VÕ TẮC THIÊN
- 4 -
Tả hữu cùng giương cung

    
õ Tắc Thiên đã thắng, nhưng thắng chẳng vẻ vang gì. Vì trong cuộc giao tranh này, Võ Tắc Thiên đã dùng thủ đoạn nhục nhã nhất - là cáo mật, xây dựng một cơ chế ti tiện nhất - chế độ cáo mật.
Cáo mật được khẳng định là một hành vi hạ lưu ti tiện nhất trong xã hội loài người. Bất luận Võ Tắc Thiên xuất phát từ động cơ gì để khuyến khích cáo mật; bất luận là từ sau khi đăng cơ, Võ Tắc Thiên đã làm bao nhiêu việc tốt, có bao nhiêu cống hiến thì những lời giải thích cho việc khích lệ cáo mật, đều là những lời vô sỉ nhất. Có thể chúng ta không đòi hỏi quá khắt khe với bản thân Võ Tắc Thiên, nhưng không thể không trách cứ cáo mật.
Cáo mật và trình báo là khác nhau. Trình báo xuất phát từ công phẫn (căm phẫn chung), cáo mật xuất phát từ ý riêng, trình báo xuất phát từ chính nghĩa, cáo mật xuất phát từ tà ác. Động cơ cáo mật không ngoài hai mục đích: Hoặc hãm hại người khác cho hả giận, hoặc để kích công lĩnh thưởng, bợ đỡ lấy lòng. Đó chính là việc làm hại người, lợi mình. Hơn nữa, cáo mật luôn có ý là bán đứng. Vì chỉ có tố giác những việc thầm kín nhất mới là cáo mật và không phải là người có quan hệ thân mật nhất thì làm sao có thể biết được những điều thầm kín? Có thể thấy cáo mật không chỉ là tố cáo những bí mật, mà còn là tố cáo người thân, hoặc gọi là bán đứng. Trong lịch sử, những kẻ tố cáo, nếu không là bán chủ cầu vinh, thì cũng là bán bạn cầu vinh, nếu không là bán đứng người thân, cũng là bán đứng đồng chí. Cho nên, cơ chế cáo mật vừa bắt đầu, phong khí xã hội nhanh chóng bị ô nhiễm; những tình cảm tốt đẹp của nhân loại như thân tình, ái tình, tình bạn đều mất hết.
Không phải Võ Tắc Thiên không biết điều này. Chế độ cáo mật của bà được tung ra dưới cái tên là trình báo. Đầu tiên, Võ Tắc Thiên cho đặt những ống đồng giống như hòm thư ở bốn phía miếu đường, phân biệt thu nhận các tấu biểu của người cùng phe về bốn phương diện - khuyến nông, chỗ được mất của triều đình, thẩm oan cáo trạng và quân cơ thiên tượng, bày tỏ rộng đường dư luận, tình hình ở dưới bẩm báo lên trên. Võ Tắc Thiên cũng nói: “Thiết lập ống đồng là muốn ý dân được đưa thẳng lên triều đình, chính nghĩa được bày ra thiên hạ”. Đáng tiếc, trong thể chế chính trị chuyên chế, nói như vậy là để bịt tai che mắt người khác hoặc là nói suông. Ý dân thực sự không bao giờ được phản ánh lên, có phản ánh lên cũng sẽ không được tiếp nhận, vì tà ác đang giả chính nghĩa hoành hành trong thiên hạ, vì thể chế là quân chú không phải dân chú. Dân là chú, đương nhiên, ý dân là ý trời, vua là chủ thì ý trời chưa hẳn ý vua. Như vậy, mọi biện pháp mở rộng đường ngôn luận đều là vô ích. Vì nói hay không là dân, nghe hay không là tuỳ vua. Vua đương nhiên là trọng tài cao nhất của ngôn luận đúng sai, lành hay ác của một vị vua là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý. Như vậy, mọi người luôn phải nói những câu mà vua thích nghe, những lời nịnh bợ, để cầu tư lợi, để phòng nguy hiểm. Nên, cái gọi là “ý dân được tỏ bày, chính nghĩa nêu cao”… sẽ trở thành lời ma quái tự dối mình và dối người.
