ị xô đẩy tứ phía, tránh va phải vào cái lưng, cái vai vội vàng, nhào lộn, bị chèn ép, Hercule Poirot cay đắng nghĩ thế gian quá đông người. Dù sao lúc sáu giờ chiều thì Londres chật ních những người. Ngột ngạt, bụi mù, mùi khó chịu và những bàn tay, ở đâu cũng thấy những bàn tay! Hơn nữa, nhân loại khi nhìn cả đám thì không có gì là hấp dẫn cả. Ít khi nhìn thấy một ngôi làng nổi bật về mặt trí thức, một phụ nữ ăn vận một cách nhã nhặn. Họ đan áo ở cả những nơi ít lích sự nhất, mắt trống rỗng, những ngón tay run rẩy. Với vẻ ủ ê, Poirot nhìn những người đàn bà trẻ xung quanh: họ đều giống nhau, không duyên dáng và thiếu nữ tính. A! Nhìn một người phụ nữ xinh đẹp, dí dỏm… một người phụ nữ có những đường cong quí phái, ăn vận một vẻ kiểu cách… Ngày xưa người ta thường gặp họ, nhưng bây giờ… Tầu điện ngầm đỗ lại. Mọi người chạy ùa ra và đẩy Poirot đứng trước những mũi kim đan, những người khác thì lên tàu và dồn ép anh vào phía trong một lần nữa. Tàu lại chạy với những cái lắc rất mạnh. Poirot bị ném vào một bà to béo đang mang rất nhiều túi xách, “Xin lỗi”. Nhưng cạnh sườn anh lại đập vào cạnh một chiếc va-li. “Xin lỗi”. Anh cảm thấy bộ ria của mình bị cụp xuống một cách thảm hại. May thay, tàu đã dừng ở ga anh xuống. Một làn sóng người đưa anh tới cầu thang tự động anh đã có chỗ đặt chân và nhất định không chịu để mất. Thật là sung sướng khi thoát khỏi cái nơi quỉ quái ấy để lên mặt đất! Kể cả khi tay phải xách một chiếc va-li nặng. Có ai đó gọi tên anh. Ngạc nhiên, anh ngước mắt lên. Trên chiếc thang tự động bên cạnh đang đi xuống, anh thấy lại một hình bóng cũ. Một người đàn bà rực rỡ, tóc hung, đội một chiếc mũ rơm trang trí bằng những con chim và những chiếc lông nhiều màu sắc. Bà ta há to miệng được trang điểm rất khéo: - Đúng là ông ấy rồi. Ô! Ông thân mến! Khi nào thì chúng ta gặp nhau? Nhưng định mệnh khắc nghiệt là hai chiếc cầu thang tự động đi ngược chiều nhau. Hercule Poirot đi lên còn nữ bá tước Vera Rossakoff lại đi xuống. Hercule Poirot quay lại, cúi xuống và vẫy tay. - Ô! Bà thân mến! Tôi có thể tìm bà ở đâu? – Anh thất vọng kêu to. Câu trả lời của bà ta như chìm sâu vào lòng đất. Tuy vậy lúc này cũng rất rõ ràng: - Dưới địa ngục! Hercule Poirot nhắm mắt một lúc. Sau đó anh lảo đảo. Anh không thấy là mình đã lên mặt đường. Việc lên lên, xuống xuống của mọi người vẫn diễn ra bên cạnh anh. Bên cầu thang đi xuống như đưa người ta xuống địa ngục! Đó là cách giải thích câu trả lời của bà bá tước. Poirot lại dùng cầu thang đi xuống. Nhưng dưới chân cầu thang không có dấu vết gì của bà ta. Bà ta đi đâu? Tới Bakerloo hay là Piccadilly? Đám đông vẫn giữ mật độ như cũ, nhưng vẫn không thấy bóng dáng cùa người bạn Nga, nữ bá tước Vera Rossakoff của anh. Mệt mỏi và buồn rầu, Poirot lên tàu để về Piccadilly Circus. Anh về tới nhà trong sự bối rối. Số phận muốn rằng những người đàn ông ngăn nắp và tầm vóc nhỏ bé thường bị những người phụ nữ ngông cuồng quyến rũ. Poirot không thể xóa bỏ được ảnh hưởng sự quyến rũ của bà bá tước đối với anh. Hai mươi mốt năm qua anh không gặp lại bà ta, nhưng ảnh hưởng đó vẫn còn. Sự trang điểm của người phụ nữ ấy lúc này gợi lên hình ảnh mặt trời đã ngả bóng, nhưng đối với Hercule Poirot thì bà ta vẫn là người phụ nữ đầy ấn tượng. Và cái cách ăn cắp đồ trang sức khéo léo của bà ta! Anh nhớ lại vẻ trơ trẽn khi bà ta nhận mình là thủ phạm. Một triệu phụ nữ thì chỉ có một người như vậy! Anh đã tìm ra bà ta nhưng rồi lại mất. “Xuống địa ngục!”