UNG CHÍNH
- 3 -
Quần thần như vậy

    
iên Canh Nghiêu - một đại sủng thần vào những ngày đầu Ung Chính lên ngôi, được sủng ái hết cỡ. Lúc ở đại doanh tây bắc, Niên Canh Nghiêu tiêu tiền như nước, Ung Chính đáp ứng hết; Niên Canh Nghiêu trực tiếp bổ nhiệm các quan, Ung Chính chuẩn y hết! Trên thực tế, Niên Canh Nghiêu là tể tướng không có tướng vị, là Tây Bắc vương không có tước vương, tháng mười hai năm thứ nhất (năm 1723), Ung Chính ban tặng Niên Canh Nghiêu “đoàn long bổ phục”, Niên Canh Nghiêu được yêu mà thấy sợ, luôn hốt hoảng không yên, vì “không một đại thần nào dám dùng”. Ung Chính đồng ý, nói: “Cứ dùng đi! Đã có tiền lệ từ thời Thánh Tổ hoàng đế”. Việc quân ở Thanh Hải báo tin vui, Ung Chính hưng phấn vô cùng, liền gọi Niên Canh Nghiêu là “ân nhân”. Ung Chính còn nói: “Lần này khanh đã hết lòng, trẫm đã ngẩng mặt nhìn trời đất thần minh, trẫm không biết mình phải thương khanh như thế nào?”. Ung Chính còn yêu cầu “đời đời con cháu và thần dân thiên hạ” phải cùng mình một lòng một dạ hàm ân Niên Canh Nghiêu, còn nói: “Nếu có chút khác lòng, đều không phải là con cháu của trẫm; nếu có chút khác lòng, đều không còn là thần dân trong triều của trẫm”. Lại nhìn trời mà thề, lại dặn dò con cái, lại huấn thị thần dân, Ung Chính ân sủng Niên Canh Nghiêu đã đến cực điểm.
Còn một sủng thần được sủng ái đặc biệt nữa là Long Khoa Đa. Long Khoa Đa lúc đầu chỉ là thượng thư, địa vị không cao. Chỉ vì tuyên chiếu có công, nên chỉ trong vòng một đêm đã được thăng tiến, là tổng lý sự vụ đại thần, có thể ngang hàng với Liêm Thân vương Doãn Tự, Kháp Thân vương Doãn Tường, đại học sĩ Mã Tề. Doãn Tự và Mã Tề là đối tượng lợi dụng, Doãn Tường và Long Khoa Đa mới là đối tượng dựa dẫm. Cho nên, sau khi Khang Hy tạ thế được chín hôm, Ung Chính ban tặng Long Khoa Đa hàm công tước, hai hôm sau lại hạ lệnh gọi là “cậu”. Nói về quan hệ thân thích, Ung Chính và Long Khoa Đa có quan hệ là cậu cháu (Long Khoa Đa và hoàng hậu Đồng Giai Thị của Khang Hy là anh em đằng ngoại). Nhưng hoàng gia khác với dân gian, quan hệ cậu cháu phải được hoàng đế thừa nhận mới được tính. Cho nên chức vị này cũng coi là được phong, không phải là đương nhiên mà có. Ung Chính còn đội lên đầu Long Khoa Đa chiếc mũ cao ba đỉnh: “Trung thần của Thánh Tổ hoàng đế, công thần của trẫm, lương thần của đất nước”, còn nói Long Khoa Đa là “đại thần chân chính hiến hoi, siêu quần nổi trội bậc nhất của thời đại”. Ở triều Khang Hy, Long Khoa Đa không có cống hiến nổi bật, sao được gọi là “trung thần của Thánh Tổ”? “Lương thần của đất nước” cũng không có nhiều căn cứ, tôn vinh là “đại thần hiến hoi” càng không biết nói từ đâu. Nói tới cùng, chỉ có câu nói “là công thần của trẫm” là đúng, vì Long Khoa Đa có công dựng nên ngôi vị hoàng đế. Để ghi công cho công thần, hoàng đế đã không tiếc bao lời hay ý đẹp. Ung Chính đúng là một “hoàng đế hiến hoi” bậc nhất xưa nay.
Nhưng hai vị Niên, Long bị hạ bệ cũng là việc hiến hoi. Tháng tư năm thứ mười một (năm 1725), Niên Canh Nghiêu vô duyên vô cớ bị cách chức Xuyên Thiểm tổng đốc và Phủ Viễn đại tướng quân, đi nhậm chức Hàng Châu tướng quân. Tháng bảy bị cách hàm tướng quân. Tháng chín bị bắt giam vào ngục. Tháng mười hai, với tám tội lớn: Đại nghịch, lừa dối, vượt quyền, ngông cuồng, chiếm đoạt, tham lam, rút của công, khe khắt, gồm tám mươi hai khoản, hạ lệnh tự tận. Long Khoa Đa sau khi bãi quan lần này đến lần khác đã bị bắt vào tháng sáu năm thứ năm (năm 1727). Tháng mười, với sáu tội lớn, đại bất kính, lừa dối, thân loạn triều chính, gian đảng, bất pháp, tham lam, gồm bốn mươi mốt khoản, bị phán xử tù chung thân, và tháng sáu năm sau đã chết tại nhà giam. Hai vị quyền thần sủng thân hiển hách một thời đã phải tan cửa nát nhà, thân bại danh liệt trong một khoảnh khắc, ngay cả những người bàng quan cũng phải kinh hoàng thất sắc, vô cùng kinh ngạc.
