rông thấy người đàn ông lực lưỡng cầm dao lao vào mình, tên lính gác đứng sững người như gặp phải một bóng ma. Hắn sợ tới mức quên mất rằng hắn đang có súng trong tay rồi cứ há hốc mồm quên cả kêu cứu. Đến khi sực tỉnh, ý nghĩ đầu tiên của hắn là phải trốn thoát khỏi bộ ngực căng phồng lấp loáng ánh lửa trước mặt hắn. Nhưng hắn chưa kịp chạy, Tácdăng đã áp sát tới nơi. Kêu cứu thì đã muộn mất rồi. Bàn tay rắn rỏi của Tácdăng đã chộp lấy cổ hắn và quật ngã hắn xuống đất. Hắn vùng vẫy điên cuồng nhưng hoàn toàn vô nghĩa. Những ngón tay cứng như gọng kìm cứ mỗi lúc một xiết sâu vào cổ họng tên lính. Mắt hắn trợn trừng, đờ đẫn rồi cổ họng phì ra một hơi thở nặng nhọc. Tácdăng buông tay. Tên lính tắt thở.
Tácdăng vắt tên lính lên vai và nhặt luôn khẩu súng. Chàng tiến đến gốc cây gần hàng rào, bám cành cây vượt ra ngoài. Sau lưng chàng, khu làng vẫn vang lên tiếng ngáy đều đặn của bọn Ả rập.
Việc làm đầu tiên của chàng trên ngọn cây là tháo băng đạn và vài thứ quân dụng của tên lính. Chàng đặt xác tên lính xuống một chạc cây rồi quay lại quan sát khu làng. Trông thấy mái nhà mà tên tướng cướp ẩn náu hôm trước, Tácdăng giương súng nhằm thẳng vào cửa sổ, bóp cò. Trong nhà vang lên tiếng la hét hoảng loạn. Tácdăng bật cười.
Sau tiếng súng của chàng, khu làng náo động một lát rồi đột nhiên im bặt. Tácdăng chưa hiểu ra sao thì đã thấy bọn Ả rập và Mãn Châu chạy túa ra khỏi ngôi nhà như đàn ong vỡ tổ. Rõ ràng là bọn giặc chạy ra ngoài vì hoảng sợ nhiều hơn là giận dữ. Tai họa hôm trước làm chúng chưa hết kinh hoàng. Lúc này, tiếng súng nã vào cửa sổ giữa đêm khuya lại làm thức dậy trong lòng chúng mối dự cảm về một bất hạnh khó lòng tránh nổi. Tới khi thấy tên lính gác mất tích, chúng càng hoảng hốt, chĩa súng ra ngoài cổng làng, chúng bắn như đổ đạn.
Lợi dụng tiếng súng ầm ĩ của kẻ thù, Tácdăng xiết cò hai lần. Bọn giặc không nghe thấy tiếng súng của Tácdăng. Chúng chỉ thấy đột nhiên có tên lăn đùng ra đất. Bọn Ả rập và bọn Mãn Châu bắt đầu nghi ngờ lẫn nhau. Chỉ lát sau bọn Ả rập nổi khùng nổ súng vào lưng những tên Mãn Châu hoảng loạn đào ngũ, bỏ trốn ra rừng.
Chờ một lúc cho tiếng súng thưa dần, Tácdăng thét lên một tiếng. Bọn cướp quay lại phía có tiếng thét. Bỗng chúng trông thấy từ trên ngọn cây gần đó rơi xuống một xác người. Xác tên lính gác rơi xuống đất làm bọn chúng sợ thét lên, bỏ chạy tứ tung. Bóng tên lính gác giang tay giang chân bay xuống đất chẳng khác gì bóng một con đại bàng hạ cánh. Bọn Mãn Châu hoảng hồn chạy tháo thân ra khu rừng đốn rồi lẩn vào rừng rậm. Chúng thấy khu làng mà chúng đang chiếm đã trở nên nguy hiểm. Không một tên cướp nào đủ gan tiến lại gần vật rơi. Tácdăng biết rằng khi bọn cướp biết rõ cái vật rơi là gì, thể nào chúng cũng nổi khùng, mở những đơt tiến công truy quét. Chàng quyết định rút lui và tiến về hướng nam, hướng có khu căn cứ địa.
Một lúc sau, một tên Ả rập rón rén quay trở lại. Hắn phát hiện ra rằng cái vật rơi từ trên cây xuống đất vẫn nằm nguyên giữa lối mòn. Khi lật mặt cái xác ra, hắn nhận ra đó chính là tên lính gác mất tích. Đúng như Tácdăng dự đoán, ngay sau đó bọn cướp đã tụ tập quanh cái xác rồi chĩa súng lên lùm cây, nơi Tácdăng đã ngồi, bắn như vãi đạn.
Khi thấy tên lính gác chết chỉ vì cổ họng tím lịm dấu tay, bọn cướp rất hoảng. Hóa ra hàng rào của làng chẳng có gì là an toàn, kẻ thù có thể vào làng tấn công bằng hai bàn tay trắng. Riêng bọn Mãn Châu cuồng tín thì tin rằng nỗi bất hạnh này chỉ là sự nhắc nhở, cảnh báo bước đầu của thần linh. Bọn Ả rập giải thích, thuyết phục mãi nhưng bọn Mãn Châu vẫn không tin.
Một số tên Mãn Châu bỏ chạy vào rừng vẫn không thấy quay trở lại. Số còn lại không chạy trốn chỉ vì bọn chủ hôm trước đã hứa với chúng là sẽ chuẩn bị rút khỏi làng, quay về tổ quốc. Chúng có bị chỉ huy đối xử tàn nhẫn thì vẫn còn hơn là chết trong tay kẻ thù.
Sáng sớm hôm sau, khi Tácdăng cùng các chiến binh da đen quay về khu rừng đốn chuẩn bị tấn công thì bọn cướp đang sửa soạn rút khỏi làng. Bọn lính Mãn Châu phải khênh vác ngà voi. Tácdăng trông thấy bật cười. Chàng biết rằng buộc ngà voi kiểu ấy chúng không thể đi xa được. Nhưng ngay lúc đó, chàng cảm thấy trước mặt có điều gì không lành sắp xẩy ra. Hóa ra có mấy tên đầy tớ của bọn Ả rập đang thắp đuốc. Thắp đuốc giữa ban ngày? Chúng định đốt làng chăng?
Nấp vào một tán cây cao, cách xa hàng rào, Tácdăng khum tay lên miệng, kêu to bằng tiếng Ả rập:
- Không được đốt nhà! Nếu đốt, chúng tao giết hết.
Tácdăng kêu gọi vài lần. Bọn Ả rập giương súng về phía có tiếng kêu, do dự. Mấy tên đầy tớ nói gì đó với nhau rồi vứt mấy nắm củi thông vào đống lửa. Nhưng một tên Ả rập chạy lại, nhặt một bó đuốc rồi xăm xăm tiến tới một ngôi nhà gần đó. Rõ ràng là hắn định đốt.
Tácdăng giương súng qua khe lá, chàng ngắm thật chính xác rồi xiết cò. Kẻ đốt nhà ngã vật ra đất chết. Trông thấy thế, bọn Mãn Châu đang còn cầm đuốc vội vứt đi chạy nhào vào rừng. Bọn Ả rập điên lên, giương súng bắn để chặn lại. Dường như sự bướng bỉnh của bọn Mãn Châu đã làm cho bọn Ả rập phát khùng. Chúng ngửa mặt về phía rừng rậm thề rằng chúng sẽ trở về đàng hoàng vàng sẽ san phẳng cả làng trước khi lên đường.
Làn khói phát ra từ nòng súng của Tácdăng vẫn chưa tan hết. Bọn Ả rập giương súng đổ đạn về phía lùm cây vương khói súng rồi chạy ra truy tìm kẻ khiêu khích. Tất nhiên, Tácdăng không dại. Sau khi nổ súng tiêu diệt kẻ đốt nhà, chàng đã nhảy xuống rồi lại chạy sang một gốc cây khác cách xa đó, leo lên ngọn cây quan sát tiếp.
- Vứt ngà voi xuống! Người chết rồi thì không còn dùng được ngà voi - Tácdăng lại đưa tay lên làm loa kêu gọi.
Chàng vừa dứt lời, mấy tên Mãn Châu hất vội bó ngà voi trên lưng xuống đất. Thật là quá đáng! Bọn Ả rập tham lam và hà tiện không thể chịu đựng được điều đó. Chúng chửi rủa thậm tệ rồi vung báng súng thúc vào ngực mấy tên Mãn Châu hèn nhát. Chúng dọa sẽ giết ngay kẻ nào dám vứt ngà voi khỏi lưng. Chúng từ bỏ ý định hủy diệt khu làng nhưng chúng không thể trở vê mà không có ngà voi. Không có ngà voi đem về thì thà chết còn hơn!
Một lát sau đội quân ăn cướp lục tục rời khỏi khu làng. Bọn đày tớ Mãn Châu vẫn phải còng lưng dưới những bó ngà voi. Nhìn đoàn người chở hàng, bọn chủ Ả rập đã nghĩ tới những đống tiền vàng nhận được từ các lâu đài của hoàng gia. Đội quân ăn cướp đi về phương bắc, quay về đất nước của chúng. Dù sao thì chúng cũng đã được đền đáp công sức sau bao ngày mệt mỏi và căng thẳng. Kẻ chết thì không thể sống lại đòi phần. Kẻ sống phải được chia tiền. Điều đó thánh Ala cũng không phản đối.
Bọn cướp ngà voi đi dọc bờ sông Cônggô. Xung quanh chúng vẫn vang lên tiếng suối róc rách của đại ngàn. Thú vẫn kêu, chim vẫn hót. Nhưng chúng có biết đâu rằng trên cái đất nước xa lạ và hoang dã này có một người da trắng xuất quỷ nhập thần, đã bất bình thì không bao giờ từ bỏ ý định trừng phạt.
*
Dưới sự chỉ huy của Tácdăng, các chiến binh da đen đã chiếm lĩnh những đoạn rừng rậm. Bọn Ả rập đi được vài dặm đường thì cái điều mà chúng lo sợ đã diễn ra. Từ các bụi cây, thỉnh thoảng lại có vài mũi lao phóng ra. Gần như chẳng có mũi lao hoặc phát tên nào trượt mục tiêu. Bọn Ả rập không lần nào nổ súng kịp thời. Bởi vì những mũi lao bay ra từ một khoảng cách khá xa, nên khi chúng phát hiện ra có bóng người thấp thoáng thì đạn của chúng chỉ làm rách lá rừng. Bọn cướp rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Những tên lính chở ngà voi thỉnh thoảng lại ngã vật ra đất. Mũi lao cắm vào ngực chúng chắc như đóng cọc. Bọn chủ Ả rập rất vất vả. Bởi vì đã có tên Mãn Châu đang bước thì hất bó ngà voi trên vai xuống rồi cắm cổ chạy tuốt vào bụi rậm như một con thỏ bị đuổi. Những bó hàng của bọn Mãn Châu bị chết và chạy trốn lại chất thêm lên vai những tên còn sống, làm chúng phải lê từng bước.
Thế là một ngày đã trôi qua. Một ngày đối với bọn Ả rập là một cơn ác mộng, đối với các chiến binh của thủ lĩnh Oadiri có nghĩa là ngày chiến thắng đã nhích lên một bước.
Khoảng nửa đêm, bọn Ả rập lập một trại nghỉ bên cạnh bờ sông. Đến gần sáng thì chúng nghe tiếng súng nổ xé tai. Mấy tên lính gác đã lăn ra chết. Bọn Ả rập biết rằng, với lối tấn công này, bộ lạc da đen sẽ tiêu diệt chúng tới người cuối cùng mới chịu dừng tay. Trong khi đó, chúng khó lòng bắt được một người da đen. Không những thế, cứ một buổi sớm, trước khi lên đường, b mà tôi nhìn thấy rơi xuống biển chính là Canđuen.
Viên thuyền trưởng lập tức ra lệnh kiểm tra toàn bộ con tàu. Ông nhắc các thủy thủ lục soát mọi góc tối, kể cả những khe hở trên boong. Stroong trở về buồng ngủ của mình để chờ đội kiểm tra tới làm việc. Thuyền trưởng lại gặp cô và đặt ra rất nhiều câu hỏi về ngài Canđuen. Nhưng cô chẳng biết gì hơn ngoài sự quen biết ngắn ngủi của cô với Tácdăng trên tàu. Tuy vậy, trong khi trả lời viên thuyền trưởng, cô chợt nhận ra rằng Canđuen chưa bao giờ kể cho cô nghe về quá khứ của mình. Cô chỉ được biết đại khái là anh ra đời ở một vùng châu Phi nào đó nhưng lại được học hành chút ít ở Pari. Cô cũng chợt nhớ ra rằng Canđuen tuy mang quốc tịch Anh nhưng lại nói tiếng mẹ đẻ của mình pha trộn rất nhiều âm Pháp.
- Ngài Canđuen có nói cho cô biết về những người thù ghét ông ấy không? - Thuyền trưởng hỏi.
- Chưa bao giờ - Cô gái lắc đầu.
- Trong số hành khách trên tàu, ngài Canđuen không quen biết một ai ư?
- Gần như thế - Cô gái trả lời - Nói đúng ra là anh ấy có biết một vài người do vô tình đi tới và tôi giới thiệu để anh ấy biết theo phép lịch sự thôi.
- Cô có cho rằng ngài Canđuen đã uống rượu quá chén không?
- Tôi không biết chắc chắn. Nhưng khoảng nửa giờ đồng hồ trước khi tôi trông thấy vật rơi xuống biển thì Canđuen hoàn toàn không uống tí gì. Bởi vì suốt mấy tiếng trước đó, chúng tôi đã ngồi với nhau.
- Thật là kỳ quặc! - Thuyền trưởng thở dài - Canđuen bước lên tàu hoàn toàn khỏe mạnh, không có triệu chúng gì của một người mắc bệnh thần kinh. Mà nếu như ông ta có chứng bệnh hay bị chóng mặt thì cũng khó lòng mà ngã qua hàng lan can sắt. Chả lẽ ông ta lại leo qua đó. Cô Stroong ạ! Nếu như ông ta không còn ở trên tàu thì có lẽ ông ta đã bị vất xuống biển. Điều đáng ngờ là cô lại không nghe thấy một tiếng kêu cứu nào. Hay là ông ta đã bị giết chết rồi bị quăng xuống biển? Tức là trên con tàu này, trước đó đã có một vụ giết người!
Stroong khẽ rùng mình.
Một giờ sau, thủy thủ trưởng bước vào báo cáo kết quả kiểm tra.
- Ông Canđuen thực sự không còn ở trên tàu, thưa thuyền trưởng! - Thủy thủ trưởng báo cáo.
- Tôi sợ rằng đây không phải là một vụ tai nạn - Viên thuyền trưởng nhận định - Tôi ra lệnh kiểm tra hành lý của ông Canđuen. Chúng ta phải xác định xem đây là một vụ giết người hay là một vụ tự tử.
- Tuân lệnh ngài! - Thủy thủ trưởng nhận lệnh rồi vội vã quay gót giày.
