Tình yêu oái oăm

    
ó nhấn chuông một nhịp ngắn, một nhịp dài, lịch lãm như Việt kiều về thăm Tổ Quốc. Con chó cao lênh khênh đón nó bằng một tràng gâu gâu - khúc dạo đầu của bản tình ca lãng mạn. Sau đó thì nàng xuất hiện, tóc búi cao, guốc đỏ quai tím. Thấy nó, nàng cười khe khẽ, rất khẽ như sợ rằng cười to sẽ làm đau... không khí.
- Vào đây. Hỗn nào!
- Đang làm gì đấy? - Nó cũng hỏi nhỏ như sợ nói to lên thì sẽ làm vỡ đi niềm hạnh phúc mơ hồ.
- Mù à, câm mồm!
Nó ớ người ra...
Nàng nhìn nó, cười:
- Con chó này hôm nay hung hăng quá!
- Không sao đâu! - Nó nói cứng trong khi hai chân lập cập, toát mồ hôi tây, mồ hôi ta vì vừa cảm thấy cú đớp gió phía sau lưng.
- Có mỗi mình Hoài ở nhà à? - Hai hàm răng nó đã thôi không chơi trò chọi nhau.
- Ừ.
Nàng rót nước mời nó:
- Uống đi, chè cây đa đấy.
Có lẽ, đấy là di tích đẹp nhất về mối tình đầu. Bởi vì cuối cùng thì Hoài đã từ chối tình yêu của nó bằng một cú đá bọc đường. Nó đã được nàng chiêu đãi nào là “xôi xéo”, nào là “bánh cuốn”, “trứng cút”, “cá chuồn”, “kem ly”, đủ để no nê những niềm đau. Thẫn thờ như mộng du kẻ sĩ, gió xốc nách nó dìu đi. Tâm thức nó như những váng sóng trôi về nơi vô định. Ở đó, rơi dưới chân Hoài - sừng sững như tượng nữ thần tình yêu và sắc đẹp - là sáu mươi ba bài thơ tình nó viết trong hai mươi mốt ngày ngồi nghe gió vuốt ve từng chiếc lá, hai mươi mốt đêm nó trồng si. Ôi, giờ chỉ còn lại trong tim nó những giấc mơ lởn vởn hàm răng chó. Thượng đế chí tôn ơi! Sao người không cứu rỗi đứa con bé bỏng này? Thế mà bảo cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim. Tình yêu của nó đấy, thơ của nó đấy, đều xuất phát từ trái tim, sao lại chui vào sọt rác?
- Ê, Đông Ki-sốt!
Nó nhìn sang bên kia đường, bọn Long “Đan-cô”, Thực “dân” và Lưu “chiến mã” ơi ới gọi.
- Đi đâu mà buồn thỉu buồn thiu thế này?
- Em Hoài đâu? Em Phí thị Hoài đâu?
- Hoài với chả tiếc gì. Có mà hoài công thì có. Đứt rồi.
- Đứt hẳn rồi à?
- Em bảo là em còn phải học, bao giờ đỗ đại học em sẽ trả lời.
- Bao giờ đỗ đại học... Tinh vi con cu li, cứ nói trắng phớ ra là tôi đếch thèm anh có hơn không.
- Quên nó đi. Đời là cái đinh, tình là cái que. Uống đi!
Nó ngửa cổ uống ly trà đá.
- Buồn làm cái gì? - Thực “dân” vỗ vai - Thi sĩ thì phải thất tình mới ộc ra thơ được chứ.
- Em Hoài trông cứ như cục cơm - một sản phẩm quá đát của Chúa. Bỏ là phải.
- Sao, nó mời mày uống chè cây đa à? Thâm thật. Ý nó muốn chửi mày là dạng si lì mặt đấy. Láo, láo quá! Phải tay tao...
Một cục tự ái nghẹn ở cổ. Ừ nhỉ, thế mà nó không nghĩ ra. Nàng lại còn mượn cớ mắng chó để chửi nó nữa chứ. Căm thù, căm thù. Thằng Thực “dân” móc túi trả tiền và ngửa cổ hát:
Năm, mười, mười lăm, hai mươi, con cua có càng anh không dám bắt, con cua gãy càng anh bắt cho em xem. Này em ơi có thấy anh tài không...
