Hercule Poirot thở hổn hển, dừng lại gần cái rào chắn màu trắng ở lối đi vào biệt thự “Ngọn thông”. Ông ngắm nhìn ngôi nhà xinh xắn theo kiểu mới, tọa lạc giữa một khu vườn nhỏ, trên một ngọn đồi lác đác những cây thông khẳng khiu, cao vút. Một ông già đang mải miết tưới cây dọc lối đi đầy cỏ. Tóc ngài thiếu tá Spencer đã bạc, dáng đi hơi còng hơn trước. Tưới đến đầu đường, ông lão làm vườn ngước nhìn lên và thấy vị khách chăm chăm nhìn mình.- Ô, không sai chứ… ông bạn của tôi. Hercule Poirot!- Ông đã nhận ra tôi? Thật vinh dự!- Mong bộ râu mép của ông không bao giờ thay đổi.Bỏ chiếc bình tưới. Ông lại gần rào chắn:- Có việc gì mà ông đến vùng này?- Cũng vì cái điều mà thời trước đã run rủi tôi đi khắp nơi, vì cái mà cách đây đã lâu, đã xúi giục ông đến gặp tôi. Tóm lại, vì một chuyện án mạng.- Tôi thì bỏ mặc hết rồi. Giờ thì biết nhổ cỏ. Tưới cây. Sao ông biết được chỗ ở của tôi?Vừa nói ông vừa nhấc then cửa, mời Poirot vào.- Ông đã gửi tôi thiếp mừng Giáng sinh, trên đó có địa chỉ mới.- À, nhớ rồi. Thú thật, mình là người cổ, thích quan hệ với các bạn đồng nghiệp cũ.- Tôi rất mến đức tính ấy.- Poirot, mình già rồi…- Thì tôi cũng vậy.- Tôi không thấy ông có nhiều tóc bạc?- Ông thợ cắt tóc vẫn nhuộm luôn cho tôi. Điều gì khiến ông đến ở làng Woodleig Common?- Đơn giản là để gần gũi một cô em gái tôi. Góa bụa, con cái lấy vợ lấy chồng và sống tản mát, nhà chỉ có một phụ nữ đơn độc thì ở quá rộng. Thế là hai anh em gộp lương hưu lại với nhau, sống cũng tạm được. Mời ông vào, ta vào dưới cái hiên này. Spencer dẫn khách vào một thứ vườn mùa đông, chung quanh và bên trên đều có kính chẹ Một vài chiếc ghế bằng mây và nhiều bàn con. Mặt trời mùa thu chiếu sáng ấm áp.- Ông muốn uống gì? Tiếc rằng tôi không có nhiều thứ không, tuy nhiên có thể mời ông uống bia, hoặc nhờ cô em Elspeth của tôi pha trà. Ngoài ra có rượu shandy, côcacôla, cacao…- Ông tốt quá. Có lẽ ông cho xin một cốc shandỵ Tức là bia pha gừng, phải không?- Đúng thế.Spencer vào nhà rồi khi đi ra mang hai vại bia vàng óng. Đặt lên bàn rồi ngồi xuống cạnh Poirot. Ông nâng cốc:- Tôi không nâng cốc để tưởng nhớ quá khứ, vì đã vĩnh viễn cắt đứt với các vụ án. Và, nếu như tôi thầm đoán, việc ông đến chơi tôi có liên quan tới vụ giết người đang làm xôn xao cái thị trấn yên bình này, tôi xin nói luôn là tôi rất phẫn nộ và kinh tởm.- Tôi thông cảm.- Có đúng là về chuyện cô bé bị người ta ấn đầu vào nước đến chết?- Đúng.- Nhưng tại sao ông lại tìm tôi?- Bạn Spencer thân mến, ai đã từng là cảnh sát, mãi mãi vẫn là cảnh sát.- Đã bảo là tôi buông xuôi mọi chuyện từ lâu.- Dù sao ông vẫn có thể kín đáo giúp vào việc điều tra, làm cho nó tiến triển?