Ga quán Hành TRẦN LÊ ANChốn này xưa làm chi có sân gaCơn gió Lào thổi tung mù cát bụiCái nóng hầm hầm muốn thiêu cháy trụiMặt đất rùng mình trong mỗi đợt bom. Giữa điêu tàn của cuộc chiến tranh Chuyện ngày xưa như là không có thậtNgười bẻ ghi chui lên từ lòng đấtChẳng có sân ga, chẳng thấy một tiếng chim. Những đoàn tàu xuyên thủng cả trời đêmBỗng hiện ra như là cổ tíchNhững binh đoàn tiếp những binh đoànNối theo nhau đi vào chiến dịch. Những chàng trai tuổi trang giấy thếpNhững chiếc áo xanh phơi phới tinh nguyênĐem cả tuổi xuân ném vào trận đánhNhững thiên thần tỏa sáng trong đêm. Quán hành quân - Quán dừng chân giây látChẳng có sân ga... Pháo sáng cứ bừng lênBom nổ - kính rung - Lính xuống tàu đi tiếpNhằm phương Nam hát khúc quân hành... Giật mình súng đã tràn tay Bàng hoàng biết tuổi thơ không về nữa Lặng lẽ đi qua những thành phố cháy Tàn tro bay đỏ quạch trước đình làng Giật mình ngẫm may mà con có mặt Để khỏi cúi đầu khi nghe chuyện ngày xưa Quảng Trị yêu thươngBữa con xa nhà trời xối xả mưa Quanh mâm cơm chia tay cả nhà ngồi xổmNước ngoài sân tràn vào lênh láng Mấy khuôn mặt âm thầm quây quanh chiếc nồi rangLặng lẽ đè lên nhau Những vết đũa dọc ngang Quệt vào lòng nồi rang mẹ chưng khô nước mắmNước mắm kho vừa khét vừa đắng Đứa em út con cứ khen ngon vội vội vàng vàng đưa lên miệng mút Mắt tròn đen len lén nhìn xuống đất Canh chừng nước mưa ập vào lôi mất cái nồi rang Thiếu bát canh rau dền Nên tiếng cười của đàn con không bị lút Mong cho mẹ vui gắng đợi lửa tàn Mẹ lụi cụi chạy vào trong bếp Con cúi đầu nuốt vội tiếng khóc than Cái nấc nghẹn Chỉ riêng mình mẹ thấyCon đi theo bạn theo bầy Họng súng hứng đầy bụi khói Những đứa con trai vai gồng sông núi Nhìn vầng trăng lại nhớ mảnh quê gầy Đất dọc chiến hào đỏ tươi đâu phải ruộng mới cày Sao đồng đội con cứ chăng dây cắm đầu đạn làm hàng lúa cấy Những hàng lúa - đạn - đồng không run theo gió Chỉ có khói bom bay là là như ai đang vãi tro Khi lúa lốp sợ nhỡ thì con gái Đất ruộng làng ta cũng đã mỡ màu Gió ở chiến trường chẳng ngừng lâu Hắt ngược vào mắt con cay xè nhung nhớ Đạn bắn đi rồi Vỏ đạn gỉ xanh Rải rác những mảnh đời lẫn vào sắc cỏ Con run run vuốt xuôi đôi mắt Đồng đội con chưa kịp nhắm Bỗng chạm phải Một vệt sáng long lanh nóng hổi Nước mắt của chính mình bỏng rát trên môi Cái khoảng trống giữa hai trận đánh Thường được lấp đầy như thế mẹ ơi! Bao nhiêu khoảng trống qua rồi Bao nhiêu đồng đội con nằm lại Màu lúa vàng rưng rưng Nơi nào suối sông chưa tìm đến Đồng đội con ở lại Tuổi đời mới ướm thời trai Những phần mộ quặn rừng già hoang dại Như sóng chợt ngừng Những