Trong các tác phẩm của mình, Kim Dung đã đề cập đến nhiều nhơn vật võ công trác tuyệt. Nghiên cứu kỹ tài nghệ và đức tánh của một số trong các nhơn vật này ta có thể nhận thấy rằng Kim Dung đã dùng họ để tượng trưng cho một vài quốc gia đặc biệt trên thế giới, hoặc để mô tả một vài chánh khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại.
MỤC 1:
CÁC NHƠN VẬT TƯỢNG TRƯNG
CHO MỘT VÀI QUỐC GIA
ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI.
Luận võ trên đỉnh Hoa Sơn để xác nhận vai tuồng bá chủ võ lâm là một đề tài đã được Kim Dung khai thác trong ba bộ truyện võ hiệp VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP. Tên bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ thật ra không thấy có trong danh sách các tác phẩm được Ông Hàn Giang Nhạn cho biết là chắc chắn do Kim Dung sáng tác (theo lời Dịch giả cho bản dịch LỘC ĐỈNH KÝ, Quyển 1-2 trang 3). Bởi đó, chúng ta không thể biết chắc là tác phẩm này quả thật của Kim Dung hay do người khác viết rồi gán cho Kim Dung. Nhưng trừ ra một vài điểm nhỏ nhặt, còn thì phần lớn các chi tiết về các nhơn vật chánh yếu trong đó đều phù hợp nhau nên chúng tôi nghĩ có thể dùng bộ truyện này làm một trong các tài liệu để nghiên cứu về đề tài luận võ ở Hoa Sơn được Kim Dung nêu ra.
Kể cho đủ hết thì có đến ba kỳ luận võ như vậy. Nhưng thật sự thì kỳ luận võ thứ nhì không đưa đến kết quả gì, còn trong kỳ luận võ thứ ba thì các cao thủ võ lâm gặp nhau về việc này là người đã có danh vọng rồi, lại có tinh thần hoà hợp với nhau nên đã không tỷ thí với nhau để phân hơn kém. Vậy, rốt cuộc lại, chỉ có cuộc luận võ đầu tiên là thật sự quan trọng.
Trong cuộc luận võ đầu tiên này, có 5 nhơn vật tham dự. Họ được gọi chung là Võ Lâm Ngũ Bá và mang ngoại hiệu Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái và Nam Đế. Năm nhơn vật này đã có ý thật sự tỷ thí với nhau với mục đích phân hơn kém và quyết định xem ai là người được quyền giữ bộ CỬU ÂM CHÂN KINH. Sau cuộc tỷ thí rất gay go này, mọi người đều công nhận rằng TrungThần Thông có võ cao diệu hơn hết, còn những người khác thì tài nghệ suýt soát như nhau. Ngoài họ ra, còn một nhơn vật thứ sáu được xem là đồng tài nghệ với họ, nhưng không dự cuộc luận võ này. Đó là Bang Chủ của Thiết Chưởng Bang.
Nếu chỉ xét bề ngoài câu chuyện thì Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế và Bang Chủ Thiết Chưởng Bang là những người nhờ dày công tập luyện về nội công và võ nghệ, và có người còn nhờ thêm cơ duyên tiêu thụ được một vật quí hiếm có, mà trở thành những cao thủ siêu tuyệt trong võ lâm. Nhưng khi xem kỹ các chi tiết liên hệ đến họ, chúng ta có thể nhận thấy rằng họ đã được Kim Dung dùng để ám chỉ một số quốc gia đặc biệt trên thế giới. Trong số các quốc gia được ám chỉ như vậy, laị có những quốc gia được ít nhiều thể hiện bằng những chánh khách có thật, và những quốc gia không có chánh khách biểu tượng cụ thể. Mặt khác, có khi một nhơn vật đã được dùng để tượng trưng cho một khối gồm nhiều quốc gia có những đặc điểm chung nhau.
Nhưng điều chúng ta nên để ý là tác giả các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP không phải dùng cốt chuyện của các bộ truyện võ hiệp này để kể lại cả lịch sử thật sự của các quốc gia được ông ám chỉ qua các nhơn vật võ lâm. Mục đích chánh yếu của ông là nêu ra các đặc tánh của các quốc gia hay khối quốc gia ấy. Các đặc tánh này dựa vào nền văn hoá và tâm lý nhơn dân, nó lại đưa đến những khả năng cá biệt của quốc gia trong cuộc tranh đấu với các quốc gia khác. Nói chung thì Kim Dung chỉ nêu ra một vài chi tiết liên hệ đến lịch sử các quốc gia ấy, theo cái nhìn của ông. Do đó, thời điểm tương ứng của các việc xảy ra trong các câu chuyện và của các cố sự mà nó ám chỉ không phải luôn luôn phù hợp với nhau. Mặt khác, vì quan điểm của Kim Dung đối với các quốc gia được ông ám chỉ bằng các nhơn vật võ lâm đã có sự thay đổi theo dòng thời gian nên trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, cách ông mô tả một vài nhơn vật trong số này cũng có hơi khác cách ông mô tả họ trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU.
Ta có thể nhận thấy ý Kim Dung muốn dùng các nhơn vật võ lâm để ám chỉ một số quốc gia trên thế giới trong đoạn ông mô tả cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn. Trong một giai đoạn của cuộc luận võ này, Võ Lâm Ngũ Bá đã tỷ thí với nhau theo lối “ngũ quốc giao binh”, dịch sát nghĩa chữ là “năm nước tranh chiến với nhau.”. Theo lối tỷ thí này thì mỗi người chiếm một phương vị ngũ hành rồi dùng nội công kình lực công kích người khác theo thủ pháp nào cũng được. Năm vị cao thủ tham dự cuộc luận võ được tự do chọn lựa đối thủ, muốn đấu với ai cũng được mà muốn giúp ai cũng được. Vậy, Kim Dung đã trực tiếp dùng từ ngữ “ngũ quốc” tức là “năm nước” để chỉ các cao thủ luận võ với nhau. Ngoài ra, sự diễn tiến của cuộc tỷ thí theo ông mô tả đã cho thấy là những người có cảm tình với nhau có khi đã giúp nhau, nhưng cũng có khi đã thình lình đột kích nhau, và do đó mà đỡ đòn cho người họ không ưa thích. Điều này phù hợp với sự thật trong đời sống quốc tế, là các nước thân nhau có thể giúp nhau mà cũng có thể đánh nhau những đòn bất ngờ, trong khi các nước đối nghịch nhau thường chống nhau mà cũng có khi trợ lực cho nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Với các dữ kiện trêông không đến nỗi quá tệ hại như Tây Độc, nhưng cũng có những thủ đoạn không chánh đáng, như việc bắt giam hay dùng mưu gạt gẫm Châu Bá Thông chẳng hạn. Đối với những người kế vị Trung Thần Thông để lãnh đạo phái Toàn Chân, Đông Tà nhiều khi đã tỏ ra thiếu sự kính trọng và đã có ý muốn lấn áp họ. Khi các đạo sĩ kế vị Trung Thần Thông lãnh đạo phái Toàn Chân lầm tưởng rằng ông đã giam sư thúc họ là Châu Bả Thông và tấn công ông, Đông Tà không thèm giải thích ngay để giải tỏa sự hiểu lầm và sự thù hận. Ông đã tận lực giao đấu với họ và có dụng ý phá tan Thiên Cương Bắc Đẩu Trận của họ rồi mới nói sự thật cho họ biết. Điều này hàm ý rằng người Nhựt không phải xem Trung Quốc như bạn và ngay đến những lúc không có chủ trương làm hại cho Trung Quốc, họ cũng muốn áp đảo Trung Quốc về mặt tinh thần. Tuy nhiên, Đông Tà cũng có khi giúp phái Toàn Chân. Ông đã cứu Châu Bá Thông thoát khỏi sự hãm hại của hai anh em Âm Trường Giang và Âm Trường Hà trên đảo Lục Hoành. Tuy mục đích cuối cùng của ông là đưa Châu Bả Thông về đảo Đào Hoa để dùng Châu Bá Thông trong việc nghiên cứu võ cõng của phái Toàn Chân, ông cũng đã làm một điều có lợi cho phái này.
