PHẦN HAI
Chức vụ quèn (1966-1972)
Chương 5

    
iến pháp nước Anh vẫn còn là một trong những điều bí mật lớn đối với hầu hết những người không sinh ra trên hòn đảo đó ở Biển Bắc, và đối với  một số đáng kể những người chưa bao giờ rời khỏi bờ biển đó. Điều này có lẽ một phần bởi vì, không giống như người Mỹ, người Anh đã không có hiến pháp viết thành chữ kể từ Magna Carta [[xvii]] năm 1215 và kể từ đó đã hành động chỉ theo tiền lệ.
Một vị Thủ tướng được bầu ra cho một nhiệm kỳ năm năm, nhưng ông ta có thể giải tán Nghị viện và tổ chức Tổng tuyển cử bất kỳ khi nào ông ta nghĩ thích hợp, điều đó hiển nhiên có nghĩa là khi ông ta cho rằng ông có cơ may tốt nhất thắng được một cuộc Tổng tuyển cử. Nếu Chính phủ hiện tại có một đa số lớn trong Hạ nghị viện, toàn bộ cử tri thường nghĩ là nên cho Chính phủ cầm quyền trong tối thiểu bốn trong số năm năm. Trong hoàn cảnh như thế “ra đi sớm” sẽ bị cử tri xem là cơ hội chủ nghĩa và vì lý do đó thường gặp phải thất bại. Nhưng khi đa số của một đảng trong Hạ nghị viện không lớn, như trường hợp Chính phủ đảng Lao động của Harold Wilson, báo chí không bao giờ ngừng suy đoán về ngày bầu cử lần tới.
Phương pháp duy nhất mà phe đối lập dùng để loại bỏ phe Chính phủ trước nhiệm kỳ năm năm là đòi hỏi phải có một cuộc bầu cử “bất tín nhiệm” trong Hạ nghị viện. Nếu phe Chính phủ thất bại, Thủ tướng phải triệu tập một cuộc bỏ phiếu trong vòng mấy tuần, - điều đó rất có thể không có lợi cho ông ta. Theo luật, Nhà vua có quyền quyết định sau cùng, trong hai trăm năm qua các Vị vua và Nữ hoàng của nước Anh chỉ biết gật đầu đồng ý quyết định của Thủ tướng, mặc dầu họ vẫn quen với việc phê phán.
Vào năm 1966 Harold Wilson chỉ còn rất ít khả năng chọn lựa. Đối chiếu với đa số của ông chỉ là bốn, tất cả mọi người biết sẽ không còn bao lâu nữa ông phải triệu tập một cuộc Tổng tuyển cử. Trong tháng Ba năm 1966 ông xin yết kiến với Nữ hoàng và Nữ hoàng đã đồng ý giải tán Nghị viện ngay lập tức. Chiến dịch bầu cử khởi sự từ ngày hôm sau.
- Em sẽ thích thú chuyện này, - Simon nói trong lúc anh bước lên cánh cửa đầu tiên.
Elizabeth vẫn còn lưỡng lự, nhưng không thể có cách gì hay hơn để tìm hiểu xem chính trị của người dân thường là như thế nào. Nàng đã xin nghỉ phép mấy ngày để theo Simon đến Conventry. Nàng chưa hề có ý nghĩ nàng có thể yêu một chính trị gia, nhưng nàng phải nhìn nhận rằng vẻ hấp dẫn thu hút phiếu của anh đang tỏ ra không cưỡng lại được so với thái độ ân cần đối với người bệnh của những bạn đồng nghiệp của nàng.
Simon Kerslake, với một đa số nhỏ bé như thế để chống giữ, bắt đầu dùng thì giờ rãnh rỗi trong đơn vị cử tri Conventry của anh. Dân chúng địa phương dường như hài lòng với việc học nghề của thành viên mới của họ, nhưng các nhà thống kê không vụ lợi cho thấy rõ rằng một sự dịch chuyển thấp hơn 1 phần trăm sẽ đẩy anh ra khỏi Hạ nghị viện trong năm năm nữa. Tới lúc đó những đối thủ của anh sẽ ở trên bậc thang thứ hai.
