Vạc vô ơn
Hải Miên

     à mất năm Vạc tròn mười bốn tuổi.
Khi Vạc đeo đụt tép bên hông, cõng gió cõng mưa tím tái môi, nước tuôn ròng qua mặt, trong tay cầm chặt hai lá trầu vàng, bốn miếng trầu khô về lay gọi đưa bà thấy bà lạnh ngắt, bàn tay còn lạnh hơn tay nó, Vạc biết bà đã chết. Nó ngồi run lập cập, biết rằng hơn cả việc bà lặng lẽ ra đi, bỏ mình nó ở lại giữa núi cao đồng thấp, cơ hội để nó chuộc lỗi lầm, để nó giãi bày nỗi ăn năn và nói lên niềm ân hận.
Đất đã ngậm bà vào lòng. Và như một sự trừng phạt dành cho đứa cháu hư, nó phải đứng dậy, về lại một mình với gian nhà của hai bà cháu, lòng mang nặng không có ngày cởi bỏ những nỗi ăn năn, những lời sám hối dành cho người bà khốn khổ giờ đây đã không thể tiếp nhận và do đó cũng không thể tha thứ. Không có cách gì giúp cháu mình vơi nhẹ nỗi lòng để mỗi khi nghĩ về bà đã khuất là mỗi lần nó cúi mặt xấu hổ, ghét bỏ, khinh khi chính bản thân mình, muốn trốn chạy nỗi mặc cảm đó mà không bao giờ thoát được.
Vì bà đã mất rồi...
Mẹ vứt nó lại cho bà khi nó mới bằng nắm tay, cổ to hơn người, mỏ lúc nào cũng há như mỏ chim non đói mồi, đói hơi mẹ. Nó khóc tức tưởi khắc khoải như vạc gọi hằng đêm nên bà vừa giận dỗi, vừa xót thương gọi đứa cháu bị bố mẹ bỏ lại bằng tên Vạc. Bà lừa Vạc ngủ bằng vú già nhăn nheo da thõng và nuôi Vạc tròn năm bằng sữa góp của những người mẹ đang cho con bú. Cứ bà giữ con cho họ một buổi họ cho cháu bà bú một lần, sau khi con họ đã thỏa thuê có dụi vú vào miệng cũng nhả ra quay mặt đi cười như nắc nẻ. Lúc ấy bà mới thả Vạc ra để Vạc lao về phía hơi sữa ngậm chặt lấy day nút một cách hối hả. Khó chịu từ mấy tháng tuổi, Vạc đã nổi tiếng hỗn bú và bà nó đã giữ con cho người ta khắp làng. Để rồi khi Vạc đủ lớn biết mình bị bố mẹ bỏ rơi, kém thua chúng bạn, nó quay về trút tất cả nỗi tủi hờn, tức tối, cay đắng lên bà. Chỉ có bà là người thân duy nhất để chia nỗi oán trách thân phận của nó. Gần giống như con gà nhiếp đã lớn quay lại mổ lên bộ lông xơ xác bởi nuôi con của gà mẹ, vì bà đã không cho nó được vẻ mượt mà óng ả như nó ước ao.
Không ai trong làng này hỗn xược, láo lếu với bà bằng Vạc. Nó có thể đứng giữa sân, chống nạnh, mắng bà xơi xơi cho tới khi, dù bà điếc câm điếc cảy cũng không chịu nổi phải xách cái que bé bằng cọng rơm lòng còng chạy từ trong nhà ra. Nó không bao giờ chạy quá xa khỏi bà. Nó chạy mươi bước, đứng lại thè lưỡi, chờ bà lập cập tới gần, nó lại chạy tiếp. Cho tới khi bà mệt quá, ngồi bệt lên cỏ, đập hai bàn tay già nua xuống đất hô: “Trời ơi trời, đất ơi đất, rằng số tui lại vô phước vô phần như ri. Người ta như tuổi tôi đã có con nuôi cháu nhờ còn tui, không được nhờ con một ngày, còn phải nuôi báo cô đứa cháu bạc bẽo như hắn, trời ơi là trời, đất ơi là đất”. Lúc ấy Vạc đứng xa xa nhìn lại, nước mắt nước mũi tuôn ròng ròng, gào lạc giọng: “Ai bảo bà đẻ ra con bà làm gì, để con bà đẻ ra tui”.
