CHƯƠNG II - Mục II

     ÁC THÔNG ĐIỆP CHÁNH TRỊ VÀ DIỄN TRÌNH BIẾN CHUYỂN
CỦA TƯ TƯỞNG KIM DUNG
XÉT QUA SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
VÀ CÁC CỐT CHUYỆN TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG NHỨT CỦA ÔNG
I. THÔNG ĐIỆP MÀ KIM DUNG NHẮN GỞI
CHO NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CHÁNH TRỊ
QUA SỰ TÍCH CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU
TRONG CÁC BỘ TRUYỆN VÕ HIỆP NỔI TIẾNG NHỨT CỦA ÔNG.
So sánh các, nhơn vật chánh yếu trong bộ truyện võ hiệp nổi tiếng nhứt của Kim Dung, chúng ta thấy rằng mỗi người đều có nét độc đáo của mình, nhưng cũng có vài điểm giống nhau và chính phần giống nhau này là thông điệp mà Kim Dung nhắn gởi cho những người hoạt động chính trị
A. CÁC ĐIỂM ĐỘC ĐÁO CỦA CÁC NHƠN VẬT CHÁNH YẾU.
Kim Dung là một nhà văn đại tài nên các nhơn vật của ông người nào cũng có nét độc đáo không ai giống ai.
1. So sánh thân thế các nhơn vật chánh yếu.
Về mặt thân thế, các nhơn vật trên đây đều có nguồn gốc và nếp sống khác nhau.
Đoàn Dự là người trong hoàng tộc một nước và về sau đã làm vua nước ấy. Mộ Dung Phục là người dòng dõi một hoàng tộc đã mất nước từ lâu, nhưng vẫn còn tiền của để nuôi dưỡng ông trong cảnh phú quí từ nhỏ đến lớn.
2. So sánh tư chất các nhơn vật chánh yếu.
Về mặt tư chất thì Tiêu Phong, Mộ Dung Phục, Dương Khang, Vi Tiểu Bảo, DươngQuá, Lịnh Hồ Xung, Trương Vô K.ỵ và Đoàn Dự đều là những người thông minh lanh lợi. Nhưng ngoài ra, Tiêu Phong, Mộ Dung Phục và Dương Khang là những người có nhận xét tinh tế và có tài ứng phó với tình thế một cách nhanh chóng, lại có khả năng quyết đoán. Bởi đó, họ có thể dễ dàng một mình cáng đáng một công việc quan trọng hay lãnh đạo một đoàn thể lớn. Vi Tiểu Bảo không bằng họ về mặt này, nhưng không thua họ bao nhêu. Dương Quá và Lịnh Hồ Xung còn kém hơn Vi Tiêu Bảo một phần, vì Dương Quá có khi thiếu sự quyết đoán còn Lịnh Hồ Xung thì có khi thiếu sự linh mẫn, thành ra dễ bị gạt gẫm. Trương Vô Kỵ còn thiếu linh mẫn và còn dễ bị gạt hơn Lịnh Hồ Xung. Đến như Đoàn Dự thi quá si tình và hóa ra vô tâm đối việc quanh mình. Riêng hai ông Quách Tĩnh và HưTrúc thì chất phác và rất chậm chạp trong việc suy luận tính toán. Họ chỉ đuợc cái trì chí và có quyết tâm
3. So sánh cách xử thế của các nhơn vật chánh yếu
Về mặt xử thế thì Đoàn Dự, Hư Trúc, Quách Tĩnh và Trương Vô Kỵ là những người hoàn toàn trọng nghĩa khí, không tham lam và không dùng thủ đoạn đối với người khác. Tiêu Phong, Dương Quá và Lịnh Hồ Xung thì có dùng thủ đoạn, nhưng họ chỉ dùng thủ đoạn để đối phó vớj những kẻ mà họ xem là địch thủ những khi cần thiết, và trước sau vẫn là người tốt. Vi Tiểu Bảo còn kém hơn những người này vì có tánh gian xảo. ông sẵn sàng gian lận khi cờ bạc và đòi tiền hối lộ lúc có quyền thế trong tay. Tuy vậy, ông vẫn còn hơn Mộ Dung Phục và Dương Khang là những người sẵn sàng dùng thủ đoạn đối với tất cả mọi người để mưu lợi riêng cho mình.
