uy nhiên, cuối cùng Poldes đã khuyến khích Thành nói trước đám đông để xua tan sự rụt rè. Lần đầu tiên, Thành đã rất lo lắng nên đã nói lắp. Mặc dù chỉ có ít người hiểu được những gì Thành nói, họ đã rất thiện cảm với chủ đề của Thành. Khi Thành phát biểu xong, mọi người đã vỗ tay nhiệt liệt. Sau đó Thành đã được mời phát biểu tiếp.[1] Nguồn tin của Souvarine trùng hợp với nguồn tin của Léo Poldès, người đã nói với nhà văn Mỹ - Stanley Karnow - ông đã gặp Thành lần đầu tiên tại một cuộc họp của câu lạc bộ Faubourg. Ông nhớ lại “Người ta thấy anh giống như danh hài Charles vừa buồn vừa khôi hài”. Poldès có ấn tượng về đôi mắt sáng và sự khao khát hiểu biết những điều xung quanh của Thành. Thành đã vượt qua sự ngại ngùng của mình, tham gia tích cực vào các cuộc bàn luận trong các cuộc họp hàng tuần của câu lạc bộ. Một lần nhân việc chỉ trích quan điểm của một người ủng hộ thuật thôi miên, Thành cho rằng nhà cầm quyền thuộc địa Pháp thường sử dụng thuốc phiện và rượu để thôi miên những người dân ở Đông Dương. Anh bắt đầu làm quen với các nhà lãnh đạo của phong trào cấp tiến và trí thức ở Paris như nhà văn thuộc đảng xã hội - Paul Louis, nhà hoạt động quân sự - Jacques Doriot - và tiểu thuyết gia cấp tiến Henri Barbusse là người có các tác phẩm mô tả sinh động điều kiện cùng cực của các binh lính ngoài mặt trận.[2] Giờ đây Nguyễn Tất Thành đã gần 30 tuổi. Kinh nghiệm quốc tế rất ít ỏi, mới chỉ ở việc dạy học, nấu ăn và một vài công việc làm thuê. Có lẽ Thành đã gặp rất nhiều khó khăn để tìm được một việc làm ổn định tại Pháp vì Thành không có giấy phép lao động. Có nhiều tài liệu nói rằng Thành từng bán đồ ăn Việt Nam, đeo biển hàng quảng cáo, dạy tiếng Trung Quốc và làm nến. Cuối cùng Thành đã nhận được công việc sửa ảnh, tô màu những bức ảnh đen trắng (công việc phổ biến thời đó), trong cửa hiệu do Phan Chu Trinh quản lý. Lúc rỗi Thành thường tới thư viện Quốc gia hoặc thư viện Sorbon đọc sách. Thành là một người ham đọc và ngoài những tác phẩm của Barbusse, Thành đặc biệt thích những tác phẩm của Shakespeare, Charles Dickens, Victor Hugo, Emile Zola, Léo Tolstoy và Lỗ Tấn. Tài sản của Thành có độc một chiếc va-li và thường xuyên di chuyển từ một quán trọ hay một căn phòng tồi tàn sang một khu khác của người lao động trong thành phố.[3] Paris sau chiến tranh là một nơi hấp dẫn đối với người châu Á trẻ tuổi quan tâm đến chính trị. Thủ đô của nước Pháp vẫn được coi như trung tâm chính trị, văn hoá của thế giới phương Tây. Nhiều nhân vật cấp tiến nổi tiếng của thế kỷ XIX sống và hoạt động tại Paris. Sự hung tàn của cuộc chiến vừa qua tiếp thêm sinh lực cho những người kế thừa tư tưởng cấp tiến tiếp tục cuộc khẩu chiến chống lại hệ thống tư bản chủ nghĩa. Dọc theo tả ngạn sông Seine, trí thức, sinh viên Pháp và thế giới thường tập trung trong các quán cà phê, nhà hàng thảo luận về vấn đề chính trị và vạch kế hoạch cho các cuộc cách mạng. Trong đó một số người được bí mật tuyển mộ làm mật thám cho Pháp để theo dõi các đồng nghiệp của mình, báo cáo lại bất kỳ hoạt động lật đổ nào cho cảnh sát. Sau chiến tranh, cộng đồng người Việt đông đảo nhất trong số các cộng đồng sống lưu vong tại Paris. Khi chiến tranh kết thúc, có khoảng năm mươi nghìn người Việt tại Pháp. Đa số họ làm việc tại các nhà máy, nhưng có vài trăm người là du học sinh, con các gia đình giàu có. Do bầu không khí chính trị sôi động trong cộng đồng trí thức ở Pháp, những sinh viên này đã đủ độ chín muồi tham gia những cuộc vận động về chính trị. Tuy tinh thần dân tộc rất mạnh mẽ trong người Việt sống tại Pháp, nhưng có rất ít cuộc vận động biến tinh thần đó thành sự nghiệp đấu tranh giành độc lập. Trong chiến tranh, Pháp khẳng định, bổn phận của công dân các nước dưới đế chế thuộc địa là phải bảo vệ mẫu quốc. Thật bất ngờ, một số chiến sĩ nòng cốt lại cho rằng, phải đổi sự ủng hộ người Pháp ở Châu Âu bằng tăng quyền tự trị, thậm trí còn đòi độc lập hoàn toàn cho Việt Nam sau chiến tranh. Nhiều người còn đi xa hơn nữa, thân với gián điệp Đức, hy vọng sự thất bại của Pháp sẽ phá bỏ bộ máy ci đi Le Havre; tàu tới Le Havre ngày 15-7. Vài ngày sau tàu tới Dunkirk, sau đó trở lại Marseilles và cập cảng thành phố vào giữa tháng chín. Tại đây, Thành đã viết một bức thư gửi tổng thống Cộng hoà Pháp. Sự kiện này rất lạ do vậy cần in lại toàn văn bức thư bằng Pháp ngữ: Marseille le15 Septembre 1911 Monsieur le President de la République J'ai l'honneur de solliciter de votre bienveillance la faveur d'être admis à suivre les cours de l ' École Coloniale comme interne. Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis pour ma substance à soi de l'Amiral Latouche Tréville. Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m' instruire. Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l' instruction. Je suis originaire de la province de Nghê-an, en Annam. En attendant votre réponse que j ' espère favorable, agréez, Monsieur le Président, mes plus respectueuses hommages et l ' assurance de ma reconnaissance anticipée. Nguyễn-tất Thành, né à Vinh, en 1892,fils de Mr Nguyễn sinh Huy, sous docteur es-lettre Étudiant Francais, quốc ngữ, caractère chinois Marseilles ngày 15 tháng 9 năm 1919 Thưa Ngài Tổng thống, Tôi rất vinh dự đề nghị ngài giúp đỡ để tôi có thể được nhận vào học tại Trường Thuộc địa như một học sinh nội trú. Tôi đang làm việc cho công ty Chargeurs Réunis (Đô đốc Latouche-Tréville) để sinh sống. Tôi hoàn toàn không có nguồn giúp đỡ và tôi rất muốn được đi học. Tôi mong muốn có thể giúp nước Pháp trong vấn đề có liên quan tới đồng bào tôi đồng thời có thể tạo thuận lợi cho đồng bào tôi thông qua việc truyền đạt lại kiến thức. Tôi sinh ra tại tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Tôi hy vọng ngài ủng hộ đề nghị của tôi. Tôi xin gửi tới ngài Tổng thống lời cảm ơn trân trọng nhất. Nguyễn Tất Thành Sinh tại Vinh, 1892 Con trai Nguyễn Sinh Huy (tiến sỹ văn chương) Sinh viên Tiếng Pháp và Trung Quốc Marseilles Ngày 15 tháng 9 năm 1911 Trường Thuộc địa thành lập năm 1885 để đào tạo các công chức của chính phủ tại các vùng thuộc địa của Pháp, trường có “khoa bản xứ” dạy các vấn đề liên quan đến thuộc địa với khoảng hai mươi xuất học bổng dành cho các sinh viên từ vùng Đông Dương thuộc Pháp. Một số học giả băn khoăn không hiểu tại sao, một thanh niên như Nguyễn Tất Thành, người kịch liệt phản đối sự thống trị của người Pháp, lại muốn học trường thuộc địa để phục vụ nước Pháp. Họ đã phỏng đoán, có thể Thành đã có ý định đổi lòng yêu nước lấy sự nghiệp trong bộ máy chính quyền Pháp. Tuy nhiên, nhìn vào việc học tập trước đây của Thành tại trường Quốc Học Huế thì hành động của Thành không có gì đáng ngạc nhiên. Mặc dù thái độ thù nghịch của Thành đối với chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương rất rõ ràng, Thành vẫn chưa quyết định cụ thể đi con đường nào để giải phóng đất nước. Theo Thành kể lại, ông rất muốn tiếp tục học để nâng cao hiểu biết về tình hình thực tế. Trong một bức thư viết vào năm 1911, Thành đã nói với người chị, hy vọng tiếp tục được học ở Pháp và sẽ trở về Đông Dương trong vòng năm hoặc sáu năm. Hơn nữa, như trong bức thư Thành gửi cho Tổng thống Pháp đã nêu rõ mục tiêu cuối cùng là trở thành người có ích cho đất nước. Có lẽ và không phải là lần cuối, Thành đã che giấu ý định thật sự của mình để đạt được mục đích.[4] Từ Marseilles, Thành trở lại Sài Gòn trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville. Thành đã rời tàu khi tàu tới nơi vào giữa tháng mười và cố liên hệ với cha. Ông Sắc vẫn chưa tìm được công việc ổn định từ khi bị triều đình cách chức và đã bị bắt trong một lần vì say rượu. Sau khi làm việc trong một thời gian dài tại đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một, gần biên giới Campuchia, ông Sắc bắt đầu bán thuốc bắc trên khắp Nam Kỳ. Mặc dù có thể ông Sắc sống ở đâu đó trong vùng phụ cận Sài Gòn khi con trai tới, nhưng không có dấu hiệu nào chứng tỏ cả hai cha con biết nhau đang ở đâu. Ngày 31-10-1911, Thành viết thư gửi toàn quyền Pháp ở Trung Kỳ giải thích rằng Thành và cha bị ly tán vì cảnh bần cùng trong hơn hai năm và gửi kèm theo mười lăm đồng cho cha. Thành đã không nhận được thư trả lời.[5] Từ Sài Gòn, Thành quay trở lại Marseilles, tại đó Thành được biết đơn xin học của mình tại Trường Thuộc địa đã bị từ chối. Đơn xin học đã được gửi tới giám hiệu nhà trường và họ trả lời rằng “chỉ các thí sinh được quan Toàn quyền Đông Dương giới thiệu mới được nhận vào học,”- một quy định rõ ràng đã loại Thành khỏi việc được xét đơn. Sau đó, Thành quyết định trở lại tàu cho tới khi tàu rời đi xưởng sửa chữa tại Le Havre. Hầu hết các thuỷ thủ nhận làm việc trên một con tàu khác và trở lại Đông Dương; Thành trở lại Le Havre và nhận làm vườn tại nhà một chủ tàu ở Saint Adresse, -khu nghỉ mát trên bãi biển cách thành phố vài dặm về phía tây. Sau này, Claude Monet - hoạ sĩ Pháp-, theo trường phái ấn tượng vẽ tranh sơn màu về bãi biển này. Trong lúc rảnh rỗi, Thành đọc các tạp chí trong tủ sách và học tiếng Pháp với con gái của người chủ tàu. Thỉnh thoảng Thành vào thành phố nói chuyện với những người Việt Nam. Có thể Thành đã tới Paris gặp Phan Chu Trinh. Theo một số tài liệu, cha của Thành đã đưa cho Thành thư giới thiệu gửi người bạn cùng đỗ phó bảng trước khi Thành rời Việt Nam. Sau khi được trả tự do khỏi nhà tù, ông Trinh đã tới Paris vào khoảng mùa xuân năm 1911. Nếu họ gặp nhau, hẳn họ đã trao đổi về những tin vui từ Trung Quốc. Những người cách mạng Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên đã lật đổ triều đình nhà Thanh và thành lập một nền cộng hoà kiểu phương Tây.