ai chúng tôi đến đúng lúc thanh tra Japp đang thẩm vấn một người đàn ông đã có tuổi, đeo kính, để ria mép rậm và nói giọng khàn. Thấy hai chúng tôi, ông ta reo lên: - Hay quá, hai ông đã đến. Cuộc điều tra tiến triển nhanh như tên lửa. Đây là ông Jobson, người tài xế đã chở hai người khách trên xe taxi đến Long Acre đêm 29 tháng Sáu. Tài xế Jobson nói: - Vâng, đúng thế. Đêm hôm đó trời đẹp lạ lùng. Một cô gái và một chàng trai ăn mặc sang trọng đứng gần ga xe điện ngầm gọi tôi. - Họ có mặc y phục dạ hội không? - Có. Ông ta mặc gi-lê trắng, cô gái mặc áo liền váy cũng trắng nhưng thêu những hình chim chóc. Có vẻ họ vừa “trong nhà hát nhạc” kịch ra. - Lúc đó khoảng mấy giờ? - Gần mười một giờ. Họ bảo chở đến đại lộ Regent Gate... Đến đó sẽ nói số nhà. Họ giục tôi chạy nhanh, làm như tôi muốn la cà dọc đường ấy. Khách đi taxi đều giống nhau. Càng chạy nhanh càng tốt... Thanh tra Japp ngắt lời: - Sao nữa? - Đến đại lộ Regent Gate... tôi chạy chỉ mất chưa đầy bẩy phút... Chàng trai đập tay vào cửa kính, tôi đỗ xe. Tôi nhìn thì là số nhà 8. Hai người xuống xe. Cô gái sang bên kia đường rồi đi dọc theo hè phố. Chàng trai bảo tôi chờ. Ông ta đứng bên cạnh xe, quay lưng lại phía tôi và nhìn theo cô gái. Rồi ông ta cũng đi về phía đó. Tôi nhìn theo, thấy ông ta bước lên bậc thềm một trong những tòa biệt thự phía trước mặt rồi vào nhà. - Cửa mở à? - Không, nhưng ông ta có chìa khóa. - Nhà ấy số mấy? - Số 17 hoặc 19. Vì họ bảo tôi đứng lại chờ nên tôi thấy hành tung của họ có gì là lạ. Năm phút sau, họ cùng ở trong nhà đi ra, quay lại xe và bảo tôi chở đến nhà hát nhạc kịch. Họ yêu cầu tôi đỗ xe trước khi đến Covent Garden một chút rồi trả tiền xe... phải nói rất hậu hĩnh. Những khốn nỗi, chuyến xe ấy đâm làm tôi bị rầy rà... - Ông đừng sợ - Thanh tra Japp nói - Chúng tôi chỉ yêu cầu ông một điều, là nhìn những tấm ảnh này rồi nói cho chúng tôi biết ông có nhận ra ai là hai người khách đi taxi của ông hôm ấy không. Một nhân viên cảnh sát đặt trước mặt người tài xế taxi nửa tá ảnh chân dung phụ nữ, hình dạng khá giống nhau. Tài xế Jobson không chút ngập ngừng trỏ luôn Geraldine Marsh trong bộ lễ phục dạ hội đen. - Đây! - Bác tin chắc chứ? - Hoàn toàn chắc. Cô gái ấy tóc đen, da mặt trắng nhợt. - Còn người đàn ông? Thanh tra Japp đưa người tài xế xem một tập ảnh khác. Bác ta ngắm nghía một lúc lâu rồi lắc đầu: - Tôi không dám chắc, nhưng có lẽ là một trong hai người này. Trong các tấm ảnh có ảnh của Ronald Marsh, bác Jobson không trỏ mà lại trỏ hai người khác có hình dạng hơi giống Ronald. Thanh tra Japp cảm ơn bác tài xế rồi cho bác về. Ông nói: - Thế cũng tốt rồi. Nhận dạng Ronald Marsh đúng là khó, vì tấm ảnh này chụp đã quá lâu, phải đến bảy năm trước đây. Nhưng