. Đúng, anh không nhầm. Bà ta đã nói như vậy… Bà ta nói về hệ thống tàu điện ngầm của Londres ư? Hay phải hiểu nó theo nghĩa tôn giáo. Nếu cho rằng cách sống của bà ta khi chết đi đáng phải hỏa thiêu dưới địa ngục thì với sự lịch lãm Nga, sự tế nhị sơ đẳng bà ta cũng không thể nói rằng ở đấy đã giành chỗ cho Poirot. Không, chắc chắn là bà ta nói về một chuyện khác. Một người phụ nữ không tinh ý! Người khác thì họ đã nói tới khách sạn Ritz hoặc khách sạn Claridge, nhưng Vera Rossakoff lại nói xuống địa ngục! Poirot thở dài nhưng chưa chịu nhận là đã thất bại. Trong khi lúng túng, anh tìm con đường đơn giản nhất và sáng mai anh sẽ hỏi bà Lemon, người nữ thư ký của mình. - Bà Lemon, tôi có thể đặt ra cho bà một câu hỏi được không? - Chắc chắn là được, thưa ông – Người thư ký tay ngừng gõ vào bàn phím máy chữ và nói. - Nếu một ông hoặc bà bạn của bà nói sẽ tìm họ dưới địa ngục thì bà sẽ làm thế nào? Không ngập ngừng, bà Lemon nói ngay: - Trong trường hợp ấy, tốt nhất là tôi sẽ gọi điện thoại đến để giành một bàn – Bà ta trả lời. Hercule Poirot ngạc nhiên nhìn bà: - Bà… sẽ… gọi điện… để… giữ… một bàn ư? – Anh nhắc lại. Bà Lemon gật đầu khẳng định: - Tối nay ư? Bà ta nhấc máy điện thoại và bấm số: “Allo! Số máy 14578 đấy ư? Xuống địa ngục, đúng không? Yêu cầu giành riêng một bàn cho hai người. Văn phòng của ông Hercule Poirot đây. Mười một giờ”. Bà thư ký gác máy và lại làm tiếp công việc bỏ dở của mình. Hercule Poirot cần những lời giải thích. - Địa ngục ấy thế nào? – Anh hỏi. Bà ta ngạc nhiên: - Ô! Ông không biết ư? Đây là một nhà hàng rất được ưa chuộng mới mở. Do một bà người Nga nào đấy quản lý, tôi cho là như vậy. Chiều nay tôi có thể lấy cho ông một thẻ ra vào nhà hàng, rất dễ. Không muốn nói gì thêm nữa, bà Lemon tiếp tục đánh máy. ° Ngay tối hôm ấy, vào lúc mười một giờ, Hercule Poirot bước qua ngưỡng cửa, ở bên trên có một tấm biển có đen nê-ông ghi tên nhà hàng. Một người vận bộ đò màu đỏ ra đón và cởi áo khoác cho anh rồi chỉ tay vào chiếc cầu thang dẫn xuống tầng hầm. Trên mỗi bậc đều có những dòng chữ: Tôi rất muốn Tha thứ và làm lại. Tôi có thể dừng chân nếu tôi muốn… Bậc cuối của cầu thang là một cây cầu như một chiếc tàu thủy trên một bể nước có rất nhiều hoa loa kèn màu đỏ. Poirot đi qua cầu. Bên trái là một cái hang bằng đá hoa cương trong đó có một con chó xấu xí lông đen và rất to lớn. Anh chưa bao giờ nhìn thấy một con chó như vậy. Con chó ngồi thẳng người và tuyệt đối bất động. Có thể không phải là chó thật, Poirot hy vọng như vậy. Nhưng bất chợt nó sủa lên những tiếng ghê rợn. Gần đấy có một chiếc giỏ con đựng đầy bánh bích-quy của chó. Trên mỗi miếng bánh đều có giòng chữ “Phần thưởng cho Cerbere”( ). Con chó nhìn chằm chằm vào giỏ bánh rồi lại sủa nữa. Poirot lấy bánh ném cho nó. Con vật há chiếc mõm to lớn và đớp lấy miếng bánh. Cerbere đã nhận phần thưởng và Poirot tiếp tục đi. Căn phòng mà anh đặt chân vào không lớn lắm. Phòng có những chiếc bàn nhỏ, một sàn khiêu vũ và được thắp sáng bằng những bóng đèn màu đỏ. Những mô hình con quỉ đuôi dài, sừng nhọn dựng xung quanh hàng rào. - A! Ông