ai cha con đều mặc quần đùi. Oâng Thái vác lưới trên vai còn Sơn xách cái giỏ cá. Hai cha con cứ đi ngược lên, lội qua những chỗ nước chảy xiết qua các hốc đá, len vào giữa những bụi rậm, những tàng cây thấp phủ xuống như cái vòm. Buổi trưa nắng trên cao đổ xuống những vệt vàng óng vạch trên luồng nước nhỏ, chảy xiết qua các mô đá. Ngoài ra không còn trông thấy gì dưới đáy nước. Sơn theo cha đi lưới khá lâu nhưng con mắt em vẫn chưa nhìn thấy dấu hiệu của cá. Em chỉ nhìn thấy nước chảy bọt trắng, những vệt nắng và các mô đá có dấu rêu. Nhưng cha em thì thấy. Ông nhìn lại một chút phía dưới hốc đá, nhìn chăm chăm xuống mặt nước rồi bất thình lình ông tung cái lưới nhỏ ra, mảng lưới xòe rộng thành hình vòng tròn như cái dù của chú phi công, chụp xuống mặt nước hiền lành rồi chìm nghỉm. Sơn nghe được cả tiếng những trái chì chạm vào đá. Một cái vung tay đơn giản như thế nhưng không phải ai cũng làm được. Ông Thái tóm lưới lại và kéo từ từ lên. Những cái bụng trắng như bạc đã thấy lấp lánh dưới nước. Những con cá lưới to bằng bốn ngón tay, ba ngón tay, kỳ và đuôi xanh lè như ánh thép. Con cá đẹp như con chim én của thủy cung. Hai cha con gỡ cá ra. Một lần vung lưới như thếbắt được cả chục con cá là ít. Ông Thái dạy cho cậu con trai: -Buổi trưa cá nó ưa lội ngược ven bờ để đớp mồi. Con phải chú ý mỗi lần nó lách mình sẽ thấy một chút bụng trắng bạc. Sơn cũng chú ý nhưng em chỉ thấy bọt nước, có lẽ em không phân biệt được màu trắng của bọt nước và màu trắng của bụng cá.. Ông Thái lại tung lưới lên. Lưới vừa kéo lên đã nghe tiếng nói xôn xao phía sau lùm lá dày. Hai cha con ngừng tay gỡ cá lắng nghe. Không ai hiểu gì cả. Tiếng nói với tiếng lội nước nghe rõ dần. Hai cha con vừa ngẩng lên đã thấy đám đông đi về phía họ. Ðó là những người đàn ông da trắng. Không, còn có một người đàn bà da trắng nữa. Họ đi chung với mấy người ViệtNamtrong đó có giáo sư Văn và Phượng, Thành cùng ba bốn sinh viên địa chất năm thứ năm. Sơn nhớ lại cuộc hẹn không thành, em liền ngó lơ, rồi cắm cúi gỡ cá. Bỗng nhiên em thấy có một bàn tay mềm mại nâng tấm lưới của em lên. -Chị xin lỗi Sơn nhé. Tối hôm đó có người bạn trong lớp chị bênh nặng lắm nên chị không lại em được. Phượng gỡ mấy con cá ra cầm tay, cúi chào ông Thái. -Ðánh được nhiều cá không bác? -Ðược mấy chục con. Mấy người nào vậy cô? -Các kỹ sư người Liên Xô đấy. Phượng vừa trả lời xong, chị Lút-mi-la đã reo mừng như trẻ con khi nhận ra những con cá luối trắng bạc trong cái lưới nhỏ. Chị bước nhanh đến, nước bắn tung tóe lên ướt cả cái “rốp”. Ông Thái đưa chỗ lưới có nhiều cá cho khách cầm. Chị Lút-mi-la nói một câu gì đó với Phượng. Phượng bảo sơn: -Chị ấy muốn xem trong giỏ có nhiều cá không. Sơn đưa cái giỏ cá cho Phượng. Chị Lút-mi-la ghé nhìn vô trong giỏ, ngạc nhiên thấy cá quá nhiều. Chị ôm lấy vai thằng bé vừa cười vừa nói chuyện với Phượng. Phượng nắm tay Sơn nói: -Bà ấy khen em dễ thương lắm. Sơn cười không thành tiếng. Lúc ấy có tiếng te te của máy Geiger Muller đo đồng vị phóng xạ vang lên từ một mô đá ở phía dưới. Một kỹ sư Liên Xô bấm đồng hồ và tính giờ. Ðoàn người khảo sát thủy văn bước lên bờ. Chị Lút-mi-la cẩn thận chào ông Thái, bắt tay Sơn và cùng Phượng đi theo đoàn