hải nói rằng bánh xèo tối nay ngon đặc biệt. Tố Nữ mà nhúng tay vào thì khỏi có chỗ chê. Tuy nhiên ba người họ gồm: Tố Nữ, Bội Ngọc, và Việt đều kém vui. Bánh ngon nhưng không đầy đủ bạn bè thành ra mất ngon, Bội Ngọc vừa ăn vừa làu bàu: - Tao không hiểu con Thu Hà đi đâu từ chập tối, tao đến thì người nhà nó bảo đã đi rồi. Tố Nữ chống cằm buồn hiu: - Ai biểu mày không dặn kỹ nó ở nhà đợi! Bội Ngọc nuốt vội vàng xong miếng đó rồi ngước lên nhăn nhó: - Ở ngoài sân bay tao đã dặn rồi, nó đâu phải là con nít mà tao phải dặn tới dặn lui chớ! - Uổng công tao hì hục đổ bánh xèo tới mấy chục cái bây giờ hổng ai ăn. Con Thanh An bịnh gì đến nỗi tới đây hổng được lận? Bội Ngọc đáp: - Tử Duyên nói nó cảm nặng, lúc tao với anh Việt tới là nó đang sốt rất cao. Tao đâu dám lôi nó đi theo lỡ nó ăn bánh xèo vô lăn ra chết queo có phải là tao lãnh đủ không? Tố Nữ vẫn tiếp tục cằn nhằn: - Thanh An bịnh thì thôi, còn Tử Duyên sao không lôi nó tới đây? Bội Ngọc la lên: - Tao khổ với mày quá, nó còn phải ở nhà chăm sóc cô em chồng. Tố Nữ chắc lưỡi nhìn mâm bánh xèo: - Bây giờ tính sao đây? - Tính sao là sao? - Thì cái mâm bánh xèo này nè! Việt đáp lời cho vui: - Hai nhỏ đừng cắn với nhau nữa. Bánh xèo này ba đứa mình từ từ ăn cho hết, vậy được không? Tố Nữ le lưỡi: - Ây da! Em không thể nào ăn hết hai cái, vì nhà em bán nên chỉ ngửi thấy mùi bánh xèo là em phát nóng lạnh lên rồi. Bội Ngọc tiếp tục đưa một miếng bánh xèo khác vô miệng, nhai nuốt xong, nàng thủng thắng nói: - Mày đừng có cằn nhằn cử nhữ tao nữa, thật ra tao có lỗi gì trong vụ việc bánh xèo của mày bị ế. Hay là mày đem ra bán cho khách đi nha! Việt hồn nhiên kêu lên: - Ý... như vậy vừa uổng vừa lỗ vốn, vì đây là bánh xèo đặc biệt Tố Nữ chiêu đãi mình mà, dĩ nhiên là ngon hơn bánh xèo ngoài quán nhiều rồi. Tố Nữ nghe Việt khen mình đổ bánh xèo ngon thì khoái chí lắm, nàng dần dần đỡ bực mình: - Vậy anh Việt phải ăn cho thiệt nhiều đó nha! - Được rồi, anh sẽ ăn chừng nào đầy lên tới cổ mới thôi. Họ lại cúi xuống ăn, tuy nhiên vì nhiều quá lại thiếu không khí quậy phá ồn ào nên cảm giác ngán thật mau đến. Bội Ngọc khẽ thụi Việt: - Em không thế nào nuốt vô nữa. - Anh cũng vậy, nhưng ráng ăn để nhỏ Nữ khỏi phật lòng. Bội Ngọc nhăn nhó: - Bộ anh định ăn cho hết hả? - Trời! Có nước mà đem anh đi chôn luôn vì bội thực. Mình ăn từ từ để kéo thời gian, chừng hơi khuya thì mình có cớ mà dọt lẹ. Bội Ngọc thở ra: - Thiệt khổ! Được cho ăn không hổng tốn tiền mà cũng khổ nữa. Đúng lúc ấy Tố Nữ mông lung đưa mắt nhìn khắp lượt quán bánh xèo lớn của gia đình nàng vẫn nườm nượp khách ra vô, nàng giật mình khi thấy “ông già” Khôi Nguyên lặng lẽ ngồi một mình trước dĩa bánh xèo và một chai sôđa. Tố Nữ quay phắt vào Bội Ngọc: - Bội Ngọc! Mày nhìn kìa! Bội Ngọc ngước lên cau mày: - Nhìn cái gì? - Mày có thấy ông già ngồi góc kia không? Bối Ngọc thở ra cái hì: - Quán nhà mày có bốn góc, tao biết góc nào? Tố Nữ bực mình: - Mày lúc nào cũng cù nhây thật đáng ghét, cái ông già mặc áo sơ mi trắng bỏ trong thùng kia kìa! Bội Ngọc nhướng mắt: - Ba, bốn, năm, bảy, chín... có tới chín kẻ mặc áo trắng, thật ra mày muốn chỉ tao người nào? Tố Nữ kín đáo dùng ngón tay chỉ ông Khôi Nguyên cho Bội Ngọc thấy, không ngờ Bội Ngọc bô bô cáix;'>
