N hững bài thơ tống tình của Ngu Kha chẳng ép phê tí ti ông cụ nào. Ngữ chẳng hất cẳng nổi Hòa như lời nó quả quyết với tôi, mặc dù lần này nó không buồn ỡm bóng gió. Ngữ lả lơi trắng trợn:
Đầu năm em vào học
Lòng anh bỗng bâng khuâng
Có bao điều muốn nói
Mà sao vẫn ngại ngần
Bài thơ như chiếc lá
Mọc lên từ chồi xanh
Em là chim xứ lạ
Có hiểu tình anh không?
Khi bài thơ của Ngữ xuất hiện trên báo tường, lớp học đang yên ả bỗng dậy lên bão táp phong ba. Tụi bạn lại xúm xít bàn tán và thấp thoáng đây đó những ánh mắt nghi ngờ, xoi mói.
Thằng Châu oang oang giữa lớp:
- Lại thêm một con thiêu thân đòi "thanh khương" nữa! Lớp mình loạn rồi!
Thằng Bá bình luận cay độc:
- Nhà thơ Ngu Kha ngày nay với nhà thơ Thanh Khương trước kia hẳn là một người! Tưởng nó biết điều, nào ngờ "đánh chết cái nết không chừa"!
Họa sĩ Vinh buồn bã:
- Ngu Kha ơi hỡi Ngu Kha.
Thương mà giấu mặt cũng như là... không thương!
Trước những lời chọc ghẹo của bạn bè, Ngữ phớt tỉnh. Không ai biết Ngu Kha là nó, nó chẳng sợ. Nó bình tĩnh ngồi yên nơi cuối lớp, âm thầm quan sát thái độ của Gia Khanh. Ngữ bảo tôi:
- Thế nào em cũng phát tín hiệu trả lời!
Nhưng Gia Khanh chẳng động tĩnh gì. Tôi thấy nó cười nói tỉnh khô. Lần trước khi nhà thơ Thanh Khương tấn công nó, nó còn xấu hổ gục mặt xuống bàn. Lần này, không hiểu sao nó trơ trơ. Chắc nó đã quen mùi... trận mạc. Nó không thèm để ý đến những lời tán tỉnh nhăng nhít của Ngữ, tôi sung sướng nhủ bụng.
Trong khi tôi hí hửng trước thất bại của Ngữ thì nó buồn thiu. Tuy nhiên, Ngữ vẫn không chịu thừa nhận thực tế cay đắng đó. Nó phân tích:
- Tụi con gái đứa nào cũng vậy! Khi yêu, chúng không bao giờ để lộ ra ngoài mặt. Tình cảm của chúng kín đáo hơn tụi mình.
Khi thất bại trong tình yêu, người ta dễ trở thành... triết gia. Có ai đó đã nói như vậy. Câu nói thiên tài đó hoàn toàn đúng với tình trạng hiện nay của Ngữ. Nó lý luận thì có vẻ sâu sắc nhưng giọng nói lại thiếu dõng dạc khiến tôi ngờ rằng nó không thực sự tin vào những điều nó nói. Nó không tin, làm sao tôi tin được.
Hơn nữa, bài thơ "ngáng cẳng" Ngữ vừa tung ra chỉ làm chấn động những đứa vô can. Còn đối với thằng Hòa, vũ khí của Ngữ chẳng làm rụng của nó lấy một... sợi lông chân, nói gìngoãn của tên đệ tử si tình. Nó gục gặc đầu:
- Tốt lắm! Bây giờ tới bước thứ hai: bước tấn công!
Hai chữ "tấn công" đầy hứa hẹn đó có một ma lực thật mãnh liệt. Tai tôi lập tức dỏng lên, còn trái tim thì đập thình thịch như cối giã gạo.
- Tấn cống bằng cách nào? - Tôi hồi hộp hỏi.
- Bằng thơ.
- Bằng thơ?