Các vị quân chủ thường thích nghe những gì? Là những lời tâng bốc bợ đỡ, ly gián chia rẽ. Vì các vị quân chủ chuyên chế luôn mắc hai bệnh thông thường: 1. Luôn cho mình là đúng. 2. Luôn nghi thần nghi quỷ. Vì vậy, bên cạnh các vị quân chủ chuyên chế, luôn có hai loại người: 1. Là xu nịnh. 2. Là cáo mật. Xu nịnh luôn tạo ra cảm giác thoải mái, cáo mật bảo đảm sẽ được yên bình. Dù các điều bí mật được tố giác chỉ là sự công kích lẫn nhau giữa các thần tử và đó là điều rất hay, vì các thần tử không nhường nhịn, không thân tình thì ngôi vị của hoàng đế mới an toàn. Nếu các thần tử đoàn kết nhất trí, thì hoàng đế sẽ đơn côi lẻ bóng. Cho nên các vị quân vương xưa nay, chưa hề có ai không thích nghe những lời xu nịnh, chưa có ai không thích nghe những lời cáo mật, có điều những lời ca tụng công đức vốn nói công khai, phần lớn những lời cáo mật bỏ vào ống đồng.
Võ Tắc Thiên cần cáo mật, nhưng chưa hẳn đã thích thú với những lời cáo mật, bà cần tra xét xem đâu là của phái phản đối đang ẩn náu, bà cũng hỵ vọng các đại thần trong triều cứ cắn xé lẫn nhau. Bà đã quen với loại quyền thuật này. Vì vậy bà đã cố ý làm lẫn lộn trình báo và cáo mật, cố ý không truỵ cứu những người cử báo sai. Đó không chỉ là khích lệ cáo mật, mà còn là cổ động vu cáo. Lý lẽ rất đơn giản: Tố cáo người khác, có thể may mắn hơn, có thể lật đổ được kẻ thù, hoặc chơi cho hắn một vố! Lúc vận khí không may, thì cũng không mất gì, coi như là chưa tố cáo!
Thực ra, trong những năm tháng đen tối nhất, gần như là không có ai muốn “tố cáo không công”. Vì Võ Tắc Thiên không chỉ tạo nên chế độ cáo mật, mà còn nuôi dưỡng cả tập đoàn khốc lại. Số người này còn thích bọn cáo mật hơn cả Võ Tắc Thiên. Chúng phải dựa vào cáo mật để khởi gia, là “thành phần cáo mật chuyên nghiệp”, có “hứng thú nghề nghiệp”, nguyện cùng một giuộc với những kẻ cáo mật khác, rất hoan nghênh chúng gia nhập đội ngũ của mình, kết thành băng đảng chó ngựa, hoặc thuê làm tai mắt. Vả lại, nếu không có ai cáo mật, chúng sẽ không có việc làm, lấy gì để sinh sống? Lũ khốn kiếp này vốn đang mong có việc để bới ra việc, không có gió cũng nổi sóng, lúc này đã có người đến cáo mật, đâu còn có lý không được làm to chuyện? Nếu người nào đó, chỉ cần lỡ miệng một chút, đến chỗ chúng sẽ trở thành phỉ báng triều đình; một người nào đó, chỉ cần nói vài câu lung tung, đến chỗ chúng sẽ thành mưu đồ phản loạn. Phạm nhân không chịu cung khai? Chúng đã có cách. Một là tập thể vu cáo, chúng mua chuộc một số kẻ cáo mật, để cùng lúc vu cáo ở nhiều nơi, nhiều lời vu cáo một người nào đó mưu phản, làm những người không rõ chân tướng, liền tương là thật, người bị vu cáo không giải thích nổi. Hai là nghiêm hình bức cung. Như hình cụ của Sách Nguyên Lễ, Lai Tuấn Thần, riêng gông đeo cổ đã có hơn mười loại, nghe tên đã chết khiếp, có lợn chết sâu và câu chết nhanh”… Người ta thường nói là “lợn chết không sợ nước nóng”, hoặc là “chết hay không bằng sống dở”. Hình pháp của khốc lại có thể làm cho lợn chết phát sầu, hận là không được chết nhanh, rõ ràng là lợi hại hơn nước sôi nhiều, còn đáng sợ hơn là chết. Đáng sợ nhất là biện pháp thứ ba, tức là chém đầu phạm nhân, sau đó in dấu vân tay vào tờ cung đã viết sẵn. Có nhiều biện pháp như vậy, nên án gì cũng có thể từ bé xé ra to, biến thành án lớn, quan trọng, cần xét nhanh xử nhanh.
