ổ tiên của con người không phải là con khỉ mà ta thấy ngày nay. Xưa kia người và khỉ vốn cùng một nguồn gốc, sau đó tách riêng ra thành hai dòng giống cách biệt và điều này đã quá xa xôi trong dĩ vãng. Thuỷ tổ của con người đã rời bỏ cây cao, xuống mặt đất để sinh sống, dùng hai chân để đi và làm việc bằng hai tay. Còn tổ tiên của loài khỉ vẫn giữ nguyên lối sống trên cây và ngày càng thích ứng với lối sống đó.Chính vì vậy mà cấu tạo của thân hình loài khỉ khác hẳn con người. Từ tay, chân, bộ óc và lưỡi đều khác nhau.Bàn tay của khỉ khác với tay người nhiều. Ngón tay cái của khỉ ngắn hơn ngón út và không cách xa các ngón khác như tay người. Trong khi ngón tay cái của con người lại là ngón có ích nhất, có thể ví như đội trưởng một kíp thợ năm người của bàn tay. Ngón tay cái của người có thể làm việc cùng một lúc với bất cứ ngón nào khác hoặc cùng làm với tất cả bốn ngón kia một lúc. Do đó, bàn tay con người có thể dễ dàng sử dụng các loại dụng cụ khác nhau.Khi con khỉ muốn hái một quả gì nó thường dùng tay bám lấy cành cây có quả đó và lấy chân giật quả ra. Khi đi nó chống bàn tay xuống đất. Như vậy, hai bàn tay của nó nhiều khi dùng thay chân và ngược lại chân có thể thay tay.Nhưng ngoài hình dáng tay và chân giữa người và khỉ khác nhau, còn có một điều vô cùng quan trọng. Đó là óc loài khỉ thì nhỏ và ít phức tạp hơn óc con người rất nhiều.Quan sát hoạt động của loài khỉ các nhà khoa học kết luận: hành động của loài khỉ hoàn toàn là những cử chỉ hỗn độn thể hiện sự hoạt động cũng hỗn độn của bộ óc chúng. Hoạt động ấy không giống chút nào với hoạt động rất trật tự, rất tập trung của bộ óc con người. Tuy vậy, khỉ cũng khá thông minh và rất thích nghi với đời sống trong rừng, trong cái thế giới nhỏ bé ấy - cái thế giới đã ràng buộc nó bằng vô số những dây xích vô hình.Trước kia có một nhà bác học muốn quan sát giống khỉ trong môi trường quen thuộc của nó từ lúc mới sinh ra. Ông đến ở tại các nước Camơrun, châu Phi.Ông bắt lấy khoảng chục con khỉ rồi để mặc cho chúng sống tự do trong một khu rừng nhỏ cạnh trại của ông để chúng có cảm giác như sống tại quê hương của chúng. Muốn ngăn không cho chúng chạy trốn, nhà bác học cho chặt hết tất cả các cây cối ở gần khu rừng nhỏ dùng làm nơi ở cho những con khỉ đó.Ông tính toán rất đúng: vốn là con vật sống trong rừng, con khỉ không bao giờ tự ý bỏ rừng ra đi. Những khoảng đất trụi cây ở chung quanh làm chúng lo ngại và giam chân chúng ở lại khu rừng nhỏ mà không cần đến những chấn song sắt. Đối với giống khỉ thì sinh sống ở nơi quang đãng, không cây cối là điều không thể làm được trong khi con người lại làm được điều đó.Tổ tiên chúng ta không phải ngay một lúc có thể rời bỏ được rừng, nơi giam chân họ như một cái lồng. Con người nguyên thuỷ đã phải trải qua hàng chục vạn năm mới dần dần có đủ tự tin để rời rừng cây và mạo hiểm đi về nơi đồng cỏ và đồng bằng. Muốn phá vỡ dây xích trói buộc mình vào môi trường đầu tiên là rừng cây thì trước hết cần phải xuống đất và tập đi bằng chân.Những điều đó không dễ dàng và phải mất một thời gian rất dài con người nguyên thuỷ mới làm được một điều tưởng như đơn giản ấy.