Lớp học ồn ào, Nam đứng trên bục gỗ mỉm cười nhìn đám học trò của mình đang hăng say bàn cãi về địa điểm cuộc du ngoạn sẽ được tổ chức ở tuần saụ Trưởng ban trật tự Vân không những không duy trì kỷ luật cho lớp lại to mồm bàn cãi hơn ai cả. Dung ngồi cạnh chống tay vào cằm đùa nghịch với cây bút chì trên bàn, gác mặc ngoài tai sự ồn àọ Trên bảng đen bốn năm địa danh đã được đề nghị như núi Vương Minh, hồ Bích Đầm, Thác ô Lai, Động Ngân Hà, núi Quan âm... Nam chờ đợi một lúc lâu, thấy không còn ai đưa ra địa điểm khác, chàng nói: - Nếu không có ý kiến nào mới thì chúng ta sẽ bước sang phần biểu quyết. Vân nhổm lên la to: - Thưa thầy, còn ạ! Em đề nghị đi núi Sư Đầu! Cả lớp ồn lên vì nhà trường cho nghỉ có một ngày, làm sao đến núi Sư Đầu được. Nếu có đi thì ít nhất cũng phải ở lại trên núi một đêm, thật bất tiện, Nam bảo: - Tôi xin lưu ý các bạn, chúng ta chỉ có một ngày, đừng đề nghị nơi quá xạ Vân vùng vằng ngồi xuống, vỗ bàn: - Nhà trường gì kẹo quá, chỉ cho nghỉ có một ngàỵ Nói xong quay sang nhìn Dung đang yên lặng, bảo: - Sao mầy không đề nghị nơi nào cả vậỷ Rồi như sực nhớ ra, Vân vội đề nghị thêm: - Đầm Nhật Nguyệt. Cả lớp cười ồ, núi Sư Đầu đã đi không được, Đầm Nhật Nguyệt còn xa gấp mấy lần làm sao đến! Nam nhún vai, chàng nói một câu, nhưng vì ồn quá không ai nghe rõ. Vân sực nhớ đến chức trưởng ban kỷ luật của mình, vội đứng dậy quát: - Yên lặng! Yên lặng! Ai mà còn ồn nữa, tôi sẽ ghi tên ngay, ai muốn nói gì phải đưa tay lên trước. Cả lớp lại được dịp cười bằng thích, vì đầu giờ đến giờ người to tiếng nhất vẫn là Vân. Nam đợi tiếng cười vừa dứt, chàng bảo: - Thôi chúng ta bắt đầu biểu quyết đi! Kết quả cuộc biểu quyết, địa điểm được chọn là thác ô Laị Dung đứng dậy lấy quyển sổ lớp ghi lấy kết quả và ngày giờ khởi hành, đoạn trao cho Nam. Nam đỡ lấy quyển sổ từ tay Dung, ký tên vào sổ, bất chợt ngẩn mặt lên nhìn Dung, đôi mắt mơ huyền như hàm chứa một tâm sự cần tỏ bày, chàng bỗng thấy như đang bị chấn động mạnh, Dung đỡ lấy sách đoạn trở về chỗ ngồị Việc xong, Nam ôm chồng tập nộp của học sinh ra khỏi lớp, đang đến cầu thang, bỗng nghe tiếng gọi từ phía sau: - Thưa thầy, cho em nộp vở. Dung tay cầm quyển sách, bối rối trao cho Nam. - Vở gì? - Dạ vở nhật ký nộp trễ ạ. Nam thoáng ngạc nhiên, dù việc nộp nhật ký là việc bặt buộc phải làm của nhà trường, nhưng thuở giờ Dung nào có nộp đâu, đây là lần thứ nhất. Nộp xong, Dung quay lưng lại trở về lớp. Nam xuống thang nhưng lòng vẫn bị ám ảnh bởi đôi mắt bối rối của con bé. Đến phòng, Nam khép cửa lại, ngồi vào bàn hút xong điếu thuốc, uống tách trà, đoạn chậm rãi mở vở Dung ra xem: "Thưa thầy, Đây không phải là nhật ký mà là những tạp ghi về cuộc sống, em cố gắng ghi lại, mong thầy có thể chỉ dẫn cho em" Lật sang trang sau, Nam thấy Dung không có ghi ngày tháng chi cả mà chỉ có những đoạn rời sau: "Hôm nay mát trời, nhưng lòng ta thấy lạnh, lạnh từ trong nhà đến cả nơi trường, cái lạnh len lỏi trong người, như mùa đông sắp đến. Kết quả bài thi vừa được phát ra, đại số hai điểm, vật lý ba điểm, mẹ bảo: các em con đều học giỏi, còn con thì saỏ Mình biết nói gì đây nhưng mình nghĩ điểm số nào có phải là biểu tượng cho sự siêng năng đâủ Hôm nay em Nhược đi học về muộn. Mẹ đứng đợi nơi cửa, kêu mình ra rước em, thời may em vừa về đến, nó nhìn mẹ cười: Con cùng bạn đi xem hát! Mẹ không rầy lại hỏi: Phim có hay không? Ngày chủ nhật, bài vở lu bù suốt ngày mệt quá. Mẹ lại