đã tới rồi. Nữ bá tước Rossakoff ăn mặc lộng lẫy vội vàng đến trước mặt anh và giơ tay. - … Rất thân, ông bạn rất thân, tôi rất vui khi thấy ông tới đây! Sau nhiều năm! Bao nhiêu nhỉ? Không, đừng nói. Đối với tôi thì đó là hôm qua. Trông ông không thay đổi chút nào cả. - Bà cũng vậy, bà thân mến – Poirot đáp lại và cúi xuống hôn tay người phụ nữ. - Đã hai chục năm rồi. Một sự sụp đổ, nhưng rất ngoạn mục. Bà ta đưa Poirot đến chiếc bành đã giành sẵn cho hai người. - Ông bạn Hercule Poirot nổi tiếng của tôi – Bà ta nói – Nỗi kinh hoàng của những kẻ bất lương! Tôi rất sợ ông, tôi cũng vậy, ngày xưa… Nhưng bây giờ tôi đang sống một cuộc sống khá tẻ nhạt! Đây là giáo sư Liskeard – Bà ta nói tiếp và giới thiệu một người đứng tuổi, cao lớn và gày gò – Ông ấy biết mọi chuyện trong quá khứ và chính ông là người giúp tôi trang trí căn phòng này. Nhà khảo cổ học khẽ rùng mình. - Nếu biết trước ý định của bà thì kết quả sẽ… đáng chán hơn nữa. Trên tường Orphee đang chỉ huy dàn nhạc trong lúc Eurydice đang nhìn người này với vẻ hy vọng. Đằng trước Osiris nhìn những bong bóng nước có những người trẻ tuổi khỏa thân( ). - Xứ sở của tuổi trẻ – Bà bá tước giải thích và không đổi giọng bà ta nói thêm: - Đây là Alice bé nhỏ của tôi. Đó là người cũng như mọi người khác… và nếu tôi có thể dùng một khái niệm, thì đó là một “Con người mây gió”. Tôi muốn biết anh ta ra nhập nhóm bạn bè ông như thế nào? Thế nào! Hừ… đã một hoặc hai lần anh ấy giúp tôi trong một vài công việc nhỏ. Xin ông nói tiếp cho. Harman nắm chặt hai bàn tay lại. Đó là cách cuối cùng ông ta muốn làm thỏa mãn tính tò mò của bạn tôi. Nhưng Poirot vẫn yên lặng nên ông buộc phải nói tiếp: Ông thừa biết rằng tôi có điều kiện trở thành nhà sưu tầm những của quý. Đôi khi thấy cần thiết phải bán bớt đi một vật gì đó mà không muốn quá lộ liễu hoặc bị rơi vào tay một kẻ mua đi bán lại, tôi thu xếp việc bán những thứ đó. Parker coi sóc những chi tiết về tài chính, quan hệ với người mua, tránh cho mọi lo ngại cho cả hai bên. Ví như nữ bá tước có một vài của quý từ nước Nga mang tới và đang muốn bán, bà sẽ nhờ Parker tìm một người mua. Theo tôi, thì ông hoàn toàn tin tưởng ở người trẻ tuổi ấy phải không? Cho đến bây giờ thì tôi không có điều gì phải than phiền về anh ta. Thưa ông Hardman, trong bốn người ấy thì ông nghi ngờ ai? Ôi! Thưa ông Poirot. Một câu hỏi ác quá. Đây là những bạn thân của tôi, tôi đã nói rồi. Trong số họ tôi không nghi ngờ ai… hoặc là nghi ngờ tất đó là cách tốt nhất để trả lời ông. Xin lỗi. Chắc hẳn ông chỉ nghi ngờ một người trong sô họ. Nếu không phải là bà bá tước Rossakoff, không phải ông Parker thì chắc chắn là phu nhân Rucorn hoặc ông Johnston phải không? Ông hiểu cho, ông Poirot. Tôi cố gắng tránh một chuyện bê bối. Phu nhân Rucorn thuộc về một dòng họ lâu đời ở Anh quốc. Nhưng chẳng may bà thường bị tai tiếng vì bà có một người cô, bà Caroline, mắc một bệnh đáng sợ. Mọi người đều biết rõ bà này đi đâu cũng lấy cắp những đồ vật người ta để sơ sểnh. (Ông Harmand thở dài). Tôi ở trong một hoàn cảnh tế nhị, ông lưu ý giúp cho. Như vậy phu nhân Rucorn có một bà cô ăn cắp vặt. Hừ… Thú vị đấy… Xin phép ông cho tôi quan sát chiếc két sắt, được chứ? Ông Hardman gật đầu và Poirot mở cánh cửa sắt để xem xét cái lỗ hổng trống hoác. Không