ức ngả người, tựa lưng vào tường. Chàng châm một điếu thuốc Pall Mall và hít một hơi dài khoan khoái. Điếu thuốc đầu tiên trong buổi tối mà trời lại lạnh như tối nay - bao giờ cũng thơm ngon đặc biệt. Đức hơi nhắm mắt mơ màng nhìn theo từng đợt khói tỏa rộng trong không khí, bỗng có ý nghĩ làn khói lả lướt từa tựa như tà áo người yêu. Chàng lắng nghe chị em Tuấn nói chuyện với nhau. Bà Thược loay hoay cắm cành mai vàng vào chiếc lọ cổ, hỏi han cậu em trai đủ thứ chuyện. Tuấn nói hầu như không biết mỏi miệng hết câu này sang câu khác. Đức mỉm cười. Chàng thấy Tuấn lắm lúc mắc bệnh nói nhiều, vài khi làm người nghe sốt ruột. Tuấn giống như thằng Hải, ở dưới tầu. Đức so sánh như thế. Hai tên này mà gặp nhau thế nào cũng có một cuộc so tài về nói dai, nói nhiều. Hải là một hạ sĩ quan cơ khí trên tầu Đức. Chuyện gì Hải cũng tỏ ra thành thạo, không nhiều thì ít. Cho nên khi đề cập đến vấn đề gì thì thế nào Hải cũng đóng góp vào đôi ba câu cho kỳ được. Và nếu kẻ nào không đồng ý thì hắn sẽ thao thao bất tuyệt nhất định thuyết phục đối thủ đồng ý mới thôi. Nhiều khi người nghe tuy không chấp nhận ý kiến của hắn cũng ráng gật đầu lia lịa để hắn bỏ qua chuyện đó, mà cũng chưa chắc đã yên thân. Hải rất vui tính, thêm đôi chút hoạt kê. Hắn đi đến đâu, vui vẻ ồn ào chỗ đó. Nhưng một hôm anh em trên tầu thấy Hải ngồi ủ rũ trong góc ở cuối tầu. Hỏi, Hải không nói. Mãi đến lúc hắn đi “ca” cùng với Đức và chàng thân mật tâm tình với hắn, Hải mới tỉ tê thổ lộ: cô gái hắn yêu vừa viết thư cho Hải, báo tin cha mẹ nàng không chấp thuận cho hai đứa lấy nhau, và nàng phải vâng lời cha mẹ lấy một anh thầy kiện nào đó. Hài buồn cho thân phận mình và giận cả cô gái.
- Mình nghèo nên bị đời chê bỏ. Tao hối đã bỏ học quá sớm, không có được một mảnh bằng để đi câu vợ như thằng thầy kiện quỷ sứ kia.
Đức lặng im, chia sẻ nỗi buồn của người bạn kém may mắn. Cuộc đời luôn có những đổi thay, từng giây phút. Có những người chung thủy và cũng có những người ân tình bạc trắng như vôi. Nhưng rồi mấy tháng sau Hải lại vui vẻ, ba hoa như trước. Hải báo với Đức:
- Tao hết buồn rồi. Đâu phải đứa con gái nào cũng như con bé ấy đâu.
Đức nheo mắt trêu:
- Đúng thế. Anh Hải thì thiếu gì chị mê, lính biển chứ bộ… “kít” sao.
Hải lườm Đức một cái rồi đi đấu hót với đám đông.
Đức cảm thấy mình dễ thân với những người như Hải, như Tuấn. Chúng nó lắm miệng nhưng thật thà và tốt với bạn. Tuấn đã từng là ông mai ông mối của chàng. Đức nhìn bạn, âu yếm. Tuấn vẫn nói lan man, thỉnh thoảng bà Thược và bé My cười khúc khích. Đức cảm thấy không khí ấm cúng lạ và chàng thèm nhập cuộc. Chàng gây một tiếng động nhỏ chủ ý phá cho Tuấn tốp bớt cái máy nói lại. Tuấn đẩy ghế vào gần bàn và quay lại gọi:
- Ê, Đức. Lại đây ngồi chơi cậu. Ngồi chỗ đó gần cửa, lạnh chết.
Đức rời “đi văng” chậm rãi bước lại ngồi bên Tuấn, Tuấn đặt tay lên bàn, nói bâng quơ:
- Trời lạnh quá. Đêm nay giao thừa, Lăng Ông hẳn phải đông.
Bé My bỗng la to:
- Mẹ, kìa mẹ. Chú Tuấn lấy trộm quả mận.
Bà Thược quay lại, dơ tay ra củng lên đầu Tuấn mấy cái:
- Thằng quỷ, mận để cúng đấy. Phải tội chết.
Tuấn quăng quả mận vào rổ, cười hề hề:
- Khéo vẽ chuyện. Để em ăn trước, có lẽ còn hên thêm nữa.