Xong rồi nó lủi đi đâu đó, có khi là leo lên nóc chuồng trâu nhà ông Minh nằm rút rơm trên mái rạ xuống nối vào nhau cho dài, vừa nối vừa quấn quanh người mình, tưởng tượng đến lúc những vòng rơm đủ chắc để nó buông người xuống cũng không ngã vì đã bị cột trói chặt vào cây kèo. Nhưng chẳng bao giờ được như thế cả. Bởi cứ chiều sập xuống thì cái giọng rền rền mỏi mệt gọi như van của bà lại cất lên: “Vạc ơi Vạc, về ăn cơm đi con. Tối rồi”. Bụng đói nhưng chẳng bao giờ nhảy xuống ngay, nó đợi bà đi quanh quất khắp mấy đống rơm, mấy bụi chuối với tiếng gọi xa dần: “Vạc ơi Vạc, về ăn cơm đi con. Tối rồi”. Lúc ấy nó mới nhảy phóng xuống, chạy một phát về nhà ngồi quắp lấy mâm cơm, hít hít mùi thơm của cơm chín, của canh rau và mùi thum thủm của mấy quả cà nhăn nheo thâm sịt. Chờ đến lúc bà lập cập về, nó liền nhổm dậy ghé vào tai bà hét tướng: “Bà đi mô giờ mới về? Để tui chờ mãi”. Những lúc bà đội nắng lội nước cắp mủng theo sau đít thợ gặt mót lúa rơi lúa sót, lưng bà còng hơn lưng lúa thì Vạc đang cầm đầu lũ trẻ chăn trâu đánh nhau trên đồi. Tóc nó dựng ngược, cháy khét, mặt già càng như quả ổi xanh với giọng nói chua loét, lì như con trâu nghe nó thét còn phải đổi hướng đi. Vạc cầm đầu trong tất cả mọi trò, từ những trò hiền lành tử tế như chơi khăng đánh đáo cho đến những trò quái quỷ như tổ chức ăn trộm hoa quả, ngồi lên lưng trâu thúc cho trâu lồng, xéo nát hoa màu thiên hạ. Dù chòm xóm đã lượng thứ nhiều về nỗi nó là con không cha không mẹ, nể bà nó già, thương bà nó điếc, nhưng cứ hễ ở nhà thì thôi, cắp nón đi ra đường là thế nào cũng có người ghé mồm vào tai bà hét tướng lên phàn nàn về “con Vạc gớm ghê” nhà bà. Vạc là cái tội cái nợ của bà. Có người xót bà xúi bà đem quách nó cho người ta làm con nuôi đứa ở, bà không! Có vợ chồng trẻ thấy tuy Vạc hỗn nhưng lanh lợi xin bà cho nó về bế em, bà không!
Bà chưa chết thì con Vạc còn ở với bà.
Bây giờ thì bà chết rồi.
Bà chết trong một trận cảm dai dẳng do nhiễm nước hôm đi mót khoai trên kẻ Giành. Tại bà tham công tiếc việc. Trời mưa rầm rĩ, đám thợ bới khoai đã chạy đi trốn mưa cả, gọi bà ơi ới, nắm tay lôi bà đi nhưng bà cứ giằng lại. Vì tiếc khoai sót nhiều và trong cơn mưa to, khoai sót vùi dưới đất rễ trồi lên mặt. Nếu chờ tạnh mưa, bọn trẻ đi mót như bà sẽ túa ra và vì nhanh tay tinh mắt loáng cái chúng nhặt hết cả, còn đâu tới bà.