4. So sánh thái độ của các nhơn vật chánh yếu về mặt tình ái.
Về mặt tình ái, các nhơn vật trên đây đều cũng có những thái độ khác nhau.
Tiêu Phong là người không mê nữ sắc. Ông yêu A Châu vì nghĩa, và khi đã yêu A Châu rồi thì giữ mối tình này đến chết, không còn nghĩ đến người đàn bà nào khác.
Hư Trúc vổn là một nhà sư và cứ theo giới luật của môn phái ông thì đáng lẽ ông không có liên hệ tình cảm đối với phụ nữ. Nhưng vì Thiên Sơn Đồng Mỗ cố ý dàn xếp, ông ngẫu nhiên ân ái với công chúa nước Tây Hạ và hưởng được hạnh phúc nam nữ. Sau đó, ông đã giữ vẹn mối tình với người vợ này, mặc dầu đã trở thành Chủ Nhân cung Linh Thứu là một tổ chức có nhiều phụ nữ xinh đẹp.
Dương Quá thì trước sau vẫn tỏ ra chung tình với Tiểu Long Nữ mặc dầu trên đường lưu lạc, ông cũng có để ý đến một vài thiếu nữ khác và được họ yêu.
Phần Quách Tĩnh thì ban đầu đã có vị hôn thê là Công Chúa Hoa Tranh, về sau ông mới thấy rằng người ông yêu thật sự là Hoàng Dung, ông rất khó xử giữa nghĩa với tình. Chì vì Công Chúa Hoa Tranh lầm lạc làm hại mẫu thân ông, ông mới giải quyết được vấn đề và giữ trọn chữ tình với Hoàng Dung được.
Trái lại, Lịnh Hồ Xung từ tuổi thiếu niên đã yêu con của thầy là Nhạc Linh San một cách say đắm. Nhưng vì Nhạc Linh San không yêu ông mà yêu Lâm Bình Chi, còn ông thì lại bị thầy đuổi ra khỏi môn phái nên ông không kết hôn với Nhạc Linh San được. Đối với Nhậm Doanh Doanh, Lịnh Hồ Xung cảm vì nghĩa trước khi yêu vì tình. Nhưng khi đã yêu, ông hoàn toàn chung thủy với Nhậm Doanh Doanh.
Đoàn Dự thì từ lúc trốn nhà ra đi đã gặp nhiều cô thiếu nữ và có lúc cũng cảm các cô ấy. Nhưng cuối cùng, ỏng chỉ mê Vương Ngọc Yến vì sắc đẹp cô này. Nhưng tuy hiếu sắc, ông không phải là người ích kỷ. Bởi đó, ông đã chí tình theo đuổi Vương Ngọc Yến, nhưng đã tỏ ra không ganh tỵ với người được Vương Ngọc Yến yêu là Mộ Dung Phục. Tình yêu cao thượng và bất vụ lại này cuối cùng đã làm cho Vương Ngọc Yến cảm phục và yêu lại ông.
Trương Vô Kỵ khác Đoàn Dự ở chỗ đồng thời yêu nhiều thiếu nữ và được họ yêu lại. Ông đã ở vào thế phân vân bất quyết rất lâu, chỉ đến lúc cuối cùng, ông mới thấy mình yêu Triệu a tri thức mình và có thái độ thích ứng.
2) Nếu không thể luyện tập hết các môn võ công thượng thặng để chắc chắn trở thành một nhơn vật vô địch trong võ lâm người cũng không thể thống nhứt hết thiên hạ dưới quyền điều khiến của mình. Giới võ lâm vốn có nhiều nhơn vật và nhiều môn phái khác nhau. Tuy khả năng có thể hơn kém khác nhau, mỗi nhơn vật, mỗi môn phái đều có bản sắc của mình và đều phần nào tự hào về bản sắc đó nên muốn duy trì nó. Dầu có theo phương pháp nào, người cũng khó chế ngự được hết mọi nhơn vật và mọi môn phái để đi đến sự thống nhứt hoàn toàn mọi lực lượng đương có.