Bà Thược nghiêm nét mặt:
- Đừng nói nhảm, tôi lại đét cho cậu mấy roi bây giờ.
Tuấn thoáng cảm động. Mặc dù chàng đã trưởng thành nhưng chị vẫn chăm sóc chàng như ngày còn thơ ấu. Tuấn bắt gặp vài nét của ngày xưa trở lại.
Ngày còn nhỏ chị Vân thật đẹp. Và bây giờ dù đã đứng tuổi chị vẫn chưa đánh mất bao nhiêu nét kiều diễm ấy. Một đôi khi, để tỏ lòng thương mến của mình đối với chị, Tuấn vẫn gọi bà Thược bằng chị Vân, như ngày chị chưa lấy chồng.
Tuấn . Có lần Hoàng hỏi:
- Cậu đóng tại đâu?
Câu hỏi đúng vào cơ hội Thúy chờ đợi. Nàng đáp thay:
- Nguyễn đóng tại Vũng Tàu anh ạ. Ông ấy “le”lắm, Huấn Luyện Viên người Nhái cơ đấy. Trước kia, ông ấy còn phải đi theo cái gì ….à, Hải tuần, Biệt hải gì ấy.
Tết này anh ấy phải ở lại ngoài đó, không được về, anh nghĩ có chán không?
Hoàng nhận thấy giọng nói của cô em vợ có vẻ như một hiền phụ thương chồng thực sự. Hoàng mỉm cười thông cảm, nhưng trêu:
- Cô dốt quá. Cậu ấy thế mà…to gan. Kiếm chuyện ở lại Vũng Tàu để lo việc…riêng đó. Sao mồng ba mồng bốn Tết cô không bò ra ngoài ấy điều tra hư thực?
Nguyễn giật nảy mình, biết Hoàng nói đùa nhưng vẫn sợ Thúy nghe theo:
- Chết, đừng có ra. Tôi bị cấm quân thật mà, có chuyện riêng tư gì đâu.
Mọi người bật cười nhìn vẻ hốt hoảng của Mắt Mèo. Không một ai biết rõ nguyên do thật sự khiến Nguyễn e ngại. Vân bảo:
- Chưa gì đã lo. Ai thèm kiểm soát mấy ông mà vội cuống cả lên.
Hoàng nói:
- Biết đâu đấy, “không thèm” mà động người ta về muộn vài ngày là đã phồng miệng trợn ra mắt dữ như là….cô Vân ấy thôi.
Vân bất chấp mọi người lao vào cấu véo chồng, phản đối om sòm, trong lúc Mắt Mèo nheo nheo mắt nhìn Thúy đang đỏ hồng hai má.
Ăn cơm xong, Thúy giúp chị dọn dẹp dưới bếp.Hoàng mời Nguyễn sang gian phòng khách nhỏ. Mới gặp nhưng hai người đã thân nhau nhanh chóng. Hoàng pha cho ông em cột chèo tương lai một ly trà chanh đường vừa đậm. Hai người ngồi tâm sự vụn.
- Cậu vào lính lâu chưa?
- Cũng hơn sáu năm rồi anh ạ.
Hoàng bảo: tôi cũng biết ít nhiều về hoạt động của các cậu. Chàng nói các nhận xét của mình về người nhái và cho Nguyễn những lời khuyên.
Nguyễn lắng nghe và thấy nao nao. Tình hình hiện tại cộng vào những hiểu biết, thêm một chút suy luận là Hoàng đã thấy rõ hoạt động của chàng. Lâu lắm chàng mới lại được nghe những lời nói chí thành của người thân. Dù mới quen Hoàng, Nguyễn cũng cảm thấy gần gũi anh nhiều. Chàng chớp mắt:
- Cảm ơn anh nhiều lắm. Em sẽ nhớ kỹ lời anh dặn.
Hoàng cười vui:
- Có gì mà cậu khách sáo thế. Thấy cậu với cô Thúy tôi lại nhớ tới vợ chồng tôi ngày trước.
Nguyễn hóm hỉnh:
- Chắc hồi đó anh chị…nhiều kỷ niệm lắm?
Hoàng cười phá lên:
- Cũng chẳng ít. Nhưng được giống cô cậu đã khá.
Hồi đó, thay vì như cô Thúy gọi cậu là Mắt Mèo vợ tôi gọi tôi là…Fernandel. Chỉ tại mặt tôi từa tựa mặt thằng cha tài tử ấy. Lắm lúc bực mình tôi bảo: sao em không gọi phắt ngay anh là “chàng…mặt ngựa yêu quý của …lòng em” nghe có êm ái hơn không?
