oàng đế Ung Chính đã phấn đấu cả đời mình. Đấu chí quyết thắng luôn hừng hực trong Ung Chính. Trước tiên là đấu tranh giành hoàng vị, nửa sau cuộc đời là đấu tranh cũng cố chính quyền. Ung Chính đánh bại huynh đệ, đánh bại quyền thần, đánh bại tham quan, đánh bại bọn thanh quan luôn mưu cầu danh tiếng. Cuối cùng chỉ còn lại một mình đơn côi và mấy người được coi là thân cận. Như vậy Ung Chính có cảm thấy vui mừng vì thắng lợi không? Không, Ung Chính cảm thấy rất khó chịu, ấm ức, còn có chút mơ hồ. Có vẻ như rất mâu thuẫn. Ung Chính chẳng phải luôn tự tin, tự vấn lòng mình thấy không phải hổ thẹn hay sao? Đúng vậy, trong mọi cuộc đấu tranh, chàng trai người tộc Mãn này chưa hề phạm sai lầm. Lúc trừng trị Niên Canh Nghiêu, trong số cận thần có người sợ Niên sẽ dấy binh làm loạn ở Thiểm Tây, và khuyên Ung Chính đừng nghiêm khắc quá, Ung Chính coi người đó là không hiểu biết và nói: “Quan sát tình hình xa gần, biết rõ khả năng của Niên sẽ không thể làm việc đó”. Ung Chính tự tin và gan dạ. Ung Chính tự đánh giá mình cũng không thấp: “Trẫm tự xét mình tuy chưa thể sánh bằng các bậc nguyên thủ thánh quân trên ba đời, còn với các bậc quân chủ Hán, Đường, Tống, Minh thì thấy không hổ”, Ung Chính cho mình có thể sánh với các bậc quân chủ từ đời Hán, Đường tới nay. Như vậy không phải là nói quá, mà là sự tự tin có căn cứ. Đã vậy sao còn phải in cái ấn gọi là “Đại nghĩa giác mê lục?”. “Đại nghĩa giác mê lục?” có thể gọi là kỳ thư. Điều kỳ lạ đầu tiên là hoàng đế đối chất với nghịch tặc nơi công đường. Thời cổ đại Trung Quốc dân cáo quan là việc hiến hoi (cáo cũng được, cáo thắng bị xử hình), hoàng đế chạy đến công đường ủng hộ bị cáo, cùng với phản tặc mưu nghịch, tiến hành “biện luận trên toà”, là chuyện kỳ hiếm thiên cổ! Biện luận hết, nhưng chưa xong, còn phải ghi lại, ban bố cho mọi người biết, thực sự giống như “Nghìn lẻ một đêm”. Chỉ có Ung Chính một kỳ nhân mới làm nên kỳ sự, và cũng chỉ có Ung Chính một kỳ nhân mới tạo được kỳ án như thế này. Kỳ án “Đại nghĩa giác mê lục” đã ghi lại đại thể nội dung một số mặt: Thứ nhất, ở quyển một ghi lại hai đạo đặc dụ của Ung Chính. Hai đạo đặc dụ này đã nhắm thẳng vào lời vu khống của Tằng Tĩnh. Đạo thứ nhất chủ yếu nói, triều Thanh thuận trời được dân, là vương triều chính thống đại thống nhất, Mãn Châu cùng quê quán với người Thanh, người Thanh đoạt lại chính quyền từ tay Lý Tự Thành để báo thù cho Đại Minh. Đó là mấy lời biện hộ cho chính quyền Đại Thanh. Đạo thứ hai là biện hộ cho Ung Chính, nói về một số hạng mục Tầng Tĩnh vu cáo Ung Chính, Tằng Tĩnh nói Ung Chính mưu cha, bức mẹ, chém anh, giết em, tham tài, thích giết, sâu rượu, dâm sắc, giết trung. Hai đạo đặc dụ được coi là lời biện hộ của “bị cáo” Ung Chính. Có điều đạo thứ nhất được coi là lời trần thuật đại biểu pháp nhân của đế quốc, đạo thứ hai mới là lời biện hộ cho bản thân Ung Chính. Thứ hai “Phụng chỉ hỏi tin mười ba điều khẩu cung của Tằng Tĩnh” ghi trong quyển một và “Phụng chỉ hỏi tin hai mươi tư điều khẩu cung của Tằng Tĩnh” ghi trong quyển hai. Mười ba điều trước nhầm bác bỏ quan điểm chủ yếu trong thư Tằng Tĩnh gửi Nhạc Chung Kỳ. Hai mươi tư điều sau nhằm bác bỏ quan điểm chủ yếu trong “Tri tân lục” của Tằng Tĩnh. Những phê phán này được tiến hành thông qua phương thức pháp quan (quan toà) chất vấn và hỏi cung, trong phiên toà đặc