Viên Trưởng ban tổ chức đảng Bảo thủ khuyên Simon nên ở lại bên trong Conventry và đừng tham gia bất cứ công việc nào khác của Nghị viện.
- Sẽ không có những vấn đề nào quan trọng hơn giữa lúc này và lúc bỏ phiếu, - ông ta đảm bảo với anh. – Điều đáng giá nhất anh có thể làm là thu được nhiều phiếu trong đơn vị cử tri, chứ không phải cho phiếu ở Westminster.
Đối thủ của Simon là thành viên cũ, Alf Abbott, người đã dần dần tin tưởng vào thắng lợi trong lúc khắp nước nghiêng về phía đảng Lao động trong chiến dịch vận động. Đảng Tự do nhỏ hơn đưa ra một ứng cử viên, Nigel Bainbridge, nhưng anh công khai thừa nhận rằng anh ta chỉ có thể đứng hàng thứ ba.
Trong vòng vận động đầu tiên của họ, Elizabeth mặc bộ đồ độc nhất của nàng mà nàng đã mua khi nàng được phỏng vấn cho công việc ở bệnh viện đầu tiên của nàng. Simon say mê ý thức đúng đắn của nàng, và trong lúc bộ đồ của Elizabeth làm hài lòng các mệnh phụ trong đơn vị cử tri, mái tóc vàng và dáng người thon thả của nàng vẫn còn làm cho báo chí địa phương muốn chụp hình nàng.
Danh sách người dân trong khu phố ở trên một tấm thiếp trong túi của Simon.
- Chào bà Foster. Tên tôi là Simon Kerslake. Tôi là ứng cử viên đảng Bảo thủ của bà.
- Ồ, vui mừng được gặp ông. Tôi có rất nhiều điều cần thảo luận với ông.
- Xin mời ông vào nhà và dùng một tách trà?
- Bà tử tế quá, thưa bà Foster, nhưng tôi phải đi rất nhiều nơi trong mấy ngày sắp tới.
Khi cánh cửa đóng lại, Simon gạch một lần đỏ qua tên bà ta trên tấm thiếp của anh.
- Anh làm sao có thể chắc chắn bà ta là một người ủng hộ đảng Lao động? – Elizabeth hỏi. – Bà ta có vẻ hết sức tốt bụng.
- Những người ủng hộ đảng Lao động được huấn luyện mời tất cả ứng cử viên khác vào uống trà và làm mất thời giờ của họ. Phe chúng ta sẽ luôn luôn bảo:” Tôi sẽ bầu cho ông, xin đừng mất thời giờ với tôi và nên tiếp tục tìm đến những người không thật sự gắn bó với ông”.
Elizabeth không thể che dấu vẻ hoài nghi.
- Điều đó chỉ xác nhận những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của em về các chính trị gia, - nàng nói. – Sao em lại yêu một người như thế?
- Có lẽ em đã lầm tưởng anh là một  bệnh nhân của em.
- Bệnh nhân của em không kể với em họ đã gãy tay khi họ sắp mù, - nàng nói.
Người láng giềng sát bên cạnh bà Foster nói:
- Tôi luôn luôn bỏ phiếu cho đảng Bảo thủ.
Simon gạch một lằn xanh qua các tên và gõ cửa kế tiếp.
- Tên tôi là Simon Kerslake và tôi …
- Tôi biết anh là ai, anh bạn trẻ, và tôi không tham gia vào trò chính trị của anh.
- Tôi có thể hỏi ông sẽ bỏ phiếu cho ai? – Simon hỏi.
- Đảng Tự do.
- Tại sao? – Elizabeth hỏi.
- Bởi vì tôi tin tưởng vào việc ủng hộ phe yếu.
- Nhưng thế thì lãng phí mất một phiếu bầu.
- Chắc chắn không. Lloyd Grorge [[xviii]] là Thủ tướng vĩ đại nhất của thế kỷ này.
- Nhưng… - Elizabeth xen lời với vẻ nhiệt tình.
Simon liền đặt một bàn tay lên cánh tay của nàng.