Ở thời kỳ xa xôi, khi tổ tiên chúng ta ở rừng chuyên sống trên cây, đã tập được cách sử dụng hai tay khác hẳn hai chân, dùng tay để hái quả và cũng để làm tổ trú ẩn ở giữa các cành cây.Khi bàn tay đã có thể bứt một trái cây thì cũng có thể cầm một cái gậy hay một hòn đá. Khi đã nắm được hòn đá hay cái gậy thì cánh tay không giống như trước nữa, nó trở thành dài ra và mạnh hơn nhiều.Với hòn đá, người nguyên thuỷ có thể đập vỡ vỏ các trái cây cứng rắn nhất mà răng cắn không được. Cái gậy có thể dùng để đào bới đất tìm những rễ cây ăn được. Càng ngày người nguyên thuỷ càng dùng phương pháp mới đó để kiếm ăn, dùng gậy bới đất tìm các thứ rễ cây và củ, dùng hòn đá bới đất và đạp vỡ các gốc cây già để tìm sâu bọ. Nhưng muốn rảnh tay hoạt động thì cần phải miễn cho hai tay nhiệm vụ di chuyển: hai tay càng bận việc thì hai chân càng phải độc lập vận động để đi lại.Như vậy, hai tay bắt buộc hai chân phải tự đảm đương việc đi lại còn hai chân thì phải giải phóng cho hai tay khỏi nhiệm vụ đó để rảnh rang làm các việc khác.Và một giống vật chưa từng thấy xuất hiện trên trái đất: đi thẳng bằng hai chân sau và lao động bằng hai chân trước.Trông hình dáng bề ngoài người nguyên thuỷ giống hệt một con vật. Nhưng nếu ai trông thấy nó sử dụng hòn đá hay cái gậy thì chắc chắn sẽ phải nói:- Con vật đó phải gọi là “tiền thân của con người”.Thời ấy, trái đất có sự thay đổi khí hậu, mùa đông ngày càng rét và các loài muốn tồn tại đều bắt buộc phải thay đổi.Ở những nơi trước kia là rừng rậm cây mọc chằng chịt bây giờ cây mọc thưa hơn, làm thành những bãi quang. Loài khỉ có giống bỏ đi nơi khác, có giống đã bị tiêu vong.Ở rừng, cây nho và cây vả ngày càng ít. Đi lại trong rừng ngày càng khó khăn. Rừng cây mọc thưa nên muốn chuyển từ cây này sang cây khác cần phải chạy trên những chặng đường dài ở trên đất. Điều đó không phải chuyện dễ dàng đối với con vật quen sống trên cây, bởi nó sẽ luôn bị đe doạ vấp phải nanh vuốt thú dữ.Nếu người nguyên thuỷ không trút bỏ được thói quen cũ sẽ bắt buộc phải giống khỉ di CƯ về phương nam. Nhưng ngay từ hồi đó, con người đã khác với giống khỉ: để kiếm ăn người thời cổ đã dùng đá và gỗ. Dần dần, con người không sợ hãi khi thấy cây trong rừng thưa thớt đi: biết di chuyển trên mặt đất trông. Nếu gặp thú dữ tấn công trên đường đi, cả đàn người cổ xưa hợp sức đánh đuổi kẻ thù bằng đá và gậy gộc.Khí hậu khắc nghiệt không làm tiêu diệt tổ tiên loài người mà cũng không buộc được con người phải rút lui về phương nam cùng với các rừng cây. Trái lại, chính khí hậu đó đã đẩy mạnh sự biến đổi của vượn người thành người thực sự.Trong khi đó số phận anh em họ của người là loài khỉ rút về phương nam với các rừng nhiệt đới và vĩnh viễn trở thành loài thú ở rừng. Chúng bắt buộc phải làm như vậy, không có cách nào khác. Vì chúng tiến hoá chậm hơn tổ tiên con