hiểu tại sao cái cánh cửa lại khó khép lại thế này, anh ta lẩm bẩm tay lắc lắc cánh cửa. A! Cái gì đây? Một chiếc găng tay nằm ở khe. Một chiếc găng tay đàn ông. Anh đưa cho Hardman và ông này trả lời ngay. Không phải của tôi. Này, tôi còn thấy một vật gì nữa đấy. Anh cho tay vào trong chiếc két sắt và lôi một chiếc hộp đựng thuốc lá. Hộp đựng thuốc lá của tôi! Tôi cho rằng không phải như vậy, thưa ông, vì chữ khắc trên hộp không phải là tên ông. Anh chỉ vào hai chữ lồng nhau trên hộp. Ông có lý. Chiếc hộp thì rất giống, nhưng chữ khắc thì khác. Xem nào “P” và “B”… Trời ơi… Parker! Vâng… đúng như vậy. Người trẻ tuổi đó thật là bất cẩn. Nếu chiếc găng tay cũng là của ông ta, thì ông ấy đã cho chúng ta hai chứng tích. Barnard Parker! – Hardman thở dài – Tôi thú nhận rằng việc tìm kiếm này làm tôi yên lòng. Thưa ông Poirot, tôi để tự ông tìm giúp số của cải ấy cho tôi. Nếu thấy cần thiết thì ông có thể nhờ đến cảnh sát… với điều kiện ông tin chắc rằng Parker là thủ phạm. Anh bạn, anh đã thấy – Poirot nói với tôi khi chúng tôi rời khỏi nhà của người sưu tập của quý – có một luật pháp với tầng lớp quý phái và một luật pháp đối với những người bình thường. Tôi chưa được phong tước nhưng tôi thích con người bình thường và thấy rất khó hiểu về tay Parker. Toàn bộ việc này thật là lạ lùng, anh có nhận thấy không? Hardman nghi ngờ phu nhân Rucorn, tôi chỉ nghĩ về bà bá tước và Johnston, thế mà anh chàng bí ẩn Parker lại là thủ phạm. Tại sao anh lại nghi ngờ hai người ấy? Trời ơi! Muốn có danh hiệu nữ bá tước Nga và triệu phú Nam Mỹ thì đó là điều rất dễ dàng. Ai là người nói dối? Thôi bây giờ chúng ta đã tới phố Bury nơi ở của người bạn lơ đễnh của chúng ta. Chúng ta phải rèn sắt khi nó còn đang nóng chứ? Một người hầu cho chúng tôi biết rằng ông Barnard đang ở nhà. Chúng tôi thấy anh ta nằm dài trên đống gối đệm, đắp người bằng một chiếc áo mặc trong nhà màu đỏ tươi và màu vaeight:10px;'>
Poirot cúi đầu chào một cô gái vẻ nghiêm nghị đeo kính gọng đồi mồi. - … Cô gái rất thông minh. Đây là một nhà tâm lý học có bằng cấp. Cô ta biết tại sao những người điên lại điên! Có rất nhiều lý do, hình như thế. Tôi thấy rất kỳ lạ. Cô gái nở một nụ cười đáng mến nhưng có phần kiêu ngạo. Bằng một giọng dứt khoát cô ta hỏi ông giáo sư có muốn khiêu vũ không. Được khen ngợi nhưng ông giáo sư vẫn có vẻ khó chịu: - Thưa cô, tôi chỉ biết nhảy điệu valse thôi. - Đây là valse – Alice bình tĩnh đáp. Họ đứng lên và bước ra sàn nhảy. Kết quả không mấy thích thú. Nữ bá tước Rossakoff thở dài: - Tuy nhiên cô ta cũng không đến nỗi xấu lắm. - Cô gái không thể sử dụng những cái mình vốn có. - Thời xưa người ta phải cố gắng lắm mới có thể hài lòng với công việc. Alice đã viết nhiều bộ sách nói về quan hệ giữa người và người, nhưng liệu có ai mời cô ta đi nghỉ cuối tuần ở Brighton? A! Khi tôi còn trẻ trung… - Thưa bà, con trai bà hiện nay ra sao rồi? Poirot muốn dùng danh từ “thằng bé” nhưng anh chợt nhớ rằng đã hai chục năm qua rồi. Nét mặt của người phụ nữ rạng lên. - Nó đã lớn, vai rộng, rất đẹp trai. Nó đang ở bên Mỹ. Ở đó nó xây dựng cầu, khách sạn, kho hàng, đường sắt, tất cả những gì mà người Mỹ muốn. Poirot ngạc nhiên: - Anh ta là kỹ sư hay kiến trúc sư? - Không quan trọng! Nó rất đáng mến. Nó chỉ nói về sắt thép, sức bền