Bà ốm, nằm đắp chiếu rên hừ hừ, sai Vạc đi hái lá nấu cho bà nồi nước xông, nó hét vào tai bà: “Bà đừng rên không được à. Tui sợ lắm”. Bà bảo: “Bà có muốn làm mày sợ đâu, nhưng bà mệt bà lạnh từ ruột lạnh ra”. Cứ tới bữa nó nấu cơm, quẹt với muối vừng ăn. Bà không ngóc đầu dậy nổi, bảo Vạc nấu cho bà chén cháo, nó thả một nắm gạo vào niêu, thổi bùng lên một trận lửa rồi để đó cho ông Táo, bỏ đi làm việc của nó. Bà đói quá, cố ngồi dậy húp vài thìa nước cháo mà gạo đi đằng gạo, nước đi đằng nước rồi lại mò trở lại giường, đắp chiếu nằm rên. May có bà Ngạn bạn già của bà ghé sang chơi kêu bà mai đi mót ruộng nhà con dâu bà. Đoán mới biết bà bị ốm. Bà Ngạn chạy về nhà lấy trứng gà, hành chăm nấu bưng sang cho bà bát cháo giải cảm, gặp lúc Vạc đi cấy về, bà trách: “Vạc, sao bà mày ốm mà mày bỏ bà nằm còng queo như ri, không cơm cháo thuốc men chi cả. Bà mi chết rồi thì mi sống với ai? Không có tim à cháu?”. Vạc không nói gì, ra sau hồi cho lợn ăn. Đã bao nhiêu lần, bà nó tự ốm tự khỏi, bà mệt bà nằm, ít hôm gắng gượng được bà sẽ dậy tự lo chăm sóc, chữa chạy cho mình, thêm ít hôm nữa khỏe khỏe lại vác cuốc, cắp mủng đi mót lúa, mót khoai, mót đỗ, lạc.
Nhưng lần này bà nằm liệt giường liệt chiếu đã hai phiên chợ, tiếng rên nhỏ dần, yếu dần. Vạc đã thấy lo lo. Nhưng bản tính nó từ khi còn đi bú nhờ đến nay rắn đanh như ngói, chỉ quen trút lên bà những nỗi uất ức, cộc cằn. Hai lần bà thều thào gọi nó: “Vạc ơi Vạc. Con làm chi đó? Lại gần đây bà nói này... lỡ mà ông bà bắt bà đi theo, thì con...”, thì lần nào nó cũng gạt phắt đi, mắng át đi: “Bà chỉ toàn nói gở không thôi. Bà đừng làm tui sợ”. Rồi bỏ đi. Cho nên bà chết mà không nói được lời trăn trối với đứa cháu bơ vơ bất vất của bà. Vì Vạc đã không cho bà nói, không chịu nghe bà nói, không chịu hiểu rằng bà nó đã sức cùng lực kiệt, nếu nó còn muốn làm gì cho bà thì hãy gấp lên, nhanh lên, kẻo không bao giờ còn có cơ hội nữa...
Bà về trời khi vắng mặt nó. Khi nó về gọi bà, các ông già bà lão đã đến chật nhà chật sân, thì bà vẫn còn mở mắt. Bà cụ Ngạn nói với Vạc: “Cháu muốn nói gì với bà thì nói đi giờ bà còn nghe được đấy. Chứ tí nữa vuốt mắt cho bà rồi thì bà đã đứng ra cõi nhân gian, không can dự gì với đời sống của chúng ta nữa đâu. Thôi cháu nói chuyện với bà đi, nói gì để bà ra đi thanh thản mà cháu cũng sống thanh thản”. Nhưng Vạc chẳng nói được gì. Thay bằng quỳ xuống xin bà tha lỗi cho một đứa cháu vô ơn như nó, nó lại đưa tay vuốt mắt bà. Vuốt đến lần thứ hai bà mới chịu khép. Bà Ngạn bảo nó: “Bà mày còn nuối nhân gian, chưa muốn đi”, lúc đó Vạc mới khóc òa nhỏ những giòng nước mắt mặn đắng lên tấm ngực khô gầy của bà. Nhân gian này còn ai thân thích với bà đâu mà bà nuối, trừ đứa cháu Vạc bạc bẽo của bà ra?