người và không biết dùng công cụ. Những con khỉ khôn khéo nhất cũng vẫn trú ngụ ở những tầng trên của khu rừng và ngày càng thành thạo trong việc leo trèo và bám vào cành cây.Những giống khỉ vụng về nhất, không thích ứng được với lối sống trên cây phải chịu số phận thảm thương. Chỉ còn sống sót những giống khỉ lớn nhất và khoẻ nhất. Những con vật càng to và nặng thì càng khó sống ở trên cây. Dù muốn hay không chúng cũng phải xuống đất. Thí dụ: ngay thời bấy giờ, con khỉ vẫn sống ở trên mặt đất trong rừng. Và muốn tự vệ trước kẻ thù, nó không biết dùng đá hay gậy mà chỉ trông cậy vào hai hàm răng khoẻ có những nanh nhọn đáng sợ.Đó chính là ngã ba đường phân cách sự tiến hoá của giống người và giống khỉ, anh em họ của người.Thời kỳ đầu tiên đó, con người nguyên thuỷ, hay đúng hơn con người vượn đó, hình dáng thế nào? Đó là câu hỏi mà bao nhiêu nhà bác học đã tự đặt ra.Những con khỉ “tiền thân của con người” đó đã không còn nữa. Nhưng chắc hẳn xương của nó còn giữ lại được ở đâu đây dưới mặt đất.Tìm thấy những bộ xương đó tức là chứng minh một cách chính xác rằng con người từ giống khỉ mà sinh ra. Vì chính con người vượn đó là cái mắt xích bị mất đi trong cả chuỗi dây xích nối liền con khỉ thời tiền sử với con người có tri thức. Nhưng hình như cái mắt xích đó đã vĩnh viễn bị thất lạc trong đám đất đá, đất sét và phù sa của những thời kỳ xa xưa.Cuối thế kỷ trước, nhà bác học Hechken đã đưa ra một giả thuyết: xương của người vượn (tên khoa học của người vượn là Ô-xtơ-ra-lô-pi- téc) có thể tìm thấy ở miền nam châu Á. Ông còn chỉ rõ ở trên bản đồ khu vực có nhiều khả năng tìm thấy xương đó hơn cả là (Indonesia) quần đảo Nam Dương.Rất nhiều người cho rằng giả thuyết của Hechken là ít căn cứ. Nhưng giả thuyết đó đưa ra không phải là vô ích: có một người tin tưởng ở giả thuyết đó đến nỗi quyết tâm bỏ hết công việc đang làm để lên đường đến quần đảo Nam Dương, với mục đích tìm kiếm những mảnh xương theo giả thuyết về người vượn là bác sĩ ơgien Duyboa, giáo sư phẫu thuật ở trường đại học tổng hợp Amsterdam.Rất nhiều bạn đồng nghiệp của ông lắc đầu khi nghe tin đó. Họ cho rằng làm như vậy là điên rồ. Để thực hiện ý kiến của mình, giáo sư Duyboa đã từ bỏ nghề dạy học, xin vào làm việc trong quân đội và dưới danh nghĩa bác sĩ quân y, ông đi sang đảo Sumatra xa xôi.Công việc của ông Duyboa không thuận lợi. Dù sao đây cũng mới chỉ là trong giả định, ông không thể xác định một cách chắc chắn xương loài người-vượn là có thật. Mặc dầu vậy, ông vẫn kiên nhẫn tìm tòi với một quyết tâm sắt đá.Không tìm thấy xương người-vượn ở Sumatra, ông quyết định đến tìm ở một đảo khác là đảo Java, xem có hiệu quả hơn không.Và chính ở dây ông đã đạt được mục đích.Ông đào được ở gần làng Torinin một nắm xương, một mẩu xương hàm dưới, cái răng và một xương đùi của người-vượn. Sau đó lại tìm thấy thêm vài mảnh xương đùi nữa.