Hadel Stroong vô cùng đau khổ. Suốt hai ngày sau, cô không ra khỏi buồng của mình. Tới khi cô bước ra ngoài, vòng mắt cô thâm quầng, da dẻ xám ngắt. Trong những lúc nhắm mắt chập chờn và cả những khi cô ngồi đọc sách, cô vẫn thấy trước mặt mình một vật gì đó lặng lẽ rơi xuống biển như một bóng ma.
Một hôm, Tơran đột ngột bước tới, có ý chia buồn với cô.
- Thật là kinh khủng, cô Stroong ạ! - Tơran nói - Ngay tôi cũng bị ám ảnh về chuyện buồn ấy.
- Tôi nghĩ rằng, Canđuen sẽ được cứu sống nếu như lúc đó tôi kêu lên, báo cho các thủy thủ biết.
- Cô không nên tự giày vò mình như thế, Stroong ạ - Tơran nói - Đấy không phải là lỗi của cô. Trong trường hợp ấy, bất kỳ người nào cũng sẽ hành động như cô cả thôi. Nếu như cô có kêu cứu thì lúc đó cũng không thay đổi được tình thế. Rất ít người nghĩ rằng đó là một thân người rơi xuống biển. Cô biết không? Nhiều người nghe cô nói đã cho rằng đó chỉ là một ảo ảnh trong mắt cô thôi. CÒn nếu như đó không phải là ảo giác, nếu như cô báo động thì cũng muộn rồi. Bởi vì khi người ta dừng được con tàu, thả thuyền cao su xuống thì cũng phải chèo trở ngược lại vài hải lý và rất khó xác định được vị trí đã xảy ra thảm kịch. Cô đừng ân hận nữa! Cô đã nghĩ ngợi về chuyện này nhiều hơn cánh đàn ông chúng tôi. Mọi người đều thừa nhận rằng, cô là người duy nhất trên tàu phát hiện ra thảm kịch và yêu cầu thuyền trưởng tiến hành những biện pháp cần thiết.
Stroong thầm cám ơn Tơran vì những lời an ủi có vẻ chân tình. Từ hôm đó, Tơran thường xuyên thăm hỏi, trò chuyện với hai mẹ con Stroong. Vì vậy Tơran đã phát hiện ra rằng: Cô gái xinh đẹp duyên dáng của vùng Bantimo này là người thừa kế một gia tài kếch xù và có rât nhiều cổ phần kinh doanh ở Mỹ. Nếu Tơran cưới được cô thì thật là một cuộc hôn nhân lý tưởng. Cứ nghĩ tới điều ấy là Tơran phải nén tiếng thở dài. Hắn càng ngày càng tỏ ra là một gã đàn ông phong lưu, lịch sự, nhất làkhi có mặt hai mẹ con Hadel Stroong. Thoạt đầu hắn định lên bờ khi co tàu dừng lại ở hải cảng đầu tiên. Bởi vì hắn đã có được hai tài liệu quý đoạt lại từ Tác dăng. Chuyến đi đã thành công. Không còn lý do gì để hắn phải lưu lại trên tàu nữa. Nhưng bây giờ, những mơ ước lớn đã đảo lộn kế hoạch của hắn. Một gia tài và nhiều cổ phần ở nước Mỹ đâu phải chuyện thường! Sau khi tiêu sạch mấy triệu đôla, cuộc đời lại mỉm cười với hắn. Hắn quyết định tiếp tục cuộc hành trình tới Capơtun để lo liệu các thủ tục xin cư trú dài hạn.
Hadel Stroong cho hắn biết rằng, mẹ con cô sẽ đến Capơtun thăm người cậu ruột. Cô cũng chưa quyết định được là sẽ ở đó bao lâu. Có thể cuộc thăm viếng này sẽ kéo dài vài tháng. Cô cảm thấy vui khi biết rằng Tơran cũng đến đó và ở rất gần nhà ông cậu mình.
- Tôi hy vọng rằng chúng ta lại gặp nhau ở đó trong không khí bạn bè - Stroong nói - Anh phải đến thăm chúng tôi, càng sớm càng tốt.
Nghe nói thế, Tơran như mở cờ trong bụng. Hắn cố trấn tĩnh để hứa với cô gái rằng hắn sẽ sắp xếp thời gian đến thăm. Cô vội vã về buồng khoe với mẹ. Nhưng bà mẹ lại chẳng tỏ ra vui mừng.
- Chả hiểu sao mẹ cảm thấy anh ta là người chẳng có gì đáng tin cậy, con gái mẹ ạ! - Bà mẹ băn khoăn nói - Anh ta thì lịch sự thôi. Nhưng trong đáy mắt anh ta, mẹ thây có cái gì đó rất khó tả. Cứ nhìn lâu vào mắt anh ta là mẹ cảm thấy khó chịu.
Cô gái bật cười.
- Mẹ là một bà già ngây thơ, mẹ ạ!
- Có thể thế thật. Nhưng mẹ cứ ước gì đang còn anh Canđuen ở đây. Thật tội nghiệp! Canđuen bất hạnh! Nếu anh ấy còn sống để chung cuộc hành trình và đến thăm chúng ta thay cho Tơran thì hay biết bao nhiêu!
- Chính con cũng thương tiếc anh ấy! - Cô gái thở dài.
*
Ít lâu sau, Tơran đã trở thành vị khách thường nhật trong ngôi nhà của người cậu Stroong. Hắn lúc nào cũng sẵn sàng thực hiện mọi ý muốn của Stroong. Thỉnh thoảng hắn còn đoán trước được ý định của cô. Mối quan hệ giữa đôi trai gái càng ngày càng trở nên thân mật. Không những thế, bất kỳ người nào trong gia đình ông cậu cần người hộ tống đi đâu là y như rằng đã thấy mặt Tơran. Hắn không quản ngại công việc gì và lúc nào cũng giúp đỡ mọi người một cách vui vẻ. Ông chủ càng ngày càng mến "Tơran tốt bụng". Chính vì vậy hắn đã hóa thành một thứ đồ dùng quý giá, không thể thay thế được trong gia đình người cậu Stroong.
Tơran cảm thấy điều kiện đã chín muồi. Một hôm hắn liều mạng ngỏ lời cầu hôn với Stroong. Thoạt đầu cô gái sững sờ, như không hiểu hắn nói gì. Lát sau cô mới lên tiếng:
- Quả là tôi không hình dung được anh lại quý tôi đến thế. Bao giờ tôi cũng coi anh như một người bạn trai tốt bụng. Nhưng bây giờ tôi không thể trả lời ngay được. Vậy anh hãy tạm quên những câu anh vừa nói đi! Chúng ta coi như chưa có chuyện gì xảy ra. Hãy để cho thời gian thử thách chúng ta và thời gian sẽ quyết định chuyện này... Hãy để tôi suy nghĩ! Biết đâu tôi sẽ nhận ra rằng lâu nay tôi đã xử sự với anh không đơn thuần chỉ vì tình bạn. Tôi vẫn chưa dám chắc là tôi có thể yêu được anh không.
Tơran cảm thấy hài lòng. Hắn thầm trách mình đã hơi vội vã. Nhưng hắn lại nghĩ rằng hắn đã yêu Stroong một cách say mê, tận tụy và điều đó thì cả nhà ai cũng biết từ lâu. Vậy thì mở mồm lúc này có gì là dại.
- Vừa trông thấy em trên tàu tôi đã yêu em, Hadel ạ! - Tơran tiếp tục ngỏ lời - Tôi sẵn sàng chờ quyết định của em tới bao lâu cũng được. Tôi kiên nhẫn chờ đợi. Bởi vì tôi tin rằng tình yêu trong sáng và lớn lao của tôi sẽ được đền đáp. Tôi chỉ muốn biết một điều duy nhất, ngay bây giờ, là: em đã yêu người nào chưa? Em cứ nói thật cho tôi biết!
- Cho đến bây giờ, chưa ai yêu em.
Câu trả lời của cô gái làm cho gã muốn nhảy cẫng lên vì sung sướng. Suốt quãng đường trở về, hắn chỉ mơ tới cảnh hắn đi mua một chiếc thuyền buồm giá một triệu đôla và xây một tòa lâu đài ven bờ Hắc Hải.
*
Ngay ngày hôm sau Hadel Stroong có một niềm vui thật bất ngờ. Cô gặp Gian Potơrôva đang bước ra khỏi hiệu kim hoàn.
- Ối! Gian! - Hadel sửng sốt kêu lên rồi lao đến với cô bạn gái - Cậu chui từ đất lên đấy à? Tớ phải dụi mắt mấy lần. Không thể tin được nữa.
- Lạy Chúa! Tớ cũng không ngờ! - Potơrôva đứng sững lại, ôm lấy vai bạn - Tớ viết hàng đống thư cho cậu theo địa chỉ cũ, vì vẫn tưởng cậu đang ở Bantimo - Cô nói rồi hôn như mưa vào má bạn.
Hai cô gái líu ríu kể cho nhau nghe vì sao họ lại đến đất này. Hỏi đi hỏi lại nhiều lần Hadel mới biết là con thuyền buồm "Tiểu thư Alice" của huân tước Teningtơn vừa cập bến cảng Capơtun. Thuyền sẽ đậu lại ít nhất là một tuần lễ. Sau đó tiếp tục hành trình dọc theo bờ biển phía tây để quay về Anh.
- Khi thuyền về tới Anh, - Potơrôva nói ngập ngừng - tớ sẽ phải lấy chồng.
- Cậu vẫn chưa lấy chồng? - Hadel ngạc nhiên.
- Vẫn chưa, - Potơrôva lắc đầu - Tớ ước gì nước Anh nằm cách xa đây vài triệu hải lý nữa.
*
Bạn bè trên con thuyền buồm và gia đình Stroong đã qua lại thăm nhau nhiều lần. Họ thường tổ chức những bữa tiệc trưa và đi dạo quanh vùng. Tơran thường được mời tham dự như một vị khách chung của cả hai bên. Hắn cũng tự tổ chức một bữa ăn chiều dành cho cánh đàn ông của cả hai bên. Hắn còn tận dụng mọi cơ hội để tranh thủ tình cảm của chàng huân tước Teningtơn tốt bụng. Một lần, ngồi cùng Teningtơn, hắn giả vờ lỡ lời để cho Teningtơn biết hắn là chồng chưa cưới của Stroong.
- Ôi, xin lỗi! - Tơran giả vờ hoảng hốt, đưa hai ngón tay lên che môi - Teningtơn quý mến! Ngài đừng nói với ai, đừng hé một lời!
- Xin hứa! Tôi hiểu rồi bạn ạ! - Teningtơn trả lời - Nhưng trước hết xin chúc mừng bạn. Đó là một cô gái tuyệt vời, thức tuyệt vời!
Ngày hôm sau, hai mẹ con Stroong và Tơran được mời tới thuyền "Tiểu thư Alice". Trong bữa ăn, bà mẹ Stroong thông báo rằng mặc dù bà rất thích ở Cap ơtun nhưng viên luật sư kinh tế vừa gửi thư khuyên bà trở về càng sớm càng tốt.
- Khi nào bà trở về? - Teningtơn hỏi.
- Đầu tuần tới, tôi nghĩ rằng...
- Thật thế? - Tơran kêu lên, ngắt lời - Rất đáng tiếc! Nhưng chính tôi cũng phải về ngay. Vậy thì nhân tiện, cho phép tôi đưa bà về.
- Điều đó rất đáng quý, anh Tơran! - Bà Stroong trả lời - Chúng tôi rất mừng vì có sự giúp đỡ của anh ở dọc đường.
Tuy nói thế nhưng trong thâm tâm, bà chỉ muốn hai mẹ con trở về không có Tơran đi theo. Lý do tại sao thì chính bà cũng không giải thích được.
- Có Chúa trời soi sáng! - Teningtơn nói - Thật là tuyệt vời.
- Tất nhiên rồi, huân tước thân mến! - Clâytơn cười mỉa mai - Ý định của anh thật tuyệt vời. Nhưng thật ra là thế nào? Anh định bơi xuyên qua Nam Cực tới Trung Quốc hay sao?
- Ồ, bạn thân mến của tôi! - Teningtơn cau mày - Bạn không phải châm chọc làm gì. Từ khi chúng ta nhổ neo lên đường tới giờ, chẳng lúc nào bạn vui lên được. Tất cả cùng chung một con thuyền xuyên đại dương là một sáng kiến tuyệt vời. Ai cũng nghĩ như thế. Tôi muốn mời bà Stroong, cô Hadel và anh Tơran lên thuyền của tôi tới nước Anh. Thế nào? Chẳng lẽ đấy không phải là một sáng kiến tuyệt vời hay sao?
- Thế thì tha lỗi cho tôi, Teny! - Clâytơn nói - Đúng là một sáng kiến. Tôi không ngờ đấy.
- Đầu tuần tới chúng ta sẽ nhổ neo. Chả lẽ điều đó không hợp với bà Stroong? - Chàng trai người Anh nói rất thản nhiên. Dường như ngoài thời hạn nhổ neo, tất cả đã được quyết định xong xuôi, không cần bàn cãi gì thêm nữa.
- Rất tiếc là... thưa huân tước Teningtơn! - Bà Stroong ngập ngừng - Chúng tôi cám ơn ngài, nhưng...
- Tại sao bà lại không đi? - Teningtơn ngắt lời - Thuyền buồm của tôi có thể sánh ngang với bất cứ chiếc tàu thủy hiện đại nào. Bà sẽ thấy rất thảnh thơi trên biển. Còn nói chung thì tất cả chúng tôi đều muốn có bà đi cùng. Vì vậy không ai muốn nghe bà từ chối nữa.
... Thuyền buồm "Tiểu thư Alice" nhổ neo ngay vào ngày thứ hai.
Hai ngày sau, Hadel Stroong và Gian Potơrôva ngồi với nhau trong căn buồng nhỏ trên thuyền. Hai cô cho nhau xem những bức ảnh chụp ở Capơtun. Po tơ rôva hỏi luôn mồm. Còn Hadel thì hào hứng giải thích từng tấm ảnh.
- À, còn đây nữa! - Hadel nhặt riêng ra một tấm ảnh - Anh chàng này biết cậu đấy. Thật là một chàng trai bất hạnh. Tớ định khi nào gặp cậu thì hỏi ngay xem anh ta là người thế nào. Vậy mà suốt mấy ngày qua tớ quên béng đi mất.
Hadel ngắm nghía chiếc ảnh trên tay.
- Anh ấy tên là Giôn Canđuen. Chắc cậu còn nhớ anh ta. Anh ta nói rằng đã quen biết cậu ở châu Phi. Nhưng anh ta là một người Anh.
- Tớ không nhớ cái tên ấy - Potơrôva trả lời - Đưa tớ xem mặt nào!
- Nhưng thật tội nghiệp! Anh ấy bị rơi xuống biển.
- Sao, cậu nói sao? - Potơrôva nhìn bức ảnh rồi kêu lên hoảng hốt - Anh ấy chết trên biển? Cậu đùa tớ phải không? Cậu nhận đi! Cậu đùa đấy chứ?
Hadel không kịp nhổm dậy, Potơrôva đã buông tấm ảnh và ngã lăn ra đất, ngất đi.