Thực tế, bọn khốc lại không làm to chuyện cũng không được. Vì Võ Tắc Thiên đã nói: Cần phải lắng nghe ý dân, kỳ thực chỉ hứng thú với mấy án mưu phản. Mưu phản không thể chỉ là việc của một, hai người, nhất thiết phải có tập đoàn mưu phản. Thế là, chỉ cần một người bị tố là mưu phản thì lập tức người thân, bè bạn, đồng liêu người đó phải chịu đen đủi theo. Và rồi, không khí khủng bố sẽ bao trùm lên cả nước. Không ai biết trước, đến một ngày nào đó, mình có bị tố là mưu phản không, một ngày nào đó, mình có liên can tới một vụ án nào không? Ngoài bọn khốc lại ra, mỗi đại thần trước khi lên triều đều phải nói lời từ biệt sinh tử với người thân, lúc tan triều đều cảm thấy may mắn vì còn được sống trở về nhà. Không khí chính trị một vương triều đã đến nước này, theo lý mà nói, chắc sẽ chẳng còn được bao lâu nữa.
Nhưng chính quyền của Võ Tắc Thiên thì vẫn còn. Không chỉ có thế, sau khi bà đăng cơ, đã có bầu không khí mới xuất hiện trên tất cả các mặt, chính trị, kinh tế, quân sự và văn hoá. Ngay cả kẻ thù của Võ Tắc Thiên cũng không thể phủ nhận những thành tựu đó, hơn nữa còn được coi là một kỳ tích đáng để suy ngẫm. Thực ra, điều đó cũng chẳng có gì là lạ. Vì sau khi là hoàng đế, Võ Tắc Thiên đă nhanh chóng hoàn chỉnh chính sách, từ chỗ đè nén biến thành nhẹ nhàng, từ chỗ khủng bố biến thành khai sáng. Đó chính là chỗ cao minh của Võ Tắc Thiên, cũng có thể nói đó là bản tính tự nhiên. Võ Tắc Thiên không phải là kẻ cuồng sát đẫm máu thành tính, mà là một nhà chính trị mưu sâu nhìn xa. Bà hiểu rằng, người khác nhau thì ưu điểm khác nhau, thời gian thay đổi chính sách phải thay đổi, khác gì bầu trời trùm đầu chúng ta, lúc thì gió mưa, lúc thì sấm chóp. Sống và giết, yêu và hận, khoan dung và khắc nghiệt, vỗ về và chính trị đều do nhu cầu chính trị quyết định. Để thực hiện dã tâm của mình, người đàn bà phi phàm này đã không tiếc phải vần mây thành mưa, tả hữu cùng giương cung cũng không tiếc, nói đấy phản đấy, trở mặt không nhận quen.
Ngày đầu khi mới dựng triều xưng chế, Võ Tắc Thiên đã nói với các đại thần: “Trẫm vốn hiếu sinh, thiết tha thương xót. Lưới thưa lồng lộng, thực lòng yêu chuộng, hà chính khắt khe, là chuyện lòng ta khinh ghét”. Đó là lời nói nửa giả nửa thật. Võ Tắc Thiên không thực lòng thích hà chính, cũng không thực lòng thích bọn hạ lưu ti tiện, bọn tiểu nhân độc ác, bọn khốc lại và bọn cáo mật.