- Cảm ơn ông đã dành thời giờ cho chúng tôi, - anh nói và khẽ thúc đẩy Elizabeth ra ngoài đường.
- Anh rất lấy làm tiếc, Elizabeth, - Simon nói, khi họ đã ở trên vỉa hè. – Một khi họ nhắc đến cái tên Lloyd Gerorge thì chúng ta không còn cơ may nào: hoặc họ là người dân xứ Wales hoặc họ có trí nhớ hết sức tốt.
Anh gõ cửa kế tiếp.
- Tên tôi là Simon Kerslake và tôi …
- Đi đi, đồ luồn cúi, - câu trả lời quật lại.
- Ông gọi ai là đồ luồn cúi? – Elizabeth trả đũa trong lúc cánh cửa đóng sầm vào mặt họ và nàng nói tiếp – Một con người duyên dáng.
- Xin đừng giận, bác sĩ Drummond. Ông ta ám chỉ tôi, chứ không phải bác sĩ đâu.
- Em phải đánh dấu tên ông ta như thế nào?
- Một dấu hỏi. Không sao biết ông ta bỏ phiếu cho ai. Có lẽ không chịu bỏ cho ai cả.
Anh thử cửa kế tiếp.
- Chào Simon, - một phụ nữ mặt đỏ au nói trước khi anh có thể mở miệng, - Xin đừng mất thời giờ với tôi. Tôi sẽ luôn luôn bỏ phiếu cho anh.
- Cảm ơn bà  Irvine, - Simon vừa nói vừa kiểm tra bản danh sách nhòe của anh rồi chỉ tay hỏi – Người bạn láng giềng kề cận của bà như thế nào?
- A, ông ta là một cái bị già nua dễ cáu giận, nhưng tôi nghĩ ông ta sẽ đến được nơi bầu cử đúng ngày và bỏ phiếu đúng thùng. Tuy vậy ông ta cũng không đến nỗi nào, nếu không tôi sẽ ngừng trông nom con chó đua của ông ta mỗi khi ông ta đi vắng.
- Cảm ơn bà rất nhiều, bà Irvine.
- Một vạch xanh nữa, - Simon nói.
- Và anh có thể kiêm cả phiếu của con chó đua.
Họ đi được bốn đường phố trong ba tiếng đồng hồ kế tiếp, và Simon chỉ gạch các lằn xanh qua những cái tên anh chắc chắn sẽ ủng hộ anh vào ngày bầu cử.
- Tại sao anh phải chắc chắn như thế? – Elizabeth hỏi.
- Bởi vì khi chúng ta điện thoại cho họ đi bỏ phiếu vào ngày bầu cử chúng ta không muốn nhắc nhở tới phe đối lập, huống hồ cho một người nào đó đi dạo một vòng để rồi hắn ta khoan khoái bỏ phiếu cho đảng Lao động.
Elizabeth bật cười.
- Chính trị thật hết sức bất lương.
- Em hãy sung sướng vì em không phải đi chơi với một Thượng nghị sĩ Mỹ, - Simon vừa nói vừa gạch một lằn xanh khác qua cái tên cuối cùng trong khu phố. – Tối thiểu chúng ta không cần phải là triệu phú mới chạy đua được.
- Có lẽ em sẽ thích thành hôn với một triệu phú, - Elizabeth mỉm cười nói.
- Với tiền lương của một Nghị viên anh sẽ phải mất hai trăm bốn mươi hai năm mới đạt tới.
- Em không chắc em có thể đợi lâu như thế.Sussex Gazette, một dòng tít lớn nhan đề: Nghị viên phải đối đầu với bản dự thảo không được tự tin. Bà Blinkinsop, Chủ tịch Câu lạc bộ Bữa trưa của các bà các cô, đã đưa ra dự thảo này, không phải vì chuyện uống rượu say lái xe, mà việc cố tình lừa gạt bà ta vì lý do tại sao anh không thể tham gia nói chuyện tại bữa tiệc trưa hàng năm của họ.