người. Hai cha con lại đi ngược dòng nước, lội len vào giữa những mô đá dốc. Ðến trưa. Giỏ cá đã đầy, họ rẽ tìm lối lên bờ. Những con cá luối đã dẫn họ đi khá xa và bây giờ họ phải tim lối mòn để đi ngược trở lại. Hai cha con đi chừng năm phút đã nghe tiếng chân đạp nặng nề trên đất. Tiếng chân của nhiều người. Ðó là những thanh niên rất trẻ đang cố sức dựng một cột trụ điện nặng nề. Mặt người nào người nấy đỏ gay, mồ hôi thấm ướt lưng áo. Trong đám người ấy, nhìn kỹ thấy có một ông già. Thực ra người đàn ông ấy cũng chưa già lắm. Ông trạc năm mươi, người gọn chắc. Cái trụ điện nặng quá, lỗ đào khá sâu nhưng lại hơi nhỏ nên đưa trụ xuống khó khăn. Họ cố hết sức nâng thân trụ lên, số người khác từ đàng xa kéo đầu ngọn bằng những sợi dây thừng chắc chắn. -Một… hai… ba…. Họ cố sức kéo nhưng vẫn chưa dựng đứng được cái trụ gỗ khổng lồ kia. Ông Thái vắt lưới lên một cành cây. Sơn cũng đặt cái giỏ cá xuống. Hai cha con nhào vô. Một… hai… ba… Lần này thì trụ được nâng lên từ từ. Ðầu gốc đã ngập sâu xuống. -Ngọn kéo mạnh! Thế là cây trụ được dựng lên thằng đứng. Mọi người thở phào nhẹ nhỏm. Người đàn ông lớn tuổi đến bên hai cha con Sơn chỉ tay về phía cái xe cần cẩu đang nằm dưới bóng cây: -Mấy hôm nay cần cẩu hoạt động liên tục nên hư rồi. Chưa sửa được. Anh em bọn tui phải tự làm đấy. Ông Thái mời người bạn già điếu thuốc Mai rồi hỏi: -Ủa sao nghe nói nhà máy thủy điện lớn lắm mà cũng xài trụ gỗ này sao? -Không phải đâu. Ðây chỉ là đường dây bọn tui làm để kéo điện Ða Nhim về phục vụ các công trình xây dựng cơ bản ví dụ như: xây nhà, khách sạn, rạp hát, làm cầu phao v.v… Hai ông già nói chuyện với nhau thân mật như những người bạn cũ lâu ngày gặp lại. Những người thợ điện trẻ lấy cơm ra ăn. Ông Thái tình cờ nhìn sang phần ăn của các anh thợ trẻ {đặt trên cái lá dầu to hay tờ giấy báo hơi ngạc nhiên một chút rồi ông nói: -Trời ơi, mấy chú làm nặng mà ăn cực quá vậy. Ông già cười: -Không cực gì đâu. Bữa ăn của tôi cũng vậy thôi. Hồi đi kháng chiến ăn còn cực hơn. Tui ở hai mươi năm trong rừng chiến khu Ð này đó anh. Ông Thái ngó quanh quất, thấy cái bếp lửa đang cháy, ông đặt bàn tay lên vai ông bạn già. -Anh đợi tui chút. Và ông đứng dậy, bẻ nhánh tre nhỏ lụi mấy xâu cá rồi cùng với Sơn đem nướng trên bếp lửa. -Mấy em. Ông Thái gọi, lại đây nướng cá ăn chơi. Mấy anh thanh niên nghe nói mừng quá, chẳng khách sáo lôi thôi, họ nhãy xổ lại. Nhưng họ cũng không làm hết giỏ cá, họ chỉ nướng một ít dầm nước mắm. Những con cá nướng làm cho đám thanh niên vui vẻ hẳn lên. Sự hồn nhiên của họ làm ông Thái cảm động. Ông nói với người bạn già: -Hồi chiến tranh có một dạo tui cũng ở đây. Tui gốc người ở đây. Sau đó chiến sự ác liệt quá bà con tụi tui bỏ đi. Ði tứ tán hết. Sống cũng vất vưởng. -Chắc nhà cửa cũng bị bom cháy hết. Hồi đó vùng này có còn cái nhà nào đâu? -Không còn. Chỉ còn mảnh vườn hoang. -Lúc đó tui cũng ở gần đây. Ở cánh rừng bên kia sông. Anh em bọn tui bám trụ ở đó khá lâu. Phải biết anh sớm tui lội qua anh chơi. Ông Thái cười khà. Lúc đó ông tự nhiên nhớ rượu. Phải chi có một xị đế. -Anh có nhậu không? -Cũng lai rai. -Anh còn công tác ở đây lâu không? -Xong đường dây này là tụi tui rút. Khi nào họ xây dựng cơ bản xong