Bất kỳ một người nào có thể gọi là “hùng”, dù là anh hùng, hào hùng, kiêu hùng, gian hùng, thì trong thâm tâm đều không thích. Chỉ khác nhau là, một số người hùng, dứt khoát cự tuyệt vai trò của bọn hạ lưu này, một số khác lại coi chúng như chiếc thùng đựng phân, nhưng không thể không có, chỉ có thể lợi dụng chứ không thể trọng dụng. Võ Tắc Thiên là như vậy. Trong số tay chân của Võ Tắc Thiên có ba khốc lại nổi tiếng nhất: Sách Nguyên Lễ, Chu Hưng, Lai Tuấn Thần, quan cấp đều không cao, chức vị đều không lớn. Ngoài việc thêu dệt tội danh, vu người mưu phản, chúng không còn một thứ quyền lực nào khác. Lý lẽ rất đơn giản. Thứ nhất, bọn này năng lực không cao, học vấn không nhiều, tiếng tăm không lớn, dựa vào bọn này để trị quốc là không được; và nữ hoàng bệ hạ cũng không muốn đất nước mình lâm vào cảnh loạn lạc rối ren, dân không còn đường sống. Thứ hai, bọn này đều là phường ưng khuyển, mà không thể cho ưng khuyển ăn quá no. Ăn quá no, chúng sẽ không bắt hồ ly, bắt thỏ nữa.
Võ Tắc Thiên chán ghér bọn cáo mật đến đoạn không chịu được nữa, liền tìm cơ hội làm khó dễ bọn chúng. Đương nhiên, chỉ cần chọn ra mấy việc không thật quan trọng, lôi ra mấy tên không thật quan trọng để làm khó, để trêu chọc chúng. Năm Như Ý thứ nhất tức năm Trường Thọ thứ nhất (năm 692), để biểu thị lòng thành lễ Phật, Võ Tắc Thiên tâm huyết dâng trào, đã hạ lệnh cấm sát hại súc vật, giăng bắt tôm cá (tám năm sau, có lời khuyên gián của Phong Các xá nhân Thôi Dung, bản cấm lệnh này mới được bãi bỏ). Hữu thập di Trương Đức vui mừng vì có quý tử, đã phạm lệnh, cho giết một con dê, bầy tiệc mời đồng liêu, kết quả bị một người đến dự tiệc sớm tố giác. Trong buổi triều, Võ Tắc Thiên đưa đơn cáo mật cho Trương Đức xem và nói: “Lần sau mời khách, tốt nhất là xem nên mời ai, không nên đem rượu ngon, thịt ngon nuôi chó lén cắn người”. Dưới ánh mắt trừng trừng của mọi người, kẻ cáo mật có tên là Đỗ Túc còn bị một bạt tai. Lập tức, hắn mặt đỏ tía tai, trong lòng thì nguội lạnh và từ đó hắn không dám ngẩng mặt nhìn mọi người.
Võ Tắc Thiên làm vậy thực không thoả đáng. Bà ra lệnh cấm, bà khích lệ không khí cáo mật, lại chính bà đưa thư cáo mật cho bị cáo xem, như vậy, chẳng phải là muốn xoá bỏ chủ trương của mình, hơn nữa còn có ý bán đứng bọn chó săn. Nhưng, đối với những kẻ cáo mật ti tiện bỉ ổi và kẻ bán đứng thì chẳng có gì khiến người ta sung sướng hơn là vạch trần việc bọn chúng bán đứng bọn chúng ra trước mặt mọi người. Đúng là, chỉ có chiến tranh mới tiêu diệt được chiến tranh, chỉ có bán đứng mới ngăn chặn được bán đứng. Còn như hiệu quả khiến mọi người sung sướng lại chính là nhu cầu chính trị của Võ Tắc Thiên.