Ông dựa vào những mảnh xương đó để khôi phục lại hình dạng của thuỷ tổ loài người tiền sử, thì thấy hiện ra một cái trán thấp thụt về phía sau, hai vành xương che mi mắt nhô ra và hai mắt sâu. Bộ mặt này giống là mặt khỉ hơn mặt người. Nhưng bộ xương sọ minh chứng rằng người-vượn này thông minh hơn loài khỉ với bộ óc to hơn óc khỉ rất nhiều.Quan sát kỹ xương đùi và dấu vết còn rất mờ của gân nối xương đó với bắp thịt đùi, giáo sư kết luận người - vượn có thể đứng thẳng được. Nó đã đi bằng hai chân, tuy có lẽ còn ngượng nghịu.Sự khám phá của ông đã gây nên những phản ứng điên cuồng của những kẻ ngoan cố không thừa nhận nguồn gốc loài người từ khỉ.Duyboa bênh vực công trình của mình rất dũng cảm và được sự ủng hộ của tất cả những ai hiểu rõ giá trị khoa học của sự khám phá đó.Ông bác bỏ luận điệu đôi phương bằng cách vạch ra rằng xương sọ kia không thể là xương vượn được vì xương sọ của vượn không có những chỗ lõm ở trán như người-vượn.Năm tháng trôi qua… Giả thuyết con người-vượn vẫn chưa được thừa nhận. Nhưng rồi xảy ra một việc bất ngờ, người ta lại tìm thấy những xương còn sót lại của một con người-vượn khác rất giống người-vượn của ông Duyboa…Vào đầu thế kỷ XX, một nhà khoa học trong lúc đang dạo chơi ở các phố Bắc Kinh đã rẽ vào một hiệu thuốc bắc. Trong tủ hàng bày la liệt nào nhân sâm, nào xương và răng thú vật, lẫn với các thứ bùa hộ mệnh khác, ông chú ý đến một cái răng không thể bảo là của súc vật được, mà cũng khác xa răng con người bây giờ.Nhà bác học liền mua cái răng kỳ lạ ấy và gửi tặng một viện bảo tàng ở châu Âu. Ở đấy người ta xếp loại riêng cái răng đó, gọi bằng một cái tên rất thận trọng là “cái răng Trung Quốc”.Hơn hai mươi năm sau, bỗng nhiên người ta tìm thấy một hang đá tên là Chu Khẩu điếm ở gần Bắc Kinh hai cái răng giống như cái răng trên kia, rồi ít lâu sau lại tìm thấy cả bộ xương của con người thời tiền sử mà người ta gọi tên là người-vượn Trung Quốc (hay người-vượn Bắc Kinh).Ngoài Duyboa, nhà khoa học Anh Luit Liki đã tìm thấy một bộ xương sọ của người nguyên thuỷ, còn xa xưa hơn cả loài người-vượn Bắc Kinh. Loài người-vượn tìm thấy ở Tanganica, tên khoa học gọi là Gindgiantrop, sống ở rừng châu Phi đã trên 1.700.000 nghìn năm về trước. Nó đã xuất hiện sớm hơn loài người-vượn Bắc Kinh hàng trăm nghìn năm. Cái quan trọng nhất là ở châu Phi, người ta đã tìm được xương của con người thuộc vào thế hệ cháu và chắt của loài vượn người Gindgiantrop. Rất có khả năng là “cháu, chắt” nay là những người cùng thế hệ với loài người-vượn Bắc Kinh.Từ cây xuống đất, từ rừng ra thung lũng bên các dòng sông; đó là con đường tiến hoá của con người khi con người đã rứt bỏ được dây xích ràng buộc nó với rừng cây.Khẳng định con người từ rừng cây đi đến các thung lũng trước tiên vì người nguyên thuỷ đã để lại những vết tích cho đến bây giờ.