Cũng vậy, việc xử trị Tiền Danh Thế cũng khiến mọi người kinh ngạc và thấy khó hiểu. Tiền Danh Thế tự Lượng Công, người Vũ Tiến, Giang Nam, cùng trúng cử với Niên Canh Nghiêu vào năm Khang Hy thứ ba mươi tám (năm 1699), coi là “đồng niên”. Lần này thành “đồng án” với Niên Canh Nghiêu. Tiền Danh Thế phạm tội vì đã làm thơ tâng bốc Niên Canh Nghiêu. Niên Canh Nghiêu công cao cái thế, quyền nghiêng triều dã, không ít người đã tâng bốc, trong số đó có cả hoàng đế Ung Chính. Nhưng Ung Chính có thể trở mặt không nhận người, Tiền Danh Thế thì không, chỉ có thể để mặc Ung Chính xử trí, và cách xử lý của Ung Chính lại là kiểu “tính toán xuất thần”. Tiền Danh Thế cho rằng, trừng phạt phải có tính đối xứng, người sợ đau thì cho đánh vào mông; người sợ chết thì cho chặt đầu; người thích tiền thì cho tịch biên gia sản; người thích leo cao thì bãi quan chức. Những cách trừng phạt này đều không thích hợp với văn nhân. Điều quan trọng nhất với văn nhân là thanh danh. Bãi quan của một người, người đó sẽ nói, ta cũng đang muốn ẩn cư ở sơn lâm; chặt đầu một người, người đó sẽ nói, ta cũng đang muốn ghi danh thiên cổ; đầy ra Ninh cổ Tháp, đảo Hải Nam, người đó sẽ nói, ta hẳn sẽ có nhiều tài liệu để làm thơ, như thế, chẳng phải đã tác thành cho người đó sao?
Biện pháp của Ung Chính là để tiếng xấu lan truyền rộng, tội danh còn lại thiên cổ, suốt đời không ngóc đầu lên được. Đồng thời với việc hạ lệnh cách chức Tiền Danh Thế, đuổi về quê quán, Ung Chính còn thêm: 1. “Ban” cho mấy chữ, 2. Lệnh các quan kinh thành xuất thân cử nhân tiến sĩ làm thơ đưa tiễn. Hoàng đế ban chữ cho quan viên là việc từ xưa đã có. Quan viên được “ngự bút mực ngọc” là được ân sủng và vinh hạnh lớn lao, chữ được làm thành biển, treo ở trước cửa hoặc ở gian chính, tổ tiên được thơm lây. Quan viên bị giáng, đồng liêu tiễn đưa, cũng là lệ thường từ xưa, để tỏ rõ “người còn tình còn, người mất tình vẫn còn”, chưa đến nỗi “người vừa đi thì trà đã lạnh”. Như vậy, về mặt tư tưởng là tương đối tốt, về quan điểm tư tưởng cũng tương đối gần gũi. Còn việc làm thơ đưa tiễn, nếu không phải là mấy câu oán than thì cũng là những lời an ủi, giống như “Đừng lo đường tới không tri kỷ, Thiên hạ ai người chẳng biết anh”, hoặc “Khuyên chàng hãy cạn chén mời, Dương quan ra khỏi ai người cô tri!”. Nhưng lần này lại rất “xuất thần”. Ung Chính đã ban cho bốn chữ “Danh giáo tội nhân”, nho sinh thường lấy việc giữ gìn danh giáo làm nhiệm vụ, làm sinh mạng, Ung Chính gọi Tiền Danh Thế là “Danh giáo tội nhân”, ngang như muốn đòi mạng về mặt tinh thần, tâm lý, cũng như vu khống một thanh quan thành ô lại, tiết phụ trở thành con điếm. Vấn đề là ở chỗ, người khác bị vu khống còn có thể biện giải, còn Tiền Danh Thế thì không. Không chỉ không thể biện giải mà còn phải treo bốn chữ đó ngay trước cửa, để mọi người đến xem, chỉ chỉ trỏ trỏ, bàn luận và cười nhạo. Còn như thơ đưa tiễn của các quan kinh thành chỉ có thể là những lời phê phán, châm chọc, trong đó Ung Chính thích nhất là bài của Trần Vạn Sách “Danh thế dĩ đồng Danh Thế tội, Lượng Công bất dị Lượng Công gian”. Ý muốn nói, Tiền Danh Thế cùng tội với Đới Danh Thế (người này mắc tội vì viết một thiên tự văn), Tiền Lượng Công cùng gian như Chu Lượng Công (Niên Canh Nghiêu tự là Lượng Công), hơn bốn trăm bài thơ phê phán, châm biếm được soạn thành một tập thơ, do Tiền Danh Thế lo việc khắc in, phân phối đến học đường các tỉnh, hòng răn đe loại văn nhân vô sỉ. Điều này chăng khác gì mượn Tlên ưanh Thê tự bạt vào tai mình, tự mắng vào mặt mình, tự móc tiền ra cho người khác chửi mình. Nghe nói, lúc Tiền Danh Thế rời khỏi kinh thành có hơn một ngàn viên quan vác biển tiễn đưa, bốn trăm tám mươi người làm thơ sỉ nhục, hàng vạn quần chúng vây xem. Sĩ diện của văn nhân mất sạch, đúng là “tri thức sa đoạ”.