vật liệu. Tôi không hiểu gì về những cái đó. Nhưng chúng tôi rất yêu quí nó. Tôi cũng yêu quí Alice. Chúng nó là vợ chồng chưa cưới. Chúng gặp nhau trên một chuyến máy bay, hoặc tàu thủy hoặc xe lửa gì đó và chúng yêu nhau. Chúng đều là những người lao động. Khi Alice đến Londres tôi giữ nó ở đây. Bà bá tước lấy tay ôm lấy bộ ngực lép kẹp của mình. - Các con yêu nhau, ta cũng yêu các con. Tại sao con lại để nó ở Mỹ, tôi nói với Alice như vậy. nó bảo nó đang viết một cuốn sách. Tôi không hiểu rõ nội dung của sách. Nhưng tôi thường bảo nó phải biết tha thứ. Ông bạn, ông nghĩ như thế nào về việc làm ăn của tôi ở đây? - Trí tưởng tượng thật phong phú và rất đẹp. Căn phòng đã đông người. Những bộ y phục buổi tối cùng với những bộ y phục thành thị phóng đãng. - Ở đây chúng tôi có tất cả những thứ cần thiết, đúng không? Cánh cửa của Địa ngục luôn rộng mở. - Trừ người nghèo chứ? Bà bá tước cười: - Người giàu thì khó lên Thiên đàng, đúng không? Họ phải được ưu tiên xuống địa ngục chứ! Ông giáo sư và Alice đã trở về chỗ. Bà bá tước đứng lên. - Xin lỗi. Tôi có chút việc với Aristide, người quản lý. Bà ta trao đổi một vài câu gì đó với người quản lý sau đó đi nói chuyện với khách hàng. Ông giáo sư lấy khăn tay lau trán, uống một cốc rượu rồi cũng bỏ đi. Poirot ngồi lại với cô Alice nghiêm nghị. Cô ta không xấu nhưng rất khó chịu. - Tôi chỉ biết tên của cô thôi – Anh nói. - Giáo sư Alice Cunningham – Cô ta đáp – Ông đã quen bà Vera từ bao giờ? - Đã hai chục năm rồi. - Nghiên cứu về bà ấy là việc làm thú vị. Tất nhiêntôi quí mến bà ấy không chỉ do đây là mẹ của người chồng tương lai của tôi mà còn do yêu cầu của nghề nghiệp nữa. - Thế ư? - Tôi đang viết một cuốn sách nói về tâm lý học tội phạm. Cuộc sống ban đêm ở đây có nhiều điều đáng nói. Chúng tôi tiếp nhiều khách hàng là những kẻ tội phạm các loại. Tôi đã nói chuyện với họ. Ông đã biết những hành động tội phạm của bà Vera… Tôi muốn nói về những vụ trộm cắp trước đây của bà ta… - Ừ… phải… đúng thế – Poirot trả lời vẻ choáng váng. - Tôi gọi đây là sự phức tạp của chứng ăn cắp vặt. Bà ta chỉ thích những gì sáng lấp lánh. Không phải là bạc. Bao giờ cũng là đồ trang sức. Tôi phát hiện ra thời thơ ấu bà ta rất sung sướng. Bà ta đã có một cuộc sống buồn tẻ và không nguy hiểm. Bà ta đã gây ra một bi kịch để mình bị trừng phạt. Như vậy cần phải tìm căn nguyên của thói trộm cắp. Bà ta muốn tìm sự nổi danh để rồi bị trừng phạt. - Tôi nghi ngờ chuyện bà ấy đã có một cuộc sống buồn tẻ và được che chở với ý nghĩa như một quí tộc ở Nga trong thời kỳ cách mạng – Poirot cải chính. Cặp mắt xanh sáng của cô Cunningham ánh lên một tia thích thú: - A! Bà ta đã cho ông biết chuyện này sao? - Không nghi ngờ rằng bà ta đã là người quí phái – Poirot nói mà không để cập đến sự dối trá của người phụ nữ này. - Mỗi người đều tin vào cái mà mình muốn tin – Cunningham nói. Poirot cảm thấy buồn phiền. xã hội của bà bá tước làm anh hài lòng ở chỗ bà ta thuộc dòng dõi quí phái đồng thời cũng không muốn làm phật lòng cô gái đeo kính là giáo sư tâm lý học. - Cô có biết tôi ngạc nhiên về ai không? – Anh hỏi. Thay vì trả lời Alice Cunningham chỉ phác ra một cử chỉ có vẻ như độ lượng. - Tôi rất ngạc nhiên về cô, còn trẻ và có thể là đẹp nếu cô biết tự chăm sóc. Cô tới đây khi nhiệt độ xuống