cơn sóng gãyKhông kịp về biển Cuồn cuộn rừng xanh rú đỏ thâm nghiêm Những lượn sóng ngầm thấm vào lòng đất Ngày một ngày hai Về lại quê làng Mướt mịn phù sa đắp bồi bến bãi Mượt mà đưa câu hát sang ngang Đêm Trường Sơn nhập nhoà pháo sáng Con máy mắt liên hồi Chắc mẹ thầm nhắc gọi Xin mẹ đừng lang thang ra ngoài ngõ Đừng tựa lưng thêm vào nơi mẹ đứng chờ con Cái thân cau bây giờ nhẵn bóng Loáng trơn Những tiếng thở dài Có phải cây cau vừa trổ gai Níu mẹ lại khỏi ngã xoài xuống đất Chiến tranh đi qua bàn tay lật Hắt vào mắt mẹ Bóng tàn nhang Con ruổi rong dọc những đại ngàn Vách đá rừng Lào hao hao dáng mẹ Đá mồ côi Đá cũng mồ côi như lũ trẻ Nên gió mênh mang thổi lộng tháng ngày Đất nước mình đắng cay Con xa nhà mẹ già thêm nhiều lắm Cái sạp nứa gãy nan Mẹ lui hui ngồi dặm Sờ lên dấu chân con nhảy nhót ngày nào Mẹ cứ vuốt ngón tay khô gầy lên vết chân con ngày ấy Lên cái giát giường để dằm xóc vào tay Những tháng năm tươi nguyên màu máu chảy Thổi suốt đời con ngọn gió trong lành Như vỉa quặng ẩn mình dưới đất Chút vốn liếng dụm dành Trầm tích của trái tim Cho con biết cười biết khóc Biết yêu người mình yêu như chính yêu mình Biết bạn bè không có nhiều lắm đâu dẫu mặt đất ngày càng đông chậtNhững gì đã có Cố đừng để mất Biết sự thật không hồn nhiên như cây cỏ Cỏ bây giờ dần đã hiếm hoi Ghét thì cho chơi Thương thì cho roi Lời thương mến lại nằm trong đá tảng Đá tảng cô đơn Giọt lệ vụng về.(Trích chương 6 - Trường ca "Trầm Tích")Dáng ta đứngĐÀO CHÍ THÀNHMặt trời ngang vaiBởi ta trên núi Dáng ta rất nổi Giữa triền sóng núi mênh mông Dáng dòng sông Lượn vòng uốn khúc Dưới chân đồi Ta đứng Oai hùng Dáng ung dung Đưa mắt nhìn bốn hướng.Chốt Đá Đứng, ven bờ Thạch Hãnthời kỳ giáp ranh năm 1973Quảng Trị và tôiNhà thơ Nguyễn Thụy KhaNăm nay, tròn 35 năm ngày thống nhất đất nước. Song với những người lính sinh viên và giáo viên đại học nhập ngũ ngày 6.9.1971, thì niềm vui giải phóng đã đến từ tháng tư năm 1972 ở Quảng Trị. Họ người thì là lính chiến đấu ở sư đoàn 325. Người thì ở những đơn vị hậu cần, thông tin, công binh phục vụ chiến dịch. Vui nhất là họ đã tụ quần với nhau những ngày đầu giải phóng Quảng Trị. Lúc ấy, tôi bắt đầu tập làm thơ. Bây giờ giở lại cuốn sổ tay ngày đó, mới nhớ rằng mình đã từng làm một bài thơ ngày Quảng Trị giải phóng. Bài thơ tên là “Ngọn lửa mùa hè”. Bài thơ của một người mới tập làm thơ thật nhiều “lỗi kỹ thuật”, nó thực sự chỉ là một trang nhật ký bằng thơ giữa không gian nồng khét khói súng.Ngọn lửa mùa hèAnh đi giữa trưa hè thị xãNắng biển mặn mà hòa lẫn sắc lá xanhMàu áo xanh hòa lẫn sắc lá xanhĐường phố ngập