Đối với các nước Tây Phương, nước Nhựt cũng vừa theo vừa chống. Khi áp dụng chánh sách canh tân tự cường vào hậu bán thế kỷ thứ 19, người Nhựt đã học hỏi nhiều nơi các nước Tây Phương. Họ đã thâu nhận một số lề lối làm việc của người Tây Phương. Nhưng ngay đến lúc nước họ đã kỹ nghệ hóa, họ vẫn duy trì một số phong tục cổ truyền của họ và vẫn tự phân biệt với người Tây Phương. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua một số chi tiết trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU. Đông Tà tượng trưng cho nước Nhựt có lúc đã muốn gả con gái là Hoàng Dung cho Âu Dương Công Tử là cháu của Tây Độc, tượng trưng cho các nước Tây Phương. Tuy nhiên, Đông Tà cũng đã nhiều lần chống lại Tây Độc. Cuối cùng, ông đã cho Tây Độc biết rõ rằng ông không phải thuộc loại người của Tây Độc. Tuy có tánh cao ngạo, hay nói và làm ngược lại thế tục, ông vẫn kính trọng các anh hùng liệt sĩ và tôn trọng lẽ phải chớ không phải tàn ngược như Tây Độc. Tây Độc đã giết một ông thầy đồ chỉ vì ông này giảng dạy những điều mà Tây Độc bảo là đạo đức giả, nhưng Đông Tà đã đem chôn cái đầu của ông đồ ấy và tỏ vẻ cảm thương về cái chết của ông ta.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, tuy vẫn duy trì ngoại hiệu Đông Tà cho nhơn vật tượng trưng cho nước Nhựt, Kim Dung đã nói đến ông với nhiều thiện cảm hơn. Mặt khác, Đông Tà đã tỏ ra rất ưa thích Dương Quá. Ông đã dạy cho Dương Quá các môn công phu độc đáo của ông và đã kết bạn với Dương Quá mặc dầu tuổi tác hai người cách biệt nhau xa. Điều này đã được Kim Dung dùng để ám chỉ việc Nhựt và Mỹ đã trở thành hai nước thân hữu sau trận Thế Chiến II, mặc dầu một bên có nền văn hóa cổ truyền lâu đời, một bên là một quốc gia mới được xây dựng trong hai thế kỷ sau này.
C- SỰ GIAO THIỆP GIỮA LIÊN SÔ VỚI TRUNG QUỐC, NHỰT VÀ CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA BẮC CÁI VỚI TRUNG THẦN THÔNG, ĐÔNG TÀ, TÂY ĐỘC
Về Liên Sô thì lúc mới thành lập, nước ấy đã có một chánh sách thân hữu với Trung Quốc và đã giúp Trung Quốc tự tổ chức để chống lại các nước Tây phương. Liên Sô đã gởi sang Trung Quốc một phái bộ do Borodin cầm đầu và phái bộ này đã có một vai tuồng đáng kể trong việc xây dựng các cơ cấu của Trung Hoa Dân Quốc thời ông Tôn Văn cầm quyền. Phần Kim Dung thì khi viết các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, ông hãy còn thiên tả. Bởi đó, ông đã mô tả Bắc Cái, nhơn vật tượng trung cho Liên Sô và Đảng Cộng Sản Quốc Tế như lả một bực anh hùng cái thế và giàu lỏng nghĩa hiệp. Tuy có tỷ thí với Trung Thần Thông để phân hơn kém, Bắc Cái không nuôi ỳ đồ cướp đoạt CỬU ÂM CHÂN KINH trong tay phái Toàn Chân như Tây Độc, Đông Tà. Ông và Trung Thần Thông đã tỏ ra rất tôn trọng nhau và đã có giúp đỡ nhau. Trung Thần Thông đã từng cứu Bắc Cái khỏi thuật Chiêu Hồn và ngón đòn độc hại của Ô Vưu Đạo Nhơn. Trong cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn, Bắc Cái lại nói khéo cho Trung Thần Thông lưu ý đến các âm mưu gian hiểm của Tây Độc, đồng thời dùng tiếng hú để nhắc Trung Thần Thông là phải có thái độ tích cực chớ không thể ngồi yên mà nghe tiếng đàn tranh của Tây Độc và tiếng tiêu của Đông Tà, vì hai loại âm thanh này phụ họa với nhau làm cho thần trí Trung Thần Thông khó tránh được sự dao động thành ra phải thua trận.
Đổi vớt Đông Tà, Bắc Cái không thân như đối với Trung Thần Thông, nhưng Bắc Cái vẫn có sự tôn trọng Đông Tà. Riêng đối với Tây Độc thì Bắc Cái ra mặt chống đối mạnh mẽ và liên tục. Phần Tây Độc cũng rất ghét Bắc Cái. Khi hai bên từ đảo Đào Hoa về đất liền và cùng ở trên một chiếc thuyền, họ đã gây sự đánh nhau. Bắc Cái đã tha cho cho Tây Độc một lần và đã cứu Tây Độc hai lần khỏi chết. Nhưng liền theo đó, Tây Độc lại thừa lúc Bắc Cái ơ hờ để tấn công Bắc Cái bằng công phu Cấp Mô Công làm cho Bắc Cái bị trọng thương đến mất hết công lực. Khi cho thấy Bắc Cái và Tây Độc luôn luôn xung đột và kích bác lẫn nhau, Kim Dung đã có ý làm nổi bật việc sau Thế Chiến II, Liên Sô và các nước Tây Phương đã trực diện đối đầu nhau về mọi phương diện và phản tuyên truyền nhau một cách mạnh mẽ. Nhưng trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã cho ta thấy Bắc Cái và Tây Độc ôm nhau cười và chết một lượt với nhau sau khi đã đấu võ với nhau và cảm phục tài nhau. Với hình ảnh này. tác giả bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP có thể muốn bảo rằng Liên Sô và các nước Tây Phương không bên nào nắm phần thắng lợi được trong cuộc tranh đấu với nhau. Nếu khinh suất gây chiến tranh hạch tâm để triệt hạ nhau thì cả hai bên đều sẽ bi tiêu diệt hết. Vậy, hai bên đã bị dồn vào cái thế phải chịu chung sổng hay là cùng chết với nhau. Đó là một thông điệp liên hệ đến chủ trương “Giảm Bớt Căng Thẳng” đã lưu hành trên thế giới từ cuối thập niên 1960.
