Chương 2

Bảo Nghi trả lời mẹ chậm rãi và đều đều như cách người ta vẫn làm khi lập lại lời của một ai vừa nói trước đó:
- Ba của Nguyên Du trông thấy xe của Hải Đăng đậu trước trạm xăng nên ghé vào. Nó muốn mời cậu ấy đi cùng với chúng ta.
Bà Tần chép miệng:
- Mỗi lần nghĩ đến thằng Nguyên má rầu hết sức, Nghi. Bằng tuổi nó người ta vợ con đề huề, sự nghiệp ổn định, còn nó từ hồi mất Quỳnh Thy đến giờ nếu không thả trôi, thả nổi thì cũng gầm gừ nhe răng với cuộc đời. Thái độ của thằng Nguyên làm má tưởng như cả thế giới này đang gây thù chuốc oán với nó vậy. Mục đích, mục tiêu, nghị lực những thứ mà nó hứa hẹn trước đây với má đều rơi rớt hết trơn rồi. Nhìn nó sống quanh quẩn thế này má tiếc Quỳnh Thy hết sức - Bà chắc lưỡi - Giờ còn đi lại thân mật với cậu Hải Đăng ấy, thiệt má không biết nó nghĩ gì nữa.
Bà Bảo Nghi vỗ nhè nhẹ vào tay mẹ:
- Má bực nên nói vậy chứ em con có tệ thế đâu. Nó vẫn làm việc và sống đàng hoàng đấy thôi nhưng làm sao có thể giống như trước kia được hở má? Muốn tốt hơn phải có đủ thời gian, chúng ta đành chờ vậy.
Bà Tần nhìn ra khoảng không tối đen bên ngoài. Lạ nhỉ. Bây giờ bà mới nhận ra người ta không mắc đèn trên quốc lộ. Ở đây ánh sáng chỉ là những vệt loang loáng phóng vụt qua rồi vội vàng mất hút theo vòng quay của bánh xe. Bà thở dài nhè nhẹ, lẩm bẩm như nói với chính mình:
- Từng ấy thời gian... bao nhiêu năm đã trôi qua... vậy mà... Chúng ta còn chờ bao lâu nữa?
Nguyên Du im lặng lắng nghe, có vẻ như thái độ của cả hai làm cô chú ý. Bà Nghi ra hiệu cho mẹ rồi vươn người chạm vào cánh tay trần của Nguyên Du.
- Mặc phong phanh thế này có lạnh không con?
- Dạ không ạ.
Định nói thêm vài lời nhưng gương mặt em trai làm bà thấy bực bội thế nào ấy. Nó có vẻ tiếc rẻ khi không tìm được Hải Đăng và không chỉ mình bà nhìn thấy. Nguyên Du đang nghiêng đầu hỏi nho nhỏ:
- Em có biết người này không chị Doanh?
- Chị nghĩ là không, vì quen nhau đã lâu nhưng ông ấy chỉ lui tới nhà mình khoảng thời gian sau này thôi.
- Ông Đăng là người thế nào hở chị?
Bảo Doanh nhíu mày suy nghĩ. Hải Đăng ư? Ông ta rất xấu hoặc rất đẹp, là đấng trượng phu hay một tên vô lại dùng cái vỏ học giả bọc lấy gã lưu manh, khó mà xác định được. Nó tùy thuộc vào thời điểm, đối tượng và lúc đó ông ta đang muốn thể hiện mình là ai. Không có bộ mặt nào giả cả, chúng đều rất thật nhưng nếu ở người khác chúng trộn lẫn vào nhau thì ở nhân vật này nó lại tách ra từng phần riêng biệt. Ngoại hình của Hải Đăng không phải là điều làm người ta chú ý sau cái nhìn đầu tiên, thậm chí họ sẽ quay đi mà chẳng nhớ được chút gì. Nhưng lạ một điều chỉ cần ông ấy nói vài lời thôi thì không còn ai lưu tâm đến cái bề ngoài ấy nữa. Ngôn ngữ, phong cách chính là sức mạnh của Hải Đăng.
Rất khó hình dung giữa hai người hoàn toàn trái ngược nhau như ông ấy và cậu Nguyên lại có thể tồn tại một tình bạn chưa nói đến việc họ khá thân với nhau. Nghĩ vậy nên Bảo Doanh trả lời một cách thận trọng, cố không tạo ra bất cứ điều khác thường nào về nhân vật mà Nguyên Du đang tò mò muốn biết.
- Gia đình ông ấy vốn nổi tiếng ở cái xứ này. Cha của Hải Đăng là ông Tư Nghiệp, nhà rất nghèo chữ nghĩa chỉ một dúm lận lưng nhưng được cái sáng dạ. Từ nhỏ ông đã theo học nghề xây dựng rồi đi khắp các công trình lớn nhỏ ăn cơm thiên hạ. Ông ấy làm việc siêng năng, tài giỏi thế nào không biết mà cuối cùng ông thầu gả con gái cho và giao luôn cả sản nghiệp. Nghe đồn ông Tư đã từng thành công và rất giàu có nhưng cuối cùng mất sạch chỉ vì tin vào người khác. Lúc này gia đình mới dắt nhau về xứ. Chẳng dễ dàng thậm chí là không thể làm lại từ đầu khi người ta đã đứng bên kia con dốc của cuộc đời, lúc này ông Tư Nghiệp dồn hy vọng vào người con duy nhất là Hải Đăng. Hải Đăng học ngành xây dựng nhưng chẳng thích nối nghiệp cha. Gia đình không ai gắn bó với nghề nông còn ông ấy thì quanh năm chỉ thích lội ruộng, làm vườn, nuôi cá thôi. Không có kinh nghiệm lẫn kiến thức trong lĩnh vực mới mẻ này nhưng nghề dạy nghề sau một thời gian dài quần quật với cả trăm hecta đất hoang mà bên ngoại bỏ phế cuối cùng "thánh nhân đãi kẻ khù khờ". Mấy năm gần đây ông Đăng phất lên lắm. Đi coi ruộng thì cưỡi môtô, vào thăm vườn thì lái xe hơi, còn trại cá giống thì tấp nập thương lái. Với những gì đạt được, ông ấy có quyền tự hào thậm chí vênh váo vì thật ra ông ta là người có tài. Không ai phủ nhận điều này nhưng có lẽ do kinh nghiệm từ cha bài học xương máu nên ông ấy chẳng tin một ai. Trong kinh doanh tất cả đều quy thành tiền và ông ấy sòng phẳng đến mức nhẫn tâm, không hề có bóng dáng của tình cảm xen vào, dù chỉ là một chút. Và xem ra người này cũng chẳng có nhiều tình cảm để lẫn lộn chúng với những thứ khác đâu.
Lúc Bảo Doanh dừng lại thở, Nguyên Du nghĩ vẩn vơ về nhân vật này. Lạ thật, sao cha lại thân thiết với người không có lấy một điểm giống mình nhỉ? Xem nào, một lão trọc phú miệt vườn... Vậy thì chắc lão ấy luôn giương cặp mắt bí rị lên dò xét thiên hạ và sẵn sàng xem những người chung quanh mình là kẻ cắp. Mặt lấm la lấm lét, tay giữ chặt hầu bao đầy những đồng tiền vàng. Đi thăm ruộng cưỡi môtô, vào vườn lái xe hơi? Phô trương đến thế chắc chắn đằng sau chiếc áo chim cò sặc sỡ là một sợi dây chuyền to như sợi xích, và nó nặng đến nỗi khi di chuyển sẽ kéo cái ông Hải Đăng ấy chúi về phía trước. Cùng với giọng cười rổn rảng của một người hãnh tiến là chiếc tẩu đen bóng luôn xỉa xói vào mặt người khác và được cầm hờ hững bởi bàn tay đầy những chiếc nhẫn vàng lấp lánh.
Nguyên Du ngắm nghía nhân vật trong trí tưởng tượng của mình rồi phì cười. Sao cô lại hình dung gương mặt một người chỉ mới nghe tên một cách sinh động đến từng chi tiết thế nhỉ? Đúng rồi, vì hình ảnh này được vẽ trong những quyển truyện tranh cô đọc thuở bé nhưng cũng có thể là thần giao cách cảm. Nguyên Du kết luận, chăc chắn người trong trí tưởng tượng của cô và ông Hải Đăng nào đó có nhiều điểm tương đồng lắm. Để rồi xem.
Bữa ăn tối ngon, lạ miệng nhờ đặc sản địa phương được nhà hàng chế biến theo công thức đặc biệt mà mỗi khi nhắc đến giọng cô Hai cao vút ra chiều bất bình "Lại chim chuột nữa hả?". Mỗi khi dọn món mới mọi người lại có dịp cười phá lên vì... gương mặt đăm chiêu của cô rồi chắc rằng cô đang tính xem với từng ấy tiền nếu ăn ở nhà sẽ nấu được bao nhiêu món. Ông Nguyên còn khôi hài bảo rằng để tiết kiệm không khí mũi cô thường thở luân phiên từng bên một.
Bà Tần cười suốt buổi. Bà không mắng dù nhiều lúc chúng trêu Bảo Nghi quá trớn. Bà biết trong thâm tâm các con bà đều hiểu rằng sở dĩ chúng được học hành đến nơi đến chốn là nhờ người chị cả đã tần tảo, chắt chiêu, cần kiệm như thế nào. Trải qua khoảng thời gian dài đầy những khó khăn, gian khổ nên đức tính này đã ăn sâu vào máu thịt. Nó như chiếc phanh giữ mọi người trong giới hạn cho phép vậy. Đến tận bây giờ gia đình luôn là mối lo lắng, bận tâm duy nhất của Bảo Nghi, nó chưa bao giờ đặt bản thân mình vào vị trí số một cả. Đã có lúc bà nghĩ giá như Bảo Nghi ích kỷ một chút lại hóa hay.
Bà Hồng Ân chăm chú quan sát Nguyên Du qua chiếc bàn rộng. Bà không hài lòng khi con bé cười nói luôn mồm trong lúc ăn. Tệ hơn nữa là sau khi gặm xong cục xương nó thè lưỡi cẩn thận liếm từng ngón tay một. Bà nhìn quanh ngượng chín người nhưng may quá ngoài thằng Bin ngồi cạnh không ai trông thấy. Xem ra Quỳnh Thy ít giành thời gian cho con bé thật.
Qua khoảng trống giữa vai Bin và Nguyên Du, Bảo Doanh thoáng thấy dáng người quen quen. Cô nhổm lên nhưng không kịp. Người này mất hút sau dãy phòng nhà hàng dành riêng cho khách đặc biệt. Hình như ông ấy không đi một mình. Chỉ vài lời giải thích Nguyên Du không buồn thắc mắc thêm trong khi Bảo Doanh còn đầy ắp thông tin cần chia sẻ. Nếu như nó biết có lần trong cơn say lúy túy cậu Nguyên đã vui miệng nói với ông ấy "Nếu cậu trẻ hơn... nhiều nhiều một chút, có thể tôi sẽ chọn cậu làm rể đông sàng đấy" thì sao nhỉ?
Trước khi nghe những lời này Bảo Doanh cũng thầm nghĩ nếu Hải Đăng trẻ hơn chắc sẽ có người nghi ngờ động cơ lui tới của ông ấy nhưng đàng này so với Bảo Doanh, Hải Đăng lớn tuổi quá, trong nhà lại chẳng có đối tượng thích hợp nào khác, ngoài cô. Nghĩ đến điều này gương mặt Bảo Doanh thoắt nóng bừng. Cô nhớ mình đã có những giây phút rung động trước ông ấy. Điều này là một bí ẩn nghịch lý mà đến tận bây giờ, sau khi đoan chắc mình đã thoát ra khỏi "từ trường" ma quái của Hải Đăng, Bảo Doanh vẫn không sao giải thích được.