biệt do đại thần cửu khanh nội các và bộ Hình tổ chức. Những vấn đề pháp quan hỏi đều do Ung Chính chỉ định, với danh nghĩa là thánh chỉ hói xuỗng, gọi là chí ý hói ngươi. Có điều, những vấn đề đó thực không đơn giản. Có bài luận văn dài, thực tế là kiểm soát những quan điểm của Ung Chính. Quan điểm nêu xong liền hỏi Tăng Tĩnh muỗn nói gì không, vì the có khác gì là lời biện hộ trước toà của Ung Chính và Tằng Tĩnh. Cách biện luận trước toà như vậy được coi là độc nhất vô nhị trên thế giới này. Bị cáo không xuất hiện, pháp quan thay mặt bị cáo phát ngôn, đây là điều kỳ lạ thứ nhất. Bị cáo khống chế pháp đình, pháp quan giống như con rối, đây là điều kỳ lạ thứ hai. Bị cáo ra câu hỏi, nguyên cáo trả lời, thực chất bị cáo biến thành nguyên cáo, nguyên cáo biến thành bị cáo, đây là điều kỳ lạ thứ ba. Nguyên cáo trả lời biện giải, chỉ có thể tán thành quan điểm của bị cáo và phê bình mình hoặc biện giải cho mình, đây là điều kỳ lạ thứ tư. Ngoài ra, biện luận của toà trước sau đều không; có luật sư xuất hiện. Thời cổ đại Trung Quốc không có chế độ luật sư. Dù có cũng không được mời. Ung Chính không cần mời luật sư, Tằng Tĩnh không có tư cách nên cũng không dám. Thứ ba, trong bản cung do đại thần bộ Hình, Hàng Diệc Lộc tra hỏi Tằng Tĩnh, ý kiến thẩm lý của cửu khanh nội các về vụ án này, đều được Ung Chính phê quyết định. Ở phần này Tằng Tĩnh là bị cáo, Ung Chính biến thành pháp quan. Thượng dụ của Ung Chính và bản tấu của nội các được coi là thảo luận về vấn đề phán quyết án do toà án và pháp quan cao nhất hợp tác. Thứ tư, quá trình cải tạo tư tưởng và sự thấu hiểu của bọn Tằng Tĩnh, Trương Hy bao gồm lời cung của họ và “Quy nhân thuyết” - sáng tác mới của Tằng Tĩnh. Lúc này, Tằng Tĩnh và Trương Hy đã được miễn xử hình sự, là phạm nhân đã cải tạo tốt. Điều thú vị thứ nhất trong bốn phần trên là biện luận trước toà. Điều thứ nhất trong “Phụng chỉ hỏi tin mười ba điều khẩu cung của Tằng Tĩnh” là rất thú vị. Nhắm thẳng vào lời vu khống chính quyền Đại Thanh và hoàng đế Ung Chính, các thẩm phán của phiên toà đặc biệt đã thay mặt bị cáo (Ung Chính và đế quốc Đại Thanh) đưa ra câu hỏi, “phụng chỉ hỏi ngươi: Trong thư ngươi gửi cho Nhạc Chung Kỳ có nói đại loại là ai nên có chính quyền, ai nên là hoàng đế. Triều ta (chỉ triều Thanh) tích công tụ đức, Thái Tổ Cao hoàng đế (Nỗ Nhĩ Cáp Xích) sáng nghiệp, Thái Tông Văn hoàng đế (Hoàng Thái Cực) kế thừa, Thế Tổ Chương hoàng đế (Thuận Trị đế Phúc Lâm) dựng nước. Đó là chí đạo thuận mệnh trời, theo lòng dân, thành công lớn, dựng nghiệp lớn, tham hoá trời đất, tạo phép muôn đời. Ngươi sinh ở bản triều, lẽ nào lại không biết liệt tổ liệt tông được mệnh trời, lòng dân theo, lại nói là: “Đạo nghĩa ở đây, không được vi phạm mệnh trời”. Thế là thế nào? Nguyên cáo Tằng Tĩnh biện giải nói: “Trọng phạm tày trời, (Tằng Tĩnh tự xưng) nói nhiều lời sai lầm. Từ xưa, đế vương hứng khởi và đế vương tại vị đều là theo mệnh trời, được lòng dân. Theo mệnh trời, được lòng dân từ đó mới hứng khởi, trị vì, đương nhiên là đạo nghĩa. Trọng phạm tày trời sinh nơi hang núi bên Sở, làng ấp quê hương, gần xa lại không có người là danh sĩ tại triều, cư dân thành thị lại quá xa, nên không nghe được công tích của thịnh triều”. Tằng Tĩnh nói tiếp: Từ năm ngoái (năm Ung Chính thứ sáu) bị giải về kinh, được nghe rộng nhìn xa, mới biết chân