Hai người cười rũ ra. Hoàng tiếp:
- Đặc điểm của các cô nhà này là…đanh đá, lém lỉnh và có tướng…dậy chồng. Cũng như cậu bây giờ, mai mốt về nhà…vợ rồi lại cũng “khép nép” chẳng khác tôi mấy hồi
Nguyễn muốn nghẹt thở vì cười. Chàng thích thú vẽ ra hình ảnh một gia đình vợ chồng trẻ mà chàng là nhân vật đàn ông trong đó. Biết đâu bây giờ mình chiều được cô nhỏ, nhưng chừng đó chịu cóc nổi, bèn lại có màn chén bay, đĩa bay tùm lum tà la. Rồi lại năn nỉ, ỉ ôi. Ôi chao…nếu thế thì Người Nhái sắp trở thành…người cóc…ngồi đầu cọc rồi. “Khổ” biết mấy.
Nhưng rồi Nguyễn lại tự an ủi. Có thế mới thú chứ. Cuộc đời mà. Cái gì bình thản sẽ chóng nhàm chán. Vợ mình “nó” muốn dữ, muốn đanh đá, muốn bắt nạt chồng thế nào cũng mặc, miễn là “nó” yêu mình ra rít, thế là đủ rồi.
Nguyễn và Hoàng ngồi yên, lắng nghe tiếng chị em Vân, Thúy nói cười rúc rích trong bếp. Hoàng nhìn Nguyễn mỉm cười ranh mãnh:
- Nghĩ gì đó cậu?
Nguyễn chân thành:
- Lấy vợ “dễ chịu” thật anh ạ.
*
Ngày phép cuối, Thúy bỏ học đi chơi với Mắt Mèo cả ngày. Xinê, ăn quà, dạo phố và mua sắm lặt vặt cho dịp tết. Trong tiếng cười vui của hai đứa, Nguyễn vẫn bị ám ảnh bởi chuyến đi tất niên. Chàng nghĩ tới ông cụ, tới những biến chuyển huyền ảo của lá số tử vi. Nguyễn định bụng chiều nay phải nhờ ông cụ nhà mình coi tử vi cho “ông con” xem chuyến này đi có…“gì” không. Và từ lúc đó chàng cứ nghĩ ngợi loanh quanh về những lời tiên đoán tương lai, hậu vận của mình. Không những ông cụ tin tưởng về tử vi đẩu số mà các bạn già của ông cụ cũng rất giỏi. Có một cụ - Cụ Nghè Lượng - đã “chấm” cho Nguyễn một lá số tử vi mà cha Nguyễn khen là đúng nhất. Và không hiểu vì quá tin hay vì nghiệm lại sự việc đã xảy ra từ trước đến nay thấy trùng hợp nhiều, Nguyễn cũng đồng ý với thầy. Chàng thuộc lầu câu phê “lược đoán” của cụ Nghè Lượng về lá số của chàng:
- Mệnh này hợp cách “Nhật Nguyệt Tịnh Minh” học hành thông minh, lại thêm Văn Khúc, Khôi, Việt, Tả, Hữu chiếu lâm tất ngày sau công danh đắc chí. Duy Thái Dương ngộ Dương Nhậm, Hóa Kỵ, Tiểu Hao nên đề phòng về hai con mắt. Mệnh này nếu người tầm thước, mặt gầy hóp hơi dài, tính trung hậu, ôn hòa, ngay thẳng, chung thủy, và đa tình đa cảm thì phải.
Vận hạn: từ 14 trở lại vận hội hanh thông, nhưng phải một hạn từ 15 đến 24 là hạn Trúc La lại gặp Kiếp Không, Hình, Thương, Thái Tuế, tương đối rất xấu, chắc là gian lao trắc trở. Sau đó, nhất là từ 34 trở đi thì đến độ phong quang, công thành danh toại.
Độ phong quang thì chưa thấy đâu, nhưng cái hạn từ thủa 15 cho đến năm 24 thì đúng quá. Học không dốt mà thi rớt hoài, mến “chị” nào là “chị” ấy dọt, mặc dù các chị rất yêu. Có lẽ vì cái ngôi sao nghèo đói và địa vị kém của chàng sáng quá xá nên các “chị” sợ. Làm người yêu thì ờ chớ làm vợ thì không. Công danh trắc trở, tình ái mất mùa, Nguyễn bèn tình nguyện vào lính. Mãi đến bây giờ mới thấy đời tươi như hoa một chút..Nguyễn cũng lên “quan”, cũng có vợ sắp cưới như ai.
Nhưng lần này Nguyễn lại băn khoăn nhiều vì chuyến đi sắp tới. Có lẽ vì sắp Tết. Có lẽ vì xa người yêu. Có lẽ vì thèm….cưới vợ, nhất là sau buổi ăn cơm đầy không khí đầm ấm với vợ chồng Hoàng. Nguyễn bực mình nhận ra mình nhút nhát, lo sợ ấm ớ. Trước kia mình có thế đâu. Kệ. Đến đâu hay đến đó. Nhưng dù sao…cũng nên hỏi Thầy coi hộ xem chuyến đi xa của mình có “tốt”không. Lỡ gặp toàn sao đen như cục mực, bèn làm một đường “trường ca cùng giun dế” thì đổ nợ. Để Thúy lại cho ai?
