gày tết đã đến, các Lạc Hầu, Lạc Tướng, Quan Lang và Mỵ Nương hôm nay được mời vào hoàng cung cùng với thân thích của họ để xem vua Hùng gói bánh chưng và làm bánh dầy cúng Tết. Ngày mai là ngày mùng một. Vua Hùng vương đệ nhị là một ông vua rất vui tính. Sở dĩ vua có được nhiều người hiền tài ra giúp vua làm việc nước cũng nhờ đức tính hoan hỉ ấy. Vua cũng rất là độ lượng nữa: rất nhiều người lỗi lầm đã nhờ đức độ lượng ấy mà cải hóa và trở nên những người dân tốt. Vua sửa sang pháp độ, thiết lập nhiều thuần phong mỹ tục, làm cho nếp sống người Văn Lang càng ngày càng thanh nhã, sáng đẹp và nhân hậu thêm. Ai cũng biết là chính do quyết định của vua mà dân Văn Lang biết ăn cau trầu và dùng cau trầu trong các lễ cưới xin và thù tạc. Miếng trầu trở nên quan trọng và cần thiết; miếng trầu khiến cho không khí giao tiếp giữa mọi người trở nên vui tươi, đằm thắm và mặn mà hơn lên. Câu chuyện của hai người nhờ có miếng trầu trở nên đậm đà; thiếu miếng trầu hình như là thiếu sự đằm thắm: câu chuyện có thể trở nên lạt lẽo. Vì vậy, người ta nói: miếng trầu là đầu cây chuyện và ngạc nhiên thấy những tục lệ mới được vua Hùng đặt ra làm cho cuộc sống tươi thắm và đáng yêu hơn lên. Đã năm sáu năm nay, dân chúng bắt chước vua Hùng làm bánh chưng và bánh dầy mỗi năm để cúng tổ tiên Lạc Long. Tục lệ này đã phổ biến khắp xứ. Nhà nào cũng đã biết làm bánh Chưng và bánh Dầy. Nhưng người ta đồn: bánh chưng do chính tay vua Hùng gói mới là bánh chưng đẹp. Các Lạc Hầu và Lạc Tướng tâu lại với vua lời đồn đãi ấy của dân chúng. Vua Hùng cười. Ngài mời các Quan Lang, các Mỵ Nương, các Lạc Hầu và Lạc Tướng cùng thân quyến họ tới dự một cuộc vui trong cung và chính ngài sẽ gói và nấu bánh Chưng trước mặt mọi người. Nhưng ngài ra điều kiện: những người tham dự phải ở lại cho đến khi bánh làm xong và nấu chín. Mọi người được yêu cầu có mặt trong cung từ giờ tan chầu buổi chiều để cùng ăn cơm với vua trước khi dự vào cuộc vui. Các em bé được tham dự rất lấy làm sung sướng. Chính những cháu nhỏ còn được ẵm trên tay cũng được phép đến dự cuộc vui. Những em bé đã lớn đều mặc áo đẹp và đi hài cỏ mới. Khi những người khách đầu tiên đến thì Hoàng hậu và Mỵ Nương Thanh Dung cũng đã sắp đặt xong mọi việc. Mỵ Nương Thanh Dung là công chúa yêu nhất của Hùng Vương. Dung nhan nàng diễm lệ không kém gì dung nhan của một tiên nữ. Cùng với mẹ, nàng đã trang hoàng cung điện rất tráng lệ trong dịp lễ đầu năm này. Tay nàng ôm một quả trầu sơn đỏ; khách nào tới nàng cũng mở nắp quả để mời trầu. Còn với các em bé nàng đem theo kẹp dừa và bánh chuối của nàng làm ra để đãi các em. Bọn trẻ tíu tít quanh nàng như một bầy chim. Khách đã đến đông đủ, mỗi người đều có ghế ngồi. Mọi người đều ăn trầu. Ai nấy mặt mày rất tươi và câu chuyện nở như bắp rang. Đây đó trong sảnh đường có những chiếc ống nhổ xòe miệng bằng đồng sáng loáng. Các ông các bà thỉnh thoảng lại kê miệng nhổ nước cốt trầu vào những ống nhổ cao lớn ấy. Bổng có tiếng của cận vệ vọng lên: Đức vua Hùng ngự giá. Mọi người đều đứng dậy. Trẻ em cũng im phăng phắc. Từ cửa ngoài, Hùng Vương bước vào phòng, theo sau là một vị Lạc Hầu phụ tá. Vua mặc áo đại triều rất đẹp, trên ngực có thêu rồng. Chiếc mũ của vua lóng lánh châu ngọc kết thành hình chim Lạc. Áo vua màu vàng, chân vua đi hài đỏ. Vua đưa hai tay mời mọi người: Xin mời các vị ngồi xuống, cứ tiếp tục chuyện trò vui vẻ như bình thường. Mọi người tuân lệnh. Không khí trong sảnh đường vui nhộn trở lại, nhưng có một vài người đưa mắt theo dõi cử chỉ của vua Hùng. Ngài đi khắp sảnh đường, hỏi thăm từng Lạc Hầu, Lạc Tướng, nói chuyện với từng phu nhân, vuốt tóc từng em bé. Giọng ngài ôn tồn và hòa nhã. Cuối cùng ngài đến ngồi ở ghế dành cho ngài nơi giữa sảnh đường. Thức ăn được quân hầu mang ra từ nhà bếp ngự. Đây là bữa ăn đơn giản chỉ gồm có một món xôi đậu phụng và một món cháo. Đức vua cũng dùng cùng một món như tất cả mọi người. Cơm xong, thị vệ dọn ra giữa sảnh đường một bàn dài, trên đó có các vật dụng làm bánh được trình bày sẵn sàng. Khách đến quan sát thì cũng chỉ thấy những vật liệu thông thường: lá dong và lá chuối rất xanh, gạo nếp còn nguyên những hạt