Võ Tắc Thiên lúc này không còn là Võ Tắc Thiên thay mặt hoàng đế, lâm triều xưng chế, danh không chính, ngôn không thuận năm nào. Bây giờ bà đã đường hoàng là Đại Chu Thánh Thần hoàng đế. Vương triều mới cần có không khí mới. Việc cấp bách là, cần có một nền chính trị mới, phải điều chỉnh chính sách, cải thiện hình tượng, để mọi người cảm thấy được hạnh phúc và an toàn. Những năm tháng đen tối, khủng bố thuộc về Lý Đường đáng chết, không thể có ở Võ Chu xán lạn, huỵ hoàng. Hoàng đế Võ Chu là Võ Chiếu, Chiếu cũng tức là bầu trời trong sáng, mặt trời mặt trăng trên bầu trời trong sáng ở trên cao, đâu còn chỗ để ma quỷ hoành hành? Vì vậy, những hành vi cáo mật xấu xa cần phải loại bỏ tận gốc, và bọn cáo mật đáng bị khinh rẻ. Lúc này, Đỗ Túc - kẻ xuẩn ngốc vẫn muốn dùng biện pháp hạ lưu bỉ ổi đó để bợ đỡ, lấy lòng thì thực là xuẩn ngốc, mất cả hứng thú.
Võ Tắc Thiên quyết định dùng bộ óc đần độn, kém hiểu biết của Đỗ Túc giúp mọi người mở mắt ra. Thứ nhất, bây giờ triều mới, điều cần lúc này không phải là khủng bố, mà là bình yên, mọi người không nên nhầm lẫn. Thứ hai, cáo mật hay không cáo mật, nói tốt hay nói xấu người khác, đều không quan trọng, điều quan trọng là phải nhìn vào ánh mắt của mụ già, để hiểu rõ ý chí mà làm theo. Lúc bà đây cần người cáo mật lại không tố cáo, là không có mắt; lúc không cần người cáo mật lại tố cáo, cũng là không có mắt. Không có mắt chịu một bạt tai cũng là đáng đời. Còn một ý rất rõ hơn nữa: Mọi người đã thấy, thực ra trẫm rất khoan dung, bằng chứng như Trương Đức phạm lệnh mà vẫn không bị xử lý và trẫm cũng rất ghét cáo mật, bằng chứng là Đỗ Túc cáo mật đã bị xấu mặt trước mọi người. Còn như việc khích lệ cáo mật, trọng dụng khốc lại trước đây, hoàn toàn vì an toàn của đất nước bị uy hiếp, nên bất đắc dĩ phải làm như vậy. Nếu mọi người có oán trách thì hãy oán trách bọn “phản tặc”. Nếu bọn chúng không mưu phản thì trẫm đâu phải hao tổn bao nhiêu sức lực để lập ngần ấy giám ngục, nuôi dưỡng ngần ấy ưng khuyển!
Võ Tắc Thiên cuối cùng vẫn là Võ Tắc Thiên, không chí đưa được một nhân vật nhỏ nhoi là Đỗ Túc ra làm trò, mà còn thực thi được một chính sách lớn, làm xuất hiện một sự kiện lớn:
Thanh toán quá khứ, bàn giao lịch sử, sửa đổi phương châm và làm sạch bản thân. Những việc làm đen tối, khủng bố, bẩn thỉu, ác độc trước kia là trách nhiệm của người khác: Bọn Bùi Viêm muốn mưu phản, cánh Đỗ Túc không có mắt và bọn Chu Hưng hành động quá mức (một năm trước khi xảy ra việc này, Chu Hưng đã bị giết). Tắc Thiên thái hậu hoặc Tắc Thiên hoàng đế không sai lầm, bà luôn chính xác. Lúc này, Võ Tắc Thiên tỏ ra hiền lành, khoan dung độ lượng, nghiễm nhiên là Bồ Tát, lòng dạ Bồ Tát. Võ Tắc Thiên ngất nghểu trên bảo toạ hoàng đế, trên khuôn mặt già nua, luôn thường trực một nụ cười tươi tắn như hoa đào rực rỡ, hoàn toàn không ai hay biết, ở đó đã nhuốm đầy máu tanh.