Tới lúc tỉnh dậy, Potơrôva không nói một lời.
- Tớ không hề biết, Gian ạ! - Hadel nói với bạn bằng một giọng day dứt - Ai biết được là cậu lại quen chàng Canđuen tới mức nghe tin anh ta chết, cậu lại xỉu đi như vậy.
- Giôn Canđuen ư? - Cuối cùng Potơrôva cũng phải lên tiếng - Hình như cậu muốn dấu, không cho mình biết...
- Cậu nghĩ gì lạ vậy, Gian! Tớ đã trò chuyện với anh ấy rất nhiều. Anh ấy, Giôn Canđuen, nhà ở Luân Đôn.
- Trời ơi, Hadel! Tớ cũng mong đấy là một người xa lạ, tên là Canđuen. Nhưng nhìn kỹ đi Hadel! Những đường nét trên khuôn mặt yêu dấu này ai mà quên được. Khuôn mặt ấy từ lâu đã nằm trong trái tim này của mình. Đó là khuôn mặt mà tớ sẽ nhận ra ngay khi đặt giữa hàng nghìn khuôn mặt thân quen trên thế giới này.
- Cậu nghĩ gì thế, Gian? - Hadel kêu lên - Người ấy là ai?
- Tớ không phải nghĩ gì thêm nữa. Người ấy là Tácdăng, con của rừng xanh châu Phi, sống cùng loài vượn.
- Gian!
- Tớ không thể nhầm được, Hadel ơi! Cậu chắc chắn là anh ấy đã chết? Có thể nhầm không?
- Tớ sợ là không nhầm - Hadel trả lời buồn bã - Tớ cũng mong rằng đó không phải là sự thật. Nhưng bây giờ thì tớ tin rằng anh ấy không phải ở Luân Đôn. Anh ấy nói với tớ rằng anh ấy sinh ra ở châu Phi và học hành tại Pháp.
- Điều ấy... đúng thôi! - Potơrôva thì thầm nói.
- Viên sĩ quan kiểm tra hành lý của anh ấy không tìm được dấu hiệu gì chứng tỏ rằng nạn nhân mang tên Canđuen. Tất cả đồ dùng, tư trang của anh ấy đều là đồ mua ở Pari. Các đồ dùng đều đánh dấu bằng chữ cái T hoặc J.C.T. Tớ và mọi người đều cho rằng chuyến đi của anh ấy là một chuyến đi có nhiều điều bí ẩn. Cái tên ấy chắc cũng là tên giả. J và C có nghĩa là Giôn Canđuen.
- Anh ấy là Tácdăng. Anh ấy đã đồng ý nhận tên mình là Gian C. Tácdăng - Potơrôva ngậm ngùi - Còn bây giờ anh ấy chết rồi sao? Hadel! Thật là kinh khủng! Chết một mình giữa đại dương? Làm sao tin được cánh tay săn chắc ấy lại có thể buông xuôi. Anh ấy là hiện thân của sức sống, hiện thân của tuổi trẻ. Làm sao anh có thể bị nhấn chìm trong sóng đại dương! - Potơrôva nức nở một hồi rồi ôm mặt ngã xoài xuống sàn thuyền.
Suốt mấy ngày sau Potơrôva thẫn thờ như kẻ mất hồn. Cô không muốn nhìn mặt ai ngoài Hadel Stroong và cô người hầu của mình. Gần như cô nằm lì trong buồng. Khi cô bước ra ngoài, mọi người đều kinh ngạc vì sự tiều tụy của cô. Chẳng còn ai nhận ra cô gái Mỹ xinh đẹp ngày nào vẫn thường làm đàn ông se lòng mỗi khi trông thấy. Đôi má hồng của Potơrôva đã ngả màu xám vàng. Trên khuôn mặt lạnh giá là đôi mắt u tối, nặng nề như đóng kín nỗi đau đớn trong lòng. Cô im lặng suốt ngày, không nói chuyện với ai. Tất nhiên Hadel là người duy nhất hiểu được nỗi đau khổ của bạn mình. Trừ Hadel, tất cả mọi người trên thuyền đều cố gắng làm cho Potơrôva vui vẻ lên. Chàng huân tước Teningtơn thật thà, tốt bụng đã đạt được mong muốn. Anh ta khiên cô gái bật cười một đôi lần. Nhưng anh không thể kéo cô ra khỏi tâm trạng buồn bã, cô độc. Gần như cả ngày cô ngồi trên sàn thuyền, mở mắt nhìn đăm đăm xuống biển.
Phải chăng nỗi đau buồn của Potơrôva đã mở màn cho hàng loạt những rủi ro của con thuyền? Thoạt đầu, động cơ của con thuyền buồm chẳng hiểu vì sao lại tự nhiên ngừng làm việc. Con thuyền bị những luồng nước biển cuốn trôi hết chỗ này tới chỗ khác. Tới khi sửa được buồng máy thì một cơn gió bất thần nổi lên quét sạch mặt thuyền. Tất cả các thứ đồ dùng, vật dụng trên mặt thuyền không được buộc chặt đều bị hất bay xuống biển. Tiếp đến là hai thủy thủ xông vào đánh nha một trân tơi bời. Kết quả, một người bị thương rất nặng, một người bị trói vào cột buồm để khỏi tiếp tục hành hung. Nỗi bất hạnh cuối cùng xảy ra vào lúc nửa đêm: một sĩ quan trên thuyền bị đánh ngã xuống biển và bị nhấn chìm. Con thuyền phải chạy ngang dọc giữa biển rộng suốt mười tiếng đồng hồ liên tục mà không tìm thấy dấu vết gì của viên sĩ quan bất hạnh.
Tất cả những người còn lại trên thuyền đều hoảng hốt. Biết đâu rồi lại có những chuyện tồi tệ hơn sẽ diễn ra. Sau hàng loạt những sự kiện buồn bã ấy, cánh thủy thủ già nhận định rằng con thuyền khó lòng tránh khỏi một tai họa lớn. Bằng kinh nghiệm đi biển lâu năm, những con sói biển đó đã tiên đoán không nhầm.
Ngay hôm sau khi viên sĩ quan chết đuối, nhiều thủy thủ đã linh tính thấy một chuyện chẳng lành. Trong lòng mọi người bồn chồn như lửa đốt. Quả nhiên chỉ lát sau, con thuyền như lên cơn co giật rồi nghiêng hẳn sang bên. Toàn bộ hệ thống máy ngừng làm việc. Cột buồm lệch tới 45 độ. Sau đó cánh buồm căng phồng, cột buồm đua nhau rít lên kèn kẹt, đẩy con thuyền tàn tật lao vút lên phía trước, giống như một con cá khổng lồ hóa điên. Cánh đàn ông chạy nháo nhác trên khoang thuyền, hy vọng cứu vãn tình thế. Trời ngả bóng hoàng hôn. Gió thổi không mạnh lắm. Nhưng ngay lúc đó nhiều người nhìn thấy có một vật đen đen, lập lờ trên mặt nước.
- Xác thuyền! - Viên sĩ quan trực ban thét lên.
Một thợ máy chui ra khỏi buồng động cơ, hoảng hốt đi tìm thuyền trưởng.
- Dây an toàn ở nắp trục đã bị giật đứt - Người thợ máy báo cáo - Nước đang chảy vào đầu thuyền.
Vài giây sau, một thủy thủ lại lao lên mặt thuyền.
- Lạy Chúa tôi! - Anh ta kêu to - Cả đáy thuyền bị phá thủng rồi. Không thể giữ được thuyền quá hai chục phút đâu.
- Bình tĩnh! - Huân tước Teningtơn quát lên - Tất cả phụ nữ chạy về buồng sửa soạn đồ dùng của mình. Tình thế nguy kịch rồi, nhưng chúng ta có thể sự dụng các thuyền con. Phải chuẩn bị chu đáo! Thuyền trưởng Giơ rôn đơ! Ông phải cử người kiểm tra xem thuyền còn nổi được bao lâu nữa. Tôi đề nghị chuyển ngay thực phẩm xuống các thuyền con.
Giọng nói tự tin của vị chủ thuyền có làm cho các thủy thủ và khách trên thuyền bình tĩnh được chút ít. Mọi người vội vã làm theo lệnh Teningtơn. Ngay trước khi phụ nữ bò được vào lòng thuyền, lần tìm đồ đạc, mấy chiếc thuyền con đã được chất đầy thực phẩm. Một sĩ quan dạn dày kinh nghiệm đi kiểm tra tình hình con thuyền. Tuy kết quả kiểm tra có khả quan đến mấy thì mọi người cũng tin rằng "Tiểu thư Alice" đã đến giờ tận số.
- Thế nào, ngài! - Viên thuyền trưởng cất tiếng hỏi viên sĩ quan vừa đi kiểm tra quay lại.
- Báo cáo thuyền trưởng! Tôi không muốn làm đám phụ nữ hoảng loạn. Nhưng đúng là thuyền chỉ còn vài phút nữa là chìm. Lỗ thủng ở hông thuyền rất to. Một con bò cái cũng chui lọt.
Thuyền mỗi lúc một nghiêng. Bánh lái đã nhô lên khỏi mặt nước. Không ai đứng thẳng được trên mặt thuyền nữa. Bốn chiếc thuyền con đã được thả xuống nước. Sau khi thoát khỏi chiếc thuyền buồm, nhảy được vào thuyền con, Gian Potơrôva quay lại nhìn. Đúng lúc đó, từ trong lòng thuyền vang lên một tiếng động lớn. Tiếng rạn nứt nghe thật đau đớn như tiếng rên xiết, trăng trối của con thuyền. Các bộ phận của con thuyền bị gãy gập. Bánh lái nhô cao khỏi mặt nước, chĩa thẳng lên trời. Cuối cùng toàn bộ con thuyền chúi mũi rồi lặn sâu vào lòng biển.
Trên chiếc thuyền con, huân tước Teningtơn đưa tay lau nước mắt. Anh không tiếc tiền mà chỉ thương người bạn gái khổng lồ và xinh xắn của mình. Vĩnh biệt "Tiểu thư Alice" - con thuyền của một thời mơ ước!
Đêm đại dương qua đi lúc nào không biết. Trời đã sáng. Mặt trời nhiệt đới tỏa chiếu trên mặt sóng mênh mang. Gian Potơrôva đã trải qua một giấc ngủ chập chờn. Cô thức giấc vì ánh nắng cháy bỏng chiếu vào mặt. Trong chiếc thuyền con, bên cạnh cô là ba thủy thủ, Clâytơn và Tơran. Cô nhìn bốn phía xung quanh xem những người còn lại ở đâu. Nhưng nhìn mãi cô vẫn không thấy chiếc thuyền nào khác. Bốn bề chỉ có những con sóng trập trùng, đơn điệu. Cô giật mình hoảng hốt. Con thuyền mỏng mảnh của cô đang bập bềnh một mình giữa Đại Tây Dương.
Trở lại rừng già Vừa rơi xuống nước, Tácdăng cố bơi thật nhanh ra xa để tránh nguy hiểm bởi chân vịt con tàu. Chàng ân hận vì mất cảnh giác, để cho Rôcốp hãm hại dễ dàng đến thế. Con tàu vẫn lao đi vùn vụt. Ánh đèn pha mờ dần nhưng Tácdăng không lên tiếng kêu cứu. Đó là thói quen của chàng. Cả đời, chàng chưa bao giờ cầu xin sự giúp đỡ của ai. Chàng tin vào sức mạnh và sự khéo léo của chính bản thân mình. Từ khi Kala - người mẹ thân yêu của chàng qua đời, mỗi khi gặp nguy hiểm, chàng chưa thấy ai lao đến giúp chàng. Bây giờ chàng chỉ hy vọng có ai đó trông thấy chàng, hoặc chàng chạm được đất. Chàng quyết định không đầu hàng biển cả. Hít mạnh một hơi thật sâu, chàng sải tay bơi về phía đất liền. Biết đâu, dọc đường bơi, sẽ có một con tàu nào đó ngẫu nhiên xuất hiện.
Chàng bơi bình tĩnh, nhịp nhàng. Mấy tiếng đồng hồ trôi qua. Chàng cảm thấy thấm mệt. Trên trời, sao vẫn nhấp nháy như vẫy gọi chàng bơi mãi về phương đông. Đã tới lúc chàng cảm thấy đôi giàu trở nên vướng víu, nặng nề. Chàng thận trọng tụt giày rồi cởi luôn cả quần dài. Chàng không cởi áo khoác vì trong túi áo khoác có hai tài liệu quý. Chàng sờ túi kiểm tra lại cho yên tâm. Nhưng thật lạ lùng, túi áo chàng trỗng rỗng. Bỗng chàng hiểu ra rằng Rô cốp và bạn hắn vứt chàng xuống biển không đơn giản chỉ là trả thù. Chúng muốn thủ tiêu chàng sau khi đã đoạt lại hai tờ giấy mà chúng chịu để lọt vào tay chàng ở Bu Sađi. Lầm bầm chửi một mình, chàng tụt áo khoác rồi vứt nốt cả sơmi để bơi được nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
Bình minh đang lên. Những tia nắng đầu tiên đã nhuốm màu vàng mặt sóng. Chợt Tácdăng trông thấy một vật gì rất to, đen đen nhô lên khỏi mặt nước. Bằng một vài sải tay mạnh mẽ, chàng đã tới gần vật lạ. Hóa ra là cái đáy một con thuyền bị lật úp. Tácdăng trèo lên. Đáy thuyền rất rộng, lởm chởm vỏ sò. Chàng nằm ngửa, nghỉ ngơi lấy sức. Chàng không thể chấp nhận cái chết vì đói khát. Nếu phải chết, chàng sẽ chết trong hành động, chết trong đấu tranh để tự vệ. Đó mới là cái chết đẹp đẽ, đúng nghĩa của con người.
Biển yên tĩnh, dập dờn muôn ngàn ngọn sóng. Đáy thuyền bồng bềnh đu đưa như cánh võng. Đại Tây Dương ru Tácdăng thiếp đi trong giấc ngủ ngon lành...
Ánh nắng gay gắt của mặt trời ban trưa làm Tácdăng thức giấc. Tỉnh dậy chàng thấy khát kinh khủng. Cơn khát cứ mỗi lúc một dữ dội. Nhưng kìa giữa đám gỗ vụn của xác thuyền, chàng phát hiện ra một chiếc thuyền con bị lật úp. Cũng ngay lúc đó, chàng nhìn thấy từ phía chân trời một đường viền mờ mờ của đất liền. Nỗi vui sướng làm cho cơn khát như biến đi.
Chàng nhào xuống nước, bơi xung quanh chiếc thuyền con ấy. Những con sóng lạnh của đại dương làm chàng tỉnh táo, sảng khoái như vừa được uống một ngụm nước ngọt. Chàng vừa bơi, vừa kéo chiếc thuyền con đến sát hông chiếc hải thuyền bị vỡ. Hì hục, xoay xở mãi, cuối cùng chàng đã kéo được chiếc thuyền con lên đáy chiếc thuyền lớn rồi lật ngửa nó. Chàng ngồi vào thuyền con, bơi xung quanh xác thuyền lớn. Xung quanh xác thuyền không biết bao nhiêu là ván gỗ. Chàng chọn vài mảnh làm mái chèo rồi chèo thẳng về dải đất phía đông.