tràn màu xanh bóng nắng Quê hương ơi! Bao tháng ngày cay đắng26 năm đã tìm được một ngàyAnh lại trở về từ một buổi chia tayChẳng nói lên lời, lệ cười trên mí mắt Mới hôm nao phố phường còn xám ngắtĐời ngậm ngùi, nhức nhối vết giày đinhĐạp lên những chi khu, căn cứ địchAnh mang nắng về gọi đất mẹ hồi sinh Nắng trưa hè ngời thép súng lung linhNắng tỏa từ ngực anh ban trưa thêm sắc lửaNắng tìm về tận ngõ sâu, phố đổGiữa bộn bề anh có thấy tương lai Lửa bén bùng đỏ thắm sắc cờ bay,Từ Cổ Thành lửa chia về mọi ngảMang hồn lửa cầu vồng từ ngọn súng tay aiLửa học trò phượng nghiêng nghiêng cửa sổ Lửa tình yêu nhóm nhen từ lửa hoaCùng lửa cờ múa reo cùng lửa nắngBừng cháy giữa miền đất đai chiến thắngNgọn lửa mùa hè ấp ủ tự bao năm Và trưa nay đang cùng anh hành quân...Bài thơ đầy lạc quan. Nhưng sự thực của “Mùa hè đỏ lửa” diễn ra sau đó khốc liệt đến nỗi không thể tưởng tượng nổi. Quảng Trị thành nơi tranh chấp đẫm máu giữa hai bên liên quan tới Hội Nghị Paris đang đi tới quyết định ngừng bắn, lập lại hòa bình tại Việt Nam. Và cuối cùng thì sông Thạch Hãn trở thành giới tuyến tạm thời từ năm 1972 đến năm 1975.Sau ngày thống nhất đất nước, đầu năm 1977, đơn vị tôi được cử ra Quảng Trị để xây dựng đường dây quân sự nối thông từ Quảng Bình đến Phú Bài (Huế). Những ngày mưa ẩm ướt của mùa xuân 1977, tôi mới có dịp chứng kiến lại những tàn phá, đổ nát của “Mùa hè đỏ lửa” 1972 mà khi ấy, hầu như vẫn còn nguyên hiện trạng giữa một cuộc sống mới bắt đầu nhú mầm hồi sinh. Những chiều lang thang bên bờ sông Thạch Hãn thật buồn. Luôn luôn có cảm giác bước chân mình đang chạm vào anh linh những người đã hy sinh ở Cổ Thành nhiều đến mức không sao đếm xiết. Vậy là bài thơ “Nhớ nắng” bật ra như một lời tưởng niệm. “Nhớ nắng” đã từng được in trên tạp chí “Văn nghệ Bình – Trị - Thiên”.Không có lời nào rõ bằng cái nhìnBức tường đạn găm lỗ chỗĐất cát dưới chân nắng nằm mắt mởVết chém thân cây nhựa đọng thân Vẫn còn đây Quảng Trị Cổ ThànhTrời bâng khuâng mây bạcGạch vụn ngổn ngang ngổn ngang đổ nátHố bom hun hút vết thương Đo trên bản đồ hơn cây số vuôngMà gặp ở đây tan tành bao miền dấtNhưng nơi nào? Nơi nào đau nhấtĐể suốt đời tôi không gặp lại Cổ Thành Để suốt đời tôi không gặp lại các anhMột mùa hè nung nấuMùa hè ấy gạch chảy ra như máuMáu các anh che chở những căn nhà Em cười chi? Em xếp gạch đằng xaEm ghép lại mặt trời mùa hè ấyHay rưng rưng tay nâng dòng máu chảyCó nghe dĩ vãng dội về?Dĩ vãng trẻ măng, dĩ vãng binh nhì...Kỷ niệm Quảng Trị của tôi là một tấm chăn dù. Ra Hà Nội đã lâu mà tôi vẫn đắp tấm chăn dù đó. Đến năm 1992, nhẩm tính đã 20 năm