long thiên tử hưng ở bờ biển Đông Hải, liệt tổ liệt tông thừa kế, không chỉ Hán, Đường, Tống, Minh không thể so sánh mà truy về ba đời đã hưng thịnh như Tây Chu. Nhưng ngay như Tây Chu cũng chỉ có hai vị thánh quân Văn vương, Vũ vương được coi là “cực chí”, đâu có được như bản triều, “tầng lớp theo nhau, mặt trời xa mặt trời lớn, càng lâu càng sáng”, đời sau mạnh hơn đời trước! Thái Tổ Cao hoàng đế khai sáng cơ nghiệp, Thế Tổ Chương hoàng đế bao trùm trong ngoài, Thánh Tổ Nhân hoàng đế (Khang Hy) tưới rải ân đức ra khắp bốn biển, đến đương kim hoàng thượng của chúng ta (Ung Chính) càng là thông minh tuyệt đỉnh, huy hoàng hơn trước, sáng tạo nên thái bình thịnh thế, khắp nơi non xanh nước biếc, đạt tới đỉnh cao nhất trong văn minh lễ nhạc. “Đó chính là thiên mệnh, lòng dân theo về, là đạo nghĩa đương nhiên, tham hoá trời đất, tạo phép muôn đời, là long hội vận trời, văn minh”. Tằng Tĩnh biện giải lời cuối cùng: “Trước đây, trọng phạm tày trời là ngu muội, khống có ý nghĩ gì khác, không cần thách thế từ bên ngoài”. Lời biện giải đã hết. Lời biện giải được ghi lại đại thể là như vậy. Biện luận trước toà như vậy “quả là độc nhất vô nhị” trong sử Trung Quốc chỉ có một, trong sử thế giới chắc cũng không có nhiều. Điều kỳ lạ đặc biệt không phải là bị cáo lớn tiếng mắng người, nguyên cáo ậm ừ, thậm chí cũng không phải là nguyên cáo thu hồi lời buộc tội, chuyển hướng rất nhanh, chuyển hướng rất mạnh - vốn khống cáo vương triều Thanh không nên được thiên hạ, Ung Chính không nên là hoàng đế, lúc này lại nói vương triều Thanh vượt qua Chu, Tần, Hán, Đường, Tống, Minh, Ung Chính là hoàng đế vĩ đại nhất, mà đặc biệt là lý lẽ mà hai bên cùng sử dụng, người được lòng dân sẽ được thiên hạ. Người thuận mệnh trời là chính thống, đó là riền đề logic mà hai bên đều thừa nhận. Từ đó, chỉ cần chứng minh vương triều Thanh thuận mệnh trời, Ung Chính là hoàng đế được lòng người mới có thể chứng minh chính quyền và hoàng đế Đại Thanh là hợp lý, hợp pháp. Nhưng nói như vậy, thì vụ kiện sẽ không có người thắng, cũng không phải không có ai thắng mà cơ bản là vụ kiện không thành. Vì được hay không được lòng dân không thể xác định được bằng cách trắc nghiệm đồng ý dân hoặc điều tra xã hội và thuận hay không thuận mệnh trời cũng là cách nói mơ hồ. Vì vậy cả hai bên đều phải chọn con đường khác. Logic của Ung Chính là: Tầng Tĩnh người sinh ra ở bản triều, thì phải biết bản triều là thuận thiên mệnh và được lòng dân, rõ ràng đây là lối cãi chày cái côi. Nếu sinh ra ở triều nào thì có thể chứng minh triều đó là hợp lý, vậy ở thời đại Đức quốc xã, người Đức đều có thể chứng minh Hitle “thuận mệnh trời được lòng dân”. Logic của Tằng Tĩnh cũng rất buồn cười. Tằng Tĩnh nói phàm là vương triều vừa hình thành và quân vương đang tại vị thì đều là thuận mệnh trời, được lòng người. Nói như thế vương triều Thanh và Ung Chính không phải ngoại lệ. Vậy, vì sao nói vương triều vừa hình thành, quân vương tại vị “đều là” thuận thiên mệnh và được lòng dân? Vì không thuận mệnh thì không hình thành nổi, không được lòng dân thì không thể tại vị! Đây là một lập luận nhân quả đảo lộn, và cũng là luận chứng tuần hoàn. Điều này khiến chúng ta nhớ tới Enghen từng nhạo cười logic của những kẻ tầm thường ở Đức: Phàm là cái hợp lý đều tồn tại. Tôi tồn tại, nên tôi hợp lý. Và nó cũng như logic của một tên