Phần II

     huôn mặt Thiên Thanh hiện ra bên ngoài cửa sổ, bên dưới cái dù màu đỏ. Màu đỏ nổi bật trong màn mưa xám và hắt lại ánh hồng trên khuôn mặt thanh tú. Phải, thật thanh tú. Chỉ có điều rất lạnh lùng và đầy phê phán. Nếu Thiên Thanh đến đón thằng em sớm hơn một chút, hoặc trễ hơn chỉ một chút thôi, khi câu chuyện Khôi kể đã tới đoạn Ác- si-mét trình bày ý tưởng của mình và cách kiểm tra để bắt người thợ gian dối phải tâm phục khẩu phục. Nhưng oái oăm sao, Thiên Thanh lại đến đón thằng em ngay khi cả lớp bật cười khúc khích trước hình dung một ý tưởng vĩ đại lại đi cùng với một cảnh khó tin đến vậy. Vẻ phê phán trên khuôn mặt xinh đẹp đủ để Khôi nhận ra ngay lập tức câu chuyện kể của mình đã lọt vô tai Thiên Thanh ngay cái câu vừa dừng lại, cái câu Khôi thật ra cũng có đôi chút nhấn nhá nhưng là nhấn nhá cho vui trước khi đưa các em tới kết luận nghiêm túc là môn vật lý không cao xa lắm mà ngược lại, rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, chỉ cần mình chú ý một chút thôi là có thể có cơ hội để trở thành cháu chắt của Ác-si-mét lắm chứ!
Đôi mắt đen nhánh trên khuôn mặt trắng hồng nhìn quanh và dừng lại chỗ thằng Đức đang ngồi. Chạm ánh mắt của bà chị, thằng nhóc lộ vẻ ương ngạnh cúi đầu mở vở ra hí hoáy ghi chép như bên trên là bóng điện như ý đang tỏa sáng. Ngẩng lên, thấy bà chị vẫn còn đứng ngay cửa với ánh mắt chê bai, nó móc cái com-pa trong túi áo jeans dí đầu nhọn xuống cuốn vở quay một vòng. Vòng quay này đậm nét đến nỗi dấu của nó in xuống năm trang giấy kế tiếp và lỗ thủng ở tâm xuyên qua mười trang giấy. Thằng Vinh ngồi bên cạnh diễn tả cho mấy đứa nghe rằng là khi thằng Đức đâm cái com-pa xuống vở, nó nghe tiếng một tiếng phập như bắn ná. “Mà bắn vào ai đây?” - Con Cúc cắc cớ hỏi lại.
- Thưa thầy, đã tan học chưa?
Thiên Thanh lễ độ một cách giễu cợt. Tay phải mắc cầm dù còn tay trái cầm cái áo mưa. Vẻ như nếu hai tay mà không bận cầm nắm cái gì đó thì Thiên Thanh đã khoanh lại chào hỏi thầy giáo cho biết mặt.
Khôi đâu để cái giọng giễu cợt kia làm mình bối rối, trừ khi cố tình bối rối cho vui lòng nàng, nhưng cái dịp đó chưa phải là lúc này. Khôi mỉm nụ cười chào phụ huynh, nụ cười bình thản khiến Thiên Thanh phải mím môi. Khôi nhìn thằng Đức:
- Chị đến đón rồi kìa, em về đi.
Thằng Đức vẫn ngồi tại chỗ, nghển người lên:
- Chút nữa tạnh mưa rồi em về.
- Vậy thì ra đây cầm cái áo mưa rồi muốn lúc nào về thì về! Cứ làm như là đi học thật sự không bằng. Tí nữa về nhà lăn ra cảm sốt để mà xức cho hết hộp dầu cù là.
Cái áo mưa màu xanh chìa ra. Khôi thấy buồn cười và muốn đưa tay cầm lấy giùm thằng Đức, nhưng rồi Khôi vẫn đứng yên tại chỗ. Thằng Đức nhúc nhắc bước từng bước về phía bà chị. Sau lưng nó vang tiếng cười của con Cúc: “Công tử bột quá!”. Thằng Đức nhăn nhúm mặt lại. Khôi trừng mắt ra hiệu con Cúc không được phát biểu lung tung nữa. Rồi Khôi quay mặt đi để giấu nụ cười. Chẳng hiểu ông tổ trưởng tham mưu sao mà đội trưởng Thắng lại nảy ra ý nghĩ đem một hộp dầu cù là tới thăm thằng Đức. Lúc cùng với Thắng đem hộp dầu cù là tới, Khôi thấy bình thường nhưng nghe câu nói của Thiên Thanh xong thì Khôi thấy cũng thật là kỳ cục khi tặng một hộp dầu cù là. Thằng Đức như một câu chuyện cổ tích hồi nhỏ Khôi rất thích, hoàng tử được hầu hạ quá chu đáo đến phát ngán, hoàng tử chẳng mong gì hơn là được chạy chân trần chơi ngoài vườn và đừng phải ăn táo uống sữa nữa.
Bà chị quay ngoắt đi sau khi lườm thầy giáo một cái như chính thầy là nguyên nhân của sự ương ngạnh của thằng em. Nghiễm nhiên, cả lớp đứng về phía thầy. Con Cúc xì dài:
- Vô duyên!
Thằng Xây gục gặc đầu:
- Đúng là vô duyên!
Khôi nghiêm mặt:
- Đức, em tới đây học mà không được gia đình cho phép phải không?
Thằng Đức ậm ự trong cổ. Thằng Vinh vọt miệng:
- Không xin phép mà đi học chớ có phải đi chơi đâu thầy.
Không thể lý lẽ cái kiểu của học trò được, mất bốn mươi giây, thầy giáo mới tìm ra ví dụ>- Cháu chào bác! - Thằng Vinh lí nhí.
- Cháu chào bác! - Khôi nói.
- Không dám, chào thầy giáo! - Cây chổi lông gà vẫn không ngừng phủi bụi, giọng đanh lạnh hướng về thằng Đức - Chuyện gì nữa đây?
Thằng Đức vừa nói vừa kéo tay thằng Vinh đi vô trong:
- Chị Thiên Thanh nói con mời thầy giáo tới.
Bà Hoàng kinh ngạc đến nỗi cây chổi lông gà khựng lại, những cái vòng tay nằm im lìm. Khôi nhanh chân đi theo thằng Đức trước khi bà Hoàng tỉnh lại. Nhanh vậy mà vẫn không bằng thằng Vinh. Nó đã lên tới tầng hai và dừng lại đợi Khôi với nụ cười của kẻ đã nhiều lần qua cầu khiến Khôi muốn bật cười mà phải cố nín. Thật ra thì tim Khôi cũng đang đập những nhịp lộn xộn mà không phải chỉ vì một lý do.