- Dạ phải. Nhưng má tôi đã cho uống thuốc và khỏi bệnh Bác sĩ lắc đầu, Tử Duyên không hiểu cái lắc đầu của ông ta, nàng hỏi: - Sao hả bác sĩ? Không trả lời nàng mà bác sĩ hỏi thêm: - Thỉnh thoảng cô vẫn thấy những cơn mệt bất thần có phải không? Tử Duyên lại gật đầu thêm lần nữa rồi nàng được nằm yên nghỉ ngơi không ai hỏi han thêm gì nữa. Trong tâm trạng ngập lo lắng Tử Duyên xoay trở liên tục không yên, chưa được bác sĩ cho biết kết quả nàng vẫn nặng trĩu cả lòng. Thời gian chờ đợi dù có dài kinh khủng rồi nó vẫn phải đến, sau mấy tiếng đồng hồ bác sĩ trở lại nhìn nàng một lúc mới ái ngại cất tiếng: - Cô Tử Duyên à, hiện bệnh tim của cô đã bắt đầu phát... Tử Duyên tái mặt hớt hải cắt ngang: - Tôi bệnh tim ư? Cái gật đầu của bác sĩ như một khẳng định chắc chắn: - Đây là hậu quả tai hại của bệnh viêm họng và đau khớp lúc nhỏ nhưng không được điều trị đúng cách. Thật ra cô đã ấp ủ bệnh tim từ lâu lắm rồi... Đầu óc vô cùng căng thẳng Tử Duyên hỏi dồn: - Bây giờ phải làm sao bác sĩ? Đăm chiêu một lúc như suy nghĩ cặn kẽ rồi bác sĩ mới nói: - Đáng ngại là cô đang mang thai... Tôi khuyên cô không nên giữ lại cái thai.. Giọng bác sĩ êm đềm nhưng Tử Duyên nghe tựa tiếng sét, nàng thất kinh mở tròn xoe mắt: - Bác sĩ nói sao? Tôi phải phá hủy cái thai à? Bác sĩ thở dài: - Tôi thật không biết nói với cô như thế nào nhưng để bảo đảm sức khỏe của cô thì không thể để lại cái thai. Tử Duyên đau đớn ôm mặt: - Trời ơi! Tại sao lại như thế? - Cô nên bình tĩnh, cô Tử Duyên! Nàng bỗng cuống quýt: - Bác sĩ, có cách nào khác không hãy giúp tôi... Bác sĩ ôn tồn: - Cô không thể sanh nở đang lúc bệnh tim phát, vì như thế rất nguy hiểm cho cô. Tử Duyên mắt đẫm lệ, nàng thẫn thờ: - Nghĩa là không có cách nào khác sao bác sĩ? Vị bác sĩ nhẹ nhàng an ủi: - Cô đừng quá bi đát, y học ngày nay không bó tay trước bệnh tim. - Nhưng tôi không thể giết chết đứa con yêu dấu... Vị bác sĩ nhiệt tình đã khuyên nàng nên bình tĩnh nhưng nàng đã không còn bình tĩnh trước một sự thật bệnh tình nghiệt ngã, tính mạng của nàng và tính mạng đứa con còn trong bụng... trời ơi nàng biết phải làm sao đây? Cuối cùng Tử Duyên rời khỏi bệnh viện mang theo lời bác sĩ văng vẳng bênh tai: - “Cô nên nghĩ đến sức khỏe, tính mạng của mình... Trị xong bệnh cô vẫn có thể sanh một đứa con khác mà!” Tử Duyên xây xẩm mặt mũi khi ngồi trên xích lô, cơn mệt lại như bóp nghẹt tim nàng khiến nàng thở khó khăn. Nàng khẽ khép mắt người xoe nhè nhẹ mỗi khi anh xích lô lách xe qua vài chiếc xe khác hoặc đi qua ổ gà. Tử Duyên nhớ lại hồi học trung học phổ thông đôi lúc những hiện tượng này cũng xảy ra với nàng nhưng nàng luôn luôn bỏ qua không chú ý, vì không hề mảy may nghĩ đó là hiện tượng bệnh tim mạch. Khi lập gia đình rồi hiện tượng đó thường xuyên hơn song nàng vẫn không quan tâm và cũng chẳng nói lại cùng Thanh Tịnh. Hạnh phúc yêu đương như đưa nàng nướt trên mây hồng bồng bềnh lạc vào chốn tiên, bệnh tật không bộc phá trong thời gian này cũng là điều dễ hiểu. Đến khi nàng mang thai thì cũng là lúc bệnh phát triển không còn đơn giản, ôi... Tử Duyên muốn run lên khi nhớ những lời của bác sĩ. Cũng tại nàng quá vô tâm vô tư không sớm phát hiện mầm bệnh của tim mình. Tử Duyên vừa ray rứt ân hận vừa suy nghĩ mông lung về lời khuyên rất chân