bảo: Nếu không lên đại học được thì đừng có nhìn taọ Thật saỏ Sống để làm gì? Mục đích là gì? Lên đại học? Chỉ có vậy thôi à? Em Lân họa bức thủy mạc, cha khen là thiên tài lại muốn tìm thêm một giáo sư hội họa cho Lân. Họa giỏi lại học giỏi tháng nào thi điểm trung bình cũng không dưới 8.5/10. Tôi làm sao dám đem ra cho người xem? Em trai, em gái giỏi dắn ơi, làm ơn ban cho chị chút ít tài năng. Cha mẹ kính yêu! Hãy cho con chút ít tình thương, con van xin ngườị Mẹ ơi! Con lại thi kém nữa rồi, xin mẹ tha thứ cho con, đừng chửi con. Con xin hứa từ nay sẽ không vớ vẩn nữạ Không viết gì cả để cố gắng chủ động tư tưởng mình. Hôm nay Nhược lại mang bảng ban khen về, mẹ bảo: con coi như vậy mẹ làm sao không yêu nó được? Tư tưởng như con ngựa hoang, vụt qua song cửạ Mình không là anh kỵ mã giỏi làm sao giữ vững dây cương? Ai có biết cho lòng tôi đang khao khát, ai có biết cho lòng tôi đang cầu khẩn thương yêủ Lại một ngày chủ nhật phiền nhiễu, đánh lộn với em Lân, cha bênh nó, việc nhỏ mọn mà! Sao không tự trách mình? Trống trải cô độc, tôi thù xã hội này, như tôi cũng thương nó vô cùng, chỉ muốn đấm vỡ thành từng mảnh vụn quả đất này thôị Giận cha không nói, không cười, chống đối tiêu cực. Mình là của mình, nào phải của cha mẹ đâủ Nhưng thể xác này là của cha mẹ ban cho, nghĩ vậy, làm sao không thấy ngượng? Cha giận mình lấy chén ném, lỡ trúng đầu Nhược, nhìn những giọt máu phun ra từ đầu em, tôi thấy bủn rủn cả ngườị Nhược ơi! Nhược làm ơn tha lỗi cho chị nghẹ Tại sao chén không rơi vào đầu mình mà vào đầu em? Nhược ơi! Hãy giết chị chết đi! Sao cha không giết con? Tôi phải làm gì bây giờ?" Nam bỏ vở nhật ký xuống, hình ảnh Dung với gương mặt trắng xanh và đôi mắt buồn ám ảnh mãi hồn anh. Chàng tưởng tượng như Dung đang trước mặt chàng gào to: Tôi phải làm gì đâỷ Chàng chợt thấy mình đang bị cô bé lôi cuốn vào cái vòng khổ đau của nàng. Nam chua xót cho Dung. Chàng thắc mắc, tại sao Dung không thố lộ những điều trên cho một người nào khác mà lại là chàng? Phải làm gì để giúp đỡ Dung đâỷ Nam nghĩ đến đôi tay lạnh và dáng mảnh khảnh yếu đuối của cô bé, chàng bỗng có cảm giác khát khao được ôm Dung vào lòng và mang đến những gì Dung cần thiết. Phải chi mình là Samson, mình sẽ sẵn sàng dùng đôi tay rắn chắc vạch ra chân trời hạnh phúc mới cho nàng. Nhưng tiếc thay mình chỉ là Khang Nam, một tên giáo sư quốc văn quèn, làm được gì đâỷ Nam đọc lại một lần nữa, đoạn đặt bút viết trên nhật ký bốn câu: "Hãy đến với điều sẵn có, mơ chi chuyện chưa thành Ngoảnh mặt đi với hiện tại là điều hổ thẹn vô cùng Nếu thật sự có tài hơn người Thì đừng bao giờ chịu khuất phục một ai" Viết xong, Nam thấy thẹn đỏ mặt, không hiểu sao mình lại viết chi những câu sáo ngữ không đúng theo ý mình như vậỷ Chàng lại nghĩ rằng không thể nào tìm được một câu có thể diễn tả được niềm cảm thông của mình về Dung. Nhìn quyển sách, Nam bỗng trở nên tư lự, trên bàn, thuốc vụn đã đầy gạt tàn. Quyển sách vẫn để nơi phòng Nam, chàng không buồn trả lại cho Dung, cũng như Dung chưa hề đòi lại, nhưng thường trốn tránh mỗi khi bắt gặp Nam nhìn mình. Ngày du ngoạn đã đến, trời hôm nay trong xanh và đẹp. Các nữ sinh tụ họp nơi sân trường, hai chiếc xe ca lớn được mượn của công ty điện lực, Vân cầm sổ điểm danh đã ba lần mà điểm vẫn chưa xong, Yến thấy thế đến phụ giúp. Các nữ sinh tranh nhau lên xẹ Nam làm trưởng đoàn, chàng lưỡng lự trước hai chiếc, sau cùng lên đại một xe, không