D- SỰ GIAO THIỆP GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI ĐẶC BIỆT LÀ THÁI LAN VỚI TRUNG QUỐC, NHỰT, CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG VÀ LIÊN SÔ, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA NAM ĐẾ VỚI TRUNG THẦN THÔNG, ĐÔNG TÀ, TÂY ĐỘC VÀ BẮC CÁI
Trong chủ nghĩa Tam Dân, Tôn Văn đã bảo rằng Trung Quốc cần phải có thái độ thân hữu đối với các nước nhược tiểu và phải tận lực giúp đỡ các nước nhược tiểu. Riêng đối với Thái Lan, Trung Quốc đã có những liên hệ văn hóa trong quá khứ. Bởi đó, Nam Đế là nhơn vật tượng trưng cho các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới nói chung và nước Thái Lan nói riêng, cũng được Kim Dung mô tả như là một thân hữu của Trung Thần Thông và có chịu ơn Trung Thần Thông. Trung Thần Thông đã giúp Nam Đế cứu được cha mẹ và lấy lại được ngôi báu đã bị người chú cướp đoạt. Vì vậy, mặc dầu có đến Hoa Sơn luận võ theo lời mời của Trung Thần Thông, Nam Đế đã tỏ vẻ rất kính trọng Trung Thần Thông và không có ý muốn giành lấy CỬU ÂM CHƠN KINH. Nam Đế và phái Toàn Chân không hề có sự xung đột với nhau, mặc dầu Châu Bá Thông đã tư tình với một vương phi của Nam Đế là bà Anh Cô. Đã thế, khi cảm thấy mình đã già yếu, Trung Thần Thông đã đến nước Đại Lý và dạy Nam Đế công phu Nhứt Dương Chỉ để Nam Đế có khả năng chống lại Tây Độc hầu giữ cho CỬU ÂM CHƠN KINH không lọt vào tay Tây Độc.
Đối với Đông Tà và Tây Độc, Nam Đế không có sự hiềm khích, và ngoài lần tỷ thí ở Hoa Sơn, ông không có dịp đấu võ với họ. Tuy nhiên, ông đã tỏ ra kính trọng Đông Tà hơn Tây Độc. Điều này có thể được Kim Dung dùng để ám chỉ việc giữa hai trận Thế Chiến, Thái Lan đã thân cận với Nhựt nhiều hơn các nước Tây Phương. Riêng đối với Bắc Cái, Nam Đế đã có nhiều cảm tình. Ông đã mời Bắc Cái đến vùng nước Đại Lý và khi xuống tóc đi tu, ông đã mời Bắc Cái dự kiến. Nói chung thì các chi tiết trên đây biểu lộ ý kiến của Kim Dung trong thời kỳ còn thiên tả. Vì lập trường thiên tả này, ông xem Liên Xô là thân hữu của các dân tộc nhược tiểu và có chủ trương giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu chống lại các nước đế quốc thực dân.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Nam Đế đã trở thành Nam Tăng và đã được kính trọng nhiều hơn trước. Điều này hàm ý là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới sau này đã có một vị thế quan trọng hơn trên chánh trường quốc tế.
Đ- SỰ GIAO THIỆP GIỮA NƯỚC ĐỨC VỚI TRUNG QUỐC, CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG KHÁC, LIÊN SÔ VÀ CÁ NƯỚC THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP CỦA CỪU THIÊN NHẬN VỚI PHÁI TOÀN CHÂN, TÂY ĐỘC, BẮC CÁI, NAM ĐẾ
Về phần Cừu Thiên Nhận, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang, ông không có đụng độ với Trung Thần Thông. Nhưng người tiền nhiệm của ông đã hai lần xung đột với vị Giáo Chủ phái Toàn Chân mà lần xung đột sau đã xảy ra ngay tại căn cứ của phái này. Điều này có thể được dùng để ám chỉ việc nước Đức trước thời kỳ Hitler cầm quyền, đã lấn hiếp Trung Quốc và bắt Trung Quốc nhường đất Thanh Đảo cho mình làm tô giới.
Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Cửu Thiên Nhận đã hợp tác với Hoàn Nhan Liệt là một thân vương nước Đại Kim, một quốc gia đã từng lấn hiếp Trung Quốc và có thể xem như là tượng trưng của chủ nghĩa đế quốc. Tây Độc cũng đã được Hoàn Nhan Liệt mời hợp tác để tìm bộ Vũ Mục Di Thư và do đó mà cũng đứng về một phe với Cừu Thiên Nhận trong một cuộc đụng độ với phái Toàn Chân, Bắc Cái và Đông Tà. Các sư kiện này được dùng nói lên việc Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít tuy có xung đột với các nước Tây Phương khác, nhưng vẫn áp dụng chánh sách đế quốc xâm lược như các nước ấy. Mặt khác, một số người trong Cái Bang đã vì binh vực dân chúng bị áp bức mà chọi lại hành động của Thiết Chưởng Bang. Sau đó lúc Cái Bang hội họp lại để chỉ định người làm Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã đến nơi hội họp và khuyến dụ Cái Bang nên nhận lễ vật của Hoàn Nhan Liệt mà dời hết về phương nam để nhường phương bắc lại cho nước Đại Kim. Sau khi Cái Bang đã nhận Hoàng Dung làm quyền Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã gặp lại Hoàng Dung và đánh bà này một đòn rất nặng làm cho bà bị trọng thương suýt chết. Với các việc này,Kim Dung đã nhắc lại một số biến cố thời Thế Chiến II. Hai phe Phải Xít và Cộng Sản vốn là kẻ thù của nhau. Nhưng trước khi mở cuộc tấn công các nước Tây âu, Đức Quốc Xã đã ký hiệp ước với Liên Sô để chia vùng ảnh hưởng ở Đông Âu, rồi sau đó, lại thình lình mở cuộc tấn công Liên Sô làm cho nước này suýt chút nữa là bị lâm nguy. Chúng ta nên lưu ý chỗ Hitler đã mở cuộc tấn công Liên Sô lúc nước ấy nằm dưới quyền lãnh đạo của Stalin, mà trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, nhơn vật tượng trưng cho Stalin chính là Hoàng Dung.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang đã trở thành Từ Ân Đại Sư và đã cố gắng tranh đấu với bản chất hung ác của mình để theo đúng lời thầy là Nhứt Đăng Đại Sư dạy. Điều này có thể đã được dùng để ám chỉ việc Tây Đức hiện nay đã theo chế độ dân chủ tự do và có thái độ thân hữu, sẵn sàng viện trợ cho các nước khác, nhất là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới.
Nói chung lại thì sự giao thiệp giữa Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế và Bang Chủ Thiết Chưởng Bang với nhau cũng như với các nhơn vật liên hệ đến họ không phải mô tả hết lịch sử bang giao thật sự giữa Trung Quốc, Nhựt, các nước Tây Phương, Liên Sô, các nước thuộc Thế Giới Đệ Tam và các nước Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít. Ta phải công nhận rằng nếu Kim Dung theo sát lịch sử bang giao thật sự đó thì ông rất khó có thể làm cho các bộ truyện võ hiệp của ông hấp dẫn được. Bởi đó, ông chỉ dùng một số chi tiết trong sự giao thiệp giữa các cao thủ võ lâm để ám chỉ các biến cố quan trọng trên trường chánh trị quốc tế và chúng tôi chỉ nêu các chi tiết này ra để cho quí vị độc giả suy nghiệm


I- NHƠN VẬT VÀ ĐOÀN THỂ (tt)

     - Ý NGHĨA CÁC KỸ THUẬT TRANH ĐẤU CỦA PHÁI TOÀN CHÂN
1. Nhứt Dương Chỉ:
Cứ theo hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU thì công phu lợi hại nhứt của Giáo Chủ phái Toàn Chân là Nhứt Dương Chỉ.
