Chương 2

Còn năm phút nữa chuông vào học mới reo, thì Khang Nam đã có mặt trước phòng học lớp đệ nhất Hiếu từ bao giờ. Đứng bên trong hành lang, một tay tì lên cửa sổ, tay cầm thuốc, mặt hướng ra bầu trời xanh lơ đãng. Điếu thuốc cháy dở trên tay, buôn g ra những vòng khói xanh bị gió làm tan loãng dần.
Với bộ y phục thẳng nếp và sạch, chiếc cà vạt hồ cứng, ly quần bén nhọn, người ta khó mà tìm thấy những nét cẩu thả của những anh chàng độc thân khác ở chàng.
Người không to, dáng vóc trung bình, hơi gầy, da ngăm đen. Nam có đôi mày đen nhưng không sậm, trên đôi mắt hơi buồn, với những nếp nhăn ở đuôi mắt của những người trên bốn mươi, có thể nhăn nhiều hơn nữa vì chàng có thói quen hay nhíu mày trong khi làm một việc gì.
Hôm nay là ngày tựu trường đầu tiên, nên không có dạỵ Thời giờ được xử dụng trong việc sinh hoạt nội bộ của lớp. Giáo sư chỉ dẫn chọn chỗ cho học sinh và sau đó là giờ bầu cử ban đại diện lớp. Khang Nam đứng bên ngoài cửa, mặc nhiên nghe rõ những tiếng xê dịch bên trong lớp của các nữ sinh, cũng như tiếng thì thào về anh. Nam biết rõ như vậy vì đã nghe hai tiếng Khang Nam rất rõ phát ra từ bên trong lớp. Chàng tự nhủ:
- Như vậy còn tốt lắm, vì học sinh còn gọi được tên Nam mà chưa gán cho anh một biệt hiệu mới nàọ
Nam biết rất rõ về sự rắc rối, trong việc sắp xếp lớp dạy kỳ này, vì các nữ sinh đã làm ồn lên, cũng như các bậc thầy cũng thấy điều không haỵ Nam cảm thấy làm thầy thật là khó, chàng nào có thích trở thành vị giáo sư nổi tiếng đâủ Nhưng không ngờ lại nổị Cũng như chàng nào có muốn làm phiền các giáo sư khác đâu, nhưng bây giờ anh bỗng trở thành cây đinh lớn trước mắt họ, đôi khi Nam nghĩ thôi thì ta cứ làm việc của ta, mặc kệ họ!
Thật ra, Nam chỉ dạy các học sinh với tất cả tâm hồn mình, anh cũng rất gàn không bao giờ chịu chìu chuộng các học sinh, nhưng Nam không biết sao họ lại tôn sùng anh đến thế! Các đồng nghiệp không ưa anh, họ cho là anh tự cao tự đại, vì Nam là người không thích ồn ào, cũng như không thích thù tạc với họ, họ gọi Nam là kẻ lạnh lùng và không một giáo sư nào ưa thích anh. Nam cũng không buồn để ý đến.
Có điều Nam rất rõ địa vị mình trong lớp học, sự tôn sùng của học sinh làm anh cảm thấy niềm hãnh diện nho nhỏ: thầy Nam là một giáo sư tốt. Câu nói đó sau hai mươi năm dạy học là niềm an ủi duy nhất của anh. Cũng vì vậy, mà dù cho Nam có mặc nhiên trước dư luận, anh cũng không thể không chú tâm đến các học sinh của mình, không những về phương diện bài vở mà còn chia xẻ cả những niềm vui buồn của các học sinh.
Chuông vào học đã reo, Nam quay lại nhìn đám học trò đang tuần tự bước vào lớp, anh ném tàn thuốc còn lại qua cửa sổ. Đây là một lớp học mớị Từ khi được chỉ định dạy đệ nhất cho đến nay, năm nào anh cũng nhận được những khuôn mặt mới, cũng phải toát mồ hôi vì sự lên đại học của các học sinh. Nam thấy thích dạy đệ nhị hơn là đệ nhất, vì dạy đệ nhất quá mệt mỏi, trong khi không biết bao nhiêu người tranh nhau để được dạy lớp nàỵ
Đứng trên bục gỗ, nhìn xuống những khuôn mặt trẻ đang chờ đợị Nam thấy tình cảm quá thắm thiết. Anh muốn hòa mình vào đám học trò, vì ở đó mới làm anh quên lãng được nhiều việc, kể cả sự cô đơn. Ngoài đám học trò ra chỉ có rượu là giải được cơn phiền muộn của chàng.