Xế chiều, Tácdăng đã tiến gần tới đất liền. Chàng nhận rõ từng thứ cây trên mặt đất. Ngay trước dải đất là một cửa sông nhỏ. Phía bắc dải đất có một cánh rừng nhô ra biển. Quang cảnh trước mắt có gì đó rất quen thuộc với Tácdăng. Chàng chèo mạnh tay tới một lúc thì nhận ra trong bóng rừng già có một ngôi nhà gỗ. Đó chính là ngôi nhà mà cha chàng - huân tước Giôn Clâytơn Grâyxtâu khi xưa dựng nên. Chàng chèo hối hả. Đầu thuyền vừa chạm cát, đứa con của rừng xanh nhảy phốc lên đất cứng. Trái tim Tácdăng nhẩy lên trong lồng ngực vì niềm sung sướng vô bờ. Chàng háo hức đảo mắt nhìn bốn phía. Ôi! Quê hương thân thuộc của chàng! Ngôi nhà của chàng đây! Bốn phía quanh chàng ríu rít tiếng chim kêu. Những con chim sặc sỡ lúc thì len lỏi qua kẽ lá, lúc thì sải cánh lướt quanh những chùm hoa muôn màu của rừng già.
Tácdăng - con của rừng xanh - đã trở về vương quốc của mình! Để cho toàn thế giới biết điều đó, Tácdăng kiêu hãnh ngẩng cao đầu, thét vang tiếng thét chiến thắng của mình ngày trước. Tiếng thét của chàng làm rưng già đột nhiên im lặng. Chim chóc ngừng tiếng hót. Lá rừng xào xạc. Tácdăng vừa im tiếng một lát thì nghe thấy có tiếng thét khác nối tiếp. Tiếng thét rất sâu và khàn. Đó là tiếng thét của sư tử Numa đáp lại tiếng dọa dẫm của "con vượn đực".
Tácdăng chạy tới bờ sông, vục đầu xuống một lúc để dập tắt cơn khát. Nước sông rất trong và ngọt. Chàng uống như cả đời chưa được uống bao giờ. No nê, chàng bước tới ngôi nhà gỗ. Cho đến bây giờ, cửa nhà vẫn đóng kín và chốt chặt, đúng theo lời yêu cầu của trung úy Ácnốt. Tácdăng vén mành, bước vào trong. Tất cả mọi đồ dùng vẫn còn nguyên ở vị trí cũ: bàn viết, giường ngủ, chiếc nôi, giá sách, tủ đứng...
Lúc này hai mắt Tácdăng nhìn đã no. Nhưng dạ dày chàng thì rỗng tuếch. Chàng quyết định đi kiếm ăn. Trên bức vách vẫn còn treo một sợi dây thừng bện bằng một thứ cỏ dai. Đoạn thừng có nhiều chỗ đã gần đứt. Chàng vứt xuống đất và ước ao có một con dao. Nếu chàng nhớ không nhầm thì có thể tìm thấy con dao cũ ở đâu đó trong bụi rậm. Ngoài ra, chàng còn có cả chiếc lao, cung tên và ống đựng tên. Chàng thiếu tất cả những thứ đó. Biết làm thế nào? Nhưng cơn đói thôi thúc chàng phải kiếm ngay cái gì cho vào miệng.
Chàng nhặt lại sợi dây, xoắn lại cẩn thận từng đoạn hỏng rồi vắt lên vai, rảo bước ra khỏi nhà, sát vách nhà đã là rừng rậm. Tácdăng đi vào rừng một cách thận trọng, lặng lẽ, giống như sư tử đi săn. Chàng bước qua một vài khoảng đất trống nhưng vẫn không tìm ra một dấu vết của con mồi nào. Chàng bèn leo lên lùm cây cao. Sau vài cú nhảy chuyền càng, niềm vui và tình yêu cuộc sống đã trở lại với chàng. Trong phút chốc tất cả những lo âu phiền muộn lâu nay biến khỏi lòng chàng. Cuối cùng thì chàng lại sống, lại ngây ngất vì cuộc sống tự do phóng khoáng giữa núi rừng. Không dại gì quay lại với thế giới văn minh đầy những mưu toan giả dối, khi mà rừng xanh đem đến cho chàng hòa bình và tuyệt đối tự do! Ai ham hố cái "xã hội văn minh" thì cứ việc, riêng chàng, dứt khoát là không!
Chàng đi ra đoạn sông chảy xuyên rừng. Chàng vẫn nhớ ở đó có một chiếc đầm nhỏ, có thể lội qua. Các loài thú thường hay đến đấy uống nước. Sư tử Sabo và Numa vẫn rình bắt sơn dương ở đây. Nơi này đã trở thành bãi săn chung của sư tử, lợn rừng và của cả chàng trai người vượn.
Tácdăng ló đầu ra khỏi một cành cây rậm, mọc ngả trên đường mòn. Chàng rình suốt một tiếng đồng hồ. Trời mỗi lúc một tối. Bóng đêm ập xuống rừng già. Trong bụi cây gần đầm nước bỗng vang lên một âm thanh yếu ớt. Đó là tiếng chân bước và tiếng cọ mình vào búi dây leo. Nếu một người bình thường, không ai nghe được những tiếng động nhỏ như vậy. Nhưng với Tácdăng, chàng không chỉ nghe thấy mà còn biết ngay đó là Numa, một con sư tử dữ tợn. "Cũng như mình, Numa đến đây là vì dạ dày rỗng tuếch" - Ý nghĩ đó khiến chàng phì cười.
Vừa lúc đó, chàng lại nghe thấy tiếng bước chân bước của một con vật khác. Nó đang đi dọc theo lối mòn, tới khúc lội. Nhìn kìa, Hota - lợn lòi độc thân! Thịt lợn rừng rất ngon. Vì thế vừa trông thấy Hota, Tácdăng đã chảy nước miếng. Trong lúc đó, ở bụi rậm mà Numa đang rình hoàn toàn im ắng. Chắc con sư tử đang nín thở. Hota đi lanh quanh. Chỉ còn vài bước chân nữa nó sẽ rơi vào tầm vồ của Numa. Tácdăng hình dung ngay cảnh con sư tử già lóe mắt rồi tung mình về phía trước. Chàng biết con sư tử sẽ rống lên như thế nào để làm con mồi khiếp đảm, và vuốt trước của sư tử sẽ bấu vào đâu để giữ chặt con mồi.
Sư tử Numa chưa kịp nhún mình, nó đã nghe thêys một sợi dây mỏng manh bay vèo trong không khí. Chiếc thòng lọng đã thắt gọn cổ Hota. Con lợn rừng rống lên eng éc vì khiếp sợ. Sư tử Numa giật mình, giương mắt nhìn con mồi của nó đang bị lôi ngược trở lại đường mòn. Sau giây lát bàng hoàng, Numa quyết định phải vồ nhanh. Nó nhún mình nhảy bổ lên phía trước. Nhưng muộn mất rồi! Bộ vuốt nhọn của nó chỉ chụp vào bãi cọ. Ngay trước mũi nó, con lợn rừng bị lội tuột lên cành cây. Ở trên đó có một khuôn mặt người hình như đang cười nhạo nó.
Numa rống lên tức tối. Cơn đói và sự tức giận vì mất mồi khiến nó lồng lộn, làm nát cả bãi cỏ. Được một lát, nó dừng lại, lặng lẽ bước tới gốc cây.
Nó nhìn thấy kẻ thù của mình đang ngồi trên cây. Nó bức bội đứng thẳng lên bằng hai chân sau. Hai chân trước cào xoàng xoạc vào thân cây. Nó muốn leo lên. Nhưng sau bao nhiêu cố gắng, nó chỉ được vài mảnh vỏ cây và một mảng gỗ cây lộ trắng, bốc mùi nhựa hăng nồng.
Tácdăng đã kéo được Hota lên cành cây bên cạnh. Bị nghẹt thở, con lợn đã chết nhũn mình. Tácdăng không có dao. Nhưng thiên nhiên đã phú cho chàng đôi cánh tay mạnh mẽ và cứng hơn sắt thép. Chàng moi móc một lúc thì xé được bộ lông cứng của con lợn rừng. Chàng dứt ra những miếng thịt mỡ màng còn nóng hổi cho vào miệng. Trong khi đó, dưới gốc cây, con sư tử tức tối ngửa cổ nhìn lên, nước miếng ứa ra, nhỏ ròng ròng xuống cỏ.
Trời tối hẳn, Tácdăng đã no nê. Bữa tiệc đầu tiên ở quê hương thật ngon lành! Cho tới lúc này, chàng mới ngẫm ra là mình chưa bao giờ quen được với các thứ đồ ăn chín mà loài người văn minh đặt trước mặt chàng. Trong thâm tâm, chàng vẫn thèm thịt sống. Ngay cả với trung úy Ác nốt, chàng cũng không thổ lộ điều đó.
Tácdăng chùi đôi tay dây máu lợn rừng vào một búi lá rồi vác con lợn ăn dở lên vai, thoăn thoắt chuyền từ cành nọ sang cành kia, đi về phía ngôi nhà gỗ. Có lẽ vào giờ này, cách xa khoảng một nghìn hải lý, ở đâu đó trên Đại Tây Dương, Gian Potơrôva và Uyliam Clâytơn vừa đứng dậy sau bữa ăn chiều trên con thuyền buồm mang tên "Tiểu thư Alice".
Dưới đất, sư tử Numa lại rón rén bước theo Tácdăng. Chàng trai nhìn xuống và bắt gặp ánh mắt màu xanh của con thú đói đang lóe lên trong bóng tối. Nó vẫn bám theo chàng từng bước, dai dẳng như một con mèo khổng lồ. Chàng nghĩ nó có thể theo chàng tới tận ngôi nhà gỗ. Nếu vậy, chàng phải ngủ trên cành cây, cho dù lúc này chàng muốn được ngả lưng trên một thảm cỏ mềm. Chàng chỉ mong có một con thú nào đó cuốn hút sư tử Numa hoặc bình minh đến thật nhanh để xua Numa và rừng.
Điều chàng mong ước đã đến. Sư tử Numa đang đi thì chợt dừng bước. Nó rống lên một hồi. Sau tiếng rống mệt mỏi, hình như máu trong mình nó nguội đi. Nó quay đầu trở lại rừng sâu để tìm một con mồi nào đó dễ bắt hơn.
Không bị sư tử quấy rầy nữa, Tácdăng nhảy xuống đất đi nhanh về nhà. Chàng thiếp đi trên đệm cỏ khô. Đó là chỗ nằm của chàng từ ngày sống bên trung úy Ácnốt. Và chỉ một lúc sau, ngài Gian C. Tácdăng đã giũ sạch tất cả những gì dính dáng với nền văn minh loài người. Đêm ấy chàng nằm cuộn mình trên thảm cỏ, ngủ ngon lành như một con sư tử no bụng. Những lúc chàng ngủ như thế, có lẽ chỉ trừ Gian Potơrôva, không ai trên đời có thể đánh thức nổi chàng.
Chàng ngủ tới tận buổi chiều hôm sau. Chàng rất mệt mỏi sau một chặng đường ththay thế, nhưng dân làng đã nghe theo mệnh lệnh của Tácdăng. Chính chàng đã dẫn dắt họ thoát khỏi cuộc chiến bại để rồi từng ngày tiến tới chiến thắng cuối cùng. Suốt trong những ngày qua, mọi người đã phó thác số phận của bộ lạc cho Tácdăng mà không băn khoăn gì tới việc lựa chọn thủ lĩnh.
Các chiến binh ngồi thành vòng tròn quanh đống lửa. Họ bàn tán về chiến công của từng người trong mỗi trận đánh rồi quay sang bàn bạc về việc chọn người thay thế Oadiri.
- Bởi vì Oadiri đã chết mà không để lại một đứa con trai nào, - Busuli lên tiếng - cho nên người xứng đáng kế vị chính là người đàn ông cừ khôi mà chúng ta đã biết. Ông ấy khác màu da, nhưng chính ông ấy đã đưa dân làng thoát khỏi họa ngoại xâm và chiến thắng chỉ bằng cung tên, giáo mác này thôi.
Nói xong, Busuli giương cao ngọn mác và bắt đầu vừa nhảy vừa cất tiếng hát, xung quanh Tácdăng.
Hây, hây, hây! Một bầy Ả rập Ngã dưới chân chàng Thủ lĩnh của làng Không còn ai khác Hây! Hây! Hây! Các chiến binh xung quanh đống lửa vui vẻ kéo tay nhau đứng dậy. Họ kết thành vòng tròn vây quanh Tácdăng và hát theo Busuli. Vũ khúc ngẫu hứng của họ biểu lộ thái độ đồng tình với sự lựa chọn của Busuli. Một lát sau những người đàn bà xung quanh cũng nhảy vào vòng tròn vừa vỗ tay vừa nhảy theo những người đàn ông. Nhịp điệu của vũ khúc mỗi lúc một rộn rang, dồn dập. Tácdăng vẫn ngồi giữa vòng tròn nhảy múa.
Những tiếng thét man dại vang lên mỗi lúc một to. Đám phụ nữ hát hết bài này sang bài khác. Đám đàn ông vừa nhảy vừa múa giáo trên đầu. Thỉnh thoảng họ lại nghiêng người đâm mũi giáo xuống đất. Thoạt đầu, Tácdăng còn ngồi im, mỉm cười quan sát. Một lát sau, dường như đã bị thôi mien, Tácdăng bật dậy, hòa mình vào vòng người nhảy múa. Giữa những tấm lưng trần màu gỗ mun lấp loáng trong ánh lửa, cơ thể Tácdăng nổi bật hẳn lên. Chàng say sưa la thét, tay vung ngọn mác, tay vung cánh cung. Những dấu vết cuối cùng của nền văn minh đã bị giũ sạch. Tácdăng đã trở lại với con người tự nhiên của rừng già nguyên thủy. Cuộc sống tự do đã trở lại với chàng. Niềm vui của chàng hòa cùng niềm vui chung của những người da đen bất khuất. Chàng bằng lòng nhận ngôi thủ lĩnh. Theo tục lệ của làng, chàng được gọi là Oadiri, tức là kế thừa cái tên gọi vinh quang của người thủ lĩnh trước chàng.
Nếu như Onga đơ Côngđơ trông thấy Tácdăng lúc này, liệu cô có nhận ra cái chàng trai tuấn tú, lịch sự đã có lần làm cô say đắm hay không? Còn Gian Potơrova nữa! Liệu cô có yêu nổi vị thủ lĩnh của làng người da đen mông muội đang trần như nhộng, nhảy múa giữa những người cũng trận như nhộng này không? Trung úy Ácnốt đâu rồi? Liệu trung úy có nhận ra người mà mình cùng sánh vai vào các nhà hát và các câu lạc bộ sang trọng ở Pari hay không? Và còn Hội đồng quý tộc của Anh quốc nữa. Có vị huân tước nào đủ can đảm chỉ tay vào người đàn ông cắm lông chim trên đầu, bụng chỉ che một mảnh da báo mà quả quyết rằng: "Đây là huân tước Grâyxtâu của nước Anh"?