a. Chữ nhứt trước hết có nghĩa là qui tập hết các sự việc về một mối. Việc phái Toàn Chân tuy là theo Đạo Giáo nhưng đã bao gồm các giáo lý của Nho Giáo và Phật Giáo chính nó đã là một biểu lộ cho tinh thần qui tập các nguyên lý hay về một mối. Ngoài ra chúng ta còn có thể nhận thấy rằng các triết gia Trung Hoa khi nghiên cứu các dữ kiện có mối liên hệ với nhau thì thường có xu hướng tìm mẫu số chung của các dữ kiện ấy để làm bộc lộ tánh cách đồng nhứt của nó. Khi nói về KINH THI, Khổng Tử đã bảo rằng bộ sách nầy có 300 thiên, nhưng chỉ cần một lời là tóm được hết ý nghĩa của nó, ấy là “không nghĩ bậy” (THI tam bá, nhứt ngôn dĩ tế chi, viết: tư vô tà. – LUẬN NGỮ, Vi Chánh). Nói về mối đạo của mình, Giáo Tổ của Nho Giáo cũng bảo là nó có thể do nơi một lẽ mà thông suốt tất cả (Ngô đạo nhứt dĩ quán chi. LUẬN NGỮ, Lý Nhân). Cứ theo lời giải thích của Tăng Tử, đó là việc thành tâm thật ý để suy lòng mình ra lòng người. Sự cố gắng qui tập các sự việc về một mối nói trên đây phát xuất từ một quan niệm làm căn bản cho cả nền tư tuởng cổ của Trung Hoa. Đó là quan niệm xem trời, đất và vạn vật đều cùng chung một thể với nhau (thiên địa vạn vật nhứt thể).
Ngoài ý qui tập hết các sự việc về một mối, chữ nhứt còn có nghĩa là chuyên tâm vào một việc gì. Thiên Cao Dao Mô trong KINH THƯ đã bảo: “Nhơn tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh, duy nhứt, doãn chấp quyết trung”. Câu này hàm ý rằng vì mọi sự việc đều biến đổi không ngừng nên lòng người rất dễ bị nghiêng lệch và ở vào thế bất ổn (nguy) mà mối đạo thì tế nhị và ẩn ảo khó thấy rõ được (vi) cho nên người phải giữ cho lòng mình trong suốt (tinh) và chuyên nhứt thì mới giữ được cái trung. Như vậy, nhứt là một điều kiện để đạt đạo trung.
b. Về chữ dương, nó chỉ là một nguyên tắc căn bản trong vũ trụ quan của người Trung Hoa. Nó được dùng để đối chiếu lại âm, vốn chỉ một nguyên tắc khác nó và thường được xem là phần nào chọi lại nó. Như sáng là dương mà tối là âm, nam phái là dương mà nữ phái là âm, cõi sống là dương mà cõi chết là âm. Về mặt xử thế thì sự quang minh chánh trực thuộc dương, sự ám muội tà khúc thuộc âm. Về mặt võ nghệ thì cương thuật thuộc dương mà nhu thuật thuộc âm.
Tên Nhứt Dương Chỉ hàm ý rằng công phu lợi hại hơn hết của Trung Thần Thông dựa vào cương thuật tới mức tối đa và rất dũng mãnh. Kim Dung đã dùng hình ảnh này để cho thấy rằng nền chánh trị lý tưởng của Trung Hoa có tánh cách quang minh chánh trực và có mục đích thực hiện cảnh thế giới đại đồng làm cho cả thiên hạ sống yên vui hoà mục và dùng sự nhân nghĩa mà đối xử với nhau.
Tuy nhiên, trên đời không thể chỉ có dương mà không có âm. Vả lại, việc vào dương thuần tuý là điều trái với đạo trung. Bởi đó, Nhứt Dương Chỉ không phải là một công phu thường dụng. Theo Kim Dung, nó làm hao tổn rất nhiều nội lực và khi người dùng nó rồi thì nguyên khí và tinh lực trong người bị tiêu hao, phải tĩnh dưỡng nhiều ngày mới hồi phục lại công lực. Theo bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU thì người dùng công phu Nhứt Dương Chỉ để chữa một nội thương trầm trọng của kẻ khác phải mất công lực trong 5 năm; nếu có học CỬU ÂM CHƠN KINH và luyện tập lại đúng mức thì cũng phải mất mấy tháng mới có công lực lại như xưa. Bởi đó, Trung Thần Thông bất đắc dĩ lắm mới dùng đến Nhứt Dương Chỉ.
Nếu xem Trung Thần Thông là tiêu biểu cho một quốc gia thì việc dùng Nhứt Dương Chỉ có thể xem như là việc huy động toàn quốc để thực hiện một công trình rất lớn lao. Sự tấn công kẻ địch bằng công phu Nhứt Dương Chỉ có thể so sánch với việc gây chiến tranh với quốc gia khác. Dầu có đem thắng lợi về cho mình, chiến tranh cũng làm cho quốc gia hao tổn nhơn lực, tài lực và quốc gia phải cần một thời gian mới khôi phục lại tình trạng bình thường. Với lối mô tả Nhứt Dương Chỉ, Kim Dung có ý cho biết rằng nước Trung Hoa cổ điển không chủ trương dùng chiến tranh làm phương pháp chánh yếu để giải quyết các vụ xung đột với nước khác như một số quốc gia hiếu chiến trên thế giới, và chỉ dùng đến chiến tranh một cách bất đắc dĩ thôi.
2. Thái Cực Quyền
Trong tình trạng bình thường, Trung Thần Thông và người của phái Toàn Chân đã dùng Thái Cực Quyền trong các cuộc giao đấu. Thái Cực là tình trạng vũ trụ lúc còn là một khối hỗn mang chưa phân ra thành trời đất. Trong triết lý cổ Trung Hoa, nó dùng để chỉ một tình trạng thống nhứt nhưng bao gồm các yếu tố khác nhau. Do đó, Thái Cực hàm có lưỡng nghi là âm và dương và Thái Cực Quyền mà phái Toàn Chân thường sử dụng gồm có cả nguyên tắc cương và nhu. Về mặt nội công thì phái Toàn Chân đã luyện Thái Ất Huyền Công. Thái Ất hay Thái Nhứt vốn là tên của một ngôi sao tượng trưng cho một nguyên lý linh thiêng trong vũ trụ. Giữa Thái Ất và Thái Cực có sự liên hệ mật thiết với nhau. Thái Ất có thể xem nhu là sự thể hiện của Thái Cực và do đó mà cũng gồm cả hai nguyên tắc âm dương. Vì thế Thái Ất Huyền Công của phái Toàn Chân được Kim Dung mô tả như là một công phu vừa cương vừa nhu, khi vận chơn khí thì làm cho thân thể mềm xốp như bông gòn hay cứng như gang sắt. Điều này thích hợp với đạo trung và hàm ý rằng tùy theo vương đạo và hướng về việc dùng nhơn nghĩa, nền chánh trị Trung Hoa cũng gồm có việc dùng võ lực và hình pg đông là Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật. Như thế, danh hiệu Dược Sư của Đông Tà có thể dùng để ám chỉ rằng dân tộc Nhựt là một dân tộc ở phía đông Trung Quốc và có theo Phật Gíáo Đại Thừa. Vậy, với lối mô tả thân thế Đông Tà, Kim Dung đã cho thấy rằng dân tộc Nhựt đã theo học văn hoá Trung Hoa và đã có một nền văn hoá chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa về mọi phương diện.
C- CÁC ĐẶC TÁNH CỦA NGƯỜI NHỰT LÀM CHO HỌ PHÂN BIỆT VỚI NGƯỜI TRUNG HOA.