hai mươi độ dưới không, ăn vận như đi chơi gôn. Cô có chiếc mũi đỏ bóng lên nhưng cô không đánh phấn. Môi cô tô son một cách cẩu thả! Cô là một phụ nữ nhưng cô không biết là như vậy. Nhưng tại sao? Thật đáng tiếc. Một lát sau anh hài lòng khi thấy Alice Cunningham trở về là con người. Một tia giận dữ bùng lên trong đôi mắt của cô. Nhưng ngay lập tức cô ta lấy lại vẻ tươi cười khinh thường. - Ông Poirot, tôi có cảm giác là ông quên mất ý thức hệ hiện đại. Cái cơ bản không phải là ở sự trang điểm. Một chàng trai bảnh bao đang nhìn cô ta. - Đây là một mẫu người rất thú vị – Alice lẩm bẩm – Anh ta tên là Paul Varesco! Anh ta sống bằng tiền bao của phụ nữ. Anh ta sống một cách trơ trẽn. Tôi đã nghe anh ta kể chuyện một người vú em đã nuôi anh ta từ năm anh ta lên ba tuổi. Hai phút sau Alice đã trong vòng tay của chàng trai ấy. Họ nhảy một cách tuyệt vời. Khi họ đến bên bàn, Poirot nghe thấy cô gái nói: “Sau mùa hè ở Bagnor, bà ta đã cho anh một con sếu nhỏ bằng vàng, đúng không?”. Một con sếu, phải, thật ý nghĩa. Rồi anh thấy một cái gì đó xua đuổi ý nghĩ của anh về Alice. Một người đàn ông trẻ, tóc vàng, mặc quần áo buổi chiều ngồi bên chiếc bàn trước mặt Poirot. Bên cạnh anh ta là một “cô gái thân mến”. Dù cho ai đó có nói anh ta là “một kẻ lười biếng có nhiều tiền” nhưng anh ta không lười biếng và cũng không có nhiều tiền. Đây là thám tử Charles Stevens và chắc chắn anh ta đang làm nhiệm vụ của mình. ° Sáng hôm sau, tới thăm người bạn cũ là thanh tra Japp ở Scotland Yard. Sự đón tiếp của người này khiến anh ngạc nhiên. - Cáo già! – Japp kêu lên – Tôi tự hỏi tại sao ông lại chui vào cái hang ổ ấy! - Nhưng tôi không biêt gì cả, xin cam đoan với ông… không biết gì cả! Japp không tin và nói không úp mở. - Ông muốn điều tra về cái Địa ngục ấy ư? Vẻ bề ngoài nó cũng giống như mọi hộp đêm khác. Nhưng nó vẫn đứng vững. Chắc kinh doanh khá vì những khoản phải chi rất lớn. Về công khai thì một phụ nữ người Nga làm chủ. Người ta nói đây là một nữ bá tước, tôi không hiểu tại sao… - Tôi biết nữ bá tước Vera Rossakoff – Poirot nói – Chúng tôi là bạn cũ của nhau. - Nhưng đây chỉ là sự mượn tên. Bà ta không có tiền. Có thể tên quản lý Aristide Papopolous là người thu tiền lãi. Tôi không chắc chắn lắm. Tóm lại chúng ta chưa biết ai là người nằm trong chăn. - Và các ông đã cử thanh tra Stevens đi điều tra vụ này ư? - A! Ông đã thấy Stevens! Cáo già! - Anh ta đi tìm cái gì? - Ma túy. Một vụ buôn lậu lớn. Không thanh toán bằng tiền mà bằng đá quý. - A! - Chuyện như thế này. Bà Cachin, hoặc nữ hầu tước Chose, không có tiền mặt nhưng có đồ trang sức do gia đình để lại. Một hôm bà ta đến gặp một nhà chuyên môn để lau chùi lại. Người này tháo những viên dá quý trên đồ trang sức ra và thay vào đó bằng những viên đá giả. Bà Machin không hay biết gì. Đây là việc bảo trì bình thường, không phải là ăn cắp, không có tiếng kêu ca, không có gì cả. Sớm hay muộn người ta sẽ phát hiện ra một vài món trang sức nào đó là của giả và bà Machin là vô tội và thất vọng. Không lúc nào bà ta rời chuỗi hạt khỏi cổ! Và các cảnh sát khốn khổ của chúng ta đi theo dõi những cô hầu phòng, những viên quản lý đáng nghi ngờ… Chúng tôi đã phát hiện ra tất cả bọn họ đều nghiện ma túy. Nhưng vẫn còn câu hỏi số ma túy đó ở đâu ra? - Và các ông cho