- Cũng có thể, nhưng Poirot này, ông chưa nói vì sao ông lại dính vào vụ này? Tôi tưởng ông yên vị Ở London? Hồi chúng ta còn cộng tác với nhau, ông thường xuyên ởLondon.- Tôi vẫn sống ở London, và tôi tới đây theo yêu cầu của một cô bạn, cô Oliver. Ông nhớ cô ấy không?Spencer nghĩ một lát rồi nói.- Xin lỗi, sợ rằng tôi không nhớ.- Cô ấy viết tiểu thuyết trinh thám. Ông đã gặp cô ta khi điều tra cái chết của bà Mc Gentỵ Ông còn nhớ vụ án Mc Genty không?- Không! Chuyện ấy xưa cũ quá rồi… Hồi ấy ông đã giúp tôi đắc lực. - Tôi cũng rất vinh dự đã được ông vời đến.- Ariadne Oliver! Tôi nhớ rồi. Cái cô mê táo!- Cô ấy có mặt tại buổi liên hoan thiếu niên.- Cô ấy đã đến ở vùng này ư?- Không, cô đến chơi một bà bạn, bà Buther.- Bà Buther thì thôi biết! Nha ở gần nhà thờ. Một bà góa, chồng là phi công. Có một đứa con gái rất xinh. Bà Buther trông còn son trẻ lắm, ông thấy không?- Tôi mới thoáng gặp có vài phút, nhưng xin đồng ý với ông.- Còn ông, Poirot, cái gì đã lôi ông ra khỏi nơi ẩn náu?- Ariadne Oliver. Cô ấy yêu cầu tôi giúp.Một nụ cười thoáng nở trên môi Spencer:- Vẫn là chuyện cũ: người nọ nhờ người kia giúp. Nhưng còn tôi thì tôi giúp ích gì cho ông?- Ông có thể giúp tôi tiết kiệm thì giờ bằng cách cho tôi biết về mọi người dân ở thị trấn này, nhất là những người đã đến dự buổi liên hoan ấy. Tôi muốn có ý kiến về mọi thứ, mọi người. Tôi phải xác định được tính cách con người nào – đàn ông hay đàn bà – đã bảo con bé chơi trò đớp táo mà không hề gây nghi ngờ về tâm địa xấu xa của mình. Tôi đoán rằng người đó phải được con bé tin cậy, có nghĩa không phải người xa lạ. Tôi cho rằng tội ác đã được thực hiện quá nhanh, không gặp sự chống cự gì.- Vụ giết người bẩn thỉu! Tôi sẽ cố hết sức làm vừa lòng ông. Khốn thay, tôi chỉ mới đến đây ở từ năm ngoái; tuy nhiên bà em tôi thì đã ở ba năm. Số dân không nhiều lắm, vì thanh niên ngày càng bỏ ra các thành phố lớn. Nhưng còn có một số người dân trung thành, như bà giáo Emlyn, bác sĩ Ferguson và nhiều gia đình bám rễ đã lâu.- Chắc ông phải biết về những kẻ bất hảo trong vùng?- Hình như đã lâu, có chuyện một em bé là nạn nhân của một tên điên khùng nào đó, nhưng theo chỗ tôi biết, không có chuyện tương tự xẩy ra gần đây xung quanh Woodleig Common. Tôi biết tối hôm ấy, có mặt hai chàng trai mà cảnh sát phải để mắt. Một là Nicholas Randsom, mười bẩy mười tám tuổi, bề ngoài cũng tốt thôi, nhưng ai biết đâu ma ăn cỗ…? Hai là Desmond, từng phải điều trị về tâm thần, nhưng nguyên do không liên quan gì đến chuyện này. Nhưng rõ ràng là kẻ sát nhân đã trà trộn trong số khách dự liên hoan. Có thể là một người lạ đã lẻn vào nhà mà không ai để ý. Tôi nghĩ là cửa ra vào chắc không khoá, hoặc một cửa sổ mở ra phía sau nhà cũng để ngỏ. Vấn đề còn lại là không biết bằng cách nào mà thủ phạm lại xui được em bé chơi thử trò đớp táo cho hắn xem? Trở lại việc của ông, Poirot, tôi cũng không hiểu làm thế nào mà cô Oliver thuyết phục được ông ra tay trong vụ này?