Việc làm của Ung Chính có phần thái quá. Con người Tiền Danh Thế có thể là “văn nhân vô sỉ”. Nghe nói, thường ngày phẩm hạnh Tiền Danh Thế không tốt, trong lúc tu sửa sử Minh đã lấy cắp bản thảo của thầy giáo mình là Vạn Tư Đồng. Lúc Vạn Tư Đồng tạ thế, lại nhân việc sắp xếp tang lễ cho thầy đã cướp trắng chục vạn bản ràng thư của thầy. Nhưng hành vi lần này chưa hẳn đã vô sỉ hơn. Huống hồ Tiền gia là thư hương môn đệ, danh môn vọng tộc, năm đời bảy tiến sĩ, nổi tiếng ở Vũ Tiến, Giang Nam. Bản thân Tiền Danh Thế cũng xuất thân từ “Thám hoa lang” thế mà phải treo tấm biển có bốn chữ “Danh giáo tội nhân” trước cửa dinh thự tổ tiên, không chỉ tổ tiên bị nhục, bản thân bị mất mặt, mà con cháu cũng không ngóc đầu lên được. Sĩ có thể giết không thể chịu nhục, Tiền Danh Thế nhục nhã đến nhường ấy thực sống không bằng chết.
Đương nhiên, ít nhiều tội danh là do Tiền Danh Thế tự chuốc lấy, ai bảo lại đi ôm chân thối của Niên Canh Nghiêu? Tiền Danh Thế cần phải tiếp nhận những lời giáo huấn. Là văn nhân, nếu dấn thân vào chốn quan trường thị phi thì khó giữ được thanh danh tiết tháo của mình. Nên tốt nhất là văn nhân hãy tránh xa những gì là công danh lợi lộc, vậy mới có thể giữ được sự yên tĩnh và thanh bạch của đời mình và không cần đến cách giáo huấn như của Ung Chính. Người xưa nói, đánh người không đánh vào mặt, làm thương người không làm thương tâm. Ung Chính trừng trị Tiền Danh Thế bằng cách đánh vào mặt, làm thương tâm, người ta không thể tâm phục điều đó, chỉ cảm thấy Ung Chính quá cay nghiệt, khắt khe.
Đúng là Ung Chính quá khắt khe. Ung Chính thích chụp mũ người khác, thích chính trị người khác bằng cách đánh thẳng chiếc mũ đó vào mặt. Như việc Ung Chính tự tay đề chữ trên bia mộ của A Linh A và Quỹ Tự là phe đảng của Doãn Tự. Văn bia của A Linh A là “Bất thần bất đệ bạo hãn tham dung A Linh A chi mộ”, bia mộ của Quỹ Tự là “Bất trung bất hiếu âm hiểm nhu nịnh Quỹ Tự chi mộ”. Ngay người đã chết Ung Chính cũng không tha thì đâu có bỏ qua cho Tiền Danh Thế? Vì vậy, Ung Chính không chỉ đề biển mà còn lệnh cho tri phủ Thường Châu, huyện lệnh Vũ Tiến cứ mùng một, mười lăm hàng tháng đến xem tình hình treo biển ở cửa dinh thự thế nào. Cũng tức là muốn nêu sự sỉ nhục của Tiền Danh Thế như đinh đóng cột, còn muốn đinh đóng cho đến chết.
Kỳ thực, chưa cần nói tới “tội nhân” như kiểu Tiền Danh Thế hoặc “gian thần” kiểu như A Linh A, mà ngay cả số quan viên phạm sai lầm nhỏ, Ung Chính cũng không buông tha. Sau khi đề đốc (tư lệnh quân khu tỉnh) Trương Diệu Tổ bị cách chức, còn bị phạt ra dốc sức trước ba quân. Trương Diệu Tổ dâng tấu tạ ân, nói: “Không dám mang trách nhiệm lãnh binh”. Ung Chính có lời phê: “Ngươi đã phụ bỏ trách nhiệm của lãnh binh, còn mặt mũi nào để nói câu đó? Lại có sai sót, còn có cách gì để sống trên đời này nữa? Lúc trẫm viết mấy chữ này, luôn thấy buồn vì bút son cứ tắc tắc không thông, “chưa biết ngươi có suy nghĩ gì”. (Một phạm quan mông muội được xử lý khoan dung, dâng sớ tạ ân cũng là thường tình). Chỉ vì nói năng không hợp ý, liền bị như một bạt tai, đành nhận mình là đen đủi. Còn một viên quan nữa là Mao Khắc Minh cũng rất đen đủi. Ung Chính bổ nhiệm Mao Khắc Minh làm giám đốc hải quan, Khắc Minh dâng sớ tạ ơn, do hưng phấn quá mức, nên đã cầu xin Ung Chính “cho thêm lời dạy sáng suốt”. Nào ngờ, như bị dội một gáo nước lạnh, Ung Chính nói, trẫm đã cất nhắc ngươi đến chức đô thống, ngươi còn muốn chỉ thị gì nữa? “Nếu làm việc với cả lương tâm, thì tiền không quan trọng bằng sinh mạng và thể diện”, với hai câu nói “ngôn ngữ thô tục”, người có thể làm được gì thì làm. Không làm được thì có tác dụng gì “so với ngàn vạn câu nói văn hoa mĩ miều của bạn?”. Mao Khắc Minh tự chuốc lấy sự không vui, chỉ còn biết cảm thán về Ung Chính - một ông chủ rất khó hầu hạ.