tôi cho rằng không còn nghi ngờ gì nữa. Hai trường hợp ngoại phạm đã bị đổ. Poirot, tôi khen ông đã nghĩ đến chuyện ấy. Poirot ra bộ khiêm tốn. - Khi tôi biết tôi hôm ấy Ronald Marsh và cô Geraldine ngồi xem ở nhà hát nhạc kịch, tôi nghĩ ngay đến khả năng họ hẹn gặp nhau trong giờ nghỉ giải lao. Tất nhiên những người cùng ngồi xem với họ không để ý họ vắng mặt một quãng thời gian ngắn. Nhưng chỉ cần nửa giờ là đủ để đi xe từ phố Covent Garden đến đại lộ Regent Gate, gây án rồi quay lại. Khi nghe thấy Ronald Marsh, vị Huân tước mới, tuyên bố long trọng là ông có bằng chứng ngoại phạm, tôi đã ngửi thấy có gì gian dối. - Poirot, ông quả tinh ý. Và ông có lý. Chàng Huân tước Edgware trẻ rõ ràng là có tội. Ông hãy xem cả thứ này. Thanh tra Japp đưa một tờ giấy cho anh bạn tôi. - Bức điện từ Mỹ đánh sang. Cơ quan cảnh sát Hoa Kỳ đã đến gặp cô Lucie Adams. Họ gửi bức thư của Carlotta Adams viết cho em gái, và chúng tôi nhận được sáng hôm nay. Vì cô Lucie ấy không chịu cho mượn bản gốc nên họ phải gửi sang Anh bản sao. Đây là một bằng chứng rõ ràng. Poirot vội cầm bức điện đọc, tôi cũng liếc và đọc được như sau: Em bé bỏng yêu quý, Em tha lỗi cho chị là bức thư tuần trước chị viết quá ngắn ngủi, nhưng hôm ấy chị đang rất bận. Thế là cuối cùng những nỗ lực của chị đã đạt kết quả. Báo chí khen và mọi người đều ca ngợi chị hết lời. Bên này chị có được vài người bạn chân tình và chị dự định sang năm sẽ thuê hẳn một rạp trong hai tháng. Tiểu phẩm về nữ nghệ sĩ múa Nga rất được hoan nghênh, cả tiểu phẩm về Người phụ nữ Mỹ ở Paris cũng thế. Lúc này chị vui đến nỗi chị không còn nghĩ được là nên viết cho em thế nào. Em sẽ hiểu tại sao mới mở đầu thư chị đã viết về việc chị được khen ngợi ở bên này. Ông Hergsheimer với thái độ đáng mến xưa nay đã hứa sẽ mời chị ăn sáng để ông giới thiệu chị với Huân tước Montagu Corner, là người có khả năng giúp đỡ chị rất nhiều. Tối hôm trước, chị gặp bà Jane Wilkinson, bà ấy rất thích tiểu phẩm chị mô tả bà ấy. Và đây là tin mà chị sắp báo với em. Chị không quý gì bà ấy vì gần đây chị nghe thấy một người biết rõ bà ấy nói với chị là bà ấy thâm hiểm và độc ác. Em đã biết thực tế bà ấy là vợ của Huân tước Edgware. Bản thân ông này cũng không tốt đẹp gì. Ông ấy hành hạ đứa cháu gọi bằng chú ruột, đại úy Marsh mà có lần chị đã nói với em. Chính anh ấy kể chị nghe và chị rất phiền lòng. Cách chị mô phỏng bà Jane Wilkinson làm anh ấy thích thú đến nỗi anh ấy bảo: “Tôi tin rằng ngay ông Huân tước cũng bị lầm ấy chứ. Chị muốn ta đánh cuộc không? - Bao nhiêu?” chị cười rủ ra. Em Lucie yêu quý, câu trả lời làm chị choáng người. Mười ngàn đô la!.. Em thử nghĩ xem: mười ngàn đô la... mà chỉ cần làm một trò hài hước nhỏ! Chị trả lời “Với