iáo sư Gottlieb ngồi trong ghế bành, đang thích thú quan sát cô gái đứng trước mặt ông. Giáo sư có cái đầu to tướng và hàm dưới bạnh ra, tương phản với thân thể gầy còm, ông gãi tai, dáng điệu như khỉ gãi.Ông nói:- Không phải ngày nào tôi cũng được một cô gái trẻ trung xinh đẹp đưa cho tôi giấy giới thiệu của Tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng các tổng thống nhiều khi không biết họ muốn gì và sự việc ra sao.- Tôi đến gặp Giáo sư để xin Giáo sư cho biết tình hình, một dự án lấy tên là “Kế hoạch B”.- Có thật cô là nữ công tước Renata Zerkowwski không?- Về mặt chính thức, tôi đúng là như thế, nhưng tên thường gọi của tôi là Mary Ann.- Đấy đúng là tên ghi trong tờ giấy này. Vậy cô muốn biết về “Kế hoạch B”? Cái dự án ấy là có thật, vào một thời điểm trước đây, nhưng nó đã chết và được chôn sâu dưới đất, và theo tôi biết, người đề ra ý đồ về nó cũng cùng một số phận như vậy.- Giáo sư định nói đến Giáo sư Shoreham?- Đúng thế. Ông ta là một trong số những bác học lớn nhất của thế kỷ này, bên cạnh Einstein [1], Niels Bohr [2] và vài bác học lừng danh khác đếm trên đầu ngón tay. Nhưng ông ta không tồn tại được lâu như lẽ ra phải thế, và đấy là một thiệt thòi rất lớn cho khoa học.- Tuy nhiên ông Shoreham vẫn còn sống.- Cô có chắc không? Đã lâu lắm rồi tôi không nghe thấy ai nhắc đến ông ấy.- Giáo sư Shoreham hiện sống tại xứ Scotland, nhưng bị liệt nửa người, đi và nói hết sức khó khăn. Vậy theo Giáo sư, kế hoạch B là có thật?- Đúng thế. Và Shoreham rất tha thiết với nó.- Giáo sư Shoreham có kể với ông về cái kế hoạch đó không ạ?- Ông ta có nói sơ qua với tôi và với một số đồng nghiệp, vào thời gian đầu, lúc ông ấy mới bắt tay vào nghiên cứu. Nhưng... Theo tôi đoán, cô không phải nhà khoa học?- Vâng, tôi chỉ là...- Là nhân viên điều tra, tôi đoán thế. Và tôi hy vọng cô đến đây với thiện ý. Hồi đó tất cả chúng tôi đã hy vọng sẽ thấy một phát minh thần diệu... Nhưng tôi không tin là cô có thể rút ra điều gì từ cái kế hoạch B ấy.- Tại sao? Ông đã nói rằng giáo sư Shoreham đã bỏ ra rất nhiều công sức nghiên cứu nó. Và đó phải là một phát minh vĩ đại, có đúng như vậy không, thưa Giáo sư?- Một trong những phát minh vĩ đại nhất của thế kỷ hai mươi này và tôi thấy không có cái gì vướng mắc. Nhưng rồi lại xảy ra những trở ngại. Công việc nghiên cứu tiến triển rất tốt cho đến lúc đột nhiên Shoreham vấp phải một khó khăn bất ngờ, gần như không thể khắc phục nổi. Thế là ông ấy buông tay.- Cụ thể là thế nào ạ?- Shoreham đốt hết mọi công thức, mọi tính toán, cả mọi sổ tay ghi chép của ông ấy nữa. Sau đấy ba tuần lễ thì Shoreham bị tai biến. Tôi rất tiếc, nhưng tôi không thể giúp gì cho cô được. Tôi không biết gì về những chi tiết của công trình nghiên cứu đó, chỉ biết ý đồ tổng quát.Chú thích:[1] Albert Enstein (1879-1955) nhà vật lý học Đức, khám phá ra Định luật tương đối và lý thuyết về năng lượng hạt nhân. (N.D).[2] Niels Bohr, 1885-1962, nhà vật lý học Đan Mạch (N.D).