chiến dịch Quảng Trị, tôi lại khai bút bằng một bài thơ nhiều nỗi niềm mang tên là “Bụi”.BụiCuộc chiến tranh không chịu ra khỏi tôiNhư bụi trong nhà chẳng chổi nào quét sạchCả em nữa tận cùng ngóc ngáchCứ chợt khi nhoi nhói buồn thương Mỗi sớm ăn bát cơm nguội ngày thườngGặp bữa phụ trước giờ chiến đấuSao hờn giận cứ quẩn quanh như máuGiấc bên em cả giấc không em Ôi thanh xuân cỏ dại ngạt menMọc lang thang khắp thời gian xứ sởTôi không tiếc nhưng bây giờ tàn úaXin lãng quên hay đồ cổ cứ bày Lại qua nhanh một năm cũ lên mâyCòn trĩu nặng tấm chăn dù Quảng TrịCuộc chiến tranh vẫn bám đầy thân thểNhư thịt da sốt rét những u mêCũng năm 1992, không thể chịu ngồi yên khi nỗi đau mất mát ở Quảng Trị cứ nhay nhứt trong lòng, tôi rủ nhà văn Hòa Vang, cùng nhà biên kịch Trần Trọng Hiền và nhà quay phim Phạm Đăng Minh vào Quảng Trị để làm một phim tài liệu mang tên “Quảng Trị – 20 năm và một khúc tưởng niệm”. Phim đã được chiếu rộng rãi ở Quảng Trị. Lời bình của phim thì in trên tạp chí “Cửa Việt” số 17 năm 1992. Trong lời bình, Quảng Trị đã được khái quát hóa hơn qua bài thơ “Vết sẹo câm”.Vết sẹo câmKhi hy sinh lớn quá sự hy sinhDường như không ai kể nhiều nữaCồn cát nắng lặng trắng từng tâm sựTháy máu xương còn trên đất tầng tầng Khi cái chết nhẹ như lẽ thường,Quý biết mấy sự sống từng khoảnh khắcCứ đi vòng Cổ Thành đổ nátNghe 81 ngày xưa bật hát dưới chân Mảnh đát này kẻ thù từng hủy diệtCòn chúng ta cũng đã từng lãng quênHai mươi năm khôn thiêng về da diếtChúng ta đã nhìn ra Quảng Trị. Và tin Không bao giờ hoài phí sự hy sinhRằng cái chết bắt đầu cho sự sốngRằng Quảng Trị vẫn là niềm xúc độngTrên hành tinh một vết sẹo câmSang thế kỷ mới, tôi tổ chức một tập thơ để vĩnh chào thế kỷ cũ mang tên “Biệt trăm năm” với 5 phần biệt “Biệt cố sử”, “Biệt thế sự”, “Biệt dị nhân”, “Biệt vãng xứ”, “Biệt thời truân”. Trong phần “Biệt cố sử”, tôi lại viết về mùa hè Quảng Trị 1972 với cái tên “Mùa hạ diễm”.Mùa hạ diễmThành Cổ nát tan cùng hàng phượng dọc đường Nguyễn Hoàng mà em vẫn hát “Diễm xưa”Hương ơi! Áo dài trắng cây ghi ta bé bỏngChai la – de đầu tiên anh uống cùng đá lạnhTanh nồng mùi máu mùi xương Em có còn trên đời không, hay đã nát tan cùng những mảnh tường Bồ ĐềHay đã chết sập hầm trước tòa nhà tỉnh trưởngCái giọng khàn khàn giai điệu lạ lẫmĐã hòa em vào trong ký ức của anh Hòa cả mùa hạ 72 cùng đồng đội trẻ măng,Những binh nhì hy sinh ngày lính mớiMưa vẫn hay mưa.. nắm cơm thiu vắt vộiDiễm xưa... Quảng Trị xưa... Mùa hạ xưa... Còn mất đến bao giờ?Vậy đấy, Quảng Trị và tôi là vậy đấy. Là 1972 hồn nhiên, 1977 suy tư, 1992 trăn trở, 2005 trắc ẩn./.