[6] Thành sống rất hòa hợp với gia chủ và họ đã giúp Thành trở lại làm việc cho công ty Chargeurs Reunis trên một con tàu tới châu Phi. Mặc dù một người bạn đã nói với Thành rằng châu Phi nóng hơn nhiều so với Việt Nam, Thành vẫn thích đi đó đây. “Tôi muốn được nhìn thấy thế giới” - Thành đáp lại, và vẫn quyết định đi. Vài tháng sau, Thành đã tới nhiều nước châu Phi và châu Á, trong đó có Algeria, Tunisia, Morocco, Ấn Độ, Đông Dương, Saudi Arabia, Senegal, Sudan, Dahomey, và Madagascar. Những gì trông thấy Thành rất thích và học hỏi thêm nhiều điều khi tàu cập bến. Thành đã kể lại trong hồi ký của mình: “Chiếc tàu nhỏ rời Ha–vơ–rơ. Đỗ lại ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An Giê Ri, Tuy Ni Di và những cửa bể Đông châu Phi cho đến Công Gô. Đến đâu anh Ba cũng để ý xem xét. Mỗi lần tàu cập bến, thế nào anh Ba cũng kiếm cách đi thăm thành phố. Khi trở về, anh có những ảnh và những hộp diêm đầy túi. Anh thích thu thập những thứ ấy.” Thành thường nhớ lại hình ảnh ghê rợn chế độ thuộc địa. Tại Dakar, Thành đã nhìn thấy những người châu Phi bị chết đuối khi người Pháp ra lệnh cho họ bơi ra những con tàu trong bão. Sau này Thành viết: “Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”.[7] Trong những năm tháng lênh đênh trên biển, Thành đã tới một số cảng vùng Tây Bán Cầu. Nhiều năm sau, Thành nói với người Cuba quen biết là anh đã tới Rio de Janeiro và Buenos Aires. Đôi khi tàu của Thành dừng lại ở các thành phố cảng dọc bờ biển phía Đông Mỹ trong đó có thành phố New York, nơi Thành đã quyết định rời tàu đi tìm việc làm. Hình như Thành ở lại Mỹ vài tháng. Giai đoạn Hồ Chí Minh ở Hoa Kỳ vẫn là một trong những thời kỳ bí ẩn và khó hiểu nhất trong cuộc đời ông. Theo ông kể với những người quen, ông đã ở một thời gian tại New York và rất sửng sốt khi nhìn những ngôi nhà chọc trời khu Manhattan. Đi dạo với bạn bè khu phố Tầu đã gây cho ông ấn tượng là những người nhập cư châu Á ở Mỹ dường như có đủ các quyền lợi theo luật pháp, chứ không phải chỉ trên pháp lý. Ông làm lao công, công việc vặt cho một gia đình giàu có - lương bốn mươi đô-la một tháng - nhưng vẫn có thời gian tham dự các cuộc họp hoạt động xã hội của “Phong trào vì sự tiến bộ cho người da đen” ở Harlem, một tổ chức được thành lập dưới sự tài trợ của một người theo chủ nghĩa dân tộc da đen sinh ra ở Jamaica là Marcus Garvey. Nhiều năm sau, ông phát biểu với các nhà hoạt động vì hoà bình tới thăm Hà Nội - giai đoạn chiến tranh ở Việt Nam ác liệt nhất - ông đã rất xúc động bởi nỗi thống khổ của người da đen trên toàn thế giới và đã đóng góp rất nhiều cho phong trào của họ. Khi một đại biểu trong đoàn hỏi tại sao ông đã tới New York, ông trả lời, lúc đó ông nghĩ Hoa Kỳ phản đối chủ nghĩa đế quốc phương tây và có thể sẵn sàng giúp đỡ nhân dân Việt Nam lật đổ chế độ thuộc địa của Pháp. Nhưng ông kết luận, ở đó không hề có sự giúp đỡ nào.[8] Những năm sau này, Hồ Chí Minh thường nói rằng ông cũng đã từng sống ở Boston, nơi ông làm đầu bếp trong một thời gian ngắn tại khách sạn Parker House, và đã tới một số bang ở miền nam trong một chuyến đai trị ở nước ngoài, dẫn tới việc lật đổ chính quyền thuộc địa. Hình như người Pháp có bằng chứng Phan Chu Trinh và cộng sự Phan Văn Trường, nên đã tìm cách kiểm tra cả hai. Sinh năm 1878 tại Hà Đông gần Hà Nội, ông Trường được đào tạo trở thành luật gia, định cư tại Pháp từ năm 1910, đã trở thành công dân có quốc tịch Pháp. Trước khi xảy ra chiến tranh, ông Trường và ông Trinh thành lập Hội Người Việt Nam Lưu Vong. Ông Trinh, người đầy lý tưởng nổi trội, nhưng chưa bao giờ biểu lộ có quyền lực lớn trong tổ chức chính trị. Hội Ái Hữu thành lập - một tổ chức không được sự ủng hộ rộng rãi của người Việt trong và ngoài Paris - chỉ có khoảng 20 thành viên, hầu như không hoạt động gì. Tuy nhiên người ta đồn rằng - tin này được cơ quan mật thám Pháp coi là thật - hai người đã ngấm ngầm tổ chức một phong trào nhằm thúc đẩy một cuộc tổng nổi dậy ở Việt Nam. Chính vì vậy ngay khi chiến tranh bùng nổ, họ bị giam giữ trong thời gian ngắn do bị nghi ngờ đã tham gia các hoạt động tạo phản. Chính vì họ bị bắt nên những bức thư của Thành đã rơi vào tay của nhà cầm quyền. Sau khi được trả tự do, Trinh và Trường tránh không đối đầu với chính quyền thuộc địa ở Đông Dương, và phải một thập niên sau thì mới có người đưa ra được thách thức đối với chính quyền. Có thể người Pháp đã có những hành động ngăn chặn hiệu quả hoặc vì thiếu năng lực, cộng đồng người Việt tại Pháp hầu như chẳng làm được gì trong thời gian chiến tranh để thúc đẩy sự nghiệp dành độc lập dân tộc. Trên thực tế, cộng đồng người Việt Nam đã dậm chân tại chỗ về chính trị. Thành đã nhanh chóng làm thay đổi tình hình. Mãi đến năm 1919, mặc dù đã làm quen được với một vài nhân vật quan trọng trong phong trào chống thuộc địa của Việt Nam, thành tích chính trị của Thành mới chỉ làm phiên dịch trong cuộc biểu tình của nông dân Huế. Bề ngoài không gây được ấn tượng, ăn mặc xuềnh xoàng, vì thế những người dân qua lại chẳng ai để ý đến Thanh. Tuy nhiên, bạn bè nhớ lại, Thành có một đặc điểm đặc biệt chứng tỏ anh không phải là một con người bình thường - đôi mắt đen rực sáng, mỗi khi nói chuyện dường như Thành có sức thuyết phục đi sâu vào tâm hồn người nghe. Một người quen thậm chí nhận xét, tính mãnh liệt của Thành làm cho vợ anh ta e sợ. Mùa hè đó, được hai đồng sự lớn tuổi đồng ý, Thành đã lập một tổ chức mới của người Việt Nam sống tại Pháp; Hội Những Người Yêu Nước An Nam. Vì Thành chưa được nhiều người biết tới, ông Trinh và Phan Văn Trường trong danh sách là những người lãnh đạo của tổ chức, nhưng Thành, với tư cách là thư ký, hiển nhiên là người lãnh đạo. Những hội viên ban đầu của tổ chức là những người trí thức, nhưng người ta kể rằng Thành đã sử dụng những mối liên hệ của mình để chiêu mộ một số người lao động Việt Nam, trong đó có một số thủy thủ ở các cảng biển Toulon, Marseilles và Le Havre.