tụi tui chắc lại lên bắc điện. -Họ xây dựng cơ bản chỗ nào vậy? -Nghe nói đâu chỗ trường học. -Vậy mà nhà tôi cũng ở gần trường học, sao họ cứ tới đòi dỡ nhà hoài. -Chắc tại nhà anh ở dưới dốc chớ gì. Chỗ đó thấp, nước ngập. Ông Thái chép miệng: -Tui cũng nghe mấy ông cán bộ nói vậy. Khổ quá. Anh mà thấy cái vườn nhà tôi thì anh mê luôn. Mấy cây mít, xoài, vú sữa, mận… tôi trồng quá tốt. Còn cái nhà nữa. Vợ chồng tôi đổ bao nhiêu mồ hôi nước mắt vô đó. Quá tiếc anh à. -Nhưng nhà nước cũng bồi thường chớ. Ông Thái lám thinh, đầu cuí xuống. Ông gác đũa vơ một cọng cỏ may xỉa răng. Rồi ông nói: -Không bao nhiêu. So với công lao của chúng tôi thì không bao nhiêu. Nhưng cái đó tui cũng không trách vì là việc chung mà. Mấy hôm nay suy nghĩ tôi thấy cũng nguôi ngoai nhưng giận là giận mấy thằng cha cán bộ đến lo chuyện bồi thường. Họ cứ làm như họ đi bố thí tiền cho mình. Tôi giận lắm. Người bạn già cười khà mấy tiếng. Ông cũng gác đũa, cũng xỉa răng bằng cọng cỏ may. -Tôi đây cũng có nhiều cái giận. Mà ai lại chẳng có cái giận, nhưng thôi chuyện lớn thì cứ làm cái đã. Bọn mình già rồi, có hy sinh chút gì cũng là cho bọn trẻ nhỏ đây. Ông bạn già vừa nói vừa giúi đầu Sơn xuống mấy cái. -Cháu no chưa? -No. Trời nắng quá cháu chỉ muốn uống nước. Nói xong Sơn gom mấy mảnh lá chuối và lượm cơm đổ cho sạch chỗ ngồi. Sơn chợt hỏi ông già: -Hồi đó bác ở trong rừng này hả, bác? -Rừng này. -Bác có gặp sư tử không, bác? -Sư tử thì không thấy nhưng cọp thì nhiều. Cháu có nghe người ta nói “cọp Tân Uyên” không? -Cháu nghe nói có cọp nhiều. Nhưng con cọp Tân Uyên ấy ghế lắm hả bác? Ông già cười. Uống tách nước trà nóng anh công nhân mới đem lại xong, ông nói: -Rừng chiến khu Ð nhiều cọp nhưng cọp Tân Uyên lại không phải là cọp thường mà đó là biệt danh của một tay chọc trời khuấy nước ở xã Tân Uyên thời đánh Pháp. Ðó là Chín Quỳ, một người vạm vỡ, hơi thấp nhưng có sức mạnh phi thường. Chín Quỳ thường xuất quỷ nhập thần, hoạt động ở vùng các xã Tân Tịch, Tân Uyên gây cho quân Pháp những thiệt hại lớn. Chúng rất sợ hãi Chín Quỳ nên gọi anh là cọp Tân Uyên. Về sau một cán bộ của Thành Ủy Sài Gòn là Huỳnh Văn Nghệ về Tân Tịch chiêu hiền đãi sĩ đánh Pháp thì Chín Quỳ đến xin gia nhập. Thế là một lực lượng vũ trang nhỏ xuất hiện ở Tân Tịch, một vạt đất từ Tân Uyên chạy dọc sông Ðồng Nai theo lộ 16 dẫn về thượng nguồn. Ðó là chiến khu Ð. Sơn nghe mê mẩn. Nó nghĩ chắc ông già sẽ kể tiếp nhiều trận đánh ác liệt, nhiều hành động ly kỳ nữa của Chín Quỳ nhưng ông già đã nói: -Chuyện về truyền thống của chiến khu Ð còn nhiều lắm. Hôm nào chú em lại đây qua kể cho chú em nghe, bây giờ trưa rồi cháu phải theo ba về còn làm việc nhà, còn đi học chớ. Ông Thái vuốt lưng con nói với người bạn già: -Nó ghiền nghe kể chuyện lắm. Nhưng tui lại không có chuyện gì hay để kể. Mấy cái chuyện cũ như “Thạch Sanh – Lý Thông”, “Con Tấm Con Cám”… thì nó thuộc hết rồi. Ở đây không có truyện sách gì, cũng chẳng có cải lương, xi-nê nên nó ghiền nghe kể chuyện lắm. Ông già cứ rờ rẫm thằng bé hoài. Ông có vẻ thích nó. Còn Sơn thì chỉ mấy phút đồng hồ nó đã tưởng tượng ra biết bao nhiêu điều kỳ thú về khu rừng bên kia sông, cái vùng đất mà người ta quen gọi là chiến khu Ð.