Nguyễn vừa đi vừa nghĩ vẩn vơ. Thúy tưởng Nguyễn buồn vì sắp hết phép nên an ủi Mắt Mèo và nghĩ thầm: “Tội nghiệp Mắt Mèo ghê. Mà cũng tội nghiệp cho mình nữa”. Rồi Thúy cũng buồn lây.
Nguyễn nhìn đồng hồ rồi bảo Thúy:
- Hơn 5 giờ rồi đó em. Mình về nhà Thầy Mợ ở chơi nốt tối nay, kẻo cụ giận.
Thúy ngần ngại:
- Em...em sợ quá à.
Nguyễn bật cười:
- Sợ gì?
- Sợ…chả biết sợ gì nữa.
Nguyễn kéo Thúy ra xe:
- Thôi đừng có vớ vẩn. Đi với anh, có gì anh “che”cho.
Nguyễn đưa Thúy về nhà. Ông cụ ngồi uống trà tầu với khách, bà cụ và Hà đang loay hoay làm mứt chanh.
Nguyễn chạy vào truớc, dúi đầu - cái đầu lính cũn cỡn trông đến hay - vào vai Mẹ thì thầm:
- Mợ…con mới “dìa”.
Bà cụ ngẩng lên mắng yêu:
- Mày đi đâu mất cả ngày nay?
Nguyễn làm bộ hốt hoảng:
- Ấy chết. Khẽ chứ mẹ. Có…nhà con đến thăm mẹ nữa kìa.
Bà cụ cười với Thúy. Thúy cúi đầu lí nhí chào “Thưa…bác ạ” rồi đứng chôn chân một chỗ, mặt đỏ bừng. Nàng nghe bà cụ bảo:
- Vào đây, con. Thằng này tệ lắm cơ, về mấy ngày mà đi biền biệt.
Thúy chạy vội lại, bám lấy Hà... Hai cô nhỏ ríu ra ríu rít đủ thứ chuyện. Nguyễn choàng lấy cổ mẹ, hôn lia lịa lên mặt mẹ:
- Mợ ơi…mợ ơi…thương mợ ghê.
Bà cụ cười, cảm động:
- Bố mày. Lớn bằng ấy mà còn nhõng nhẽo. Mày tưởng mày còn nhỏ lắm đấy hở? Đấy, con Thúy rồi liệu mà…dạy dỗ nó.
Thúy gục đầu vào lưng Hà, tai nóng bừng lên. Hà cười rúc rích, chế giễu:
- Kìa chị. Mợ bảo gì chị nghe rõ không? Cứ chổi lông gà mà phết thật đau vào cho ông ấy sợ.
Nguyễn cũng cười hề hề đáp:
- Sức mấy, dám trêu vào tay anh
Rồi đi lên phòng khách. Bạn đã về, ông cụ đang cất dọn mấy tách trà. Ông con bước vào chào:
- Thầy ạ.
Ông cụ hỏi:
- Mai chú đi rồi hả? Bao giờ về?
Ông cụ quen gọi Nguyễn là chú. Nguyễn ngập ngừng:
- Vâng, có lẽ cũng phải sau Tết con mới về được.
- Liệu có đi xa không?
- Vâng….cũng như những lần trước.
Ông cụ không hỏi gì thêm. Cụ biết những hoạt động của con mình và tán thành, dù thương con. Cụ nghĩ rằng con mình vậy mà “được”. Mình chả làm được gì, nó làm thay cho mình. Ông cụ không ngăn cản Nguyễn, cũng giấu luôn bà cụ. Mọi người biết thêm lo, ích gì.
Nguyễn ấp úng nói với cha:
- Cụ coi hộ con…xem chuyến này đi có gì xấu không?
Ông cụ nhanh nhẹn đi lấy tập tử vi, đựng đầy những lá số của con cháu trong nhà, trong họ. Cụ trải lá số của Nguyễn ra trước mặt, ngẫm nghĩ, tính toán từng cung. Một lát sau cụ thong thả nói:
- Không sao cả. Số chú tốt lắm. Có quí nhân phù trợ, gặp nhiều may mắn. Cứ yên tâm.
Thúy lắng nghe ông bố nói chuyện với ông con. Toàn là những tiếng lạ tai. Nào là cung Phúc Đức có Ân Quang Thiên Trù, Thê Thiếp có Hóa Quyền, Nguyệt Đức nào là tả phụ hữu bật…mà cái gì…lại Thủy mệnh, Kim cục.Thúy chả hiểu gì cả, chỉ thấy buồn cười vì người yêu lúc này có vẻ như anh học trò nhỏ, dạ lấy dạ để ra cái điều hiểu lắm lắm. Thúy hỏi Hà:
- Ông ấy hỏi thầy tử vi làm gì thế nhỉ?