Thằng Đức đã vèo lên tầng ba từ trước. Có lẽ lần này được sự hậu thuẫn của chị Thiên Thanh nên tâm trạng kẻ luôn bị mắng mỏ đã thay bằng thái độ của một chủ nhà rất ra dáng. Nó lăng xăng chạy ngược xuống tầng hai để đón Khôi lên. Tới chiếu nghỉ của tầng ba, nó đứng lại kín đáo thò đầu nhìn xuống tầng trệt khiến Khôi cũng liếc mắt theo - Khuôn mặt bà Hoàng đang ngước lên vẻ như nãy giờ bà đếm từng bước chân của bọn khả nghi.
Nhưng thôi, không còn gì quan trọng bằng cánh cửa phòng Thiên Thanh đang rộng mở, Thiên Thanh đang đứng bên bàn, đôi mắt thức đêm quầng thâm ngước nhìn Khôi, và đôi môi mỉm cười. Trái tim Khôi nhoi nhói, vì nụ cười hay vì quầng thâm?
- Xin chào người biến giấc mơ thành hiện thực!
Cả Thiên Thanh và Khôi cùng thốt lên câu chào cùng một lúc. Cả hai cùng cười. Thằng Đức và thằng Vinh hồ hởi.
Thằng Vinh “ô” lên một tiếng rồi lặng người.
Dẫu đã nhìn thấy trong cơn mơ mà vẫn không khỏi khâm phục. Căn nhà, so với lần trước Khôi nhìn thấy ở nhà thằng Vinh thì quả là một trời một vực. Những cái nắp sắp xếp theo từng hàng cùng màu chạy sọc ngang chung quanh nhìn như một cái áo thun thời trang thể thao.
Thiên Thanh chỉ vào chỗ sắp hình ô ca-rô ở bức tường sau lưng:
-Đến chỗ này thì còn gì làm nấy chứ không đủ màu nắp để chọn lựa như ý được.
Khôi nói, thật lòng không nịnh:
- Nếu Thiên Thanh không giải thích thì mình cũng tưởng đây là ý đồ của tác giả vì ô ca-rô nhìn cũng rất bắt mắt.
Cửa ra vào và cửa sổ là những mẩu kính trong veo, dễ dàng quan sát phòng ốc bên trong được ngăn bằng những bức tường thấp. Nhưng đẹp nhất chính là cái mái hiên nhô ra hình vảy cá rất điệu đàng.
Thiên Thanh xoa xoa hai bàn tay và gỡ cái gì đó dính trong lòng bàn tay. Khôi muốn hỏi suốt đêm với đống nắp chai này chắc hư da tay hết phải không nhưng rồi thấy hỏi vậy không thanh lắm nên thôi.
- Khôi thấy được không?
- Đẹp lắm Thiên Thanh. Thú thật là mình mắc cỡ - Khôi nói, nói thật lòng - Lần trước nhìn thấy mình chỉ biết khen suông hai đứa mà thôi. Mình không nghĩ ra một điều gì để nó được hoàn hảo hơn. Quả là Thiên Thanh có chuyên môn nên khác hẳn.
- Chưa hoàn hảo lắm đâu! - Thiên Thanh lắc đầu - Thanh nghĩ là nên mắc một vài bóng điện bên trong nữa và một bóng điện ngay dưới mái hiên, loại bóng điện trái ớt nhỏ xíu. Khôi tưởng tượng khi nó được thắp sáng thì sẽ ra sao?
- Tuyệt vời. Vậy thì tại sao...
- Không kịp. Lúc chợt có ý tưởng này, Thanh muốn nhờ Khôi nhưng không biết Khôi ở đâu. Cũng đã gọi điện nhờ một vài người bạn nhưng lúc đó tối quá rồi nên ai cũng hẹn để sáng mai. Mà hạn cuối cùng là ngày hôm nay. Định là nếu mắc bóng điện thì Thanh sẽ đợi khoan lỗ một số nắp rồi luồn dây xâu qua, giống như người ta giấu dây điện ngầm trong tường vậy. Nhưng cuối cùng thì chỉ được thế này thôi.
- Ngay bây giờ mình làm thì có kịp không?
- Không! - Thiên Thanh nhìn đồng hồ - Hỏi bưu điện rồi, chuyến xe trong ngày nay chạy lúc chín giờ. Thanh đã phun keo để cố định tất cả lại rồi.
- Mắc dây điện nổi bên ngoài được không?
- Đang đợi cho nó khô rồi còn đóng gói nữa. Keo mới phun chưa khô hẳn mà đụng tới thì rất nguy hiểm. Đành vậy thôi! - Thiên Thanh chỉ tay tới cái hộp các tông đã được lót giấy mềm chung quanh.
Khôi tặc lưỡi tiếc nuối. Lần này không chỉ vì lỡ dịp làm cùng với Thiên Thanh mà thật sự tiếc cho một công trình xứng đáng hoàn hảo hơn. Chẳng biết bày tỏ thế nào, Khôi quay qua cốc đầu thằng Đức:
- Hồi đó mấy đứa thay vì khoe với anh thì hãy khoe với chị Thiên Thanh thì có phải là được giúp đỡ kịp lúc rồi không.
Thằng Đức hếch mũi lên:
- Chị Thiên Thanh cũng có lần nhìn thấy hai đứa em làm rồi chớ đâu phải là không.
Thằng Vinh há miệng ra định hùa theo thằng Đức nhưng rồi vội ngậm miệng lại. Thiên Thanh cười:
- Hồi đó chỉ nhìn thấy nắp chai bày đầy ra nhà, lại có những cái nắp dính đầy thức ăn làm kiến bò lung tung.
- Từ những cái nắp làm kiến bò lung tung mà có kết quả như vầy là tốt đẹp quá rồi.
Khôi nhìn căn nhà thêm một lần nữa rồi tỏ ý tạm biệt. Rất muốn ở lại để nhìn Thiên Thanh đặt căn nhà vào cái thùng cạc tông và mình được giúp nàng cột sợi dây lại, có cái mà kể lể sau này, nhưng phải về ủy ban ngay thôi, công việc đang chờ, lũ nhỏ, nhất là thằng Xây. Khôi giật mình nhớ tới đôi cà kheo. Thôi rồi, lúc nãy đi mà quên không nói cấm không được đụng tới đôi cà kheo. Thế nào cũng...
Khôi đi nhanh xuống ba tầng lầu. Thằng Đức và thằng Vinh theo sau. Mãi lo nghĩ tới đôi cà kheo có thể đang gây tai vạ Khôi quên không nhớ tới phút giây giáp mặt bà Hoàng. Đùng một cái, Khôi thấy mình đi đến giữa căn phòng lấp lánh, lấp lánh những món nữ trang, lấp lánh bốn bề tủ kính phản chiếu nắng trời chiếu qua, lấp lánh cổ tay bà Hoàng chặn thằng Đức lại:
- Đức, sắp tới giờ học tiếng Anh rồi mà con còn đi đâu nữa?
- Hôm nay em có giờ học tiếng Anh à? - Khôi quay nhìn thằng Đức - Sao em không nói cho anh biết?