quân phiệt thời Dân quốc: Từ xưa, anh hùng đều háo sắc. Ta háo sắc nên là anh hùng. Trong “Đại nghĩa giác mê lục” luôn có những kiểu logic hoang đường như vậy. Thực ra, logic không quan trọng, quan trọng là quyền được nói, có quyền không cho người khác nói, hoặc chỉ được nói theo ý của mình, những điều vô lý cũng có thể nói thẳng ra. Đây là quyền nói. Có quyền không cho người khác nói, hoặc chỉ được nói theo ý mình, những điều vô lý cũng có thể nói thẳng ra. Đây là quyền lực Ung Chính muốn thể hiện cho mọi người rõ. Quyền lực của đế vương chuyên chế luôn là thứ quyền lực tối thượng, có thể cho người ta sống chết, cướp đoạt. “Vua muốn thần chết, thần không thể không chết”. Có những điều không thể không nói, nhưng phải nói cho có “lý”. Nói cách khác, rõ ràng là chuyên chế còn muốn ra vẻ thoải mái. Là Ung Chính cũng thế, Tằng Tĩnh cũng thế, luôn phải vắt óc tìm mọi thủ đoạn. Ung Chính đã hao tổn bao tinh thần và cũng thể hiện được đại trí đại dũng của mình. Từ hôm nhận được mật tấu của Nhạc Chung Kỳ, Ung Chính tỏ ra vô cùng bình tĩnh, Ung Chính không nổi giận đùng đùng, cũng không qua quýt cho xong, Ung Chính tĩnh tâm suy nghĩ, dày công vạch ra “tính toán xuất thần”, coi chuyện nhỏ thành một bài văn hoành tráng. Bài văn hoành tráng đó là: “Trẫm, hoàng đế Ung Chính không chỉ có thể trị lý sơn hà, trị lý đất nước, còn có thể cải tạo tư tưởng, cải tạo con người”. Vì vậy, Ung Chính hạ lệnh ưu đãi Tằng Tĩnh, đương nhiên là sau khi đã cho hắn tơi bời khói lửa, chịu khổ chịu sở và sợ đến hồn xiêu phách lạc. Nhưng lúc thẩm vấn thì tươi cười vui vẻ, nhẫn nại dắt dẫn, trên đường giải về kinh được ăn ngon ngủ yên, đi từ từ, được ngắm nhìn cảnh tượng thái bình của đế quốc Đại Thanh, được thể nghiệm ân trạch của Ung Chính tưới rải khắp nơi, sau khi đến kinh thành lại được ở trong lầu cao biệt thự, sống cuộc sống thoải mái, để Tằng Tĩnh biết được thế nào là cái hay của hối cải. Thậm chí Ung Chính còn cho Tằng Tĩnh đọc cả những văn kiện cơ mật của triều đình, để Tằng Tĩnh thấy vị hoàng đế bị mình nhục mạ cuối cùng là hôn quân, bạo quân hay vua nhân từ, vua khai sáng, xứng đáng là vua. Đúng như lời tự thuật, Tằng Tĩnh chỉ là tú tài quản ngoài vùng biển xa xôi, nghèo khổ. Chưa từng trải, làm gì đã có điều kiện nhìn rõ cuộc đời? Rất nhanh, Tầng Tĩnh đã bị Ung Chính vừa xoa vừa doạ, thu phục hoàn toàn. Tằng Tĩnh không chỉ lật đổ hoàn toàn những điều tố khống đế quốc Đại Thanh và hoàng đế Ung Chính, mà còn hạ quyết tâm thay đổi từ trong ra ngoài, làm lại cuộc đời. Tầng Tĩnh nói mình trước kia là súc sinh, lúc này đã chuyển thành thai người. Tằng Tĩnh khóc lóc tự xét lại nói trước kia mình lòng dạ u mê, có mắt như mù, thân trong phúc mà không biết phúc, nhầm lẫn coi ân nhân như kẻ thù, đáng phải chịu xả thây móc ruột. Nhưng dù có thế cũng cần phải hết lòng hiếu của người con, hết lòng trung của triều thần. Nếu được hoàng đế khoan dung thì Tằng Tĩnh nguyện đi khắp thiên hạ, đến từng nhà từng hộ để phê phán những lời tà ma của Lã Lưu Lương và truyền bá thánh đức và nhân chính của đương kim hoàng thượng. Không thể nói Tằng Tĩnh đang giả dối. Không phải vì bị bức cung để Tằng Tĩnh phải nói ra những điều đó. Nhưng những lời nói đó có bao nhiêu là thật thì chưa rõ. Vì Tằng Tĩnh vốn chẳng có địa vị gì, ảnh hưởng gì, học vấn tư tưởng cũng chẳng có bao nhiêu, cùng lắm