Thậm chí, ngay cả một người được Ung Chính tín nhiệm trọng dụng, một khi có sơ suất cũng bị ngọn bút đỏ trong tay Ung Chính châm cho lòng dạ phải chảy máu. Tháng mười hai năm thứ tư (năm 1726), chiêm sự Trần Vạn Sách (chính là người làm thơ châm chọc Tiền Danh Thế, được Ung Chính thích thú và thưởng cho hai mươi lạng vàng) về tới quê. Muốn cho ra vẻ Trần Vạn Sách đã mượn và dùng kiệu, nghi trượng của đề đốc lục lộ Phúc Kiến Đinh Sĩ Kiệt (tương đương tư lệnh lục quân). Sau khi biết tin, Ung Chính rất tức giận, cho rằng Đinh Sĩ Kiệt đã nịnh bợ và giao Đinh cho bộ Hộ nghị xử. Đinh Sĩ Kiệt là quan cao cấp hàng nhất phẩm, còn Trần Vạn Sách chỉ là quan tứ phẩm, việc gì Đinh Sĩ Kiệt phải nịnh bợ? Chỉ là nể mặt mới cho Trần mượn kiệu và nghi trượng. Vì vậy, Đinh Sĩ Kiệt mới dâng sớ để biện hộ cho mình.
Nhưng lại bị Ung Chính giáng cho một đòn như sét đánh ngang tai, lại là “cực kỳ vô sỉ”, lại là “táng tận thiên lương”, mắng đến đoạn không ngẩng đầu lên được. Đinh Sĩ Kiệt tự cho mình là thanh bạch, khổng dám lừa dối, không dám săn đón, bút đỏ của Ung Chính đã phê, ngươi đúng là kẻ dối trá, săn đón. Đinh Sĩ Kiệt nói, xưa nay chưa hề phụ hoạ với cấp trên, Ung Chính lại phê, ngươi không phụ hoạ với cấp trên, ngươi chỉ biết phụ hoạ với khâm sai, với quan kinh thành! Cuối cùng thì Ung Chính đã phê:
Điều hiện ngu tiện tiễu nhân lộ rõ, bốn chữ ti tiện vô sỉ đáng để răn đe, khiến người ta không thể không nhổ nước bọt!”. Đinh Sĩ Kiệt không phải cho Trần Vạn Sách mượn kiệu sao? Thế nào là “cực kỳ vô sỉ”, “táng tận thiên lương”? Chẳng phải chỉ tự biện bạch mấy câu sao thế nào là ti tiện vô sỉ, khiến người ta phái nhổ nước bọt?”. Ung Chính đã quá cứng rắn!
Nhưng mười mấy hôm sau, Ung Chính lại phê vào bản tấu của Đinh Sĩ Kiệt báo về tình trạng kho tàng ở Phúc Kiến: “Xem tấu, trẫm rất vui! Mọi thứ vẫn như cũ, không giấu giếm, vẫn như lần đầu báo trẫm. Thôi khỏi! Trẫm vui mừng vì ngươi còn biết lập chí!”. Sau này, Ung Chính còn phê vào bản tấu tạ ân của Đinh Sĩ Kiệt: “Trẫm vì ngươi xưa nay không giấu giếm, nên muốn ngươi trước sau như một”. Lúc này, Đinh Sĩ Kiệt đã biến thành “xưa nay không giấu giếm”, “lập chí đáng vui”. Rõ ràng là lời phê trước, sau có phần khác nhau, thật khó hiểu.
Điều khó hiểu nhất là “tính toán xuất thần” với Dương Danh Thời. Dương Danh Thời vốn là thượng thư bộ Lại, tổng đốc Vân Quý kiêm tuần phủ Vân Nam, tháng ba nhuận năm thứ năm (năm 1727), bị miễn chức, tạm thời thay tuần phủ Vân Nam. Khi đó, Dương Danh Thời dâng tấu xin dùng một số ngân lượng dư ra trong ngành dịch vụ muối để tu sửa kênh Tuấn Nhĩ Hải. Đó là việc tốt lợi nước lợi dân, không hề sai lầm, nhưng Ung Chính đã cười nhạt và hạ lệnh, Dương đại nhân đã quan tâm quốc kế dân sinh, quyết tâm tạo phúc cho địa phương, vậy xin đại nhân cứ bỏ tiền ra mà tu sửa. Đời ngài sửa chưa xong, thì con cháu ngài sửa tiếp, mong sao con con, cháu cháu các ngài chưa đến đoạn cùng kiệt. Sau này, Chu Cương - người kế nhiệm tuần phủ Vân Nam, tấu báo ngân lượng trong kho phiên đã rỗng không. Ung Chính nói, tiền lương rỗng không là việc của Thường Đức Thọ (Vân Nam phiên ty). Có điều Dương Danh Thời thân là tuần phủ lại không cử báo, hẳn là vui lòng chịu trách nhiệm thay Thường Đức Thọ đây! Tốt thôi, vậy Dương Danh Thời phải bồi thường khoản tiền đó, không liên quan đến Thường Đức Thọ. Người có trách nhiệm vô trách nhiệm, không cử báo lại là người có tội, trong thiên hạ này làm gì có đạo lý đó? Lần này, Ung Chính “tính toán” thật xuất thần, xuất thần tới mức kỳ quặc cổ quái.
Những sự “tính toán xuất thần” của Ung Chính luôn bị mọi người coi là quá khắt khe. Ung Chính trị lý quá nghiêm, khiến mọi người phải lạnh gáy. Tuần diêm ngự sử Trường Lô là Trịnh Thiền Bảo, người nổi tiếng vẫn chưa được trọng dụng. Nhưng vì chưa kết thúc công việc, nên Ung Chính để Trịnh Thiền Bảo iưu nhiệm thêm một năm. Trịnh Thiền Bảo dâng sớ tạ ân, Ung Chính đã cho một đòn giáng thẳng vào mặt. Ung Chính phê: “Trò của ngươi nay đã lộ, cẩn thận đấy!”. Tính mạng ngươi và cả nhà ngươi đang ở đây. Ngươi thấy trẫm nói khống để doạ ai chưa? Đã xử lý ai biết mà sửa chưa? Khoan dung với ai biết mà không sửa chưa? Hãy mở to mắt, tĩnh sửa lòng mình, đừng đem ân đức mưa móc rưới rải trên đống phân, kẻo phải hối tiếc”. Lời lẽ thực ghê gớm, khiến cho Trịnh kia hồn xiêu phách lạc.