Tácdăng vẫn la hét trong vòng người nhảy múa tưng bừng đến điên dại. Chàng có biết đâu rằng, trên một con thuyền buồm lênh đênh giữa Đại Tây Dương, người con gái mà chàng yêu dấu đêm đêm vẫn thầm gọi tên chàng.
Bắt thăm cho thần chết Buổi sáng, người đầu tiên thức dậy trong khoang thuyền cứu hộ là tiểu thư Gian Potơrôva. Những người khác trong thuyền vẫn còn ngủ mê mệt. Họ nằm ngổn ngang, người thì trên ghế, người thì ở đáy thuyền. Khi nhớ ra rằng, thuyền của mình là con thuyền hoàn toàn đơn độc trên mặt biển, không thấy những chiếc thuyền con còn lại ở nơi nào, Potơrôva vô cùng hoảng hốt. Cô cảm thấy tuyệt vọng. Tuy vậy, cô lại tin rằng những chiếc thuyền khác đã bị mất tích, không còn hy vọng được cứu vớt nữa.
Một lát sau, Clâytơn cũng thức dậy. Anh giật mình, chớp chớp mắt, cố hình dung lại những sự kiện xảy ra trong đêm qua. Cuối cùng, đôi mắt anh như vấp phải thân hình cô gái trong thuyền.
- Gian! - Clâytơn kêu lên sung sướng - Ơn Chúa chúng mình vẫn ở bên nhau!
- Anh hãy nhìn xem! - Cô gái giơ tay chỉ khắp bốn bề trời nước - Chúng ta hoàn toàn đơn độc!
Clâytơn nhỏm dậy, nhìn bốn phía.
- Họ ở đâu nhỉ? - Clâytơn thốt lên sững sờ - Nhưng mà dù sao đi nữa họ cũng không bị chìm. Bởi vì biển rất yên. Tất cả các thuyền con đã được thả xuống nước kịp thời, trước khi "Tiểu thư Alice" chìm hẳn. Chúng ta đã chứng kiến điều đó rồi mà.
Clâytơn nói rồi đi đánh thức mọi người. Anh nhắc cho họ nhớ ra tình thế của con thuyền.
- Những chiếc khác cũng đang bập bềnh trôi nổi quanh đâu đó thôi mà - Một thủy thủ vừa dụi mắt vừa nói bằng giọng ngái ngủ - Tất cả đều có đồ dự trữ. Như vậy thuyền nọ không bị phụ thuộc vào thuyền kia. Nếu có bão thì đằng nào cũng chẳng giúp được nhau. Cứ lạc nhau, lang thang mỗi thuyền mỗi nơi thế này còn hay hơn. Nếu người ta trông thấy một thuyền, đến cứu, thì sẽ tìm tiếp những thuyền còn lại. Nếu chúng ta cụm lại, bơi với nhau cùng cả bốn thuyền thì... chết là chết ráo. Bốn thuyền lạc nhau có nghĩa là hy vọng được nhân lên gấp bốn.
Mọi người đều thừa nhận rằng người thủy thủ đó có lý. Lời anh ta cũng làm mọi người yên lòng và hy vọng. Nhưng chưa kịp vui vẻ trở lại thì tất cả tái mặt, hoảng hốt. Trong khi sửa soạn bơi vào đất liền, mọi người mới phát hiện ra là thuyền của họ không có chiếc chèo nào. Hai thủy thủ giữ chèo, mệt quá đã ngủ quên. Cả hai mái chèo bị tuột xuống biển lúc nào không biết. Mấy người chửi nhau té tát. Clâytơn cố gắng can ngăn. Rồi một lát sau đến lượt Tơran nổi giận. Tơran cứ ngồi chửi đổng và không tiếc lời nguyền rủa sự ngu ngốc của người Anh. Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng Tơran muốn chửi hai thủy thủ Anh đã để rơi chèo.
- Thôi đi, các ngài! - Tômkinh, một thủy thủ từ nãy đến giờ im lặng đã lên tiếng - Các ngài có cãi nhau thì cũng chẳng ích gì. Đúng như Spiđơ nói đấy, người nói phải có người nghe. Tại sao cứ ầm ầm cũng một lúc như vậy? Thôi, tốt nhất là đi ăn sáng đi.
- Thật là một giải pháp không đến nỗi tồi - Tơran đang cau có tự nhiên nhe răng ra cười, bình luận rồi quay sang một thủy thủ thứ ba, tên là Uynsơn - Đưa cho tôi một thùng, phía sau lưng ấy, ông bạn!
- Đứng dậy, lại mà lấy! Uynsơn lắc đầu từ chối - Tôi không quen nghe lệnh người nước ngoài. Mà ở đây thì ông không phải là thuyền trưởng.
Clâytơn vội bước lại lấy thùng để ngăn chặn cuộc cãi cọ. Hơn nữa, khi nãy đã có thủy thủ tố cáo rằng: lấy cớ đi kiểm tra các thùng thực phẩm, hai người nào đó đã âm mưu kiếm chác phần riêng cho dạ dày mình.
- Thuyền này phải có một người chỉ huy - Gian Potơrôva lên tiếng đề nghị. Cô đã phát ớn vì những chuyện cãi cọ ngốc nghếch - Chẳng có gì thú vị khi ngồi trên chiếc thuyền con con thế này giữa Đại Tây Dương. Vậy mà các ông còn hành hạ thần kinh nhau, chửi bới xúc phạm nhau không ngớt miệng, các ông phải bầu một người nào đó làm chỉ huy, người đó sẽ quyết định mọi chuyện. Rõ ràng là ở đây kỷ luật phải nghiêm hơn ở trên những con thuyền lớn.
Thốt lên những lời cay đắng như vậy, Gian Potơrôva tin rằng mình sẽ không còn bị điếc tai vì những lời cục cằn thô tục của đám đàn ông nữa. Hình như trong tình thế đầy những xích mích, thù hằn thế này vị hôn phu của cô không đủ khả năng hòa giải.
Quả là những lời của Potơrôva ít nhất cũng làm cánh đàn ông trên thuyền thấy ngượng và bình tĩnh trở lại. Mọi người đi đến quyết đinh: Phải chia hai thùng nước ngọt và bốn hộp đồ ăn ra làm hai phần. Một phần cho các thuỷ thủ, một phần giành cho những người đồng hành. Ngay lập tức các thùng dự trữ được xếp ra trước mặt hai thủy thủ khỏe tay tình nguyện phá nắp các thùng sắt tây. Trước tiên, họ mở thùng đồ ăn. Nhưng mũi dao nhọn vừa bén vào nắp sắt một đoạn, người thủy thủ mở thùng lại văng tục. Khuôn mặt anh ta co dúm lại, vừa như giận dữ vừa như đau đớn.
- Có gì khó chịu thế? - Clâytơn tò mò bước lại gần hỏi.
- Khó chịu là thế nào? - Spiđơ rít lên - Khó chịu? Nó còn tồi tàn hơn sự khó chịu trăm lần. Nó là tai họa. Thùng này toàn là dầu nhờn.
Clâytơn và Tơran vội vã mở các thùng bên cạnh. Các thủy thủ đã nói đúng. Vỏ thùng giốngnhau thì bên trong cũng giống nhau. Không có thực phẩm mà toàn là dầu chạy máy. Mọi người hoảng hốt mở nốt các thùng còn lại. Họ hy vọng có thùng nào đó được đóng lạc nhân. Nhưng kết quả không có gì khác. Tiếng chửi rủa lại vang lên. Vậy là trên chiếc thuyền con này lại không hề có một mẩu thức ăn.
- Lại còn nước ngọt nữa! - Tômkinh kêu lên - Không có ăn thì còn sống được ít ngày, chứ không có nước uống thì... Chúng ta có thể lôi giầy da ra mà nhai nếu như đói quá. Nhưng khát thì moi đâu ra nước ngọt?
Trong khi Tômkinh nói, Uynsơn đã chọc một lỗ thủng trên nắp thùng nước. Spiđơ đặt chiếc cốc xuống chờ, từ lỗ thủng từ từ tuôn ra một dòng chảy màu đen yếu ớt. Những hạt gì đó li ti, vùn vụn?
Uynsơn tức tối buông thùng. Anh ta không đủ sức chửi rủa nữa mà chỉ biết giương mắt nhìn vào đám bột khô khỏng trong lòng cốc.
- Thùng thuốc súng! - Spiđơ kêu lên nghẹn ngào.
- Lạy Chúa! Thuốc nổ thật! - Tơran cũng kêy liền tháo chiếc vòng vàng của mình ra, bắt Tácdăng phải nhận như một món quà kỉ niệm. Chàng xem chiếc vòng cẩn thận và khẳng định rằng nó là vàng nguyên chất. Chàng rất ngạc nhiên vì lần đầu tiên chàng gặp một bộ lạc châu Phi đeo đồ trang sức bằng vàng. Chàng hỏi mọi người lấy vàng ở đâu, nhưng chàng không hiểu câu trả lời của họ.
Một vũ điệu vừa kết thúc, Tácdăng đứng dậy và ra đi, mặc cho mọi người khăng khăng giữ chàng ở lại. Chàng cảm thấy khó chịu với các thứ ruồi muỗi lúc nào cũng luẩn quẩn quanh chàng. Không khí trong làng tuy ấm cúng tình người nhưng lại đủ các thứ mùi ô nhiễm.
Những người da đen tiễn chàng, khi đến một cây cao, cành lá xum xuê rủ xuống tận hàng rào đầu làng, chàng vẫy tay chào rồi nhảy vọt lên ngọn cây, nhanh như con khỉ Manu. Mọi người ngửa mặt nhìn theo, kêu lên kinh ngạc. Họ gọi ầm lên, nhắc chàng sớm quay lại chơi với họ nhưng không nghe thấy chàng trả lời. Chỉ có ngọn cây khẽ rung lên, vị khách của họ đã biến mất như một cơn gió thoảng.
Đêm ấy, Tácdăng ngủ trên một ngọn cây cao. Một ngày của chàng qua đi với bao nhiêu biến cố. Vì vậy vừa đặt mình vào một chạc cây, chàng đã thiếp đi. Sáng sớm hôm sau, chàng quay vào làng. Chàng vào làng cũng bất ngờ như đêm qua chàng đột ngột bỏ đi. Thoạt đầu mọi người hoảng hốt vì thấy có bóng người lạ. Nhưng khi nhận ra chàng, họ reo ầm lên, chạy ra đón. Cả ngày hôm ấy, chàng cùng các chiến binh của bộ lạc tiến hành một cuộc đi săn thật quy mô. Sử dụng các thứ vũ khí thô sơ của bộ lạc, chàng làm mọi người thán phục vì sự khéo léo và dũng mãnh của mình.
Một tuần liền chàng sống với những người bạn mới, cùng họ đi săn trâu rừng, ngựa vằn và sơn dương. Các loài thú đó là nguồn thực phẩm chủ yếu của bộ lạc. Ngôn ngữ của bộ lạc này khá đơn giản, nên chẳng mấy ngày chàng đã học được và làm quen nhanh chóng với các tập quán, nghi lễ của dân làng. Chàng rất mừng vì đây không phải là một bộ lạc ăn thịt người. Nghe Busuli, người bạn chiến đấu của chàng kể lại, Tácdăng mới biết rằng họ vốn là một bộ tộc lớn, sống ở Bắc Phi, vì sự săn đuổi, tàn sát của bọn chúa nô lệ, bộ tộc bị chết dần chết mòn và trôi dạt tới rừng này.
- Chúng đã giết chúng tôi như giết súc vật - Busuli nói - Đàn ông thì chúng đánh cho đến chết. Còn đàn bà thì chúng vồ lấy như vồ những con cừu. Chúng tôi đã nổi dậy chiến đấu nhiều năm liền. Nhưng cung tên giáo mác không thắng nổi những cái ống thổi lửa biết giết người từ xa. Người khỏe nhất trong bộ lạc chúng tôi ném lao cũng không xa bằng cục chì của chúng thổi ra. Khi bố tôi còn trẻ, bọn Ả rập lại kéo đến lần nữa. Lúc đó Khambi đang làm thủ lĩnh liễn kêu gọi mọi người theo ông ta đi về phương nam. Chúng tôi đến một nơi thật xa để bọn Ả rập không thể tìm thấy. Mọi người ra đi. Dọc đường, núi cao và rừng rậm, nhiều người đã chết vì đói, vì hổ vồ, vì trượt chân rơi xuống vực thẳm. Chúng tôi đã đi tìm nhiều chỗ, nhưng không đâu tốt bằng đây.
- Từ hồi đó đến giờ, bọn cướp không đến chứ? - Tácdăng hỏi.
- Cách đây một năm, có một đám Ả rập mang lính Mãn Châu mò tới đây. Chúng tôi đã đánh đuổi và giết được mấy đứa.
Busuli vừa kể vừa mân mê chiếc nhẫn trên ngón tay. Chiếc nhẫn gợi cho Tácdăng nhớ tới cuộc sống của người văn minh. Họ coi nhẫn vàng là biểu hiện của sự giàu sang và đẹp đẽ.
- Mẩu vàng này anh lấy ở đâu, Busuli? - Tácdăng chỉ tay vào chiếc nhẫn.
Chàng da đen chỉ tay về hướng tây - nam, trả lời:
- Cách đây khoảng một tháng đường đi.
- Bạn đến đấy rồi à?
- Không, cách đây mấy năm có một nhóm người trong bộ lạc chúng tôi tới đó. Lúc bấy giờ bố tôi còn là một chiến binh trẻ tuổi. Ông cùng mọi người đi tìm đất ở cho bộ lạc. Nhóm người này đã gặp một làng có rất nhiều nhà to. Nhà dựng bằng đá, tường xây rất dày. Họ có nhiều thứ bằng vàng như thế này. Trong họ thì đẹp, nhưng họ rất ác. Họ tấn công chúng tôi. Người làng tôi phải đánh trả và bỏ chạy lên núi cao, chờ trời tối. Khi đám người độc ác đó trở về làng, người làng tôi mới bò xuống và lấy được những thứ vàng này ở các xác chết. Từ đó đến giờ, không ai đến đấy nữa. Chúng tôi gọi bọn người ở đấy là quỷ. Họ không trắng như bạn, không đen như tôi, nhưng có nhiều lông giống như vượn ấy. Họ xấu lắm. Khambi không thích đến đấy.
- Những người đi cùng Khambi hồi ấy có ai còn sống không? - Tácdăng hỏi.
- Oadiri, thủ lĩnh của chúng tôi - Busuli trả lời - Lúc bấy giờ Oadiri còn trẻ. Ông ấy đi bảo vệ Khambi là cha mình.
Ngay đêm ấy Tácdăng ngồi nói chuyện với Oadiri. Ông già nói cho Tácdăng biết rằng con đường đến đó rất xa, nhưng tìm làng của lũ quỷ mặt người đó không phải là khó.