chỉ là kẻ tiểu nhân bồng bột, hung hăng, bắng nhắng. Tằng Tĩnh nói, chỉ bằng một cú có thể lật đổ vương triều Đại Thanh, để Lã Lưu Lương hoặc mình lên làm hoàng đế, đúng là thằng điên nói mơ. Anh chàng này vốn chẳng có gì là đáng giá, nên dù đã hối hận, tỉnh ngộ cũng không đáng mấy. Nhưng vì Tằng Tĩnh đã làm mất mặt bao bậc phụ lão nơi quê hương, vì vậy khi Tằng Tĩnh về báo cáo ở Hồ Nam, trong thành Trường Sa đã có dán truyền đơn nặc danh, quyết tâm cướp Tằng Tĩnh từ trong phủ quan và dìm xuống đầm cho đến chết. Nhưng Ung Chính lại coi Tầng Tĩnh là bảo bối. Điều này cũng là việc bất đắc dĩ: Là bảo bối như vậy sao! A Kỳ Na, Tắc Tư Hắc, Niên Canh Nghiêu, Long Khoa Đa, họ rất có giá, nhưng liệu họ có chịu hối cải không? Vả lại họ cũng; không công khai đả kích Ung Chính, cũng không phủ định chính quyền Đại Thanh. Họ chỉ muốn đoạt quyền và nắm quyền, họ không nói chính quyền này là bất hợp pháp. Chẳng còn cách nào khác, đành phải bày gói thịt chó của Tằng Tĩnh lên bàn tiệc. May được cái nhặng xanh cũng là thịt, có dù sao vẫn hơn không có. Vấn đề ở chỗ, vì sao Ung Chính cứ nhất thiết phải có một điển hình về cải tạo tư tưởng? Điều này có nghĩa là Ung Chính có nỗi khổ tâm vô cùng lớn. Tính từ lúc Ung Chính lên ngôi, người Thanh vào Trung Hoa đã ba phần tư thế kỷ. Nhưng người Hán vẫn chưa hoàn toàn hoà đồng được với chính quyền người Mãn, không ít người vẫn kiên quyết cho rằng, người Mãn là Di Địch, mà Di Địch là cầm thú. “Lông đuôi chim công, tay áo vó ngựa, là cầm thú trong áo mão” là câu ca dao thời đó, và cũng là lời tố khống của Tằng Tĩnh. Vấn đề dân tộc, vấn đề chính trị xen lẫn vào nhau rất là phiền hà. Ung Chính cũng gặp không ít phiền hà. Cuối thời Khang Hy, cuộc đấu tranh giữa những người chờ kế vị luôn âm ỉ dai dẳng, đúng sai khó lường, là những câu đố thần bí rất khó giải. Ung Chính dựa vào sự lạnh lùng ổn định, quyền mưu từng trải của mình để tránh khỏi cuộc đấu tranh đó. Nhưng đối với những người không nắm được nội tình lại ngờ đó là sự thoán vị. Ngoài ra, những việc như đả kích người anh em Doãn Tự, trừng trị bọn Niên, Long, gây nhiều án lớn, liên luỵ nhiều người, tránh sao khỏi mang tiếng là “tàn bạo”, “diệt thân”, “giết trung”, “sát thần”; kiên quyết cải cách, diệt trừ tệ nạn, thanh tra tiền tài, chỉnh đốn cai trị, phân bổ tráng đinh theo đơn vị ruộng đất đả kích băng đảng, đều là đao to búa lớn, rầm rộ tiến hành, lại là thu nợ, lại là tịch biên, lại là bãi quan, lại là giết người, tránh sao khỏi bị người đời nói là “nóng vội”. Lúc đó phần lớn là “những người không cùng chính kiến” có thể tạo dư luận khắp nơi, vì vậy dư luận rất bất lợi cho Ung Chính. Ung Chính được mô tả thành nguỵ quân thoán đoạt hoàng vị, là súc sinh không còn nhân luân, là bạo quân tàn bạo khốc liệt. Sự tố khống Tằng Tĩnh, là sự phản ánh tập trung dư luận xã hội. Trước đây Ung Chính đã nghe qua những dư luận này, nhưng chỉ có thể để ngọn lửa vô danh đó trong lòng, không phát tác nổi, vì không tìm được đối thủ. Lúc này, Tằng Tĩnh xuất hiện đã cho Ung Chính một cơ hội, cơ hội được biện bạch, để rửa sạch nỗi oan uổng, lẽ nào lại bỏ qua? Huống hồ, nếu việc biện bạch để rửa sạch, lại được chính người phỉ báng tiến hành thì hiệu quả sẽ gấp bội, không chỉ có thể lật ngược vấn đề mà còn có lợi lớn. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp để Ung Chính lợi dụng Tăng Tĩnh viet lên bài văn lớn. “Tính toán xuất thần” của Ung Chính quả là phi thường. Không có mấy bậc đế vương chuyên chế biết sử dụng phương thức này để xử lý những vụ án tương tự. Cách làm thông thường của họ là ai cả gan dám nói chữ “không” với họ, họ sẽ tóm cổ và chặt đầu, hoặc cho mấy gậy vào mông. Hơn nữa trước lúc chặt đầu còn phải nhét quả cầu gỗ vào miệng, hoàn toàn tước đoạt quyền nói của người ta. Nếu bản thân gặp chuyện tai tiếng gì đó thì bưng miệng cho chặt, đậy nắp cho thật kỹ, một chút gió cũng không lọt ra ngoài. Người biết chuyện và người nhìn thấy đều bị xử tử bí mật, giết người diệt khẩu, đây cũng là biện pháp phối hợp thường thấy. Trường hợp che giấu không được thì bẻ cong chân tướng, sửa đổi sự thật, chỉ lừa bảo ngựa, tô vẽ trang trí và kỳ vọng vào sự ít học hay quên của dân chúng. Giống như Ung Chính vậy, với tư cách của cửu ngũ chí tôn đã đối đáp với án phạm ở công đường (tuy bản thân chưa xuất hiện), tạo ra (đương nhiên cũng chỉ có thể tạo ra) cảnh đối đáp, nói lý và thông qua phương thức “lý lẽ đầy đủ” để hàng phục đối phương, đúng là siêu việt khác thường, người thường không thể tưởng tượng nổi. Ung Chính có thể làm như vậy, dám làm như vậy vì Ung Chính tự tin. Là người tinh thông Nho học và Phật học, Ung Chính tin chắc rằng đại nghĩa có thể giác ngộ người mê, biến lòng phỉ thành lòng nhân. Vì Nho học nói “ai cũng có thể là Thuấn Nghiêu”, Phật học cũng nói “chúng sinh đều có thể thành Phật” cũng tức là người người đều có tuệ căn và thiện duyên. Tiểu nhân là kẻ truỵ lạc, là thổ phỉ, là súc sinh đã bị mê muội vì các loại ma chướng, không thể giác ngộ, cần phải có người “quang minh đại trí tuệ” (đó chính là Phật) đến mở mang dẫn dắt. Ung Chính tự nhận mình là Phật sống, như vậy có thể làm cho người câm mở miệng, khối đá gật đầu, súc sinh thành người. Đó chính là giác mê (giác ngộ người mê), đó tức là quy nhân (trở lại với nhân nghĩa). Cho nên, Tằng Tĩnh viết bản kiểm điểm, gọi là “Quỵ nhân thuyết”; còn cuốn sách Ung Chính biên soạn gọi là “Đại nghĩa giác mê lục”. Lần này, gần như Ung Chính lại thắng. Nhưng người trí suy nghĩ ra ngàn điều, tất sẽ mất một. Ung Chính có quyền nói nhưng đã để lộ ra điểm yếu của mình. Chí ít, người khác cũng thấy được tâm tư của mình. Thường nghe nói: Người thẳng không sợ bóng nghiêng. Nếu tự tin, làm đúng, đứng vững, quang minh lỗi lạc, đường hoàng vô tư, thì việc gì còn phải để ý đến lời nói lung tung của kẻ khác? Nếu bản thân cứ phải biện giải triền miên như vậy, khiến người khác luôn cảm thấy bên trong có trò mèo lừa bịp gì đây. Vì vậy, một người như Ung Chính, chỉ có thể dày da mặt, nghiến chặt răng, kiểu như lợn chết hết sợ nước sôi, để ngoài tai mọi lời dị nghị, đàm tiếu, liệu còn ai làm được gì nào? Trong lịch sử có bao nhiêu hoàng đế bá đạo thản nhiên không hề biết xấu hổ, độc hành độc đoán, tức là đã ăn phải cái bả này rồi. Xét từ góc độ này, những bậc quân chủ chuyên chế không hề biện luận với người khác, họ được coi là cao minh hơn Ung Chính nhiều. Chuyên chế tức là chuyên chế, tức là yêu anh, hận anh, cất nhắc anh, giết anh, bãi miễn anh, đều không có sự thương lượng. Đã không có sự thương lượng, còn nói gì tới lý nữa? Trẫm tức là chân lý. Trên thực tế, Ung Chính đã tiến hành một cuộc chiến tranh, có khả năng không ai thắng? Tằng Tĩnh đương nhiên không thắng nổi. Nhưng