 

Bà Vạc ngồi lặng như chiếc ấm sành để bên cạnh bà, đầu gối nhô cao tóc bạc da mồi. Bà nhắm mắt nhưng miệng vẫn chậm rãi nhai trầu, giống như bà quên sự có mặt của tôi rồi. Đến khi tôi se sẽ đứng dậy, lần theo ánh than hồng ra ngoài bậc cửa, lại bỗng nghe tiếng bà Vạc hát rầm rì: “Cảmo vụ rét ngọt, phố xá như co mình lại và người ta cũng thích co ro trong những căn phòng có lò sưởi ấm sực, bên bình trà túi lọc và xem tivi hơn. Thế nên Nguyễn thấy mình nhẹ nhàng hơn khi đến quán. Trong từng chiếc bàn nhỏ để những chiếc bình cũ màu da lươn, giản đơn nhưng luôn làm Nguyễn thắc mắc. Chúng ở đó dường như chỉ làm một nhiệm vụ là để cho mặt bàn đỡ đơn điệu với một cành xương rồng nho nhỏ trong chiếc hủ màu rêu tàn. Nhưng cô phục vụ hai bím tóc dài bảo, nó là vật trang sức, là sản phẩm cho ý tưởng của một người đàn ông không mấy sành điệu về gốm sứ và sắc màu. Nguyễn bảo, vậy sao chị không thay chúng đi, thử mạnh mẽ để làm bộ mặt mới của quán, cô phục vụ cười buồn, tôi chẳng làm được điều ấy. Tôi là con gái, một cô gái phục vụ trong quán trà thôi mà. Khi ấy Nguyễn chẳng hiểu gì. Nhưng về sau, khi biết Trần giận mình vì một điều hệ trọng thì Nguyễn nghiệm ra cô phục vụ đã đúng. Trần cần Nguyễn trong những lúc hoảng loạn thì Nguyễn đã cương quyết chối từ. Trần là một cô gái, một cô sinh viên cùng quê ra tỉnh với Nguyễn mà thôi.
Bạn đã đến. Không giống như những gì người ta nói, bạn vẫn mặc áo dịu dàng và mái tóc dài có đường ngôi chẻ thẳng. Mười tám tuổi, bạn bắt đầu nổi tiếng. Người ta hay nhắc đến bạn với hai từ nghị lực. Những tập phim như một cây cầy vòng cung, có thể là hay hơn nhưng có thể thật lố bịch và buồn cười. Có ông già bất đắc chí trong xóm trọ của Nguyễn đã từng nghêu ngao trong cơn say tràn trề ngày mưa rằng: “Ngồi buồn xem Việt Nam phim, không bằng...”. Nguyễn đã rất buồn cười khi nghe câu lục bát khá tục đó, nhưng rồi lại câm lặng khi nghĩ đến bạn. Nhiều khi ngồi một mình, vừa thương mà lại vừa giận bạn. Nhưng Nguyễn giống một kẻ vô tâm, một kẻ không mang trong mình khát vọng và chí tiến thủ. Nguyễn không làm được gì cho bạn cả. Mà bạn lại cần Nguyễn điều đó, Nguyễn là con trai mà. Ngày ra đi, bạn từng nói với Nguyễn: Phải cố gắng, thành công rồi trở về. Thành công là cái gì? Hai mươi tuổi, Nguyễn đã làm được gì? Chưa là ai đâu và chưa làm được gì, nhớ lấy điều này anh bạn nhé. Vang vang trong tâm trí Nguyễn luôn là những điều đó. Những đêm khuya lắc lơ trên căn gác hầm hầp nóng, nghe mưa đập chát vào mái tôn, nghĩ đến những chiếc hóa đơn cần phải thanh toán, những bài vở dang dở còn lưu trong máy và những cuộc hẹn vào ngày mai, thấy mình còn bề bộn lắm, còn nhọc nhằn sống áo với đủ thứ chuyện trên đời. Thế là lại hì hục làm thêm, lo cho đủ đầy cảm giác thoải mái của người khác, bào mòn dần những thú vui đơn giản mà những tưởng cần giữ lại cho mình. Lâu dần lại thành quen.