Và như mọi lần, để nhanh chóng thoát ra khỏi những nhận định hư hư thực thực cứ chen chúc nhau như mớ bòng bong mỗi khi cô nghĩ về nhân vật này, Bảo Doanh kết luận ngay: Hải Đăng là một người lạ lùng, rất lạ lùng. Một người không thể dùng ngôn từ để miêu tả chính xác được nhưng đừng dại dột tìm hiểu ông ta, dù chỉ là một lần kể cả trong ý nghĩ.
Như một người nhàn rỗi. Nguyên Du ngồi vắt chân trên chiếc xích đu đặt trước nhà hong mái tóc vừa gội. Cô nâng một lộn tóc dài, kéo ra xa rồi để chúng rơi từ từ từng nhánh xuống vai. Đôi tóc chạm vào mũi tỏa mùi hương mỏng, nhẹ gần như không nghe thấy, chẳng bỏ công Nguyên Du và cô Hai mất cả buổi sáng. Vì cúi xuống khá lâu nên cổ và vai Nguyên Du mỏi nhừ, chưa kể nước bồ kết dây vào làm mắt đỏ hoe, cay xè. Cô khẽ đung đưa chiếc xích, lập tức con chó chồm đến và sủa vang lên. Rõ đồ ngốc, từng ấy thời gian là quá đủ để nó quen với sự có mặt thâm chí hiểu được vị trí của cô trong nhà này vậy mà nó vẫn xử sự như một kẻ không biết trời cao đất rộng gì cả. Nguyên Du dùng chân giữ chiếc xích đu đứng yên, con chó lùi về thế thủ. Thủ mãi cũng chán, nó từ từ nằm xuống nhưng vẫn gương cặp mắt tròn xoe nhìn cộ Nguyên Du trề môi, cô thừa biết đây chỉ là sự hòa hoản tạm thời thội No rất mếm cô Hai nên chẳng ưa một kẻ chen vào phá bĩnh như mình.
Nguyên Du hờ hững co chân về nhưng cô tình lắc lư chiếc xích đụ Biết bỏng cái trò này, con chó đứng lên. Lần này nó gầm gừ dán mắt vào cái bóng sẫm màu vượt qua mái hiên đung đưa trên khoảng sân đầy nắng, thỉnh thoảng lại liếc kẻ có gương mặt đang làm vẻ vô can bằng cái nhìn đầy nghi hoặc. Nguyên Du thích hình ảnh ngây thơ của con chó sủa trăng giữa đêm khuya, sủa một cách vu vơ để tự trấn an mình, còn chỉ vì một cái bóng vớ vẩn thế này mà làm nhặng cả lên thì chẳng hay ho chút nào.
Nguyên Du không biết ở căn nhà bên cạnh nơi có cái mái hếch ra ngoài, một đôi mắt đang chăm chú nhìn và chợt thích thú với cái trò trẻ con ấy. Điều này rất lạ vì người đàn ông này thích vận dụng trí tưởng tượng hơn là thói quen quan sát người khác. Nhưng hôm nay anh ta đã làm quá nhiều việc mà mình không thích. Anh không thích đến đây, không thích ngồi trong ngôi nhà có lối kiến trúc thật chướng mắt chỉ vì chủ nhân đưa quá nhiều chứ năng vào một diện tích nên chúng rối tinh cả lên, không thích gã chủ nhà bẻm mép, không thích ngồi chết gì một chỗ để lắng nghe những điều mình... không thích nên anh cứ nhìn quanh quẩn. Và cô bé nhà bên là một bình ảnh khá lý tưởng để giết thời gian. Kinh nghiệm mách với anh, chắc chắn sẽ học được hay ít nhất cũng khám phá ra điều gì đó thú vị từ người khác khi họ tưởng họ chỉ có một mình.
Cô bé nhà bên có đôi mắt to tròn với cái đuôi dài hơi xếch một chút. Đôi mắt dễ gây ấn tượng nhau lần đầu tiên. Nhưng với người có đôi mắt này thì giọng nói lại được xem là yếu tối quyết định. Nếu giọng nói ngọt ngào, đầy đặn thì đó là sưl kết hợp tuyệt vời của tạo hóa, còn ngược lại nếu giọng cao, sắc hoặc nhạt quá thì xem như hỏng. Tiêu chí về cái đẹp không phải là mẫu số chung nhưng cũng không phải là điều gì đó hoàn toàn trái ngược nhau huống hồ anh là người được uốn nắn để có cái nhìn chuẩn mực về cái đẹp, dễ sáng tạo ra cái đẹp dù trong một lãnh vực hoàn toàn khác nhưng ở cô bé này anh lại không thích sự hoàn hảo. Anh muốn có nét chấm phá táo bạo nào đó, như một sự đùa dai của tạo hóa vậy, để phá hỏng hoặc chỉ ít cũng làm giảm đi vẻ đẹp hiếm hoi của đôi mắt. Anh thích nó không chỉ vì vẻ trong sáng mà còn để tôn trọng một góc tâm hồn chai cứng của mình. Anh biết rõ người đàn ông trong anh đang chú ý đến chiếc miệng rộng với đôi môi đỏ mọng, đầy dặn và sau mái tóc đen dày và vùng gáy trắng ngần thon thả như ngó sen. Với vẻ thư giãn thú vị cộng thêm một chút độc ác vô lý anh quan sát như một chú mèo tinh quái đang rình con chuột với hy vọng sẽ trông thấy, nghe thấy một cái gì đó hoàn toàn trái ngược với vẻ bên ngoài mà anh đang nhìn thấy. Và anh đoán chắc là sẽ có Mặc cho sự kiên nhẫn của người đàn ông, cô bé vẫn tiếp tục nghịch mái tóc và trêu con chó ngớ ngẩn. Anh thấy chán thậm chí thất vọng vì có cảm giác cô đang cô tình tạo ra một bức trang đẹp để người khác chiêm ngưỡng dù anh biết chắc với dang điệu ấy cô không nghĩ có ai đang trong thấy mình. Với anh, hình ảnh đẹp được tạo ra vì mục đích như thế chỉ là một thứ mặt nạ rẻ tiền. Anh dợm quay đi. Vừa lúc ấy có tiếng gọi vọng ra từ nhà, cô ngoái đầu lại rồi đứng lên dạ lớn một tiếng. Người đàn ông bật cười thích thú, cảm giác thất vọng cũng bay biến theo bởi những gì anh đang nhìn thấy. Vóc người thon thả, dong dỏng cao cộng theo mái tóc dài đến thắc lưng cô có dáng dấp lý tưởng của một người mẫu nhưng lại tròng vào đấy bộ quần áo thùng thình, ngắn ngủn với cái ống rộng rinh treo đến tức cười. Diện thêm đôi guốc màu xanh dọt chuối chói chang, cô bé vừa đi vừa chạy khiến cả quần lẫn áo bay loè xoè theo từng bước chân cao thấp ấy. Thoất một cái cô đã mất hút vào trong. Người đàn ông thừ ra chợt thấy mình trống rỗng dù anh đã đạt được mục đích khi tìm được điểm trái ngược ở cô bé ấy, thẩm mỹ cúa người này có vấn đề nếu không muốn nói là quá tệ.
- Anh thấy thế nào?
Cuối cùng hắn cũng chịu quay lại nhưng chẳng khá hơn lúc không thèm lắng nghe vì nét cau có trên gương mặt ấy chỉ khiến vị "chủ nhà bẻm mép" tức giận thêm mà thôi. Vào cái tháng mưa tệ hại này không có nhiều công trình để người ta lựa chọn. Thiếu gì kẻ muốn nhận được công việc dù rất nhỏ trong khi hắn có làm được công cho ai đâu mà trưng bộ mặt khó ưa đến thế. Xem ra nếu không nể mặt cha là ông Tư Nghiệp, hắn cũng không thèm đến đây. Người trợ lý đi cùng toan mở miệng hắn đã cắt ngang bằng cái giọng đều đều cụt lủn:
- Với mục đích cách âm, cách nhiệt và trong điều kiện thế này tôi đề nghị chọn tấm 3D. Vật liệu này nhẹ nên thi công nhanh và không cần gia cố móng. Nếu anh cung cấp vật tự thì chọn loại 3D quy cách 1.2m khổ. Mái thì dùng tôn hai lớp khổ 82cm có sóng lượn.
Nguyên Du mang đĩa trái cây cho vào tủ lạnh. Thím Ân nhắc nổi canh khỏi bếp nêm vào đấy nhúm rau om điểm thêm vài lát ớt đỏ tươi xắt nhỏ. Mùi thơm đánh thức cái dạ dầy háu ăn của Nguyên Du sẽ được nghe cả một bài giáo huấn. Lúc nào thím cũng nghiêm khác "Du, khi có khách đến nhà chơi con phải chứng tỏ mình là một đứa trẻ ngoan ngoãn, có giáo dục, biết vâng lời, không được khóc to như thế trước mặt người lạ". Con bé ngày ấy đã vênh mặt bướng bỉnh "Nhưng cô có phải là người lạ đâu ạ, cô là bạn của mẹ cháu kìa mà".
Thím Ân tháo chiếc tạp đề, chuẩn bị dọn bàn ăn:
- Để đấy cho thím, con sang gọi mấy đưa nhỏ về đây.
- Dạ.
Bên kia đường là khu đất rộng của gia đình có ao cá, vườn cây. Chính giữa là căn nhà lớn làm bằng gỗ dùng để chứa những thứ linh tinh hoặc ít sử dụng đến. Nó được sử dụng như một cái nhà khọ Mấy cái chòi rơm đứng chênh vênh trên mặt hồ phủ đầy lá sen. Tiếng cười đùa của mấy đứa nhỏ loang trên mặt nước, âm thanh trả trong không gian rộng trên nghe đường như xa lắm. Xe phóng vù vù trên quốc lộ để lại tiếng gío rít bên tai. Nguyên Du không dám sang bên ấy, cô chụm tay gọi lớn nhưng chẳng ai nghe. Cuối cùng, trên đôi guốc của chị Doanh, Nguyên Du lọc cọc băng qua đường, không trông thấy chiếc môtô phóng ra từ căn nhà bên cạnh, cặp mắt của người đàn ông ban nãy vẫn dán vào cộ Môi nhếch lên, một cử chỉ ông ta thường làm mỗi khi cảm thấy có điều gì đó thú vị.
Hôm nay là sinh nhật của ông Nguyên. Ông không có thói quen tổ chức tiệc tùng vào ngày này ngoài bữa ăn tối cùng với người hân trong gia đình. Nhưng hôm nay phá lệ Ông mời vài người bạn đến chơi. Bàn ghế được dọn ra sân từ chiều. Nguyên Du đặt thêm vài bình hoa nhỏ. Trời đã phá nhem tối, có hình đồng hồ vẻ sốt ruột.
- Con dọn thức ăn lên há cô Hai.
Nhìn lũ rầy nâu bám quanh ngọn đèn vừa mở và bay vù vù làm tối cả khoảng sân rộng, bà Bảo Nghi chép miệng:
- Sáng nào quét sân cô Hai cũng vun một đống có ngọn. Không khéo chúng bu đầy vào thức ăn cho mà xem.
- Hay con đốt lá khô trong vườn để xua chúng đi?
Bà Nghi xua tay:
- Khói làm úa mấy chậu mai qúy trong vường, nội mắng chết.
- Con đốt dưới gốc xoài ngoài kia. Gió theo hướng này không ảnh hưởng đến chậu mai ấy đâu ạ.
- Ừ, con thử xem.
Khói bốc lên ngoằn ngoèo sau đống lá tọ Những chiếc đầu tiên oằn mình trong lửa tỏa mùi thơm nồng. Nguyên Du đặt chung quanh vài thanh củi khô, chờ cho ngọn lửa háy đượm cô ném vào đấy mấy súc gỗ tròn tròn được cưa từ thân cây nào đó trong vườn. Ngước nhìn những chùm hoa lửa màu vàng cam nổ bí tách bay lên, đuo6?i bắt nhau rồi lần lượt mất hút trong không khí, gương mặt Nguyên Du và cả những ngón tay đều được nhuộm màu hồng quyến rũ. Bin đứng xa xa nhìn hút vào hình ảnh ấy rồi tự hỏi mình mồi lửa nhỏ năm nào đã tắt hẳn chưa? Anh đứng thừ ra cho đến khi có tiếng bà Hồng Ân gọi từ trong nhà. Xoay lưng đi vài bước, không ngoái lại anh chụm tay hét thật to:
- Lửa cháy lớn lắm rồi đấy, Nguyên Dụ Bộ muốn thiêu chết người ta sao?