Mọi thần dân vừa hoàn hồn sau cao trào khủng bố còn biết nói gì đây? Họ chỉ biết thành tâm thành ý, cảm ân cảm đức, dập đầu bái lậy, hô to: Hoàng đế của chúng ta vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.
Xem ra, Võ Tắc Thiên còn là nghệ sĩ xuất sắc nhất trong lịch sử Trung Quốc. Diễn xuất của bà rất tinh tế, bà diễn không mắc một sai sót nào. Nhưng mọi người cũng cần phải hỏi: Khi
bà ký từng tờ, từng tờ lệnh bắt, phê chuẩn từng án, từng án tử hình, chẳng nhẽ bà chưa từng nghĩ trong số đó có án oan không? Khi nhìn thấy hết tập đoàn này đến tập đoàn khác mưu phản, rồi tất cả bị tiêu diệt, chẳng nhẽ bà tin có nhiều người mưu phản như vậy sao?
Võ Tắc Thiên hiểu rõ, người bị hại hiểu rõ, người cáo mật hiểu rõ, lịch sử cũng hiểu rõ.
Sự phản kháng cứ lặng lẽ được tiến hành trong bóng tối, biện pháp là “dùng lý lẽ của một người để trị lại chính người đó”. Ngay trước khi Võ Tắc Thiên vừa bắt đầu khích lệ cáo mật, có một kẻ tiểu nhân tên là Ngư Gia Bảo đã tự lấy máu để cúng tế chế độ đáng chết đó. Ngư Gia Bảo đã thiết kế riêng cho Võ Tắc Thiên chiếc ống đồng chuyên dùng để cáo mật. Bên trong chiếc có bốn ngăn, từng ngăn có một khe hở, thư tín vào được, không ra được. Chiếc ống đồng nhanh chóng được tạo ra và nhanh chóng nhận thư báo mật, trong đó có một bức thư tố cáo Ngư Gia Bảo. Bức mật thư tố cáo Ngư Gia Bảo đã chế tạo binh khí cho Từ Kính Nghiệp. Ngư Gia Bảo dâng hiến thiết kế chiếc ống đồng, nhằm che giấu tội và tránh khỏi bị truy cứu, tâm địa thực bất lương.
Chưa bao giờ Võ Tắc Thiên khoan dung với phán tặc, kế cá với kẻ thiết kế ra chiếc hòm cáo mật. Và giống như thời đại cách mạng Pháp, người đầu tiên bước lên đoạn đầu đài chính là người đã phát minh ra máy chém không đầu. Ngư Gia Bảo cũng biến thành vật hy sinh cho phát minh của mình, thực đúng là “kẻ đầu tiên tạo ra hình nhân, hẳn là kẻ không có người nối dõi”.
Một số pháp quan chân chính đã công khai chống lại. Họ không thể nào ngăn được cáo mật, nhưng khi xét án, họ kiên quyết không bức cung, không dùng hình, không vi phạm trình tự thẩm vấn, không tạo án oan sai giả. Đỗ Cảnh Kiệm “dùng pháp khoan bình”, Từ Hữu Công “khoan nhân vi chính”, ngay cả thuộc hạ của họ cũng thấy cảm động, từng thề sẽ không đánh đập phạm nhân. Các vị pháp quan duy trì phép nước nghiêm minh, không nghĩ gì tới an nguy của bản thân. Nhưng nếu có điểm nghi vấn, họ luôn ra sức tranh đấu theo lý. Có một lần, pháp quan Lý Nhật Tri đã tranh chấp với pháp quan Hồ Nguyên Lễ vì một án tử hình. Hồ Nguyên Lễ nói mạnh, nếu Hồ mỗ còn tại chức thì chẳng có lý gì để người này thoát chết! Lý Nhật Tri không hề khách khí, đã đối đáp lại nếu Lý mỗ không rời chức vị, thì người này không thể bị xử tội chết. Cuối cùng vụ kiện đến chỗ Võ Tắc Thiên, Lý Nhật Tri đã thắng, người kia giữ được mạng sống.