Vì vậy, không ít người cho Ung Chính ít ân đức, khắt khe, buồn vui thất thường, người khác lại nói, Ung Chính bạo ngược cùng cực, tâm địa hẹp hòi. Kỳ thực không phải thế. Ung Chính không phải người động một tí là giận, cũng không phải gặp người là mắng. Phần sau sẽ còn nói tới. Ung Chính mắng người, dạy người, chính trị người, nhưng cũng biết thương, biết yêu, biết khoan dung người khác. Ung Chính khắt khe nhưng ân không ít, không buồn vui thất thường. Người bị Ung Chính mắng chửi, có người mắng nhầm (như Đinh Sĩ Kiệt), có không ít người thật đáng mắng. Chỉ khác là, ở với một hoàng đế khác thì không nhất định sẽ bị mắng.
Ung Chính hận nhất là những ai lòng dạ bất trắc. Tháng mười một, năm thứ mười một (năm 1724), tuần phủ Kim Thế Dương vừa được điều khỏi Quý Châu, thì nhiều tội ác đã bị bố chánh sứ Lưu Sư Thứ tố cáo lên. Lúc cấp trên còn tại nhiệm thì nịnh bợ ton hót, khi vừa rời khỏi lại bắt đầu kể xấu, đó là điều Ung Chính ghét nhất. Ung Chính liền cho một đòn phủ đầu “bản tấu quá xảo trá”. Sau đó mới hỏi: Ngươi nói Kim Thế Dương nhiều sai lầm, sao lúc đó không tấu thực lên? Lúc này, người ta đã tính toán mọi chuyện đâu vào đấy, ngươi còn lằng nhằng gì nữa, rõ là “biến công người khác thành lợi của mình, thật đáng xấu hổ!”. Và có lời cảnh cáo: Là thần tử của đất nước, lẽ nào có thể dùng mánh khóe đó để đối xử với vua cha? Tháng năm năm thứ bảy (năm 1729), Giám đốc Quỳ Quan, Tứ Xuyên là Long Sinh tấu báo tình hình địa phương, còn nói đã cử người đi trinh thám xem xét, Long Sinh cũng bị Ung Chính cho một đòn phủ đầu: “Việc này liên can gì đến ngươi? Có điều tấu báo cũng được”, “cử người đi xem xét như vậy đúng là nhiều chuyện”, “nhiều chuyện như vậy quả chẳng biết gì”. Vì chức vị của Long Sinh là thuế vụ, không phải chính vụ. Nếu không là tìm sai sót của người khác cũng là muốn lấy lòng Ung Chính. Nào ngờ, Ung Chính đã thấy rõ mọi chuyện. Vì vậy, Ung Chính đã cảnh cáo Long Sinh: “Nếu ngươi còn phạm pháp, phụ ân thì đừng hòng bảo toàn cái đầu, coi chừng!”.
Thực ra, từ lâu Ung Chính đã báo cho biết: “Đừng coi trẫm là hoàng đế vô vị!”. Ung Chính tự thấy mình không dễ bị lừa gạt và cũng hận nhất người khác lừa dối mình. Ung Chính từng nói thế này: “Hai chữ dư luận không chỉ không đủ bằng chứng, và cũng không nên nghe”. Nếu có dư luận, một người tự rạch mặt để làm việc công, là không đáng, còn lời nói từ miệng các ngài giỏi giang lại đều là xuất thần. Ngoài ra, một viên quan mới đến nhiệm sở thì nhất định sẽ nói tình hình địa phương là vô cùng quan trọng. Giai đoạn sau lại sẽ báo cáo dân tình tốt, địa phương yên, lại trị đúng mức. Từ lâu, Ung Chính đã nhìn thấu mấy kỹ xảo đó, nên mới xác định rõ ràng: “Chỉ đáng tin một nửa”. Đồng thời Ung Chính cũng răn ngừa các quan, sau này nên ít có những trò đó. Mấy chiêu này của các vị “thể nào trẫm cũng biết, làm sao có thể che được tai mắt thiên hạ!”, tốt nhất là phải thành thực, “ít nói là lợi nhỏ để tư túi, e không thoát khỏi sự giám sát của trẫm”.
Nhưng những kẻ lòng dạ bất lương lại luôn luôn không chịu ở yên. Lúc Lý Phất là biện lý vận chuyển lương thực ở Thiên Tân, vì bán số thóc đổi màu ở trong kho nên dôi ra được năm ngàn lạng. Một số kẻ muốn bỏ số ngân lượng đó vào quỹ riêng của bộ môn, nhưng Lý Phất được điều về làm tuần phủ Quảng Tây, chúng cho chuyển số tiền trên về nhà Lý Phất, để người nhà Lý Phất chuyển tiền đến Quảng Tây, làm tang vật vu tội Lý Phất. Ung Chính thấy rõ mọi chuyện nên đã nói với Lý Phất: “Mọi chuyện trẫm sẽ không truy cứu, quá tầm thường! Hắn đã đưa tới nhưng trẫm đã hiểu tất cả, ngươi giữ số tiền lại để dùng vào việc công. Thế là kế hoạch của chúng đã lộ. Thật buồn cười!”. Một sự kiện suýt trở thành án oan, thành bi kịch đã được Ung Chính biến thành kịch vui như vậy.