dài vút sạch và để ráo nước, nhân bánh bằng các thứ đậu màu vàng đã được làm sẵn. Những vật liệu này, ai cũng đã biết, là để dùng làm bánh chưng cúng Tết; ai cũng chỉ thao thức muốn học cách gói bánh khéo của vua mà thôi. Bỗng thấy thị vệ khiêng ra giữa sảnh đường một chiếc thùng lớn, và thiết lập bếp lửa ngay tại giữa gian phòng rộng bao la. Hỏi ra mới biết vua Hùng định luộc bánh chưng ngay tại giữa sảnh đường. Bếp lửa đốt lên; không khí càng trở nên ấm áp tươi vui. Mùa đông ở Phong Châu khá lạnh. Vua Hùng xuất hiện bên cạnh bếp lửa, lần này ngài đã thay áo, gọn gàng và giản dị. Mọi người yên lặng khi ngài mở lời: Các Lạc Hầu, Lạc Tướng, các vị phu nhân, các anh, chị, em, các con và các cháu: hôm nay ta mời quý vị đến đây để kể lại một câu chuyện xưa, câu chuyện đã làm cho ta và quý vị trở nên thân thiết như ngày hôm nay. Làm thức ăn để cúng giỗ tổ tiên, việc đó người nội trợ nào cũng biết làm, cũng có thể làm; cho đến làm bánh Chưng và bánh Dầy, quý vị cũng đã biết. Ta biết có thể ta không làm bánh đẹp và ngon được bằng các bà nội trợ ngày nào cũng quen tay với việc bếp núc; sở dĩ hôm nay ta mời quý vị là cốt để bày tỏ một tình cảm mà ta tin rằng đất nước chúng ta và dân tộc chúng ta cần phải bồi đắp và duy trì: đó là sự yêu thương. “Hồi ta còn bé, vì mẹ ta nghèo, nên tuy là con vua mà ta chẳng được sống đầy đủ về mặt vật chất như các anh chị khác. Mẹ ta lại không cần đến sự giàu sang nên không hề than nghèo với vua cha… Bà lại còn dạy ta nên sống đơn giản để có thì giờ tìm học những gì hay và đẹp trong cuộc đời. “Một hôm vua cha ra lệnh cho tất cả Quan Lang là người nào cũng phải biện ra những phẩm vật để đem đến hoàng cung cúng giỗ tổ tiên, dặn rằng phẩm vật phải được chế biến và soạn sửa rất chu đáo để tỏ lòng hiếu kính và biết ơn những vị đã khai sáng ra trăm họ. Phẩm vật phải được mang tới hoàng cung sáng mồng một Tết. “Có cả thảy hai mươi vị Quan Lang, con trai của vua, mà có một vài vị hiện đang có mặt hôm nay trong sảnh đường này, dự vào hàng Lạc Hầu và Lạc Tướng, đang cùng góp sức với ta để giữ gìn việc nước. “Ta là người Quan Lang nghèo nhất, lại không ở gần cung điện, cho nên được lệnh rất trễ. Thêm nữa, mẹ ta vừa mới mất, nên ta không có ai để thưa hỏi về những việc liên hệ tới triều đình. “Ta nghĩ: vua cha ra lệnh này giống như là bắt con cháu dự vào một cuộc thi; hễ ai biện được phẩm vật quý giá nhất và ngon lành nhất để cúng dâng tổ tiên là người ấy được ban khen, chưa chừng còn được truyền ngôi báu cho nữa. Ta hơi buồn cười, tự bảo mình chẳng nên dự vào cuộc thi này, một cuộc thi có tính chất khoe khoang sự giàu sang và sự khéo léo về nghề nấu nướng. Quốc gia có đẹp đẽ và hùng mạnh hay không là nhờ những người có lòng, có đức, có hiểu biết, chớ không phải là nhờ những người có nhiều tiền bạc có thể sắm đủ các thứ trân cam mỹ vị và có tài làm bếp khéo. Nghĩ vậy ta bèn bỏ đi chơi, rồi chiều về nhịn đói mà ngủ, trong lòng hơi buồn vì cuộc thi mà vua cha đã đặt ra. Ta nghĩ dù ta có hải vị quý giá vào bậc nhất, ta cũng sẽ chẳng tham dự vào cuộc thi đầu năm tại triều đình. “Nhưng đêm ấy trong giấc mộng, ta thấy mẹ ta. Mẹ ta cười rất hiền, và nói với ta: “Này Liêu, con đã hiểu lầm ý phụ vương. Cha con không đòi hỏi sự giàu sang, cũng không đòi hỏi một tài nấu bếp khéo. Cha con chỉ đòi hỏi một tấm lòng, và con thì mẹ biết con có tấm lòng đó.” “Ta định hỏi thêm ý mẹ, nhưng mẹ chỉ mỉm cười, một tay chỉ vào đồng lúa, và một tay chỉ lên trời xanh, không nói thêm gì. Rồi ta tỉnh dậy. “Ta suy nghĩ lại lời mẹ, và thấy rằng mẹ ta có lý. Một ông vua thông minh và hiền đức như cha ta, há lại không có chủ tâm sâu xa trong cuộc thi tài mà bề ngoài có vẻ tầm thường như thế? Ta liền nghĩ: mở nước, dựng nước là công trình của tổ tiên, làm sao để có thể tỏ bày lòng biết ơn đó đối với tổ tiên, đồng thời biểu lộ ý chí muốn giữ gìn và bảo vệ đất nước mà tổ tiên đã gây dựng ra? Không lẽ bỏ tiền mua sơn hào hải vị là có thể làm được việc đó? “Ta bỗng nhớ lại dáng điệu của mẹ ta, một tay trỏ vào đồng lúa nếp xanh rờn, một tay trỏ vào bầu trời xanh ngắt. Đúng rồi, đồng lúa vuông vắn kia là biểu hiện của đất, vòm xanh kia là biểu hiện của