Raymond giờ đây đã quá quen thuộc với việc nhận được những hồ sơ có đánh dấu Đặc biệt riêng tư, Tối mật, hoặc thậm chí Chỉ dành riêng cho Ngài ở vị trí của anh hiện nay là Thứ trưởng dưới quyền của Chính phủ nên anh không hề suy nghĩ khi nhận được một lá thư có để Mật và Riêng tư mặc dù đó là những chữ viết bằng tay rất rắc rối. Anh mở lá thư khi Joyce đang luộc trứng.
- Bốn phút và bốn mươi nhăm giây, đúng như cách anh thích – cô nói khi từ bếp đi ra đặt hai quả trứng trước mặt anh – Anh không sao đấy chứ? Trông anh trắng bạch như tờ giấy ấy.
Raymond lấy lại bình tĩnh rất nhanh, nhét lá thư vào túi áo, trước khi kiểm tra đồng hồ. “Anh không còn thời gian để ăn một quả trứng nữa đâu”, anh nói. “Anh đã muộn cuộc họp của Hội đồng Nội các, anh phải đi ngay đây”.
Lạ thật, Joyce nghĩ, khi chồng cô lao vội ra cửa. Hội đồng Nội các thường không họp trước mười giờ, và anh ấy thậm chí còn chưa đập quả trứng thứ nhất. Cô ngồi xuống và chậm rãi ăn phần ăn sáng của chồng, băn khoăn không hiểu tại sao chồng cô bỏ lại toàn bộ số thư từ.
Ngay khi đã ngồi vào trong xe, Raymond mở lá thư ra đọc lại. Thư không dài.
Chào “Malcolm” thân yêu,
Em rất thích lần gặp gỡ ngắn ngủi của chúng ta buổi tối nọ và năm trăm bảng sẽ giúp em quên hoàn toàn chuyện này.
Chào thân yêu, Mandy
Tái bút: Em sẽ liên lạc với anh ngay.
Anh đọc lại lá thư lần nữa và cố gắng tập trung suy nghĩ. Không có một địa chỉ nào trên đầu thư. Phong bì cũng không cho thấy nó được gửi đi từ đâu.
Khi xe đã tới ngoài bộ Việc làm, Raymond tiếp tục ngồi trong ghế sau vài giây.
- Ông không sao chứ ạ? – Người lái xe lấy làm lạ.
- Tôi khỏe, cảm ơn anh – anh trả lời, bật ra khỏi xe và chạy một mạch lên tới phòng của mình. Khi chạy qua bàn cô thư ký, anh quay lại gọi với cho cô – Tôi không gặp và nói chuyện với ai.
- Ông không quên cuộc họp của Hội đồng Nội các vào lúc mười giờ chứ, thưa Thứ trưởng.
- Không, Raymond trả lời ngắn gọn và đóng sầm cánh cửa phòng làm việc. Ngay khi ngồi xuống ghế anh cố gắng trấn tĩnh và liệt kê lại những việc lẽ ra anh cần làm nếu anh được một khách hàng đặt vấn đề khi đang là một luật sư cấp cao: đầu tiên cần chỉ định một luật sư giỏi. Raymond tính tới hai vị luật sư giỏi nhất nước Anh là Arnold Goodman và Sir Roger Pelham. Goodman lúc này đang nổi như cồn và không thích hợp với kiểu của Raymond còn Pelham tỏ ra chắc chắn mà lại hầu như không được công chúng biết tới. Raymond gọi thẳng cho văn phòng của Pelham và hẹn gặp anh ta vào ngay buổi chiều.
Suốt buổi họp của Hội đồng Nội các, Raymond hầu như không nói một câu gì, nhưng vì hầu hết các đồng nghiệp của anh ngày hôm đó đều muốn được phát biểu ý kiến, nên không ai để ý tới sự im lặng của anh. Ngay khi cuộc họp kết thúc, Raymond đi vội ra ngoài và gọi một chiếc taxi tới High Holborn.
Từ sau chiếc bàn kiểu Victoria rất lớn, ngài Roger Pelham đứng dậy chào Raymond.