rằng ở hộp đêm Xuống Địa ngục ư? - Đúng, đây covới vẻ nghĩ ngợi. Đến tận khuya tôi còn thấy anh chăm chú đọc cuốn ngữ pháp tiếng Nga. Trời ơi, Poirot! Anh định học tiếng Nga để trực tiếp nói chuyện với bà bá tước ấy ư? Tôi cần nói rằng bà ta đã không chú ý lắm đến tiếng Anh của tôi. Nhưng những người Nga trong các gia đình quyền quý đều nói tiếng Pháp kia mà! Hastings anh là nguồn thông tin không bao giờ cạn. Thôi tôi cũng chẳng cần đi vào những chuyện phức tạp của bảng chữ cái của tiếng Nga nữa. Anh ném cuốn sách đi với vẻ rất kịch. Tôi không tin câu nói ấy của anh vì tôi đã trông thấy mắt sáng lên. Đó là một dấu hiệu không thể chối cái: Hercule Poirot hài lòng về việc làm của mình. Có phải anh nghi ngờ rằng bà ta không phải là người Nga không? – Tôi hỏi bằng một giọng tin chắc. Anh sẽ thử thách bà ta chăng? Không, không, tôi không nghi ngờ gì về quốc tịch của bà ấy. Nhưng… Nếu anh muốn đi sâu vào việc này thì tôi khuyên anh nên đọc cuốn “Ngữ pháp tiếng Nga”, một cuốn sách có giá trị lớn. Anh cười và từ chối không nói rõ hơn ý định của mình. Anh nhặt cuốn sách, lật từng trang và hình như không có ý định trả lời câu hỏi của tôi. ° Sáng hôm sau chúng tôi vẫn không có tin tức gì thêm. Cái đó không làm cho bạn tôi phật lòng và sau bữa ăn sáng anh nói ý định của mình là tới thăm ông Hardman. Chúng tôi ngồi ở gian phòng bên thường để tiếp khách. Gian phòng hình như yên tĩnh hơn là lúc chúng tôi rời khỏi đây hôm qua. Ông Poirot, ông đã tìm ra một dấu vết rồi chứ? Nhà thám tử nhỏ người đưa cho ông ta một mẩu giấy. Đây là tên người đã lấy trộm những đồ trang sức của ông. Liệu tôi có nên giao việc này cho cảnh sát không? Hoặc ông muốn tôi lấy lại số của cải mà không cần báo cho các nhà chức trách. Harman nhìn tờ giấy với vẻ hoảng hốt. Khi trấn tĩnh lại, ông ta nói một cách kiên quyết: Tôi muốn tránh một vụ ầm ĩ. Tôi cho ông quyền tự do, ông Poirot. Tôi không nghi ngờ gì tính thận trọng của ông. Khi ra khỏi nhà, Poirot gọi một chiếc tắc xi và yêu cầu người lái xe chở chúng tôi đến phố Carlton. Tới nơi, anh hỏi thăm phòng nữ bá tước Rossalkoff. Một lát sau một nhân viên phục vụ dẫn chúng tôi đến nơi ở của bà. Ăn vận mộc mạc, không trang điểm, người phụ nữ Nga tiến lại phía chúng tôi tay giơ ra. Ông Hercule! Ông thành công chứ? Ông đã gỡ cho chàng trai khốn khổ ấy những nghi ngờ đê hèn rồi chứ? Thưa bá tước phu nhân, ông bạn Parker của bà không có lý do gì mà sợ cảnh sát. Ông thật là một người tốt bụng kỳ diệu! Nhưng mặt khác, thưa bà bá tước, tôi đã hứa với ông Hardman là những đồ trang sức của ông phải được hoàn lại ông trong ngày hôm nay. Rồi sao nữa? Rồi, thưa bà, tôi phải yêu cầu bà, nếu thấy cần, bà giao chúng lại cho tôi ngay lập tức. Rất tiếc là phải thúc giục bà nhưng xe tắc xi đang chờ chúng tôi… trong trường hợp chúng tôi phải đến Sở Cảnh sát. Chúng tôi là những người Bỉ có bản chất là tiết kiệm. Tôi không muốn đồng hồ đo thời gian thuê xe chạy quá lâu. Bà bá tước châm một điếu thuốc. Đột nhiên bà ta cười vang, đứng lên, đi về phía bàn giấy, lấy ra một chiếc túi lụa màu đen. Bà ta ném nó cho Poirot. Bằng một giọng đùa cợt và hoàn toàn yên tâm, bà ta tuyên bố: Chúng tôi là những người Nga, ngược lại, chúng tôi rất hoang phí. Nhưng than ôi, cái đó đòi hỏi phải rất giàu. Không cần phải kiểm tra