Trong các tác phẩm của mình, Kim Dung đã đề cập đến nhiều nhơn vật võ công trác tuyệt. Nghiên cứu kỹ tài nghệ và đức tánh của một số trong các nhơn vật này ta có thể nhận thấy rằng Kim Dung đã dùng họ để tượng trưng cho một vài quốc gia đặc biệt trên thế giới, hoặc để mô tả một vài chánh khách nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại.
MỤC 1:
CÁC NHƠN VẬT TƯỢNG TRƯNG
CHO MỘT VÀI QUỐC GIA
ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI.
Luận võ trên đỉnh Hoa Sơn để xác nhận vai tuồng bá chủ võ lâm là một đề tài đã được Kim Dung khai thác trong ba bộ truyện võ hiệp VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP. Tên bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ thật ra không thấy có trong danh sách các tác phẩm được Ông Hàn Giang Nhạn cho biết là chắc chắn do Kim Dung sáng tác (theo lời Dịch giả cho bản dịch LỘC ĐỈNH KÝ, Quyển 1-2 trang 3). Bởi đó, chúng ta không thể biết chắc là tác phẩm này quả thật của Kim Dung hay do người khác viết rồi gán cho Kim Dung. Nhưng trừ ra một vài điểm nhỏ nhặt, còn thì phần lớn các chi tiết về các nhơn vật chánh yếu trong đó đều phù hợp nhau nên chúng tôi nghĩ có thể dùng bộ truyện này làm một trong các tài liệu để nghiên cứu về đề tài luận võ ở Hoa Sơn được Kim Dung nêu ra.
Kể cho đủ hết thì có đến ba kỳ luận võ như vậy. Nhưng thật sự thì kỳ luận võ thứ nhì không đưa đến kết quả gì, còn trong kỳ luận võ thứ ba thì các cao thủ võ lâm gặp nhau về việc này là người đã có danh vọng rồi, lại có tinh thần hoà hợp với nhau nên đã không tỷ thí với nhau để phân hơn kém. Vậy, rốt cuộc lại, chỉ có cuộc luận võ đầu tiên là thật sự quan trọng.
Trong cuộc luận võ đầu tiên này, có 5 nhơn vật tham dự. Họ được gọi chung là Võ Lâm Ngũ Bá và mang ngoại hiệu Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái và Nam Đế. Năm nhơn vật này đã có ý thật sự tỷ thí với nhau với mục đích phân hơn kém và quyết định xem ai là người được quyền giữ bộ CỬU ÂM CHÂN KINH. Sau cuộc tỷ thí rất gay go này, mọi người đều công nhận rằng TrungThần Thông có võ cao diệu hơn hết, còn những người khác thì tài nghệ suýt soát như nhau. Ngoài họ ra, còn một nhơn vật thứ sáu được xem là đồng tài nghệ với họ, nhưng không dự cuộc luận võ này. Đó là Bang Chủ của Thiết Chưởng Bang.
Nếu chỉ xét bề ngoài câu chuyện thì Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế và Bang Chủ Thiết Chưởng Bang là những người nhờ dày công tập luyện về nội công và võ nghệ, và có người còn nhờ thêm cơ duyên tiêu thụ được một vật quí hiếm có, mà trở thành những cao thủ siêu tuyệt trong võ lâm. Nhưng khi xem kỹ các chi tiết liên hệ đến họ, chúng ta có thể nhận thấy rằng họ đã được Kim Dung dùng để ám chỉ một số quốc gia đặc biệt trên thế giới. Trong số các quốc gia được ám chỉ như vậy, laị có những quốc gia được ít nhiều thể hiện bằng những chánh khách có thật, và những quốc gia không có chánh khách biểu tượng cụ thể. Mặt khác, có khi một nhơn vật đã được dùng để tượng trưng cho một khối gồm nhiều quốc gia có những đặc điểm chung nhau.