[4] Bề ngoài, Hội không theo đuổi các mục tiêu cấp tiến. Thực ra, những người sáng lập hội đã hy vọng tránh các mục tiêu này để có thể giành được sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng người Việt và tránh bị nhà chức trách nghi ngờ. Việc dùng từ “An Nam” thay cho từ “Việt Nam” trong tên gọi của hội có lẽ là một thông điệp gửi tới chính quyền là Hội sẽ không tạo ra một mối nguy hiểm thực sự cho chính quyền thuộc địa. Nhưng ngay mới thành lập hội, Thành đã có ý định biến hội trở thành cộng đồng người Việt nam trực tiếp chống lại chế độ thuộc địa ở Đông Dương. Anh đã thường xuyên liên hệ với các nhóm thuộc quốc gia khác như Hàn Quốc, Tunisia… họ cũng thành lập những tổ chức tương tự và tìm cách giành độc lập trong tay chính phủ thuộc địa. Thành lập các tổ chức như vậy khi đó là thích hợp. Sau Thế chiến I, Paris trở thành trung tâm vận động thế giới của các nhóm chống thực dân. Các cuộc tranh luận về chủ nghĩa thực dân diễn ra thường xuyên trong Quốc hội Pháp. (Trong một bài phát biểu tại Hà Nội tháng 4-1918, nhà hùng biện Albert Sarraut - Toàn quyền Đông Dương, được giữ chức vụ này lần thứ hai trong một thời gian ngắn - đã hứa, nhân dân Việt Nam sẽ sớm được thấy các quyền của mình được mở rộng về chính trị). Vấn đề này cũng được nêu ra vào tháng 1-1919 khi các nhà lãnh đạo các cường quốc Đồng Minh thắng trận họp tại điện Versailles để thương lượng thoả ước hoà bình với các lực lượng bại trận và đưa ra các nguyên tắc điều phối quan hệ quốc tế sau chiến tranh. Tổng thống Mỹ, Woodrow Wilson, đã khích lệ tinh thần các dân tộc dưới ách thuộc địa trên toàn thế giới bằng việc đưa ra Tuyên Bố Mười Bốn Điểm nổi tiếng, trong đó kêu gọi trao quyền tự quyết cho tất cả các dân tộc. Vào đầu mùa hè, một số tổ chứ lần đầu tiên mà ông “vua bếp” làm như thế.[11] Trong lúc rảnh rỗi Thành đã dùng số tiền ít ỏi của mình để học tiếng Anh với một thầy giáo người Ý, như Thành kể lại, thường ngồi “trong Hyde Park với quyển sách và một cái bút chì trên tay”, Thành cũng đã trở thành người hoạt động trong các tổ chức chính trị, rất nhiều tài liệu cho thấy Thành đã tham gia các hoạt động công đoàn và trở thành thành viên của Hiệp Hội Công Nhân Hải Ngoại, một tổ chức bí mật bao gồm chủ yếu những người lao động Trung Quốc ở nước ngoài mong muốn cải thiện điều kiện trong các nhà máy ở Anh. Thành đã tự tuyên bố là đã tham gia những cuộc biểu tình trên đường phố ủng hộ nền độc lập của Ireland cũng như những sự nghiệp khác của phe phái cánh tả. Có thể trong thời gian này, lần đầu tiên Thành được biết đến các tác phẩm của Karl Marx, nhà cách mạng người Đức.[12] Cao hơn sự nghiệp trên, Thành còn canh cánh nỗi thống khổ của đất nước. Trong bài thơ ngắn đề trên tấm bưu thiếp gửi cho ông Trinh, Thành viết: “Đứng làm trai sinh trong trời đất Phải làm sao cho rõ mặt non sông. Kìa kìa mấy bực anh hùng…” [13] Nhưng Thành đâu hay, những bức thư của ông gửi cho ông Trinh đã rơi vào tay nhà cầm quyền Pháp. Cuối mùa hè năm 1941, ông Trinh và luật sư Phan Văn Trường - người đồng sự thân tín của ông - đã bị chính quyền pháp bắt giữ do bị tình nghi đã tiếp xúc với các điệp viên Đức. Tuy sau đó họ được trả tự do vì thiếu chứng cớ, cảnh sát Pháp đã lục lọi căn phòng của họ ở Paris và phát hiện ra các bức thư của một người Việt Nam tên là Nguyễn Tất Thành ngụ tại số 8 Stephen Street, gần Tottenham Court Road, London. Trong khi điều tra cảnh sát còn phát hiện thấy trong một bức thư gửi cho ông Trinh (hiện không còn nữa), Tất Thành đã phàn nàn về tình hình ở Đông Dương và hứa rằng trong tương lai sẽ tìm cách tiếp tục công việc của Trinh. Theo yêu cầu của Đại sứ quán Pháp tại London, cảnh sát Anh tiếp tục tìm kiếm nhưng không tìm được ai có tên như vậy ở địa chỉ trên. Họ đã tìm thấy hai anh em, tên là Tất Thành và Thanh, tại một địa chỉ khác. Những người này lại là sinh viên cơ khí và vừa rời đi học ở Bedford và đương nhiên họ không tham gia các hoạt động chính trị”.