiện trung ương, nó tuyên cáo ĐCSTQ đoạn tuyệt với nguyên tắc thực sự cầu thị. Sai lầm có thể nói thành đúng đắn, thất bại có thể bảo là thắng lợi. “Ba ngọn cờ hồng” mà 600 triệu nhân dân ghét cay ghét đắng lại nói liều đó là “biểu hiện quyết tâm vĩ đại và trí tuệ vĩ đại” của họ. Nhận thức và nghị quyết của Đảng hoàn toàn đi ngược lại lương tri của lòng đảng, lòng dân, lừ đó ĐCSTQ đi vào ngõ cụt của chủ nghĩa xã hội không tưởng Mao Trạch Đông. Để thay đổi đường lối “tả” khuynh đem lại tai hoạ nặng nề cho nhân dân này, sau Bành Đức Hoài, hàng loạt đảng viên cộng sản lên tiếng vì nhân dân đã phải trả giá thê thảm, nhiều người hy sinh cá tính mạng. Chỉ riêng “khoán sản tới hộ” mà biết bao cán bộ tốt muốn cho trăm họ được một bữa ăn no đã bị tan cửa nát nhà.Ngày 17-8, với tư thế người chiến thắng, Mao Trạch Đông triệu tập Hội nghị công tác Bộ Chính trị, các cán bộ cấp cao có mặt tại Lư Sơn đều tham gia. Mao chỉ nói về tầm quan trọng của lãnh tụ. Sau đó, theo gợi ý trước của Mao. Lưu Thiếu Kỳ nói nhiều về sự cần thiết và đúng đắn của sùng bái cá nhân, phê phán Bành Đức Hoài từ sau Đại hội 20 ĐCSLX đã phản đối sùng bái cá nhân ở Trung Quốc, mấy lần đề nghị không nên hát “Đông phương hồng”, phản đối hô “Mao Chủ tịch muôn năm”, lần này Bành còn nói nào là “không có lãnh đạo tập thể”. “Mao Trạch Đông không tự phê bình, lại nhận hết công lao về mình”.Lưu Thiếu Kỳ nói xưa nay ông vẫn đề xướng sùng bái cá nhân, đề cao uy tín lãnh đạo của Mao, trước Đại hội 7 đã tuyên truyền vai trò của Mao, nay vẫn tiếp tục. Lưu còn nói sẽ tuyên truyền sùng bái cá nhân Lâm Bưu và Đặng Tiều Bình. Đây là điều tối kỵ, vì Mao đã chỉ định Lưu làm người kế vị, nhưng chưa nói người kế vị sau Lưu là ai. Về việc theo sát Mao, Lưu Thiếu Kỳ khác Chu Ân Lai. Mao nói 100, Chu quyết không nói 99, cũng không nói 101. Lưu thường nói quá đi, 101 thậm chí 102. Lần này Mao muốn Lưu nói về sùng bái cá nhân đối với Mao, Lưu lại thêm cả Lâm Bưu và Đặng Tiểu Bình nghiễm nhiên tôn Mao lên làm Thái Thượng hoàng, để mình làm Hoàng đế, chỉ định Lâm, Đặng làm người kế vị. Lưu không thận trọng, tưởng rằng nói thêm vái câu theo hướng Mao gợi ra, có biết đâu đã để lại bóng đen lớn trong đầu Mao. Chưa hết, Lưu Thiếu Kỳ còn đưa ra lập luận kinh người, dường như đang phát triển ý kiến của Mao, nhưng lên đến 103. Lưu nhấn mạnh:- Nói trắng ra, Bành Đức Hoài phản đối sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông, nhưng chưa chắc đã phản đối sùng bái cá nhân đối với bản thân mình. Trên thực tế, tôi thấy Bành thích thú với thứ ấy (việc sùng bái cá nhân Bành). Đây cũng là sự thật được vạch trần mấy ngày qua. Để Bành thực hiện sùng bái cá nhân, không bằng để Mao Trạch Đông và các đồng chí khác thực hiện sùng bái cá nhân. Bành nói Lưu Thiếu Kỳ cướp Đảng, tôi cũng nói: để đồng chí cướp Đảng, không bằng tôi cướp luôn. Nói thật, đồng chí cướp Đảng, tôi không tán thành, nếu đồng chí cướp, tôi nhất định cướp. Đồng chí không cướp, vậy được, tôi cũng có thể không cướp.Cả hội trường bỗng im ắng tới mức đáng sợ. Những người có mặt lắng tai nghe, không để lọt một chữ nào. Một tiếng ho của Mao Trạch Đông làm rụng đoạn tàn thuốc lá dài trên tay ông, phá vỡ sự im lặng trên hội trường, cũng che đậy một chấn động nhỏ trong tim ông: Lẽ nào ta loại trừ Bành Đức Hoài là đang dọn sạch đường cho một Khrusev? Lòng người thật khó lường.Trong khi đấu Bành Đức Hoài, Mao vẫn thường xuyên theo dõi chặt Chu Ân Lai. Hội nghị Lư Sơn kết thúc, Mao chỉ thị biên soạn cuốn từ điển triết học nhỏ mang tên “Chủ nghĩa kinh nghiệm hay chủ nghĩa Mác?” Lời tựa do Mao viết có đoạn:“Để từ lý luận phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm, chúng ta phải đọc triết học. Về lý luận, trước đây chúng ta phê phán chủ nghĩa giáo điều, nhưng không phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm. Chủ nghĩa kinh nghiệm là mối nguy hiểm chủ yếu hiện nay”.Cán bộ trung cấp trở lên trong ĐCSTQ đều hiểu động thái này nhằm vào Chu Ân Lai. Mao muốn ngầm nói với phe cánh rằng Chu Ân Lai là nhân vật chủ yếu tranh giành quyền lãnh đạo với ông ta, song sự ủng hộ của nhà lãnh đạo tài năng và có uy tín lớn ở trong và ngoài nước này lại là điều Mao không thể thiếu.