trời. Tre;n dâu, nàng khóc hết nước mắt. Lang đi làm phù rể bên Tân, chàng mặc một chiếc áo màu khác với mầu đọt chuối của Tân. Thảo về ở nhà chồng. Nàng nhận thấy hai anh em thương quý nhau rất mực. Điều này làm cho nàng càng quý chuộng Tân và Lang. Ít khi nào có một cuộc vui như du ngoạn, thưởng trăng, uống trà, đi ngựa hay đánh cờ mà Tân chỉ đi riêng với nàng. Luôn luôn chàng mời em cùng đi. Còn Lang thì nhiều khi vì muốn cho hai vợ chồng có phút giây riêng tư, nên chàng hay từ chối. Tuy nhiên, với Tân, ít khi nào Lang từ chối được. Lang chiều theo ý anh, và cố tình làm ra vẻ say mê những cuộc vui trong đó có mình tham dự. Nhưng lắm khi chàng ao ước được ngồi riêng một mình; chàng ao ước có sự cô đơn, một sự cô đơn bề ngoài có thể xét ra là trống lạnh nhưng thật ra rất ấm áp với chàng. Chính sự cô đơn ấy mà chàng cần có; nhưng Tân vì thương em lại không bao giờ muốn cho em cô đơn. Thành ra nhiều khi cuộc vui trở thành giả tạo. Thiên Thảo rất tinh ý về điều này. Nàng nhận thấy có một chút gì bất ổn. Nàng bàn riêng với chồng nên để cho Lang có những giây phút cô đơn của chàng. Nhưng Tân ít tế nhị hơn; chàng ngắt lời nàng, và cho rằng tình huynh đệ sâu sắc của hai chàng bảo đảm sẽ không có chuyện gì xảy ra một cách đáng lo ngại. Thảo không đồng ý với chồng, nhưng nàng không dám ép quá. Điều làm nàng lo sợ hơn hết là một sự khám phá mới: Lang cũng yêu nàng. Một tình yêu âm thầm chứa trong lòng có sức nóng của một trái núi lửa, nhưng bên ngoài thì có vẻ lạnh nhạt. Không ai hay biết điều này. Chỉ trừ một người có nhận thức tinh tế không ai có được. Người ấy là Thảo, Một hôm Lang cười nói với anh là muốn làm nhà riêng trên núi, tiêu diêu thoát tục, trồng rau trồng hoa, và làm thơ ca tụng cuộc đời. Nhận thấy tất cả sự tình, Thảo mong ước chồng tán thành ý kiến đó. Nhưng lại vì tình thương gắn bó, Tân không muốn rời em, không cho phép em đi. Một buổi chiều nhá nhem, khi anh em đi thăm đồng ruộng trở về, vì không may mà thảo đã vô tình phạm lỗi lầm tai hại. Trong bóng chiều, thấy Lang bước vào nàng tưởng là chồng, đưa hai tay ôm lấy chàng. Lang tháo gỡ ra khỏi vòng tay Thảo. Trong lúc ấy thì Tân về tới. Sáng ngày mai, sau khi ăn cháo sớm, Lang nhìn anh và nhìn thảo, nói rằng sẽ đi chơi một mình một ngày dài cho thoả chí. Chàng cười trong khi nói câu ấy. Nhưng Thảo thấy nụ cười kia buồn bã làm sao. Nàng đã trao hết tình yêu cho Tân, nàng là người vợ trọn vẹn của Tân, nhưng nàng xót xa cho Lang quá, bởi tình bạn hữu của nàng đối với Lang cũng thân thiết quá. Lang đi, rồi Lang không về. Mười ngày trôi qua, mười ngày trôi qua không có tin tức. Đến lượt Tân bỏ nhà đi tìm em. Chàng bắt đầu thoáng thấy một sự thực chưa bao giờ chàng ngờ tới. Chàng lấy làm lo sợ. Tân đi, và mười ngày nữa lại trôi qua. Không có tin tức. Mười ngày trôi qua trong nỗi khắc khoải và lo sợ của Thảo. Đến lượt nàng khăn gói đi tìm chồng. Nàng đã theo con đường mà chồng nàng đã đi hôm trước, con đường đưa đi tới của Nam thành Phong Châu. Khi ra khỏi thành, nàng thấy con đường rẽ làm hai chiều, một chiều lên núi, một chiều xuống biển. Nàng lưỡng lự rồi chọn con đường lên cao nguyên. Ngồi nghỉ một lát trên phiến đá, nàng lại đi. Đi mãi cho đến khi trời ngả hẳn về chiều. Hai chân nàng rướm máu. Nàng có linh cảm rằng chính trên con đường này Tân và Lang đã đi qua, và nàng can đảm xé vạt áo buộc bàn chân lại để đi cho bớt đau. Nhưng kìa, trước mặt lại là một con sông chảy ngang, nước xoáy cuồn cuộn. Trời chiều, màu trời tím ngắt, nước sông cũng tím thẫm. Có lẽ, vì hoàng hôn đã xuống nên không còn thấy bóng một chiếc đò ngang nào. Nhìn qua bên kia xa tắp, nàng chỉ thấy mịt mờ sương khói. Bên này bờ, lá cành xào xạc. Chim bay trên đầu nàng, kêu rối rít. Trời đã sắp tối. Đêm nay có lẽ nàng phải ngủ bờ ngủ bụi bên dòng sông. Bỗng nàng thấy thấp thoáng qua cành lá một ngôi nhà sàn nhỏ cách chỗ nàng chừng vài trăm trượng, đứng bên này bờ sông. Nàng đứng dậy, lần đi tới căn nhà đó để cầu xin ở lại một đêm Gió bỗng nhiên thổi mạnh. Lá khô và bụi đất bay rạt rào và mịt mù bốn phía. Nhìn lên nàng thấy mây đã phủ đen nghịt. Một làn chớp giật. Trời sắp có cơn giông bão lớn. Nàng