ngờ lại trùng ngay chiếc có Vân, Tần, Dung và An. Nỗi vui nhẹ len vào hồn, chàng có cảm tưởng may mắn không bước nhầm lên xe kiạ Xe vừa chạy, các cô bé như vừa thoát khỏi hỏa ngục sách vở, ríu rít huyên thuyên rất cởi mở. Vân ôm lấy Dung, bắt nàng phải kể chuyện cho nghe, hôm nay trông Dung cũng khá tươi tỉnh. Vân nhìn Nam nói: - Dung nó kể chuyện tuyệt lắm đó thầy, đủ màn hỉ, nộ, ái ố. Thầy bảo hắn kể nghe đi thầỵ - Đừng có xạo - Dung nói - trên xe mà kể chuyện có quỷ nó nghe, đi kêu con An hát còn hay hơn. Cả xe nghe Dung nói vội xôn xao lên bắt An phải hát. An chau mày nhìn Dung đang nở nụ cười, biết không thể chối từ An nói: - Thôi được, để tao ca! An cất tiếng ca bài "Đoàn quân cứu nước"... "Thời đại đang thử thách chúng ta, hãy tiến lên xây dựng cuộc đời". Mọi người trong xe vội cất tiếng hát theo, tiếng hát thoát ra ngoài, chẳng bao lâu xe kia cũng bắt đầu vang lên tiếng hát, những tiếng ca hùng hồn cao vút "Người thanh niên trường cột sông núi, hãy tiến thân xây dựng xã hộị.." Tiếng ca càng lúc càng to khiến những người đi hai bên đường phải ngạc nhiên ngắm nhìn. Tiếng hát quá trong trắng và ngây tình khiến Nam xúc động, chàng nhìn lũ học trò, bỗng thấy mình đã quá già, đã bị ngăn cách bởi tiếng hát trẻ trung kiạ Dung ngồi tựa lưng vào cửa, yên lặng nhìn các bạn của mình hát vang, Vân thấy thế, bắt Dung hát theọ Tiếng ca mỗi lúc một trở nên ồn ào rối loạn, chỉ còn là những tiếng hét. Bác tài xế bên trước cũng cảm thấy lòng mình trẻ lại rất nhiềụ Đến địa điểm đã mười giờ, xuống xe còn phải thả bộ dọc theo đường mòn một khoảng nữa mới đến được thác ô Lai, Từng nhóm nữ sinh đi dọc theo đường, người mang thức ăn, kẻ mang nước, cũng có kẻ ngồi xe hỏa một đường rầy, không phải để nhanh tới mà là vì tính hiếu kỳ khơi động thế thôị Dung, Vân, An và Tần đi thành nhóm cạnh Nam, vừa đi vừa chuyện phiếm. Vân tố khổ bà giám thị với Nam: - Thầy xem, tuổi chúng em là cái tuổi tung tăng, cười giỡn, nếu ở cái tuổi này mà lầm lầm lì lì thì là người bất thường, như vậy đúng ra bà giám thị phải dạy dỗ sao cho chúng em được gọi là bình thường chớ, sao lại muốn chúng em thành người bất thường! Bả nói em không tròn bổn phận trưởng ban kỷ luật! Vậy sao bả không làm đi! Bả nói em vô lễ, đòi ghi phạt em, thầy xem có đúng không? Nam cười, chàng hình dung vẻ giận dữ của bà giám thị, đoạn bảo: - Em cũng không được đúng lắm, vì nhiệm vụ của em là duy trì trật tự lớp kia mà. - Thầy cũng bênh bà ta nữa saỏ - Tôi không bênh ai hết nhưng bà ta có nói cái gì em nghe qua rồi bỏ đi, làm chi cho nhiều chuyện, tuy nhiên nếu vậy mà phạt em thì cũng không đúng lắm. Vân trợn mắt: - Bả mà phạt em hả, còn lâu, nếu phạt thật, em phá văn phòng bả cho mà xem. Nam lắc đầu, con bé thật quá quắt. Đến thác nước, mười một giờ trưạ Thác tuy không lớn lắm nhưng dòng nước chảy khá mạnh, đổ những khối nước trắng xoá lên những hòn đá rời trong lòng thác, tạo nên những âm thanh hùng vĩ, che khuất cả tiếng gió. Các cô bé tung tăng trên những tảng đá, vừa nhảy, vừa la hét. Nam đứng trên bờ ao nhìn đám trẻ vui đùa vô tư lự. Một vài nữ sinh thấy Nam bơ vơ tội nghiệp vội đến chuyện trò cùng thầỵ Nam cảm động vô cùng, nhưng cũng cảm thấy hối tiếc không nguôị Cảm động vì tấm chân tình của học trò, nhưng nuối tiếc về tuổi thơ đã mất, chàng nghĩ mình đã già rồị Dung và An ngồi trên tảng đá gần đấy, chuyện trò to nhỏ, không hiểu sao Nam bỗng có cảm tưởng là Dung đang trốn tránh mình.