Hà lơ đãng:
- Em cũng chả biết. Lâu lâu anh ấy lại hỏi ông cụ một lần.
Rồi Hà làm ra vẻ bí mật:
- Có lần em nghe anh ấy hỏi về cung thê thiếp gì đó, rồi hỏi Cụ là cưới sớm tốt hay cưới muộn tốt.
Thúy cố nén xấu hổ hỏi dò:
- Cụ nói sao?
- Cụ bảo: cần gì theo số. Cứ như cuộc sống của chú bây giờ thì nên lấy vợ sớm, để có đứa nó săn sóc cho và chú cũng biết tự lo lấy. Chú cứ đi về kiểu đó đến bao giờ?
Thúy bâng khuâng, nghĩ vẩn vơ - Tình yêu và trách nhiệm gia đình….Ôi sao phức tạp thế. Kệ cho Mắt Mèo lo, mình bận tâm làm gì cho mau ….già.
Thúy ở lại tới tối. Ông cụ không ăn cơm cùng gia đình, chỉ uống rượu và lai rai mấy thức nhắm rồi vào phòng đọc sách. Lúc đó chỉ có hai người. Hà trêu Thúy:
- Chị ghê thật. Nhốt anh Nguyễn suốt mấy hôm liền chẳng mấy khi thấy anh ấy có mặt ở nhà.
Thúy giật mình:
- Chết, đâu có. Mình chỉ gặp anh ấy mỗi ngày có một lúc trừ hôm nay đến đây….
- Nếu không sao anh ấy biền biệt cả ngày, đêm cũng không về nữa.
Thúy sửng sốt:
- Thế hả? Mình có biết gì đâu. Chết cha, điệu này dám các cụ tưởng mình xui anh ấy đi tối ngày thì mang tiếng chết.
Hà cười:
- Chị đừng lo. Anh ấy lang bang lắm cơ. Nay ngủ nhà ông bạn này, mai ngủ nhà ông bạn kia.Ai mà dám bắt cóc ông ấy. Thầy mợ cũng biết thế, Hà đùa chị tí mà.
Thúy mỉm cười,lặng yên. Nàng thầm nhủ lát nữa Mắt Mèo đưa mình về sẽ hỏi tội mới được. Anh nhiều tội lắm, anh biết không?
Hai người nói chuyện với nhau, thân mật như chị em ruột. Khó ai có thể đoán được, sau này khi đã thành chị dâu em chồng họ có còn giữ được vô tư như thế? Hà kể cho Thúy nghe về chuyện tình cảm của nàng với một anh bạn học. Chuyện đẹp lắm, mối tình nào chả thế. Nhưng Thúy thấy thương Hà, thương cả anh chàng nào đó. Với hai người ấy, tương lai và sự nghiệp của họ chẳng có, trước sau gì cũng sẽ tan vỡ. Tự nhiên Thúy thấy buồn buồn.
Mắt Mèo chợt hiện ra ở cửa phòng. Chàng đứng tựa khung cửa, điếu thuốc ngạo nghễ trên môi. Nửa khuôn mặt chàng lấp vào bóng tối, Thúy thấy chàng có vẻ phong trần lạ. Nguyễn đứng nhìn hai cô gái to nhỏ với nhau. Thúy cười với chàng và nháy mắt ra hiệu.
Mắt Mèo hiểu ý, bảo em:
- Thôi, cô nhỏ kia. Tạm ngưng chương trình phát thanh kỳ đặc biệt lại, chờ dịp khác. Anh phải đưa chị cô về, khuya rồi.
Hà nguýt anh một cái rõ dài, và Thúy ngượng ngập lầu bầu trong miệng - “chị cô”, nghe sao…gia đình ghê.
Hai người đi chào ông bà cụ. Bà cụ niềm nở bảo:
- Rảnh đến chơi với Hà nghe con.
Còn ông cụ thì trêu:
- Con bé này nó có gì hơn bà với tôi mà thằng Nguyễn nó quấn quít như mèo thấy mỡ thế nhỉ?
Thúy mắc cở né sát vào người yêu. Nàng nghĩ thầm:
- Ông bà cụ …“chịu chơi” ghê.
Thúy bật cười vì những tư tưởng táo bạo của mình. Giá các cụ mà nghe mình thốt những ý nghĩ đó thành lời chắc phải tròn mắt mà bỏ chạy mất.
Thúy cúi đầu chào vội:
- Thưa hai bác con về ạ
Hà không chịu tha:
- Chết. Thưa thầy mợ chứ.