Thằng Đức xị mặt. Còn bà Hoàng thì tái mặt. Nếu Khôi đọc được ý nghĩ vừa hiện ra trong đầu bà Hoàng - Nó không xưng hô thầy giáo mà là anh và em! Ánh mắt lo lắng của bà quét qua người Khôi. Khôi lại hiểu ra nghĩa khác - Tại đang lao động mình mới ăn mặc như thế này chứ!
- Cháu chào bác!
Bà Hoàng mím môi.
Khôi bước ra đường, buột miệng huýt sáo. Thằng Vinh đi như chạy theo sau:
- Anh Khôi, chị Thiên Thanh tài quá phải không?
Khôi gật đầu.
- Anh có nghĩ là căn nhà nắp chai của mình sẽ đoạt giải thưởng không?
- Căn nhà nắp chai không phải của mình mà là của hai đứa em thôi.
Thằng Vinh nhìn Khôi để cân đo câu nói có mấy phần đùa rồi nhoẻn cười:
- Hai đứa em không bao giờ làm đẹp được như vậy.
- Ý tưởng đẹp là tốt rồi.
- Nhưng nếu không có chị Thiên Thanh thì... - Giọng thằng Vinh bất bình.
Khôi cốc đầu thằng nhóc vô tư, nó có biết mỗi lời khen Thiên Thanh của nó khiến kẻ đang nghe sung sướng đến thế nào?
Thằng Vinh rùn vai né cái cốc và lặp lại câu hỏi:
- Anh có nghĩ là căn nhà nắp chai của mình sẽ đoạt giải thưởng không?
- Anh nghĩ là nó đáng được giải nhất.
- Em thấy giải nhì cũng được.
Khôi phá lên cười. Thằng Vinh đỏ bừng mặt. Nhưng im lặng được mấy bước nó lại không thể nín cơn háo hức trong lòng:
- Nếu mình mà đoạt giải thì...
- Thì sao?
- Thì chị Thiên Thanh vui lắm há?
- Một mình chị Thiên Thanh vui thôi hả?
Mặt thằng Vinh ngớ ra.
Khôi bật cười. Nhưng Khôi không cười được lâu. Uíy ban phường hiện ra dáng bà tổ trưởng, và đội trưởng Thắng. Khôi dài bước, niềm vui lùi lại cho nỗi lo.
Cái điều Khôi đã lo ngại là con Cúc! Không phải một thằng con trai nào mà là một đứa con gái. Con Cúc. Đúng vậy, con Cúc đang ngồi dựa lưng vô tường, mặt mày xám ngắt, chân trái co lại còn chân phải thẳng đơ như khúc gỗ. Gối quần bên phải toạc một đường xuống tận ống quyển đang đẫm máu.
Giọng thằng Xây cũng xám ngắt:
- Em đang đi đôi cà kheo của anh thì nó cứ đòi. Em nói con gái không làm trên cao được đâu. Nói rồi mà nó vẫn cứ đòi. Em không cho thì nó cứ giỡn gạt chân cho em té. Em phải để cho nó đi. Rồi... em cũng chỉ giỡn với nó như nó giỡn với em thôi. Tưởng nó né được... đâu ngờ nó té thiệt... mà đụng ngay chỗ đang để mấy lưỡi dao cạo...
Thắng nhìn Khôi:
- Với một lũ con nít như thế này mà mày bỏ đi đâu?
Bà tổ trưởng nhìn cặp cà kheo rồi nhìn Khôi, vẻ thông cảm sâu xa.

*

Tiền công cạo tường vừa đủ đưa con Cúc đi bác sĩ bó bột. Mà nói vậy thôi chứ chưa bó bột ngay được, còn đợi điều trị vết thương bên ngoài cho lành hẳn đã. Ba má con Cúc cũng biết con của mình là con gái nhưng tinh nghịch không kém con trai nên không trách móc gì ai. Cvào ngón tay Khôi, đau nhói...
Tầng ba, quay mặt về phía mặt đường là phòng của Thiên Thanh, về phía kia là phòng của thằng Đức. Khôi biết chắc chắn vì lần tới thăm thằng Đức, bà Hoàng dằn dỗi: “Nó đau phát sốt đang nằm trên phòng, không xuống đây chào các thầy giáo được”. Thắng đã định ra về nhưng rồi nhận được cú hích của Khôi, Thắng ngoan ngoãn xin phép “được lên phòng để thăm em Đức”. Khi leo lên tới tầng ba, phòng Thiên Thanh đối diện phòng của thằng Đức. Khôi chỉ kịp nhìn thấy Thiên Thanh đang ngồi trước máy tính, dáng ngồi rất ngoan và chăm chú, chẳng giống tí nào như lúc tìm Khôi để mắng vốn. Lẽ ra, Khôi đã có thể ngắm thêm một chút căn phòng của nàng nhưng vì Thắng vừa thở phì phò vừa càu nhàu: “Mày làm khổ tao quá đó nghe!”, Thiên Thanh đóng ập cửa lại. Chỉ còn thoang thoảng mùi hương dịu như mùi cam chín.
Thiên Thanh có đang nhìn xuống đây không? - Ngậm ngón tay bị đứt vô miệng, Khôi mơ màng hỏi. Và cũng trong cơn mơ màng, Khôi thấy một con diều bay lên, ngang chỗ Thiên Thanh đang đứng, con diều dừng lại... con diều mỉm cười... Thiên Thanh đưa tay ra... mỉm cười...
Ừ, tại sao không? Một con diều... Ngày xưa, người ta đã biết nhờ chim đưa thư kia mà. Con diều này không cần ngậm lá thư vì chính nó đã là lá thư rồi!

 

Thằng Đức thích thú nhìn cái sườn con diều trong tay thầy giáo, mới chỉ là cái sườn thôi nhưng cũng biết nó là con diều đẹp nhất trần gian.
- Thầy cũng định dự thi phải không thầy? - Thằng Đức hỏi khe khẽ.
Câu hỏi được thằng Vinh chia sẻ nhiệt tình bằng một nụ cười đầy vẻ bí mật. Còn thầy giáo thì mỉm cười trìu mến nhìn thằng Đức. Thằng Đức bối rối kinh khủng, và nó tự giải thích sự trìu mến này là do thầy giáo nhờ nó mà biết tin tức về cuộc thi chủ đề bảo vệ môi trường. Từ những đoạn tre ngắn ngủn vứt đi này mà thành một giải thưởng thì... Nếu thầy giáo là anh của mình thì tuyệt biết mấy!