[14] Những năm tháng trong thời chiến ở Vương Quốc Anh là thời kỳ ít có tư liệu nhất về cuộc đời của Thành. Những tư liệu về các hoạt động của Thành chủ yếu dựa trên những cuốn tự thuật của Thành những năm sau này. Một số nhà sử học không tin rằng Thành đã hư cấu ra chuyện này nhằm tăng lòng tin của mọi người vào một nhà cách mạng có nguồn gốc từ giai cấp lao động. Điều này rất có thể không đúng vì Thành thường không mấy khi che giấu về bản thân gia đình mình, là con của một nhà nho. Mặc dù thực tế cho thấy không thể chứng kiến được những giai thoại trong thời kỳ này, có những bằng chứng rõ ràng cho thấy Thành đã sống tại London mặc dù thực chất những hoạt động của Thành tại đó như thế nào thì vẫn còn là điều bí ẩn.[15] Việc xác định ngày Thành quay lại Pháp cũng là một số vấn đề gây tranh cãi. Chính quyền Pháp không hề biết việc Thành có mặt ở Pháp cho tới tận mùa hè năm 1919 khi Thành tham gia một sự kiện đã làm cho Thành trở thành một người nổi tiếng nhất trên đất Pháp. Trong tự thuật của mình, Hồ Chí Minh viết, ông đã trở lại Pháp trong lúc chiến tranh. Một số người quen của ông ở Paris cho rằng Thành đã quay trở lại Pháp vào năm 1917 hoặc 1918 và một mật vụ cảnh sát theo dõi Thành vào năm 1919 lại báo cáo rằng Thành đã “đến Pháp từ lâu”. Hầu hết các tài liệu lại cho rằng thời điểm đó là vào tháng 12 năm 1917.[16] Động cơ quay trở lại Pháp của Thành không rõ, nhưng xét trên khía cạnh mục tiêu dân tộc ông đã đề ra là rất lô-gic. Trong thời gian chiến tranh, hàng ngàn người Việt Nam buộc phải làm việc trong các công xưởng của Pháp để thay thế cho các công nhân Pháp tham gia quân đội. Từ khoảng dưới 100 người năm 1911 con số người Việt sống tại Pháp đã tăng rất nhanh trong thời chiến. Đối với một người yêu nước quyết tâm giải phóng đất nước mình thì Pháp là nơi thích hợp để hoạt động và tuyển mộ những người cùng chí hướng. Thành coi Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường - đồng sự của ông Trinh - là địa chỉ liên lạc để qua đó thâm nhập vào thế giới của những người nhập cư hoạt động chính trị Việt Nam ở Paris. Do nổi tiếng khi viết thư cho Paul Beau năm 1906, Trinh được công nhận là người lãnh đạo cộng đồng người nhập cư tại Pháp. Sau khi bị bắt do bị nghi ngờ mưu phản khi cuộc chiến bắt đầu, Trinh đã rất thận trọng mặc dù đã có lời đồn đại cho rằng Trinh vẫn hoạt động tích cực trong phong trào Việt Nam độc lập. Sau khi đến Pháp, Thành lập tức tham gia vận động công nhân Việt Nam. Sự mất ổn định trong xã hội xảy ra do Thế chiến I tàn khốc kéo dài. Năm 1917, binh biến đã xảy ra trong quân đội Pháp. Các phần tử cấp tiến bắt đầu các chiến dịch chống chiến tranh và tổ chức các công đoàn trong toàn quốc. Công nhân các nhà máy, xưởng đóng tàu tại các nước thuộc địa do lương thấp và điều kiện sống tồi tệ đã hưởng ứng sự vận động đó. Một chiến sĩ trẻ Việt Nam đầy nhiệt huyết chống thực dân đã đóng một vai trò rất hữu ích trong các hoạt động này.[17] Thành bắt đầu tham gia các hoạt động đó như thế nào vẫn còn chưa rõ. Có thể Thành đã trở lại Paris với tư cách là đại biểu Hiệp Hội Công Nhân Hải Ngoại để thiết lập liên lạc với các nhóm công nhân tại Pháp. Trong trường hợp này, có thể Thành đi đi về về giữa hai nước vài lần. Hoặc có thể đơn giản hơn là Thành đã thiết lập được mối quan hệ độc lập với một số nhân vật lãnh đạo cánh tả ở Paris, những người đã tận dụng lòng nhiệt tình của Thành để hỗ trợ các hoạt động của họ. Boris Souvarine - một sử gia nổi tiếng sau này - hồi đó là một nhà hoạt động xã hội cấp tiến ở Paris, kể lại, “ông đã gặp Thành lần đầu ngay sau khi Thành tới London và cho rằng đó là vào năm 1917”. Thành đã tìm được một chỗ tạm trú trong một nhà trọ tồi tàn trong một ngõ cụt ở khu Montmartre và bắt đầu tham dự các cuộc họp của một chi bộ địa phương của Đảng Xã hội Pháp. Chính tại đây, Thành đã gặp Boris Souvarine là người đã giới thiệu Thành với Léo Poldes, sáng lập và phát ngôn viên của Câu lạc bộ Faubourg. Thành tham dự các cuộc họp hàng tuần của câu lạc bộ bàn về nhiều vấn đề khác nhau, từ các vấn đề chính trị cấp tiến cho tới tâm lý học và những điều huyền bí. Các cuộc họp này diễn ra tại nhiều phòng họp khác nhau ở Paris. Thành hay xấu hổ, dụt dè, (Souvarine kể lại anh là “một người đàn ông trẻ rụt rè, khiêm tốn, rất nhã nhặn, ham học hỏi,”) đến nỗi những người tham dự cuộc họp gán cho Thành biệt danh “Người câm của Montmartre”.nh Pháp và những khu nhà đang xây cho công nhân Việt nam Chú thích: [1] Trần Dân Tiên, “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, trang 6. Theo cuốn này, Hồ nói, tầu thuỷ chở 700 đến 800 hành khách và thuỷ thủ đoàn, có thể chưa đúng với một chiếc tàu thuỷ nhỏ như thế. Sự thật, tàu chỉ có 40 khách hạng nhất và 72 sĩ quan và thuỷ thủ đoàn [2] Báo cáo của Paul Arnoux ngày 21-9-1922, SPCE, hộp 365, CAOM. Xem thêm “Hồ Chí Minh: Từ Đông Dương tới Việt Nam” của Daniel Hemery trang 37 (NXB Gallimard, Paris, 1990) [3] Trần Dân Tiên, “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”, trang 8 [4] Xem Daniel Hemery, “Hồ Chí Minh: Từ Đông Dương tới Việt Nam”, trang 40 (NXB Gallimard, Paris, 1990) về bản sao bức thư này gửi tổng thống Pháp. Có lẽ ông cũng gửi một thư y hệt tới