cải tạo Tằng Tĩnh rồi, Ung Chính có thắng không? Chưa chắc. Chỉ cần nhìn Càn Long - con của Ung Chính phản ứng là biết ngay. Ung Chính qua đời được chừng một tháng (thi thể còn chưa lạnh), Càn Long liền hạ lệnh cho bắt giải Tằng Tĩnh, Trương Hy vào kinh, cho lăng trì xử tử, cho thu hồi toàn bộ cuốn “Đại nghĩa giác mê lục”, nghiêm cấm lưu truyền. Lý lẽ rất đơn giản: Hoàng đế không cần phải biện luận với phản tặc! Chỉ để chứng minh rằng mình không mưu hại cha, bức mẹ, giết anh, sát em… Ung Chính gần như đã vạch áo cho người xem lưng, không còn gì gọi là bí mật nữa trong cung đình vương triều Đại Thanh, cái được thực sự không bằng cái mất. Trong đời Ung Chính, cái được không bằng cái mất còn khá nhiều. Thậm chí xét về cơ bản, Ung Chính làm nhiều việc được không bằng mất hoặc là chẳng có ý nghĩa gì. Như việc Ung Chính bị mắng là nóng vội, hà khắc, sưu cao thuế nặng để thanh tra thâm nợ, truy hoàn bạc nợ, bổ sung quốc khố nhưng lại không biết số ngân khố đó phải dùng thế nào cho thích đáng. Thu thập của đất nước phải dùng để phát triển khoa học kỹ thuật, phát triển sức sản xuất của xã hội. Chỉ có khoa học kỹ thuật tiến bộ mới có thể làm cho đất nước giàu mạnh, nhân dân no đủ, xã hội yên vui. Tiếc là Ung Chính không thể hiểu được lý lẽ này và con cháu sau này cũng không hiểu. Kết quả là số tài sản Ung Chính đã tốn bao sức lực, ra sức vơ vét bằng sưu cao thuế nặng để có được đã trở thành cơ sở để con cháu phung phí và bọn tham quan mới tham ô, chẳng phải là thê thảm lắm sao? Điều đó đương nhiên không liên quan đến phẩm chất cá nhân của Ung Chính. Rõ ràng Ung Chính là người có cá tính, còn là một nhân vật kiệt xuất. Ung Chính là người tình cảm phong phú, tính cách kiên cường, ánh mắt sắc bén, toả sáng khắp nơi. Không vì là hoàng đế mà Ung Chính vứt bỏ cá tính của mình. Ngược lại, Ung Chính còn lưu lại một dấu ấn rất cá tính trong đế quốc và thời đại của mình. So sánh với một số bậc quân chủ bình thường cùng thời, Ung Chính có sức hút cá nhân đặc biệt, nhưng đồng thời cũng dẫn đến những tranh luận, những đả kích. Vì những tính cách đó của Ung Chính có khoảng cách rất xa với cái gọi là yêu cầu “quân vương giữ thành” của nền văn hoá truyền thống. Nên nhớ, nền văn hoá luôn lấy “ý thức quần thể” làm hạt nhân trong suy nghĩ của người Trung Hoa, về bản chất không ưa cá tính, nền văn hoá đó trong một phạm vi rất hẹp, thận trọng cho phép một số rất ít người được giữ lại cá tính của mình, như các lãnh tụ khai quốc, các trung thần cuối đời, hảo hán trên giang hồ và ẩn sĩ nơi rừng sâu… Đối với số người này, nền văn hoá Trung Quốc bằng lòng giữ thái độ kính nhi viễn chi, thậm chí chỉ những lúc họ rơi vào hoàn cảnh thất bại mới biểu lộ sự đồng tình (như Hạng Vũ, Hải Thuỵ). Còn như họ thành công, họ không tránh khỏi bị chửi rủa (như Tào Tháo, Võ Tắc Thiên). Chỉ có một loại người thành công mà không bị mắng, là bậc quân vương khai quốc triều đại tương đối lâu dài (triều đại tương đối ngắn cũng bị mắng như trường hợp Tần Thuỷ Hoàng). Mọi người sẽ nhiệt tình tán dương họ là hùng tài đại lược, là “đế vương thiên cổ” nhưng lại mong đời sau của họ không nên có cá tính sáng chói như vậy. Tốt nhất là cứ theo bốn chữ “là vua giữ thành”, theo lề thói cũ mà làm sẽ yên ổn nhất. Nguyên tắc xử lý chính sự không là “di huấn thánh hiền” thì là “thành pháp của tổ tông”, bản thân