Xét tất cả các đoàn thể được Kim Dung mô tả trong các bộ truyện võ hiệp của ông, ta có thể nói rằng đoàn thể có tổ chức hoàn bị hơn hết để đạt mục tiêu nhứt thống giang hồ là Triêu Dương Thần Giáo. Kỹ thuật làm việc của đoàn thể này khai thác đúng mức tâm lý con người. Nó dùng những biện pháp tàn độc nhưng hữu hiệu để kềm chế người của mình, làm cho họ phải hết sức trung thành và tận lực thi hành thượng lịnh. Tuy nhiên, đoàn thể này rốt cuộc vẫn không đạt được mục tiêu thống nhứt giang hồ dưới quyền thống trị muôn năm của mình. Sự tích của Triêu Dương Thần Giáo theo Kim Dung mô tả có mấy điểm đáng lưu ý.
Trước hết là cuộc tranh giành ngôi Giáo Chủ giữa Nhậm Ngâ Hành và Đông Phương Bất Bại. Tổ chức chặt chẽ của Triêu Dương Thần Giáo đã không ngăn chận được việc người phụ tá của Giảo Chủ Nhậm Ngã Hành là Đông Phương Bất Bại âm mưu triệt hạ ông để lên giữ ngôi vị tối cao. Nó cũng không ngăn chận được việc Nhậm Ngã Hành được người bộ hạ trung thành giúp và thoát khỏi ngục thất rồi đoạt lại ngôi Giáo Chủ đã mất. Chung qui, các biện pháp mà người lãnh đạo đương nhiệm dùng để chế ngự thuộc hạ làm cho các thuộc hạ này tuyệt đối phục tùng mình cũng đã làm cho họ tuyệt đối phục tùng kẻ đối thủ của mình để chống lại mình khi kẻ đối thủ đó nắm được cái thế chế ngự họ.
Cái chết của Nhậm Ngã Hành cững có một ý nghĩa đặc biệt. Cứ theo Kim Dung mô tả thì ông đã có kế hoạch rất hoàn bị để triệt hạ cả phái Hằng Sơn lẫn hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương. Nhưng kế hoạch này thật sự không phải thích ứng như Nhậm Ngã Hành tưởng. Nó vốn dựa trên giả thuyết là khi về núi Hằng Sơn, Lịnh Hồ Xung cho người thông báo với hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương để cầu viện và hai phái này sẽ đem hết lực lượng đến núi Hằng Sơn để viện trợ. Tuy nhiên, Lịnh Hồ Xung đã không cầu viện nơi hai phái Thiếu Lâm và Võ Đương như Nhậm Ngã Hành dự liệu. Dầu vậy, một số cao thủ lãnh đạo hai phái này cũng đã đến Hằng Sơn gặp Lịnh Hồ Xung. Người của họ cũng được đưa đến Hằng Sơn nhưng đã hóa trang đi tránh con mắt dò xét của địch. Và thay vì đem lực lượng đối chọi với lực lượng Triêu Dương Thần Giáo, họ đã lập kế để hại Nhậm Ngã Hành và giáo chúng Triêu Dương Thần Giáo đến tấn công Hằng Sơn. Vậy, nếu Nhậm Ngã Hành thi hành kế hoạch ông nghĩ ra thì cuộc diện không biết đã xảy ra như thế nào. Nhưng thật sự Nhậm Ngã Hành đã chết trước khi thi hành kế hoạch.
Sở dĩ Nhậm Ngã Hành chết thình lình như vậy là vì với môn Hấp Tinh Đại Pháp, ông đã thâu hút vào người nhiều luồng chơn khí và các luồng chơn khí này thỉnh thoảng xung đột nhau làm cho ông đau đớn. Để trừ khử các luồng chơn khí mình đã thâu hút vào cơ thể mà không hóa tán và dung hợp được, Nhậm Ngã Hành đã phải dùng một thứ nội công cực kỳ bá đạo và do đó mà hao tổn rất nhiều chơn nguyên thành ra bị tổn thọ. Tuy tình trạng này liên hệ đến cá nhơn của Nhậm Ngã Hành, nó cũng phản ảnh tình trạng đoàn thể do ông lãnh đạo. Nó có thể biểu hiện sự kiện Triêu Dương Thần Giáo gồm nhiều lực lượng khác nhau được kết hợp nhau dưới quyền thống suất của môt nhà lãnh đạo chuyên chế, nhưng vẫn có sự xung khắc nhau. Việc kềm giữ cho sự xung khắc này không bùng nổ lớn làm tiêu hao nhiều thì giờ và nghị lực của đoàn thể. Với cái chết của Nhậm Ngã Hành, Kim Dung cho chúng ta thấy rằng nó làm cho đoàn thể không thực hiện được mục tiêu căn bản của mình.