- Chúng tôi đi mười ngày dọc theo con sông chảy xuyên qua làng, hướng về thượng nguồn. Đến ngày thứ mười, chúng tôi tới một dốc núi rất cao. Sáng hôm sau, chúng tôi leo lên núi và men theo một con suối, đi tới một khu rừng rậm. Con suối hòa vào dòng sông. Dòng sông lại chảy vào một dòng sông khác to hơn rồi đổ nước xuống một thung lũng rộng. Chúng tôi đi ngược dòng nước, mong tìm được một vùng đất tốt cho bộ lạc. Sau một chặng đường dài, chúng tôi đến một dãy núi khác. Dòng sông thót bụng lại thành dòng nước nhỏ chảy ra từ một cái động lớn. Tôi nhớ là chúng tôi đã ngủ ở trong động một đêm. Ở đó lạnh lắm. Ngày hôm sau, chúng tôi quyết định leo lên đỉnh núi để nhìn rộng khắp vùng rừng. Lên tới nơi, chúng tôi thấy một thung lũng nhỏ. Ở phía thung lũng có một làng, nhà xây bằng đá. Nhưng phần lớn nhà đều bị vỡ.
Lời kể của Oadiri không mâu thuẫn với những điều mà Busuli đã nói. Tácdăng biết ngay làng đó là một thành phố nhỏ.
- Tôi rất thích đến đấy để xem thành phố - Tácdăng nói với thủ lĩnh - Tôi cũng muốn lấy ở đó một ít vàng.
- Đường xa lắm! - Oadiri trả lời - Tôi đã già rồi. Nhưng bạn đợi khi nào hết mùa mưa, nước rút, tôi sẽ gọi mấy người hộ tống. Tôi sẽ đi cùng với bạn.
Tácdăng buộc phải đồng ý. Trong thâm tâm, chàng muốn lên đường ngay trong ngày hôm ấy. Tính chàng vẫn hiếu động và nôn nóng như một đứa trẻ.
Hôm sau, có một nhóm thợ săn từ phương nam trở về. Họ nói rằng cách làng vài dặm đang có một đàn voi. Từ ngọn cây cao có thể trông rõ những con voi mẹ, voi tơ và những con voi đực già có ngà rất quý. Cả bộ lạc bắt tay vào chuẩn bị cho một cuộc săn lớn. Những mũi lao được dũa lại cho sắc. Những ống tên được cài chặt và những chiếc cung đều được thay dây. Ông thầy phù thủy rảo bước khắp làng để làm phép và phân phát cho mỗi chiến binh một chiếc bùa hộ mệnh.
Sớm tinh sương, đoàn thợ săn lên đường. Giữa năm chục tấm lưng màu gỗ mun, thân hình cháy nắng màu nâu sẫm của Tácdăng nổi lên khá rõ. Nếu không có màu da ấy, Tácdăng chẳng khác gì họ. Chàng cũng mang đồ trang sức như họ, cầm vũ khí như họ và nói với họ cùng một thứ tiếng. Đi cùng họ, chàng cười đùa, nhảy múa như một người của thời nguyên thủy. Rõ ràng là chàng thích sống với những người bạn của bộ lạc này hơn là với những người bạn của mình ở Pari. Chàng chợt nhớ tới trung úy Ácnốt, nhớ hàm răng trắng như tuyết nở bừng trên khuôn mặt rất Pháp của anh ta. Ôi! Pôn Ácnốt! Chàng Pôn tội nghiệp ơi! Đã có lúc Pôn tự hào tuyên bố rằng mình đã gột rửa hết ở Tácdăng những tàn tích của lối sống rừng xanh.
"Mình trở lại làm người của rừng xanh nhanh thế!" - Tácdăng thầm nghĩ. Tuy vậy Tácdăng không coi cuộc sống hiện tại của mình trong mấy tuần qua là một cuộc sống hạ đẳng. Ngược lại, chàng thấy thương hại những người đang sống trong các thành phố văn minh, những người bị cầm tù suốt ngay trong các thứ quần áo nặng nề, chật chội. Suốt đời, họ phải giữ gìn, tôn trọng pháp luật. Suốt đời, họ chỉ sợ phạm phải những điều không được phép làm và sợ quên mất những điều cần phải làm. Như thế, còn gì là cuộc sống.
Sau mấy tiếng, đoàn đi săn đã tới chỗ có đàn voi. Họ bước thận trọng, nhẹ gót để dò tìm dấu vết của đàn thú khổng lồ. Một lúc sau, họ phát hiện ra vết chân voi, có lẽ chúng chỉ mới qua đấy trước mấy tiếng đồng hồ. Tácdăng là người đầu tiên giơ tay ra hiệu bảo rằng mồi săn không còn xa nữa. Những người da đen tỏ ra rất tin ở chàng.
- Đi theo tôi! - Tácdăng nói - Rồi các bạn sẽ thấy.
Nhanh như một con sóc, Tácdăng nhảy lên cây, chuyền thoăn thoắt từ cây này sang cây khác. Một thợ săn da đen cũng nhảy lên bám theo. Tới một cành cây cao, anh ta chỉ cho ông bạn da trắng của mình một đám bụi ở phía nam. Nhìn qua, Tácdăng thấy cách đó vài trăm mét những tấm lưng voi vạm vỡ sát vào nhau, che lấp gần hết cả bãi cỏ. Tácdăng báo hiệu cho những người dưới đất dừng lại. Còn người da đen đi cùng chàng thì xòe ngón tay để làm phép tính cộng số voi mà anh ta trông thấy.
Đoàn thợ săn nhanh chóng tiến về bãi thú. Người da đen đi cùng Tácdăng tụt xuống đất. Riêng Tácdăng vẫn tiếp tục chuyền trên ngọn cây.
Chuyện săn voi bằng những thứ vũ khí nguyên thủy như thế này không phải là một trò đùa vui vẻ. Chàng cảm thấy tự hào là một thành viên đáng tin cậy của những người dũng cảm này.
Chàng chuyền từ cây nọ sang cây kia, lặng lẽ như một con trăn tìm mồi. Theo bóigrave; Tơran và Spiđơ cũng gỡ được Uynxơ ra, đẩy hắn ngã xuống đáy thuyền. Uynxơ nằm yên trên đáy thuyền một lúc, hai hàm rằng Uynxơ tự nhiên rung lên cầm cập rồi bật cười. Một tiếng cười thật ma quái! Bất thình lình hắn dồn sức vùng dậy, thét lên một tiếng rồi đâm đầu xuống biển. Sự việc diễn da quá nhanh. Không một ai đủ sức đứng dậy cản lại.
Những người khốn khổ còn lại trên thuyền run hẳn lên. Spiđơ vật vã, khóc lóc. Gian Potơrova cất tiếng cầu kinh. Clâytơn lầm bầm chửi rủa. Còn Tơran thì ngồi ôm đầu, có vẻ đang cố nghĩ ra một điều gì đó.
Ngày hôm sau Tơran nói với hai người đàn ông còn lại kế hoạch của mình.
- Này hai ông! - Tơran mở miệng - Chắc các ông biết cái gì sẽ đến với chúng ta. Nếu như hôm nay hoặc quá lắm là ngày mai không có ai ghé thuyền đến cứu. Chúng ta quá ít hy vọng. Từ lúc xuống biển đến giờ, nhìn đến tận chân trời, cũng chẳng thấy một cánh buồm hay một vệt khói tàu nào cả. Nếu như chúng ta có gì đó để ăn thì còn có hơi sống sót ít ngày. Nhưng chẳng có gì hết cả, mái chèo cũng không, một dúm bột cũng không. Chỉ biết nằm phơi nắng, phơi sương thế này để chờ chết. Vậy thì bây giờ chỉ còn một trong hai khả năng mà chính chúng ta phải quyết định lấy. Hoặc là tất cả đều chết, hoặc là một người phải chết cho những người còn lại sống qua ngày. Các ông hiểu tôi muốn nói gì chứ?
Nghe thấy Tơran nói, Gian Potơrova ớn lạnh khắp người. Nếu như một thủy thủ nào đó đề xuất như vậy, Potơrova cảm thấy không có gì ngạc nhiên. Còn bây giờ cô không thể tin được rằng cái ý nghĩ ấy lại thốt lên từ mồm một người mà lâu nay lúc nào cũng tỏ ra lịch sự và đầy đức hạnh.
- Tốt hơn cả là cùng chết với nhau - Clâytơn lên tiếng.
- Về điều này thì thiểu số phải phục tùng đa số - Tơran đáp - Tôi và Spiđơ là đa số đã lựa chọn khả năng thứ hai. Một trong ba người đàn ông chúng ta phải chết. Chúng ta phải quyết định chọn ai đó trong ba ta. Cô Potơrova sẽ không bị chọn. Là đàn bà, nếu chết, để cô ấy chết sau cùng.
- Thế thì chọn thế nào? Ai là người sẽ chết đầu tiên? - Spiđơ cất tiếng hỏi.
- Rút thăm - Tơran đáp - Trong túi, tôi đang có mấy đồng phơ răng. Chúng ta có thể chọn một đồng nào đó có niên đại cổ nhất. Ai rút được đồng ấy, người đó sẽ là người đầu tiên phải chết.
- Tôi không thích cái trò quỷ tha ma bắt ấy - Clâytơn bực bội phản đối - Biết đâu rồi một đợt gió nào đó nổi lên sẽ đẩy chúng ta vào đất liền hoặc có con tàu nào đó trông thấy chúng ta.
- Ông phải phục tùng đa số! Hay ông tình nguyện làm người đầu tiên, không cần phải rút thăm nữa? - Tơran tức tối quát lên - Nào, chúng ta biểu quyết lại đi! Tôi đồng ý rút thăm. Còn ông, Spiđơ! Ý ông thế nào?
- Tôi cũng đồng ý - Spiđơ gật đầu.
- Vậy thì đó là ý kiến của đa số rồi nhé - Tơran tuyên bố - Chúng ta sẽ không để mất thời gian. Tiến hành thôi! Ai cũng muốn sống cả. Nhưng để cho ba người có miếng ăn thì một người phải chết.
Ba người đàn ông sửa soạn tất cả những gì cần thiết cho vòng quay xổ số của tử thần. Gian Potơrova nằm, giương cặp mắt khiếp đảm nhìn ba người đàn ông. Cô rùng mình khi nghĩ tới cảnh tượng mà cô sắp phải chứng kiến tận mắt.
Tơran trải áo kabát lên đáy thuyền. Lát sau, hắn móc ra khỏi túi ka bát một nắm tiền phơrăng đúc bằng kẽm. Hắn chọn lấy sáu đồng. Cả hắn lẫn Spiđơ đều cúi xuống rất lâu nhìn nắm tiền kẽm. Hình như cả hai đều muốn nhận dạng từng đồng tiền. Cuối cùng, Tơran đưa đồng tiền đã chọn cho Clâytơn xem.
- Ông nhìn rõ rồi chứ? - Tơran nói - Đây là đồng tiền cũ nhất, đúc năm 1875. Nó là đồng tiền duy nhất trong số sáu đồng không bị trùng năm đúc.
Clâytơn và người thủy thủ chăm chú quan sát từng đồng kẽm một. Hình như ngoài con số chỉ niên đại ra, chúng giống hệt nhau, chẳng có dấu vết nào đáng nghi cả. Hai người gật đầu đồng ý chọn đồng phơ răng 1875. Nhưng thật tội nghiệp cho họ! Nếu như hai người biết quá khứ lai lịch của Tơran - một tay đại bợm trong các sòng bạc, có khả năng nhận ra từng con bài chỉ bằng năm đầu ngón tay - thì họ không bao giờ tin được cái trò rút thăm quái đản mà Tơran đang bày ra. Đồng phơ răng 1875 mỏng hơn các đồng khác chút xíu. Nhưng cả Clâytơn lẫn Spiđơ có cầm lên tay ngắm nghía cũng không nhận ra điều đó.
- Bây giờ chúng ta rút thăm theo thứ tự nào? - Tơran cất tiếng hỏi. Kinh nghiệm bài bạc và cá cược lâu nay cho hắn biết rằng, trong các trường hợp thế này, phần lớn mọi người đều thích rút lá thăm sau cùng.
Quả nhiên Spiđơ đăng ký rút thứ ba. Vừa nghe nói thế, Tơran tỏ ra là người cao thượng, tuyên bố mình sẽ tình nguyện rút thăm đầu tiên. Tất nhiên Tơran đã sục tay vào túi áo sờ lần lượt từng đồng phơ răng. Sự việc đó diễn ra rất nhanh. Chỉ trong tích tắc Tơran đã lôi một đồng phơr ăng ra, búng cho quay tít lên mặt đáy thuyền.
Đồng kẽm từ từ kết thúc vòng quay rồi nằm yên phơi rõ mặt số: 1888.
Giôn Clâytơn là người thứ hai thò tay rút thăm. Gian Potơrova nín thở. Mặt cô tái đi, căng thẳng tột độ khi bàn tay của người đàn ông mà cô phải lấy làm chồng thọc sâu vào túi áo ka bát. Cuối cùng thì Clâytơn cũng rút ra được đồng tiền số phận của mình. Anh không đủ can đảm nhìn vào mặt đồng tiền trong lòng bàn tay mình. Nhưng ngay lúc đó Tơran đã cúi xuống quan sát rồi thông báo:
- Clâytơn hoàn toàn yên ổn. Ông ta rút được đồng tiên năm 1890.
Gian Potơrova ngã vật xuống lòng thuyền. Cô cảm thấy chóng mặt và muốn nôn ọe. Cô hiểu rằng, bây giờ, nếu người thủy thủ không rút trúng đồng tiền 1875, cô lại phải chứng kiến cuộc rút thăm vòng hai. Căng thẳng thần kinh, cô cảm thấy tim mình như không chịu đập nữa.
Spiđơ thọc tay vào túi áo ka bát. Trán người thủy thủ già tứa ra từng giọt mồ hôi. Mặc dù trời nóng và khát nước bao ngày, Spiđơ vẫn run bắn lên như đang lên cơn sốt rét. Ông lầm bầm tự nguyền rủa. Làm sao ông lại quyết định rút thăm sau cùng một cách đần độn như vậy? Hy vọng sống của người rút đầu tiên là một trên sáu. Còn ông bây giờ chỉ còn là một trên bốn thôi.
Tơran tỏ ra rất kiên nhẫn. Hắn không giục người thủy thủ già câu nào. Hắn biết đằng nào thì hắn cũng nằm ngoài vòng quay của tử thần, cho dù đồng tiền chết chóc đó bây giờ có được Spiđơ rút trúng hay không.
Spiđơ đã rúttay ra khỏi túi áo. Vừa nhìn qua mặt đồng tiền, Spiđơ đã ngã vật xuống lòng thuyền bất tỉnh. Hai người đàn ông còn lại cúi xuống nặt đồng kẽm lóng lánh vừa rơi khỏi bàn tay Spiđơ, lăn tới gần chân họ. Đồng tiền vẫn còn nhơm nhớp mồ hôi tay. Thật kỳ lạ! Đồng tiền đó vẫn không phải là đồng phát hành năm 1875. Mối đe dọa của cái chết đã làm người thủy thủ già ứa nước mắt, đọc nhầm con số trên mặt đồng kẽm.