Đồng thời với việc trọng dụng bọn khốc lại Lai Tuấn Thần, Chu Hưng, Sách Nguyên Lễ, Võ Tắc Thiên dụng ý sâu xa, còn dùng cả một số pháp quan ngay thẳng, chính phái như Từ Hữu Công, Đỗ Cảnh Kiệm, Lý Nhật Tri. Võ Tắc Thiên hiểu rõ: Khích lệ cáo mật, trọng dụng khốc lại, tạo án oan sai giả chỉ là biện pháp bất thường, không thể lâu dài. Tức là bất đắc dĩ mà phải dùng và luôn phải tiết chế, giảm bớt xung đột, giữ được thăng bằng. Bà cũng hiểu, bọn Lai Tuấn Thần chỉ là loài ưng khuyển, tuy không thể không dùng, nhưng phải có giới hạn. Từ Hữu Công mới là nhân tài, rường cột của đất nước, cần được bảo vệ. Cho nên, Từ Hữu Công hai lần bị giáng, ba lần phục chức. Võ Tắc Thiên hỏi Từ: “Túc hạ luôn quyết án, sai lầm thả không ít người, nên thấy mình phải chịu tội gì đây?”. Từ Hữu Công nói: “Lưới trời thưa rộng, từng thả nhầm người có tội, nhưng đó là tội nhẹ; thương tiếc sinh mệnh, chán ghét tàn sát mới là đại đức của thánh nhân!”. Tuy chưa thể nhanh chóng tiếp nhận được cách nói của Từ, nhưng Võ Tắc Thiên không thể không thừa nhận Từ nói có lý cũng không thể không thừa nhận chính Từ là người chân chính chính phái.
Người chân chính chính phái luôn được mọi người (kể cả kẻ thù, người không cùng chính kiến) kính trọng, còn tiểu nhân ti tiện vô sỉ luôn bị mọi người (kể cả chủ, chán ghét, khinh rẻ). Trong thể chế chính trị chuyên chế, tiểu nhân thường đắc chí, nhưng một khi đã hết giá trị sử dụng thì kết cục thật thảm thương. Bọn Chu Hưng, Lai Tuấn Thần, Sách Nguyên Lễ đều không được điên cuồng bao lâu, trong đó kết cục của Chu Hưng có nhiều kịch tính nhất. Tháng hai, năm Thiên Thụ thứ hai (năm 691), khốc lại Khâu Thần Tích vì phạm tội nên bị giết, có người tố giác Chu Hưng là đồng mưu, Lai Tuấn Thần được cử thẩm tra án. Lai Tuấn Thần mời cơm Chu Hưng. Sau ba tuần rượu, Lai Tuấn Thần thành thực hỏi Chu Hưng: “Phạm nhân thường không chịu khai cung, không biết nhân huynh có cách gì không?”. Chu Hưng nói: Thật quá dễ! Lấy một thùng nước to, cho đốt củi xung quanh rồi ném phạm nhân vào đó, thì đố mà không khai”. Lai Tuấn Thần theo cách đó, cho lấy một chiếc thùng thật to đốt than chung quanh, sau đó lấy thánh chỉ ra, nói với Chu Hưng: “Có người tố giác lão huynh. Đã vậy, xin mời huynh vào thùng cho! Như có tiếng sét đánh ngang tai, Chu Hưng chỉ còn biết nhất nhất cung khai theo ý đồ của kẻ thẩm án, ngoài ra còn biết làm gì? Chu Hưng bị phán xử lưu đầy ra Lĩnh Nam, trên đường lưu đầy đã bị kẻ thù sát hại. Tên gian tặc lòng dạ đen tối, từng sát hại không ít người, lẽ ra phải “phát minh” cho mình một dụng cụ tra tấn có lợi hơn. Cả đời hắn đã ngầm hại nhiều người, sao lại không nghĩ đến mình rồi cũng sẽ có người ngầm hại.
Cái chết của Sách Nguyên Lễ tuy khác khúc mà lại cùng lời.