Đã nhiều lần thấy trên ti vi, trong những cuộc thi mà người chơi diều được gọi là nghệ nhân nhưng chưa bao giờ thằng Đức thấy con diều nào mà giống y hệt cái lồng đèn hình chim bồ câu như thế này. Thảo nào mà hôm qua, con Cúc nói rân cả xóm: “Thầy giáo tận dụng tre bỏ đi, làm lồng đèn để dành tới Trung Thu cho tụi mình”. Đang tháng bảy mà đã nghĩ tới Trung Thu thì thật là... Bọn nhỏ thấy thầy giáo tuyệt vời quá. Thằng Xây hô hào bọn con trai đem cái đầu lân cũ ra làm mẫu nhờ thầy giáo làm giùm cho một cái mới to hơn và đẹp hơn! Trung Thu mọi năm, bọn con trai trong xóm chỉ chơi trò múa lân, cái đầu lân nho nhỏ và đơn giản, loại đầu lân rẻ tiền bán sẵn ngoài chợ mà tụi nó góp tiền mua chung rồi cũng chỉ dám xin những nhà quen dễ tính vô múa cho vui, được thưởng cái bánh hay trái bưởi là thích lắm rồi. Có lần, thằng Xây liều mạng đem đội lân hẻm của mình ra đường chính nhưng chỉ đi chơi long rong rồi đành kéo nhau về. Người ta chỉ thích những con lân đường bệ oai phong khí thế vô nhà để lấy hên. Đêm Trung Thu năm nào, thằng Xây cũng nhìn những đội lân hùng hậu ngang qua hẻm mà thèm.
Vậy nên hôm nay, tụi nó mới kéo nhau ra đây, có đứa còn cầm theo những khúc tre kiếm được ở đâu đó. Thầy giáo biết cách biến căn phòng tối âm u của tổ tự vệ thành lớp học sạch sẽ dành cho cả khối cấp hai, biết biến những cái sạp sập bẹp dí thành những cái sạp mới toanh, không những được bà tổ trưởng khó tính khen ngợi mà những người lớn khác cũng phải gật đầu, vậy thì một cái đầu lân đáng gọi là đầu lân, hẳn thầy giáo thừa sức!
Khôi rùn vai nhìn những khúc ngắn khúc dài, hai tai ù lên vì những dự định lớn lao thằng Xây đang oang oang phát ra. Vừa thấy thương, vừa thấy tội, tội nghiệp cả cho mình! Bọn nhỏ tưởng thầy giáo là cái gì cũng làm được sao? Khôi không biết nói sao để câu từ chối của mình không làm bọn nhỏ cụt hứng quá.
- “Yes” nghe thầy? - Con Cúc phát âm tiếng Anh thật điệu đàng.
Thằng Xây nhón chân lên cho bằng chiều cao của Khôi, rồi nhét áo vô quần, cái áo nó đang mặc rộng thùng thình đến nỗi làm thành một đống lùng nhùng ngang lưng. Nhại giọng Khôi, nó phẩy tay ra hiệu cho cả lũ trật tự rồi nói:
- Yes, các em yên tâm, thầy sẽ làm hết sức mình cho đội lân của chúng ta.
Lũ nhóc reo lớn hơn là lúc được thầy giáo cho điểm mười.
- Nếu đội lân xóm mà ngon lành thì tôi sẽ giới thiệu lên Đoàn phường cho đi dự thi luôn.
Bà tổ trưởng nói vui vẻ như dự định oang oang từ miệng thằng Xây là của Khôi vậy.
Thằng Xây bốc lên:
- Mà đẹp hơn nữa thì cho ra thi với đội lân của Nhà văn hóa luôn hả bác?
- Dám đăng ký thi lân ở nhà văn hóa không?
- Dạ dám!
- Dạ dám!
- Dạ dám...
Sau một tràng “dám” nối tiếp nhau, cả lũ nhìn Khôi bằng cái nhìn náo nức và nài nỉ. Khôi rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Vài con diều thì được, vài cái lồng đèn thì được. Nhưng một con lân... Mà còn là đem đi múa dự thi nữa... Trong khi mùa Trung Thu là lúc Khôi đã trở về trường đại học rồi. Thằng Đức thì thầm:
- Anh nhận lời giúp đi, nếu cần tiền mua đồ trang trí con lân thì em sẽ ủng hộ. Nhưng anh đừng nói cho ai biết nghe.
Sâu xa trong trái tim Khôi, cảm giác nhói buốt dịu dàng. Cậu bé nhìn Khôi với đôi mắt của Thiên Thanh và giọng nói thiên sứ. Khôi không biết mình đã gật đầu. Lũ nhóc nhảy tưng lên reo hò.
Tối đó, Khôi mơ thấy cái mũ trạng nguyên bay trong không gian, rồi nó nhẹ nhàng đáp xuống một mái tóc mềm mượt như tơ. Trạng nguyên mỉm cười với Khôi rồi bay lên hóa thành con diều chấp chới...

 

Đội tình nguyện được bà con trong xóm khen không tiếc lời - Nào là tư vấn cho những nhà nuôi heo gà sao cho vệ sinh và mau lớn. Nào là hướng dẫn tập dưỡng sinh cho người già. Nào là mở lớp ôn tập hè nên bọn nhỏ vừa không quên kiến thức vừa khỏi có thời giờ rảnh mà phá phách (lời khen này chỉ được bọn nhỏ đồng ý một nửa, khi người ta muốn phá phách thì không đợi rảnh rang hay bận rộn, cái này thuộc về ý thức!) Nào là, chuyện này không ngờ lại quá quan trọng vậy, tới từng nhà kiểm tra các loại giấy tờ xem có loại nào chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn cách làm. Hóa ra phần lớn nhà nào cũng có chuyện lủng củng giấy tờ. Ví dụ như ngày tháng năm sinh trong giấy khai sinh không khớp với ngày tháng ghi trong sổ hộ khẩu. Ví dụ như họ tên trong chứng minh thư không khớp với họ tên trong sổ bìa đỏ. Và những trường hợp sắp đi lớp một rồi mà chưa có giấy khai sinh...
Những việc được người lớn khen ngợi và cám ơn lại chẳng mấy hấp dẫn bọn nhỏ. Những công việc đó không cầm nắm được! Vô hình! Đúng, nghe thì nhiều việc vậy, nhưng chỉ với việc làm diều là có cái cụ thể mà cầm trong tay để chạy theo gió la hét là sướng nhất! Con lân và lồng đèn là công việc của tháng tám, còn xa lắm. Bây giờ là mùa diều. Chưa bao giờ cái câu “học mà chơi, chơi mà học” lại thể hiện dễ hiểu như lúc này!
- Sao anh chỉ làm diều cho con trai chơi không vậy?
Con Cúc cầm đầu bọn con gái mè nheo. Kế hoạch con lân là của cả xóm, nhưng con diều thì chỉ là của con trai! Không công bằng tí nào.
Làm gì cho mấy đứa con gái bây giờ? Khôi tửng tửng:
- Vót tặng mấy đôi đũa được không?
Nhìn mặt con Cúc là biết nó sẽ mè nheo cho tới lúc đạt được sự công bằng mới thôi.
Sau lưng con Cúc, bọn con gái cũng phụng phịu, cứ như Khôi là... cô giữ trẻ! Mà với con gái thì không thể nói độp hẳn một câu dứt khoát cho xong được. Nhất là với con bé Cúc này, hình như nó có gì đó chưa nói ra được với Khôi nên cứ chạm ánh mắt Khôi là chớp nhanh rồi nhìn xuống với khóe miệng mim mím rất buồn cười.