Nguyên Du ngẩng đầu lên nhưng lửa cháy rần rật nên cô chẳng nghe gì cả. Lũ thiêu thân lại kéo đến bay vù vù quanh quẩn sáng đầy ma lực ấy. Ngọn lửa làm không khí ban đêm nhuốm đầy vẻ thi vị.
Đám trẻ con ăn gần xong khách mời mới lục tục kéo đến. Bin được xếp vào bàn người lớn. Nhìn cu cậu kính cẩn gắp thức ăn mời từng vị, Nguyên Du cảm thấy buồn cười quá. Ông Nguyên nhích ra một chút rồi kéo tay con gái:
- Ngội cạnh ba này, Du.
Nguyên Du ngồi xuống và kín đáo quan sát khắp bàn. Hấu hết là đồng nghiệp của ba, không người nào giống với hình ảnh mà cô tưởng tượng hôm nọ. Đến giờ nhân vật khiến cô tò mò nhất vẫn chưa chịu xuất hiện. Cha cô vừa gọi điện cho người nào đó Nguyên Du đoán là ông ấy. Và qua thái độ của chạ Nguyên Du không biết ông Hải Đăng đến hay không. Tự nhiên cô có mối ác cảm rõ rệt với người không quen này.
Câu truyện giữa người đàn ông cũng phong phú không kém gì phụ nữ nhưng đề tài toàn mang tính vĩ mõ chứ không tủm mủn kiểu qúy bà. Với kiến thức rộng, bao quát Nguyên Du bất ngờ khi Bin khiêm tốn "lạm bàn" những vấn đề mà cô hoàn toàn mù tịt. Nguyên Du thấy ngớ ngẩn thậm chí xấu hổ khi nhớ đến những hành động trẻ con mà cô dùng để hù dọa anh. Chẳng cần cô công nhận Bin vẫn cứ là một người đã trưởng thành. Chỉ vài tháng nữa thôi Bin sẽ ra nước ngoài học tiếp chương trình sau đại học. Thái độ kỳ quặc của Bin trước đây khiến quan hệ giữa hai người gián đọan một thời gian dài vì thế các cuộc chia tay giữa anh và cô đều rất nhẹ nhành, hầu như chẳng để lại dấu ấn. Lúc này Bin đang lừ lừ đáp lại cái nhìn chầm chầm như dán vào điểm nào đó trên gương mặt anh nhưng có nụ cười thấp thóang trong đôi mắt một mí tròn vo ấy nên xem ra nó chẳng dọa được Nguyên Du.
Cô vào bếp lấy thêm thức ăn và nước đá. Lũ trẻ lên lầu xe TV cả nên dưới nhà vắng hoẹ Đang loay hoay, Nguyên Du giật bắn người khi giọng Bin sát bên tai:
- Để Bin làm chọ Lấy cái này phải không? Cho mọi thứ vào rồi bật lửa lên. Ồ không... cứ đứng yên đấy và làm ơn đặt con dao xuống dùm. Dù đã biết thêm nhiều cách đe6? cầm máu một vết thương nhưng Bin không muốn cái chuyện tệ hại ấy xẩy ra một lần đâu.
Nguyên Du tráng sang một bên rồi ngồi xuống chiếc ghế thấp.
- Vậy Du làm gì đây?
Bin lầu bầu:
- Làm gì cũng được nhưng tốt nhất là đừng nhìn Bin như lúc nãy. Du có ngoài ấy nữa không?
- Sao lại không? Du vẫn chưa ăn món lẩu mà.
- Sao Du không học cách nói vòng vo như những con gái xinh đẹp khác đi?
Du nhướng mày:
- Mấy cô gái của Bin hở - Cô gật gù - Hay quá nhỉ? Vậy sau khi nói vòng vo như vậy. Bin có hiểu ý họ không? Hiểu rất rõ à? Vậy thì Du vong vo làm gì trong khi Bin biết tỏng Du ra đấy chỉ chờ ăn đủ món thôi.
Bin cười cười. Với anh, Nguyên Du không có cảm giác dè dặc đề phòng nên cô cho rằng anh "biết tỏng" mọi thứ nhưng thật ra anh không hiểu và cố không hiểu hơn những điều cô thể hiện. Anh đã nghiêm túc đặt ra giới hạn và buộc mình phải tuân theo một cách vô điều kiện. Không thắc mắc hay phàn nàn về những bất thường ấy, Nguyên Du xem nó như một điều hiển nhiên. Cô không bao giờ tìm kiếm hay quan tâm đến sự chú của bất kỳ ai và đó cũng là một trong những lý do Nguyên Du gọi được sự chú ý từ người khác.
Nguyên Du đến ngồi cạnh và gấp thức ăn cho chạ Cô không biết với mái tóc xõa dài và ánh mắt âu yếm trong cô giống mẹ một cách kỳ lạ "Con sẽ chờ điện thoại của mẹ vào ngày mai, và cả ba cũng thế." "Mẹ rất bận, con gái. Hãy nói hộ là mẹ chúc mừng bà nhé." "Mẹ nói điều này với ba đi, con thích như vậy. Chỉ vài phúc thôi mà mẹ". Cả ngày hôm nay Nguyên Du chờ đợi và tin chắc mẹ sẽ điện dù chỉ nói vài lơikhàch sáo để cha vui nhưng giờ thì thất vọng hoàn toàn. Bà không gọi. Nguyên Du không tin mẹ lại dè xẻn đến thế. Cô buồn, chợt thấy thương ba và thường mình vô hạn.
Ông Nguyên nghiêng người nói nhỏ và tai Nguyên Du:
- Vào nhà đi con, không cần phải ngồi với ba thế này.
Cô bướng bỉnh lắc đầu:
- Von thích ngồi với ba.
- Vào nhà ngủ, đọc sách hay xem TV đi, nếu cần gì thêm ba sẽ chờ dì Chín. Mẹ dặn không để con thức khuya quá đấy.
Nguyên Du mừng quýnh:
- Bộ... bộ hôm nay mẹ có gọi điện cho ba hở.
Ông cười:
- Ừ.
- Vậy con cứ tưởng... thôi con đi ngủ đây.
Nguyên Du vui quá nên không thấy nét gượng gạo trong nụ cười của chạ Ánh mắt ấy thoáng xa xăm khi nhìn ngọn lửa mà con gái ông vừa nhóm lên ban nãy. Mới bừng bừng đây thôi giờ chỉ trơ lại và vài làn khói mảnh. Ông Nguyên lắc đầu, nguôi lạnh cả rồi, ông có tài hô phong hoán vũ cũng chẳng khơi dậy nổi đám tro tàn nguội lạnh ấy. Thôi thì nói dối vài lời để con bé được vui.
Nguyên Du thò đầu vô phòng thì thào hỏi:
- Nội ơi, nội ngủ chưa? Con vào được không?
Bà Tần trở mình:
- Nội chưa ngủ, con vào đi.
Cô lò đò bước vô:
- Chao ơi, phòng nội ấm quá.
- Ừ, phòng trên lầu hơi lạnh khi ngủ con nhớ mặt thêm áo hoặc xuống đây với nội cho vui. Ngoài ấy còn những ai vậy Du?
- Chỉ ba con, dượng Út, và vài người bạn của hai người thôi ạ.
Bà chép miệng:
- Tội nghiệp. Trong ba con có vui không Du?
- Dạ vui.
Nguyên Du định khoe với bà là mẹ có gọi điện cho cha nhưng ngẫm nghĩ lại thôi. Để tránh ánh mắt dò hỏi của nội cô với tay lấy lo dầu nóng trên hộp giường.
- Con xoa cho nội nhé.
Bà Bảo Nghi gấp quyển sổ lại đứng lên:
- Mấy hôm nay trở trời nội đau toàn thân nhất là các khớp xương nên phải xoa mạnh tay và ấn vào các huyệt mới thấy dễ chịu. Con không biết cách làm đâu. Để đấy cho cô.
Nguyên Du huyên thuyên:
- Con muốn xem cô làm thế nào để về nhà trổ tài với mẹ con. Thỉnh thoảng mẹ con cũng đau nhức khắp cả người.
Nói thế nhưng chỉ một thoáng Nguyên Du úp mặt vào gối ngủ vùi. Cạnh cô, nội cũng nhắm mắt thiu thiu. Bà Nghi vươn vai đứng dậy. Cả người uể oải, bà quài tay ra đấm đấm vào thắt lưng mõi nhừ của mình. Thu dọn vài thứ bà đánh thức Nguyên Du.
- Dậy đi Du.
Vỗ nhè nhẹ vào mông con bé, nó trở mình nhưng không chịu mở mắt.
- Nào, về phòng ngủ đi Du.
Nguyên Du ậm ừ rồi nằm yên. Lại làm nũng bà Nghi dỗ dành:
- Dạo này nội và cô hai ngủ ít lắm, lớn tuổi rồi nên lên giường cứ lục đục suốt, không dỗ giấc được. Ngủ ở đây con sẽ giật mình cả đêm thôi, ngoan nào, con gái.
Nguyên Du uể oải ngồi dậy vuốt lại mái tóc xổ tung, rón rén chui ra khỏi màn:
- Cô cứ nằm yên đấy, để con tắt đèn cho.
Dáng gầy guộc của hai người phụ nữ nằm cạnh nhau làm cô cảm động. Lâu lắm rồi Nguyên Du không được ngủ cùng với mẹ, cùng đắp chung tấm chăn dày và rì rầm trò chuyện đến khuya. Mẹ thường đi công tác, nếu ở nhà thì lịch làm mẹ tập cho Nguyên Du tính tự lập ngay từ nhỏ. Ai cũng khen bà khéo dại con nhưng chỉ cô mới biết mình thích được như Bảo Kha, Bảo Tuệ đến thế nào. Nguyên Du mở ngọn đèn rồi đến bên cạnh cửa sổ nhìn lên bầu trời. Trăng mùng hai mỗng như lá lúa đầy hạt trân châu lấp lánh. Cô luyến tiếc khép của lại.
- Chúc nội và cô Hai ngủ ngon.
Nguyên Du rời khỏi phòng, không nghe bà Nghi dặn với theo:
- Đèn cầu thang bị hư rồi, cẩn thận nghen Du.
Dưới bếp tối mò, dò dẫm tìm chai nước lọc trên kệ, vừa xoay lưng Nguyên Du chạm vào người nào đó. Cô giật ình lùi lại vài bước, loạng choạng suýt té. Bóng đen túm chặt Nguyên Du giữ cho cô khỏi ngã. Cái xiết mạnh đến đau điếng nên dù hoảng hốt Nguyên Du vẫn nhận biết của một người đàn ông. Cô hoảng hốt giằng ra rồi thuận tay đẩy ông ra một cái thật mạnh. Chai nước rớt xuống đất, người làm ơn mất đà vì không nghĩ đến tình huống này nên trượt dài cuối cùng thì bật ngửa ra sau kéo theo cả Nguyên Dụ Đầu ông ta va vào kệ bếp đánh "cốp". Đầu cô húc mạnh vào ngực ân nhân, toàn thân rơi phịch xuống... người ông ấy, êm ái. Nguyên Du quơ quàn lung tung cố tìm điểm tựa để đứng lên nhưng nền nhà trơn quá. Cô trượt tay, cầm va vào điểm nào không xác định được, còn tóc phủ đầy mặt người đàn ông nằm bên dưới. Thật ngạc nhiên khi giọng nói phát ra vẫn lịch sự, trang nghiêm như đang nói trước cử tọa đầy những vị khách đáng kính chứ không phải với một người đang cưỡi trên bụng mình.