leo lên chiếc cầu thang, gọi cửa. Người mở cửa cho nàng là một thiếu phụ chừng bốn mươi. Người đàn bà này nhìn nàng bằng cái nhìn kỳ lạ, nàng không thể nào hiểu nổi. Thiếu phụ dắt tay nàng vào trong, cất nón cho nàng, bà bảo nàng ngồi nghỉ chân chiếc chõng tre dài, gia đ&igrai thì che, đất thì chở, đó là vốn liếng của tổ tiên để lại. Ta phải chứng tỏ được là ta có khả năng tiếp nhận và bảo vệ gia sản đó của cha ông. “Ta ngồi bên bờ ruộng, trầm ngâm hết buổi sáng. Đến giữa trưa ta bỗng thấy tâm tư bừng sáng. Ta đứng dậy, đi về nhà, đem gạo nếp ra chọn lấy toàn những hạt nếp còn nguyên vẹn và ngâm nước. Ta cũng đi ngâm các thứ đậu. Và ta đi ra rừng, hái rất nhiều ngọn lá dong to bản, thật xanh. Ta muốn làm một thứ bánh hình vuông, tượng trưng cho đất, gói bằng lá xanh, tượng trưng cho màu cây cỏ xanh tươi trên mặt đất. Bánh làm bằng gạo nếp, là thứ thực phẩm quý nhất, nhưng cũng là phổ thông nhất trong dân gian, ai cũng có và nghèo đến mấy cũng có. Ở giữa bánh, ta để nhân đậu và các thứ hành thơm, tượng trưng cho những sản phẩm mà đất mẹ cung hiến cho con người. Ta gói bánh lại rất vuông, rồi dùng lạt tre để cột bánh. Xong, ta bỏ vào nồi lớn và luộc cho chín. hvcd - bánh chưng“Trong khi nồi bánh đang sôi, ta đi nấu cơm nếp. Nấu chín, ta bỏ cơm vào cối gỗ, lấy chày gỗ giã thật nát, thật nhuyễn. Sau đó ta lấy cơm nếp ra, nắn thành bánh hình tròn đẹp, tượng trưng cho trời. Ta cắt lá tròn để lót ở dưới cho xinh đẹp. Cả hai thứ bánh đều làm bằng những vật liệu không tốn kém, những vật liệu cần thiết cho sự sống của dân chúng Văn Lang. “Khi bánh chín, ta bóc thử một chiếc để xem. Màu xanh của lá đã in một lớp xanh trên màu trắng của nếp. Tét bánh ra bằng một sợi lạt tước nhỏ, ta thấy nếp và nhân bánh đưa lên một mùi thơm rất quen thuộc và ngon lành. Ta biết cái bánh này có thể tượng trưng cho đất mẹ một cách xứng đáng, và rất hài lòng. Khi cầm đến chiếc bánh tròn màu trắng, ta thấy nó đã cứng chắc lại. Màu trắng tinh tuyền của nếp và hình thái tròn trịa của bánh làm cho bánh có tính cách tinh khiết tròn đầy của bầu trời. Ta chọn mỗi thứ mười chiếc, để riêng ra rồi đi ngủ. “Đêm ấy, ta lại nằm mơ thấy mẹ ta. Bà không nói gì, chỉ nhìn ta mỉm cười, có vẻ bằng lòng. “Sáng hôm sau, ngày mồng một Tết, ta mặc áo chỉnh tề, bỏ bánh vào hai chiếc rổ, và gánh vào triều chào vua cha. Ta thấy các anh ta nhiều vị đã đến trước, và trình bày lên nhiều loại phẩm vật rất là tinh tươm. Ta nghĩ ta là đồ khùng, đã đem đến những phẩm vật có thể làm cho mọi người phì cười khi trông thấy. “Nhưng giờ cúng giỗ đầu năm đã đến. Ta cũng liều dâng các thứ bánh của ta lên bàn thờ và lùi xuống để cho Phụ Hoàng bắt đầu mở đầu cuộc hành lễ. “Sau buổi lễ, người ta mang xuống từng phẩm vật để cho Vua Cha thẩm xét, như đã định trước. Đức Phụ Hoàng đã dừng lại tỷ mỷ hỏi về lai lịch của từng phẩm vật một. Có thứ chỉ có thể tìm ra trong rừng sâu núi cao; có thứ chỉ có thể kiếm được dưới lòng sông đáy biển. Khi phụ vương thấy những chiếc bánh ngài hỏi của ai, và ta thưa là do chính tay ta làm lấy. Ngài hỏi tỷ mỷ về những chi tiết, cách làm ý nghĩa của hình vuông, hình tròn, và ngài nhìn ta rất lâu, khiến ta phát thẹn. Ta ăn mặc chẳng được tươm tất lắm, có đâu được như các vị Quan Lang khác. Ngài bảo cắt hai thứ bánh cho ngài nếm thử, và gật đầu khen ngon. Thế rồi ngài tiếp tục đi khảo sát các phẩm vật khác, tới đâu cũng hỏi thăm tỷ mỷ. “Sau đó một tháng, ta được chiếu chỉ của ngài triệu vào cung. Ngài bảo ta là người có lòng, có hiếu, và có khả năng giữ gìn đất nước nối nghiệp tổ tiên, và sẽ được ngài truyền ngôi giữ nước. Ta ngạc nhiên hỏi lại vì sao. Ngài bảo chính những chiếc bánh Chưng và bánh Dầy mà ta làm và đem dâng cúng hôm Tết đã giúp cho ngài đi đến quyết định chọn lựa ta để trao truyền ngôi báu. Ngay chiều hôm ấy ngài ban chiếu cho thần dân biết về quyết định truyền ngôi. Trong các hàng Quan Lang, không có vị nào tỏ ý gì ganh ghét. “Bây giờ đây, trong lúc chúng ta có mặt giữa chốn cung điện thì trên khắp nước Văn Lang nhà nào nhà nấy đang chuẩn bị cúng lễ tổ tiên. Ta biết nhà nào cũng bắt chước nấu bánh Chưng và làm bánh Dầy để sáng mai này dâng cúng. Ta đã ban