Về mặt chánh trị thì như chúng tôi đã trình bày trước đây, Triêu Dương Thần Giáo đã được Kim Dung dùng để tượng trưng cho Đảng Trung Cộng. Sự thất bại của Triêu Dương Thần Giáo có thể được xem như là để ám chỉ việc Đảng này không đạt được mục tiêu nó đưa ra làm lý tưởng tối hậu. Đảng Trung Cộng vốn theo chủ nghĩa Marx-Lenin là một chủ nghĩa hướng đến việc thực hiện một thế giới đại đồng dưới quyền lãnh đạo chuyên chế của người vô sản. Nhưng mặc dầu được tổ chức theo lề lối của Lenin, một lề lối phi nhân nhưng hữu hiệu, Đảng Trung Cộng đã không thực hiện được mục tiêu mà Marx nêu ra.
Thế giới hiên tại không phải đã bị Cộng sản chế ngự, mà Trung Cộng lại cũng không giành được quyền lãnh đạo phong trào tranh đấu cho vô sản thế giới. Riêng Cộng sản Việt Nam cũng theo chủ nghĩa Marx-Lenin và trước đây đã được Trung Cộng tận lực ủng hộ trong cuộc chiến đấu với người Pháp rồi người Mỹ, ngày nay cũng đã thành thù địch với Trung Cộng. Ngay ở Trung Hoa, Trung Cộng cũng chưa phải đã thành công. Đảo Đài Loan hiện vẫn còn nằm trong tay Trung Hoa Quốc Dân Đảng và một số Hoa kiều khá đông ở các nước vẫn còn theo Trung Hoa Quốc Dân Đảng để chống lại Trung Cộng một cách mãnh liệt. Trong việc điều khiển khối người sổng ở Hoa lục, Trung Cộng đã gặp nhiều khó khăn và không thực hiện được các kế hoạch phát triển kinh tế của mình như dự liệu. Mặt khác, chính nội bộ Trung Cộng đã trải qua những cuộc khủng hoảng trầm trọng làm cho xã hội Trung Hoa dưới quyền lãnh đạo của họ nhiều lần bị xáo trộn và người Trung Hoa phải chịu nhiều đau khổ.
Với câu chuyện Triêu Dương Thần Giáo, Kim Dung đã có ý cho thấy rằng việc thống nhứt thiên hạ chỉ là một giấc mộng, và ngay cả việc bắt tất cả mọi người trong một nước hoàn toàn tùng phục mình cũng là một mục tiêu khó đạt, dầu cho người cầm quyền có áp dụng những biện pháp phi nhân tàn độc để khủng bố và kềm chế người dân.
b. Thông điệp chánh trị của Kim Dung được gói ghém trong thuật Song Thủ Hỗ Bác hay Phân Thân Song Kích.
Trong hai bộ ANH HÙỪNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung có mô tả một tuyệt kỹ của Châu Bá Thông là Song Thủ Hỗ Bác cũng gọi là Phân Thân Song Kích. Người luyện được thuật này có thể một mình đóng hai vai tuồng đối nghịch nhau y như là hai người phân biệt nhau và tranh đấu với nhau. Do đó, khi phải chiến đấu với kẻ khác, người ấy có thể đồng thời sử dụng hai môn võ hoàn toàn dị biệt và người đối địch với họ cũng gặp khó khăn y như là phải đương đầu với hai cao thủ. Muốn học được thuật Song Thủ Hỗ Bác, việc mà người ta phải tập trước hết là đồng thời dùng tay trái vẽ một hình vuông và tay mặt vẽ một hình tròn. Đó không phải là một việc dễ làm nên không phải ai cũng học được thuật trên đây của Châu Bá Thông. Người sáng tác nó vốn có biệt hiệu là Lão Ngoan Đồng, vì tuy đã lớn tuổi, ông có tánh tình bình dị chất phác và ham vui chơi như trẻ con, và luôn luôn cư xử một cách hồn nhiên, không suy nghĩ tính toán. Cứ theo Kim Dung thì những người lanh lợi thông minh, hay suy nghĩ tính toán không thể học được thuật Song Thủ Hỗ Bác. Trong các tác phẩm của ông, hai người thành công trong việc luyện thuật nay là Quách Tĩnh và Tiểu Long Nữ. Cả hai đều chất phác và chậm chạp không biết suy nghĩ tính toán khi đứng trước một vấn đề.