Tôi kêu lên bàng hoàng và cảm thấy lòng mình như thắt lại. Tưởng thằng Bá nó bày vẽ hay ho như thế nào, chứ nó xúi tôi làm thơ thì chẳng khác nào nó đẩy tôi vào chỗ chết. Thi sĩ tài hoa Ngu Kha đã kiên trì tỏ tình với Gia Khanh hết bài thơ này đến bài thơ khác còn không lay chuyển nổi trái tim i-nốc của nó, tài cán làng nhàng cỡ tôi ăn thua gì.
Vẻ mặt thất sắc của tôi khiến Bá ngạc nhiên:
- Làm gì mày tái mét thế? Hay là mày sợ?
- Việc gì phải sợ! Nhưng tao thấy kế hoạch của mày không ổn! - Tôi nói như mếu - Tấn công bằng thơ thì đến Tết Công-gô mới mong có kết quả! Thằng Ngữ làm cả khối thơ tình cho Gia Khanh mà có "thu hoạch" được gì đâu!
Bá nhìn tôi lom lom:
- Thằng Ngữ làm thơ cho Gia Khanh hồi nào?
Tôi thở dài, chẳng buồn giấu giếm nữa:
- Ngu Kha chính là nó!
- Hà hà! - Bá cười khinh khỉnh - Vậy mà tao hỏi, nó cứ chối bai bải. Được rồi, nó sẽ biết tay tao!
Rồi Bá liếc tôi, trách:
- Còn mày nữa! Cả mày cũng giấu tao!
Tôi chống chế:
- Tại thằng Ngữ nó dặn tao giữ bí mật cho nó. Vả lại, hồi đó khác. Hồi đó, tao chưa thấy... thương Gia Khanh.
Nói xong, bất giác tôi cảm thấy ngượng ngùng và vội vã nhìn xuống đất.
Bá đúng là một bậc sư phụ có lương tâm. Thấy tôi xấu hổ, nó không nỡ chọc quê, mà gật gù độ lượng:
- Mà thôi, chuyện cũ bỏ qua! Bây giờ tính tiếp chuyện mới!
Nghe nhắc "chuyện mới", tôi giật mình ngước lên:
- Chuyện làm t>
Quyết định xong, tôi vội vã đi tìm Bá, thằnứ chuyện gì!
Tôi lắc đầu nguầy nguậy:
- Thôi, thôi, tao không làm đâu! Tao đã nói rồi...
Sự bướng bỉnh của tôi khiến Bá nổgọng kính trên sống mũi rồi nhìn tôi chăm chăm:
- Mày nói thật hay nói chơi đó?
Tôi rụt rè đáp:
Thấy Bá giận dỗi, tôi bỗng lo sốt vó. Tôi đanht:10px;'>

- Mày muốn trở thành ca sĩ?
- Ừ.
- Lý do?
Bá hỏi tôi bằng cái giọng của công an điều tra tội phạm khiến tôi đâm ra lúng túng. Tôi ngập ngừng trả lời:
- Tại tao thấy tao có... máu văn nghệ.
Bá cười hô hố:
- i mơ trở thành thi sĩ. Tôi thèm làm Nguyễn Du, Nguyễn Bính đến cháy lòng. Tôi đã dn con gái, tôi không bao giờ nói lại. Tôi nói một tiếng, bọn chúng nói mười tiếng. Bọn chúng chuyên át giọng lũ con trai chúng tôi.
Bọn chúng nói nhiều nhưng lại thay đổi ý kiến như chong chóng, thật chẳng ra làm sao! Racine thấy rõ điều đó. Ông nói: "Họ lơ mơ, họ lưỡng lự, nói tắt một tiếng họ là đàn bà". Ông Racine giỏi ghê! Hèn gì ông nổi tiếng khắp thế giới. Ông Voltaire cũng lừng danh không thua gì ông Racine. Ông phát biểu xanh dờn: "Thượng đế chỉ tạo ra đàn bà để nhử đàn ông". Ông Voltaire nói nghe hãi quá. Nhưng tôi phục ông sát đất. Tôi đoán chắc hồi nhỏ ông cũng có một con nhỏ bạn giống hệt như con nhỏ Mỹ Hạnh ngồi kế bên tôi. Và chắc con nhỏ đó nó hành ông tơi tả nên ông mới ghét đàn bà đến thế. Hồi đó, tôi cứ đinh ninh đã "khi dể" phụ nữ như vậy, hẳn ông sẽ không lấy vợ. Sau này tôi mới biết sự thật không giống như tôi nghĩ. Mắc dù thừa biết Thượng đế tạo ra đàn bà để nhử đàn ông, ông cứ để cho vợ ông nhử ông một cách thoải mái. Không ai nhử ông, chắc ông buồn lắm! Tôi cay đắng nhủ thầm và có cảm giác mình bị phản bội, nhưng không vì vậy mà tôi vội xóa những ý tưởng tuyệt vời của ông trong cuốn sổ tay của tôi. Tôi vẫn tin vào sự đúng đắn và sáng suốt của những lời ông nói mặc dù sau đó ông lại tỏ ra ngốc nghếch như một con lừa.