- Nếu cô có ý định đứng lên mà không tìm thấy điểm tựa chắc chắn nào thì cứ tì và cái ngực khốn khổ của tôi vậy.
Loay hoay một lúc Nguyên Du cũng đứng lên được. Cô không dám mở đèn vì sợ nhìn thấy gương mặt của nạn nhân cũng không dám bỏ đi nên cứ đứng thừ ra bối rối.
- Cô không sao chứ?
Vóc dáng và giọng nói này cô không đoán được đây là nhân vật nào trong số những người ban nãy. Nguyên Du rụt rè đáp:
- Dạ không sao. Xin lỗi anh, tôi vô ý quá. Anh có sao không?
- Ngoài cục u to như quả trứng trên đầu, ngoài cái ngực đau nhói vì lãnh nguyên quả phạt đền, ngoài bộ quận áo ướt sũng trên người và ngoải cái đau ê ẩm toàn thân ra thì tôi không bị gì hết.
- Chết thật - Nguyên Du lập cập tìm chai dầu trên móc tủ lạnh dúi vào tay người đàn ông. Ông ta lùi sâu vào trong để tránh sàn nhà đầy nước và vì đứng ngược sáng nên cô không nhìn rõ mặt. - Anh thoa lên chỗ đau nhé, chỗ cục u trên đầu ấy. Cái này hay lắm trưa nay bé Tuệ bị té, tôi chỉ cần thoa một chút là hết sưng ngay.
Giọng người đàn ông đượm vẻ nghi ngờ:
- Nếu không hết thì sao?
Nguyên Du lúng túng:
- Anh cứ đến đây tìm... vì ba tôi là bác sĩ mà. - Cô đổi giọng để anh tin rằng mình may mắn khi được làm nạn nhân của một người ý thức đầy trách nhiệm như cô - Cứ đến đây tìm tôi.
- Còn ngực thì sao? Đụng mạnh đến thế chắc chắn tim tôi cũng có vấn đề. Rơi vào trường hợp này tôi cũng sẽ tìm cô chứ?
Trong bóng tối lờ mờ, cô lạ lùng khi nhìn hai đốm sáng lonh lanh trên gương mặt chập choạng những đường nét. Điều này làm Nguyên Du căng thẳng dù đã hoàn toàn hồn đủ để nhận ra giọng nói ấy đầy vẻ bỡn cợt.
- Dạ.
- Tối lắm. Vậy còn những vấn đề khác?
- Anh đừng ngại gì cả, xin cứ đến đây hoặc gọi điện thoại cho tôi.
- Tóm lại, sau sự kiện này cứ hắt hơi sổ mũi thì đến tìm cô phải không?
Đúng là người thích ăn vạ. Nguyên Du thử phản công nhưng chỉ ra đòn nhẹ nhẹ cốt thăm dò đối phương.
- Tiếc thật. Tôi không nghĩ là chỉ ngã từ chiều cao ừm... một mét 75 xuống thôi mà người ta lại có cách nói giống nhân vật nổi tiếng chuyên rạch mặt của nhà văn Nam Cao đến thế.
- Thật sao? Vậy lúc Chí Phèo gặp thì thị Nở cũng kích tính thế này ư? Xem nào... theo tôi nhớ thì lúc ấy thị Nở gánh nước và ngủ quên ngoài bờ sông kia mà. một chỉ tiết lãng mạn khá hiếm hoi trong tác phẩm trứ danh ấy chứ đâu có sỗ sàng nhảy tót lên người anh Chí.
Nguyên Du quay ngoắt đi.
- Này... này... tôi giải thích thế nào về đồ ướt sũng của mình với những người ngoài ấy?
- Tôi đoán anh là người khéo xoay xở nên nó không thể là vấn đề khiến anh quan tâm và cần đến sự giúp đỡ từ người khác. Dù sao cũng thành thật xin lỗi anh về hành động sỗ sàng và câu nói đùa không đúng chỗ. Nhưng với sự thật công tâm và khách quan của cá nhân tôi, tôi xin xác nhận hành động ấy hoàn toàn ngoài ý muốn. Nếu anh chấp nhận lời xin lỗi thì vui lòng đừng nói về nó bằng kiểu diễn đạt như vừa rồi nữa, được không? Thật ra chỉ sự vô ý thôi cũng đủ làm tôi ngượng lắm rồi.
Người đàn ông cười khe khẽ:
- Tôi lại xem đó là cách đền bù những tổn thất mà mình phải chịu nhưng xem ra nó không phù hợp với cộ Dù sao tôi cũng đánh giá cao phản ứng vừa rồi, nó rất đúng mực. Tôi ghét thấy ai cau có khi bất bình điều gì lắm. Để chứng tỏ là mình là người lịch sự, không chấp nhặt, không bảo thủ, không quan tâm đến cái đầu u một cục, cái ngực vừa lãnh đạo một quả phạt đền và ngã từ chiều cao một mét bảy... Ồ không, chích xác là một mét tám hoặc những điều vặt vãnh khác, tôi sẽ nói thế nào với người gây tai nạn cho mình nhỉ? Ừm... đừng lo lắng gì cả, tôi không sao, cô có thể đi được rồi đấy.
- Cám ơn anh.
Bên ngoài vọng ra tiếng cười và hình như ai đó vừa nhắc đến tên Hải Đăng, Nguyên Du quay lại. Nạn nhân của cô còn đứng đấy. Vóc dáng sừng sững của ông ta làm Nguyên Du thoáng ngần ngại. Như hiểu ý cô người đàn ông vẫn yên lặng chờ đợi.
- Xin lỗi, tôi có thể hỏi anh một câu được không?
- Tất nhiên là được. Tôi sẽ trả lời nhưng không nhất thiết phải nói sự thật đâu nhé.
- Ồ không, câu hỏi của tôi rất đơn giản. Anh có thấy ông Đăng gì đó ở bên ngoài không?
Người đàn ông ậm ừ:
- Ừm... hình như tôi có trông thấy hắn. Tên của hắn là Hải Đăng chứ không phải là Đăng gì đó.
- Ông ấy đến lâu chưa nhỉ?
- Cũng khá lâu. Sao? Cô cũng quan tâm đến hắn à?
Giọng người đàn ông đượm vẻ xách mé và thiếu tôn trọng khi nhắc đến nhân vật không có mặt này. Như được sự đồng cảm từ người đối thoại, Nguyên Du cũng vô tình nói theo cách ấy.
- Vì ông ta đã bắt cha tôi phải chờ suốt buổi chiều.
- Nghe giọng nói bất bình này thì người chờ Hải Đăng đâu chỉ có cha cô, đúng không nào? Thật vô ích khi chờ đợi một người như hắn vì hắn biết rõ mình xuất hiện vào thời điểm nào là thích hợp nhất. Nhưng hôm nay... khỉ thật... Cô đã nghe được điều gì về hắn rồi?
- Không nhiều lắm nhưng quả thật tôi cũng tò mò muốn biết. Có phải ông ta là người không biết đến cái gọi là tình cảm và phép lịch sự không nhỉ?
Nếu lúc này Nguyên Du thấy được nét mặt của người đàn ông bên cạnh chắc cô không dám nói thêm lời nào. Một gương mặt thất vọng và ngao ngán. Với những gì anh trông thấy ban trưa thì giọng nói bây giờ chẳng còn là điều quyết định nữa. Cô không nói chắc sẽ hay hơn vì mập mờ che đậy theo kiểu này đã không giấu được ai còn làm người ta phát ngấy lên. Xuyên qua cái lối vờ như hờ hững không quan tâm ấy, anh chắc cô biết nhiều hơn những gì mình đang thể hiện.
- Tò mò là sản phẩm của những kẻ rỗi hơi tuy nhiên ông Đăng gì đó thích được người ta quan tâm hoặc đoán già đoán non theo kiểu này lắm. Để giúp cô tiết kiệm thời gian tôi sẽ nói vài điều mà tôi biết về hắn. Tên hắn là Hải Đăng nhưng cuộc đời hắn, ồ không, nhưng nơi hắn đến, những chỗ hắn ngồi đều tối mò không có chút ánh sáng nào vì cái tối tăm tỏa ra từ người hắn ám vào những thứ hắn tiếp xúc. Loại người này nếu thất bại người ta sẽ nói "Ngữ ấy mà làm được gì?" còn hắn thành công thì người ta sẽ nói "Tay này chỉ toàn gặp may, mèo mù vớ phải cá rán". Tóm lại, không ai ưa hắn cả nhưng người ta lại... khoái dây vào hắn ví dụ như gả con gái cho hắn chẳng hạn. Còn nữa, đôi khi tôi thấy ganh tỵ với hắn...
Nguyên Du cắt ngang:
- Tôi thích quan sát và đưa ra nhận xét, tôi không bao giờ lắng nghe ý kiến từ người khác rồi đoán già đoán non. Cảm ơn sự nhiệt tình hơn cả mong đợi của anh - Cô nói thêm trước khi quay đi - Vừa rồi anh đã dùng từ sai, đó không phải là ganh tỵ mà là ganh ghét. Đã có ai nói với anh ở người đàn ông nó là một tính xấu không chấp nhận được chưa nhỉ?
Người đàn ông cười thật to:
- Tôi không thích thậm chí ghét những gì hắn đang có, tôi chỉ quan tâm đến những thứ hắn đánh mất mà thôi. Đó có phải là vì tôi ganh ghét với hắn không?
Ông ta bước về phía Nguyên Du. Lần này mảnh trăng treo nghiêng ngoài cửa sổ hắt chút ánh sáng yếu ớt xuống sóng mũi thẳng đứng tạo thành góc tối quyến rũ, bí ẩn trên gương mặt người đàn ông.
- Với kinh nghiệm của tôi, quan tâm đến người khác phái theo kiểu của cô là công việc của những gã đàn ông. Hãy để cho chính họ làm điều này vì họ sẽ làm tốt hơn cô rất nhiều, cô bé.
Không dừng lại ông ta bước thẳng ra ngoài. Nguyên Du sững người như bị điểm huyệt. Trong thế giới của cô chưa từng có người đàn ông như thế vì vậy việc Nguyên Du không thể trông chờ ở mình những thứ mà người ta gọi là kinh nghiệm hay phản xạ là điều tất nhiên. Lúc này, mảnh trăng ngoài cửa sổ không còn mang hình dáng mỏng manh của chiếc lá lúa nữa mà nó biến thành nụ cười hờ hững với đôi môi mỏng dính nhếch lên mang theo vẻ diễu cợt không thèm che giấu. Cáu kỉnh, Nguyên Du đóng sập cửa lại.
oOo
Hải Đăng vừa chỉ tay vào bản vẽ vừa thuyết minh một cách rành rọt. Giọng anh không đổi dù biết rằng sau những câu nói đại loại như "Tùy cậu - Cứ làm theo cách nào mà cậu thấy là tốt nhất - Trừ phi tôi có đề nghị cụ thể nào khác, nếu không cậu cứ làm theo ý của mình - Tôi hoàn toàn tin tưởng vào cậu" thì ông Nguyên xem như mọi chuyện đã kết thúc. Hải Đăng không thích cái lối tin tưởng vô trách nhiệm này, nhất là trong công việc, nhưng anh không bộc lộ. Nguyên tắc của Hải Đăng là ngoài bản thân mình không được phép đặt niềm tin vào bất kỳ ai và cũng không để ai hiểu rõ mình vì kinh nghiệm bao nhiêu năm dạy anh rằng điều này luôn luôn là sai lầm.
Bên ngoài rất ồn ào. Quả là có nhiều âm thanh khi những người phụ nữ trong nhà vừa chuẩn bị bữa ăn chiều vừa trò chuyện với nhau thỉnh thoảng lại quát mắng lũ trẻ. Một cách chính xác Hải Đăng gắn giọng nói vào từng người thậm chí còn tưởng tượng được vẻ mặt của họ khi nói. Còn âm thanh anh mong được nghe lại không có. Đó là giọng nói trong trẻo với âm vực cao và kiểu uốn lưỡi rành rọt ở những âm tr, r, s nghe rất lạ, giống như trẻ con đang tập đọc vậy. Hải Đăng nhìn qua khe hẹp rồi cáu kỉnh nhận ra không chỉ có thế anh đang mong được nhìn cả gương mặt ấy nữa. Cũng chẳng phải từ bây giờ, ngay lúc bước chân vào phòng Hải Đăng đã cố tình chọn vị trí bất tiện này để không phải nhìn thấy một ai và để loại bỏ ý nghĩ chết tiệt ra khỏi đầu trong khi anh biết rõ không điều gì có thể ngăn được mình, huống hồ cái khe hẹp ấy.