Hai cô bé ngồi ở bàn bên kia bấm nhau cười rúc rích. Nó cũng phì cười. Thằng Thực “dân” mới chuyển về được hai tháng mà hòa đồng nhanh thật.
- Nói tóm lại là, kẻ chinh phục E-vơ-rét có khi lại ngã trước một gò đất thấp. Nam nhi hảo hán phải biết xơi món... tim xào.
Cả bốn thằng cùng cười.
Có những trái tim bị sinh ra thiếu tháng, điều đó thật là tệ. Bởi vì ngay cái sản phẩm hoàn hảo nhất, một trái tim khỏe mạnh, cũng đã là lỗi lầm công nghệ của đấng tối cao. Giá như Chúa cho mỗi con người khốn khổ hẳn hai trái tim thì nó sẽ có bầu có bạn, sẽ chẳng đến nỗi cô đơn phải lồng lên đi tìm tim kẻ khác. Đằng này, Chúa làm có độc một trái tim, đã thế lại còn tỉ mẩn chia nó ra thành bao nhiêu ngăn tí tẹo, ngăn nào cũng rỗng, cũng đòi được lấp đầy.
Thế nên cái thằng ranh Ê-rôt [1] mới có dịp mà tung tẩy. Cái công ty của ông tơ bà nguyệt già cố đế đại vương mới có đất làm ăn. Mỗi năm trên trái đất này tốn bao nhiêu là tiền bạc, giấy mực cho cái việc ấy. Nào là nhà tư vấn ơi! Em Lo Ve một nàng. Nào là chị Thương Thương ơi, em Xì trum một đứa. Chị Tầm Thư ơi, tôi muốn chết quá. Rồi 108 đấy à? Tôi đang chán cơm, thèm đất, thích nghe kèn. Tôi biết chọn ai bây giờ... Hu... hu... Sao không ai yêu tôi thế này... Gừ... gggừ...
Kể ra thì một phần cũng tại người ta nuông chiều trái tim một cách quá đà, nên nó liên tục kêu ca: không ngủ yên, rồi hoang vu, ngục tù, băng giá. Cứ xem lá phổi kia kìa, nó bị hun bởi khói thuốc, bởi bụi và khí độc mà nó có lắm lời thế đâu, cùng lắm cũng chỉ vài tiếng khọ khẹ khô khốc, chẳng tạo được chút mỹ cảm nào.
Nhưng thôi, hãy quay lại với anh chàng Đông Ki-sốt vô tích sự của chúng ta, cái gã có trái tim sinh thiếu tháng và có nhiều ngăn. Gã chưa đủ thời giờ để lành vết thương thì đã kịp nhưng nhức một mầm yêu mới.
Nàng học sau nó một lớp. Cùng trường nhưng khác buổi. Nó gặp nàng trong buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Thơ của trường. Câu lạc bộ ba bốn tháng mới sinh hoạt một lần, mà trước đây thì mắt nó bị cái bóng của Hoài to như cái liếp che đi tất cả vẻ đẹp của trời xanh.
Nhưng nay, mây mù đã bị quét đi rồi. Trời sáng lên rồi. Đời lại có điện rồi, em ơi!
Nó đã gặp nàng. Ôi! Lần đầu tiên nó biết thế nào là bão từ. Nàng như là nam châm, còn nó như là mạt sắt. Hôm ấy, nó đọc thơ trong niềm xúc cảm vô biên. Cao hứng, nó đọc luôn bài tứ tuyệt không đề nó vừa cảm tác để ngầm tặng cho nàng:
Em về bên sông con sóng hát
Em về vườn cũ cỏ đơm hoa
Về tắm hồn anh sa mạc khát
Sỏi đá hồn anh biết hát ca.
Cuối buổi, thật bất ngờ, nàng lại gần nó và tặng nó một bông phăng đỏ. Hoa thì nhẹ nhàng mà hạnh phúc thì quá nặng, bất ngờ đè bẹp rúm tâm hồn nó. Nó lặng đi, mãi đến khi tay trưởng nhóm nhe cái hàm răng vổ ra nhắc “Về đi”, nó mới choàng tỉnh mộng, nhớ ra rằng chưa kịp hỏi tên nàng.