- Tôi biết anh rất bận, Gould ạ, Pelham nói khi anh lại thả mình xuống chiếc ghế da màu đen, vì vậy tôi sẽ không làm mất nhiều thời gian của anh. Hãy nói cho tôi biết tôi có thể giúp gì cho anh.
- Thật may cho tôi là anh đồng ý tiếp tôi mặc dù tôi báo vội thế này – Raymond bắt đầu, và không nói thêm gì khi đưa ra lá thư.
- Cám ơn, vị luật sư lịch sự đáp, và đẩy cặp kính hình bán nguyệt lên trên sống mũi, anh ta đọc đi đọc lại lá thư ba lần trước khi đưa ra nhận xét.
- Tống tiền là việc mà chúng ta ai cũng ghê tởm – anh ta bắt đầu – nhưng có lẽ anh phải kể cho tôi toàn bộ sự thật, và đừng bỏ sót bất kì chi tiết nào. Hãy nhớ là tôi đứng về phía anh. Chắc anh có thể nhớ lại rất rõ những kinh nghiệm của anh khi còn là luật sư hành nghề rằng một luật sư sẽ gặp tình thế bất lợi như thế nào nếu anh ta chỉ biết một nửa sự thật.
Những đầu ngón tay của hai bàn tay Pelham chạm vào nhau, tạo thành một hình vòm cung trên đầu mũi khi anh ta chăm chú lắng nghe Raymond thuật lại những việc xảy ra tối hôm đó.
- Liệu có ai khác trông thấy anh không? – Đó là câu đầu tiên Pelham hỏi.
Raymond suy nghĩ và rồi gật đầu, “có”, anh nói. “Có, tôi sợ rằng có một cô gái khác đã gặp tôi trên cầu thang”.
Pelham đọc lại lá thư lần nữa.
- Lời khuyên đầu tiên của tôi – anh nói, và nhìn thẳng vào mắt Raymond và cố tình nói chậm – và chắc rằng anh sẽ không thích đâu, là không làm gì cả.
- Thế nhưng tôi phải nói gì nếu cô ta nói chuyện với giới báo chí.
- Thế nào thì cô ta cũng sẽ liên lạc với một ai đó trong phố Fleet, và thậm chí nếu anh trả năm trăm bảng hoặc bao nhiêu lần năm trăm bảng mà anh có thể. Đừng tưởng tượng là anh là Thứ trưởng đầu tiên bị tống tiền. Tất cả những ai bị đồng tính luyến ái trong Quốc hội đều phải sống trong nỗi sợ hãi đó hằng ngày. Vấn đề là ở chỗ đây là một trò chơi giấu tìm. Rất hiếm người trừ các thánh không có điều gì cần phải giấu, và cuộc sống của các nhân vật có nhiều quan hệ trong xã hội luôn gặp vấn đề vì luôn có những kẻ muốn đào bới – Raymond giữ yên lặng, sự căng thẳng của anh bộc lộ rõ ràng – Gọi cho tôi bằng số điện thoại riêng của tôi ngay khi anh nhận được lá thư tới – Pelham bảo, viết ngoáy một con số lên một mảnh giấy.
- Cảm ơn – Raymond nói, cảm thấy thoải mái hơn vì đã chia sẻ được bí mật của mình với một người khác. Pelham đứng dậy tiễn Raymond ra cửa.
Rời khỏi văn phòng luật sư, Raymond thấy nhẹ nhõm hơn, nhưng cả thời gian còn lại trong ngày anh thấy thật khó có thể tập trung vào công việc, ban đêm thì anh không sao ngủ say được. Vào buổi sáng khi đọc các báo, anh hoảng sợ khi thấy các báo giành cho vụ Charles Hampton bao nhiêu mặt báo. Sẽ thực là một vụ gặt hái lớn họ có thể thu được với chuyện của anh. Khi người đưa thư tới, anh lo lắng tìm kiếm lá thư với loại chữ viết tay loằng ngoằng. Nó được giấu dưới một tờ American Express. Anh vội vàng mở ra. Cùng một kiểu chữ lần này yêu cầu năm trăm bảng được gửi vào một bưu điện ở Pimlico. Một tiếng sau, ngài luật sư Roger Pelham được vinh dự gặp ông Thứ trưởng.