Để xem, Hải Đăng nhếch môi, không ít lần chạm trán với sự thất bại nhưng chưa bao giờ anh chịu thua. Nguyên tắc của Hải Đăng là dù còn một giây cũng vùng vẫy. Anh không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào mang màu sắc nhượng bộ hoặc thất bại với bản thân lại càng không. Một cách dứt khoát, Hải Đăng dùng bút chì khoanh một vòng tròn trên bản vẽ. Giọng anh vẫn trầm tĩnh, lưu loát, không ai có thể nhận ra đã có những ý nghĩ xen vào trước đó.
Vào lúc Hải Đăng không chú ý nhất thì cửa phòng bật mở, một cái đầu thò vào:
- Ba ơi, ba thử nhìn xem con có cái gì trong tay này... Ôi... - Cô giấu tay ra sau lưng - Con xin lỗi, con không biết là ba đang có khách.
- Không sao. Vào đây đi Du.
- Dạ.
Hải Đăng không nhìn lên nhưng anh cảm nhận được sự hiện diện của cô, dù chỉ lấp ló ngoài cửa, đã tràn ngập cả căn phòng. Đó chỉ là câu đùa bâng quơ, nhạt nhẽo lúc cao hứng và khi ấy anh chẳng thấy thú vị chút nào thậm chí còn tức giận vì vẻ trịch thượng, gia ân hay hạ cố ban cho từ người nói như để đền bù những tổn thương mà một kẻ bất tài, vô vị như anh phải chịu. Giờ đây Hải Đăng lại thấy thích thú với ý nghĩ đây là cô vợ... hụt của mình.
Ông Nguyên đứng dậy vươn vai một cái:
- À, con pha hai ly nước rồi mang vào đây cho ba. Mãi làm việc ba quên khuấy. Vị khách của chúng ta chắc khát khô cả cổ - Ông vỗ vai Hải Đăng - Cậu dùng gì? Cà phê đá ít đường nhé? Nào con gái, pha cho ba một ly cà phê đá thật đậm ít đường, một ly nước cam. Chà, mệt quá, ta nghỉ xả hơi một chút chứ. Tôi già rồi chẳng thể theo kịp các cậu.
Hải Đăng nheo mắt. Già ư? Chỉ nhìn thấy điều này khi ông ta đứng cạnh cô con gái cưng nhưng ở ông ta tuổi tác lại là một lợi thế. Già có phải là lý do chính đáng người ta cho phép mình quên đi những điều họ muốn không nhỉ? Không sao, có nhiều cách để nhắc họ nhớ những điều mà họ muốn quên. Chỉ cần chọn lấy một và những thứ được gọi là cách thì anh đâu có thiếu.
Hải Đăng nhướng mày, anh đã có được kinh nghiệm quý giá rút ra từ chính bản thân mình. Đó là trong bất cứ tình huống nào dù khó khăn đến mấy bao giờ cũng có một cách nào đó. Nhiệm vụ của anh là phải tìm cho ra và Hải Đăng chưa thất bại lần nào, có lẽ do từ bé anh đã học bài học này rất cẩn thận.
Lúc Nguyên Du mang nước vào thì ông Nguyên đã ra khỏi phòng. Khách vẫn chăm chú nhìn vào tờ giấy trải rộng trên bàn, không quan tâm đến sự hiện diện của cô. Nguyên Du lễ phép đặt ly nước trước mặt ông ta:
- Mời chú uống nước.
- Cảm ơn.
Giọng nhạt nhẽo gần như vô cảm. Ông ta không ngẩng lên dù nói lời cảm ơn. Tần ngần một lát vẫn không nghĩ được lý do nào ở lại, Nguyên Du quay đi.
- Trả lại cho cô cái này. Tôi không cần đến nó nữa.
- Dạ? - Quên cả dùng tay che cái miệng đang há ra tròn vo, Nguyên Du thảng thốt - Là chú hả? Thôi chết...
Hải Đăng đứng lên:
- Sao vậy? Nếu biết nạn nhân là một lão già thế này chắc cô đã ân cần hơn, phải không?
Nguyên Du lắp bắp. Ông ấy đâu có già. Không, trong bóng tối vóc dáng và giọng nói khiến cô không nhận ra ông ta đã già. Giờ đây những nếp nhăn mờ mờ ở đuôi mắt với Nguyên Du lại là lý do chính đáng và thuyết phục nhất để ông nhận được sự tôn trọng từ cô. Sự tôn trọng mà Nguyên Du đặc biệt dành cho những người... già. Chết thật, đêm đó Nguyên Du cứ nghĩ ông ta là một trong những người bạn của dượng Út. Cái mồm ba hoa hại cô, đã vậy mình còn cưỡi lên... Không dám nghĩ thêm, Nguyên Du lập lại câu hỏi hôm trước và không nhận ra trong tình cảnh này nó vô duyên đến thế nào.
- Anh... à không chú, chú có sao không?
- Lại câu hỏi này à? Nếu cô mong được nghe câu trả lời khác với hôm nọ thì tôi không có đâu.
- Vậy chú có cần...
Ông ta đùa nhưng ánh mắt làm cô sợ. Quên bẵng những điều cần nói, Nguyên Du lấm lét nhìn người đối diện. Cô rủa thầm, đúng là con ngốc, đầu mình chắc không to hơn đầu con chuồn chuồn là bao. Thật may, đúng lúc này cha cô bước vào.
- Hai chú cháu đang làm quen nhau đấy à? Để ba giới thiệu với con, đây là chú Đăng, bạn thân của ba. Chú đang giúp ba thiết kế và xây lại phòng mạch ngoài đấy. Còn đây là Nguyên Du, con gái tôi. Chắc cậu vẫn chưa biết nó?
- Rất tiếc là chưa nhưng bây giờ chúng tôi làm quen với nhau vẫn còn kịp. Xin được giới thiệu lại, tên đầy đủ của tôi là Hải Đăng.
Anh chìa tay ra. Đó không phải là cái bắt tay theo phép xã giao thông thường dù thoạt nhìn là thế. Hải Đăng dùng nó để giữ lấy cô gái đang lập cập ngồi xuống ghế. Mắt Nguyên Du trợn ngược. Cái xiết tay quen thuộc, đúng là cái xiết tay của người đàn ông hôm nọ. Ông ta không thèm giấu vẻ thú vị hiện ra trong ánh mắt. Nó đậm dần rồi cháy bùng lên thành đốm lửa nhỏ khi bắt gặp cái nhìn của cô. Điều này giúp Nguyên Du bình tĩnh trở lại. Sao lại hoảng sợ và run lên như một con ngốc trong khi cô biết Hải Đăng nhiều hơn những gì ông ta biết về cô?
- Chà, xin lỗi, ba lại có điện thoại bên ngoài. Con ở đây trò chuyện với chú Đăng nhé - Ông vỗ vai Hải Đăng - Nếu không bận, mời cậu ở lại dùng cơm. Tôi có vài vấn đề cần tham khảo ý kiến của cậu. Chúng ta trao đổi với nhau trong bữa ăn.
- Dạ.
Cả hai trả lời gần như đồng thanh và không nhìn ông vì sự quan tâm của họ đang tập trung vào nhau. Nguyên Du thoáng cười khi nhớ đến hình ảnh mà cô tưởng tượng hôm nọ. Không áo chim cò sặc sỡ, không dây chuyền, không nhẫn vàng, không vênh váo, hãnh tiến, trước mắt cô là một gương mặt đàn ông đẹp nhưng bất động. Đối với Nguyên Du lúc này tầm thường hóa nó là hình thức trấn an hữu hiệu nhất. Một cách chế diễu và gượng ép, cô lý giải gương mặt kiêu ngạo ấy chỉ là thứ ngụy tạo mà ông ta khoác lên để phù hợp với vị trí hiện nay của mình, cũng có thể ông ta dùng nó để xóa đi nỗi mặc cảm về một quá khứ lam lũ chẳng hạn.
Ở khoảng cách gần, Nguyên Du nhìn thấy đôi mắt sâu và đen. Một thoáng rung động làm tim cô thắt lại. Đôi mắt đẹp quá. Nó sâu thẳm và đen đến nỗi cô chợt nghĩ chắc chắn có một khoảng tối đang ngự trị đàng sau. Cũng trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy Nguyên Du nhận ra không phải chỉ sự kiêu ngạo tạo ra vẻ lạnh lùng xa cách trên gương mặt mà còn là sự tự chủ, bản lĩnh ông ta có được khi hàng ngày đương đầu với những cái nhìn soi mói giống như ánh mắt của cô bây giờ vậy.
Hai người nhìn nhau. Nụ cười của Nguyên Du làm bóng tối trong mắt ông ta lay động. Tâm trạng và vẻ mặt của Hải Đăng như của một người nghệ sĩ cố nắm bắt một khoảnh khắc chợt đến vì biết rằng nó sẽ trôi qua rất nhanh. Và... hình như anh không bắt kịp. Hải Đăng chán nản buông tay.
Nguyên Du kín đáo nhìn xuống, trong tay là chai dầu mà cô dúi cho ông ta hôm nọ. Nó vẫn còn nguyên chẳng suy suyển chút nào. Nhớ lại cuộc chạm trán ấy, Nguyên Du ngượng ngập giải thích:
- Thật ra người ta vẫn hay nói như thế về những người mà họ cho là vắng mặt, vấn đề nếu có là ở chỗ tôi đã không gặp may.
- Tôi đâu có phàn nàn gì, nhất là khi phụ nữ xem việc nói sau lưng người khác là một trong những thú tiêu khiển của họ. Làm cho phụ nữ vui là bổn phận cao cả của người đàn ông, huống hồ đó chỉ là những lời chẳng gây tổn hại nào cho thanh danh vốn chẳng có chút tiếng tăm gì để gìn giữ của tôi.
Hải Đăng ngắm nghía gương mặt đỏ ửng của Nguyên Du tự hỏi, liệu phụ nữ có khả năng điều khiển màu sắc đậm đà giới tính ấy hiện lên mặt theo ý muốn của họ không nhỉ? Một gương mặt đỏ ửng cũng hay hay nhưng ấn tượng nhất vẫn là đôi mắt. Đôi mắt có màu sáng xanh cùng nét lượn thanh tú mềm mại ở hàng mi, gợi trong anh hình ảnh một khoảng trời bình yên có mây màu xanh và đường chân trời tưởng gần lại hóa xa tít tắp.
Bữa ăn diễn ra trong bầu không khí thân mật. Thỉnh thoảng Hải Đăng vẫn dùng cơm chung với những người trong gia đình này nhưng hôm nay đặc biệt thú vị khi được tiếp xúc với một trong số rất ít các cô gái không lộ ra nét bối rối bởi ánh mắt của anh. Bằng sự từng trải Hải Đăng thừa biết cô phải cố gắng thế nào để có được gương mặt bình thản ấy. Bà Bảo Thụy vừa tiếp thêm thức ăn cho lũ trẻ ở bàn bên cạnh vừa nhìn lên cầu thang với vẻ sốt ruột. Nguyên Du đứng lên:
- Hay là con lên trên đó xem chị Doanh có cần giúp gì không.
- Không, con cứ ăn đi - Bà chắc lưỡi - Bên ấy chỉ mời sang dùng bữa cơm thôi mà nó chuẩn bị đến mấy ngày vẫn chưa xong. Chả bù với cô, lần đầu tiên...