Việc sắp lớp kéo dài cả nửa giờ mới xong, vì các nữ sinh cứ thay đổi chỗ ngồi luôn, họ chỉ thích ngồi chung với những bạn thân thiết của mình. Trật tự vừa vãn hồi, một nữ sinh bỗng đứng lên, đến phía trước nói to:
- Dung ơi! Cho tao ngồi chung với mầy nhé, tao với mầy cùng cao một cỡ nè! Cho tao ngồi đi, tao sẽ không nói chuyện với mầy trong giờ học nữạ
Không đợi cho phép cô vội ngồi xuống ngay bên cạnh Dung.
Khang Nam nhìn thẳng vào mặt cô bé vừa rồị Đôi mắt to đẹp với chiếc cổ trắng. Đồng thời anh cũng nhìn sang cô bên cạnh tên Dung, con bé trẻ và trầm lặng đang nói nhỏ với bạn:
- Vân! Nói khẽ vậy chớ! Tao đâu có bảo không cho mầy ngồi cạnh bao giờ đâủ
Giang Nhạn Dung và Trình Tâm Vân, hai cái tên quen thuộc vì đã có người lưu ý anh về họ rồị Theo đó, thì Dung trong niên khóa trước, vì không ưa vị giáo sư dạy quốc văn (mà họ đặt cho biệt hiệu là động đất vì ông ta thường hay nện chân xuống bục gỗ trong khi nói), đã chỉnh ông ta phát âm sai ba từ ngữ, lại còn yêu cầu giáo sư giải thích giùm một bài thơ tối nghĩa của cô tạ Khiến vị giáo sư kia tức giận và chửi nàng. Việc đưa đến phòng giám thị, rồi phòng hiệu trưởng, làm ồn lên cả trường, khiến giáo sư kia chỉ còn nước rút luị Bây giờ Nam nhìn Dung, anh không thể ngờ rằng với gương mặt trắng xanh kia và đôi mắt dịu dàng đó mà lại có thể gây nên chuyện rắc rối như vậy được?
Đến Trình Tâm Vân thì tên tuổi đã lẫy lừng rồi, vì cái tài chọc phá. Có thể nói không có một giờ nào yên ổn với cô tạ Các giáo sư đã nhức đầu vì cô ta rất nhiềụ
Việc sắp lớp đã xong, đến phần bầu cử, Nam nhỏ nhẹ bảo các học sinh:
- Các bạn có lẽ đã biết tôi, riêng tôi vẫn còn chưa rõ các bạn, tôi mong rằng trong vòng một tuần lễ, tôi có thể đọc tên vanh vách từng người một. Các bạn gần gũi nhau đã được hai năm, tôi biết các bạn đã rõ đã hiểu trách nhiệm của mình trong việc bầu cử. Vì thế, tôi mong các bạn đừng xem nó như một trò đùạ Sau khi bầu cử xong, bạn nào có điều chi thắc mắc, cứ đến hỏi tôi, mong rằng tôi có thể giúp các bạn một cách chân thành. Đừng xem tôi như một ông thầy nghiêm khắc, mà hãy đến với tôi như đến với một người bạn già!
Phần bầu cử bắt đầụ Việc đề cử trước, sau đó sẽ là phần biểu quyết. Trưởng lớp và phó trưởng lớp được bầu trước một cách êm đẹp. Lý Yến và Thái Tú Hoa đắc cử một cách xứng đáng, vì họ là những học trò giỏị Kế đến là phần bầu các trưởng ban.