Chẳng còn gì khác hơn là lại phải rút thăm lần nữa. Gã người Nga thò tay rút tiền, không hề do dự. Hắn vẫn an toàn. Khi bàn tay Clâytơn khuất dưới túi áo ka bát, Gian Potơrova nhắm chặt mắt lại. Spiđơ lúc này đã ngồi dậy, đưa cặp mắt đờ đẫn nhìn theo bàn tay Clâytơn. Bàn tay này sẽ quyết định số phận của chính ông. Sự may mắn của Clâytơn có nghĩa là ông phải chết và ngược lại nếu Clâytơn phải chết thì ông sẽ có hy vọng sống.
- Nhanh lên! - Spiđơ giục Clâytơn - Xòe tay ra xem nào! Lạy Chúa tôi!
Clâytơn xòe bàn tay. Spiđơ là người đầu tiên đọc được con số trên mặt đồng tiền. Mọi người đang hồi hộp chờ Spiđơ thông báo con số thì ông đã chồm dậy như một người điên rồi nhao đầu qua mép thuyền. Trong chớp mắt người thủy thủ già đã biến mất giữa lòng biển cuộn sóng. Đồng tiên trong tay Clâytơn đã cứu mạng anh. Nó không ra đời năm 1875...
Sự căng thẳng thần kinh làm kiệt sức những người còn sống trên thuyền. Họ nằm bất tỉnh nhân sự cho tới tận sáng hôm sau. Suốt mấy ngày tiếp theo, họ không hề hé răng nói một lời về chuyện cũ. Càng im lặng, họ càng cảm thấy yếu ớt và tuyệt vọng tới mức không chịu đựng nổi nữa. Cuối cùng Tơran đã bò đến bên Clâytơn đang nằm.
- Chúng ta phải rút thăm lần nữa. Nếu như để lâu, yếu quá thì cũng không đủ sức nhai đâu - Tơran thều thào trong tiếng gió biển.
Thành phố vàng Đúng vào cái đêm Tácdăng trở thành thủ lĩnh Oadiri thì cách chàng hai trăm dặm, trong chiếc thuyền con bập bềnh giữa Đại Tây Dương, cô gái mà chàng yêu mến đang nằm chờ chết. Tácdăng nhảy cùng những người đàn ông dã man, gần như trần truồng xung quanh đống lửa. Ánh lửa bập bùng soi tỏ những bắp cơ cuồn cuộn như sóng của chàng. Chàng có biết đâu rằng, trên mặt biển xa kia, Gian Potơrova yêu dấu của chàng đã gầy guộc đến tận xương, đang thoi thóp thở trong cơn hấp hối.
Sau khi trở thành chúa tể của bộ lạc, Tácdăng mất một tuần liền để hộ tống những người Mãn Châu trở lại phương Bắc. Chàng không nuốt lời hứa với những người Mãn Châu bất hạnh. Trước khi chia tay, họ đã cam kết với chàng rằng, họ sẽ không bao giờ tham dự vào những cuộc chiến tranh cướp bóc làm hại bộ lạc chàng nữa. Ấn tượng về cuộc đụng độ đẫm máu vừa qua đã làm họ phát ớn lạnh khi nghĩ tới chuyện phải làm hướng đạo, dẫn người vào vùng đất của bộ lạc Oadiri. Chính vì vậy, họ đã hứa với chàng người rừng mà không hề phân vân, do dự.
Ngay sau khi trở về làng, Tácdăng bắt tay vào chuẩn bị cho chuight:10px;'>
- Đông như lá rừng! - Một người đàn bà vừa thở vừa nuốt nước mắt, nói với thủ lĩnh của mình - Bọn Ả rập và Mãn Châu đông vô kể. Đứa nào cũng có súng. Chúng kéo đến sát hàng rào mà chẳng ai biết gì. Sau đó chúng bắn. Bắn cả trẻ con. Chúng tôi bỏ chạy vào rừng. Nhiều người thoát. Nhưng phần lớn bị bắn chết. Tôi không biết chúng bắt giữ bao nhiêu người. Chúng muốn giết hết tất cả, không muốn bỏ sót người nào. Bọn Mãn Châu chửi rủa chúng tôi và nói rằng trước khi chúng ra đi, chúng sẽ lột da tất cả để trả thù cho đồng bọn của chúng ngày xưa bị chúng ta giết. Tôi chỉ biết thế thôi.
Nghe nói vậy, đoàn săn voi đi chậm hẳn lại. Oadiri biết rằng việc cứu làng dường như đã muộn. Chỉ còn một cách duy nhất là tìm cách trả thù. Dọc đường trở về, những người săn voi thỉnh thoảng lại gặp những người chạy trốn. Trong số đó có khá nhiều đàn ông. Oadiri rất mừng, vì lúc này thêm được người đàn ông là đội quân của ông thêm được một tay lao. Oadiri phái mấy người nhanh nhẹn chạy trước về làng dò la tình hình. Ông ra lệnh cho mọi người hành quân xuyên qua những khu rừng rậm để đảm bảo bí mật. Đội quân của ông mỗi lúc một đông. Rảo bước bên cạnh ông lúc này vẫn là chàng Tácdăng loài vượn.
- Bọn chúng đã chiếm hết các nhà. Tôi không thể vào gần được.
- Thôi được, - Oadiri gật đầu - Chúng ta sẽ tấn công và giết chết hết. Bây giờ tất cả theo lệnh...
- Khoan đã, thủ lĩnh! - Tácdăng xua tay nói - Nếu chúng ở trong hàng rào bắn ra, chúng ta sẽ trúng đạn chết hết. Để tôi một mình đi trước. Tôi sẽ đến hàng rào bằng lối đi trên cây. Phải biết chúng có bao nhiêu quân, lúc nào tấn công là lợi nhất. Không thể chết một cách vô ích. Cần phải dùng trí khôn hơn là dùng sức mạnh. Ông chờ được không, Oadiri?
Tácdăng nhảy lên cây rồi biến mất trước đôi mắt trông theo đầy hy vọng của thủ lĩnh. Lúc này Tácdăng cảm thấy cần phải thận trọng hơn bao giờ hết. Chàng biết rằng súng của kẻ thù bắn ngang mặt đất hay bắn lên ngọn cây thì viên đạn cũng nhanh như nhau. Chuyền được một lúc, chàng đã tới một lùm cây sát hàng rào. Đã có thể nhìn rõ mặt quân xâm lược. Chàng đếm được khoảng năm chục tên Ả rập. Quân Mãn Châu thì đông gấp năm lần. Bọn cướp Ả rập đang ngồi xem quân lĩnh Mãn Châu nấu nướng, chẩn bị ăn mừng chiến thắng. Tácdăng hiểu rằng việc tấn công chúng lúc này là bất lợi. Chúng có đầy đủ súng ống và hàng rào bảo vệ. Chàng quyết định quay lại báo tin và khuyên thủ lĩnh hãy kiên nhẫn chờ chàng nghĩ ra một cách tấn công nào đó.
Nhưng trong khi Tácdăng vắng mặt, một người chạy thoát từ trong làng ra đã báo cho thủ lĩnh một tin sét đánh: Vợ của thủ lĩnh đã bị giết chết! Ông già Oadiri đau đớn và phẫn uất, ông gầm lên như một kẻ mất trí. Vì vậy, khi Tácdăng quay lại khuyên răn, Oadiri không thèm để tai nghe chàng. Ông tập hợp tất cả các chiến binh của mình lại và ra lệnh tấn công. Bằng những mũi lao nhọn hoắt và tiếng thét man rợ, đội quân da đen ào ào xông tới cổng làng. Nhưng trong lúc đội quân báo thù vượt qua bãi trống gần cổng làng, từ hàng rà, bọn xâm lược đã xả ra hàng loạt đạn điên dại. Những người chạy đầu hàng quân trúng đạn, ngã vật xuống. Trong số đó có thủ lĩnh Oadiri.
Mất thủ lĩnh chỉ huy, đội quân nhụt hẳn chí khí và bắt đầu rối loạn. Loạt đạn thứ hai của bọn Ả rập lại quật ngà hàng chục cảm tử quân. Những chiến binh bám được vào hàng rào làng thì lần lượt trúng đạn bắn tỉa. Cuộc tấn công đã bị chặn đứng. Những chiến binh còn lại phải chạy tản vào rừng. Bọn Ả rập mở toang cổng làng, thừa thế đuổi theo truy kích đám tàn quân.
Trong số những người rút chạy sau cùng vẫn còn chàng Tácdăng của chúng ta. Chàng trai rút lui chậm chạp, thỉnh thoảng vẫn quay lại giương cung bắn tỉa. Những tên cướp hăng máu tới gần chàng đều lần lượt được thưởng một mũi tên vào ngực. Vào sâu trong rừng, Tácdăng gặp một nhóm chiến binh đang tụ tập sửa soạn vũ khí. Họ đang chuẩn bị một cuộc tấn công quyết tử. Tácdăng khuyên họ hãy phân tán, chờ trời tối, rồi sẽ lựa cơ hội, tấn công.
- Hãy làm theo lời tôi! - Tácdăng khoát tay nói - Tôi sẽ đưa các bạn đi tới chiến thắng. Tản ra xa và thu góp những người chạy trốn lại. Chúng ta sẽ hội quân ở bãi săn voi vừa rồi. Ở đó tôi sẽ cho các bạn biết kế hoạch trận đánh. Kẻ thù đông hơn chúng ta. Vũ khí của chúng hơn ta. Nếu chúng ta cứ liều lĩnh xông vào, chẳng qua chỉ là tự sát.
Những người đàn ông da đen ngẫm nghĩ hồi lâu rồi cuối cùng nghe theo lời Tácdăng.
- Nếu các bạn tản ra ẩn nấp khắp nơi, bọn cướp cũng sẽ tản ra truy lùng. Nếu các bạn cảnh giác và khéo léo, từ các bụi cây, các bạn có thể hạ thủ từng đứa.
Đúng như lời Tácdăng phán đoán. Sau khi các chiến binh da đen chạy tản ra nhiều hướng, Tácdăng đã nghe thấy tiếng chân bọn cướp chạy rầm rập. Chúng cũng tản ra thành nhiều nhóm, lần theo dấu chân của những người chạy trốn. Tácdăng vội nhảy lên ngọn cây cao. Bằng con đường trên các cành cây cao, chàng quay trở lại khu làng. Tới nơi, chàng phát hiện ra là khu làng đã được bỏ trống - Bọn Ả rập và Mãn Châu đã cầm súng chạy hết vào rừng. Chúng chỉ để lại trong làng một tên lính canh giữ tù binh.
Tên lính gác đứng ngay ở cổng làng, hướng mắt ra rừng. Vì vậy hắn không biết có một chàng trai lực lưỡng đang từ trên cây tụt xuống đám đất cuối làng. Chàng trai giương cung rón rén tiến gần lại phía hắn. Những người bị trói nhìn chàng trai bằng cái nhìn vừa ngạc nhiên vừa hy vọng. Còn cách tên lính khoảng chục bước thì chàng trai dừng lại. Cánh cung uốn mình cong lại như đôi sừng trâu. "Phựt", mũi tên xé gió bay đi. Trong chớp mắt, tên lính gác ngã úp mặt, chết không kịp ngáp.
Tiêu diệt xong tên lính gác, Tácdăng quay lại với những người bị bắt. Tất cả đều là đàn bà và trẻ nhỏ. Họ bị trói tay và bị xâu chuỗi vào nhau như một sợi xích. Vì không đủ thời gian cởi trói cho từng người, Tácdăng ra hiệu cho dây tù binh chuẩn bị đi theo chàng. Sau khi nhặt súng và lục lấy từng viên đạn của tên lính gác, Tácdăng dẫn đoàn tù binh vượt qua cổng làng, chạy tuốt vào rừng.
Cuộc hành quân của dây tù binh thật là tội nghiệp. Vì bị trói tay, và bị xâu vào nhau thành chuỗi, các bà già và lũ bé gái chỉ chạy được vài bước đã bị ngã dúi dụi vào nhau. Một người ngã là người bên cạnh bị ngã theo làm cả đoàn xiêu vẹo. Tácdăng phải dặn mọi người khom lưng, bước thật đều chân để khỏi ngã và gây ra tiếng động. Chàng thoăn thoắt nhảy vọt lên cành cây quan sát, rồi lại nhảy xuống đất dẫn đường. Lớp "mẫu giáo" kèm theo các bậc phụ huynh lụ khụ của chàng phải đi vòng vèo trong rừng để tránh chạm mặt với những tốp lính cướp quay trở lại làng. Trong rừng, thỉnh thoảng lại vang lên tiếng súng và tiếng người kêu cứu.Tiếng súng làm chàng yên tâm hơn. Bởi vì điều đó chứng tỏ bọn cướp vẫn đang mải mê săn đuổi những người đàn ông cầm giáo. Chàng cảm thấy lòng buồn rười rượi. Nếu như thủ lĩnh Oadiri bình tĩnh nghe theo lời khuyên của chàng, cuộc chiến đấu của bộ lạc sẽ tiết kiệm được bao nhiêu xương máu đàn ông!
Hoàng hôn đã buông xuống rừng già. Tiếng súng nổ lác đác, thưa dần rồi tắt hẳn. Rõ ràng là bọn cướp Ả rập đã quay về làng. Khi tưởng tượng tới cảnh bọn cướp quay về làng, Tácdăng khẽ nhếch mép cười. Chắc rằng bọn cướp sẽ phát điên lên vì tên lính gác bị giết và đám tù binh của chúng biến mất. Chàng tiếc là mình đã không lấy ra khỏi làng toàn bộ số ngà voi mà bọn Ả rập thu góp được. Nếu bị mất ngà voi, chúng còn điên tiết hơn. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, Tácdăng thấy rằng việc chàng lấy ngà voi của chúng là bất lợi. Nếu chỉ để chọc tức bọn chúng thì chàng không thể cứu được đoàn tù binh tội nghiệp này. Tính mạng con người là quý nhất. Và thật là tàn nhẫn nếu như chàng đặt lên vai đám đàn bà, trẻ nhỏ này những chiếc ngà voi vừa dài vừa nặng. Những cụ già móm mém và những đứa trẻ còn đang hơi sữa này đi còn không nổi, làm sao vác được ngà voi. Tuy nhiên trong thâm tâm, chàng không muốn cho lũ cướp có được lấy một mẩu ngà voi.
Khoảng nửa đêm về sáng, Tácdăng đã đưa được đoàn tù binh tới chỗ hai con voi bị giết. Ở đó có một đống lửa cháy rừng rực. Các chiến binh nghe theo lời Tácdăng đã hội quân ở đó và dựng tạm mấy túp lều. Họ phải đốt lửa thật to để sưởi ấm và canh chừng sư tử tấn công. Khi tới gần đống lửa, Tácdăng phải lên tiếng báo trước để mọi người khỏi bị bắn nhầm. Các chiến binh da đen chạy ào ra đón đoàn tù binh. Người nào cũng nóng lòng sốt ruột trước tính mạng người thân. Thế là mẹ gặp con, vợ gặp chồng, cha gặp con. Tiếng khóc hàn huyên khiến cho Tácdăng cũng cảm thấy nao lòng. Mọi người định thức đến sáng để trò chuyện và nướng thịt thú rừng đãi Tácdăng - ân nhân của họ. Tácdăng gạt ngay ý định đó. Chàng bắt tất cả phải đi ngủ, để dành sức khỏe cho ngày mai. Hơn nữa, chàng biết rằng những người phụ nữ mất chồng, mất con lúc này đang đau khổ, vật vã. Họ cần phải nằm hồi sức nếu không ngủ nổi. Suốt đêm hôm ấy, tiếng lửa cháy lép bép hòa với tiếng người than khóc tỉ tê. Thỉnh thoảng Tácdăng lại phải chồm dậy an ủi mọi người. Chàng biết rằng tiếng khóc có thể vọnêm.