Có tiếng bước chân xuống cầu thang. Không cần ngẩng lên Hải Đăng vẫn biết là Bảo Doanh. Cô ấy có còn bối rối, e lệ khi trông thấy mình không nhỉ? Đối với anh việc nhận ra nét ngượng ngập trên gương mặt phụ nữ chẳng có gì khó khăn. Thoạt tiên Hải Đăng thấy buồn cười. Sau đó thì không quan tâm đến vì anh cho rằng nó là thứ sản phẩm xa xỉ của những cô gái mới lớn, được sinh ra trong gia đình nề nếp. Với phạm vi giao tiếp bó hẹp nên suốt đời không dám nhìn thẳng vào mắt một người đàn ông, chỉ biết nuôi dưỡng tình cảm mơ mộng, lãng mạn theo kiểu phi thực tế. Anh lại không phải là người thuộc thế giới ấy.
Bảo Doanh vận chiếc đầm đơn giản, tóc buộc cao, trông khá xinh. Cô hấp tấp chào mọi người khi nghe tiếng xe bên ngoài. Bà Bảo Thụy lừ mắt:
- Con cứ để An vào đây. Kể từ hôm nay mẹ không chấp nhận cái lối thập thò ấy nữa.
Bảo Doanh bối rối:
- Kìa mẹ...
Nguyên Du thấy ái ngại cho anh chàng nào đó đột ngột rơi vào hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng thế này. Phải trưng gương mặt mình ra cho mọi người ngắm nghía ngang dọc, dò xét chán chê nhưng khi kết luận lại làm ra vẻ bàng quan "Trông cũng khá - Xem cũng được - Hơi tệ tệ". Đó là nói theo kiểu lũ bạn tinh quái của cô. Ở đây chắc không có những lời nhận xét theo kiểu này vì giám khảo toàn là người lớn nhưng không vì thế mà anh chàng gặp may. Lý do rất dễ hiểu, ngoài giám khảo còn có một... đám khán giả ngồi chầu rìa đang há hốc mồm vì tò mò và hiếu kỳ. Chỉ cô và con bé Ty mồm mép lanh chanh như tép nhảy kia thì anh bạn của chị Doanh cũng... tiêu đời vì bị mổ xẻ đến nơi đến chốn rồi.
Nguyên Du thú vị khi tưởng tượng mình dọa được người yêu chị Doanh, một chàng An cao lêu nghêu có gương mặt trắng trẻo thư sinh. Chà, gương mặt ấy sẽ đỏ ửng vì ngượng ngùng hay tái nhợt vì sợ hãi nhỉ. Cô quên khuấy hình ảnh lão trọc phú miệt vườn để nhận ra trí tưởng tượng đã đưa mình đến tận đâu, dù "lão" đang ngồi cạnh và tức cười vì vẻ háo hức của cô. Đang lẩn thẩn suy nghĩ, Nguyên Du giật mình khi trông thấy một thanh niên với vóc người cao lớn, chắc nịch và gương mặt vuông vuông chữ điền, không phải là gương mặt của người dễ bị bắt nạt, đang đường hoàng băng qua khoảng sân rộng để bước vào nhà. Anh cúi chào mọi người, nói vài lời bằng vẻ khiêm tốn, lịch sự, lễ phép rất có phong cách. Chao ôi, Nguyên Du nghĩ thầm, vậy là rõ rồi. "Thập thò" là chuyện của chị Doanh, không phải của người này. Cái kiểu gán ghép đầy thiên vị của người lớn làm cô tưởng tượng loạn cả lên.
Đến gần chị Doanh, anh An mỉm cười. Nụ cười làm gương mặt giãn ra nom nhẹ nhõm vì cái miệng rất duyên. Cô Ba tự tay rót nước mời khách. Khách ngồi bên ngoài, dưới gốc cây khế sát mái hiên nơi trước đây ông nội dành để tiếp bạn bè và chơi cờ. Dấu ấn của nó là bộ bàn ghế lên nước bóng loáng với bàn cờ tướng khắc thẳng vào mặt gỗ. Dượng Út cám cảnh chép miệng:
- Tội nghiệp thằng nhỏ, nó bị... mần đến nơi đến chốn cho mà xem.
Đúng như dự đoán, cô Ba thong thả nói. Trong nhà mọi người đều im lặng nên nghe rõ từng lời:
- Bác rất ngạc nhiên khi biết anh chị bên ấy có nhã ý mời Doanh đến nhà chơi. Trong suy nghĩ của bác đây là bước khởi đầu nghiêm túc mà cha mẹ vẫn làm trước khi đi đến quyết định khác quan trọng hơn. Bác nghĩ như thế cháu thấy có cần phải đính chính lại không?
- Dạ không ạ.
- Điều ngạc nhiên là cho đến lúc này chúng tôi vẫn chưa biết gì về cháu. Bác tự hỏi nếu bác cho rằng việc này là quan trọng hơn cả thì với cháu nó có phải là quá đáng không?
- Xin bác và gia đình thứ lỗi, đúng như bác nói việc này rất quan trọng vì thế Doanh chỉ cho phép khi thật sự tin tưởng con. Tiếc là bản thân con cho đến lúc này vẫn chưa thuyết phục được Doanh nên con phải nhờ đến cha mẹ. Con cũng rất lo không biết ba mẹ con có làm được điều này không dù con đã nói rõ nếu hai người không thành công thì kể như chuyện con đứng mãi ngoài ngõ, không được Doanh mời vào nhà là điều tất nhiên.
Nguyên Du bất ngờ, xem ra việc ngồi vào ghế bị cáo không phải là điều làm cho nhân vật này bối rối. Sau khi nghe những lời này, cánh mày râu trong nhà phản ứng khác nhau. Bin bật cười khe khẽ, dượng Út rung đùi đắc ý, cha cô giữ nguyên nét mặt đăm chiêu như không để ý, còn Hải Đăng... nhìn thật kỹ mới nhận ra môi ông ấy nhếch lên một chút, gương mặt vẫn hoàn toàn vô cảm. Đột nhiên Nguyên Du thấy buồn, chưa bao giờ cô nhận được sự quan tâm như thế từ mẹ. Biểu hiện của bà khiến cô nghĩ có lẽ với mẹ Nguyên Du đã đủ lớn, đủ bản lĩnh để đối phó với những vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Chính suy nghĩ này khiến Nguyên Du luôn thấy những rắc rối của mình thật nhỏ bé và cô e ngại khi mẹ phải mất thời gian để chia sẻ, để quan tâm đến những điều vụn vặt trong khi bà bận rộn và đầy ắp những lo toan. Dần dần cô quen giải quyết mọi việc một mình. Mẹ Ơi, trong trái tim mẹ ngăn nào dành cho con và ba hở mẹ? Cổ họng nghèn nghẹn, Nguyên Du cắm cúi và nốt miếng cơm trong chén. Không ngẩng lên nhưng Nguyên Du biết cô Ba đang tiễn khách ra ngõ:
- Bác cho phép Doanh đi với con. Doanh còn vụng về lắm, tính ý anh chị bên nhà thế nào nhờ con chỉ vẽ thêm cho Doanh.
- Xin bác đừng lo. Con sẽ làm cho ba mẹ con yêu quý Doanh như con vậy.
- Ừ, lần sau đến đây con cứ vào thẳng trong nhà. Nếu Doanh có ý kiến gì khác cứ nói là bác đã bảo thế.
Mặt chị Doanh đỏ bừng:
- Mẹ...
Nguyên Du bưng ly nước lên uống một hơi. Đặt chiếc ly rỗng xuống bàn, mặt cô bé buồn thiu. Một thoáng đắc ý lướt qua mắt Hải Đăng. Kinh nghiệm của anh, khi người phụ nữ buồn hoặc cô đơn họ sẽ không chú ý đến những cánh cửa, chỉ cần một chút khéo léo bạn có thể đường hoàng bước vào. Ông Nguyên cắt ngang mạch suy nghĩ của Hải Đăng bằng một câu hỏi. Im lặng một chút như phải cân nhắc trước khi trả lời, anh chú ý đến chàng trai ngồi cạnh Nguyên Du. Hải Đăng nheo mắt, giác quan bảo anh rằng hắn đang nắm tay cô gái dưới bàn. Không chỉ Hải Đăng, hắn cũng trông thấy nét buồn buồn trong ánh mắt ấy. Chà, xem ra cái lối an ủi này không bình thường chút nào.
Bữa ăn chiều kết thúc lúc trời sâm sẫm tối. Hải Đăng nhìn đồng hồ, anh quyết định nán lại một chút để bàn nốt mấy hạng mục cuối của công trình. Họ ngồi ở phòng ăn, Nguyên Du thu dọn loanh quanh sau đó rửa bát đĩa trong bếp. Cô vẫn vận bộ quần áo ngắn cũn hôm nọ nhưng Hải Đăng không còn thấy buồn cười nữa. Nghiêng người đặt ly nước trước mặt anh, tóc Nguyên Du chảy xuống vai tạo thành vòng lượn êm ả viền quanh gương mặt. Không cưỡng lại được Hải Đăng hít một hơi thật dài khao khát được nghe lại mùi thơm dìu dịu trên mái tóc đã có lần phủ kín gương mặt mình. Anh thích mùi hương nhẹ nhàng kín đáo ấy nhưng ý nghĩ bị Nguyên Du chi phối và hình ảnh cô lưu lại đâu đó trong đầu anh là chuyện Hải Đăng không thể chấp nhận được. Để xua đi điều này anh nâng ly nước uống cạn một hơi rồi nhìn chằm chằm vào đấy trước cặp mắt mở to của Nguyên Du. Cô rụt rè:
- Cà phê thật đậm ít đường nhiều đá, có đúng không ạ?
Hải Đăng thoáng cười. Trước dấu hiệu quan tâm của cô, anh cảm thấy có điều gì đó rất ấm áp tỏa ra nhẹ và mỏng như đốm lửa nhỏ được nhóm lên trong buổi chiều đông ảm đạm. Ngọn lửa không lớn nhưng đủ xua cái giá rét đang ngấm vào da thịt. Chỉ một thoáng, Hải Đăng cúi xuống lầm lì gấp bản vẽ lại. Anh cương quyết dập tắt ngọn lửa và tức giận vì loại tình cảm mà nhiều năm nay tưởng như mình đã miễn dịch. Nguyên Du ngơ ngác trước gương mặt thoắt một cái đã tối sầm. Ngay lúc ấy một người đàn ông bước vào và tiếng reo của Nguyên Du ngăn Hải Đăng đứng lên.
- Ôi... chú Giang - Cô hướng vào trong gọi lớn - Kha ơi, Tuệ Ơi, nội ơi... chú Giang xuống rồi nè...
Hai đứa nhỏ cẩn thận lách qua người bà Tần rồi phóng ào ào xuống cầu thang. Chúng bíu chặt lấy tay cha, la chói lói.
- A... ba...
- Để ba xem nào - Ông cúi xuống ôm lũ trẻ - Hai đứa dang nắng suốt cả ngày phải không? Đầu tóc khét lẹt đây này...
Bà Tần âu yếm hỏi:
- Sao xuống trễ vậy con?
- Dạ, vì lúc qua phà con gặp lại người bạn cũ - Ông chào mọi người rồi quay sang vợ - Em có nhớ anh Toàn không? Anh ấy về nước cách đây hai ngày. Gặp nhau mừng quá, cả hai đi loanh quanh suốt buổi chiều.
Bà Tần chép miệng:
- Thằng ấy có vợ con gì chưa hay vẫn thích lông bông như trước?
Ông Giang trả lời bằng vẻ ngán ngẩm:
- Dạ, vừa mới ly dị xong. Lần này về nước nó có ý tìm lại người yêu cũ cũng là bạn thân ngày xưa của bọn con. Nghe nói cô ấy ở Cần Thơ.
Thím Ân đỡ túi xách trong tay chồng:
- Anh xuống đây bằng gì?