Có lẽ, đây mới là tình yêu đích thực của nó, thiếu Hoài, ấy quên, thiếu nàng thì nó không thể nào sống được. (Ái chà, thế ra mười mấy năm nay, bao nhiêu cơm gạo bố, mẹ nó đổ ra là để nuôi cái... xác chết đấy!).
Một tuần nó trồng cây si âm thầm ở cổng trường. Cây si được tưới bằng nước mía. Hạnh phúc là phải biết đợi chờ, cũng như muốn ăn quả phải biết chờ người ta gọt vỏ. Nó hiểu được điều đó khi những phút đợi chờ thì dài dằng dặc, còn phút thấy nàng thì lại rất tí hon.
Ừ, nhưng “gọi là tí xíu mà chẳng bé đâu”, bởi chỉ cần thấy nàng thôi là tim nó hét lên rầm rộ, nó hóa khờ, hóa dại, tâm hồn nó thì vọt lên trời như phần trên của quả pháo thăng thiên.
Cứ thế, cho đến một hôm, nó thấy nàng ngồi sau xe của một đứa con trai cùng lớp. Nó hoảng. Nó tự trấn an rằng: con gái vốn không thích con trai cùng tuổi. Nhưng nó vẫn không an tâm. An tâm làm sao được, nhỡ đâu nàng là một ngoại lệ thì sao? Hay là nàng biết nó trồng si nên cố tình trêu nó, con gái hay thế lắm. Nhưng, dù thế nào đi nữa, cũng phải tiếp cận nàng thôi. Làm thế nào bây giờ? Nó chợt nghĩ đến Thực “dân”...
Thứ sáu mưa lã chã. Thứ bảy mưa lê thê. Chủ nhật mưa dầm dề, thút thít. Nó tìm được nhà Thực chẳng mấy khó khăn. Thực gật gù:
- Hừ, em tặng mày hoa nghĩa là em đã cảm mến mày. Bây giờ phải tiếp cận. Đập chết luôn!
- Nhưng tiếp cận thế nào? - Nó sốt ruột.
- Thì cứ trực tiếp luôn, gây ấn tượng mạnh. Bọn con gái dễ bị xúc động vì một lý do rất lãng nhách. Mày cứ đợi một hôm nào mưa gió như hôm nay, chặn xe nàng lại trao cho nàng một nụ hồng. Rồi im lặng, khoảng một tuần sau đó xuất hiện lần thứ hai ngay trước cổng nhà nàng, trao một nụ hoa nữa. Lần thứ ba, mày lại xuất hiện và nói...
- Anh yêu em?
- Không. “Anh yêu em” thì xoàng quá. Mày là thi sĩ cơ mà. Mày phải nói rằng: “Anh muốn gặp em để tặng vạn nụ hồng, anh muốn tặng em cả thế gian này, tặng em cuộc sống của anh. Em biết không, em đẹp như một huyền thoại, như một di tích lịch sử đã... xếp hạng. Anh ước được làm giọt mưa trên mi mắt em. Chỉ xin em đừng để trái tim anh phải chết vì cô đơn trong giá lạnh...”. Đấy, mày y chết trên cầu Việt Trì. Đêm 30 đánh điện về nhà, cả nhà mày làm một đám ma...
Ơ, quân này láo! Tôi quay ngoắt lại:
- Tao đấm mày chết!
Ngờ đâu, thằng kia ra tay trước.
Tôi ngã vật xuống.
Lần ấy, tôi bị gãy răng và ngất xỉu. Sau này, tôi thấy bảo Thủy ngố đã khóc như mưa vì tưởng tôi “vong mạng”. A thế ra...
Nghỉ một tuần, tôi mới lại đến lớp, chẳng thấy Thủy ngố đâu. Lại phải mấy hôm sau, tôi mới dám hỏi mẹ. Mẹ tôi bảo nhà Thủy đã đi vào Lâm Đồng. Lâm Đồng? Trong trí óc tuổi thơ tôi, đó là một nơi nào đó tít tắp xa xôi. Lớn lên, tôi mới biết gia đình Thủy đi xây dựng vùng kinh tế mới. Mối tình ngậm kẹo của tôi thế là tan vỡ. Nó có cả dư vị ngọt ngào lẫn đắng cay, cả máu và nước mắt...