chiếu về việc làm bánh Chưng và bánh Dầy, cũng như ta đã ban chiếu về việc dùng cau trầu trong các hôn lễ. Mấy năm nay, việc dâng cúng bánh Chưng bánh Dầy đã trở nên tập tục. “Tuy nhiên ta muốn các khanh hiểu rằng chính lòng hiếu kính, niềm tin tưởng, sự yêu thương đất nước và ý nguyện bảo vệ đất nước mới chính là những phẩm vật quý giá nhất mà ta có thể dâng cúng lên tổ tiên. Làm bánh Chưng và bánh Dầy dù đẹp hoặc ngon đến mấy nhưng nếu không đủ lòng hiếu kính, niềm tin tưởng, sự yêu thương và ý bảo vệ thì cũng vẫn chưa đẹp và chưa ngon như ta mong ước. “Vậy tối nay, các lạc hầu, lạc tướng, các anh chị, c&aave;nh thiếu phụ đang ăn bữa cơm chiều trên sàn nhà có trải chiếu cói. Nàng nghiêng đầu làm lễ người nông dân miền cao nguyên rồi ngồi xuống chõng tre, nhìn đứa bé kháu khỉnh đang há miệng để bố nó gắp thức ăn đút cho nó. Thiếu phụ lấy thêm một cái bát và một đôi đũa, nhưng Thảo thấy mệt quá không thể nào ăn được, liền lễ phép khước từ. Tuy nhiên, nàng nhận bát nước vối còn nóng của thiếu phụ đưa ra và thong thả nâng bát uống từng ngụm nhỏ. Mưa đã tuôn xuống rào rạt bên ngoài và gió tiếp tục thổi mạnh. Nàng nghe tiếng gầm thét của đất trời, lắng nghe điệu nhạc uy hùng của mưa bão, thấy rằng cơn vũ bão của thiên nhiên làm dịu được cơn vũ bão của lòng mình, diễn tả được những đau xót khôn cùng của lòng mình. Nhà đã thắp đèn. Đĩa đèn dầu phụng hai bấc soi quanh căn nhà một cách yêu ớt. Đứa bé đã được mẹ nó đưa vào nôi. Một giọng ru hời dìu dịu, khuất trong tiếng mưa gió. Thiếu phụ trở ra. Ba người ngồi bên đĩa đèn dầu nói chuyện: - Hai anh chị có thấy cách đây chừng mười hôm một người đàn ông dáng học trò, mình mặc áo xanh, đi nang qua vùng này không? Em đang đi tìm người ấy Vợ chồng bác nông dân trẻ không ai vội trả lời. Bác trai nhìn Thảo – ôi cái nhìn giống hệt cái nhìn kỳ lạ hồi nãy của người vợ - Thảo cảm thấy hoảng sợ. Nàng hỏi dồn dập: Sao, anh chị có thấy không? Thấy không? Bác nông phu chậm rãi: - Có, chúng tôi có thấy. Không những chúng tôi thấy người đàn ông mặc áo xanh, mà trước đó chúng tôi đã thấy một người đàn ông khác, cũng dáng người y như thế, nhưng lại mặc áo trắng. Trời mưa gió lắm, thím cứ ở lại đây nghỉ; sáng mai sớm nên quay về thì hơn, chúng tôi chắc thím chẳng tìm được hai người đâu. Nghe những câu nói này, Thiên Thảo thấy một luồng khí lạnh chạy theo dọc xương sống. Nàng bàng hoàng, nàng có cảm giác hình như đã thấy rõ được mọi chuyện Nhưng người thiếu phụ đã bắt đầu ôn tồn kể lại câu chuyện: Thím ngồi gần lại đây chút nữa kẻo bên đó có gió lọt vào khe cửa lạnh. Để tôi kể đầu đuôi những gì chúng tôi biết cho thím nghe. Chiều hôm ấy, cách đây cũng đã gần một tháng, chúng tôi thấy người áo trắng từ xa đi đến. Ông ta không có nón, cũng không có áo tơi. Ông ta đi hai tay không. Nhà tôi đi rẫy chưa về, tôi muốn chạy ra cho ông ta biết giờ ấy không còn đò ngang nữa, nhưng bận cháu thành không đi xuống được. Tôi thấy ông ta đứng thơ thẩn nhìn trời, nhìn đất, hết nhìn phía trước lại nhìn đằng sau. Ông ta ngồi xuống bên bờ cỏ một lúc lâu. Chợt tôi trông thấy ông ta lấy hai tay che mặt, cả người cả vai rung lên. Ông ta khóc. Tôi ái ngại quá, thầm mong bố cháu về để ông ta lên nhà nghỉ. Rồi trời mưa. Mới đầu thì mưa giăng giăng thôi, ông ta cũng ngửng đầu lên nhìn nhưng lại cúi xuống nức nở. Trời mưa còn nhẹ hạt cho nên tôi còn trông thấy hình dánh ông ta. Tôi thấy ông ta đứng dậy ngước nhìn trong mưa như vừa trông thấy bóng ai đi tới. Ông ta đưa hai tay ra ôm lấy một cái bóng người tưởng tượng. Rồi ông ta té nhào trên bờ đất. Mưa càng lúc càng lớn, tôi không trông thấy rõ ràng nữa. Chỉ thấy ông ta còn đứng trân trân giữa mưa như một cái tượng đá mà thôi. Rồi giông bão nổi dậy. Trong lúc đó thì bố nó đội mưa chạy về. Tôi đưa hai chiếc tơi cá cho bố nó, bảo ra đón ông khách lỡ bộ đường kia vào. Bố nó sốt sắng đi ngay. Nhưng lát sau bố nó trở về một mình Bác nông dân đưa bát nước lên uống một hơi, rồi đặt bát nước xuống nói: -Tôi ra thì thấy ông ta ngồi bó gối trên bờ sông, bất chấp cả gió mưa. Tôi mời ông ấy vào, nhưng ông ấy lắc đầu. Tôi năn nỉ ông ta vẫn lắc đầu. Tôi đưa chiếc áo tơi cho ông ta, ông ta cũng