- Anh đi công tác luôn tiện ghé qua. Lúc gặp nhau ở bến phà, Toàn rủ qua Cần Thơ nên anh cho xe quay về thành phố. Em thay quần áo cho các con đi. Anh ấy mời gia đình ta ăn tối. Khoảng hai mươi phút nữa sẽ có xe đến đón - Quay sang Bin, ông nói - Cả con nữa đấy Bin, ba muốn con cùng đi. Sang bên Mỹ, có thể một lúc nào đó con cần đến sự giúp đỡ. Ba muốn con nhớ đến người bạn thân nhất của ba.
Bin ngoan ngoãn đứng lên:
- Dạ.
Đến tận bây giờ Bin không để mẹ phải phàn nàn bất cứ điều gì về thái độ của anh trước người đàn ông này và thật lòng anh cũng quý mến ông. Ông rất yêu mẹ và điều quan trọng là sự hiện diện của anh không làm ảnh hưởng đến tình cảm ấy. Tuy không thật gần gũi nhưng ông luôn luôn thể hiện đầy đủ trách nhiệm của một người cha theo đúng nghĩa của từ này khi cho anh cảm giác được tôn trọng và yêu thương. Dù không nói ra nhưng cả hai cư xử như những người đàn ông thật sự: không bao giờ tranh giành, tuyệt đối tôn trọng vị trí của nhau trong lòng mẹ anh. Điều này khiến mối quan hệ giữa họ đạt đến mức lý tưởng, không chỉ ở vẻ bề ngoài.
Nhìn lũ trẻ chào người lớn rồi ríu rít theo chân cha mẹ, bà Tần chạnh lòng trước gương mặt cố làm ra vẻ bình thường của Nguyên Du. Không ai, không có gì bù đắp được nỗi buồn, sự thiếu hụt trong tâm hồn nó. Bà có hai người con trai và chúng làm bà ưu tư theo những cách khác nhau. Ngày xưa đứa con trai thứ của bà, Bảo Giang, cư xử như một chú ngựa hoang không yên, không cương, không người điều khiển, nó phóng vó điên cuồng phun bụi mù mịt vào cái nếp nhà vốn rất kỷ cương, chuẩn mực khi quan hệ yêu đương với các cô gái mà bà không sao hiểu nổi. Có cô đến chơi chỉ ngồi phòng khách trò chuyện dăm ba tiếng sau đó xông vào nhà bếp, phòng ăn chùi rửa, quét dọn đến sạch bóng mới thôi. Bảo Nghi gọi dùa sau lưng là tay "sát thủ" vì mớ chén đĩa mà gặp cô này chỉ nước chạy dài. Bảo Giang nghe xong còn khôi hài bảo thêm mỗi lần căn phòng của chàng độc thân chỉ trừ nó ra, tất cả mọi thứ đều được cô ấy kỳ cọ sạch bóng như thế. Có cô đến nhà mặc áo dài ngồi khép nép, ma9't lúc nào cũng mở to, có vẻ như bất cứ điều gì cũNg làm cô ngạc nhiên. Cô ăn nhỏ nhẹ, nói nhỏ nhẹ, nhiều lúc ngồi cạnh cũng không nghe thấy nhưng bà không dám hỏi lại vì những lúc như thế mặt cô đỏ bừng, lúng túng nom rất tội nghiệp. Có cô nói chuyện cứ trịnh trọng như đọc diễn văn, có cô lại chao chát như đang cãi nhau, có cô vận quần áo hở cả rốn, cả đùi kheo da khóc thịt. Có nhiều cô nom cũng đàng hoàng nhưng nó chẳng chấm một ai, cuối cùng thì chọn Hồng Ân. Cũng từ lúc Bảo Giang như cởi lớp bỏ bọc để trở thành một người đàn ông thật sự. Nó sống đàng hoàng, chững chạc và có trách nhiệm. Giờ đây nó có một gia đình hạnh phúc mà bất kỳ người đàn ông nào cũng ao ước khi nhìn vào.
Đứa con trai lớn của bà, Bảo Nguyên, thì ngược lại. Bà Tần chép miệng, cũng không hoàn toàn như thế vì xét cho cùng phần đáng trách và đáng thương ở nó bằng nhau. Bảo Nguyên sống nghiêm túc, chuẩn mực. Nó yêu và kết hôn ngay trong lần đầu tiên. Tuy không nói ra nhưng ở một góc hẹp trong tâm hồn bà biết rằng sự lựa chọn này và cả Quỳnh Thy khiến bà hài lòng hơn. Cuối cùng thì gia đình lý tưởng ấy tan vỡ chỉ vì một phút lạc lòng của Bảo Nguyên. Bà đã hết lời thuyết phục thậm chí năn nỉ con dâu nhưng thất bại. Là một người phụ nữ, bà hiểu vì sao Quỹnh thy không thể tha thứ nên không hề trách cứ nữa lời. Ngày Quỳnh Thy rời khỏi nhà để lại nơi đây mênh mông một nỗi buồn và sự tiếc nuối. Tóc bà bặc hẳn đi. Ngày ấy gía như Bảo Nguyên biết rằng con gái nó sẽ có gương mặt thế này khi nhìn cảnh đầm ấm của những đứa trẻ đầy đủ cha mẹ khác chắc việc đáng tiếc ấy đã không xảy ra.
Bà Tần thóang an tâm khi Nguyên Du lững thững đi đến chiếc bàn nhỏ kê ở góc phòng, ngồi xuống và chăm chú đọc quyển tạp chí mà mình yêu thích. Không giống Hải Đăng, bà chẳng nhận ra sự chăm chú ấy là quá mức cần thiết và Nguyên Du dắn mắt vào đó rất lâu mà không hề lật sang trang khác.
Điện thoại reo, bà Bảo Nghi vội nhấc máy. Nguyên Du ngẩng lên chờ đợi, có thể là mẹ cô vì bà thường gọi vào giờ này. Cô Hai buông điện thoại, nhìn Nguyên Du một thoáng rồi chuyển máy sang cho cha cô, ánh mắt rất lạ. Không phải mẹ, Nguyên Du cúi xuông, cố giấu vẻ thất vọng. Dường như ai đó đang nhắc cha về một cuộc hẹn. Khác với bình thường, ông trả lời dè dặt, ngần ngừ với những câu ừ à tối nghĩa. Lấy làm lạ, Nguyên Du ngẩng lên và ngạc nhiên khi mọi người làm ra vẻ không chú ý đến cô, dù rõ ràng không phải thế. Thái độ này khiến cô bất an. Mọi người đang che giấu điều gì? Hay là mẹ... Cô lập cập hỏi mà nghe giọng mình run bắn:
- Ai... ai gọi vậy cô Hai? Có chuyện gì mà...
Bà Bảo Nghi tránh không nhìn vào ánh mắt ấy:
- À, không có việc gì cả, chỉ là người bạn của ba con và... của gia đình mình.
Nguyên Du gật đầu nhè nhẹ như cố hiểu. Cô không thấy nụ cười châm biến của Hải Đăng. Không mất nhiều thời gian và cũng không khó khăn gì, anh đoán ra ngay nhật vật là cô bé sợ Hải Đăng nheo mắt, Nguyên Du sợ cũng đúng thôi vì đó là một người đàn bà. Cô ấy khá trẻ, không đẹp, không xấu. Chỉ tiếc mà anh cho là "đắt" nhất là gương mặt trái xoan thanh tú khiến người ta quên đi những nét đường nét kém sắc sảo trên ấy. Cô có làn da và cái nhìn của một đứa trẻ. Hải Đăng cho rằng sở dĩ ông Nguyên chọn người phụ nữ này là chuyẩn bị cho việc lập lại những gì đã xảy ra trong quá khứ. Lịch sử không rập khuôn bởi những thứ có tên là bài học kinh nghiệm mà người ta rút ra sau những sai lầm vì thế không có sự tan vỡ nào lập lại. Người đàn bà trẻ con này sẽ vật vã khóc than vì những giây phút lạc lòng của chồng nhưng sẵn sàng tha thứ. Quả thật, Hải Đăng không tìm được lý do nào khác thích hợp hơn để giải thích cho sự lựa chọn này vì anh đã biết ít nhất hai người đàn bà của Bảo Nguyên. Họ không vô vị và mang một vẻ đẹp nhàm chán như thế. Ông Nguyên say sang Hải Đăng nhưng những điều ông nói không phải dành cho anh:
- Mấy hạng mục còn lại chúng ta bàn sau nhé. Tôi có việc gấp phải đi ngay bây giờ
- OK.
Hãi Đăng bình thản trả lời. Thái độ này như ngầm bảo anh biết rõ mọi chuyện và cái yếu điểm ấy không phải là điều anh quan tâm. Mắt ông Nguyên cụp xuống trước khi chuyển sang Nguyên Dụ Sự nhún nhường ở ông khiến anh vừa ghét lại vừa thích thú. Có lúc Hải Đăng thấy mình nhẫn tâm lúc lại thấy tự hào, như chính lúc này đây, vì đâu phải ai cũng có bản lĩnh để biến một người đàn ông thật sự thành một thằng hèn thật sự!
Bà Bảo Nghi bứt rứt khi thấy Nguyên Du co hai chân lên ghế tiếp tục chúi mũi vào quyển tạp chí. Tư thế có vẻ như muốn ngồi đấy suốt đêm. Bà tằng hắng:
- Hôm nay TV có chưong trình rất hay... hình như chiếu lại bộ phim "Đèn lồng đỏ treo cao" của Thương Nghệ Mưu do Củng Lợi đóng. Con đã xem chưa Du?
Nguyên Du đặt quyển tạp chí xuống, mỉm cười nhưng không có vẻ gì hào hứng:
- Dạ rồi nhưng con không thích người đàn ông mà suốt bộ phim chẳng thấy mặt mũi và cả nhân vật do Củng Lợi thủ vai. Bà Tư đó có vẻ gì ác ác, rất khó thông cảm. Còn nữa không khí trầm uất của bộ phim cũng làm con sợ.
- Con có muốn đi đâu đó không? Cô Hai sẽ đi với con. Chúng ta có thể... ừm...
Gương mặt lúng túng cúa bà nom tội nghiệp. Nguyên Du cũng nhận ra sự vô ý của mình. cô cười dịu dàng như để xin lỗi. Hải Đăng chăm chú nhìn, nụ cười thật đ.p nhưng chỉ có ở trên môi còn ánh mắt thì không.
- Con không buồn đâu ạ. Con về phòng đọc sách đây. Cô đừng lo.
Đúng lúc này Hải Đăng mới rõ lý do tại sao khi ông Nguyên rời nhà anh vẫn nấn ná ở lại. Giác quan mách với anh chắc chắn sẽ có cơ hội và giờ đây Hải Đăng không bỏ lỡ
- Hôm nay, một cách tình cờ, tôi nghe anh Nguyên hứa đưa cô con gái cưng đi thăm cầu Mỹ Thuận về đêm. Nếu cả nhà không ngại tôi muốn thay anh ấy thực hiện lời hứa này.
Đạt mình vào vị trí một người chạ Hải Đăng đã khôn ngoan chọn chỗ đúng an toàn trong suy nghĩ của những người phụ nữ đang chăm chú nhìn anh. Và đo6'i tượng thu hút sự quan tâm của Hải Đăng cũng không khá hơn chút nào. Trên gương mặt ấy xem lần vẻ không hài lòng và sự bất ngờ khó chịu. Cũng đúng thôi, trong câu chuyện này Hải Đăng là nhân vật chính vậy mà anh cư xử với cô như một đứa trẻ. Bà Tần dè dặt hỏi:
- Con có muốn đi cùng với chú Đăng không Du?
Nguyên Du nhìn anh một thoáng trước khi trả lời:
- Dạ có ạ.
Vẻ cười cợt hiện ra trong mắt Hải Đăng. Chỉ một lần thất bại nhưng mùi vị đó anh đã nếm quá đủ nên nó không bao giờ có cơ hội chạm vào anh lần thứ hai.
Nguyên Du vòng tay trước ngực khi xe chầm chậm lướt qua cơn dốc nhỏ, rẽ vào đoạn đường hẹp. Bóng tối hào phóng trên những tán cây dầy. Gió thổi xào xạc. Nguyên Du nhìn quanh rồi nhìn sang người bên cạnh. Người này không hề nhìn cô.