Vì vậy, lần nữa Ung Chính lại nhấn mạnh: “Trước đây trẫm thường lấy hai chữ chân thực để gìn giữ được lâu dài”. Không được dối trên lừa dưới, vu hãm người khác, không được nhân dịp lấy hay, nịnh bợ lấy lòng. Tổng đốc đường sông Sơn Đông, Hà Nam là Chu Tảo rất thích phù phiếm, luôn báo cáo với Ung Chính “tình hình rất tốt”. Ung Chính có lời phê: “Xem ra ngươi chưa nắm được điều cơ bản, gốc rễ, chỉ biết mấy chi tiết phù phiếm!”. Và yêu cầu Chu Tảo sau này nên làm những việc thiết thực, ít làm những chuyện vụn vặt. Thự lý Giang Nam, tổng đốc Phạm Thời Dịch tấu báo Giang Nam vui mừng vì có tuyết rơi đầu mùa, văn chương tô vẽ như gấm như hoa, lại bị Ung Chính chỉnh cho là không biết thể tình vua cha. Ung Chính nói: Ngày trẫm xử lý trăm vạn, cuối năm sự việc còn nhiều hơn, “lấy đâu ra thời gian để xem những bài văn mộ khách viết nên, làm gì được vậy!”. Niên Hy Nghiêu là Niên Canh Nghiêu, được thăng nhiệm tuần phủ Quảng Đông vào năm Ung Chính thứ sáu. Để tỏ rõ lòng trung, Niên Hy Nghiêu dâng sớ nói, theo lệ nha môn tuần phủ Quảng Đông hàng năm thu “tiết lễ” của thuộc hạ chừng năm vạn ngân lượng. “Nô tài xin tuân lời thánh huấn, cự tuyệt hoàn toàn”. Ung Chính có lời phê: “Đó là việc vụn vặt, trẫm cũng không hỏi, không quản”, Ung Chính nói, là đốc phủ luôn thích những việc có tiếng tăm. Bề ngoài thì một đồng cũng không lấy, kỳ thực chỉ cần một lúc thôi đã vớ lấy vớ để, được càng nhiều càng tốt. Cho nên, “những trò bày vẽ thế này đều không được việc!”. Các ngươi cũng “không cần vờ vĩnh trước mặt, chỉ cần lấy lương tâm mà xét, nghĩ thật kỹ về hai chữ lợi hại để trước mặt, tìm cách làm viên quan tốt là được”. Tóm lại, ít nói những lời hay đẹp, cũng không cần vờ làm bộ mặt thật thà, “sớm muộn gì trẫm cũng sẽ biết hết”. Nói cách khác, kẻ nào muốn vờ vĩnh trước mắt Ung Chính thì kẻ đó sẽ chẳng có kết quả tốt đẹp.
Huống hồ, xưa nay Ung Chính chưa hề sợ đắc tội với ai. Ung Chính từng nói với bố chánh sứ Giang Tô, Trường Thản Lân: “Vì việc công mà đắc tội, có hề gì?”. Bản thân Ung Chính là hoàng đế, đương nhiên chẳng có gì đáng sợ. Ung Chính cũng cảnh cáo thẳng với quần thần, đừng mong được nói khéo với mình như nói với hoàng đế Khang Hy (e là trẫm chưa được như tiên đế khoan dung tha thứ). Vì vậy, ai dám lừa dối, đùa cợt, phụ lòng thì hoàng đế Ung Chính này nhất định sẽ để cho người đó chết mà vẫn chưa yên, bị gọi là bất tín, “gương” của Niên Canh Nghiêu còn đó.
Với Niên Canh Nghiêu có thể nói Ung Chính hận đến xương tuỷ và chỉnh tới cùng. Lần chót Ung Chính có dụ cho Niên Canh Nghiêu “sau khi ngươi tự tận, nếu còn có ý oan ức, thì sách Phật gọi đó là kẻ vĩnh viễn rơi xuống địa ngục, vạn kiếp cũng không rửa hết tội của ngươi”. Nền quân chủ chuyên chế tàn hại người khác, lợi hại hơn cả cường đạo. Cường đạo chỉ cần tiền, nhiều lắm là mạng của người khác, chế độ quân chủ chuyên chế không chỉ cần mạng người khác, mà còn cần cả linh hồn, còn nói như vậy là tốt cho ngươi, là từ bi với tấm lòng Bồ Tát, đúng là A di đà Phật, thiện tai thiện tai!
Tội của Niên Canh Nghiêu, Long Khoa Đa nói trắng ra là phụ ân.
Đúng là Ung Chính rừng kỳ vọng nhiều ở Niên, Long. Ung Chính hy vọng hai người không chỉ hết sức phò tá mình còn muốn tạo dựng nên một mẫu mực về quan hệ quân thần. Ung Chính rất xem trọng mối quan hệ cùng tín nhiệm, cùng thể tình giữa quân và thần. Có một lần, trong thư gửi Niên Canh Nghiêu, Ung Chính nhắc nhiều tới lúc việc quân ở Tây Ninh nguy cấp, Niên Canh Nghiêu lo lắng, sợ lúc hoàng thượng xem tấu sẽ “buồn rầu kinh hãi”, nên mới “tìm cách chu đáo nhất” trong báo cáo về tình hình đã dùng “nhiều chữ nhàn” hòng xua tan khói súng. Với sự chu đáo đó, Ung Chính đã hết sức cảm kích, nói: “Lòng dạ ngươi quý mến trẫm, trẫm biết điều đó”, cứ mỗi lần nhắc đến Di Thân vương Doãn Tường và ông cậu Long Khoa Đa, “Trẫm lại rơi nước mắt, có nhiều chuyện khó nói hết”. Ung Chính còn nói: “Tấm lòng của khanh cám kích đen trời xanh, thế mới biêt mối quan hệ giữa quân thần chúng ta là rất tự nhiên”, rõ ràng Ung Chính đã coi Niên Canh Nghiêu là mẫu mực của trung thần để đối xử và bồi dưỡng(1).