không nhận. Tôi liền bỏ chiếc áo tơi lại và trở lên, bởi vì trời mưa gió lớn quá. - Đêm ấy mưa gió suốt đêm, trời giông bão ầm ầm, cũng như đêm nay vậy- người thiếu phụ nói tiếp. Chúng tôi nằm trong nhà, cứ nghĩ mãi đến ông khách đi đường kỳ lạ kia mà chẳng chợp mắt đi được. Cứ mong ông ta mang áo tơi vào rồi trở về đường cũ. Chờ suốt đêm dưới mưa bão thì chắc là ốm to phải không thím. Cuối cùng tôi cũng ngủ thiếp đi. Sáng ra, trời hết gió nhưng vẫn còn mưa. Tôi ra cửa thì thấy ông ta ngồi một đống trong màn mưa dầy đặc. Cháu còn ngủ. Tôi lấy tơi nón, buộc giải cẩn thận, ra ngoài. Tới gần ông kia, tôi mới biết cái đống trắng lù lù hồi nãy không phải là ông ta, mà là một tảng đá vôi trắng toát. Bên cạnh, còn thấy chiếc áo tơi cá của nhà tôi để lại hôm qua lăn lóc. Trong khi đó, trời vẫn mưa. Bác nông phu đỡ lời vợ - Lạ quá thím ạ. Tảng đá vôi trắng tinh đó, trước kia có bao giờ tôi trông thấy nằm ở đó đâu. Bên bờ này vốn không có hòn đá lớn nào, nhất là loại đá trắng đẹp như vậy. Không có lý mà trong đêm khuya, cái ông khách đi đường kỳ lạ kia lại đi khuân ở đâu tới để đặt vào chỗ đó một tảng đá lớn như thế. Tảng đá đó, thím à, tôi tưởng bốn người lực lưỡng như tôi với quang gánh đầy đủ chưa chắc đã khiêng nổi… không lý tự nó dưới đất trồi lên trong giữa khuya. Còn ông khách, có lẽ ông ta đã trở về đường cũ, hoặc có thể đã trầm mình trong dòng sông rồi. Mẹ thằng cu cũng nghĩ như thế đó, nhưng tôi thì không nghĩ sự tình lại bi thảm quá đến vậy. Nói xong câu đó, người nông phu trầm ngâm lấy thuốc nhét vào điếu cày, châm lửa hút. Vợ bác kể tiếp: - Cách mươi ngày sau, thì cái ông áo xanh đến. Ông áo xanh đến nhìn ngơ ngác một hồi, rồi tìm tới leo lên nhà chúng tôi. Ông áo xanh hỏi thăm chúng tôi về ông áo trắng. Trong khi bố nó kể cho ông ta nghe câu chuyện tôi vừa kể, ông ấy ôm mặt khóc nức nở. Đến khi bố nó kể chuyện tảng đá, ông ta la lớn lên: “em tôi hóa thành tảng đá rồi! Em tôi hóa thành đá rồi!” Và ông ta bỏ chạy ra ngoài bờ sông, tìm tới tảng đá. Trong khi đó thì trời lại nổi cơn mưa. Mưa lớn dần và cũng có dông bão nữa, y như kỳ trước. Bố nó cũng chạy ra, cũng đem tơi nón mời ông ta trở vào. Ông ta cũng không trở vào, cứ ngồi gục đầu bên tảng đá mà gào thét. Rút cuộc bố nó cũng phải trở lên lại một mình. Rồi giông bão tiếp tục mãi; chúng tôi nằm trong nhà mà trong dạ lại cũng không yên. Sáng hôm sau trời tạnh; khi chúng tôi tới thì ông áo xanh không còn nữa. Bên cạnh tảng đá chúng tôi thấy mọc lên một cây mới, cao bằng một em bé lên mười, thân cây và lá cây xanh rờn. Cây gì mà mọc lên mau quá như thế không biết! Tôi nói: chắc cái ông áo xanh chết lúc nửa đêm, và đã biến thành cái cây xanh mới này. Đây chắc là hai anh em một nhà nào đó và có lẽ là thương yêu nhau lắm. Nhưng không biết vì duyên cớ gì mà cơ sự lại xảy ra như vậy. Bố nó cũng bắt đầu nghĩ như tôi. Còn thím, thím có bà con gì với hai người ấy không mà lại đi tìm? Tối nay trời lại giông bão nữa, giống hệt như hai lần trước. Tôi sợ lắm. Tôi van thím hãy cứ ở trong nhà đừng có đi ra ngoài. Đợi sáng mai đã rồi có đi hãy đi; bây giờ thì nhất thiết là thím phải ngủ lại đây với chúng tôi đã. Thiên Thảo ngước nhìn thiếu phụ, mắt nàng ướt đẫm. Nhưng để an lòng hai người, nàng lấy áo lau nước mắt, gượng cười. Nàng nói nhỏ nhẹ làm như thể sự việc xảy ra không có gì là quan trọng đối với nàng: Không sao đâu thưa anh chị. Em là nội trợ của người áo xanh, em đi tìm anh ấy. Còn người áo trắng là chú Lang, em ruột của nhà em. Có lẽ chú ấy và cả anh ấy đều đã sang sông trong buổi sáng sớm; anh chị không biết đấy mà thôi. Sáng mai, em cũng sẽ sang sông đi tìm và thế nào cũng gặp được hai người. Anh chị nghĩ xem, đi đâu thì cũng quanh quẩn trong xứ mình. Không đi tìm thì thôi chứ đi tìm thì thế nào cũng tìm ra được. Em xin anh chị đừng lo. Em sẽ không đi ra ngoài trời giông bão đâu. Em sẽ xin ngủ một đêm tại đây, để sáng mai còn sang sông sớm. Thế rồi Thiên Thảo xin một chiếc chiếu trải ra sàn để ngủ, và một chiếc khác để đắp. Hai vợ chồng người nông phu cũng trở vào phòng trong nghỉ ngơi, trong khi mưa gió bên ngoài tiếp tục thét gào dữ dội Thiên Thảo cuộn mình trong một lớp