Bà tổ trưởng xuất hiện.
- Khôi ơi, cháu có đồng ý làm việc này không?
Việc gì cũng gật đầu ngay lập tức! Miễn là có cớ đi theo bà tổ trưởng ngay. Cho mấy đứa con gái mè nheo ở lại với đống tre vụn.
- Dạ, việc gì vậy bác?
- Ủy ban phường mình cũ kỹ dột nát lắm rồi nên có kế hoạch lợp lại mái và sửa sang phòng ốc đôi chút...
Khôi xìu xuống:
- Trời ơi, việc này thì cháu...
- Khoan, nghe bác nói hết đã. Tất nhiên phải là thợ có tay nghề mới làm được. Nhưng có phần việc này bác muốn nhận cho đội tình nguyện, mà cụ thể là cháu đứng ra làm rồi cho mấy đứa con trai trong xóm cùng làm với. Trước là để tụi nó có việc làm khỏi chạy chơi lông nhông, hai là kiếm tiền để làm lân Trung Thu chớ kế hoạch mới bàn suông mà. Một con lân cho ra dáng là tốn kém lắm. Còn áo quần cho đội lân nữa, rồi tiền thuê trống... Đội lân của cháu đã có đồng nào đâu, phải không?
Cái cách cột trách nhiệm một cách êm ái này thật là... Hèn nào... Bà là người phụ nữ đầu tiên làm tổ trưởng tổ dân phố. Từ trước tới nay, Khôi chỉ thấy đàn bà làm tổ trưởng tổ phụ nữ mà thôi.
- Dạ...
Bà tổ trưởng nhìn mấy đứa con gái đang đứng gần:
- Mà việc này, cả con gái cũng góp sức làm được mà.
Ánh mắt con Cúc làm như đang nhìn ra xa, chỗ mấy con diều đang bay.
Khôi lại “Dạ!”.
- Vậy nghe! - Bà tổ trưởng dợm chân bước đi.
Khôi ngạc nhiên:
- Nhưng bác vẫn chưa nói đó là việc gì?
- Ủa? Nãy giờ bác chưa nói à?
Bà tổ trưởng cười rồi gõ tay vào đầu như mình đãng trí quá. Khôi thấy bà giống như cô giáo chủ nhiệm, còn mình là lớp trưởng của cái lớp Xóm Hẻm này!
Bà tổ trưởng ho vài cái:
- Cạo sạch mấy bức tường cho thợ sơn mới lại. Dễ quá mà phải không?
- Nhưng...
- Cháu đừng nói từ chối đó nghe.
- Dạ... cháu thì sao cũng được. Nhưng còn mấy đứa nhỏ, phải được sự đồng ý của...
- Việc này cháu không phải lo. Cha mẹ của xóm này suốt ngày bươn chải, chỉ mong con em mình đừng có chơi phá bậy bạ là được. Còn có em học trò nào đặc biệt quá thì... bố trí một công việc thật nhẹ nhàng.
Con Cúc vọt miệng:
- Cho công tử bột quét dọn ở dưới thấp.
Khôi nheo mắt nhìn con bé đanh đá, bỗng muốn trêu chọc nó một chút:
- Vậy thì không phải công tử bột có dám trèo lên cao không?
Con Cúc mím môi. Nói ra thì sợ mang tiếng vô lễ nên nó đành im nhưng lòng ấm ức kinh khủng. Thầy giáo có dám trèo lên hai cái ghế chồng lên nhau chưa mà nói?

 

Con Cúc đã lầm to.
Thầy giáo hỏi bọn nhóc biết nhà nào có thang và ghế cao thì đến mượn, khiêng về ủy ban phường trước ngày khởi công. Đếm trên đầu ngón tay, có hai thằng con trai to xác là thằng Xây và một đứa nữa để dám phân công leo trèo nên cần hai cái, cả thang cộng ghế cao. Khiêng về ủy ban xong, thằng Xây trèo lên thử cũng chỉ với tay tới lưng chừng của bức tường. Không phải là quét dọn để cộng thêm chiều dài của cây chổi mà dễ dàng với tay tới sát trần được.
Vậy mà thầy giáo vẫn bình thản như không. Lại còn vui vẻ nói:
- Được rồi, các em giỏi lắm. Bây giờ các em về đi, mai gặp lại.
Trên đường về, con Cúc lầm bầm:
- Chẳng có cái thang hay cái ghế nào dành cho thầy giáo hết.
Bọn con gái cũng hùa theo:
- Sao thầy kỳ vậy há?
Thằng Vinh nói như một ông cụ non:
- Chỉ huy là cái đầu, còn tụi mình là chân tay mà.
Thằng Xây đằng hắng:
- Trong những trận chiến đấu, chỉ có một tướng mà biết bao nhiêu lính. Không biết sao?
Con Cúc lườm thằng Xây một cái dài thượt:
- Có mấy con diều chơi rồi nên binh [1] chằm chặp. Người lên được tới chức tướng cũng đã phải trải qua bao trận mạc chớ tự nhiên mà lên tướng à?
Thằng Đức vốn luôn tránh né những cuộc khẩu chiến do con Cúc phát ra, nhưng lần này cũng đối đáp lại:
- Có những cuộc thi ý tưởng mà ý tưởng nào hay là xứng đáng giải cao rồi. Còn thực hiện ý tưởng là chuyện khác.
- Đúng! - Con Cúc nhoẻn cười.
Không đứa nào nhận ra cái cười nhoẻn của con Cúc là một chiến thắng tuyệt đối. Vậy nên thấy đứa đang cà khịa cười thì tất cả đều cười theo nhẹ nhõm. Con Cúc hạ giọng:
- Hình như ý tưởng cạo tường kiếm tiền cho đội lân là của bác tổ trưởng phải không?
Thằng Đức nín bặt. Tất cả cũng im ru.
Con Cúc hài lòng quá, nó ngoái đầu nhìn thấy thầy giáo đang làm gì đó với hai cây tre dài ngoằng. Chẳng lẽ là cột lưỡi dao vô cây tre để cạo tường?

 

Sáng hôm sau, khi thằng Xây dẫn đầu cả bọn con trai và con Cúc dẫn đầu bọn con gái tới trụ sở thì tất cả sững sờ trước một cảnh tượng ngoạn mục hết sức: thầy giáo Khôi trên đôi cà kheo, hai lưỡi dao cột dây treo dính vô hai cây cà kheo tòn ten mà khỏi cần giải thích cũng hiểu ngay là lỡ có mỏi tay làm rớt thì cũng không phải nhảy xuống đất mà lượm rồi trèo lên lại. Con Cúc nhận ra với đôi cà kheo này thì muốn di chuyển đi nơi khác không bao giờ có chuyện phải nhảy xuống đất như khi trèo lên hai cái ghế chồng lên nhau.