Đáng chú ý không phải là những vết chân mà dấu vết do các bàn tay để lại.Cách đây một trăm năm trong thung lũng của dòng sông Xom ở nước Pháp có những công trường lớn khai thác sỏi, cát và đá lát đường.Có nhiều hòn đá cuội không nhẵn nhụi mà gồ ghề như có bàn tay đẽo gọt ở hai mặt. Do đâu mà đá có hình dạng đó? Tất nhiên không phải do tác động của nước chảy, vì nước chảy chỉ làm đá mòn nhẵn đi.Những hòn đá cuội kỳ lạ đó được Busted Dopector chú ý. Đó là những hòn đá cuội kỳ dị còn nằm trong đất cát. Ai đã đẽo gọt những hòn đá đó? Ông cho rằng chỉ có thể là con người mà thôi.Nhà bác học cảm động ngắm nghía các hòn đá cổ xưa. Không tìm thấy xương của những người nguyên thuỷ, nhưng những hòn đá kia chính là kết quả lao động của con người thời cổ. Chỉ có bàn tay con người mới có thể đẽo gọt được những hòn đá đó.Dopector liền viết một cuốn sách với cái tên “Bàn về sự sáng tạo - Luận về nguồn gốc và sự tiến hoá của sinh vật”. Cuốn sách này vừa ra đời đã bị công kích dữ dội.Sau đó có hai nhà địa chất học Laien và Pơretvich đến thung lũng sông Xom, nghiên cứu các công trường làm đá và các đồ vật mà ông Dopector đã sưu tầm. Khi đã nghiên cứu tỉ mỉ, hai ông tuyên bố các công cụ tìm ra đó quả thực là của con người sống trên đất Pháp thời thượng cổ.Cuốn sách của ông Laien mang tên “Chứng cớ địa chất về nguồn gốc cổ xưa của loài người”.Liên tục sau đó người ta đã tìm ra rất nhiều công cụ giống như những vật mà ông Dopector đã đào được. Thường thường là tìm thấy trong những công trường khai thác đá ở bên sông.Những dụng cụ cổ xưa nhất tìm thấy là những hòn đá mài đẽo sơ sài ở hai mặt bằng một hòn đá khác. Cũng có khi là những mảnh đá dẹt thô sơ như những mảnh của một hòn đá lớn vỡ ra.Chính những dụng cụ bằng đá đó là dấu vết do bàn tay con người thời xưa để lại ở các thung lũng và lòng sông cạn nước. Đây là nơi những người thời tiền sử đến tìm trong đám sỏi cuội do nước sông cuốn theo, những vật liệu để chế thành những cái nanh, cái vuốt nhân tạo của mình.Và đó đã là một công việc thực sự của con người rồi. Một con vật có thể biết kiếm thức ăn hoặc biết tìm vật liệu làm tổ, nhưng không khi nào lại nghĩ đến việc tìm ra vật liệu để tự làm ra thêm những nanh vuốt sắc nhọn cho mình.Những vũ khí đầu nhọn sẵn có đôi khi tìm thấy ở gần những chỗ nước xoáy mạnh, cọ xát các hòn đá vào nhau làm cho đá mòn dần và thay hình đổi dạng. Tất nhiên là dòng sông chẳng hề quan tâm đến kết quả công việc mình làm. Vì vậy, trong số trăm nghìn hòn đá được nước sông chế tác như thế, chỉ có một số rất ít có thể giúp ích cho con người.Cho nên con người đã phải tìm cách tự làm ra những dụng cụ cần thiết.Và đã xảy ra một việc mà sau này còn diễn lại nhiều lần trong lịch sử: con người đã tạo ra những công cụ thay cho những công cụ có sẵn của tạo hoá. Tự nhiên giống như một công xưởng vĩ đại, ở đó con người sắp đặt công xưởng riêng của mình trong một góc nhỏ để sáng chế ra những công cụ mà trong thiên nhiên không có.