bộ trưởng Bộ thuộc địa ở Paris. Xem Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu, “Từ mộng làm quan đến đường cách mệnh, Hồ Chí Minh và Trường Thuộc địa” Đường Mới, số 1 (tháng 6-1983), trang 14. Bản sao bức thư này cũng có trong Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Xem thêm Daniel Hemery, “Quan lại trong các thời kỳ lịch sử”, trong tập bài của Georges Boudarel, ed., “Quan lại ở Việt Nam” (NXB L'Harmattan, 1983, Paris, trang 26-30), và Thu Trang Gaspard “Hồ Chí Minh ở Paris” (NXB L’Harmattan, Paris, 1992), trang 55-56. Có thể Thành hy vọng nếu nhập học sẽ giúp cha mình được phục hồi chức vụ trong triều đình. Không phải ngẫu nhiên tên cha cậu lại được nhắc đến trong thư. Thư của Thành gửi chị gái nằm trong Sở Cảnh sát Đông Dương, Giải mật 711, ngày 7-5-1920, trong hồ sơ “1920”, SPCE, hộp 364, CAOM [5] Ngay sau khi rời Sài gòn, Thành gửi thư lấy địa chỉ hồi âm là tàu Đô đốc Latouche-Tréville, Colombo. Bức thư này trong Giải mật, 28-4-1920, SPCE, hộp 364, CAOM. Xem thêm “Những mẩu chuyện về thời niên thiếu của Bác Hồ”, trang 97. Về Nguyễn Sinh Sắc, xem “Père de Ho Chi Minh”, không ghi ngày tháng, trong hồ sơ “Hồ Chí Minh năm 1949”, SPCE, hộp 370, CAOM. Theo một nguồn tin gần đây, Sắc bí mật liên hệ với những nhân vật chủ chốt trong phong trào yêu nước ở Nam Kỳ, một phần vì mong muốn biết tin con trai. Xem “Từ Làng Sen đến Nhà Rồng”, của Trịnh Quang Phú trang 98-99 [6] Sau này, Hồ Chí Minh kể cho một người Pháp mà ông quen khi lần đầu tiên đặt chân tới Paris lúc 20 tuổi. Xem Thu Trang, “Nguyễn Ái Quốc ở Paris (1917-1925)” trang 20 (NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1989). Về Đơn xin học Trường Thuộc địa, dưới sự thẩm vấn của một quan chức Pháp nhiều năm sau này, Nguyễn Tất Đạt (anh cả của Thành) nói, em trai ông đã viết thư cho ông nói rằng đơn xin học Trường Thuộc địa đã được nhà cầm quyền ở Đông Dương xem xét. Bởi thế, thín, Thành đã chấm dứt những phỏng đoán về tác giả của bản yêu sách, bằng công khai nhận mình là Nguyễn Ái Quốc trong cuộc trả lời nhà báo Mỹ làm việc cho một tờ báo của Trung Quốc đóng tại Paris. Tuy nhiên, Thành làm như vậy mà không tiết lộ tên thật của mình. Cũng trong thời gian đó, Thành đã làm quen với Paul Arnoux, một cảnh sát có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động của người Việt Nam nhập cư ở Paris. Khi dự một buổi nói chuyện của một viện sĩ người Pháp từng chỉ trích chính sách thuộc địa ở Đông Dương, Arnoux đã nhìn thấy một người đàn ông trẻ sôi nổi đang phân phát những tờ truyền đơn. Sau vài lần nói chuyện trong một quán cà-phê gần nhà hát Opera, Arnoux đã liên lạc với Bộ Thuộc địa và gợi ý Albert Sarraut thu xếp gặp anh ta. Ngày 6-9, Thành được Bộ Thuộc địa nằm trên đường Oudinot triệu đến phỏng vấn trong khi đó mật vụ hoạt động trong cộng đồng người Việt Nam lưu vong đã chụp ảnh Thành và bắt đầu dò la tin tức về tên thật của Thành.[8] Rất khó biết, liệu Nguyễn Ái Quốc, như Thành thường xưng như vậy, thực sự hy vọng những yêu sách về công lý và quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam sẽ được đáp lại, hay Nguyễn Ái Quốc chỉ dựa vào tác động của bản yêu sách để truyền bá sự nghiệp chống chủ nghĩa thực dân và cấp tiến hoá cộng đồng người Việt ở Pháp. Không thể không cho rằng Nguyễn Ái Quốc lúc đầu đã hy vọng bản yêu sách của mình có thể đem lại những thay đổi tích cực ở Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc lạc quan và dường như luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất của con người kể cả kẻ thù của mình. Thái độ đó không chỉ giành cho đồng bào của Nguyễn Ái Quốc, hay ngay cả cho những người châu Á, mà còn cho cả những người châu Âu. Trong một chuyến đi ngắn ngày tới Đức, Thuỵ Sĩ và Italy trong khoản thời gian này, Nguyễn Ái Quốc đã nói với một người bạn rằng: “Tất cả đều là con người. Mọi nơi chúng ta đều gặp những người tốt và những người xấu, thật thà và dối trá. Nếu chúng ta là người tốt chúng ta sẽ gặp được những người tốt ở khắp mọi nơi”, Nguyễn Ái Quốc tin rằng chính mối quan hệ thuộc địa đã làm mất phẩm chất và làm đồi bại bản chất con người. Tuy nhiên, Nguyễn Ái Quốc đã rất thất vọng vì yêu sách của mình không được đáp ứng. Một thập niên sau Nguyễn Ái Quốc đã phàn nàn với các cộng sự của mình rằng nhiều người đã thất vọng vì “bài ca quyền tự do” của Woodrow Wilson. Cũng có thể là như những người Việt Nam khác, Thành đã bị những lời lẽ của viên Toàn quyền Albert Sarraut thuyết phục. Trong cuộc phỏng vấn của Thành với ký giả Hoa Kỳ của tờ tạp chí Trung Quốc “Ích Dạ Báo” vào tháng chín, Thành đã phàn nàn về những điều kiện tồi tệ tại Đông Dương, nhưng thừa nhận rằng bước đi đầu tiên là đạt được quyền tự do ngôn luận giáo dục người dân và sau đó phấn đấu cho quyền tự trị và độc lập dân tộc.