Thầy giáo không biết Cúc từng nghĩ gì và lời lẽ buộc tội hôm qua chắc cũng chẳng đứa nào nhớ tới, nhưng con Cúc tự thấy áy náy. Để chuộc lỗi, nó quay mặt về phía từng đứa mà cất tiếng khen thầy, đợi cho đứa đó tìm ra một câu tấm tắc đồng tình thì nó mới quay về phía đứa khác và lặp lại lời khen. Đến lúc nói với thằng Vinh và bị thằng Vinh độp lại: “Không cần bà nói ai cũng thấy rồi” thì con Cúc mới chịu thôi.
Thầy giáo đi quanh như diễn viên xiếc, rồi thầy đứng lại. Biết bọn nhóc đang trầm trồ, thầy giáo nhìn xuống với nụ cười điềm nhiên vô cùng. Nụ cười dừng lại ở thằng Đức khiến nó đỏ mặt. Nó nghĩ là thầy cười nó không bao giờ dám leo lên cà kheo! Nó biết tất cả đứa nào cũng thích được đứng thử trên đôi cà kheo giống như thầy, nhưng riêng nó sẽ chẳng bao giờ được thầy đồng ý.
- Nào, các đồng nghiệp thân mến! - Khôi cúi người trên đôi cà kheo - Khi anh đang cạo ở chỗ nào thì mấy đứa tránh ở phía dưới, không thôi sẽ bị tắm bụi đó nghe.
- Anh tập đi từ hồi nào mà siêu quá vậy anh Khôi? - Thằng Xây vừa leo lên thang vừa hỏi.
- Em nghe nói ở những vùng nước ngập, người ta phải đi cà kheo cho khỏi bị ướt quần phải không? - Thằng Vinh hỏi.
- Không phải. Chính là ở vùng đồi núi nhiều gai góc mới có chuyện đi cà kheo này phải không anh Khôi? - Thằng Đức hỏi.
- Tập đi có khó lắm không anh Khôi?
- Chắc thế nào cũng bị té vài lần rồi mới đi được.
Hỏi gợi ý loanh quanh mà không nghe Khôi nói năng gì. Thằng Xây bật một câu mà cả bọn đứa nào cũng muốn:
- Anh dạy tụi em đi cà kheo nghe anh Khôi?
- Không.
Tụi nhỏ không ngờ câu từ chối thốt quá nhanh và quá rõ ràng như vậy. Mặt đứa nào cũng thộn ra. Con Cúc làm mặt chảnh:
- Sao không được hả anh Khôi? Tại con trai xóm em dốt quá hả?
Chảnh là cố ý, nhưng từ “dốt” là lỡ lời. Con Cúc chỉ định nói “tại con trai xóm em yểu tướng quá hả”, một mũi tên trúng hai mục đích, vừa là thắc mắc đúng, vừa là châm chọc công tử bột đang cạo mảng tường bên dưới. Vậy thôi.
Bọn con trai nhìn con Cúc bằng ánh mắt tóe lửa. Chắc chắn sẽ là một trận đấu khẩu nếu ông chủ tịch phường không xuất hiện. Trên tay ông là ly cà phê, có lẽ ông định đích thân mời Khôi nhấm nháp trước khi bắt tay vào việc, nhưng rồi thấy Khôi đang lơ lửng trên một phương tiện mà chưa thợ mộc thợ xây nào sử dụng, ông vội lùi ra ngay. Bọn nhóc thích thú cười hí hí cạo mạnh tay hơn. Bụi bay mù mịt. Mặt mũi đứa nào cũng xám xì.
Con Cúc tranh thủ không khí vui nhộn, sửa sai:
- Sao anh không dạy bọn em đi cà kheo hả anh Khôi? Tại con trai xóm em điệu quá hả?
Khôi nheo mắt:
- Không phải tại dốt, cũng chẳng phải tại điệu. Ở quê anh, vào dịp Tết có tổ chức những cuộc thi cõng nhau chạy bằng cà kheo mà những kẻ về đích trước nhất đều là dân điệu đàng cả. Đến nỗi bọn anh gọi cà kheo là... gót hài.
- Chu cha! - Bọn con trai kêu lên rồi nhìn bọn con gái và phá lên cười.
- Gót hài? Nghe như thơ vậy, anh Khôi.
- Hai cái cây lênh khênh này mà là gót hài thì... - Thằng Vinh bưng miệng cười - Thì mấy đôi guốc gọi là... là búa tạ!
Tất cả cười ầm lên. Khôi lắc đầu:
- Gót hài đây phải hiểu theo nghĩa bóng.
Thằng Vinh ngước nhìn Khôi định nói gì đó và lãnh một bụm bụi vôi vô miệng. Khôi la lên:
- Anh đã dặn là tránh ra xa anh rồi mà.
Thằng Vinh vừa phun phì phì vừa nói:
- Vậy thì tại sao anh nhất định không dạy tụi em đi... gót hài?
- Mấy khi phải cạo tường mà phải tập đi?
- Lý do gì mà kỳ cục quá.
Thằng Vinh ranh mãnh:
- Tụi em tập cho công việc quan trọng thì được hả anh Khôi?
- Nè - Khôi hắng giọng - Anh nói trước là đứa nào tự làm cà kheo mà đi thì có gì ráng chịu, không được đổ thừa cho anh đó nghe!
Thằng Đức và thằng Vinh cười tủm tỉm.
Giải lao, Khôi nhảy xuống đất đứng vươn vai. Thằng Xây cười cười nịnh nhìn Khôi. Khôi lắc đầu:
- Em có nhớ cái búa không?
- Cái búa đâu giống cái này?
Vừa nói, thằng Xây vừa leo lên. Nó bập bẹ được hai bước rồi loạng choạng nhảy xuống. Bọn nhóc cười rộ rồi lần lượt những đứa con trai leo lên và giống hệt như thằng Xây.
- Nhìn dễ mà khó quá há! - Con Cúc nói.
- Vạn sự khởi đầu nan thôi mà! - Thằng Đức buột miệng.
Con Cúc ghét cái kiểu nói năng này. Nó liếc thằng Đức:
- Dám thử không?
Khôi can thiệp ngay:
- Thôi, giải lao đủ rồi. Làm nhanh không thôi hết giờ mà chưa được gì người ta cười thầy trò mình.
Bà tổ trưởng xuất hiện. Cũng như bọn nhóc ban sáng và ông chủ tịch phường, bà ngẩn người kinh ngạc nhìn Khôi trên đôi cà kheo. Rồi bà kêu lên:
- Có những chuyện giản dị hết sức mà không ai nghĩ ra như cháu. Cháu làm bác ngạc nhiên hết sức nghe Khôi.
Bọn nhóc bất bình ghê gớm. Giản dị! Hãy trèo lên rồi hẵng nói!
Khôi ngừng tay cạo, mấy đứa cũng ngừng theo.