1) Việc tự phân thân thành hai người làm hai việc khác nhau và đối chọi nhau hoặc hoàn toàn khác nhau, như một tay vẽ hình tròn, một tay vẽ hình vuông, có thể được Kim Dung dùng để ám chỉ một diễn trình tâm lý làm cho người có thể vừa là mình, vừa tự đặt mình trong địa vị một người khác để biết người đó suy nghĩ và phản ứng như thế nào. Diễn trình tâm lý này rất cần thiết cho việc cư xử theo đạo Nhân là đức tánh căn bản của Nho Giáo. Chữ Nhânchunhan vốn gồm có hai chữ: nhị chunhilà hai và nhơnchunhon là người. Căn bản của nó là làm cho con người lúc nào cũng nhớ rằng trên đời không phải chỉ có một mình mình, và ngoài mình ra, còn có người khác. Người khác này cũng có tâm lý y như mình, điều mình ghét thì họ cững ghét và điều mình ưa thì họ cũng ưa. Người học theo đạo Nhân có hai nguyên tắc phải áp dụng, về mặt tiêu cực hay thụ động, là nguyên tắc “hễ cái gì mình không muốn cho kẻ khác làm đối với mình thì mình không làm đối với kẻ khác” (Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân: LUẬN NGỮ, Vệ Linh Công), về mặt tích cực hay chủ động là nguyên tắc “hễ mình muốn hưởng được cái gì thì mình cũng làm cho người khác cùng hưởng được cái đó như mình” (Kỷ dục lập nhi lập nhơn, kỷ dục đạt nhi đạt nhơn: LUẬN NGỮ, Ung Dã).
Trên lý thuyết thì vấn đề rất giản dị. Nhưng trên thực tế đạo Nhân không phải dễ đạt vì người thường có tánh chủ quan, chỉ biết phần mình mà không thèm biết đến phần người khác. Bởi đó, người ít khi tự đặt mình vào địa vị kẻ khác để xét xem họ thấy việc mình làm như thế nào và phản ứng ra sao. Lúc tự đặt mình ở địa vị kẻ khác thì người lại có thể không xét ra được phản ứng của họ một cách đúng đắn. Sau hết, cũng có thể người ta đã biết đúng phản ứng của người khác, nhưng lại vẫn không cư xử đúng cách đi tránh những phản ứng không tốt.
Để có một thí dụ cụ thể về vấn đề, ta có thể lấy trường hợp của những người lái xe đi trên đường phố. Khi đến một ngã tư có đèn đỏ và phải ngừng lại, ngtộc. Người bạn đầu tiên của Vi Tiểu Bảo trong giới này lại là Mao Thập Bát, một người có nhiệt tâm trong việc giải phóng Hán tộc khỏi sự cai trị của nhà Thanh.
Đối với Vua Khương Hy, Vi Tiểu Bảo chỉ ngẫu nhiên mà được gần gũi. Nhưng về sau, Vi Tiểu Bảo đã có sự thương mến và kính trọng Vua Khương Hy, mà điều này không phải chì vì Khương Hy là một nhà vua và có ban nhiều ơn huệ cho ông. Một trong những lý do làm cho Vi Tiểu Bảo trung thành với Khương Hy là vì qua nhiều cuộc nói chuyện với nhà vua này, ông đã nhận thấy rằng đó là một người thật sự thương nhơn dân và hết lòng lo cho nhơn dân. Vua Khương Hy đã khẳng định rằng dưới quyền mình, bá tánh còn được dễ chịu hơn dưới quyền các nhà vua triều Minh. Điều này đã được chính các học giả Cố Viêm Võ, Tra Kế Tá, Hoàng Lê Châu và Lữ Lưu Lương công nhận với Vi Tiểu Bảo. Tuy vẫn chống vua Khương Hy vì ông này là người Mãn Châu, các học giả người Hán trên đây cũng nhận thấy rằng các vua nhà Minh từ vua khai quốc là Thái Tổ (t.v. 1368-1398) cho đến vua chót là Sùng Trinh (t.v. 1628-1644), người thì tàn nhẫn bạo ngược, người thì mê muội hồ đồ, chẳng ai sáng suốt và tốt bằng Vua Khương Hy.