lại nữa, tất cả của cải còn nguyên trong đó. Poirot đứng lên: Chúng tôi khen ngợi trí thông minh và tính nhạy bén của bà, thưa bà. Ôi không có sự lựa chọn nào khác, nhưng xe tắc xi đang đợi các ông. Bà thật đáng mến. Bà có ý định ở lại Londres lâu dài chứ? Than ôi, không… tại ông cả… con người đáng sợ. Xin bà nhận những lời xin lỗi của tôi. Có thể một ngày nào đó chúng ta gặp lại nhau. Tôi hy vọng điều đó. Còn tôi thì không! – Bà ta cười và kêu lên. – Tôi xin tỏ lòng khâm phục ông, thưa ông Poirot, vì trên đời này có rất ít người khiến tôi phải hoảng sợ mỗi khi gặp gỡ. Xin tạm biệt, ông Poirot. Tạm biệt, bá tước phu nhân. A! Xin lỗi, tôi quên mất! Xin phép cho tôi gửi lại bà chiếc hộp thuốc lá. Anh cúi đầu đưa cho bà ta chiếc hộp thuốc lá. Bà ta không ngần ngừ lâu; cầm lấy chiếc hộp, hơi nhíu lông mày và khẽ lẩm bẩm: “Không có gì!” ° - Một người đàn bà ghê gớm! – Poirot kêu lên khi chúng tôi rời khỏi ngôi nhà. – Trời đất! Một người đàn bà ghê gớm. Không có một lời chối cãi nào. Trong chớp mắt bà ta đã thấy rõ tính chất nghiêm trọng của tình thế, dễ dàng chấp nhận thất bại. Nói cho anh biết, một người như thế thì còn tiến xa hơn nữa! Bà ta rất nguy hiểm, bà ấy có dây thần kinh bằng thép, bà… Anh vấp phải một bậc thang và ngừng nói. Thôi hãy ngừng những lời khen ngợi, Poirot. Anh nghi ngờ mụ bá tước này từ lúc nào? Anh bạn, chiếc găng tay và hộp đựng thuốc lá là hai chứng tích, chúng ta nói như vậy, làm tôi suy nghĩ nhiều. Barnard Parker rất dễ dàng để quên thứ này hay thứ khác, nhưng nếu quên cả hai thì phải là một người rất đãng trí. Mặt khác, nếu một kẻ nào đó đặt chúng vào đây để buộc tội chàng trai thì một thứ thôi cũng đã đủ. Hộp đựng thuốc lá hoặc chiếc khăn tay chứ không cần đến cả hai. Tôi đi tới một kết luận một trong hai thứ đó không phải là của Parker. Trước tiên tôi nghĩ nó là chiếc găng tay nhưng chỉ khi tìm thấy một chiếc nữa thì tôi mới yên tâm. Thế nhưng ai là chủ của hộp thuốc lá? Không phải là của phu nhân Rucorn, những chữ viết tắt ấy không phải là tên bà ta. Của ông Johnston ư? Chắc chắn ông ta tới Anh quốc dưới một cái tên mượn. Khi hỏi chuyện người thư ký của ông ta thì tôi biết ngay ông không liên quan gì đến vụ này. Người thư ký ấy không tìm cách che giấu quá khứ của ông chủ mình. Bà bá tước ư? Có lẽ bà ta sẽ mang những đồ trang sức ấy về Nga để bán. Một khi những viên đá quý được lấy ra khỏi cái khung của nó thì rất khó chứng minh chúng ở chiếc két sắt của ông Hardman mà ra. Rất dễ dàng đánh cắp chiếc găng tay của Parker và ném nó vào két sắt sau khi lấy hết của cải trong đó. Nhưng chắc chắn rằng bà ta không có ý định để lại chiếc hộp thuốc lá của mình trong chiếc két ấy. Nếu hộp thuốc lá đúng là của bà ta thì tại sao nó lại được khắc hai chữ “B.P”?. hai chữ đầu tiên của bà ta là “V.R.” kia mà. Poirot nhếch mép cười với tôi: Anh bạn, đúng là như vậy, nhưng trong bảng chữ cái tiếng Nga thì B là V và P là R. Anh không thể hy vọng tôi đoán ra! Vì tôi không biết tiếng Nga! Tôi cũng vậy, Hastings. Chính vì vậy mà tôi tìm đọc cuốn “Ngữ pháp tiếng Nga”… và tôi đã yêu cầu anh đọc thử. Anh thở dài! Bà bá tước ấy là một người đáng chú ý. Anh bạn, tôi có cảm giác, cũng có thể nói là tin chắc nữa, rằng tôi sẽ gặp lại bà ta. Ở đâu? Tôi chưa nghĩ ra… Anh nhún vai: “Không có gì!”.