Bà tổ trưởng bước hẳn vào trong, rón rén như đang đi trên một tấm gương. Giọng bà thán phục:
- Vậy mà bác định tới đây để hỏi cháu có cần mượn giàn cao không thì bác hỏi bên thợ xây giùm cho - Bà bước lùi và đụng một đứa đang loay hoay phía sau - Đức hả? Coi chừng dao đứt tay nghe.
Tiếng cười hí hí. Đứa vừa được nhận câu hỏi ân cần cười to nhất, nó chớp chớp mi mắt bám đầy bụi vôi. Bà tổ trưởng biết mình đã lầm.
- Sao mặt mũi đứa nào cũng... Trời ơi, sao cháu không dặn tụi nó đeo khẩu trang hả Khôi?
Tiếng cười to hơn. Khôi cũng cười lộ hàm răng trắng trên khuôn mặt xám xì.
Bà tổ trưởng vỗ tay vào trán:
- Để bác đi kiếm cho mỗi đứa một cái khẩu trang.
Đợi bà tổ trưởng đi ra hẳn, thằng Xây nói:
- Bác ơi, đổi khẩu trang lấy nước trà đá được không?
Khôi “a” lên một tiếng:
- À, anh quên... Cúc, thôi cho mấy đứa con gái khỏi cạo tường, nhận nhiệm vụ lo nước uống cho các bạn nghe.
Con Cúc “dạ” một tiếng rồi nhìn Khôi cười cười. Khôi lo nhìn mảng tường trước mặt nên không chú ý. Con Cúc phải hỏi thẳng:
- Tụi em chỉ nấu nước thôi hả anh Khôi?
- Chớ còn gì nữa?
Bọn nhỏ lại khúc khích. Khôi lại “à” lên, còn thiếu trà và đá. Phải chi có một nàng nào ở đây lo giùm ba cái chuyện bếp núc giùm mình thì hay quá. Khôi thò tay vô túi, may có mang tiền theo. Mất mặt với bọn nhỏ chỉ vì không có vài ngàn để mua trà và đá thì thật là... Ai có biết sinh viên tình nguyện là có dính tới mấy chuyện tế nhị vậy đâu!
Khôi nhảy xuống để đưa tiền cho con Cúc. Và Khôi chợt nhìn thấy dáng người quen thuộc đi ngang qua. Mái tóc hất thật nhanh nhưng Khôi vẫn kịp nhận ra người đó đã nhìn vào trong này trước khi đi qua hẳn. May mà mình vừa nhảy xuống đứng dưới này, chớ đang lơ lửng trên kia thì... Bất giác, Khôi quay nhìn thằng Đức. Không biết mình đang được chú ý, thằng Đức vẫn cắm cúi cạo, rồi nó ngừng lại xòe tay ra xoa xoa. Chạm ánh mắt Khôi, nó bẽn lẽn cầm lưỡi dao phập vô tường miết thật nhanh. Nếu chiều nay nàng tới mắng vốn về đôi bàn tay của em trai bị tấy đỏ thì hay quá!
Rồi Khôi nhận ra hôm nay mình và bọn nhỏ bỗng chuyển qua xưng hô anh em chứ không thầy giáo như mọi ngày.

 

Lời cầu mong linh ứng!
Thiên Thanh tới!
Chiều, bọn nhỏ về trước, Khôi là người cuối cùng. Vừa kéo hai cánh cửa lại và móc ổ khóa qua cái khoen, Khôi nhìn thấy dáng áo màu mây trời đang đi tới. Thiên Thanh! Tụi nhỏ vừa mới về, đã kịp nhìn thấy đôi tay của em trai nhuốm bụi để mà mắng vốn rồi sao?
Khôi định cất tiếng chào nhưng lại thôi. Lỡ người ta đi thẳng chớ không phải tìm gặp mình thì sao?
Nhưng Thiên Thanh đã đứng lại đối diện Khôi. Và nhìn Khôi. Ánh nhìn không gây gổ! Để người ta hỏi mình trước thì oai hơn nhưng nếu mình cất lời trước thì lịch sự hơn. Biết đâu người ta đang chấm điểm mình thì sao?
- Chào Thiên Thanh!
- Chào anh!
- Đức về rồi mà.
- Ừ, nó về rồi.
- Thiên Thanh đi... đi chơi?
- Tôi muốn gặp anh một chút. Được không?
Dĩ nhiên là quá được rồi! Chỉ có điều cái danh xưng tôi nghe chẳng thích tí nào. Con gái khoa kiến trúc nên cứng quá.
- Có chuyện gì không?
- Có.
Bỗng nhiên, Khôi nhớ ra mình vừa làm gì xong. Khôi nhìn xuống bộ dạng của mình: áo quần dơ dáy không thể tả, mấy ngón chân ngọ nguậy trong mũi dép như những con sâu, còn mặt mũi... Chỉ cần hình dung lại mặt mũi mấy đứa nhỏ thì cũng biết mình lúc này ra sao. Khôi đưa ống tay áo quẹt qua mặt. Cảm giác lộm cộm... Cái ống tay áo bê bết bụi! Khôi chà xát hai bàn tay cho tới khi cảm thấy lớp bụi đã rơi hết rồi lấy tay vuốt vuốt mặt...
Qua kẽ tay đang lau xóa mặt mũi, Khôi nhìn thấy Thiên Thanh đang cười. Khôi dừng tay lại, thấy mặt mình nóng nóhỉ có điều con Cúc là cánh tay đắc lực của má nó trong công việc nhà cửa bếp núc nên nó nằm im một chỗ là cả một vấn đề.
Thường ngày, ba con Cúc đi làm thợ gò hàn ở nhà người ta suốt từ sáng tới tối, má con Cúc sáng bán xôi chiều bán đậu hũ. Một tay con Cúc đi chợ, cơm nước, giặt giũ và chỉ huy bốn đứa em tuổi từ hai tới mười hai. Đứa mười hai tuổi bây giờ thay Cúc nấu cơm, nhưng cái cách nó thổi lửa làm hàng xóm ai cũng sợ hỏa hoạn. Từ ngày nó biết nấu cơm, chiều nào dân hẻm tụ lại chỗ mấy cái sạp cũng có chuyện tiếu lâm để kể. Tiếu lâm mà không phải hoàn toàn đùa cợt. Lại thêm thức ăn thì chưa biết nấu, và đi chợ lại càng không. Cái chợ đầu hẻm nhìn dễ vậy nhưng nếu không phải là đứa rành rẽ đi mua thì cũng nhiều chuyện lắm. Má con Cúc phải bớt hàng lại, mọi ngày nấu đầy nồi bán tới trưa tới tối khi nào hết mới về, nay giảm còn một nửa để về sớm lo công việc nhà. Thu nhập tất nhiên phải giảm theo. “Ăn uống thì mắm muối qua ngày nhưng còn tiền trường lớp tiền sách vở... Nay không kiếm ngày một chút để dành thì mai khai giảng lấy gì mà nộp cho mấy đứa đây?”. Ba má con Cúc than thở.
Thằng Xây buồn rũ. Nó nói với mấy đứa vậy là kế hoạch trung thu tan thành mây khói rồi.