chiếu, lắng nghe tất cả mọi âm thanh dồn dập trong trận mưa bão dữ dội. Rồi nàng yên lặng khóc. Nước mắt của nàng chảy ướt cả mấy lần chiếu. Vợ chồng bác nông phu có lẽ đã ngủ say. Ngọn đèn dầu lạc chỉ còn lại một bấc, loe lét trong gian phòng, ngọn lửa sáng chao qua chao lại dưới ảnh hưởng của những cơn gió tạt qua khe cửa hở. Có lúc sét nổ lớn quá rung chuyển cả đất trời. Thảo tưởng như cả đất trời bên ngoài đều đã tan thành tro bụi. Rồi sấm rền như một chiếc xe chuyển đi rầm rộ trên mây, lăn mãi tới phương trời xa. Gió tạt ào ào vào vách gỗ. Mưa xối xả như cả bầu trời đều tan thành nước trút xuống mặt đất. Sự tích trầu cau Lâu lắm, vào khoảng giữa khuya, mưa gió dịu dần, rồi cuối cùng tắt hẳn. Bên ngoài, sự yên lặng gần như tuyệt đối, đã trở về. Nhè nhẹ, Thiên thảo dở chiếu, ngồi dậy. Nàng se sẽ rút then chốt cửa, hé liếp thoát ra ngoài, leo từng nấc thang xuống đất. Khi chân nàng chấm đất, nàng thấy ánh trăng soi chiếu rõ ràng cảnh vật bên bờ sông. Nhìn lên, nàng thấy mảnh trăng khuya nằm trên một khung trời rải rác những đám mây ánh. Phía trước mặt là tảng đá trắng mà vợ chồng bác nông phu đã nói tới hồi hôm. Nàng thong thả bước về phía ấy. Quả như lời của hai vợ chồng bác nông phu hiền hậu, tảng đá trắng nằm yên lặng và thanh thản bên một gốc cây lên xanh, phía trên những bẹ lá xòa ra như tỏ ý chở che đùm bọc. Nàng quỳ xuống đất bên cạnh mảnh đá trắng, hai tay ôm lấy thân cây tròn trĩnh, đầu tóc nép vào những cuống lá thuông dài. Nước mắt nàng nhỏ xuống tảng đá. Những giọt nước mắt nóng cho đến nỗi mỗi khi rơi xuống chỗ nào trên mặt đá thì chỗ ấy sôi lên và sủi bọt trắng xóa. Nàng khóc cho đến khi quỵ hẳn xuống, hai đầu gối lún sâu vào lòng đất mềm, hai tay vẫn còn quấn lấy thân cây và tảng đá. Sáng ra, vợ chồng nông phu thấy thiếu phụ không còn trong nhà mình nữa. Họ ra bến thì vừa lúc ông lái đò ngang vừa đưa đò cập bến. Họ hỏi thăm có phải bác vừa chở một thiếu phụ áo xanh sang sông không, bác lái đò trả lời: - Đây là chuyến đầu, tôi chưa chở được người khách nào hết. Hỏi vào khoảng mười hôm về trước có chở một anh chàng áo xanh không có hành lý nào không, ông ta cũng nói không. Hai vợ chồng trở lại quan sát tảng đá vôi trắng và cái cây xanh đứng thẳng có tán lá xòe rộng phía trên. Họ thấy cây đã lên cao quá đầu họ. Họ lại thấy tự dưới đất, một dây leo đã mọc lên tự bao giờ. Rễ của dây leo cũng bắt đầu từ dưới chân tảng đá, dây leo bám lấy thành đá leo lên, cuốn quanh lấy thân cây, những lá cây xanh mướt và duyên dáng ôm ấp lấy thân cây đứng thẳng. Họ ngắt thử một cọng lá nhỏ và đưa lên mũi ngửi: một hương vị nồng nồng cay cay mà đậm đà làm cho họ bâng khuâng nghĩ tới người thiếu phụ có cái nhìn sâu thẳm tối qua. Một buổi trưa tháng bảy trời nắng chang chang; trên bờ sông, một đàn người ngựa có vẻ sang quý dừng bước. Vua Hùng Vương đệ nhị cùng đàn tùy tùng nhìn quanh tìm một nơi có bóng mát để nghỉ ngơi, trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Họ thấy cách đó không xa có một ngôi đền xinh xắn núp dưới bóng mấy cây đại thụ. Đoàn người ngựa tiến về phía ngôi đền. Sau khi giải khát, vua Hùng ngồi nghỉ trên một phía đá trắng, phe phẩy chiếc quạt nan. Một người cận vệ đến gần tỏ ý muốn hầu quạt cho vua, nhưng Hùng Vương mỉm cười khoát tay bảo thôi. Ngài chỉ mấy cây cao đứng thẳng tắp gần đó, hỏi người cận vệ: “cây gì mà có nhiều trái thế, chú nhỉ? Người cận vệ tâu rằng không biết. Vua hùng muốn biết hương vị của những trái cây treo lủng lẳng trên buồng cao. Người cận vệ đi tìm một sợi dây để kiếm cách leo lên cây, hái một vài quả cho vua nếm thử. Vua Hùng nhìn quanh, một lát sau lại hỏi một vị cận thần: khanh có biết đền thờ ai đây không? Vị cận thần vừa mới mở miệng tâu vua rằng không, thì người cận vệ vừa từ trên cây tuột xuống. Anh ta dâng vua hai trái vừa hái được trên cây, tâu rằng trái này là trái mới, ít ai biết, nên không biết gọi là gì. Nhưng anh cũng tâu vua rằng anh biết đền thờ này là đền thờ ai, và giữa ngôi đền kia với trái cây này, có những liên hệ mật thiết nào. Nghe nói thế, vua chưa cắn vào trái cây vội. Ngài bảo người cận vệ ngồi xuống một tảng đá thấp hơn bên cạnh, và kể hết câu chuyện