[9] Tuy vậy, có bằng chứng cho thấy sự kiên nhẫn và lạc quan của Thành chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Ngày hôm sau cuộc phỏng vấn với Sarraut, Thành đã gửi cho Sarraut một bản sao yêu sách với thư kèm theo có nội dung: “Như chúng ta đã trao đổi ngày hôm qua, tôi xin gửi ngài bản yêu sách. Bởi ngài đã nói với tôi rằng ngài sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn nên tôi mạnh dạn yêu cầu ngài cho chúng tôi biết tám yêu sách của chúng tôi đã được giải quyết như thế nào… Bởi tôi cho rằng tám yêu cầu đó vẫn chưa được giải quyết, không có yêu cầu nào được giải quyết thoả đáng. Tôi xin gửi tới Ngài Toàn quyền lời chào trân trọng. Nguyễn Ái Quốc”[10] Vài ngày sau, hai mật vụ được giao nhiệm vụ theo dõi mọi mọi hành động và hoạt động chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Đến 12, Nguyễn Ái Quốc đã tạm thời được xác định là Nguyễn Tất Thành, con trai của viên quan bị cách chức Nguyễn Sinh Sắc và cũng là người đàn ông trẻ đang lẩn trốn từng bị trục xuất khỏi trường Quốc Học Huế vì các hoạt động nổi loạn năm 1908. Bất kể động cơ trong việc công bố và vận động thực hiện yêu sách là gì, Nguyễn Ái Quốc đã làm mọi người biết đến sự nghiệp phấn đấu cho quyền tự quyết của người Việt Nam. Tin tức về yêu sách đã nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng người Việt ở Pháp và đã tác động mạnh đến đồng bào của ông. Những người yêu nước cao tuổi rất ngạc nhiên vì sự táo bạo của người thợ sửa ảnh trẻ tuổi. Những người trẻ hơn thì biểu lộ thái độ nhiệt tình hăng hái trong sự nghiệp đấu tranh. Những người thận trọng hơn thì cho rằng Nguyễn Ái Quốc là người “cuồng ngôn” và bắt đầu lảng tránh Nguyễn Ái Quốc. Họ rỉ tai nhau, “ta có thể trông cậy gì vào một con trâu ương ngạnh xứ Nghệ?”. Thất vọng về những yêu sách đòi độc lập dân tộc đã khiến rất nhiều trí thức yêu nước ở các nước thuộc địa ở châu Á và châu Phi theo đuổi chính trị cấp tiến. Rất có thể Hồ Chí Minh cũng không phải là một ngoại lệ, rõ ràng ông đã quan tâm tới chính trị chủ nghĩa xã hội trước khi soạn thảo yêu sách. Việc tham gia vào các hoạt động công đoàn khi sống ở Anh đã tạo ra những mối liên hệ giúp ông trở thành người hoạt động tích cực trong các tổ chức tương tự ngay sau khi ông đến Pháp. Michel Zecchini, đảng viên Đảng Xã hội Pháp, đã gặp Nguyễn Tất Thành vào cuối Thế chiến I và nhận thấy Thành đã quen biết với những nhân vật có ảnh hưởng lớn của Đảng Xã hội Pháp như Marcel Cachin, Paul Vaillant-Couturier, Léon Blum, Edouard Herriot, Henri Barbusse và Jean Longuet - cháu ngoại của Karl Marx. Qua các đầu mối của Đảng Xã hội Pháp, cuối cùng Thành đã có được các giấy tờ tùy thân và giấy phép lao động. Tuy nhiên, theo Michel Zecchini, Thành chưa được công nhận là đảng viên chính thức của Đảng Xã hội Pháp cho tới khi Thành chứng tỏ mình là Nguyễn Ái Quốc vào tháng 6-1919. Là tác giả của bản yêu sách nổi tiếng, đồng chí Nguyễn - hay ông Nguyễn như đôi khi người ta gọi - rất được mọi người kính trọng. Hồ Chí Minh có lẽ được những người theo chủ nghĩa xã hội chú ý tới vì, theo ông, họ “đồng cảm với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức”. Đồng thời, khuynh hướng tư tưởng của ông thiên về chủ nghĩa xã hội có thể được nhìn nhận như kết quả tất yếu của việc ông căm ghét chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Như nhiều người châu Á khác, kinh nghiệm đầu tiên của ông về hệ thống tư bản chủ nghĩa là kết quả của sự bóc lột của bọn thực dân trên đất nước ông đã gây ra những hậu quả tàn khốc đối với cuộc sống của nhiều đồng bào ông. Quan điểm đó càng được củng cố trong những năm tháng ông lênh đênh trên biển, từ hải cảng này đến hải cảng khác trên khắp thế giới thuộc địa và có lẽ trong cả thời gian sống ở Anh và Mỹ. Nhiều năm sau đó ông thường chỉ trích bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản Mỹ, mặc dù đôi khi ông biểu lộ sự thán phục đối với tính năng động và khả năng của người Mỹ. Có thể là, giống như những người theo chủ nghĩa dân tộc châu Á khác, sự quan tâm ban đầu của ông tới chủ nghĩa xã hội là kết quả của việc phát hiện ra sự tương phản giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.[11] Tuy nhiên, khuynh hướng của những người theo Chủ Nghĩa Dân Tộc Á Châu thiên về chủ nghĩa xã hội không thể hoàn toàn quy về vì động cơ cá nhân. Đối với nhiều trí thức Á châu, nguyên tắc xử thế của những người theo chủ nghĩa xã hội phương Tây phù hợp với những quan điểm họ thừa hưởng hơn là của những người theo chủ nghĩa cá nhân với nguyên tắc xử thế dựa trên lợi nhuận của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Và không ở đâu điều này được thể hiện rõ như trong xã hội Nho giáo Trung Quốc và Việt Nam. Người Trung Quốc và Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc xuất thân từ những gia đình quý tộc Nho giáo thường nhìn thấy cảnh hào nhoáng của những thành phố thương mại mới một cách khó chịu mơ hồ. Theo cách suy nghĩ của những người Nho giáo, nền công nghiệp phương Tây dễ dàng sinh ra thói tham lam và tự phụ. Ngược lại chủ nghĩa xã hội chú trọng nỗ lực cộng đồng, lối sống giản dị, đồng đều về của cải và cơ hội. Tất cả những điều này có tác động mạnh tới đời sống Nho giáo. Trong bối cảnh đó, sự chuyển đổi về mặt triết học từ Khổng Tử sang Marx dễ hơn nhiều sang Adam Smith và John Stuart Mill - những người luôn coi trọng chủ nghĩa thực dụng và cá nhân chủ nghĩa - không phù hợp với người châu Á.