Nhưng điều chúng ta nên để ý là tác giả các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU và THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP không phải dùng cốt chuyện của các bộ truyện võ hiệp này để kể lại cả lịch sử thật sự của các quốc gia được ông ám chỉ qua các nhơn vật võ lâm. Mục đích chánh yếu của ông là nêu ra các đặc tánh của các quốc gia hay khối quốc gia ấy. Các đặc tánh này dựa vào nền văn hoá và tâm lý nhơn dân, nó lại đưa đến những khả năng cá biệt của quốc gia trong cuộc tranh đấu với các quốc gia khác. Nói chung thì Kim Dung chỉ nêu ra một vài chi tiết liên hệ đến lịch sử các quốc gia ấy, theo cái nhìn của ông. Do đó, thời điểm tương ứng của các việc xảy ra trong các câu chuyện và của các cố sự mà nó ám chỉ không phải luôn luôn phù hợp với nhau. Mặt khác, vì quan điểm của Kim Dung đối với các quốc gia được ông ám chỉ bằng các nhơn vật võ lâm đã có sự thay đổi theo dòng thời gian nên trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, cách ông mô tả một vài nhơn vật trong số này cũng có hơi khác cách ông mô tả họ trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU.
Ta có thể nhận thấy ý Kim Dung muốn dùng các nhơn vật võ lâm để ám chỉ một số quốc gia trên thế giới trong đoạn ông mô tả cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn. Trong một giai đoạn của cuộc luận võ này, Võ Lâm Ngũ Bá đã tỷ thí với nhau theo lối “ngũ quốc giao binh”, dịch sát nghĩa chữ là “năm nước tranh chiến với nhau.”. Theo lối tỷ thí này thì mỗi người chiếm một phương vị ngũ hành rồi dùng nội công kình lực công kích người khác theo thủ pháp nào cũng được. Năm vị cao thủ tham dự cuộc luận võ được tự do chọn lựa đối thủ, muốn đấu với ai cũng được mà muốn giúp ai cũng được. Vậy, Kim Dung đã trực tiếp dùng từ ngữ “ngũ quốc” tức là “năm nước” để chỉ các cao thủ luận võ với nhau. Ngoài ra, sự diễn tiến của cuộc tỷ thí theo ông mô tả đã cho thấy là những người có cảm tình với nhau có khi đã giúp nhau, nhưng cũng có khi đã thình lình đột kích nhau, và do đó mà đỡ đòn cho người họ không ưa thích. Điều này phù hợp với sự thật trong đời sống quốc tế, là các nước thân nhau có thể giúp nhau mà cũng có thể đánh nhau những đòn bất ngờ, trong khi các nước đối nghịch nhau thường chống nhau mà cũng có khi trợ lực cho nhau một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Với các dữ kiện trêông không đến nỗi quá tệ hại như Tây Độc, nhưng cũng có những thủ đoạn không chánh đáng, như việc bắt giam hay dùng mưu gạt gẫm Châu Bá Thông chẳng hạn. Đối với những người kế vị Trung Thần Thông để lãnh đạo phái Toàn Chân, Đông Tà nhiều khi đã tỏ ra thiếu sự kính trọng và đã có ý muốn lấn áp họ. Khi các đạo sĩ kế vị Trung Thần Thông lãnh đạo phái Toàn Chân lầm tưởng rằng ông đã giam sư thúc họ là Châu Bả Thông và tấn công ông, Đông Tà không thèm giải thích ngay để giải tỏa sự hiểu lầm và sự thù hận. Ông đã tận lực giao đấu với họ và có dụng ý phá tan Thiên Cương Bắc Đẩu Trận của họ rồi mới nói sự thật cho họ biết. Điều này hàm ý rằng người Nhựt không phải xem Trung Quốc như bạn và ngay đến những lúc không có chủ trương làm hại cho Trung Quốc, họ cũng muốn áp đảo Trung Quốc về mặt tinh thần. Tuy nhiên, Đông Tà cũng có khi giúp phái Toàn Chân. Ông đã cứu Châu Bá Thông thoát khỏi sự hãm hại của hai anh em Âm Trường Giang và Âm Trường Hà trên đảo Lục Hoành. Tuy mục đích cuối cùng của ông là đưa Châu Bả Thông về đảo Đào Hoa để dùng Châu Bá Thông trong việc nghiên cứu võ cõng của phái Toàn Chân, ông cũng đã làm một điều có lợi cho phái này.