số tiền ấy, tôi dám đánh lừa cả Hoàng đế ở cung điện Buckingham và dám liều nhận tội khi quân." Thế rồi chị và anh ấy bàn chi tiết cuộc đánh đố. Tuần sau chị sẽ kể nốt... xem chị có bị phát hiện hay không. Dù thế nào đi nữa, thành công hay thất bại thi, em yêu quý của chị ạ, chị củng vẫn được nhận số tiền mười ngàn đô la kia. Ôi, em yêu quý của chị ơi, có số tiền đó chị em mình sẽ hạnh phúc xiết bao. Chị không có thời giờ viết thêm cho em, bởi sau đây chị phải thực hiện cái việc đó. Tạm chia tay em, em bé bỏng của chị, hôn em một ngàn lần. Carlotta Poirot từ từ đặt bức điện lên bàn. Tôi thấy anh có vẻ rất xúc động. Thanh tra Japp kêu lên: - Vậy là chúng ta đã túm được y. Poirot nói giọng nghẹn lại: - Đúng thế. Thanh tra Japp ngạc nhiên nhìn anh bạn tôi: - Ông làm sao thế, Poirot? - Không làm sao cả. Thú thật là tôi bị hoàn toàn bất ngờ. - Sao? Ông không ngờ? Ông đã bảo rằng có một người đứng trong hậu trường giật dây để Carlotta Adams làm cái việc đánh lừa ấy kia mà? - Đúng thế, đúng thế... - Thế ông còn đòi thêm gì nữa? Theo tôi thì chúng ta gặp may là Carlotta Adams đã viết bức thư ấy. - Hung thủ không tính trước chuyện này - Poirot nói - Khi cô Carlotta Adams nhận số tiền mười ngàn đô la kia, cô ấy đã tự ký vào bản án tử hình. Hung thủ tưởng đã thi hành mọi biện pháp, đề phòng... Nhưng không ngờ cô ấy lại tố cáo hắn. Người chết biết nói. - Tôi không tin cô Carlotta Adams lại khờ dại đến thế - Thanh tra Japp tàn nhẫn nói - Bây giờ chúng ta hãy tiến hành từng bước một. - Ông sẽ cho bắt đại úy Ronald Marsh... tức là Huân tước Edgware trẻ? - Chứ còn gì nữa? Chúng ta đã có đủ chứng cứ y có tội. - Đúng là như thế. - Tôi thấy ông chán nản thế nào ấy, ông Poirot. Vậy mà người ta bảo ông thích làm phức tạp thêm vấn đề. Giả thuyết của ông đã được chứng thực, ông còn chưa mãn nguyện nỗi gì? Hay ông thấy còn có khe hở trong cái chứng cứ ấy? Poirot lắc đầu. Thanh tra Japp nói: - Tôi đang nghĩ, sao cô Geraldine Marsh lại dính vào đây? Hay cô ấy cũng là đồng lõa? Bởi cô ấy rời khỏi nhà hát nhạc kịch với Ronald Marsh rồi cùng đến nhà Huân tước Edgware ở đại lộ Regent Gate. Bây giờ tôi phải thẩm vấn ngay hai người đó mới được. Poirot hỏi bằng giọng khiêm tốn: - Tôi cùng dự có phiền gì cho ông không? - Tất nhiên là không! Chính ông đã gợi cho tôi cái ý tưởng ấy kia mà. Tôi hỏi nhỏ Poirot: - Anh làm sao thế? Tôi bèn quyêt định xem ông ta vào đấy làm gì. Tình cờ tôi có trong tay chìa khóa số nhà 17. Chẳng là cách đây ba năm tôi tưởng đã đánh mất nó, nhưng gần đây tôi đã tìm thấy nó, cách đấy hai ngày. Tôi định sáng hôm ấy trả lại cho chú tôi, nhưng rồi trong lúc tranh cãi ầm ĩ với ông ấy tôi quên mất. Mãi đến tôi, lúc thay quần áo để đi xem nhạc kịch, tôi mới thấy