Nói chung lại thì Đông Tà đã biết rõ các kỹ thuật của Trung Hoa về mặt đạo đức, ông đã có học giáo lý các tôn giáo lớn của Trung Hoa, đặc biệt là Nho Giáo và Đạo Giáo. Ông có một tinh thần thoát tục và có những tánh tốt được dân tộc Trung Hoa đề cao là ngay thẳng, cương trực và nói ra thì giữ lấy lời. Ông đã nhiều khi ra tay cứu giúp những người yếu thế chống lại bọn tham quan ô lại và bọn trộm cướp hiếp đáp dân lành. Ngoài ra ông cũng rất kính trọng các trung thần liệt sĩ. Tuy nhiên, ông lại không được Kim Dung liệt vào hạng người theo chánh đạo mà lại bị xem là một nhơn vật nhuốm đầy tà quái. Điều này có nghĩa là theo ý Kim Dung thì mặc dầu thấm nhuần văn hoá Trung Hoa và chánh thức theo quan niệm Trung Hoa về đạo đức, người Nhựt không phải hoàn toàn theo văn hoá Trung Hoa, cũng không phải cư xử đúng theo quan niệm đạo đức của người Trung Hoa.
1. Các sáng chế văn hoá đặc biệt của người Nhựt so với văn hoá Trung Hoa
Tuy có học các môn võ thuật Trung Hoa, Đông Tà đã không dùng các môn ấy mà tự sáng chế ra một số môn võ riêng cho mình như Lạc Anh Chưởng, Phách Không Chưởng, Tảo Diệp Thoái, Ngọc Tiêu Kiếm Pháp, Đạn Chỉ Thần Công … Một trong các võ khí của Đông Tà là cây ngọc tiêu. Tiếng tiêu của ông thổi có thể êm đềm hoà dịu, nhưng cũng có thể khêu gợi các tình cảm của người một cách mãnh liệt, nhứt là bản Thiên Ma Vũ Khúc kích thích dục tình rất mạnh mẽ và có thể làm cho người nghe điên loạn được. Để bảo vệ căn cứ của mình, Đông Tà đã dựa vào Kỳ Môn Bát Trận của Khổng Minh mà lập ra một Phản Kỳ Môn Bát Trận, bao trùm gần hết đảo Đào Hoa. Trận đồ của Đông Tà cũng dựa vào các nguyên tắc sinh khắc, âm dương, ngũ hành, nhị thập bát tú và 64 quẻ kép của Bát Quái cùng các đặc tánh của các quẻ đó như trận đồ của Khổng Minh. Tuy nhiên, trong các trận đồ của Đông Tà, vị trí các quẻ lại ngược lại vị trí các quẻ trong trận đồ Khổng Minh.
Với các chi tiết trên đây, Kim Dung ám chỉ rằng tuy có học theo văn hoá Trung Hoa, người Nhựt vẫn có những sáng chế của mình và có khi biến chế văn hoá Trung Hoa để áp dụng cho mình. Về tôn giáo thì ngoài Nho Giáo, Phật Giáo và Đạo Giáo, họ còn có một tôn giáo là Thần Đạo. Về văn tự, tuy có dùng chữ Hán, họ lại có những thứ chữ đặc biệt cho họ là katakana và hiragan. Về võ thuật, họ có các môn đặc sáng như Nhu Đạo (Judo), Hiệp Khí Đạo (Aikido), Kiếm Đạo ( Kendo) … Nhơn cuộc hoà tấu giữa Đông Tà và Tây Độc trên đảo Đào Hoa, Kim Dung đã cho biết rằng công phu của Đông Tà thể hiện qua tiếng tiêu thuộc nhu tánh, trái với công phu Tây Độc thể hiện qua tiếng đàn tranh thuộc cương tánh. Với chi tiết này, Kim Dung đã ám chỉ rằng môn võ tiêu biểu cho kỹ thuật tranh đấu của người Nhựt là Nhu Thuật về sau được biến chế để thành ra Nhu Đạo.
2. Sự dị biệt giữa người Nhựt và người Trung Hoa trong các quan niệm căn bản phát xuất từ văn hoá Trung Hoa
Riêng sự kiện Đông Tà dựa vào Kỳ Môn Bát Trận của Khổng Minh để lập Phản Kỳ Môn Bát Trận có thể được Kim Dung dùng để ám chỉ việc người Nhựt thay đổi thứ tự của các mục tiêu chánh trị so với quan niệm Trung Hoa. Từ ngàn xưa, người Trung Hoa đã hướng đến lý tưởng thế giới đại đồng và trong tư tưởng của họ, việc bình thiên hạ là mục tiêu tối hậu, trị quốc chỉ cốt để dọn đường cho việc bình thiên hạ. Người Nhựt, trái lại, đã lấy việc xây dựng cho quốc gia mình hùng cường làm mục tiêu tối hậu và chánh sách đối ngoại của Nhựt luôn nhắm vào việc phục vụ riêng cho nước Nhựt chớ không phải hướng đến việc làm lợi cho mọi dân tộc như nhau theo lý tưởng đại đồng của Trung Hoa.
Qua việc mô tả võ công và kỹ thuật bảo vệ căn cứ của Đông Tà, Kim Dung đã cho thấy phần nào sự khác nhau giữa người Nhựt với người Trung Hoa. Việc đặt quyền lợi dân tộc lên trên lý tưởng đại đồng đã là một điểm dị biệt quan trọng. Ngoài ra, việc Đông Tà dùng tiếng tiêu để kích thích dục tình con người một cách mãnh liệt còn hàm ý rằng người Nhựt không theo đúng trung dung của người Trung Hoa mà thiên về sự túng dục, giống như người Tây Phưong mà biểu tượng là Tây Độc như chúng tôi sẽ trình bày trong đoạn nói về nhơn vật sau này. Một biểu lộ khác của sự thiếu tự chế của người Nhựt là việc Đông Tà quá bi thương về cái chết của vợ đến mức muốn chết theo bà, và gần như điên cuồng khi nghe nói con gái là Hoàng Dung cũng đã chết. Vậy, theo Kim Dung, người Nhựt đã nhiễm một số ác tật của người Tây Phương. Do đó, ông mói gọi nhơn vật tượng trưng cho họ là Đông Tà, đối chiếu lại Tây Độc.
3. Sự dị biệt giữa người Nhựt và người Trung Hoa về tâm tánh và cách xử sự.
Các đặc lánh của người Nhựt cũng đã được Kim Dung mô tả qua tâm tánh và lối xử sự của Đông Tà. Nhơn vật này vốn cao ngạo ương gàn, không xem thiên hạ ra chi. Khi ông muốn làm gì thì ông nhứt quyết làm cho bằng được, bất chấp dư luận. Ông đã huấn luyện môn đồ và con gái ông theo tinh thần trọng thực danh, không câu nệ tiểu tiết, có thể trộm cắp, cướp giựt của người những khi cần. Trong thực tế, Đông Tà đã có đủ phương tiện ăn xài huy hoắc và lập một căn cứ vừa kiên cố vừa sang trọng là vì ông đã dựa vào võ công siêu tuyệt của minh để đi lấy tiền của người giàu có hoặc đi tống tiền các tiêu cục lớn làm ăn phát đạt. Ông đã điềm nhiên nhận lãnh danh hiệu kẻ cướp mà người ta gán cho ông. Ông đã tìm mọi cách chiếm cho được CỬU ÂM CHƠN KINH và đã dùng cách bắt nhốt Châu Bá Thông để nhờ sự tỷ thí với ông này mà học các bí pháp chiến đấu của phái Toàn Chân.