Sáng sớm hôm sau, ấn tượng về tiếng thét rùng rợn trong đêm vẫn còn đọng lại trong ánh mắt hoảng loạn của mỗi người. Chẳng một ai đoán nổi nguyên nhân vì sao có tiếng thét và tiếng khóc than phát ra từ bức tường thành vĩ đại mọc lên trên mặt đất nọ. Tácdăng phải động viên cho binh sĩ lấy lại can đảm. Chàng nhắc nhở từng người bình tĩnh rút lui khỏi chân thành rồi quay trở lại vách đá gần thung lũng, nơi đoàn quân vừa đi qua hôm trước.
Nghỉ ngơi hồi sức một ngày, Tácdăng đã thuyết phục mọi người để cho chàng một mình đột nhập vào thành phố. Cuối cùng mọi người cũng đồng ý, nhưng với điều kiện là chàng phải để cho một số người đi theo hộ tống, để phòng những điều bất trắc.
Tướng sĩ đi dọc chân thành một lúc và nhanh chóng phát hiện ra một lỗ thủng có thể chui vào được bên trong. Lỗ thủng đó chỉ có rộng khoảng một cánh tay. Nhìn vào trong, mọi người thấy một cầu thang bằng đá trông rất cũ kỹ, hư hỏng vì bao năm sử dụng. Nối ngay vào cầu thang là một hành lang cuốn rất gấp.
Tácdăng lách mình chui qua lỗ thủng trước tiên. Chàng thận trọng bước vào cầu thang, vai kề sát tường. Các chiến binh của chàng cũng nối gót nhau bám theo thủ lĩnh. Đi hết đoạn cầu thang, mọi người gặp một khoảng thành có lối đi rộng rãi. Lối đi lượn vòng một quãng rồi bắt vào một chiếc sân nhỏ có tường bao bọc. Cuối chân tường xuất hiện những ngọn tháp xây cuốn tròn. Rải rác nơi này nơi khác là những phiến đá đã bật ra khỏi cấu trúc lâu đài, nằm chênh vênh như sắp nhảy xuống đầu những kẻ đột nhập. Phần lớn các bức tường đều long lở nhưng dù sao độ hư hại của nội thành vẫn không bằng khu thành ngoài. Mọi người bước qua một hành lang nữa, hẹp hơn. Đến cuối hành lang, họ thấy mình đứng trước một khoảng không gian bao la. Xa xa phía đối diện là một công trình kiến trúc đã hư hại quá nửa, nhưng tất cả đều được dựng bằng thứ đá hoa cương tự nhiên, chưa hề được mài dũa. Dọc theo các tòa nhà đổ nát đó, cây cối mọc um tùm, thâm chí có cả các loài cây dây leo mọc từ trong nhà, xuyên qua các cửa sổ để trống.
Tòa nhà trước mặt các chiến binh có vẻ được bảo quản chu đáo hơn những chiếc nhà xung quanh. Đó là một kiến trúc nguy nga, hoành tráng, với những vòm cuốn cao vòi vọi. Ở cả hai bên hành lang là những cột đá rất cao. Trên đỉnh cột là hai con đại bàng bằng đá trông rất dữ tợn và kỳ quái. Khi Tácdăng cùng các chiến binh của mình dừng chân, tất cả đều cảm thấy trong tòa nhà cổ trước mặt có chuyện gì đang xảy ra. Hình như mọi diễn biến bên trong không thể xác định nổi nếu chỉ dùng mắt thường quan sát. Trong bóng tối lờ mờ chỉ có những cái bóng nửa người nửa thú vật vờ di động qua lại. Phải chăng họ đã sa chân vào một thành phố của những bóng ma?
Đột nhiên Tácdăng nhớ tới một cuốn sách mà chàng đã đọc trong một thư viện nào đó ở Pari. Đó là cuốn sách viết về những bộ lạc người da trắng bị lãng quên, theo truyền thuyết thì đang còn tồn tại ở một vùng sâu trong lục địa Phi châu. Biết đâu, đây chính là di tích của một nền văn minh mà các bộ lạc đó đã xây dựng được giữa một vùng thiên nhiên tinh khiết. Nhưng cũng khó mà tin rằng những thế hệ con cháu của dân tộc bất hạnh đó lại vẫn còn sống yên ổn trong thành phố mà ông cha đã xây cất.
Trong khi suy nghĩ, phán đoán, Tácdăng lại cảm thấy những bóng đen đang xuyên qua ngôi đền tiến lại phía chàng.
- Chúng ta tiến lên đi! - Tácdăng ra lệnh cho các chiến sĩ của mình - Thử xem xem có gì nấp sau những đống đá hoa cương này!
Những người đàn ông da đen có vẻ do dự. Nhưng thấy Tácdăng bước tới những chiếc cửa tối tăm trước mặt mà không gặp chuyện gì, họ mới bước theo chàng. Tuy vậy mới đi được vài bước qua cửa, mọi người rùng mình, đứng chững lại. Một tiếng thét vang lên, chẳng khác gì tiếng thét đêm trước. Mọi người quay đầu cuống cuồng bỏ chạy ra lỗ thủng ở thành ngoài.
Không thèm quan tâm nhiều tới tiếng thét, Tácdăng chờ cho tiếng thét dứt hẳn rồi lại tiếp tục bước sâu vào trong. Chàng biết là có cặp mắt của ai đó đang dõi theo chàng. Trong bóng tối của hành lang bên cạnh có tiếng động lạ tai. Chàng cảm thấy trong miếu thờ kiểu Roman, ẩn kín vào bức tường phía trước có một bàn tay người. Nền của ngôi đền mà chàng đang khám phá đều lát đá, các bức tường đều bằng đá hoa cương, có chạm khắc cả hình người và hình động vật. Nổi bật trên mặt tường là những tấm kim loại màu vàng tươi. Khi Tácdăng bước lại gần, chàng xác định ngay được rằng đó là những tấm vàng nguyên chất. Tấm nào cũng có chạm những nét chữ dày đặc.
Nhưng đây chỉ là căn phòng thứ nhất. Sau phòng này còn có cửa nối vào các căn phòng tiếp theo. Đi được một lúc, Tácdăng mới biết là ngôi đền này được xây ngăn thành hai khu. Chàng bước qua một vài căn phòng. Khắp nơi, dù dừng chân ở đâu, chàng cũng thấy những bằng chứng rõ ràng về sự giàu có của chủ nhân ngôi đền. Ở một căn phòng lớn có tới bảy chiếc cột cao được đúc bằng vàng ròng. Ở phòng khác gần đó thì tường cũng được dát bằng vàng lá.
Chợt Tácdăng nhận thấy ở cả bốn phía, bên phải, bên trái, trước mặt, sau lưng đều thấp thoáng những cái bóng kỳ quặc. Nhưng những cái bóng đó không tiến lại gần chàng cho chàng nhìn rõ. Lúc này một số chiến binh đã quay lại với chàng. Thần kinh của họ căng thẳng, tưởng như sắp đứt. Họ nài nỉ thủ lĩnh của mình hãy quay ra, không nên ở lâu trong ngôi đền tăm tối này. Họ khẳng định rằng cuộc phiêu lưu tìm vàng mà thủ lĩnh đang tiến hành sẽ kết thúc bằng tai họa. Bởi vì đây là nơi trú ngụ của những linh hồn người thời cổ xưa.
- Ở đây chỉ có ma thôi, thủ lĩnh ở! Chúng đang nhìn chúng ta đấy- Busuli thì thào - Chúng chỉ chờ chúng ta chiu vào một góc tối nào đó rồi xồ ra xé xác ta thành từng mảnh. Bọn ma quỷ thường làm thế. Ông cụ họ đằng mẹ tôi xưa kia là một phù thủy nổi tiếng. Ông ấy đã kể cho tôi nghe chuyện này rất nhiều rồi.
Tácdăng phì cười.
- Vậy thì ra chỗ sáng đi! - Tácdăng nói. Tôi sẽ đi tìm các người sau. Có thể là tôi sẽ kiểm tra hết từ nóc ngôi đền cho tới tận tầng hầm. Phải lấy được loại vàng nào nhỏ, dễ mang. Quá lắm thì phải lấy mấy tấm vàng dát tường. Mấy chiếc cột vàng kia quá nặng. Chúng ta không thể khênh về được. Tôi đoán là ở đây còn có một vài phòng chứa vàng rời, dễ mang, dễ lấy. Hãy chạy ra ngoài trời đi. Trong này ngột ngạt, khó thở quá.
Một vài chiến binh vui vẻ tuân lệnh. Riêng Busuli và một vài người nữa thì tỏ ra băn khoăn, không biết có nên bỏ thủ lĩnh Oadiri ở lại một mình hay không. Họ cảm thấy rất khó lựa chọn giữa hai con đường: trung thành với thủ lĩnh của mình hoặc là tự bảo vệ tính mạng của chính mình.
Vừa lúc đó lại xẩy ra một chuyện bất ngờ, giúp họ quyết định nhanh chóng: ngôi đền đang âm thầm, đột nhiên vang lên tiếng thét rùng rợn giống như lúc trước. Những người da đen cắm cổ chạy thoát ra khỏi cửa. Sau lưng họ, Tácdăng vẫn đứng, mìm cười chờ đợi kẻ thù lộ mặt tấn công. Nhưng tiếng thét đột nhiên tắt hẳn. Ngôi đền âm u chỉ còn vẳng lên một chút dư âm và tiếng bàn chân trần của ai đó bước rón rén.
Tácdăng hướng theo tiếng bước chân, đi xuyên qua hai phòng rồi dừng lại trước hai tấm cánh cửa rất dày. Chàng sờ tay vào mép cửa, tìm cách mở. Nhưng ngay lập tức tiếng thét khủng khiếp khi nãy lại vang lên. Rõ ràng tiếng thét đó chỉ có ý nghĩa đe dọa và cảnh cáo chàng không được phép bước sâu vào vùng đất thánh. Những kẻ gác đền vô hình không biết rằng tiếng thét dọa dẫm xưa nay chỉ kích thích chàng Tácdăng loài vượn này tăng thêm quyết tâm hành động mà thôi.
Không thèm để ý tới lối dọa dẫm đã quá quen thuộc, Tácdăng ghé vai vào cánh cửa. Không trụ nổi trước sức đẩy vừa mạnh mẽ vừa bền bỉ của chàng trai người rừng, hai tấm cửa rít lên một tiếng rồi bật toang ra. Căn phòng tối đặc như ngôi mộ, không hề có một khe cửa sổ cho ánh sáng lọt vào. Vì hành lang bên ngoài cũng tối nên mặc dù cửa mở toang rồi, Tácdăng vẫn chẳng trông thấy gì quá một bước chân.
Chàng bước sâu vào bóng tối hai bước và khua tay sờ soạng phía trước tìm đường. Đột nhiên hai cánh cửa sau lưng chàng khép chặt. Từ bốn phía, không biết có bao nhiêu bàn tay chộp xuống người chàng. Bằng sức mạnh rừng rú, chàng điên cuồng phản công, tìm mọi cách thoát khỏi vòng vây. Những cú đấm của chàng khá hiệu quả, nhưng chàng thấy số bàn tay trong bóng tối cũng mỗi lúc một nhiều hơn. Cuối cùng, những kẻ tấn công đã quật ngã chàng xuống đất rồi đè lên người chàng. Như bị núi đè, chàng không thể nào vùng vẫy nổi nữa. Sau đó chàng thấy mình bị trói quặt hai tay ra sau lưng, hai gót chân gập vào đùi. Chàng không trông thấy mặt mũi kẻ thù thế nào, chỉ nghe thấy tiếng thở. Có điêu chắc chắn chúng không phải là ma quỷ hay thú vật mà là người. Bởi vì chúng trói chàng rất khôn ngoan và đúng kiểu trói của người.
Trói xong, chúng lôi chàng ra khỏi mặt đất rồi vừa kéo vừa đẩy chàng ra một chiếc sân ở sâu bên trong. Đã có ánh sáng. Chàng đã trông thấy mặt mũi kẻ thù. Đó là khoảng một trăm gã đàn ông thấp lùn, hình thù quái dị. Nhìn vào người chúng, thật khó mà phân biệt được đâu là lông đâu là tóc. Lông lá trên mặt mọc lam nham tr&ugất nhất làm theo lời chàng.
- Thế là tốt! - Tácdăng nói - Đến đêm, chúng ta sẽ quay lại bãi săn voi. Tôi muốn cho bọn cướp biết rằng, cái gì sẽ đến với chúng nếu chúng còn ở lại trên lãnh thổ của các bạn. Tôi không cần ai giúp sức. Thôi, chúng ta đi!
Mọi người cùng Tácdăng quay về khu căn cứ mới được dựng đêm trước. Một đống lửa lớn được nhóm lên. Vây quanh đống lửa các chiến binh vừa ăn vừa kể chuyện vui vẻ. Tácdăng ngủ sớm hơn mọi người. Nhưng đến quãng nửa đêm, chàng thức dậy. Chỉ một lát sau chàng đã biến mất trong bóng đêm của rừng già.
Khoảng nửa giờ sau, chàng đã đến rìa khu rừng đốn trước làng. Phía trong hàng rào có ánh lửa cháy. Chàng đi xuyên qua khu rừng đốn, tiến tới sát cổng làng. Cổng đóng chặt. Chàng trông thấy một tên lính gác đang ngồi cạnh đống lửa. Vì khoảng cách tới hắn hơi xa, chàng leo lên cành cây và sửa soạn cung tên định bắn. Nhưng chưa kịp ngắm vào tên lính gác thì cành cây dưới chân chàng đung đưa vì gió. Một làn khói lại bốc lên che khuất mục tiêu. Phải tiêu diệt tên lính gác, không để hắn kêu một tiếng. Nếu hắn kêu la, kế hoạch của chàng sẽ hỏng hết. Chính vì vậy, chàng băn khoăn do dự.
Ngoài cung tên, thòng lọng, chàng còn mang theo khẩu súng chiếm được hôm trước. Nghĩ ngợi một lát, chàng dấu tất cả mấy thứ đó vào một hốc cây cổ thụ. Xong việc, chàng tụt xuống đất, đi vào làng, trong tay chỉ giữ một con dao găm. Như một con mèo, chàng rón rén bước tới chỗ tên lính gác đang ngủ gà ngủ gật.
Năm bước, bốn bước... Chỉ còn ba bước nữa. Tácdăng nắm chặt cán dao. Chàng sẽ nhảy bổ vào tên lính như một con sư tử vồ mồi. Nhưng nghe tiếng lá sột soạt tên lính giật mình ngẩng đầu lên rồi nhẩy cẫng lên. Trong chớp mắt hắn đã đứng giương mắt nhìn Tácdăng.