Vi Tiểu Bảo đã rút lui khỏi chánh trường vì không muốn bị kẹt giữa hai yêu cầu: một bên của những người nhứt định chống Vua Khương Hy vì đó là một nhà vua dị tộc, một bên của Vua Khương Hy bắt buộc ông phải tuyệt đối trung thành với mình và triệt hạ những người chống mình. Tuy không nói một cách rõ ràng, Kim Dung đã cho chúng ta thoáng thấy rằng một trong những lý do làm cho Vi Tiểu Bảo không chịu đứng hẳn về phía chánh nghĩa dân tộc và phản bội Vua Khương Hy là vì ông đã phần nào có cảm giác là nhà vua di tộc đó đã sáng suốt và thương dân Hán hơn là các nhà vua Hán tộc của triều đại trước.
d. Những khổ tâm nan giải mà người theo chánh nghĩa dân tộc có thể gặp.
Với cái chết của Tiêu Phong và sự rút lui khỏi chánh trường của Vi Tiểu Bảo, Kim Dung đã nêu ra những khổ tâm nan giải mà người theo chánh nghĩa dân tộc có thể gặp. Nói chung thì việc phục vụ dân tộc là một việc hợp chánh nghĩa và không ai phủ nhận được điều này. Nhưng liệu con ngưởi có thể chấp nhận làm bất cứ việc gì để phục vụ dân tộc minh hay không?
1). Vấn để này được đặt ra khi các nhà lãnh đạo dân tộc có chủ trương thống trị tất cả các dân tôc khác và áp dụng một chánh sách bạo tàn đổi với tất cả mọi người để đạt mục đích của mình. Việc nhà vua Đại Liêu muốn xâm lăng nước Đại Tống cố thể so sánh với việc Hitler muốn chinh phục các nước Âu Châu khác để tiến đến việc chinh phục hoàn cầu. Và nỗi khổ tâm cùa Tiêu Phong thật cũng chẳng khác nỗi khổ tâm của những người Đức ái quốc, nhưng theo lý tưởng tự do và nhơn bản trong thời Đảng Quốc Xã cầm quyền. Những người này đã bị giằn vặt giữa hai yêu cầu trái ngược nhau. Với tư cách là người Đức, họ thấy phải phục vụ dân tộc Đức. Nhưng với tư cách là người theo lý tưởng tự do và nhơn bản, họ thấy phải chống chọi lại Hitler và do đó mà phải chống chọi lại chánh quyền Đức đương hữu. Họ không phải đã tự tử như Tiêu Phong. Nhưng dầu cuối cùng đã chọn con đường nào, chắc hẳn là họ cũng hết sức khổ tâm.
Một trường hợp khổ tâm tương tự là trường hợp nhà bác học Nga lừng danh Sakharov. Ồng chắc chắn là một người thương nước. Trong lúc còn tin tưởng rằng Liên Sô bị Mỹ uy hiếp và cần tăng cường lực lượng để tự vệ, ông đã tận lực phục vụ chánh quyền cộng sản Nga. Chính ông là người đã chế tạo quả bom khinh khí đầu tiên cho nước mình. Nhưng với việc chánh quyền cộng sản Nga dùng võ lực thanh toán phong trào đòi tự do hóa ở Tiệp Khắc năm 1968, Sakharov đã nhận chân rẳng chính quyền cộng sản Nga có một chánh sách tàn bạo phi nhân và có chủ trương chế ngự cả hoàn cầu để xây dựng một chế độ độc tài toàn diện trên toàn thế giới. Do đó, ông đã chống lại chánh quyền này. Tuy chưa đi đến mức chót như Tiêu Phong là ép được các nhà lãnh đạo nước mình từ bỏ chánh sách của họ rồi tự tử, Sakharov đã thực hiện bước đầu của Tiêu Phong là treo ấn từ quan rồi đi ngồi tù: Ông Sakharov đã bỏ hết các quyền lợi mà ông đã hưởng được trong chế độ cộng sản Liên Sô với tư cách là một nhà bác học xuất sắc lại có công lớn, và hiện đang sổng trong cảnh “nội lưu”, tức là bị bắt buộc phải đến ở một vùng xa thủ đô Moscow do chánh quyền cộng sản Liên Sô chì định.