Vì vậy, lúc được ban đoàn long bổ phục, Niên Canh Nghiêu đã dâng tấu tạ ơn, Ung Chính đã có lời phê: “Với quan hệ quấn thần này, không phải mấy điều đó. Trẫm chưa phải hoàng đề xuất sắc, nên chưa thể đền đáp những gì ngươi đối xử với trẫm; ngươi cũng chưa phải đại thần siêu quần, chưa đáp ứng được tri ngộ của trẫm, nên khỏi phải nói nhiều, chỉ mong sao thành nhân vật mẫu mực của thiên cổ”. Tháng ba năm thứ mười một, Niên Canh Nghiêu được ban Tự minh biểu đã dâng lên biểu tạ ân, Ung Chính lại phê: “Xưa nay quân thần gặp gỡ, tự ai cũng hiểu, nhưng chưa có ai được như chúng ta”. Ung Chính nói tiếp: “Tóm lại, tấm gương tri ngộ quân thần thiên cổ giữa hai ta, được người thiên hạ nay và sau này hâm mộ, lưu truyền, thế là đủ”. Để biểu thị tình thân mật giữa quân thần của họ, Ung Chính còn có thư riêng gửi Niên Canh Nghiêu, nhờ mua rượu. Trong thư nói: “Năm đó có người tiến rượu dê Ninh Hạ, hai mươi năm nay không thấy tiến nữa. Trẫm rất thích uống nó, tìm một ít tiến vào, không cần nhiều”. Đó hoàn toàn là khẩu khí bè bạn, nhờ vả riêng tư.
Không thể nói những lời của Ung Chính đều là giả. Ung Chính muốn là một hoàng đế tốt. Hoàng đế tốt đương nhiên cần có thần liêu tốt, cũng cần có quan hệ quân thần tốt. Ung Chính là người tương đối cô độc. Khi là hoàng tử, là “cô thần”; khi là hoàng đế lại là “độc phu”. Ung Chính tính tình cương nghị, nóng vội, nghi kỵ, khắt khe, lạnh lùng, dễ sinh tức bực, nên là người ít may mắn hơn trong số chư vương, đại thần, gần như không hoà hợp được với ai. Vào những năm cuối đời, Khang Hy căm hận số a ca kết đảng. Để được phụ hoàng yêu quý, Ung Chính càng ra vẻ công tâm làm việc, kết quả bản thân càng thêm cô độc, tính cách trở nên cô đơn. Vì vậy, sau khi là hoàng đế, Ung Chính rất mong có người ra sức ủng hộ mình, để xây dựng được một hệ thống thống trị riêng. Nhưng vào lúc đó, chư vương không phục, quần thần còn ngó nghiêng, người có thể tin được, nhờ cậy được, ngoài Thập tam đệ Doãn Tường, còn có hai người nữa là Long Khoa Đa và Niên Canh Nghiêu. Với Ung Chính lúc đó, Niên Canh Nghiêu khác gì cơn mưa trong lúc hạn, cột trụ để chống trời, sao cảm kích không quá mức? Cho nên Ung Chính ban thưởng, đề cao họ tới mức như là nịnh bợ, có thể ngay Ung Chính sau đó cũng thấy ghê rợn mất cả thể thống quân vương. Thật dễ hiểu, lúc phát hiện thấy Niên, Long đều đã phụ thánh ân, Ung Chính vô cùng hổ thẹn, từ hổ thẹn sinh tức bực, tức bực không nguôi.