Qua sự mô tả này, Kim Dung đã cho thấy rằng trái với người Trung Hoa thiên về lý thuyết và quay lưng lại khoa học thực nghiệm, người10px;'>
Riêng Bắc-Cái lại có môn võ đặc biệt của mình là Hàng Long Thập Bát Chưởng gồm 18 chiêu thức mạnh mẽ và vi diệu khôn lường. Tên của 18 chiêu thức này đều có chữ LONG ở trong. Đáng lưu ý hơn hết là các chiêu thức Tiềm Long Vật Dụng, Hiện Long Tại Điền, Phi Long Tại Thiên, Kháng Long Hữu Hối và Long Chiến Vu Dã hoặc Chiến Long Tại Dã, vì các tên này có dính dáng đến các hào trong Kinh Dịch.
a- Kinh Dịch
Bộ Kinh này nguyên là một tác phẩm tối cổ và tối ảo diệu của người Trung Hoa. Các nhà hiền triết đã cấu tạo nên nó có dụng ý dùng đồ biểu để diễn tả sự biến hoá vô cùng của vạn vật. Họ cho rằng trong vũ trụ, thường có hai nguyên tắc đối chiếu lại nhau, và có khi chọi lại nhau là dương và âm. Họ đã dùng vạch liền   _____  để biểu tượng dương, và vạch đứt – – để biểu tượng âm, rồi ghép các biểu tượng dương và âm lại theo mô thức để diễn tả các tình thế có thể xảy ra trong vũ trụ bằng số lượng và vị trí của hai biểu tưởng dương và âm đối với nhau. Lúc đầu, họ ghép ba vạch lại làm một đơn vị gọi là Quái, tức là quẻ, và tạo ra cả thảy 8 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài gọi chung là Bát Quái.. Sau đó họ lại ghép các quẻ trên đây lại thành cặp nằm chồng lên nhau và tạo ra 64 quẻ kép. Mỗi quẻ kép như vậy có 6 vạch, mỗi vạch như vậy gọi là một hào và có một tên chung tùy theo vị trí của mình. Hào dương được gọi là Cửu, tức là số 9, hào âm được gọi là Lục, tức là số 6. Nếu ta đi từ dưới lên trên thì hào ở thấp nhứt gọi là Sơ, kế đó là Nhị, rồi Tam, Tứ, Ngũ và hào ở trên hết gọi là Thương. Hai chữ Sơ và Thương thì đặt trước, còn các chữ Nhị, Tam, Tứ, Ngũ thì đặt sau chữ Cửu hay chữ Lục. Quẻ kép gồm có cả thảy 64 cái, mà mỗi cái có 6 hào như vậy nếu tính chung lại thì có cả thảy 384 hào, mỗi cái trong 384 hào này biểu tượng cho một tình thế và đều có tên riêng cho mình.
Đáng để ý hơn hết trong 64 quẻ kép là quẻ Bát Thuần Càn gồm có 2 quẻ Càn ghép lại và Bát Thuần Khôn gồm có 2 quẻ Khôn ghép lại. Quẻ Càn gồm có ba vạch liền tượng trưng cho trời, quẻ Khôn gồm có ba vạch đứt tượng trưng cho đất. Vậy, Bát Thuần Càn gồm sáu vạch liền tượng trưng cho dương thuần túy và Bát Thuần Khôn gồm sáu vạch đứt tượng trưng cho âm thuần túy. Tên các chiêu thức Tiềm Long Vật Dụng, Hiện Long Tại Điền, Phi Long Tại Thiên, Kháng Long Hữu Hối trong Hàng Long Thập Bát Chưỏng đúng là tên các hào Sơ Cửu, Cửu Nhị, Cửu Ngũ và Thượng Cửu của quẻ kép Bát Thuần Càn. Trong quẻ kép Bát Thuần Khôn thì hào Thượng Lục có tên là Long Chiến Vu Dã rất gần với tên Chiến Long Tại Dã vì cả hai tên này đều hàm ý là rồng đánh nhau ở cánh đồng.
b- Kinh Dịch so với Biện Chứng Pháp Duy Vật.
Với việc dùng một số tên hào trong Kinh Dịch để đặt cho một số chiêu thức của Hàng Long Thập Bát Chưởng, chúng ta có thể nghĩ rằng khi nói đến pho chưởng pháp này Kim Dung đã có ý ám chỉ Duy Vật Biện Chứng Pháp. Như thế là vì Kinh Dịch và Duy Vật Biện Chứng Pháp có những nguyên tắc căn bản giống nhau. Cả hai đều cho rằng trên đời, mọi vật đều biến đổi không ngừng. Mặt khác, theo Kinh Dịch, sự biến đổi này phát xuất từ sự tương sanh tương khắc giữa âm và dương, còn Biện Chứng Pháp Duy Vật thì cho rằng sự biến đổi sở dĩ có là vì trong mọi sự vật đều có những yếu tố mâu thuẩn nhau. Vậy, Kinh Dịch và Biện Chứng Pháp Duy Vật đã có một quan điểm tương tự như nhau về nguyên nhơn sự biến đổi tất yếu của các sự vật.
3. Kỹ thuật tranh đấu tập thể của Cái Bang:
Kiên Bích Trận, biểu tượng cho kỹ thuật tổ chức và tranh đấu của Đảng Cộng Sản Quốc Tế.
Ngoài Đả Cẩu Bổng Pháp và Hàng Long Thập Bát Chưởng là các kỹ thuật tranh đấu cá nhơn, Cái Bang lại còn có một kỹ thuật tranh đấu tập thể gọi là Kiên Bích Trận. Theo kỹ thuật này, hàng mấy chục ngàn người nối liền nhau lại và góp sức nhau thành một khối vô cùng vững chắc. Hễ đằng đầu bị tấn công thì đằng đuôi tiếp cứu, hễ đằng đuôi bị tấn công thì đằng đầu tiếp cứu, hễ đoạn giữa bị tấn công thì hai đầu ứng phó liền. Kiên Bích Trận này có thể trở thành Xa Luân Kiên Bích Trận, gồm vô số người lan tràn khắp nơi, chỗ nào tiếp nối nhau tấn công kẻ địch trên khắp mặt chiến trường, cứ một đội bị đánh tan thì năm ba đội khác lại xuất hiện. Do đó, dầu có sức khoẻ dồi dào, võ công cực cao minh, đối thủ cũng khó lòng tránh khỏi bị thất bại. Kiên Bích Trận như mô tả trên đây có thể so sánh với lề lối tổ chức của Đảng Cộng Sản Quốc Tế, có mặt ở mọi nước và được phối trí để giúp đỡ cho nhau một cách hữu hiệu, nên dễ nắm phần thắng lợi trong các cuộc tranh đấu với kẻ địch.
4.Tánh chất của công phu Bắc-Cái nói chung.
Về tánh chất của công phu Bắc-Cái nói chung thì Kim Dung cho biết rằng nó thuộc cương tánh như công phu Tây Độc. Điều này phù hợp với chủ trương tranh đấu bạo tợn của Đảng Cộng Sản Quốc Tế, và hàm ý rằng lề lối tranh đấu của Cộng Sản bắt nguồn từ lề lối tranh đấu của các nước Âu Châu.
C- NHƠN VẬT ĐƯỢC BẮC-CÁI BIỂU TƯỢNG: LENIN
Vậy, trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung có nói đến Võ Lâm Ngũ Bá, chúng ta có thể thấy nhiều dữ kiện chứng tỏ rằng Bắc Cái và tổ chức Cái Bang do ông lãnh đạo đã được tác giả dùng để ám chỉ Liên Sô và Đảng Cộng Sản Quốc Tế. Ngoài ra, một số dữ kiện khác làm cho chúng ta có thể nghĩ rằng Bắc Cái đã được dùng để biểu tượng riêng cho nhà lãnh tụ Cộng Sản Quốc Tế Lenin.