Mặc cho lời yêu cầu được nhắc lại, lời khuyên của vị luật sư vẫn như cũ.
- Hãy nghĩ kĩ đi, Simon – Ronnie nói khi họ bước vào phòng họp – Hai ngàn bảng trong một năm có thể cũng được đấy, nhưng nếu anh có cổ phần trong công ty bất động sản của tôi thì đó mới là cơ hội để anh có được một ít vốn.
- Anh đang có dự tính gì thế? – Simon hỏi, cởi cúc chiếc áo cộc rất kiểu cách của anh, cố kiềm chế không tỏ ra bị kích động quá.
- Thực tế là, anh đã chứng minh được anh có ích cho tôi như thế nào. Một số người trong số những người anh đưa tới ăn trưa cũng có thể đã không cho tôi lọt qua cửa trước của họ. Tôi sẽ để cho anh mua với giá rẻ… anh có thể mua năm mươi ngàn cổ phiếu với giá một bảng. Khi mà chúng ta công bố bán cổ phiếu trong vài năm tới thì chắc chắn là anh sẽ thu lãi lớn.
- Kiếm đủ năm mươi ngàn bảng không phải là chuyện dễ, Ronnie ạ.
- Sau khi người quản lí ngân hàng của anh kiểm tra sổ sách của tôi thì anh ta sẽ không ngần ngại gì mà không cho anh vay số tiền đó.
Sau khi ngân hàng Midland kiểm tra các tài khoản ủy quyền của Nethercote & Công ty và người quản lí đã phỏng vấn Simon, họ chấp nhận lời đề nghị của anh, với điều kiện là Simon đặt cọc cổ phần tại ngân hàng.
Elizabeth mới sai làm sao, Simon nghĩ, và khi Công ty Nethercote đạt được lợi nhuận kỷ lục trong quý, anh mang về nhà một bản báo cáo hàng năm cho vợ xem.
- Trông được đấy – cô phải công nhận – nhưng em vẫn không nhất thiết phải tin tưởng Ronnie Nethercote.
Vào tháng mười, khi buổi họp hàng năm của hội Bảo thủ của Sussex Downs tới gần thì Charles vô cùng hài lòng khi biết rằng chiến dịch “không tự tin” của bà Blenkinsop đã dừng lại. Mặc dù giới báo chí địa phương vẫn tiếp tục tô vẽ thêm cho câu chuyện, các tờ báo lại bận đăng tải các tin về thảm họa mỏ than Abervan, một thảm họa gây thiệt mạng cho một trăm mười sáu học sinh phổ thông. Không có nhà biên tập nào tìm được mặt báo cho Sussex Downs.
Charles đọc một bài diễn văn rất có chiều sâu tại hiệp hội của mình, và nhận được sự hoan nghênh của mọi người. Trong suốt thời gian dành cho thảo luận, anh thở phào nhẹ nhỏm vì không có câu hỏi nào nhằm vào anh.
Cuối cùng khi gia đình Hampton chào tạm biệt, Charles kéo ông chủ tịch sang một bên và hỏi: “Ông thu xếp việc này như thế nào vậy?”
- Tôi giải thích với bà Blenkinsop – ông chủ tịch đáp – là nếu như bản dự thảo chiến dịch không tự tin của bà được đưa ra thảo luận, chắc chắn là việc tôi đề nghị ông nghị sĩ ủng hộ cho việc bà ta được nhận Huân chương của Đế chế Anh vì đóng góp cho đảng sẽ cực kì khó. Điều này chắc sẽ không quá khó cho anh chứ, Charles?
Bất kì lúc nào chuông điện thoại kêu là Raymond lại cho rằng đó là giới báo chí muốn hỏi xem anh có quen ai tên Mandy không. Thường đó là một bài báo, nhưng điều họ cần chỉ là một câu nhận xét có thể trích dẫn được đối với các con số mới nhất về nạn thất nghiệp, hoặc một lời tuyên bố về quan điểm của ông Thứ trưởng đối với vấn đề đồng bảng mất giá.