Trưởng ban học thuật để phụ trách việc sách báo, văn nghệ và ghi chép biên bản lớp... Giang Nhạn Dung được đề cử. Khang Nam dùng phấn viết tên Dung lên bảng, đoạn cố ý quay lại nhìn Dung. Đôi môi cô bé mím chặt lộ vẻ không hài lòng về việc đề cử vừa rồị Hai ba tên khác cũng được đề cử, nhưng khi biểu quyết ngoài sự tưởng tượng của Nam, Dung được đắc cử với 50/52 phiếụ Dung giữ chức trưởng ban và Hồ Mỹ Văn phó trưởng ban học thuật.
Trong lúc Nam muốn bước sang phần khác, thì Dung đứng dậy xin phát biểu ý kiến:
- Thưa thầy em không thể nhận chức vụ này, xin thầy cho đề cử người khác.
Nam không bằng lòng chàng nói:
- Tôi hy vọng rằng, những người bầu ra, đừng thối thác trách nhiệm của mình. Chị đã được mọi người bầu ra thì chắc chắn đã hiểu rõ, chị có thể hay không đảm nhận được chức vụ kia rồị
- Nhưng mà... thưa thầy...
Dung ngẩng lên nhìn đôi mắt van lơn:
- Em có nỗi khổ của em đâu ai biết. Nhưng chị bạn ở đây, có lẽ ai cũng biết em học rất dở, nếu em để tất cả thì giờ của mình trong việc học, chưa chắc là em đã làm tròn, bây giờ nếu đảm nhận chức trưởng ban học thuật, bài vở em sẽ bê trễ hơn. Thưa thầỵ... ngoài ra, chức vụ này em đã đảm nhận ba năm liên tiếp rồi, bây giờ nên thay đổi người mớị..
Nam không thích có việc từ chức xảy ra, nhưng khi nhìn đôi mắt thiết tha và những lời van lơn của nàng, chàng bỗng thấy rung động, do dự một lát, Nam nói:
- Bây giờ thì thế này nhé! Tôi hỏi các bạn, có ai đồng ý sự từ chức của Dung hay không?
- Đồng ý thì cũng thế thôị - Tiếng cô bé có gương mặt bầu bĩnh ngồi hàng đầu lên tiếng. - Dù muốn dù không thì tất cả công việc bích báo cũng phải có Dung mới chu toàn, không ai đủ khả năng thay Dung được cả.
Cả lớp yên lặng suy nghĩ về lời nói vừa rồi của cô bé, Dung đứng đó rảo mắt nhìn khắp phòng, đoạn yên lặng ngồi xuống, đôi mắt buồn lơ đãng nhìn lên bàn, những ngón tay thon dài vô ý đùa nghịch chiếc hộp đồng đựng thước.
Để đánh tan sự yên lặng, Khang Nam ho nhẹ một tiếng, đoạn tiếp tục cuộc bầu cử. Bây giờ đến phần bầu trưởng ban kỷ luật, để điều hành trật tự lớp cũng như kiểm soát đồng phục các nữ sinh, chức vụ rất khó khăn.
Cô bé có gương mặt bầu bĩnh lúc nãy giơ tay xin đề nghị, ngoài tưởng tượng đối với Nam:
- Thưa thầy, em đề cử Trình Tâm Vân.
Nam chưa kịp viết tên Vân lên bảng, tiếng Vân đã hét to:
- Đồ quỷ sống! Mầy đề cử tao hả?
Tất cả cặp mắt trong lớp hướng về Vân, đang cuống quýt miệng chu chéo:
- Thưa thầy, xin thầy đừng viết tên em lên bảng, thầy đừng nghe lời con Diệp Tiểu Tần, em với nó ghét nhau, nó muốn hại em đó. Đề nghị em làm trưởng ban kỷ luật cũng chẳng khác nào đề nghị tên du đãng làm cảnh sát, giống như trò cười, đâu có được? Em trị em còn chưa được nữa là... Chừng nào em trị được em, em sẽ nhận chức vụ saụ
Những câu nói của Vân làm cả lớp cười ồn lên, ngay cả Dung đang buồn, cũng không dấu được nụ cườị
- Em đừng lo, chưa biểu quyết mà! Em đã đắc cử đâu mà sợ - Nam đáp.
- Nhưng... nhưng mà thầy ơi, đừng cho biểu quyết, tụi nó...