- Cô ấy chỉ nhắc lại mấy lời mà em bé đã nói.- Em bé bị giất ấy à?Spencer tò mò nhìn Poirot. Poirot thuật lại việc Oliver đến tìm mình. Nghe xong, ông cảnh sát hưu trí vân vê hàng râu mép thưa, ra chiều suy nghĩ:- Vậy em Joyce không nói rõ vụ án mà em chứng kiến, xẩy ra khi nào?- Không.- Theo lời ông nói, người ta có cảm tưởng con bé này nói thế chỉ cốt để hênh hoang, ra vẻ ta đây?- Cô Oliver cũng có cảm giác ấy.- Biết đâu nó chả bịa chuyện?- Có lúc tôi nghĩ vậy, nhưng chớ quên rằng vài giờ sau đó, em bé ấy đã chết, đã bị giết. Do đó, ta buộc phải tin vào sự xác thực của những lời em nói. Do lời nói đó mà tên giết người thấy cần phải ra tay ngay.- Quả có như vậy.- Cho nên tôi nhờ ông tìm hiểu về những người có mặt tối ấy.- Đồng ý. Liên quan đến buổi liên hoan, tôi đã nghe nhiều bà hàng xóm kể lại. Phần lớn là phụ nữ. Nhưng cũng có bác sĩ Ferguson, ông phó giám mục, ngoài ra là các bà mẹ, bà cô, hai giáo viên của trường địa phương và khoảng mười lăm đứa trẻ, ít tuổi nhất là mười một.- Có thể biết những người nào được mời, mà phút cuối cùng không đến dự?- Khó đấy, nếu giả thuyết của ông đúng.Spencer cau mày nói tiếp:- Thực ra, chúng ta không tìm một tên tâm thần bệnh hoạn nào, mà là một tội phạm. Sau khi đã phạm xong tội ác cách đây nhiều năm, bất ngờ được nghe từ miệng một con nhỏ, rằng hắn đã bị có người nhìn thấy. Tôi không tin một người nào trong số dân ở đây lại giữ vai trò bỉ ổi ấy. Dở một cái là Joyce không nói rõ hơn. Hay là kẻ sát nhân trước đó đã có thỏa thuận thế nào với em để em câm miệng?- Không thể thế. Theo lời Oliver, Joyce hồi ấy không nhận biết đó là án mạng.- Vô lý!- Ông cho là thế ư? Một em bé mười hai mười ba tuổi đã chôn vùi trong ký ức một vụ giết người xẩy ra từ mấy năm trước. Em có thể chứng kiến chuyện gì đó mà không hiểu hết ý nghĩa, ví dụ một tai nạn xe hơi trong đó người lái đã chẹt chết một người. Cô Oliver đã đưa ra nhiều giả thiết, mà cô ấy thì có trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Trong tất cả các giả thuyết ấy, tôi ghi nhận một điều: có một cái gì, một cử chỉ hoặc một lời nói vô ý nào đó, đã gợi cho cô bé nhớ lại, đồng thời soi sáng thêm về hoàn cảnh của cái gọi là tai nạn ấy.- Và ông đến đây để điều tra về những khả năng thuộc loại ấy?- Cũng là vì lợi ích chung thôi mà, ông không thấy sao?- Tôi sẽ xem xem làm được gì. Và bảo cả cô em Elspeth tham gia nữa. Cô ấy bao giờ cũng rất thạo tin về chuyện của thiên hạ.