Và rồi đó là Mike Molley, một nhà báo của tờ Daily Mirror, người đầu tiên hỏi Raymond xem anh có gì để nói về một cáo giác được cung cấp qua điện thoại bởi một cô gái tên là Mandy Page.
- Tôi không có gì để nói về vấn đề này. Anh có thể nói chuyện với luật sư của tôi, Sir Roger Pelham, là câu trả lời ngắn gọn và rõ ràng của ông Thứ trưởng. Khi đặt phone xuống anh thấy buồn nôn.
Một vài phút sau điện thoại lại đổ chuông. Raymond vẫn chưa rời khỏi chỗ ngồi. Anh cầm ống nghe lên, tay vẫn còn rung. Pelham xác nhận là Molloy đã gọi cho anh.
- Tôi đoán là anh không nói gì chứ, - Raymond hỏi.
- Trái lại – Pelham đáp. – Tôi đã kể cho anh ta nghe toàn bộ sự thật.
- Cái gì? – Raymond nhảy dựng lên.
- Phải cảm ơn là cô ta đã chọn một nhà báo công bằng vì tôi hi vọng anh sẽ bỏ qua chuyện này. Phố Fleet không phải là một đống phân như người ta tưởng -  Pelham nói một cách vô cảm, và thêm “Họ căm ghét hai thứ - những viên cảnh sát lèo lá và những kẻ tống tiền”. Tôi cho rằng anh sẽ không thấy gì trên báo ngày mai đâu.
Sir Roger đã nhầm.
Raymond trực sẵn ngoài quầy báo cạnh nhà chờ nó mở cửa vào lúc năm giờ ba mươi phút sáng, và anh làm chủ quầy báo ngạc nhiên vì hỏi mua một tờ Daily Mirror. Tên của Raymond tràn đầy trang năm với câu trích dẫn: “Hạ giá đồng bảng không phải là điều tôi ủng hộ trong lúc con số thất nghiệp vẫn còn cao như thế này”. Bức ảnh bên lề bài báo còn trông nịnh mắt đến bình thường.
Simon Kersleke đọc một bản tường trình tỉ mỉ những điều mà ông Thứ trưởng đã nói về vấn đề hạ giá đồng bảng mà anh thực sự khâm phục lập luận vững chắc của Raymond chống lại xu hướng mà giờ đây chắc chắn sẽ là chính sách không thể tránh được của Chính phủ. Ngẩng đầu khỏi tờ báo, anh thầm suy tính một tình huống có thể bẫy Gould. Nếu anh có thể làm cho ông Thứ trưởng cam kết lại trước Quốc hội về vấn đề hạ giá này, anh chắc chắn rằng cái điều không thể tránh khỏi này sẽ xảy ra, Gould sẽ không còn cách nào khác ngoài việc xin từ chức.
Simon dùng bút chì nháp một câu hỏi lên đầu trang báo trước khi đọc tiếp trang một, nhưng anh không tài nào tập trung nổi, đầu óc anh cứ xoay quanh cái tin mà Elizabeth vừa mới báo cho anh trước khi cô đi làm.
Một lần nữa anh lại ngẩng lên, lần này một nụ cười rạng rỡ nở trên khuôn mặt. Không phải việc suy tính làm cho Gould xấu hổ làm anh sung sướng. Một ý nghĩ rất trọng nam khinh nữ thoáng nhanh qua cái đầu thường vốn thuộc loại cấp tiến. “Hy vọng là một đứa con trai” anh nói to.
Charles Hampton vô cùng vui mừng được lái xe lại, và anh cảm thấy mình xứng đáng được mỉm cười khi Fiona cho anh xem tấm ảnh bà Blenkinsop đang hạnh phúc giơ cao tấm huân chương ngay bên ngoài Cung điện Buckingham cho một nhà báo của tờ East Sussex New.
Sau đúng sáu tháng kể từ buổi gặp đầu tiên của anh với Sir Roger Pelham, Raymond Gould nhận được một biên lai từ viên luật sư cho dịch vụ mà anh ta đã làm cho anh -  năm trăm bảng.