1. Ý nghĩa của các biệt hiệu Cửu Chỉ Thần Công và Hồng Thất Công.
Trong các bộ truyện võ hiệp của Kim Dung, Bắc Cái còn có biệt hiệu là Cửu Chỉ Thần Cái tức là ông ăn mày thần có chín ngón tay. Ông cũng được gọi là Hồng Thất Công, dịch sát nghĩa chữ là Ông Bảy họ Hồng. Hai con số 9 và 7 trên đây rất đáng chú ý.
Chủ nghĩa Cộng Sản vốn do Karl Marx tung ra năm 1848. Đến năm 1864, những người theo chủ trương tranh đấu cho quyền lợi vô sản đã họp nhau lại lập thành một đoàn thể gọi là Quốc Tế Lao Động. Nhưng sau một thời gian hoạt động, đoàn thể này đã tan vỡ. Năm 1889, những người theo tư tưởng Karl Marx lại thành lập một đoàn thể khác gồm các Đảng Xã Hội hay Dân Chủ Xã Hội ở các nước. Đoàn thể này cho là mình kế tiếp công nghiệp của Quốc Tế Lao Động thành lập năm 1864 nên tự gọi là Đệ Nhị Quốc Tế. Lenin đã tham dự Quốc Tế này. Nhưng sau đó, ông cho rằng nó đã phản bội quyền lợi vô sản nên khi cướp chánh quyền ở Nga và thành lập năm 1917, ông đã tổ chức một đoàn thể mới gọi là Đệ Tam Quốc Tế gồm các Đảng Cộng Sản ở các nước. Lúc Lenin chết, Stalin và Trotsky đã tranh nhau quyền kế vị. Stalin nắm phần thắng lợi và trục xuất Trotsky khỏi Liên Sô. Trotsky ra ngoài Liên Sô rồi thì thành lập một đoàn thể Cộng Sản Quốc Tế khác chống lại Stalin và gọi đoàn thể này là Đệ Tứ Quốc Tế.
Hai bàn tay của Bắc Cái còn có 9 ngón vì ngón trỏ trên bàn tay mặt khi có hơi thơm của món ăn thì cứ giựt lên rần rật làm ông bực bội nên ông đã chặt bỏ nó đi. Ngón tay bị chặt này có thể kể như là tiêu biểu cho Quốc Tế Lao Động đầu tiên đã hoàn toàn tan vỡ. Chín ngón còn lại tiêu biểu cho ba đoàn thể hiện còn tồn tại là Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ Quốc Tế, vì đem cộng các số 2, 3 và 4 lại thì thành ra con số 9. Điều này ám chỉ rằng Lenin có liên hệ đến cả ba Quốc Tế này. Mặt khác, tên hiệu Hồng Thất Công của Bắc Cái ám chỉ rằng Lenin là thủy tổ của các phe Cộng Sản Đệ Tam và Đệ Tứ, vì hai con số 3 và 4 cộng lại thì thành ra 7.
2. Sự ẩn hiện bất thường của Bắc Cái so với hành động bí mật của Lenin.
Lenin thường hoạt động bí mật, thay đổi chỗ ở một cách bất thường để tránh sự theo dõi của thám tử các nước tư bản. Điều này cũng giống lối hành động của Bắc Cái là một nhơn vật thường được những người có cảm tình so sánh với con giao long, khi ẩn khi hiện không biết đâu mà lường.
3. Các phe ăn mày áo dơ và áo sạch, tiêu biểu cho các Đảng Cộng Sản Đệ Tam và Đệ Tứ Quốc Tế.
Mặt khác, ta có thể nhận thấy rằng lúc Bắc Cái còn là Bang Chủ, trong Cái Bang đã có hai phe ăn mày: một phe áo lành, sạch và phe áo rách, dơ. Hai phe này tuy vẫn cộng tác với nhau, nhưng cũng có sự hiềm khích và chống chọi nhau. Phe áo lành và sạch gồm có ba vị Trưởng Lão, nhưng lại chỉ có hai phần mười Bang chúng. Trong khi đó, phe áo rách và dơ chỉ có một Trưởng Lão, nhưng lại nắm tám phần mười Bang chúng.
Ta có thể nghĩ rằng phe áo lành và sạch là biểu tượng cho phe của Trotsky trong Quốc Tế Cộng Sản: họ gồm có nhiều người lãnh đạo có tên tuổi và có khả năng, nhưng ít có đảng viên ở hạ từng cơ sở. Phe áo rách và dơ thì biểu tượng cho phe của Stalin: họ có ít người lãnh đạo có tên tuổi và có khả năng, nhưng lại gồm đa số đảng viên ở hạ từng cơ sở. Theo Kim Dung, sự xung đột giữa hai phe ăn mày trong Cái Bang không có thể dàn xếp được vì nó không phải phát xuất từ quyền lợi mà vì sự khác nhau về quan điểm nhơn sinh. Điều này ám chỉ việc hai phe Cộng Sản Đệ Tam và Đệ Tứ chống nhau không phải chỉ vì tranh quyền mà vì có lập trường lý thuyết khác nhau xa.
Cả hai phe ăn mày áo lành và ăn mày áo rách đều hết sức tôn kính và tùng phục Bắc Cái. Về phần Bắc Cái, ông cũng xem họ như nhau và để biểu lộ sự cư xử công bằng đối với họ, ông đã thay phiên, cứ một năm mặc áo lành thì một năm mặc áo rách. Điều này có mục đích cho thấy rằng Trotsky và Stalin đều chấp nhận sự lãnh đạo của Lenin, còn Lenin thì bao dung cả hai phe và không tỏ ra thiên về phe nào.
4. Tâm tánh Bắc Cái so với chủ nghĩa Lenin.
Về mặt tâm tánh, Bắc Cái là người cương trực và có tinh thần nghĩa hiệp binh vực kẻ nghèo yếu như Trung Thần Thông. Nhưng trái với Trung Thần Thông, ông không theo nếp sống thanh đạm mà lại thích các món ăn ngon, các thứ rượu qúi. Ông đã từng vào cung vua để thưởng thức các món được nấu cho nhà vua ăn, và đã ẩn núp trong hoàng cung vì mục đích này ngay trong khi ông đã mất công lực vì bị Tây Độc đánh.
Các chi tiết này đều thích ứng với Lenin. Ông theo lý tưởng thực hiện một xã hội không giai cấp, không có cảnh tượng người bóc lột người, nhưng không phải đặt nền tảng suy luận của mình trên chủ nghĩa duy tâm hay duy linh như một nhà lãnh đạo tôn giáo, mà lại theo chủ nghĩa duy vật. Chủ nghĩa này đã được Kim Dung ám chỉ bằng tánh thích ăn ngon. Sau khi lật đổ chế độ Nga Hoàng, Lenin đã vào ở điện Cẩm Linh là hoàng cung của nước Nga, và trong giai đoạn chót của đời ông, ông đã ngoạ bịnh nên không còn điều khiển được Đảng Cộng Sản Liên Sô một cách trực tiếp mặc dầu ông vẫn giữ chức Chủ Tịch của Đảng ấy.