Vân cuống quýt lên, nhưng thấy không làm gì được đành ngồi xuống không quên trợn mắt dữ tợn nhìn Tần. Kết quả cuộc biểu quyết, hình như cả lớp cố tình bỏ phiếu cho Vân. Vân ôm chặt Dung lải nhải:
- Mầy mà giơ tay lên tao sẽ nghỉ chơi với mầy ngaỵ
Dung nhìn lên, thấy hầu như cả lớp đều đồng ý bỏ cho Vân, nên để tay xuống, vì biết rằng dù sao Vân cũng đã đắc cử. Kết quả Vân được đắc cử trưởng ban kỷ luật với năm mươi mốt phiếụ
Trình Tâm Vân nhảy hoảng lên, vì nhảy quá mạnh nên làm rơi cả mặt ghế đánh ầm một tiếng, không buồn lượm lên, cô ả la lớn:
- Thưa thầy! chúng ăn hiếp em. Thầy đừng để em giữ chức trưởng ban kỷ luật vì như thế cả lớp sẽ loạn đến nơi... ơ... ơ... ơ... em là con quỷ sống mà làm sao giữ được chức ấy chứ.
- Nhưng các bạn của em đã bầu cho em rồi! - Nam đáp - Thôi thì ráng mà nhận vậỵ Giải pháp trước nhất là em hãy tự trị mình trước, dù sao, tôi cũng mong rằng em sẽ là vị trưởng ban gương mẫụ
Vân chỉ biết ngồi xuống, gương mặt khóc cười không yên. Dung ngồi cạnh nhìn bạn mỉm cườị Vân gây gổ:
- Cười cái gì?
Dung cười đáp:
- Tao cười cái con khỉ chúa, đang bị sợi dây kỷ luật cột cứng, để coi từ rày về sau có còn khỉ khọt nữa không cho biết!
Cuộc bầu cử lại tiếp tục. Trưởng ban thể thao và âm nhạc: Chu Nhã An và Hà Kỳ đắc cử. Đến phần bầu cử trưởng ban phục vụ, không đợi Nam cho phép đề cử, Vân lên tiếng:
- Đề cử Diệp Tiểu Tần!
Bây giờ thì đến phiên Tần bối rối, đôi mắt to mở rộng, hắn la lớn:
- Thưa thầy, không được! Nó muốn báo thù em, việc đề cử này không được kể đến.
Vân cãi:
- Tại sao mầy đề cử được, còn tao lại không?
Khang Nam lẳng lặng viết tên Tần lên bảng. Vân đắc ý như quên hẳn việc bị đề cử làm trưởng ban kỷ luật, nhìn Tần cười ngạọ
Kết quả Tần được bầu làm trưởng ban phục vụ - Việc bầu cử chấm dứt sau phần bầu trưởng ban sự vụ và kinh tàị Nam kêu Dung ghi kết quả cuộc bầu cử vào sổ ký lục. Giờ sinh hoạt chấm dứt, Nam rời phòng học xuống lầu, trở về phòng trọ độc thân của chàng.
Đây là gian phòng nhỏ, chỉ rộng khoảng sáu chiếc nệm.
Vừa đủ để một chiếc giường, một bàn học, một kệ sách và một vài chiếc ghế nhỏ. Phần đất trống còn lại không còn được bao nhiêụ Vì thế, đôi khi các học sinh đến tận phòng để hỏi bài hay hàn huyên, chỉ cần năm hay sáu đứa là cũng đủ có cảnh chen nhau xảy ra rồị
Nam uống ly nước, ngồi xuống ghế sau bàn viết, đốt điếu thuốc và chậm rãi nhả khói, nhìn ra cửa sổ trầm tự
Chàng thấy rằng không phải dễ ứng phó với cái lớp học nàỵ Các cô bé này hình như không được giản dị lắm. Vân, con bé mắt to, không biết sợ ai cả. Tần với gương mặt bầu bĩnh nhạy cảm. Dung, con bé trầm lặng hay u buồn... Các nữ sinh quá phức tạp nhưng chứa đựng bao nhiêu thiên tài! Vân, nổi tiếng khắp trường về hội họạ An đàn guitar hay tuyệt vời trong buổi lễ tốt nghiệp năm rồị Giang Nhạn Dung, con bé u hoài có giọng nói dịu dàng còn in mãi ấn tượng trong đầu chàng, là con bé khá nổi tiếng về văn chương.