không cần phải sáng tạo, cải cách gì gì đó, như vậy thiên hạ sẽ vô sự, thiên hạ sẽ thái bình. Rõ ràng Ung Chính không phù hợp với tiêu chuẩn đó. Vì vậy, không chỉ không có bất kỳ sự đồng tình nào mà còn làm cho không ít người cảm thấy thất vọng và phẫn nộ. Chẳng biết nên giải thích thế nào: Thái tổ ta để lại cả một đất nước thái bình thịnh trị, Ung Chính còn nhào nặn gì nữa? Còn có thể nhào nặn thành cái gì nữa? Thậm chí, có người không cho là đúng khi Ung Chính đầu tắt mặt tối, thức khuya dậy sớm. Hoàng đế không phải tể tướng, quản việc quá nhiều, quá tỉ mỉ để làm gì? Thánh quân, minh quân chân chính nên là “rủ áo ngồi trị thiên hạ” - như Ung Chính việc gì cũng đến tay, sống dở chết dở, họ chưa hề thấy và cũng không cho là đúng. Điều đó không thể không làm cho Ung Chính cảm thấy ấm ức. Vì đế quốc Đại Thanh, Ung Chính đã vắt kiệt hết tâm sức của mình, những việc Ung Chính làm trong mười ba năm chắc gì người khác đã có thể hoàn thành trong ba mươi năm, nhưng thần dân trong nước lại không thể tình, bàn tán sau lưng, nói bừa nói bãi, thậm chí còn vu khống, nói Ung Chính là sâu rượu, là dâm sắc. Nghĩ xem, một ngày phải giải quyết bao nhiêu công việc, phê tấu chương hàng bảy, tám ngàn chữ, liệu Ung Chính còn thời giờ để dâm sắc với làm sâu rượu không? Vì vậy Ung Chính rất muốn có cơ hội để nói rõ với thần dân thiên hạ. Trong cuốn “Đại nghĩa giác mê lục” của Ung Chính bao gồm cả suy nghĩ này. Tiếc rằng điều đó chẳng có mấy tác dụng. Ung Chính tự biết sẽ chẳng có ai hiểu được mình. Điều đó không chỉ vì tính cách, tác phong của Ung Chính không phù hợp với yêu cầu truyền thống mà còn vì những việc Ung Chính làm là để tăng cường tập quyền trung ương và cũng là để tăng cường tập quyền của hoàng đế. Khi mà quyền lực tập trung cao trong tay một người thì người đó dễ xa cách với người khác. Tức Ung Chính càng thành công thì càng cô độc. Kết quả cuối cùng là “bạn bè phản lại, người thân xa rời. Vì vậy, nếu Ung Chính muốn chinh phục đế quốc, đồng thời còn muốn chinh phục cả lòng người, muốn bao trùm thiên hạ đồng thời còn muốn bao trùm cả ý chí thì Ung Chính không thể là người thắng cuộc. Ung Chính chỉ có thể cảm thấy ấm ức và tiếc nuối. Thậm chí ngay cả lúc chết, Ung Chính cũng bị nói là “chết không được yên”. Sau khi Ung Chính qua đời đã hơn hai thế kỷ, lại có phiên bản mới về nguyên nhân cái chết của Ung Chính - tác gia Đài Loan là Cao Dương cho rằng: “Đã uống thuốc kích thích tráng dương, dẫn đến cao huyết áp và bệnh tim, rồi trúng phong và chết đột ngột”. Nếu đúng là như vậy loại xuân dược đó chẳng phải là Viagra gì mà là quyền lực - quyền lực tuyệt đối tối cao của đế vương chuyên chế phong kiến. Ung Chính hay còn gọi là Ái Tân Giác La Dận Chân, sinh năm 1678, mất năm 1735, hưởng thọ năm mươi tám tuổi. Lúc Ung Chính chào đời cũng là lúc cách mạng Tư sản Anh đã nổ ra, trước đó ba mươi tám năm (năm 1640), thế giới đã bước vào giai đoạn lịch sử cận đại. Một trăm năm năm sau khi Ung Chính qua đời, chiến tranh Nha phiến bùng nổ, Trung Quốc cũng buộc phải bước vào giai đoạn cận hiện đại. Xem ra, dù năm đó Ung Chính đã làm việc hết sức mình, đế quốc của ông cũng bị mưa dập gió vùi, vương triều của ông cũng chẳng được bao lâu. Điều đó, khi còn sống, đương nhiên Ung Chính cũng không hề nghĩ ra. Vậy, linh hồn của Ung Chính liệu có được an nghỉ mãi mãi không?