Đó là trường hợp của những công cụ mà con người trước hết làm bằng đá, rồi hàng nghìn năm sau chuyển sang làm bằng kim loại. Lúc đầu người ta đẽo gọt những mảnh kim khí vụn sẵn có trong tự nhiên, nhưng tương đối hiếm, sau mới biết cách lấy kim khí từ trong quặng ra. Và mỗi khi tiến từ những vật sẵn có trong tự nhiên sang những vật do chính tay mình làm ra, tổ tiên chúng ta lại tiến thêm một bước nhảy vọt đến gần tự do, gần việc giải phóng bản thân khỏi sự không chế khắc nghiệt của tự nhiên.Thoạt đầu con người chưa biết chế tạo ra các vật liệu làm công cụ. Trước hết, họ mới chỉ biết thay đổi hình dạng những vật có sẵn trong tự nhiên. Người nguyên thuỷ chọn một hòn đá và lấy hòn đá khác ghè dần vào nhau làm biến đổi hình thù hòn đá kia. Như vậy là đã có một dụng cụ mà các nhà khảo cổ học đặt tên là “rìu đẽo hai mặt” hoặc là “cái để thái”. Những mảnh đá vỡ ra cũng được giữ lại để dùng để cắt, nạo, đâm thủng…Những công cụ cổ xưa nhất như vậy mà ta thường tìm thấy vùi sâu dưới đất giống hệt những mảnh đá do thiên nhiên chế tác, đến nỗi đôi khi khó mà nói chắc được rằng người chế tác ra nó là ai: con người, dòng nước hay đơn giản là tiết trời cùng với nước tạo nên.Tuy nhiên, những bãi cát trên bờ sông và trong những lòng sông cũ nay đã bị cát với đất sét lấp đầy, người ta đã tìm tòi và phát hiện được cả những công xưởng thời tiền sử. Ở đây có những rìu đẽo hai mặt đã làm xong hẳn, lẫn với những mảnh đá ghè vỡ ra để dự trữ. Họ đã làm biến đổi hình dạng các hòn đá một cách có ý thức nhằm một mục đích định sẵn. Lần đầu tiên trên mặt đất con người bắt đầu sửa chữa cải tạo tự nhiên từng tí một, bằng cách đổi thay hình dạng những hòn đá do tự nhiên sáng tạo ra.Thế là con người cùng với việc tự đặt mình cao hơn hẳn một bậc trên muốn loài đã làm cho mình bớt phụ thuộc vào xung quanh. Từ nay trở đi, con người không còn phải lo ngại việc tự nhiên không làm sẵn cho họ những hòn đá thích hợp với nhu cầu.Bấy giờ con người đã biết làm lấy công cụ để dùng.Dần dần bộ óc của con người ngày càng phát triển phức tạp hơn, đòi hỏi cấp bách thức ăn phải có thịt.Đi đối với việc cải tiến các công cụ, nghề săn bắn đã đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong đời sống con người.Nhưng nếu đối với người miền nam, thịt thú săn là một món ăn thêm không thể thiếu được thì thịt thú lại chính là thức ăn độc nhất để sinh sống ở miền bắc.Ở miền bắc, tuyết, gió, bão, rét làm cho việc săn bắn nhiều khi không tiến hành được. Như vậy, cần phải làm thế nào săn bắn một lần mà kiếm đủ thịt ăn trong nhiều ngày. Nghĩa là săn những giống thú nhỏ thì không đủ sống mà phải tấn công những con thú lớn.Thế là, vì đi theo vết chân các con thú để săn bắn lấy thịt ăn, con người đã rời bỏ rừng, nơi con người đã ra đời và lớn lên.Càng ngày con người càng đi xa mãi trên các thảo nguyên. Ta đã tìm thấy những đông tro ghi lại nơi đốt lửa trại của những người đi săn. Họ đã đi xa rừng tới tận những nơi mà trước kia con người sống bằng hái lượm không bao giờ dám mạo hiểm đặt chân tới.Một điều quan trọng nữa, con người chỉ thoát khỏi lốt thú do sự tích luỹ kết quả lao động của tập thể, nếu sống đơn độc con người sẽ mãi chỉ là con vật. Nhưng muốn tồn tại trong tập thể phải có sự giao tiếp. Lúc đầu là ngôn ngữ cử chỉ và sau đó tiếng nói ra đời.