Đối với các nước Tây Phương, nước Nhựt cũng vừa theo vừa chống. Khi áp dụng chánh sách canh tân tự cường vào hậu bán thế kỷ thứ 19, người Nhựt đã học hỏi nhiều nơi các nước Tây Phương. Họ đã thâu nhận một số lề lối làm việc của người Tây Phương. Nhưng ngay đến lúc nước họ đã kỹ nghệ hóa, họ vẫn duy trì một số phong tục cổ truyền của họ và vẫn tự phân biệt với người Tây Phương. Điều này đã được Kim Dung ám chỉ qua một số chi tiết trong hai bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ và ANH HÙNG XẠ ĐIÊU. Đông Tà tượng trưng cho nước Nhựt có lúc đã muốn gả con gái là Hoàng Dung cho Âu Dương Công Tử là cháu của Tây Độc, tượng trưng cho các nước Tây Phương. Tuy nhiên, Đông Tà cũng đã nhiều lần chống lại Tây Độc. Cuối cùng, ông đã cho Tây Độc biết rõ rằng ông không phải thuộc loại người của Tây Độc. Tuy có tánh cao ngạo, hay nói và làm ngược lại thế tục, ông vẫn kính trọng các anh hùng liệt sĩ và tôn trọng lẽ phải chớ không phải tàn ngược như Tây Độc. Tây Độc đã giết một ông thầy đồ chỉ vì ông này giảng dạy những điều mà Tây Độc bảo là đạo đức giả, nhưng Đông Tà đã đem chôn cái đầu của ông đồ ấy và tỏ vẻ cảm thương về cái chết của ông ta.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, tuy vẫn duy trì ngoại hiệu Đông Tà cho nhơn vật tượng trưng cho nước Nhựt, Kim Dung đã nói đến ông với nhiều thiện cảm hơn. Mặt khác, Đông Tà đã tỏ ra rất ưa thích Dương Quá. Ông đã dạy cho Dương Quá các môn công phu độc đáo của ông và đã kết bạn với Dương Quá mặc dầu tuổi tác hai người cách biệt nhau xa. Điều này đã được Kim Dung dùng để ám chỉ việc Nhựt và Mỹ đã trở thành hai nước thân hữu sau trận Thế Chiến II, mặc dầu một bên có nền văn hóa cổ truyền lâu đời, một bên là một quốc gia mới được xây dựng trong hai thế kỷ sau này.
C- SỰ GIAO THIỆP GIỮA LIÊN SÔ VỚI TRUNG QUỐC, NHỰT VÀ CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA BẮC CÁI VỚI TRUNG THẦN THÔNG, ĐÔNG TÀ, TÂY ĐỘC
Về Liên Sô thì lúc mới thành lập, nước ấy đã có một chánh sách thân hữu với Trung Quốc và đã giúp Trung Quốc tự tổ chức để chống lại các nước Tây phương. Liên Sô đã gởi sang Trung Quốc một phái bộ do Borodin cầm đầu và phái bộ này đã có một vai tuồng đáng kể trong việc xây dựng các cơ cấu của Trung Hoa Dân Quốc thời ông Tôn Văn cầm quyền. Phần Kim Dung thì khi viết các bộ VÕ LÂM NGŨ BÁ, ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, ông hãy còn thiên tả. Bởi đó, ông đã mô tả Bắc Cái, nhơn vật tượng trung cho Liên Sô và Đảng Cộng Sản Quốc Tế như lả một bực anh hùng cái thế và giàu lỏng nghĩa hiệp. Tuy có tỷ thí với Trung Thần Thông để phân hơn kém, Bắc Cái không nuôi ỳ đồ cướp đoạt CỬU ÂM CHÂN KINH trong tay phái Toàn Chân như Tây Độc, Đông Tà. Ông và Trung Thần Thông đã tỏ ra rất tôn trọng nhau và đã có giúp đỡ nhau. Trung Thần Thông đã từng cứu Bắc Cái khỏi thuật Chiêu Hồn và ngón đòn độc hại của Ô Vưu Đạo Nhơn. Trong cuộc luận võ đầu tiên ở Hoa Sơn, Bắc Cái lại nói khéo cho Trung Thần Thông lưu ý đến các âm mưu gian hiểm của Tây Độc, đồng thời dùng tiếng hú để nhắc Trung Thần Thông là phải có thái độ tích cực chớ không thể ngồi yên mà nghe tiếng đàn tranh của Tây Độc và tiếng tiêu của Đông Tà, vì hai loại âm thanh này phụ họa với nhau làm cho thần trí Trung Thần Thông khó tránh được sự dao động thành ra phải thua trận.