nó vẫn nằm trong túi. Sau khi bảo tài xế chờ, tôi sang đường, rồi dùng chiếc chìa khóa kia mở cửa ngoài. Gian sảnh không có một ai và tôi không thấy dấu vết nào của người ban nãy vào nhà. Tôi đứng đó một lúc nhìn xung quanh rồi đi về phía phòng đọc sách. Người đàn ông hình như đang ở trong đó với chú tôi. Tôi áp tai vào cánh cửa, nhưng không nghe thấy gì. Tôi bèn nghĩ rằng chắc ông ta vào số nhà khác chứ không phải vào đây... đại lộ Regent Gate có rất ít đèn đường và phố rất tối. Tôi bỗng nghĩ, mình đuổi theo người lạ kia làm gì? Lỡ chú tôi ra hành lang và nhìn thấy tôi có phải phiền không, ông lại tưởng tôi định mưu đồ chuyện gì mờ ám. May thay không ai nhìn thấy tôi. Lúc quay ra đến cửa thì cũng đúng là lúc Geraldine xuống hết thang gác, tay cầm sợi dây chuyền bằng ngọc trai. Cô ấy rất ngạc nhiên thấy tôi ở trong nhà. Khi ra đến ngoài, tôi giải thích cho Geraldine hiểu tại sao tôi lại vào đó. Chúng tôi vội vã trở lại nhà hát nhạc kịch, ngồi vào chỗ đúng lúc màn mở. Không ai chú ý đến việc chúng tôi vắng mặt lúc nãy. Phòng khán giả rất ngột ngạt và nhiều khán giả bỏ ra ngoài cổng để thở”. Ronald ngừng một lát rồi nói tiếp: - “Hẳn các vị sắp hỏi tôi, tại sao tôi không khai ra tất cả những chuyện đó ngay từ đầu? Vậy tôi cũng xin hỏi lại các vị: khi người ta có khá đủ lý do để nghi ngờ anh thì anh có khai ra chuyện anh lẻn vào tòa biệt thự ấy ban đêm hay không? Hẳn là không chứ gì? Tôi biết rằng ngay trường hợp các vị có tin chúng tôi, Geraldine và tôi, thì chúng tôi cũng sẽ phải chịu vô số điều phiền lòng. Kết quả là chúng tôi không có cách gì giúp các vị tìm ra hung thủ: chúng tôi có nhìn thấy gì, nghe thấy gì đâu? Riêng tôi thì cho đến nay tôi vẫn tin rằng chính thím Jane đã tự tay giết chú tôi. Nhưng can thiệp vào làm gì? Tôi đã kể các vị nghe cuộc cãi nhau giữa chú tôi và tôi và tình trạng rất cần tiền của tôi, bởi hai sự kiện đó sớm muộn rồi các vị cũng biết. Nếu tôi cố tình giấu các vị những sự kiện đó thì các vị sẽ phải nghiên cứu kỹ về bằng chứng ngoại phạm của tôi. Hai ông bà Dortheimer tin rằng tôi không hề ra khỏi nhà hát ở phố Covent Garden. Việc tôi và cô em họ Geraldine ra ngoài trong giờ giải lao không hề làm họ nghi ngờ. Còn cô Geraldine thì luôn khẳng định rằng chúng tôi không ra khỏi nhà hát một lần nào”. - Tiểu thư Geraldine Marsh có đồng tình với ông trong việc giấu diếm kia không? - “Có. Sau đấy tôi đến gặp Geraldine và khuyên cô ấy bằng mọi giá không được lộ ra với ai là đêm hôm ấy, trong giờ giải lao, hai chúng tôi có ghé về nhà ở đại lộ Regent Gate, mà chỉ nói là chúng tôi ra phố Covent Garden đi bách bộ và trò chuyện. Geraldine hiểu và hứa sẽ không lộ ra với ai. Tất nhiên tôi biết các vị không coi lời thú nhận của tôi hôm