Hẳn nhiên, tôi khác ông Voltaire. Ông nói, còn tôi thì làm. Gặp con gái, mặt tôi lạnh toát, mắt phủ đầy sương mù Luân Đôn. Suốt mấy năm ròng như vậy. Cho đến khi tôi sắp sửa ra thành phố học tiếp lớp mười.
Vì vậy, hôm nay nghe ba tôi dặn tôi chớ yêu đương nhăng cuội, tôi tức cười ghê. Tôi mà thèm yêu bọn con gái. Tôi chưa nuốt sống bọn chúng là còn may.
Dĩ nhiên, đó là về phía tôi. Còn bọn chúng nghĩ sao, ai mà biết được! Rất có thể bọn chúng xúm vào yêu tôi. Rất có thể bọn chúng sẽ gửi thư nặc danh tống tình tôi, hệt như bọn Mafia thường làm. Nhưng dù gì thì gì, tôi mặc xác. Tôi sẽ không thèm đáp lại tình yêu của bất kỳ một cô gái xinh đẹp nào, mặc cho cô ta khóc sướt mướt cả năm ròng. Tôi sẽ không để cho ai làm hỏng tôi, hỡi nước, xe bò và các mụ phù thủy! Tôi là một người đàn ông đã có quá nhiều kinh nghiệm về đàn bà. Năm lớp bảy, chẳng phải con quỷ Mỹ Hạnh đã "nhử" tôi một trận nhớ đời đó sao?


Chương 7

S ự dò hỏi của Bá khiến Ngữ chột dạ. Nó không dám ký bút hiệu Thanh Khương nữa.
Trên tờ báo tưng tháng kế tiếp, cái tên Thanh Khương biến mất, không kèn không trống. Những ngày tờ báo sắp ra, cả lớp nôn nao chờ xem lần này tên Thanh Khương lì lợm kia sẽ giở những trò lăng nhăng gì nữa. Nhưng khi tờ báo được treo lên, dò tìm mỏi mắt không thấy nhà thơ Thanh Khương tái xuất giang hồ, đứa nào đứa nấy thất vọng ra mặt.
Ngữ giả vờ xuýt xoa:
- Em Thanh Khương teo rồi!
Lập tức, một đứa khác phụ họa:
- Sau khi đọc lời thông báo "tìm trẻ lạc" trên bảng, hắn trốn luôn rồi! Chắc hắn sợ bị bắt "giải giao" về cho em Hồng "chà-và" trị tội!
Đứa vừa thốt lên lời "phạm thượng" kia là thằng Châu. Châu là tay trống của lớp, cùng ban văn nghệ với Hòa lé. Nó người ốm nhom ốm nhách mà cái miệng thì rộng quá mang tai, lúc nào cũng bô lô ba la không thua gì thằng Bá. May mà hôm tờ báo "phát hành", nhỏ Hồng nghỉ học, chứ nếu không nó đã xé xác thằng Châu rồi.
Hôm đó, mặc cho tụi bạn nhao nhao bàn tán, tôi chỉ ngồi cười ruồi. Có lẽ ngoài Ngữ ra, tôi là người duy nhất biết được tông tích của nhà thơ Thanh Khương quái quỉ kia. Hắn chẳng trốn đi đâu sất. Hắn vẫn xuất hiện sờ sờ trên mặt báo, trước mắt mọi người. Có điều, hắn đội một cái tên khác.