cho ngài nghe. Người cận vệ kể chuyện anh em Tân, Lang cùng chuyện Thiên Thảo một cách rành mạch như là ông ta đã được vợ chồng bác nông phu ngày xưa kể lại cho nghe đủ mọi chi tiết: Tâu đức vua kính mến, hòn đá trắng mà chính đức vua đang ngồi đây là thuộc loại với hòn đá vôi trắng mà ngày xưa người con trai họ Cao tên Lang đã biến thành, sau khi chết. Còn những trái cây mà đức vua kính mến đang cầm trên tay, là trái của cái cây mà ngày xưa người con trai họ Cao tên Tân đã hóa thân. Còn những giây leo xanh tốt có những lá hình trái tim đang leo quanh cây, là chính hiện thân của Lưu Thị, sau khi đi tìm chồng thấy chồng đã hóa thành cây và em chồng đã hóa thành đá. Người ta nói phiến đá trắng như lòng trong trắng của người em; thân cây cao thẳng mọc gần tảng đá có những tàu lá dài vươn ra là người anh, một lòng muốn gần gũi thương yêu, bao bọc và che chở cho em. Còn dây leo xanh tốt kia là người vợ, trinh thuận và khả ái. Sau khi chết vẫn nương tựa quấn quít bên chồng. Sau khi ba người đã hóa thân, nhà họ Cao và họ Lưu cũng tìm tới chỗ này, và nhờ vợ chồng bác nông phu mà hỏi ra được cớ sự. Hai gia đình mới cùng nhau lập nên ngôi đền này để thờ ba người. Nhân dân vùng này, từ đó, không bao giờ ngưng việc hương khói. Hùng Vương nghe nói, hết nhìn hai trái cây trong tay, lại ngước nhìn thân cây cao vút và những dây lá cuốn quanh thân cây có những ngọn lá hình trái tim đuôi thon dài xinh xắn. Rồi ngài đứng dậy nhìn tảng đá, lấy tay vỗ vào tảng đá nhẹ nhàng như vỗ vai một trẻ thơ. Vua có vẻ cảm động. Cuối cùng ngài đưa một trái cây trong tay và bảo nhỏ người cận vệ: Ta thấy nhạt miệng, khanh thử bổ trái này cho ta nếm thử. Người cận vệ lấy dao gọt vỏ; cắt chủm, và bổ trái cây ra làm tám miếng nhỏ đem dâng vua. Bên trong là sắc trắng, mỗi miếng mang theo một phần hạt hơi ánh ánh màu hồng. Vua nếm thử một chút, thấy hơi ngòn ngọt và chan chát. Vua bỏ hẳn một miếng vào miệng nhai, và thấy tuy không ngọt sắc như trái cam trái ổi, nhưng trái cây mới này có một chất chát làm cho cảm giác nhàn nhạt trong miệng vua biến tan mất. Vua đứng lại gần cây leo, ngắt một mảnh lá bỏ vào miệng để nhai chung, thì thấy mùi vị cay cay thơm bốc lên mũi rất là dễ chịu. Nhai một lát, ngài thấy vui miệng; và vì thấy ngon miệng, nước miếng ngài ứa ra. Ngài nhổ bớt nước bọt xuống đất, bên cạnh tảng đá.. Bỗng ngài nhận thấy một vài giọt vướng trên tảng đá biến thành màu đỏ. Đức vua cúi xuống để quan sát, quả thấy đó là những giọt đỏ như những giọt máu. Ngài nhìn xuống đất thì đám nước bọt ngài vừa nhổ chỉ có màu đen thẫm, đưa ngón tay chấm vào miệng để nhìn thử, ngài cũng không thấy có màu đỏ. Ngài liền bảo người tùy tùng lấy lưỡi gươm cạo cho ngài một chút bột đá, và lấy chút bột đá đó bỏ vào miệng nhai. Phút chốc môi ngài đỏ tươi, hồng đẹp như môi của một thiếu nữ. Ngạc nhiên với khám phá mới, đức vua mời mọi người nhai thử một phần tám trái cây, một phần ba cuốn lá và một chút bột đá vôi trắng. Người nào cũng vui vẻ bắt chước đức vua và ai cũng đồng ý rằng nhai những thứ này thấy vui và mặn miệng, ai cũng có đôi môi hồng đỏ. Đức vua nghiêm trang nói: - Tình anh em và nghĩa vợ chồng của ba người trẻ tuổi này quả thật là thắm thiết và nồng đượm. Nồng đượm như hương vị của cây lá mà ta đang nhai, thắm thiết như màu son mà ta thấy trên môi các vị. Thôi, ta quyết định thế này: ta đặt tên cây này là cây Cao, lá cây này là lá Lưu, và mỗi khi có lễ cưới hỏi, dân ta sẽ dùng trái Cao và lá Lưu để thay thế cho tục dùng muối. Muối thì mặn mà thật, nhưng chưa mặn mà thắm thiết và nồng đượm như hương vị của trái cây và dây lá này, nhất là khi ăn với một chút đá vôi. Tình vợ chồng và tình anh em của ba người trẻ tuổi họ Cao và họ Lưu sẽ là một hình ảnh đẹp đẽ còn mãi trong đời sống tình cảm của dân tộc này. Mọi người cúi đầu lãnh mệnh. Cây Cao và dây Lưu được dân Văn Lang đem gieo giống khắp nơi trong nước, sau này có người đọc trại tiếng Cao ra tiếng Cau và tiếng Lưu ra tiếng Trầu. Cao Lưu hay Cau Trầu gì cũng là để gọi những cây có hương vị đậm đà thơm cay mà vua Hùng đệ nhị là người thứ nhất đã được nếm đến. Còn đá vôi thì, ở đâu có cau trầu, ở đấy cũng có đá vôi.