Bạn bảo, anh gầy đi, nhưng như thế này dễ chịu hơn. Em sợ những cậu trai có khuôn mặt của em bé bụ sữa. Nguyễn cười, “Dạo này Trần có gì vui, kể anh nghe được không?” Bạn cười nhàn nhạt, “Có gì vui được chứ?” Nguyễn bảo, “Với anh ngồi quán trà với bạn thân cũng là một niềm vui”. “Dạo này em có nhiều chuyện không được tốt” - Bạn bảo. “Là sao?” “Là chuyện công việc ấy mà, có những điều tưởng đơn giản mà lại chẳng phải thế. Nếu là anh, anh sẽ làm gì khi bị người coi như một thứ tạm bợ, một thứ “thiếu thì dùng”?” Cuối cùng bạn đã chấp nhận quy luật khắc nghiệt của nghệ thuật. Một cô Nụ chân chất hồn nhiên thì người ta thấy mến. Nhưng đáng sợ nhất là cô Nụ ấy bị nhân bản, nhân bản một cách vụng về và cẩu thả. Nguyễn nhìn bạn, cười: “Chẳng đáng buồn đâu, còn hai năm học nữa cơ, nó cho Trần nhiều điều khác những cái bây giờ”. Bạn bảo “Anh là người ngoài, anh nghĩ dễ dàng thế. Em thì không, em phải đương đầu, em phải vượt qua”. Thì Nguyễn là người ngoài, chỉ là một anh đồng hương tốt bụng thôi mà. Bạn bảo “Có chuyện gì khác hay hơn những cái vừa nói không?”. Nguyễn bảo “Chả có gì. Hôm trước anh ghé qua nhà, Huệ Chi đã lấy chồng, Thương xuất khẩu lao động Hàn Quốc, mấy đứa khác chạy việc tứ tán, xóm mình bây giờ chẳng có thanh niên. Buồn”. Bạn cười, “Có gì đâu mà buồn. Mỗi đứa phải tự tìm đường cho mình thôi. Có lẽ điểm này chúng mình không hợp nhau thì phải. Nhưng em cảm ơn anh, nếu hồi đó anh đưa em lên mục “lượm lặt”, anh đã thành “tòng phạm” rồi. Như thế em sẽ không nhớ anh được nữa, bởi vì anh giống với quá nhiều người”.
Trời mưa tháng Sáu. Bạn bảo, “Em phải về thôi. Chiều nay có một đoạn phim quảng cáo, em đóng chung với một thằng người mẫu. Thằng đó cao lớn nhưng hơi ngờ nghệch, hình như trí thông minh bị rò rỉ”. Rồi bạn cười hinh hích. “Anh mà đi đóng phim quảng cáo trà Tà Phìn chắc sẽ rất thành công. Không cần hóa trang, chỉ cần ngồi đăm đăm nhìn mưa trên gác hai và thi thoảng chiêu từng ngụm trà nhỏ. Cuối cùng, trên màn hình xuất hiện dòng chữ ấn tượng: &ls thương con dế ở hang. Nắng mưa chẳng ngại, cơ hàn quản bao”. Rồi bà lại chìm lút vào bóng tối âm ẩm mùi đất, mùi rạ của gian nhà tranh cũng già lão như bóng tối, cũng nhiều sám hối như bóng tối. Bà Vạc ngủ rồi.