Suốt thời gian từ Mẫu giáo lớn đến năm lớp bốn, trái tim tôi ngủ yên. Nhưng năm lớp 5 thì “trái tim mùa đông” của tôi đã trở thành “trái tim biết khóc”. Tôi và Hà, một lớp trưởng, một lớp phó văn nghệ cùng được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của huyện. Chúng tôi phải về huyện tập trung ôn luyện một tháng liền. Cả lớp có mười đứa thì tám đứa kia đều loanh quanh ở thị trấn, chỉ có tôi và Hà ở xa, phải trọ học. Nhiều lúc nhớ nhà, Hà khóc hu hu, tôi - con trai - bản lĩnh có thừa, dỗ dành Hà và cầm khăn lau nước mắt cho hai đứa.
Tôi và Hà yêu nhau. Nhiều lúc tôi ước ao giá có thể biến Hà thành con búp bê để giấu vào tủ kính. Còn Hà yêu tôi như yêu con gấu bông của nàng. Tôi vẽ vào sổ của Hà cây dừa có bốn tàu lá lơ phơ cùng hai vòng tròn làm quả. Hà chép cho tôi bài thơ “Đám ma bác giun”. Khóa học kết thúc, tình yêu của chúng tôi càng đằm thắm hơn. Cái bím tóc đuôi gà của Hà bao lần ngọ nguậy trong những giấc mơ tôi. Lên lớp sáu, chúng tôi vẫn học cùng nhau.
Một lần tôi đến nhà Hà chơi. Nhà Hà khá khang trang với mảnh vườn nhỏ xinh xinh trước cửa. Cạnh bờ rào có cây cam Đường Canh sai trĩu quả. Tôi thèm ăn mà nàng đâu có hay! Ngồi bên nàng, cạnh bàn học mà lòng tôi mơ hoài về trái cam. Nước bọt tôi ứa ra. Nàng vẫn chăm chỉ làm bài ngữ pháp. Tôi vụt nghĩ ra một kế. Tôi chỉ tay ra cổng bảo:
- Ơ, có bà ăn xin ngoài cổng kìa!
Nàng bảo:
- Bịa, ngồi đây nhìn sao được.
- Có thật không nhìn được không?
- Thật!
- Chắc chứ?
- Chắc!
Chỉ chờ có thế, tôi đứng lên nói với nàng:
- Ừ, tớ đùa đấy. Thôi tớ về, chiều đi học.
Nàng gật đầu. Tôi nhẹ nhàng như một chú mèo đi ra cổng, cẩn thận ngoái đầu lại, rồi khẽ khàng vạch rào, chui nửa người qua, tay với một quả cam. Chợt:
- Gâu!
Tôi chưa kịp định thần thì đã nghe mông đau nhói. Con chó Vàng vạn lần đáng nguyền rủa nhà nàng đã ngoạm tôi không một chút nể nang. (Mà sao tôi lại quên không để ý nó nhỉ). Tôi sợ tái mặt, hét ầm lên. Vừa lúc ấy bố nàng về đến cổng. Bị bắt quả tang, lại bị chó cắn, thế là tình tan.
Năm tôi học lớp 9, tôi bắt đầu quậy phá. Là lớp trưởng, tôi đồng thời là kẻ cầm đầu của những phi vụ phá phách. Nhớ một lần nhà trường sửa lán để xe, vôi vữa ngổn ngang. Mà lán để xe thì ở ngay trước cửa nhà vệ sinh. Cũng phải nói thêm rằng tôi là một trong số ít những học sinh mang xe đạp đến trường, vì chúng tôi học ở trường xã, bọn nhà gần dĩ nhiên là không đi xe. Hôm ấy, ra lấy xe cùng hai thằng bạn, nhìn thấy cảnh vôi vữa tung tóe, tôi chợt nảy ra một ý nghĩ. Tôi lấy gạch non viết lên tường nhà vệ sinh một dòng to đùng: “Đang sửa lại nền. Cấm vào nhà vệ sinh”. Thế là bao nhiêu đứa tưởng thật. Nhất là bọn lớp sáu cứ đứng ngoài mà phun như vòi cứu hỏa.