Lần này, Ngữ ký bút hiệu mới: Ngu Kha. Khi Ngữ đưa bài thơ của Ngu Kha cho tôi minh họa, tôi nhận ra ngay tuồng chữ của nó. Lúc đó, không hiểu sao tôi lại dại dột buột miệng:
- Tao thấy cái tên này nó đần đần làm sao!
Ngữ "độp" tôi liền:
- Có mày đần thì có! Cái bút hiệu thâm thúy như vậy mà mày dám chê!
Tôi giương mắt ếch:
- Thâm thúy chỗ nào đâu?
Ngữ hỏi lại, giọng ranh mãnh:
- Mày có biết chữ Ngu Kha mang ý nghĩa gì không?
Tôi nhíu mày nghĩ ngợi một hồi vẫn chẳng lần ra cái ý nghĩa thâm thúy Ngữ giấu trong đó. Tôi chỉ thấy nó có vẻ... ngu ngu. Nhưng tôi không dám nói.
- Tao chịu! - Cuối cùng, tôi lắc đầu.
Ngữ xích sát lại bên tôi và nó kê miệng nó vào tai tôi, thì thầm nói:
- Ngu Kha tức là Ngữ Khanh, hiểu chưa thằng ngốc!
Hơi thở của Ngữ phả vào tai tôi nhột quá chừng. Nhưng lời giải thích của nó còn khiến tôi "nhột" hơn. Tôi trố mắt, bàng hoàng hỏi:
- Mày dám ghép tên nhỏ Khanh vào tên mày?
Ngữ cười hì hì:
- Sợ gì mà không dám?
Chuyện tày trời vậy mà nó bảo không sợ. Tự dưng tôi thấy lo giùm cho Ngữ.
- Tụi nó biết sao?
Ngữ nheo mắt, giọng tinh quái:
- Làm sao tụi nó biết được! Tao cắt đuôi, bỏ dấu cẩn thận chứ có để tên thật đâu mà sợ! Vả lại, kỳ này tao đâu có giở giọng "anh anh em em". Tao làm thơ về tình thầy trò, có tài thánh mới hòng đoán ra!
Dòm vẻ mặt dương dương tự đắc của Ngữ, tôi đâm nể nó quá xá. Hóa ra nó đã tính trước cả chục nước đi, hệt như các cao thủ cờ tướng. Nó "bịt đầu mối" kiểu đó, đố đứa nào lần ra nổi.
Nhưng khi sự khâm phục lắng xuống, lòng tôi lại dậy lên nỗi băn khoăn. Tôi nhìn Ngữ, phân vân hỏi:
- Nhưng như vậy là mày thương thật chứ đâu phải thương chơi! Thương chơi, ai ghép tên làm chi?
Lần đầu tiên tôi thấy Ngữ lúng túng trước mặt tôi. Có lẽ nó không ngờ một đứa khờ khạo như tôi cũng có khi hỏi được một câu cắc cớ như vậy. Ngữ ấp úng một hồi rồi gượng gạo đáp:
- Chơi hay thật gì... cũng vậy thôi! Miễn là tao có cảm hứng để làm thơ.
Cái thằng, mới hôm nào đây, khi "tập huấn" cho tôi về phương pháp sáng tác, nó ca tụng cái mô hình "thương chơi" hết lời, vậy mà bây giờ, bắt đầu điên đảo vì nhỏ Gia Khanh, nó lại nói khác!
Nghe cái giọng tiền hậu bất nhất của Ngữ, tôi đâm ra ngờ ngợ nó không phải là cái thằng Ngữ trước đây. Nó đã thay đổi lắm rồi. Nó không còn là Ngữ. Bây giờ nó là nhà thơ Ngu Kha.
Quả như Ngữ dự kiến, cái tên Ngu Kha không tạo nên một ấn tượng nào. Chẳng ai màng để ý đến tên tiểu tốt vô danh đó. Trước đây, tụi trong lớp làm ầm ĩ về "hiện tượng" Thanh Khương bao nhiêu thì lần này chúng tỏ ra thờ ơ với tác giả Ngu Kha bấy nhiêu. Ngay cả thằng Bá quỉ quái cũng không hề mảy may ngờ vực.