nay là có giá trị, vì quá muộn. Nhưng tôi cam đoan với các vị sự thật là như thế. Tôi có thể nói tên và địa chỉ hiệu kim hoàn nhận cho chúng tôi cầm số nữ trang của Geraldine. Rồi cô em họ tôi sẽ xác nhận những điều tôi nói ra hôm nay là đúng sự thật”. Thanh tra Japp nói: - Theo ông, bà Jane Wilkinson là hung thủ đã giết ngài Huân tước? Ông khẳng định như thế. - Ông cũng nghĩ như thế chứ gì, sau khi nghe lời khai của người quản gia? - Thế còn cuộc đánh đố của ông với cô Carlotta Adams? - Cuộc đánh đố với cô Carlotta Adams? Đánh đố nào? - Ông chối việc ông hứa trả cô ấy mười ngàn đô la nếu cô ấy giả làm bà Jane Wilkinson rồi đến gặp ông Huân tước mà ông này tưởng đấy là vợ mình thật? Ronald tròn xoe mắt ngạc nhiên: - Tôi hứa trả Carlotta Adams mười ngàn đô la? Tôi lấy đâu ra số tiền lớn ngần ấy? Chính cô ấy nói với các vị thế à? Ôi, xin lỗi, tôi quên mất là cô ấy đã chết. Poirot đáp: - Đúng, cô Carlotta Adams đã chết. Ronald chăm chú nhìn chúng tôi, từng người một. Mặt anh ta tái đi, nỗi kite; loại bỏ một số con rốì chính trị cũng không trở nên tồi tệ hơn đâu. Còn về Huân tước Edgware thì tôi xin khẳng định với ông rằng ông ấy có chết nhân loại cũng không thiệt thòi gì. Có tiếng gõ cửa, người phục vụ bưng khay thức ăn vào. Jane Wilkinson vẫn nói tiếp, không cần e dè là có người lạ. - Nhưng tôi có đòi ông giết ông ấy đâu, ông Poirot? - Cảm ơn phu nhân. - Tôi chỉ nhờ ông gặp chồng tôi, nói cách nào để ông Huân tước hiểu ra và chấp nhận ly hôn. Tôi tin rằng chỉ cần ông chịu khó suy nghĩ một chút, ông sẽ tìm ra cách nói, thưa ông Poirot. Người đẹp mở to đôi mắt xanh biếc, dịu dàng nói: - Ông không muốn thấy tôi hạnh phúc hay sao? Poirot thận trọng đáp: - Tôi muốn thấy tất cả mọi người hạnh phúc! - Tất nhiên rồi, nhưng ở đây không phải tất cả. Lúc này tôi chỉ quan tâm đến một mình tôi... Ông thấy thế là ích kỷ chứ gì? Không đâu! Chỉ là tôi không chịu nổi một ngày nào đó trở thành kẻ bất hạnh... Nếu Huân tước Edgware không chịu ly hôn... hoặc chết, tôi sẽ phải chịu một cuộc đời khốn khổ. Bà ta trầm ngâm nói tiếp: - Tốt nhất là ông ấy chết... Nếu vậy tôi sẽ không bao giờ còn phải bận tâm chuyện gì nữa. Nữ nghệ sĩ Jane Wilkinson nhìn Poirot rồi đứng lên khi nghe thấy tiếng chân ngoài hành lang. Bà ta nói tiếp: - Ông nhận giúp tôi chứ, ông Poirot? Nếu không... - Nếu không thì sao, thưa phu nhân? - Thì tôi sẽ lên taxi, đến nhà ông ấy và tự tay giết ông ấy! - Jane Wilkinson vừa cười khúc khích vừa nói. Bà ta bước sang gian bên cạnh đúng lúc ngôi sao điện ảnh Bryan Martin dẫn khách vào. Đó là nữ danh hài Carlotta Adams, bạn trai của cô và thêm hai người lúc nãy ngồi cùng bàn với bà Wilkinson nữa. Người ta giới thiệu hai người đó với chúng tôi, đó là ông và bà