Mắt M&ev>My cũng cùng chung ý nghĩ của Đức và nàng nhìn Tuấn bằng đôi mắt biết ơn, trong lúc Tuấn xoa xoa chỗ My vừa nhéo, nhăn nhở:
- Người ta nói trúng phóc, sướng “tê” còn làm bộ hoài.
Bà Thược đứng yên lặng vờ sắp xếp lại mấy quả cam, táo trên đĩa. Từ mấy tháng nay bà thấy Mỹ và Đức có vẻ thân mật … quá mức bình thường. Dưới mắt bà, Đức hiền lành ít nói và nếu cần kén chọn thì quả Đức cũng gần hội đủ những điều mà Tuấn đề ra lúc nẫy.
Nhưng bà Thược hơi lo ngại, vì dưới vẻ hiền lành ít nói ấy biết đâu lại chẳng tiềm ần những bất ngờ đáng ngại? Mấy cậu Hải quân, Không quân nổi tiếng lang bang … lắm chuyện, đi đến đâu là để lại rắc rối đến đó, ai mà chẳng rõ? Cho nên không ngăn cản nhưng bà Thược vẫn để ý đến Mỹ luôn. Tuy thế bà cũng rất tin tưởng ở em trai, những lần Tuấn xin phép cho My đi chơi với chàng và Đức bà đều cho phép, chỉ nhắc khéo một câu:
- Cháu cậu, cậu phải trông đấy nhé. Kẻo rồi cháu đi lạc một đằng chú đi một nẻo thì … chết đòn với tôi.
- Chị yên tâm. Tuấn mà, chứ nào phải ai đâu.
Tuấn đọc được những ngại ngùng của chị mình về Đức. Chàng công nhận chị mình có lý khi nghĩ thế, nhưng đồng thời chàng cũng hiểu rằng Đức và Mỹ thật tình yêu nhau. Đức dã nhiều lần bày tỏ tâm sự với chàng và Tuấn thấy chuyện Đức yêu My - sẽ tiến tới hôn nhân trong một ngày gần đây - là điều nên chấp nhận. Chàng liền đem suy nghĩ đó ra nói với bà chị. Bà Thược suy nghĩ lung lắm, sau cùng bà bảo:
- Nếu cậu ấy có ý định đứng đắn thì cũng chẳng ngại. Nhưng chị chưa biết rõ về Đức lắm, chị cần nhận xét thêm. Cứ để cậu ấy đến nhà chơi, không sao cả.
Từ đó, sau mỗi lần đi biển về Tuấn thường rủ Đức đến nhà chị Thược chơi. Chàng không nói nhưng Đức cũng đọc được những mỹ ý của bạn. Và Đức cảm động vì lòng tốt đó. Đức nghĩ tới cuộc sống hiện tại, nhiều trôi nổi và hiểu rằng cuộc sống ấy không hợp với những người con gái như Mỹ, yêu nhau, chung sống với nhau để rồi cứ phải nay đợi mai chờ. Nhưng Đức yêu My, và chàng nghĩ rằng không thể nào xa lìa My nổi. Từ một ngày nào năm trước, khi Tuấn dắt chàng đến nhà bà Thược chơi, vừa nhác trông thấy My chàng đã cảm thấy một sự ấm áp dịu dàng len lén vào lòng, và chàng tự bảo thầm:
- Cô bé xinh quá. Có lẽ mình mê cô bé mất thôi.
Và chàng mê cô bé thật. Cho đến một hôm, Đức gặp My đi phố mua sắm lặt vặt. Chàng mời My đi dạo và khéo léo hẹn hò những lần gặp sau.
Rồi một ngày, Đức nhỏ nhẹ bày tỏ tâm sự mình. Chàng được My đáp lại. Hai người yêu nhau đằm thắm và chàng tự nhủ “mình đã nắm được hạnh phúc trong vòng tay rồi đó”.
Đức quyết định qua Tết sẽ xin làm lễ hỏi. Đúng vào muà xuân mười tám của My. Chàng cho Tuấn rõ ý định ấy, nhờ Tuấn ướm lời và được chấp thuận.
Bà Thược ngẩng đầu, nhìn lên bàn thờ. Mỗi lần Tết đến bà lại thấy nao nao trong dạ. Bà nhớ tới ngày ông Thược còn sống và thuở hai người yêu nhau đã gặp phải trăm đắng nghìn cay mới nên vợ chồng. Hình ảnh ông Thược với những kỷ niệm yêu thương tha thiết là sợi dây vô hình ràng buộc bà khỏi bước thêm bước nữa.