Đổi vớt Đông Tà, Bắc Cái không thân như đối với Trung Thần Thông, nhưng Bắc Cái vẫn có sự tôn trọng Đông Tà. Riêng đối với Tây Độc thì Bắc Cái ra mặt chống đối mạnh mẽ và liên tục. Phần Tây Độc cũng rất ghét Bắc Cái. Khi hai bên từ đảo Đào Hoa về đất liền và cùng ở trên một chiếc thuyền, họ đã gây sự đánh nhau. Bắc Cái đã tha cho cho Tây Độc một lần và đã cứu Tây Độc hai lần khỏi chết. Nhưng liền theo đó, Tây Độc lại thừa lúc Bắc Cái ơ hờ để tấn công Bắc Cái bằng công phu Cấp Mô Công làm cho Bắc Cái bị trọng thương đến mất hết công lực. Khi cho thấy Bắc Cái và Tây Độc luôn luôn xung đột và kích bác lẫn nhau, Kim Dung đã có ý làm nổi bật việc sau Thế Chiến II, Liên Sô và các nước Tây Phương đã trực diện đối đầu nhau về mọi phương diện và phản tuyên truyền nhau một cách mạnh mẽ. Nhưng trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Kim Dung đã cho ta thấy Bắc Cái và Tây Độc ôm nhau cười và chết một lượt với nhau sau khi đã đấu võ với nhau và cảm phục tài nhau. Với hình ảnh này. tác giả bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP có thể muốn bảo rằng Liên Sô và các nước Tây Phương không bên nào nắm phần thắng lợi được trong cuộc tranh đấu với nhau. Nếu khinh suất gây chiến tranh hạch tâm để triệt hạ nhau thì cả hai bên đều sẽ bi tiêu diệt hết. Vậy, hai bên đã bị dồn vào cái thế phải chịu chung sổng hay là cùng chết với nhau. Đó là một thông điệp liên hệ đến chủ trương “Giảm Bớt Căng Thẳng” đã lưu hành trên thế giới từ cuối thập niên 1960.
D- SỰ GIAO THIỆP GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI ĐẶC BIỆT LÀ THÁI LAN VỚI TRUNG QUỐC, NHỰT, CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG VÀ LIÊN SÔ, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP GIỮA NAM ĐẾ VỚI TRUNG THẦN THÔNG, ĐÔNG TÀ, TÂY ĐỘC VÀ BẮC CÁI
Trong chủ nghĩa Tam Dân, Tôn Văn đã bảo rằng Trung Quốc cần phải có thái độ thân hữu đối với các nước nhược tiểu và phải tận lực giúp đỡ các nước nhược tiểu. Riêng đối với Thái Lan, Trung Quốc đã có những liên hệ văn hóa trong quá khứ. Bởi đó, Nam Đế là nhơn vật tượng trưng cho các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới nói chung và nước Thái Lan nói riêng, cũng được Kim Dung mô tả như là một thân hữu của Trung Thần Thông và có chịu ơn Trung Thần Thông. Trung Thần Thông đã giúp Nam Đế cứu được cha mẹ và lấy lại được ngôi báu đã bị người chú cướp đoạt. Vì vậy, mặc dầu có đến Hoa Sơn luận võ theo lời mời của Trung Thần Thông, Nam Đế đã tỏ vẻ rất kính trọng Trung Thần Thông và không có ý muốn giành lấy CỬU ÂM CHƠN KINH. Nam Đế và phái Toàn Chân không hề có sự xung đột với nhau, mặc dầu Châu Bá Thông đã tư tình với một vương phi của Nam Đế là bà Anh Cô. Đã thế, khi cảm thấy mình đã già yếu, Trung Thần Thông đã đến nước Đại Lý và dạy Nam Đế công phu Nhứt Dương Chỉ để Nam Đế có khả năng chống lại Tây Độc hầu giữ cho CỬU ÂM CHƠN KINH không lọt vào tay Tây Độc.