Khi Dung còn đang học lớp đệ tam, Nam đã từng được vị giáo sư dạy quốc văn cho xem một bài luận văn của cô ấy, khiến anh cũng phải ngạc nhiên vô cùng. Bây giờ, không ngờ con bé có đôi mắt sầu mộng kia lại là học sinh của mình. Nam dạy quốc văn, nhất định Nam không thể bỏ qua việc khai thác văn tài của nàng.
Biết đâu một vài năm sau, những đứa bé kia lại chẳng là những họa sĩ, nhạc sĩ hay các nhà văn nổi tiếng thì saỏ Tuy nhiên, Nam nghĩ lúc đó có lẽ chàng đã già lắm rồi, và họ cũng sẽ quên lãng chàng đị
Dạy học đã hai mươi năm rồi, không phải hay saỏ
Hai mươi năm trước, Nam đã từng làm hiệu trưởng trường trung học xứ Hà Nam. Một vị hiệu trưởng trẻ và được học sinh mến chuộng. Mãi đến năm dân quốc thứ ba mươi tám vì bị cộng sản hăm dọa thủ tiêu, chàng mới bỏ trốn đị Trước khi đi, Nhược Tố, người vợ trẻ của chàng, đã trao cho chàng chiếc nhẫn vàng năm chỉ, nhờ nó Nam mới thoát ra được Hương Cảng. Chàng vẫn nghĩ rằng sẽ không còn bao lâu, mình được trở về xum họp với quê nhà. Không ngờ, chuyến chia tay đó, đã trở thành ly biệt. Nhược Tố đã chết sau khi chàng đi được ba năm vì không chịu được sự cưỡng bách tái giá. Khi nhận được tin thì đã năm năm trôi qua rồị Nhược Tố! Nam nghĩ rằng mình còn nợ nàng quá nhiềụ Nhiều đêm, khi nghĩ đến những sự gây gổ giữa chàng và nàng, Nam thấy đau thắt cả lòng. Bây giờ Tố chỉ còn là tấm ảnh phai vàng, hình người trong ảnh đã phai mờ, có lẽ chỉ trong vòng vài năm nữa thì hình dáng kia sẽ biến mất đi, nhưng hình ảnh trong tim chàng chắc chắn sẽ không bao giờ phai, kể cả những ân hận và lòng hoài niệm cũng thế.
Sau khi Nhược Tố chết, hai con của chàng, lúc ra đi đứa 7 tuổi, đứa 4 tuổi, bây giờ không biết phiêu bạt nơi phương trời nàỏ Khi quốc gia gặp biến thì những đứa trẻ khốn nạn phải khổ sở theo, chàng nghĩ. Những đứa con của chàng chúng có tội tình chi đâu mà phải mất cả cha lẫn mẹ chứ?
Điếu thuốc đã tàn, Nam vẫn còn ngồi thừ ra, nhìn đóm lửa cháy sáng của phần thuốc còn lại với những vệt khói xanh yếu ớt.
Mỗi khi nhớ đến quê nhà và Nhược Tố là chàng phải uống hai hớp rượụ Xa nhà đã lâu, thuốc và rượu trở thành hai món mà chàng không bao giờ xa rời được, vì chỉ có chúng là đôi bạn tri kỷ của chàng.
Nam nhìn điếu thuốc nói thầm.
- Chỉ có mày mới hiểu được taọ
Chàng đứng dậy, chậm rãi đi lại trong phòng. Những lúc gần đây, Nam cố gắng trốn chạy sự hồi tưởng. Trốn chạy nỗi nhớ thương Nhược Tố và các con. Nhưng sự hồi tưởng thì giống như kẻ trộm, cứ đợi lúc chàng rảnh rỗi lại chui vào, len lỏi vào tận tâm hồn chàng, vào óc chàng. Dứt không ra mà chạy trốn cũng không được.