Tôi vỗ vai Ngữ, nịnh nọt:
- Chúc mừng mày!
- Chúc mừng gì? - Ngữ ngạc nhiên hỏi lại.
Tôi cười cười:
- Thì chuyện bài thơ của Ngu Kha đó. Đúng như mày phán đoán, chẳng đứa nào biết Ngu Kha là mày.
Tôi tưởng tôi khen nó, nó sẽ khoái phổng mũi. Nào ngờ Ngữ nổi dóa:
- Chúc mừng cái con khỉ! Tao đang rầu thúi ruột về chuyện đó đây nè!
Tôi chưng hửng:
- Sao kỳ vậy? Tụi nó có nghi mày đâu!
Mặt Ngữ vẫn quạu quọ:
- Thì không nghi. Cả lớp không đứa nào nghi. Em Gia Khanh cũng không nghi nốt.
Tôi càng ngơ ngác:
- Vậy là tốt chứ sao! Mày chẳng muốn vậy là gì!
- Chỉ có thằng ngốc thì mới muốn vậy! - Ngữ sẵng giọng - Còn tao, tao muốn khác!
Tôi liếm môi:
- Mày muốn sao?
Ngữ nuốt nước bọt:
- Tao muốn cả lớp không biết nhưng riêng Gia Khanh thì... biết.
Đến đây thì tôi sực hiểu. Thằng Ngữ đang đứng nhăn nhó trước mặt tôi là thằng Ngữ "thương thiệt", đôi lúc tôi quên khuấy đi mất, tôi cứ tưởng nó là thằng Ngữ "thương chơi" ngày xưa.
- À, à, thì ra vậy! - Tôi gật đầu và nói bằng giọng hiểu biết - Nếu Gia Khanh không biết Ngu Kha là mày thì nó đâu có biết được tình ý của mày.
Thấy tôi đột nhiên sáng dạ, Ngữ mừng lắm. Nó đập đập tay lên vai tôi:
- Mày hiểu ra vấn đề rồi đấy! Cái bút hiệu Ngu Kha cũng giống như con tàu vận tải, nó chuyên chở tình cảm của tao đến với em Gia Khanh. Nhưng nếu em không biết được cái ý nghĩa thâm trầm của hai chữ đó, coi như tàu tao không cặp bến, nó cứ lênh đênh suốt đi ngoài biển. Tình cảm của tao không ai tiếp nhận, không ai bốc dỡ, nó sẽ thối rữa đi. Thế là tao sẽ... lăn đùng ra chết!
Ngữ hù tôi chết khiếp. Nó làm tôi lo âu quá chừng. Tôi hoang mang hỏi lại:
- Trước đây, trong những bài thơ thất tình của mày, lúc nào tao cũng thấy mày tuyên bố là mày sắp chết đến nơi. Nhưng rồi mày có chết quái gì đâu!
Ngữ thở dài:
- Hồi đó khác, bây gi khác. Hồi đó tao chỉ thương chơi, nên có chết cũng là chết... giỡn. Còn bây giờ...
Ngữ không nói hết câu. Nhưng cái giọng não nuột của nó khiến tôi xốn xang quá thể. Tôi chớp mắt:
- Vậy làm sao bây giờ?
Thấy tôi có vẻ động lòng, Ngữ hớn hở ra mặt. Hình như từ nãy đến giờ, nó chỉ đợi có thế. Vì vậy, tôi hỏi vừa dứt câu, nó đáp liền:
- Chỉ có một cách!
Vừa nói, Ngữ vừa nhìn tôi bằng ánh mắt ma mãnh, thật khác xa với vẻ ai oán khi nãy. Tôi tò mò hỏi, không biết Ngữ đang giăng bẫy:
- Cách gì?
Ngữ hấp háy mắt:
- Mày phải giúp tao làm cho em Gia Khanh hiểu ra điều đó.