Đối với Đông Tà và Tây Độc, Nam Đế không có sự hiềm khích, và ngoài lần tỷ thí ở Hoa Sơn, ông không có dịp đấu võ với họ. Tuy nhiên, ông đã tỏ ra kính trọng Đông Tà hơn Tây Độc. Điều này có thể được Kim Dung dùng để ám chỉ việc giữa hai trận Thế Chiến, Thái Lan đã thân cận với Nhựt nhiều hơn các nước Tây Phương. Riêng đối với Bắc Cái, Nam Đế đã có nhiều cảm tình. Ông đã mời Bắc Cái đến vùng nước Đại Lý và khi xuống tóc đi tu, ông đã mời Bắc Cái dự kiến. Nói chung thì các chi tiết trên đây biểu lộ ý kiến của Kim Dung trong thời kỳ còn thiên tả. Vì lập trường thiên tả này, ông xem Liên Xô là thân hữu của các dân tộc nhược tiểu và có chủ trương giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu chống lại các nước đế quốc thực dân.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Nam Đế đã trở thành Nam Tăng và đã được kính trọng nhiều hơn trước. Điều này hàm ý là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới sau này đã có một vị thế quan trọng hơn trên chánh trường quốc tế.
Đ- SỰ GIAO THIỆP GIỮA NƯỚC ĐỨC VỚI TRUNG QUỐC, CÁC NƯỚC TÂY PHƯƠNG KHÁC, LIÊN SÔ VÀ CÁ NƯỚC THUỘC ĐỆ TAM THẾ GIỚI, BIỂU LỘ QUA SỰ GIAO THIỆP CỦA CỪU THIÊN NHẬN VỚI PHÁI TOÀN CHÂN, TÂY ĐỘC, BẮC CÁI, NAM ĐẾ
Về phần Cừu Thiên Nhận, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang, ông không có đụng độ với Trung Thần Thông. Nhưng người tiền nhiệm của ông đã hai lần xung đột với vị Giáo Chủ phái Toàn Chân mà lần xung đột sau đã xảy ra ngay tại căn cứ của phái này. Điều này có thể được dùng để ám chỉ việc nước Đức trước thời kỳ Hitler cầm quyền, đã lấn hiếp Trung Quốc và bắt Trung Quốc nhường đất Thanh Đảo cho mình làm tô giới.
Trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, Cửu Thiên Nhận đã hợp tác với Hoàn Nhan Liệt là một thân vương nước Đại Kim, một quốc gia đã từng lấn hiếp Trung Quốc và có thể xem như là tượng trưng của chủ nghĩa đế quốc. Tây Độc cũng đã được Hoàn Nhan Liệt mời hợp tác để tìm bộ Vũ Mục Di Thư và do đó mà cũng đứng về một phe với Cừu Thiên Nhận trong một cuộc đụng độ với phái Toàn Chân, Bắc Cái và Đông Tà. Các sư kiện này được dùng nói lên việc Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít tuy có xung đột với các nước Tây Phương khác, nhưng vẫn áp dụng chánh sách đế quốc xâm lược như các nước ấy. Mặt khác, một số người trong Cái Bang đã vì binh vực dân chúng bị áp bức mà chọi lại hành động của Thiết Chưởng Bang. Sau đó lúc Cái Bang hội họp lại để chỉ định người làm Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã đến nơi hội họp và khuyến dụ Cái Bang nên nhận lễ vật của Hoàn Nhan Liệt mà dời hết về phương nam để nhường phương bắc lại cho nước Đại Kim. Sau khi Cái Bang đã nhận Hoàng Dung làm quyền Bang Chủ, Cừu Thiên Nhận đã gặp lại Hoàng Dung và đánh bà này một đòn rất nặng làm cho bà bị trọng thương suýt chết. Với các việc này,Kim Dung đã nhắc lại một số biến cố thời Thế Chiến II. Hai phe Phải Xít và Cộng Sản vốn là kẻ thù của nhau. Nhưng trước khi mở cuộc tấn công các nước Tây âu, Đức Quốc Xã đã ký hiệp ước với Liên Sô để chia vùng ảnh hưởng ở Đông Âu, rồi sau đó, lại thình lình mở cuộc tấn công Liên Sô làm cho nước này suýt chút nữa là bị lâm nguy. Chúng ta nên lưu ý chỗ Hitler đã mở cuộc tấn công Liên Sô lúc nước ấy nằm dưới quyền lãnh đạo của Stalin, mà trong bộ ANH HÙNG XẠ ĐIÊU, nhơn vật tượng trưng cho Stalin chính là Hoàng Dung.
Trong bộ THẦN ĐIÊU ĐẠI HIỆP, Bang Chủ Thiết Chưởng Bang đã trở thành Từ Ân Đại Sư và đã cố gắng tranh đấu với bản chất hung ác của mình để theo đúng lời thầy là Nhứt Đăng Đại Sư dạy. Điều này có thể đã được dùng để ám chỉ việc Tây Đức hiện nay đã theo chế độ dân chủ tự do và có thái độ thân hữu, sẵn sàng viện trợ cho các nước khác, nhất là các nước thuộc Đệ Tam Thế Giới.
Nói chung lại thì sự giao thiệp giữa Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Bắc Cái, Nam Đế và Bang Chủ Thiết Chưởng Bang với nhau cũng như với các nhơn vật liên hệ đến họ không phải mô tả hết lịch sử bang giao thật sự giữa Trung Quốc, Nhựt, các nước Tây Phương, Liên Sô, các nước thuộc Thế Giới Đệ Tam và các nước Đức Quốc Xã và Ý Phát Xít. Ta phải công nhận rằng nếu Kim Dung theo sát lịch sử bang giao thật sự đó thì ông rất khó có thể làm cho các bộ truyện võ hiệp của ông hấp dẫn được. Bởi đó, ông chỉ dùng một số chi tiết trong sự giao thiệp giữa các cao thủ võ lâm để ám chỉ các biến cố quan trọng trên trường chánh trị quốc tế và chúng tôi chỉ nêu các chi tiết này ra để cho quí vị độc giả suy nghiệm


Mục lục

    
ỤC 1:
CÁC NHƠN VẬT TƯỢNG TRƯNG CHO MỘT VÀI QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TRÊN THẾ GIỚI.
I- Nhơn vật và đoàn thể tiêu biểu cho nước Trung Hoa cổ điển: Trung Thần Thông, Châu Bá Thông và phái Toàn Chân
A- Ý nghĩa của ngoại hiệu Trung Thần Thông.
B- Ý nghĩa của họ Vương là họ của Trung Thần Thông
C- Thái độ của Trung Thần Thông đối với Cửu Âm Chân Kinh, biểu lộ thái độ của nước Trung Hoa cổ điển đối với khoa học.
D- Châu Bá Thông, biểu tượng cho nền công nghệ cổ của Trung Quốc.
Đ- Cái nấm mọc trên bã nhơn sâm làm tăng công lực của Trung Thần Thông, biểu tượng nền văn hoá cổ của Trung Hoa.
E- Ý nghĩa của phái Đạo Giáo Toàn Chân
1. Vị trí của Đạo Giáo trong lịch sử Trung Quốc.
2. Phái Toàn Chân, tiêu biểu cho tánh cách dung hợp của nền văn hoá Trung Hoa.
G- Ý nghĩa các kỹ thuật tranh đấu của phái Toàn Chân.