Buổi chiều Tuấn đã xin phép cho Mỹ đi lễ Lăng Ông với chàng và Đức gần giao thừa, bà Thược chợt nhớ tới điều đó. Bà cất tiếng nói, như để dứt khoát với những ý nghĩ dằng co trong tâm trí từ lúc Tuấn đề cập đến việc gả chồng cho cháu gái:
- Mười giờ rưỡi rồi đấy, My sửa soạn đi kẻo gần giao thừa Lăng Ông đông lắm, sợ không vào lễ nổi đâu.
Mỹ dạ một tiếng thật hiền và liếc nhìn Đức, như ngầm hỏi:
- Đó, anh thấy em có ngoan không?
Đức cười tủm tỉm, gật gù cái đầu. My nháy mắt với chàng rồi chạy biến vào trong. Bé My chạy đến cạnh mẹ reo lên:
- Đi lễ Lăng Ông hở mẹ? Cho con đi với nhé?
Bà Thược xoa đầu con:
- Thôi, con ở nhà với mẹ chứ? Đi hết để mẹ một mình buồn chết.
My hơi ngẩn người rồi hỏi lại mẹ:
- Có chị Tư ở nhà với mẹ đó thôi? Cho con đi nhé mẹ?
Rồi My quay sang Tuấn thầm thì:
- Chú, chú xin cho My đi đi chú. Cháu biết chú thương cháu nhất nhất mà, cháu cũng thương chú ghê lắm...
Tuấn cười khanh khách:
- Con bé tán khéo quá, cóc trong lỗ cũng phải bò ra. Sao lúc nẫy mi lại tố cáo ta ăn trộm mận?
- Thôi My xin lỗi chú đó.
Tuấn đẩy nhẹ vai cháu và nói với chị:
- Chị cho nó đi với chúng em luôn cho vui, em sẽ đưa cháu về ngay sau giao thừa. Chị nên ngủ sớm để giữ sức mai làm cỗ.
- Chú cháu mày chỉ thế. Ừ, đi đi. Nhớ mặc áo lạnh con nhé.
Bốn người len lỏi qua đám đông để tìm lối vào trong Lăng. Mùi khói hương ngào ngạt trong trời xuân lạnh và ánh lửa rực hồng nhảy múa trên những khuôn mặt tươi vui. Chen mãi bọn Tuấn và Đức mới vào tới nội điện. My đã mua hương nến và loay hoay sửa soạn lễ. Tuấn ôm bé My vào lòng và giảng giải cho cháu nghe về quang cảnh xung quanh. Đức đứng lặng nhìn tà áo hoàng yến của My thấp thoáng ẩn hiện giữa đám người đang khấn vái. Trông My lúc đó chứa chan vẻ hiền ngoan của người tình bé nhỏ, thành kính quì dưói bệ thờ Đức Tả Quân.
Tuấn đang nói chợt ngừng lại vì linh cảm có một sự gì khác lạ, chàng ngẩng lên. Một cô gái tóc cúp ngang vai, xinh xinh như một con búp bê nhỏ đang chăm chú nhìn chú cháu Tuấn, mủm mỉm cười. Tuấn đoán cô bé đứng nghe mình nói chuyện với My từ lâu. Thấy Tuấn nhìn mình soi mói cô bé bẽn lẽn quay đi, bước len vào chỗ mọi người đang lễ. Tuấn quay lại ngoắc ngoắc Đức rồi dắt cháu bước theo. Cô bé vén khéo tà áo dài trắng sữa và quỳ xuống lầm thầm khấn vái. Tuấn quay lại bảo Đức:
- Nàng tiên của tao đã hiện ra rồi mày ơi, tao giao cho mày phận sự “hộ tống” nhỏ My, để tao đi hội ngộ cùng người đẹp.
Đức cười, chàng chẳng lạ gì tính bạn. Dân nhà báo hầu hết là như thế, ồn ào và ngổ ngáo.
Tuấn len lỏi vượt qua mấy bà già, vài cậu cao bồi dở, tới quỳ ngay bên cạnh cô gái. Không cần nhìn Tuấn cũng biết cô bé, mặc dù tay vẫn vụng về lắc ống thẻ, đang bối rối ngần ngại liếc nhìn Tuấn. Chàng vồ lấy ống thẻ của bà cụ bên cạnh vừa bỏ xuống, lắc lia lịa miệng thì bô bô khấn:
- Lạy Đức Tả Quân. Nhân đầu xuân mới, xin ngài phù hộ độ trì cho con có một người yêu đẹp và ngoan như … cô láng giềng quỳ bên cạnh con đây à … ạ.
Vừa khấn vái Tuấn vừa liếc xéo sang cô gái bên cạnh một cái nhanh như chớp. Đám phụ nữ đứng vòng quanh bàn thờ che miệng cười khúc khích và cô gái luống cuống đặt ống thẻ xuống, đứng lên bước vội ra ngoài. Tuấn cũng đứng lên theo và bắt gặp Đức cùng chị em My đang cười ngặt nghẽo.