Widburn. Bryan Martin hỏi: - Jane đâu? Tôi muốn nói cho chị ấy biết việc chị ấy giao cho tôi đã tiến triển đến đâu. Jane Wilkinson bước ở gian bên cạnh ra, đứng lại giữa khung cửa, tay cầm thỏi son môi, reo lên mừng rỡ: - Cô ấy đây rồi! Tuyệt vời! Cô Adams, xem cô biểu diễn tôi phục quá và tôi rất muốn được làm quen với cô. Mời cô sang gian bên này, ta có thể trò chuyện với nhau trong lúc tôi thoa thêm chút phấn. Carlotta Adams theo Jane Wilkinson sang gian bên. Còn Bryan Martin ở lại gian ngoài, anh ta gieo mình xuống chiếc ghế xa-lông nệm. - Ông Poirot, vậy là ông đã rơi vào tay chị bạn tôi rồi phải không? Jane đã thuyết phục được ông nhận lời chiến đấu bên chiến tuyến của chị ấy chứ gì? Ông đầu hàng ngay như thế là biết điều. Jane là người không bao giờ hiểu được chữ “không”. - Vậy ra chưa ai từ chối được bà ấy điều gì bao giờ? Chàng ngôi sao điện ảnh trẻ tuổi và đẹp trai như thiên thần châm điếu thuốc lá rồi nói: - Jane là một phụ nữ tính khí hết sức lạ lùng. Chị ấy không coi trọng bất cứ cái gì và bất cứ ai. Đốì với chị ấy chỉ có một thứ duy nhất tồn tại trên đời, đó là ý muốn của chị ấy. Anh ta cười, nói tiếp: - Jane sẵn sàng giết bất cứ ai làm vướng chân chị ấy... và nếu bị bắt quả tang và bị kết án, chị ấy cũng không coi đó là điều bất hạnh gì quá lớn. Jane không thèm làm gì để giấu kín tội ác chị ấy gây ra!.. Poirot tò mò nhìn Bryan Martin rồi hỏi: - Vậy ra ông hiểu rất rõ bà Huân tước? - Đáng buồn là lại đúng như thế!.. Rồi quay sang hai vợ chồng Widburn, anh ta hỏi: - Ông bà đồng ý với nhận định của tôi chứ? Bà Widburn gật đầu: - Chị Jane quả là con người bướng bỉnh, đã muốn gì là quyết làm bằng được, không chịu nhịn bao giờ. Nhưng nói cho cùng... Đúng lúc ấy Jane Wilkinson ở gian bên cạnh bước ra, theo sau là nữ danh hài Carlotta Adams. Bà ta đã trang điểm lại hoàn toàn, nhưng tôi thấy bà ta không đẹp thêm được chút nào, có lẽ vì bản thân bà đã quá đẹp, mọi phấn sáp đều bất lực, không thể tăng thêm gì. Bữa ăn tối diễn ra vui vẻ, nhưng tôi vẫn cảm thấy có thứ gì đó lởn vởn trong không trung mà tôi chưa nhận ra là thứ gì. Tôi không nghĩ rằng thứ đó toát ra từ con người bà Huân tước. Chỉ cần một ý tưởng duy nhất là đủ chiếm lĩnh toàn bộ trí óc bà ta, và bây giờ gặp được Poirot để nói với anh bạn tôi điều bà muốn nói, là đủ làm bà ta vui vẻ rồi. Tôi thầm nghĩ, b&agr
Chương XXI
Chương XXII
Chương XXIII
Chương XXIV
Chương XXV
Chương XXVI
Chương XXVII
Chương XXVIII
Chương XXIX
Chương XXX
Chương XXXI
---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
13 Vụ Án
5 Giờ 25 Phút
Án mạng đêm cuối năm
Ba Điều Bí Ẩn
Bi Kịch Về 3 Cái Chết
Bí mật chiếc bình xanh
BÍ MẬT NGÔI NHÀ NGHỈ
Bí Mật Trong Chiếc Vali
Bộ Tứ
BỨC HỌA CHẾT NGƯỜI
http://eTruyen.com