[12] Năm 1920, ông Nguyễn bắt đầu thường xuyên tham dự các cuộc họp của Đảng Xã hội Pháp và Tổng Liên đoàn Lao động cũng như của Liên đoàn nhân quyền, (một tổ chức không giống như Hội Quyền tự do dân sự Mỹ) - và đóng một vai trò tích cực hơn trong các cuộc tranh luận chính trị. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy ông đã bắt đầu khó chịu với thái độ của các đồng sự. Đối với Nguyễn Ái Quốc, vấn đề cốt lõi của thời đại là các dân tộc thuộc địa bị chủ nghĩa đế quốc phương Tây bóc lột. Ông phát hiện ra, đối với hầu hết những người Pháp ông quen, -chủ nghĩa thực dân chỉ là một mặt của vấn đề lớn hơn - đó là chủ nghĩa tư bản thế giới. Marx có thiên hướng lấy châu Âu làm trung tâm cuộc vận động và hầu hết những người theo Marx ở châu Âu đã đi theo hướng của ông. Sau cùng, thuộc địa đã đem lại sự giàu có cho nước Pháp và việc làm cho công nhân Pháp. Chính vì vậy, ông Nguyễn nhận được rất ít sự ủng hộ khi nêu ra các vấn đề thuộc địa tại các cuộc họp chính trị. Điều này dẫn tới việc trong cơn thất ìm kiếm tư liệu của Công đoàn Lao động ở Anh không thấy thông tin nào về cái tổ chức gọi là Hội Công nhân Hải ngoại. Nguồn của Việt Nam trích dẫn một báo cáo không được kiểm chứng, Thành có lẽ đến Scotland và Liverpool. Nhiều năm sau này, Hồ Chí Minh phát biểu với những cộng sự trẻ, ông mất sáu tháng để học tiếng Anh ở Anh - xem Mai Văn Bộ, “Chúng tôi học làm ngoại giao với Bác Hồ”, trang 15 (NXB Trẻ, t.p HCM, 1998) [13] Toàn Tập I, Tập I, trang 479 [14] Theo báo cáo từ London, lưu trữ tại Văn phòng Lưu trữ Công cộng, Hồ sơ Bộ ngoại giao ở London. Về điều tra ban đầu, xem Hồ sơ Bộ ngoại giao 83562, ngày 23-6-1915 và 24-6-1915. Kết quả điều trần trong Hồ sơ Bộ ngoại giao 372/668, ngày 8-9-1915. Về việc Thành lời hứa tiếp tục công việc của Phan Chu Trinh, xem “Nguyễn Ái Quốc đến Paris năm nào”, một tài liệu không xác định trong lưu trữ của Archimedes Patti. Một số nhà nghiên cứu kết luận rồi một trong hai người bị theo dõi là Nguyễn Tất Thành, cho biết Tất Thành đã học nghề tại Công ty điện Igranic ở Bedford và quen thân với con gái chủ nhà. Mặc dù trùng tên nhưng không có mối liên quan nào giữa người có tên Tất Thành với Hồ Chí Minh. Xem thêm Hemery, “Hồ Chí Minh”, trang 41 [15] Kể cả những người chỉ trích gay gắt nhất cũng cho rằng ông đã đến Anh vài lần, nhưng một số cho rằng thời gian đến Anh rất ngắn có thể vẫn ở trên tầu đỗ ở bờ biển mà thôi. Xem Nguyễn Thế Anh, “Vô sản hoá của Hồ Chí Minh: Hoang đường hay thực tế”; Huy Phong và Yến Anh, “Nhận diện Hồ Chí Minh: thực chất gian manh của huyền thoại anh hùng” (NXB Văn Nghệ, San José, California, 1988) trang 18-19. Chị gái ông bị bắt vì buôn lậu vũ khí và bị kết án tù 9 năm lao động khổ sai, nói rằng bà nhận được thư của em báo tin đã đi sang Anh khoảng thời gian trước chiến tranh và định cư ở London. Xem Giải Mật, số 711, ngày 7-5-1920, Sở cảnh sát Đông Dương, hồ sơ dán nhãn “1920” trong SPCE, hộp 364, CAOM. Cũng năm ấy, theo báo cáo của chính phủ Pháp vào năm 1917, ông gửi thư cho Toàn quyền Albert Sarraut thông qua cao ủy Anh ở Sài gòn hỏi về thư ông gửi cho cha. Mật thám không tìm được ông ở đâu. Bức thư ông viết thông qua lãnh sự Anh có thể từ Anh. Xem Giải mật, 17-12-1920, trong Feuiller số 116, S.G. Minute 1, tài liệu đã dẫn. Tôi xin cảm tạ Bob O’Hara đã không mệt mỏi tìm kiếm nguồn tài liệu trong Kho lưu trữ Công cộng và xác định các nguồn tài liệu liên quan đến cuộc sống của ông Hồ tại Anh [16] Giải mật 1967, ngày 29-5-1931, trong SPCE, hộp 365, CAOM. Với Bác Hồ, trang 31-32. Gaspard, “Hồ Chí Minh ở Paris”, trang 61-63. Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử sử tập 1, trang 59. Toàn tập I, Tập I, trang 545. Hémery, “Hồ Chí Minh”, trang 42. Christian Pasquel Rageau, tác giả cuốn “Hồ Chí Minh” (NXB Đại học, Paris, 1970), trang 30, nói rằng bà đã đăng quảng cáo người thợ sửa ảnh có cái tên Nguyễn Ai Quốc- Bút danh của Thành được sử dụng ở Paris năm 1918 [17] Ragau, “Hồ Chí Minh”, trang 27, người ta phỏng đoán ông quyết định trở lại Pháp sau khi cuộc binh biến ở Pháp bị dập tắt. Tham khảo thêm ý kiến của Dennis Duncanson, “Di sản Hồ Chí Minh”, Ngoại giao châu Á số 23, phần 1 (tháng 2-1992). Một nghi ngờ bí ẩn trong kho lưu trữ của Pháp, có người nhớ ra đã gặp anh ta tại một bênh viện điều trị cho thương binh ở Limoges khi cả hai người cùng chữa bệnh và cùng nhau tập viết chính tả. Xem Ghi chép của Tổng thư ký A.S de Drujon, trong SPCE, hộp 364, CAOM. Tham khảo thêm Esquires, “Hồ Chí Minh: Kẻ dấu mặt trong chiến tranh”, 1967, cho biết sau khi Thế chiến I kết thúc ông đã đến nhiều doanh trại của binh lí