Có một lần, vì sợ bị ghi vào sổ đầu bài, tôi đã nháy bọn chúng giấu tịt sổ đi. Lan - cô bé giữ sổ - tưởng mất, ngồi khóc ti tỉ. Tôi nhìn thấy em khóc, bỗng thấy thương vô hạn. Một tình cảm đặc biệt sóng sánh trào dâng. Tôi bắt đầu để ý đến em.
Tôi yêu Lan cháy trụi cả tâm hồn và tôi đinh ninh rằng tôi sinh ra là để cho em, à không, em sinh ra là để cho tôi. Rằng vì Lan, tôi có thể chết ngay lập tức. Tôi muốn quan tâm đến em, tôi muốn cho em chép bài, nhưng tôi không biết làm thế nào. Thế là tôi cố tỏ ra lạnh nhạt với em, thù oán em. Trong lớp có tên Long cũng thích em. Hắn luôn sán lại gần em, trêu chọc em, giấu dép của em. Đúng là trẻ ranh. Tôi cắn răng vào gán ghép Long - Lan. Người ta không ai biết rằng tôi cay cú tới mức nào. Ngày ấy, tôi hay phải băm bèo cho lợn và mỗi lần băm tôi lại nghĩ rằng tôi đang nện vào mặt tên tình địch. Gương mặt em cứ ám ảnh những giấc mơ của tôi. Cái gương mặt mà tôi vẫn bảo với bạn bè là kênh kênh, đáng ghét. Cái gương mặt mà tôi nhớ đến quắt tai mỗi lần em nghỉ học. Một buổi tối, sau khi đã viết tên em kín sáu trang giấy, tôi đã quyết định phải nói thẳng vào mặt em là: “Tôi thích em”. Và tôi đã viết một bài thơ, một bài thơ tình “vô thiên lủng”. Tôi viết như thế này:
Lan là bông hoa thơm ngát
Giữa cuộc đời khoe sắc tỏa hương
Tớ mong được hái về bên nớ
Cho lòng tớ thỏa những nhớ thương.
Ở trên, tôi vẽ một bông hoa và cẩn thận ghi chú là hoa hồng. Ở dưới, tôi vẽ một mũi tên xuyên qua hai trái tim và trích dẫn hai câu thơ bất hủ: “Bỏ tiền trong túi làm chi? Mua chai thuốc chuột phòng khi thất tình”. Ý tôi muốn thông báo rằng nếu nàng từ chối thì tôi sẽ... tự tử. Và thế rồi, hôm sau, tôi đã kẹp lá thư của tôi vào cuốn vở của nàng. Tôi đợi. Một, hai, ba, bốn ngày mà nàng vẫn lặng thinh. Đúng lúc tôi định gửi cho nàng thể loại văn xuôi thì thứ bảy...
Giờ sinh hoạt, cô chủ nhiệm sau khi nhận xét công việc của lớp đã thuyết giảng rất lâu rằng thì là còn bé chưa được nghĩ đến chuyện yêu đương nhăng nhít. Cô nói chung chung như thế mà tôi có cảm giác cô chỉ nói cho một mình tôi nghe. Cuối cùng cô hạ giọng để kết thúc vấn đề:
- Tôi biết lớp ta có một vài anh đã yêu, lại còn làm thơ gửi bạn Lan, làm ảnh hưởng đến học tập của bạn. Rất may, Lan đã thấy những thứ ấy thật nhố nhăng nên đã đem nộp cho tôi và xin tôi không kỷ luật người viết. Có đúng thế không Lan...
Lan đứng lên:
- Thưa cô, em cũng thấy là nhố nhăng...
Mọi con mắt đổ dồn vào Long. Tội nghiệp cho thằng bé...
Còn tôi, những gì tôi mộng tưởng về Lan ầm ầm đổ vỡ. Một tấm lòng mà đáng gọi là nhố nhăng sao? Tôi thấy ân hận, ân hận vô cùng. Thế là xong một tình yêu!
“Tháng năm - những dấu chân người cũng bụi mờ”. Có phải ai cũng có một thời khờ khạo, những tình yêu chưa phải tình yêu, những buồn vui ấu thơ một thuở, để xa rồi còn mãi nhớ dấu yêu?
Chú thích:
[1] Bột ngọt.