Lời đề nghị của Ngữ khiến tôi kêu lên sửng sốt:
- Tao? Tao giúp mày?
Ngữ thản nhiên:
- Thì vậy chứ sao?
- Mày giỡn chơi hả Ngữ? - Tôi tiếp tục kêu lên, giọng vẫn chưa hết thảng thốt - Làm sao tao có thể giúp mày được? Mày thừa biết là tao không thèm nhìn mặt tụi con gái kia mà...
Ngữ nóng nảy cắt ngang lời từ chối của tôi:
- Mày đừng có giả vờ! Mấy hôm nay tao thấy mày "nhìn mặt" em Gia Khanh rõ ràng. Không những "nhìn mặt" mà còn trò chuyện nữa. Tao thấy hết. Mày đừng có hòng lấy vải thưa che mắt thánh!
Tôi đỏ mặt:
- Tao nói chuyện với Gia Khanh hồi nào?
Ngữ "xì" một tiếng:
- Thôi đừng làm bộ mày ơi! Mày không nói chuyện với nó sao nó quay xuống chỗ mày hoài?
- À, - Tôi nhớ ra - đó là nó hỏi mượn tao cây thước kẻ.
Trong lớp, nhỏ Gia Khanh ngồi ngay trước mặt tôi. Nó ngồi giữa nhỏ Hồng và nhỏ Đan Tâm. Hồi nào đến giờ, đối với tụi con gái trong lớp, tôi "lạnh lùng" nổi tiếng. Ngoài biệt danh "Tam Tạng", "thánh sống" tụi thằng Bá đặt cho tôi, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe tụi con gái kêu tôi là... người mặt sắt. Xưa nay, người mặt sắt cóc thèm trò chuyện với bọn tiểu thư, ngược lại tụi nó cũng tẩy chay người mặt sắt.
Nhỏ Gia Khanh mới chuyển về nên không biết "thông lệ" đó. Nó bắt chuyện với tôi tỉnh bơ. Thật ra nội dung giao tiếp chẳng có gì ghê gớm. Gia Khanh chỉ "tâm sự" với tôi toàn chuyện... mượn đồ. Thỉnh thoảng nó quay xuống chỗ tôi, hỏi:
- Khoa cho Gia Khanh mượn cây thước kẻ chút nghen.
- Khoa có cục gôm không?
Tôi không hiểu sao Gia Khanh không hỏi mượn những đứa ngồi kế bên tôi mà nó cứ nhè ngay tôi mà hỏi. Chắc là nó thấy tôi mặt mày hiền lành, ngờ nghệch, không có vẻ gì là... nhà thơ Thanh Khương, mắt cũng không chiếu "yêu khí" như Hòa lé, nên nó "tín nhiệm" tôi chăng!
Nó hỏi mượn, chẳng lẽ tôi từ chối. Tôi đành phải đưa thước, đưa gôm cho nó. Nó hỏi thứ gì, tôi đưa thứ đó, mép không nhích một tí ti. Gia Khanh không buồn quan tâm đến thái độ lạnh nhạt của tôi. Nó cứ quay xuống mượn đồ của tôi hoài. Và mỗi khi đưa trả, bao giờ nó cũng mỉm cười thân thiện:
- Cảm ơn Khoa nghen!
Nó cười, chẳng lẽ tôi khóc. Thế là tôi đành phải nhe răng "hì" một cái cho đúng phép lịch sự.
Quan hệ giữa tôi và Gia Khanh truớc sau chỉ có thế, mong manh và hời hợt. Vậy mà thằng Ngữ ngồi tít ở bàn chót dãy bên kia lại biết rõ mồn một. Chắc vào lớp nó không lo học mà suốt buổi ngồi chong mắt theo dõi nhất cử nhất động của nhỏ Gia Khanh.
Thấy tôi xác nhận Gia Khanh có quan hệ "hỏi-mượn" với tôi, mắt Ngữ sáng rỡ:
- Vậy là mày thừa nhận rồi hén?
- Thừa nhận gì?
- Thừa nhận mày có nói chuyện với em Gia Khanh.
Tôi nhún vai:
- Chỉ có nó nói thôi. Còn tao, tao chỉ cười ruồi.