- Đừng sợ cô bé. Vì cô ít lời quá nên tôi nghĩ không cần giải thích vội... À, đến nơi rồi, cô ngồi ở đây chờ tôi nhé.
Hải Đăng bước ra khỏi xe:
- Cô có mang theo áo khoác đấy không? Ồ, không sao, có thể tôi sẽ tìm đưo8.c một cái thích hợp với cộ Đừng sợ, ở đây rất an toàn và tôi sẽ quay lại ngay.
Lúc nãy Nguyên Du thoáng ân hận vì đã nhận lời đi cùng ông tạ Tính háo tha9'ng, bốc đồng đã hại cô nhưng giờ đây Nguyên Du không còn sợ sự tĩnh mịch, im lặng đầy vẻ đe doa. này nữa vì trước mặt cô là dãy nhà sáng đèn nằm sau hàng cây thưa, thấp thóang bóng người qua lại. Nguyên Du đoán đoạn đường hẹp rẽ vào lúc nãy nằm trong khuôn viên hà. Điều duy nhất cô thấy bất an chính là người đàn ông đó. Thú vị xen lẫn hồi hộp, tò mò khiến Nguyên Du phấn khích như vừa nhấp chút rượu mạnh.
Mở cửa xe cho Nguyên Du, Hải Đăng quay sang người đàn ông bên cạnh:
- Lái vào trong hộ tôi. Sáng mai tôi có việc phải đi sớm, đêm nay anh nghỉ lại đấy nhé.
- Dạ.
Nguyên Du lạ lùng vì người này giữ nguyên gương mặt kín như bưng từ lúc xuất hiện đến khi chui vào xe và lái ào đi. Không tò mò, dù chỉ là một thóang, có vẻ như anh ta được huấn luyện kỹ trong những tình huống thế này. Đưa chiếc áo khoác cho Nguyên Du, Hải Đăng giải thích:
- Đi xe gắn máy tiện và thoải mái hơn, cô sẻ ngắm được toàn cảnh cầu Mỹ Thuận về đêm. Đừng lo, tôi không phải là người mê tốc độ đâu.
- Chú...
Nguyên Du lúng túng khi nhớ đến cách xưng hô của mình đêm ấy. Chỉ một phần nghìn giây nhưng Hải Đăng vẫn nhận ra và im lặng chờ đợi. Thái độ này làm Nguyên Du bối rối như phải quyết định việc quan trọng. Cô nói một cách khó khăn:
- Trong tôi lo lắng lắm sao?
- Không, chỉ căng thẳng một chút thôi.
Hải Đăng cười. Nụ cười làm gương mặt dịu đi. Không được cư xử như một con ngốc, Nguyên Du nhủ thầm rồi bạo dạn chuyển cái nhìn từ ông ta sang chiếc môto kềnh càng đậu bên cạnh. Cô nói ngược ý nghĩ của mình:
- Trông nó thời trang và mạnh mẽ quá nhỉ, không hợp với chú chút nào.
- Đừng thiên vị kiểu đàn bà như thế, nếu tôi nhớ không lầm cha cô đang sự dụng một chiếc tương tự đấy.
Nguyên Du cười cười. Cô thích những lúc thế này:
- Cha tôi ư? Ông ấy già nhưng cao lớn, năng động và đầy nhựa sống còn chú chỉ già, thưa chú - Dừng một giây quan sát người đối diện, cô nhún vai nó thêm trước khi quay đi - Dù năm tháng đã tỏ ra rất độ lượng với chú.
Hải Đăng bật cười sau đó thì cười thật to:
- Cô không thể vì tuổi tác của tôi mà nương tay một chút sao? Nhưng hay đấy vì không phải lúc nào cũng được nghe những lời thế này.
Lần đầu tiên anh dành cho Nguyên Du sự thành thật khi nói đúng ý nghĩ của mình. Không chỉ thế, Hải Đăng còn cảm thấy thú vị và hài lòng với cách cư xử bằng vai phải lứa của cộ Anh không chờ đợi một sự e dè, kính trọng nào từ người này. Có thể vì anh còn độc thân, có thể vì... thời gian đã độ lượng với anh và có thể vì hàng ngàn lý do mà các cô gái có thể nghĩ ra hoặc không vì lý do nào cả, chỉ đơn giản là một cảm nhận nào đó. Không có người đàn ông nào thích một cô gái đẹp đúng đàng xa kính trọng vì mớ tuổi tác của mình cả, với anh lại càng không. Đây là một câu khỏi đầu tốt đẹp, Hải Đăng huýt sáo khe khẽ khi phóng xe trên quốc lộ.
- "Dòng Đa-Nuýp xanh" à?
Hải Đăng ngoái lại. Gió thổi bạt lời anh nhưng Nguyên Du vẫn nghe rất rõ:
- Chà, tôi không nghĩ Du biết cả bài hát này đấy.
- Tôi nhớ cuối bộ phim bản nhạc được dạo lên trên nền một dòng sông khi xanh biếc chảy hiền hòa, khi cuồn cuộn phun nước trắng xóa. Hình ảnh ấy với tôi có vẻ gì đó rất bi tráng, rất cảm động nhất là sau khi xem xong phần kết của bộ phim.
Tự nhiên lúc này Hải Đăng muốn nhìn lại một lần nữa gương mặt của cô gái ngồi sau lưng đang giữa một khoảng cách an toàn nhưng vóc dáng mảnh mai ấy chắc chắn đã nép vào anh. Một cách hài hước, Hải Đăng tự giễu cợi mình khi đoán xem những người đàn bà của anh nếu nghe mẩu đối thoại này sẽ như thế nào? Nhưng anh không dừng lại được.
- Tôi đã xem bộ phim ấy những hai lần.
- Tôi cũng thế.
- Nhưng với cô chắc phải khó khăn hơn nhiều.
- Nó là một trong những tư liệu được lưu ở thư viện và chí giành cho sinh viên tham khảo khi hoc nền văn học Xô Viết cũ. Đúng là xem đến hai lần đối với tôi chẳng phải là chuyện dễ dàng. Ôi, đẹp quá, chú nhìn xem. Thật không thể tưởng tượng nó lại đẹp đến thế này.
Cầu Mỹ Thuận hiện ra rực rỡ ánh đèn. Từ xa trong nó thẳng như cây thước kẻ và mảnh mai như một nét gạch nối vắt ngang sông Tiền. Nhưng sợi dây vãng đan vào nhau trông như cánh quạt xòc rộng giữa bầu trời lồng lộng đến hùng vĩ. Hải Đăng cho xe chạy chậm rồi dừng hẳn lại khi cánh chân cầu một đoán khá xạ Vẻ thán phục của Nguyên Du làm anh hào hứng, Hải Đăng vừa chỉ tay vừa giải thích với cô.
- Cầu Mỹ thuận được thiết kế hình tháp với chân vuốt công và đà ngang. Hình chạm đầu tháp đúc sẵn vào tạo phản ngang. Cô nhìn xem, yếu tố thẩm mỹ được thể hiện trên từng chi tiếc nhỏ. Mũ cọc được làm đẹp với các tấm panen bao quanh. Ống bao dây cắp màu xanh, trụ đèn có dáng đặc biệt tạo nên vẻ đẹp mềm mại, chắc khỏe và rất hiện đại. Nó làm đẹp them cảnh quan vốn rất đẹp ở vùng sông nước này.
Nguyên Du phóng tầm mắt ra xa:
- Dường như chú rất tâm đắc về nó?
- Ừ, vì tôi cũng biết chút ít về ngành kiến trúc và thú thật với Du những thứ lấp lánh, đẹp đẽ thế này bao giờ cũng thu hút sự chú ý của tôi. Ta lên trên đó nhé.
Họ gởi xe và đi bộ lên cầu. Một cách tự nhiên Hải Đăng nắm lấy tay Nguyên Du và chính vẻ tự nhiên ấy khiến cô ngần ngại không dám rút tay về. Nguyên Du phớt lời lời phản kháng khe khẽ cất lên từ nội tâm. Cạnh cô, Hải Đăng bước đi với dáng vẻ vững vàng của một người biết mình đi đâu và với mục đích gì. Dáng vẻ tự tin ấy làm Nguyên Du choáng ngợp. Ờ ngưỜi này chắc chắn còn rất nhiều điều gây ngạc nhiên và đây chỉ mới là khúc đạo đầu. Cô đoán thế.
Cả hai dừng lại ở chân tháp, Nguyên Du nhìn xuống mặt sông sâu hun hút. Gió từ đấy thổi lên lồng lộng nhưng nước lại chảy rất êm không làm cô sợ. Nguyên Du đưa tay sửa lại mái tóc rối bời vì gió không ngừng thổi nên cố gắng của cô như một hành động làm duyên làm dáng rất ngớ ngẩn trước cái nhìn chăm chú của người đàn ông. Nguyên Du thấy ngượng. Cô xoay về hướng khác để gió làm nguội gương mặt nóng rang. Gió cuộn lên, vo thành từng viên, lăn tròn trên da thịt, buôn buốt. Hải Đăng đến gần, một cách thản nhiên anh kéo lại sợ dây khéo trên chiếc áo khoác cúa Nguyên Dụ So với thời gian ngắn họ biết nhau thì hành động này thân mật quá. Nguyên Du nhích ra xa, cố không làm lộ liễu như hành động đến gần của anh. Làm như không trông thấy, Hải Đăng vỗ nhẹ vào trụ cầu.
- Chúng ta đang đứng dưới chân tháp cao 116 méo và ngầm dưới mặt sông nơi chân tháp này là nhưng cọc bê tông khổng lồ được đóng đến độ sâu gần 100 mét, chính xác là 97 mét.
Nguyên Du ngạc nhiên:
- Một trăm à? Làm thế nào họ đổ được bê tông ở độ sâu ấy?
- Rất đơn giản nhưng cực kỳ hiện đại. Đầu tiên nhà thầu kéo một sà lan 5000 tấn tới vị trí lỗ cọc. Sau khi sà lan định vị, họ cho búa rung đóng xuống đáy sông những ống thép có đường kính hai mét rưỡi dài cả chục mét cho đến khi chúng đạt đến độ sâu gần 100 mét. Lúc này họ sẽ dùng cầu cẩu 200 tấn cạp hết đất cho ống cọc rỗng rồi bơm vào đấy một thứ nhũ tương gọi là bentonite giống như đất sét lỏng vậy. Sau đó đưa cốt thép xuống lỗ cọc và định vị chính xác, nhà thầu hút hết bentonite ra và bơm be tông xuống. Tơm đến đâu có có camera hợp bị rỗng,
Nguyên Du tò mò:
- Sao chú biết tất cả những điều này? Chú có tham gia thi công à?
Hải Đăng cười khẽ:
- Tôi có bạn thân làm việc ở công trình này. Anh ấy là một trong số những kỹ sư được đưa sang Úc học cách đúc dầm Super Tee và đã làm rất thành công. Tôi không giỏi như thế đâu. Công việc của tôi tủn mủn lắm. Xây dựng những thứ kiên cố và đẹp đẽ đến thế này không bao giờ có phần của tôi cả.
Câu nói đầy ẩn ý nhưng cô không đoán được ông ấy muốn nói đến điều gì. Lúc này ánh sáng hắt lên từ dòng song tạo nên những nét đậm nhạt lung linh trên gương mặt Hải Đăng và trong ánh mắt. Cô bàng hoàng nhận ra ở đó thiếu hẳn nét dịu dàng và có rất ít sự khoan dung nhjưng nó không phải là những thứ đấy người khác xa ra. Nguyên Du thấy lạnh buốt, cô cho tay vào túi và quay mặt đi. một vật gì đó cộm lên trong lòng bàn taỵ Nguyên Du nắm lấy, cô đoán xem nó là cái gì. Hải Đăng xoay người lại, rõ ràng không rời mắt khỏi cô.
- Gì vậy?
Nguyên Du xòe tay ra:
- Không có gì, chỉ là một chiếc kẹp.