D. HOÀNG DUNG, BIỂU TƯỢNG CHO STALIN.
Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Kim Dung có nói đến việc Bắc Cái truyền ngôi Bang Chủ cho Hoàng Dung một cách âm thầm khi ông bị mất công lực. Điều này có thể ám chỉ việc Stalin kín đáo chuẩn bị việc kế vị Lenin lúc ông này ngoạ bịnh. Một số dữ kiện liên hệ đến việc Hoàng Dung nối ngôi Bang Chủ của Bắc Cái có thể so sánh với các dữ kiện liên hệ đến cuộc tranh quyền kế vị trong Đảng Cộng Sản Liên Sô.
1. Tâm tánh Hoàng Dung so với tâm tánh Stalin.
Hoàng Dung vốn là một phụ nữ, lại là con của Đông Tà và không khỏi bị ảnh hưởng của cha về mặt tinh thần. Do đó, tuy bản chất tốt và khôn ngoan, can đảm, bà vẫn có phần xảo trá và có tánh gian hùng, không kể tiếng thị phi. Bà rất đa nghi, lại dám có những thủ đoạn tàn độc trong những lúc cần thiết chớ không phải hoàn toàn nhân hậu như Bắc Cái. Stalin cũng là người khôn ngoan và can đảm. Nhưng tuy là người phái nam, ông lại gian hiểm, giảo quyệt, thường làm việc ban đêm và thích núp trong bóng tối để hành động. Theo quan niệm cổ của Trung Hoa, đó là tánh tình và lề lối làm việc của phái nữ vốn thuộc âm. Mặt khác, Stalin cũng rất đa nghi. Đã vậy, tuy trung thành với chủ nghĩa cộng sản và đã hoàn toàn làm chủ Liên Sô và Đảng Cộng Sản Quốc rế, ông không có được tài đức của Lenin và thường tỏ ra độc ác. Thêm nữa Stalin vốn là người của xứ Georgia. Vậy ông không phải là người Nga chánh gốc, mà thuộc một sắc tộc thiểu số ở Nga và điều này đã được Kim Dung nhắc khéo bằng sự kiện Hoàng Dung là con gái của Đông Tà, nhơn vật tiêu biểu cho nước Nhựt.
2. Thân thế Hoàng Dung so với thân thế Stalin.
Lúc nhỏ, Hoàng Dung đã học một số võ thuật của cha. Sau đó nhơn gặp Bắc Cái bà mới dùng nghệ thuật nấu các món ăn ngon và mưu kế cùng lời lẽ khéo léo để làm cho Bắc Cái mến bà và vui lòng truyền dạy võ công cho bà và cho người tình của bà là Quách Tĩnh. Nhưng bà đã không được học Hàng Long Thập Bát Chưởng như Quách Tĩnh mà chỉ được học một môn võ ít lợi hại hơn là Yến Song Phi. Đến lúc trao quyền ngôi Bang Chủ cho bà, Bắc Cái mới dạy bà bí quyết sử dụng Đả Cẩu Bổng.
Cái tình tiết này có những chỗ tương tự với một số dữ kiện trong thân thế Stalin. Ông này lúc nhỏ đã theo Thiên Chúa Giáo Chánh Thống và đã vào học ở một chủng viện để làm giáo sĩ cho tổ chức tôn giáo này. Nhưng về sau, ông lại bỏ đạo, theo Đảng Cộng Sản và được chỉ định là Tổng Bí Thư của Đảng Cộng Sản Liên Sô. Lúc ông mới nắm giữ chức vụ đó, nó chưa có tầm quan trọng lớn lao như về sau này. Nhưng ông đã nhờ nó mà thân cận với Lenin và lấy danh nghĩa Lenin để điều khiển công việc nội bộ của Đảng, đồng thời gài người của mình vào bộ máy Đảng. Những điều này đã làm cho ông thật sự điều khiển được Đảng Cộng Sản Liên Sô lúc Lenin còn sống và nắm phần thắng lợi trong việc tranh quyền kế vị Lenin. Nhưng Stalin không phải là nhà lý thuyết giỏi thông thạo Duy Vật Biện Chứng Pháp như các nhà lãnh đạo cộng sản Đệ Tam Quốc Tế đồng thời. Ông chỉ giỏi trong việc tổ chức Đảng và điều khiển Đảng trong cuộc tranh đấu giai cấp.
3. Cuộc tranh đấu của Hoàng Dung để nắm quyền Bang Chủ Cái Bang
so với cuộc tranh đấu của Stalin để nắm quyền Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Liên Sô.
Trước khi ra mặt tranh đấu đề nắm quyền Bang Chủ Cái Bang, Hoàng Dung đã được cảm tình và sự giúp đỡ của phe ăn mày áo rách và bị sự thù ghét hãm hại của phe ăn mày áo lành. Khi đã ra mặt tranh đấu để nắm quyền Bang Chủ, Hoàng Dung lại cũng chỉ tỷ thí với các Trưởng Lão cầm đầu phe ăn mày áo lành. Và khi đã được toàn thể Cái Bang công nhận mình là Quyền Bang Chủ, bà đã phá bỏ lệ cũ, không để cho Bang chúng phun đàm dãi vào người như các Bang Chủ tiền nhiệm. Ngay sau khi được công nhận là Quyền Bang Chủ, bà đã trừng phạt Bành Trưởng Lão là một trong những người lãnh đạo phe ăn mày áo lành đã từng ám hại bà trước khi bà ra mặt tranh quyền Bang Chủ. Vị Trưởng Lão này đã bị hạ thấp cấp bực trong Cái Bang, và theo Kim Dung, sau đó, ông còn phạm tội lợi dụng võ công cao cường để bắt và mưu toan hãm hiếp Tần Nam Cầm là mẹ của Dương Quá. Về sau nữa, Bành Trưởng Lão đã âm mưu với người Mông Cổ để làm cho Cái Bang phân hóa thành nhiều chi.
Về phần Stalin thi từ lúc Lenin còn ngọa bịnh, ông đã phải trực tiếp đương đầu với Trotsky trong việc điều khiển Đảng Cộng Sản Liên Sô và sau đó, trong việc giành quyền kế vị Lenin. Nhờ dàn xếp để cho phe mình chiếm đa số trong các cơ cấu của Đảng nên trong Đại Hội bầu người lãnh đạo thay Lenin ông đã nắm phần thắng lợi mặc dầu đã bị phe Trotsky chống đối mãnh liệt. Sau khi cầm quyền điều khiển Đảng Cộng Sản Liên Sô, ông đã loại trừ và trừng phạt những người theo phe của Trotsky. Những người này về sau đã thành lập ra nhiều chi phái Đệ Tứ Quốc Tế khác nhau. Người theo phe Trotsky tại Liên Sô thì bị đưa ra Tòa Án vì những tội thường phạm hoặc vì bi tố cáo là làm gián điệp cho các nước tư bản. Việc Đệ Tứ Quốc Tế chia ra thành nhiều chi phái và các tội mà Stalin gán cho họ đều phù hợp với các chi tiết liên hệ đến Bành Trưởng Lão. Sau khi Stalin đã củng cố được quyền hành của mình bằng cách loại trừ hết phe Trotsky, các đảng viên cộng sản Liên Sô không ai cỏn dám phê bình chỉ trích người lãnh đạo tối cao của Đảng như thời Lenin còn sống. Thật đúng là hình ảnh của một Bang Chủ làm trái lại tinh thần căn bản của Cái Bang và không cho ai phun đàm dãi lên mặt vị Bang Chủ mới nhậm chức để nhắc cho ông ta nhớ rằng mình cũng là một người ăn mày như thuộc hạ và phải chịu nhuốc để thông cảm nỗi niềm khổ nhục của giới ăn mày.