Ngữ tiếp tục gạ:
- Mày chưa nói thì bây giờ mày nói.
- Nói chuyện gì? - Tôi tròn mắt.
Ngữ cười tủm tỉm:
- Mày hỏi xem nó có biết ý nghĩa của bút danh Ngu Kha không?
Tôi giật thót:
- Thôi đi mày! Tự nhiên ai lại đi hỏi chuyện đó!
- Sao lại tự nhiên? - Ngữ nhướng mắt - Mày phải nghĩ ra một cái cớ gì chứ!
- Cớ gì?
- Thì mày nghĩ đi!
Tôi ngẫm nghĩ một hồi rồi lắc đầu:
- Tao chịu.
- Mày dở quá! - Ngữ hắng giọng phê bình - Có cái cớ cỏn con mà mày nghĩ cũng không ra!
Rồi nó chậm rãi hiến kế:
- Trước tiên mày phải hỏi nó đã đọc tờ báo tường của lớp chưa. Nó bảo đọc rồi, mày phải hỏi tiếp nó có đọc bài thơ của thi sĩ Ngu Kha không. Nó bảo có. Mày lại hỏi "Thế Gia Khanh có biết Ngu Kha nghĩa là gì không?"...
Ngữ mưu kế như thần. Nó nói tới đâu, tôi dỏng tai tiếp thu đến đó. Theo như kế hoạch nó vừa vạch ra thì việc tôi giúp nó cũng không đến nỗi khó lắm. Chỉ kẹt một nỗi, trước nay tôi không có thói quen trò chuyện với tụi con gái, bây giờ mở miệng hỏi này hỏi nọ, tôi cảm thấy lúng túng và ngượng ngập làm sao! Tôi nói điều đó với Ngữ. Nó không buồn để ý đến nỗi khổ tâm của tôi, mà nghiêm giọng hỏi:
- Họa sĩ chính của tờ báo tưng lớp mình là ai hén?
Tôi không hiểu tại sao Ngữ lại hỏi một câu ngớ ngẩn như vậy. Nhưng tôi vẫn trả lời, giọng không giấu vẻ hoang mang:
- Tao... chứ ai!
Vừa đáp, tôi vừa nhìn Ngữ lom lom. Nhưng nó ngó lơ chỗ khác, thản nhiên hỏi tiếp:
- Nhờ ai mà mày được cất nhắc lên cái chức vụ quan trọng đó hén?
Tới đây thì tôi biết là Ngữ muốn đòi "hối lộ". Nó muốn chơi trò "ân đền oán trả". Nó muốn "hại" tôi.
- Thì nhờ... mày. - Tôi đáp và nghe thấy tim mình như thót lại.
Trong khi đó, mặt Ngữ tươi hơn hớn. Nó cười duyên:
- Vậy đến lượt tao nhờ mày, mày có giúp không?
Tôi bị Ngữ "chiếu bí". Con tướng bị xe pháo kẹp chết đứng, dòm dáo dác chung quanh thấy hết đường chạy, đành rầu rĩ gật đầu:
- Giúp.
Miệng tôi nói "giúp" nhưng bụng tôi chửi thằng Ngữ tơi bời hoa lá. Thật tôi chưa thấy ai "nhờ bạn" sỗ sàng như nó. Mà đang ở dạng "thương chơi", tự nhiên nó "chuyển hệ" qua "thương thiệt" làm gì cho khổ tôi không biết! Cứ Nguyễn Văn Ngữ như xưa nay là được rồi, tự dưng lại bày đặt Ngu Kha! Dỏm ơi là dỏm!

Xem Tiếp: Chương 8

Truyện Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21
Truyện Cùng Tác Giả Ba Lô Màu Xanh Bài Toán Đố Cuối Năm Bàn Có Năm Chỗ Ngồi Bắt đền hoa sứ Bí Ẩn Của Mốt Bí mật của tóc tiên Bí Mật Kẻ Trộm BỒ CÂU KHÔNG ĐƯA THƯ BONG BÓNG LÊN TRỜI Buổi Chiều Windows

Xem Tiếp »