Kẻ cáo mật chuyên nghiệp này cũng bị người khác cáo mật, lại một người bạn cũ của hắn được phái đến xét án. Cách thẩm án của Sách Nguyên Lễ là cho phạm nhân đội một chiếc mũ bằng sắt, rồi lấy gậy đánh vào đó, tận khi óc não của phạm nhân lênh láng ra ngoài. Thế rồi, người bạn cũ hói bách: Có cân phái đội chiếc mũ đó cho anh không?”. Tất nhiên là Sách Nguyên Lễ vội vàng nói, “Không cần không cần”. Kết quả hắn đã chết trong ngục cùng năm đó.
Tên khốc lại độc ác nhất là Lai Tuấn Thần đã chết vào ngày mùng ba tháng sáu, năm Thần Công thứ nhất (năm 697). Lần này xử quyết công khai. Tên ma quỷ điên cuồng, ăn thịt người nuốt cả xương Lai Tuấn Thần cứ nghĩ mình muốn hại ai cũng được, nên đã chú ý đến cả Võ Thừa Tự, cháu của Võ Tắc Thiên. Kết quả, đến lượt mình phải hạ ngục. Lai Tuấn Thần bị trói vào xe tù, bị nhét quả cầu gỗ vào miệng, giải đến pháp trường. Sở dĩ phải nhét quả cầu gỗ vào miệng, vì trước đây, khi xử quyết người bị vu cáo là Hách Tượng Hiền, Hách Tượng Hiền đã lớn tiếng mắng chửi, ở pháp trường còn khẳng khái trần tình, kể ra vô số tội ác của Võ Tắc Thiên, trong đó có chuyện bà gian díu với hoà thượng. Những bí mật Lai Tuấn Thần biết còn nhiều hơn, nên phải không cho hắn được mở miệng. Ngày hành hình, người Lạc Dương ở ạt kéo tới, mong được xem kết cục của tên đồ tể ác độc ghê gớm. Lúc đầu của Lai Tuấn Thần rơi xuống đất, mọi người đồng thanh hoan hô như sấm dậy, rồi ùa lên cướp thi thể của hắn, ai nấy như điên cuồng, không sao ngăn được. Trong chốc lát, Lai Tuấn Thần đã biến thành một đống bùn. Lần nữa, Võ Tắc Thiên “không nghĩ đến tình riêng”, thể hiện là nhà chính trị tài năng. Võ Tắc Thiên tuyên bố tội ác tày đình của tên chó săn đắc lực nhất của mình, chết không đáng tiếc, không chỉ phải băm nát hắn ra, mà còn phải giết cả họ nhà hắn.
Cái chết của Lai Tuấn Thần cho chúng ta rõ: Trái với lương tâm để làm ưng khuyển thì kết cục sẽ như thế nào. Nhưng không khí xã hội bị Võ Tắc Thiên đầu độc không thay đổi khi bà giết mộr vài tên khốc lại. Có thể có người nói, những “thế lực ác” sẽ chống đối Võ Tắc Thiên. Họ vẫn quyết giữ quan niệm trọng nam khinh nữ, không chịu để người đàn bà có năng lực đặc biệt này được thoải mái.. Nhưng, lúc chống lại cái “ác”, Võ Tắc Thiên đã biến mình thành ác gấp bội. Lúc sử dụng quyền lực, Võ Tắc Thiên đã ngang nhiên biến hành vi ti tiện bỉ ổi nhất của lũ cáo mật, bán đứng thành việc làm đáng được tán thưởng và khích lệ, còn mình thì biến thành kẻ đầu sỏ gây hoạ, không hơn không kém. Võ Tắc Thiên đã khuấy động tâm địa đen tối và xấu xa nhất trong nhân tính. Lúc này, chiếc hộp của Pandora đã mở ra, dịch bệnh đã lan tràn khắp nơi.
Có điều, Võ Tắc Thiên không thể để ý tới chúng. Bao nhiêu vấn đề khó khăn mới, đang chờ bà giải quyết.