tình của bác sĩ. Nàng bậm môi, mồ hôi lấm tấm đổ trên tóc mai và lưng áo, hủy bỏ đứa con của nàng và Thanh Tịnh ư? Không! Không bao giờ! Đó là một điều kinh khủng mà nàng chưa bao giờ nghĩ tới. Đứa con là kết quả tốt đẹp của những ngày tháng say nồng ân ái, là tình yêu tuyệt vời, là tinh khôi của mật hoa của vị trái chín. Trước khi lên đường Thanh Tịnh đã đặt tên cho con bằng tất cả âu yếm chứa chan, chàng và nàng đều hình dung ra nó trong trí với niềm vui sướng tột đỉnh. Đứa bé ra đời lúc này là đúng lúc, là tham dự vào mái gia đình đã vốn quá hạnh phúc. Cha mẹ Thanh Tịnh ngong ngóng đợi đứa cháu nội chào đời, cha mẹ nàng tuy đông con nhưng vẫn háo hức trông đứa cháu ngoại chào đời. Mọi người đang chuẩn bị tình yêu thương để chờ trao cho con của nàng, cớ sao định mệnh lại khắt khe tàn ác không muốn con nàng có mặt trên đời chứ! Bác sĩ đã nhấn mạnh một điều: - “Nếu sanh nở e tính mạng của cô gặp nguy hiểm”. Tử Duyên nghe hoảng hốt thật sứ, nàng cũng sợ tính mạng bị nguy hiểm chứ nhưng nàng không muốn nghe lời bác sĩ hủy đi sự sống của đứa con còn trong bụng. Anh xích lô đột ngột nghiêng đầu hỏi: - Về đâu, chị Hai? Tử Duyên mở bừng mắt ngơ ngác như người ra khỏi mộng nhìn đường phố bằng ánh nhìn vô thần, anh xích lô nghĩ Tử Duyên chưa nghe thấy nên lặp lại: - Chị Hai đi đâu? Đến lúc này Tử Duyên mới hay mình đã để mặc cho xích lô chở đi không đúng đường, nàng liền nói cho anh ta biết nơi cần đến rồi lại não nề im lặng. Trong khoảnh khắc im lặng ấy nàng dần trở nên bình tĩnh, nàng suy nghĩ nhanh không thể thố lộ ra điều này với bất cứ ai, vì chắc chắn mọi người cũng khó nghĩ như nàng họ sẽ không muốn bé Tịnh Duyên bị hủy non mạng sống. Nghĩ rồi Tử Duyên quyết định cố giữ vẻ tự nhiên như không có gì xảy ra, nàng về nhà khi mọi người đã có mặt đầy đủ và có ý như đợi nàng cùng ăn cơm trưa. Bà vú thấy nét mặt nàng ít tươi liền chạy lại đỡ nàng: - Con đi lâu quá, mọi người không ai chịu ăn trước vì muốn đợi con. Tử Duyên gượng cười: - Xin lỗi mọi người, thôi mình ăn cơm đi Duyên đói lắm rồi. Bà vú vội đi dọn bữa, Tử Duyên lại ngồi bên Thanh An nhưng mắt lại nhìn Hiếu hỏi: - Thanh An có sao không hả Hiếu? - Tử Duyên yên tâm, Thanh An chỉ bị cảm thôi. Tử Duyên cười với Thanh An: - Làm người ta lo muốn chết, nhưng đã có Hiếu thì Duyên không cần phải lo nữa phải không? Thanh An đã khỏe hơn tối hôm qua nàng khẽ nháy mắt với chị dâu, đáp lém lỉnh: - Ai mượn chị lo rồi kể công, giá như chị báo cho “người ta” biết từ hôm qua thì chị đâu có khổ sở phải thức canh chừng bệnh nhân dùm “người ta”. Hiếu cười lớn vì hiểu ý người yêu: - Đừng trách nữa, để rồi Hiếu sẽ trả công mỗi người bằng mấy mũi thuốc bổ, chịu không? Tử Duyên giẫy nẩy: - Thôi cám ơn, tui hổng dám nhận kiểu trả công của bác sĩ Hiếu đâu. Để dành cho Thanh An hết đó. Thanh An lập tức trề môi: - Không dám đâu, chỉ nghĩ đến cây kim dài chừng này mà lụi vào da thịt là An phát sốt lên rồi. Tốt hơn là đừng ai đòi công và đừng ai trả ơn há! Họ phá lên cười vui vẻ, Thanh An gần như hết bệnh, đúng là tình yêu có khả năng giúp người ta đẩy lùi cơn bệnh. Từ phòng ăn vọng tiếng gọi của vú hối mọi người ăn trưa, buổi trưa thật êm ả trong không khí gia đình Thanh Tịnh, chỉ có một mình Tử Duyên ngấm ngầm bất an về số phận của mình!