Từ trong hậu điện bỗng vang lên tiếng chuông, tiếng khánh ròn rã từng hồi. My reo lên:
- À giao thừa rối chú. Thế là đã qua năm mới, chú …
Tuấn cù vào nách cháu:
- Biết rồi nhóc con. Lì xì phải không? Chờ lát về nhà chú sẽ mừng tuổi cho cả hai chị em. Nhưng báo trước cho mà biết, chỉ tượng trưng thôi đấy nhé, vì lần này đã có “lính hải quân” đại diện cái mục đó hộ chú rồi.
My quay sang Đức lè lưỡi trêu:
- Chà anh Đức oai quá ta. Anh Đức tha hồ mà phổng mũi nhé. Ông đại diện mà.
Tuấn quay sang My. Cô bé ôm nhẹ cánh tay Đức bước từng bước từ tốn. Tuấn chợt thấy buồn nhè nhẹ. Cô gái lúc nãy đã đi mất, vội vàng như trong truyện liêu trai. Niềm vui tuột khỏi tầm tay chàng vội vàng quá. Tuấn kéo My bước lên trước, để Đức và Mỹ tự do thủ thỉ với nhau. Chàng đưa mắt ngơ ngác nhìn quanh, hi vọng nàng tiên vừa hiện ra đã biến mất hãy còn lai vãng đâu đây.
Đức ném mẩu thuốc xuống đường và vòng tay quàng lấyvai người con gái. Mỹ ngả đầu tựa vào người Đức, nàng cảm thấy người yêu vững chãi như một bức tường thành.
Đức gọi khẽ:
- My!
Chàng cảm thấy đầu My lay động trên cánh tay mình và hai chấm đen sáng long lanh đang ngước lên tìm mắt chàng. My trả lời thật dễ thương:
- Dạ, anh hỏi gì cơ?
Đức xiết chặt thân thể My trong vòng tay, chàng nhìn quanh. Phố phường thanh vắng. Mọi người còn bận đổ xô về Lăng Ông xin xâm lễ. Đường Ngô Tùng Châu tách khỏi bầu không khí náo động đó, lặng lẽ ngủ trong đêm.
Đức cúi xuống, cắn nhẹ vào tai người yêu, My kêu lên khe khẽ:
- Ái, đau anh.
Đức thì thầm:
- Hát cho anh nghe đi My. Anh thèm nghe tiếng hát của em từ bao lâu nay, em biết không?
My hỏi, giọng trong trẻo như tiếng nhạc lên cao trong bản đàn tình tứ:
- Anh thích em hát bài nào?
- Tùy em.
Mỹ hơi thẳng người, gió đêm lùa tung mái tóc nàng phất vào mặt Đức. Chàng vùi mặt vào trong suối tóc ấy và tìm thấy mùi thơm quyến rũ của người con gái vừa tròn trĩnh mười tám mùa xuân. Mỹ cất tiếng hát. Tiếng hát học trò không biết điểm trang trâu chuốt, còn hoàn toàn vẻ tự nhiên như giọng nói của/a>
!!!15815_6.htm!!! nàng. Tiếng ca vời vợi vang trong đêm, tỏa ra không gian êm vắng.
C’est le temps de l’amour
Le temps de copain et de l’aventure
Quand le temps va et vient
On ne pense à rien
Malgré ses blessures
Car le temps de l’amour
C’est long et c’est court
Car dure toujour
On s’en souvient.
Đức bồi hồi … My hát bài Le temps de L’amour mà Đức hằng yêu thích. Chàng huýt sáo miệng nho nhỏ đệm theo tiếng hát của người yêu.
On se dit qu’à vingt ans
On est le roi du monde
……………………………………
Tiếng hát đã dứt từ lâu, không nhạc đệm, mà Đức nghe như một bản hòa ca cùng tiếng nhạc, vấn vương mãi quanh hai người. Chàng buông thả tâm tư để tự do mơ mộng, mãi đến khi tiếng My êm ái cất lên, hơi run theo nhịp thở:
- Em hát dở quá phải không anh?
- Anh có cảm tưởng như đang nghe một Francoise Hardy hát vậy.
My vụi đầu vào ngực Đức và véo nhẹ cánh tay chàng:
- Ứ ừ, chỉ khéo nịnh.
Mỹ chợt hỏi:
- Anh được nghỉ mấy ngày?
Đức trả lời thong thả:
- Mồng bốn tầu lên đường. Chuyến đi tuần dương này có lẽ hơi lâu. Anh đi sẽ mang theo trọn vẹn tiếng hát của em và hình ảnh này. Anh sẽ nhớ mãi …
Hai người dìu nhau đi sâu vào những hàng cây ngủ, bước lâng lâng trong một thế giới yêu thương tràn đầy hơi thở …
(Viết về một đêm Xuân năm 195…)
CAM RANH 1966