1. Nhứt Dương Chỉ.
2. Thái Cực Quyền
3. Thiên Cương Bắc Đẩu Trận.
H- Các nhơn vật có thể được Vương Trùng Dương (Trung Thần Thông) biểu tượng.
I- Các nhơn vật có liên hệ đến phái Toàn Chân sau Vương Trùng Dương: Quách Tĩnh và Dương Khang.
II – Nhơn vật tượng trưng cho nước Nhựt: Đông Tà
A- Các dấu hiệu cho thấy rằng Đông Tà tượng trưng cho nước Nhựt.
1. Vị trí địa lý và biệt danh của nước Nhựt.
2. Tánh sợ lửa của Đông Tà.
3. Họ của Đông Tà và tên của bà vợ ông.
B- Thân thế Đông Tà, biểu lộ việc dân Nhựt đã thấm nhuần văn hoá Trung Hoa.
C- Các đặc tánh của người Nhựt làm cho họ phân biệt với người Trung Hoa.
1. Các sáng chế văn hoá đặc biệt của người Nhựt so với văn hoá Trung Hoa.
2. Sự dị biệt giữa người Nhựt và người Trung Hoa trong các quan niệm căn bản phát xuất từ văn hoá Trung Hoa.
D- Lối cư xử của Đông Tà, biểu tượng tinh thần quốc gia đặc biệt của người Nhựt.
E- Ám khí của Đông Tà, biểu tượng cho đòn kinh tế mà người Nhựt dùng để bành trướng thế lực.
III- Nhơn vật tượng trưng cho các nước Tây Phương: Tây Độc, Âu Dương Công Tử và Dương Quá.
A- Tây Độc và Âu Dương Công Tử: tiêu biểu cho các nước Tây Phương nói chung và các nước Âu Châu nói riêng.
1. Các dấu hiệu vật chất cho thấy rằng Tây Độc và Âu Dương Công Tử tượng trưng cho các nước Âu Châu.
2. Nếp sống của Tây Độc và Âu Dương Công Tử, biểu lộ của văn hoá Âu Châu theo sự nhận xét của người Trung Hoa.
3. Con rắn, biểu tượng cho nền văn hoá Tây Phương phát xuất từ Âu Châu.
a/ Sự liên hệ giữa tài nghệ của Tây Độc và con rắn.
b/ Sự liên hệ giữa con rắng và nền văn hoá Tây Phương phát xuất từ Âu Châu.
4- Kỹ thuật tranh đấu của Tây Độc, biểu tượng cho lề lối tranh đấu của người Tây Phương.
a/ Võ thuật của Tây Độc bộc lộ sự dị biệt căn bản giữa hai nền văn hoá Trung Hoa và Tây Phương.
b/ Cách xử sự của Tây Độc biểu tượng chánh sách được các nước Tây Phương áp dụng.
5. Sự điên cuồng và mất trí của Tây Độc, biểu tượng cho sự vong thân và sự mất vị thế đại diện cho Tây Phương của Âu Châu.
B- Dương Quá: tiêu biểu cho nước Mỹ.
1. Sự tương đồng và dị biệt của người Mỹ và người Âu Châu được mô tả qua các chi tiết liên hệ đến Tiểu Long Nữ và đến sự giao thiệp giữa Tiểu Long Nữ với Dương Quá.
2. Những điểm đáng lưu ý trong sự giao thiệp giữa Dương Quá và Bắc Cái.
3. Các ngoại hiệu của Thần Điêu Đại Hiệp và Tây Cuồng và việc Dương Quá học võ thuật với Độc Cô Cầu Bại.
IV- Nhơn vật và đoàn thể tiêu biểu cho Liên Sô: Bắc Cái và Cái Bang.
A- Các dấu hiệu cho thấy rằng Bắc Cái và Cái Bang tượng trưng cho Liên Sô và Đảng Cộng Sản Quốc Tế.
http://eTruyen.com

Sưu tầm: Sun Ming
Nguồn: NXB Thanh Phương Thư Quán - năm 1986
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 5 tháng 11 năm 2014


© 2006 - 2024 eTruyen.com