Nhưng Ung Chính đâu có biết, loại quan hệ quân thần mà Ung Chính nói về cơ bản không hề tồn tại. Trong nền chính trị chuyên chế, quan hệ quân thần tự nhiên là bất bình đẳng. Chỉ lúc quan hệ giữa người với người là bình đẳng mới có những cái gọi là giúp đỡ lẫn nhau, tín nhiệm lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, khích lệ lẫn nhau. Vì vậy những yêu cầu của Ung Chính với Niên Canh Nghiêu về cơ bản là không thực hiện được. Bản thân Niên Canh Nghiêu cũng không hề biết những sai sót của mình. Qua những điều phát giác, hồi ở quân doanh Tây Bắc, Niên Canh Nghiêu làm mưa làm gió, ngông nghênh càn rỡ, ghê gớm. Đưa lễ vật đến với Niên phải xưng là “cung tiến”, Niên cho người khác thì gọi là “ban thưởng”, thuộc viên đến cảm ơn phải nói là “tạ ân”, quan mới đến báo phải xưng là “dẫn kiến”. Thư từ gửi tướng quân, đốc phủ, thường dùng lệnh dụ, khác gì coi đồng liêu là thuộc hạ? Lúc Niên đưa quân về triều, Ung Chính lệnh vương công đại thần ra ngoài nghênh đón. Quan viên quỳ rạp bên đường để chào hỏi, Niên chễm chệ trên ngựa không thèm để ý đến ai. Các vương công xuống ngựa thăm hỏi, Niên cũng chỉ gật gật đầu. Thậm chí Niên Canh Nghiêu còn không biết bớt phóng túng trước mặt Ung Chính. Ung Chính phái số thị vệ bên cạnh đến chỗ Niên, Niên liền giữ lại làm đội nghi trượng của mình, rồi gọi thế này gọi thế kia, chẳng khác gì sai khiến lũ nô tài. Ung Chính tìm Niên để nói chuyện, Niên bắt chéo hai chân ngồi trên ghế, hoa chân múa tay, nước bọt bắn tứ tung. Và nghiêm trọng hơn, ngoài xã hội truyền tin nói, Ung Chính chỉnh người này hay xử người nọ đều nghe theo ý của Niên Canh Nghiêu. Điều đó làm tổn thương nặng nề đến lòng tự trọng của Ung Chính. Ung Chính vốn là người cương nghị độc đoán, thấy rõ mọi điều xấu xa, đâu có chịu được điều đó. Ung Chính từng phẫn nộ nói với chư vương, đại thần, trẫm đâu còn là đứa trẻ, vì sao lại phải nghe theo Niên Canh Nghiêu? Thực là khó chịu. Kẻ danh cao trấn át chủ là nguy, đó là quy luật thép của thời chuyên chế; Niên Canh Nghiêu cậy được sủng ái làm bừa, hoành hành bất pháp, khiến cho Ung Chính - người khắt khe, nghi kỵ cảm thấy vô cùng thất vọng. Ung Chính là người mạnh mẽ, quyết không tha thứ cho những ai làm mình thất vọng, càng không tha thứ cho những kẻ mà mình đã gửi gắm bao nhiêu hy vọng, làm mình thất vọng. Kẻ nào dám làm như vậy, sẽ bị đả kích gấp mười lần những gì được ân sủng.
Không phải Ung Chính chưa từng nhắc nhở Niên Canh Nghiêu. Ngày mười tám tháng mười hai năm thứ mười một (năm 1724), Niên Canh Nghiêu đang trên đường từ Bắc Kinh trơ về Tây Bắc, Ung Chính đã phê vào tờ sớ của Niên: “Phàm là nhân thần muốn có công dễ, thành công khó; thành công dễ, giữ công khó; giữ công dễ, giữ được mãi mãi khó. Là vua thi ân dễ, ra ân khó; dương ân dễ, giữ ân khó; giữ bảo ân dễ, toàn ân khó. Nếu đã tạo được kỳ công, tất sẽ dẫn đến phản ân thành thù, điều đó xưa nay tình thường sẵn có”. Sau đó Ung Chính còn dặn dò công thần phải giữa trọn được ba điều: 1. Dựa vào chủ nhân, phòng lúc biến đổi, không để các công thần rơi vào chỗ nguy; 2. Dựa vào công thần, cùng nắm bắt thời cơ, bản thân đừng bước vào vết hiểm; 3. Dựa vào thần công lớn bé, tránh xa hiềm nghi, không đẩy các công thần vào đường cùng. Lời của Ung Chính thực rõ ràng: Làm một công thần là rất nguy hiểm. Một khi không cẩn thận sẽ rơi vào chỗ nguy, bước vào vết hiểm, đi vào ngõ cụt, từ công thần biến thành tội nhân. Vì vậy, Ung Chính nói: “Quân thần chúng ta đến lúc phải gắng sức, cẩn thận”. Đáng tiếc, Niên Canh Nghiêu đã bỏ ngoài tai tất cả, trên đường về Tây Bắc, vẫn cao ngạo nghênh ngang, tác oai tác phúc. Vì vậy, tâm tình của Ung Chính chẳng khác gì tâm tình một người đàn bà khá lợi hại bị đùa cợt về mặt tình cảm, lòng báo thù đối với anh chàng đã phụ bạc đã nổi dậy, không sao kìm nén được. Đồng thời, Ung Chính cũng quyết định, Niên Canh Nghiêu đã không biết phải trái, là mẫu hình của quân thần gặp gỡ lại không muốn, lại thích đóng vai một kẻ phụ ân bội chủ, vậy cứ để cho hắn là chiếc đinh đóng mãi trên chiếc cột nhục nhã. Để cho mọi người cùng xem, một kẻ phụ ân Ung Chính, bội phản hoàng thượng thì kết cục sẽ như thế nào.
Đây là “quan niệm về quân thần” của Ung Chính: Bất kỳ một thần tử nào đều không được lùa dối, đùa cợt với Ung Chính, không thể giở mẹo vặt, càng không thể bội phản Ung Chính. Ung Chính thường tự khoe: “Làm người phải là trượng phu cứng rắn như thép, sáng như gương, lòng dạ ngay thẳng”. Ai muốn bội phản Ung Chính thì đừng trách Ung Chính căm hận không tha, ai muốn lừa dối, đùa cợt Ung Chính hoặc bị coi là giở trờ vặt vãnh thì đừng trách Ung Chính chua chát khắc nghiệt. Theo lời Ung Chính sẽ là “dù có là Phật cũng không cứu được ngươi”. Ngược lại, người nào biết trung thành tuyệt đối, không một chút xảo trá lừa dối thì Ung Chính đúng là Bồ Tát của họ. Vị thần tử đó không chỉ được mọi thứ mình cần mà còn được kết giao bè bạn với Ung Chính.
Chú thích

(1) Tình huống của Long Khoa Đa đại khái có khác một chút, ở trong sách xin được lược bỏ (Tác giả).