- Em buồn rầu thì ích gì? - Khôi an ủi - Không còn tiền công cạo tường nhưng anh em mình vẫn có cái đầu lân thật đẹp, anh hứa.
Thằng Xây vẫn buồn. Đâu phải chỉ là con lân. Mỗi lần nhìn má con Cúc hối hả gánh gánh về sớm, mấy đứa nhỏ chạy ra đón đứa khóc đứa cười... thằng Xây thấy áy náy ghê gớm. Ngang qua ủy ban phường đã sơn sửa xong, nhìn mới tinh, thằng Xây thở dài.
Khôi cũng thở dài. Những ngày hè của đội sinh viên tình nguyện đã sắp kết thúc. Lớp học vắng con Cúc, vắng những câu đành hanh, cũng buồn.
Buồn nhất là dù ba má con Cúc không trách móc nhưng uy tín của Khôi cũng bị sứt mẻ nhiều. Mà chẳng phải chỉ uy tín của Khôi, còn là của toàn đội sinh viên tình nguyện nữa. Khuyên thằng Xây đừng buồn mà Khôi cũng chẳng vui được. Chẳng còn mấy ngày nữa để nghĩ ra cái gì đó có thể cứu vãn được tình thế.
Đội trưởng Thắng rầu rĩ:
- Chỉ có một cách hay nhất là trúng số rồi ngày khai giảng đưa ba má con Cúc nộp tiền học cho mấy đứa con. Từ nay tới ngày khai giảng, tụi mình thay phiên nhau nhịn ăn mà mua vé số đi.
Bọn nhóc đứng quanh nhìn xì xầm. Thằng Vinh lầu bầu:
- Cũng tại thằng Xây mà thôi. Giỡn kiểu gì mà...
Thằng Xây lừ mắt:
- Tao có đổ thừa cho đứa nào đâu mà phải nói.
Khôi ho khan:
- Thôi không cãi nhau. Mấy đứa về nhà đi. Em nào rảnh thì tới nhà bạn Cúc đứa nấu cơm đứa quét nhà đứa giữ em giùm má của bạn đi.
Bọn nhỏ kéo nhau về hướng nhà con Cúc. Thằng Đức tần ngần đứng lại. Đôi mắt thằng Đức... Khôi thấy nhoi nhói - Đôi mắt của Thiên Thanh! Dạo này lu bu quá nên chẳng còn tâm trí mà mơ màng! Nếu không có sự cố rủi ro xảy ra thì sau cái buổi sáng được mời tới nhà, Khôi đã có thể tìm ra cớ để trò chuyện với người ta một lần nữa rồi. Và biết đâu không chỉ một lần! Khôi chợt giật mình - Cái chuyện con Cúc chắc là đã tới tai Thiên Thanh. Mặt mũi nào!
- Anh Khôi...- Thằng Đức hết nhìn Khôi rồi nhìn Thắng.
- Gì vậy em?
- Em nói với anh cái này nghe.
- Nói đi.
Thằng Đức thấp giọng:
- Anh đừng lo lắng nhiều. Nếu mấy chị em con Cúc cần tiền đóng học phí thì em ủng hộ.
- Em làm gì có tiền?
- Em đập heo đất. Hồi Tết em được lì xì nhiều lắm.
- Em không sợ má hỏi sao?
- Má không để ý đâu. Tiền riêng của em mà.
Khôi cảm động. Muốn ôm thằng nhóc vào lòng quá. Đội trưởng Thắng cũng nhìn thằng Đức đầy thiện cảm. Khôi đẩy vai thằng Đức:
- Khi nào cần em giúp, anh sẽ nói. Bây giờ trưa rồi, em về đi.
- Tiền riêng của em thật đó mà. - Thằng Đức lặp lại một lần nữa trước khi bước đi.
Khôi gật đầu:
- Ừ, anh biết rồi.
Thắng nhìn theo thằng Đức:
- Nếu đó không phải là một thằng nhóc thì hay quá.
Khôi ậm ừ:
- Nếu con heo đó là của bất cứ đứa nào trong tụi mình!
Thắng nheo mắt nhìn tấm bảng “Tiệm Vàng Hoàng Gia” trên cao sáng rực trong nắng trưa:
- Công tử sao chẳng giống thân mẫu và tiểu thư? Hay nói một cách khác là sao thân mẫu và tiểu thư không giống công tử?
- Tôi không tin Đức là một học trò lười.
- Nhưng nó thích đi với mấy đứa của cái lớp học của anh.
- Điều đó chứng tỏ cách tổ chức của mình cũng khá hấp dẫn, phải không?
- Tôi đến đây nhờ anh ngay ngày mai, hãy khuyên nó về nhà học hành đàng hoàng.
- Thiên Thanh tin là Đức chịu nghe lời tôi sao?
- Anh hãy dùng quyền của một thầy giáo...
- Đuổi học? - Khôi nói và bật cười - Làm sao mình lại đuổi một đứa học trò giỏi nhất lớp được.
Thiên Thanh nhăn mặt rồi cũng bật cười:
- Anh thích đùa. Có lẽ vì vậy mà mấy đứa nhỏ thích anh.
- Còn mình thích mấy đứa nhỏ vì những lý do khác. Ví dụ như mình thích thằng Đức là vì...
- Vì sao?
- Nếu nịnh Thiên Thanh thì mình sẽ nói vì nó là em của Thiên Thanh (thật là liều lĩnh). Còn khác đi thì mình sẽ nói vì nó là một đứa có ước mơ và giống như mình, nó tìm cách biến ước mơ...
- Thành sự thật?
- Đúng vậy.
Mắt Thiên Thanh hoài nghi:
- Anh biết gì về em tôi?
- Thiên Thanh biết gì về cuộc thi chủ đề bảo vệ môi trường?
Thêm một đám mây hình con diều bay ngang. Nắng chiều tắt hẳn, bầu trời thấp xuống. Cái xe đạp quen thuộc của đội trưởng Thắng đang bon bon chạy tới cách mười mét thì khựng lại. Thắng nhìn Khôi, vẻ cười cợt thông cảm. Chắc đội trưởng đang nghĩ mình lại bị mắng vốn. Tha hồ ghen ty đi nhé!
- Cuộc thi bảo vệ môi trường... - Trán Thiên Thanh nheo lại lục lọi tâm trí.
- Vậy là Thiên Thanh không nhớ. Chỉ là một càu nói vu vơ thôi. Vậy mà em của Thiên Thanh đã dệt nên một giấc mơ.
- Thôi đừng nói tới ước mơ với giấc mơ nữa. Nói thẳng cho tôi biết đi, em tôi đang làm gì?
- Làm một căn nhà bằng nắp chai để tham gia cuộc thi đó.
- Căn nhà bằng nắp chai?
- Đúng vậy. Thiên Thanh không tưởng tượng được là nó kỳ công đến thế nào.
- Tôi nhớ ra rồi. Đúng là tôi có kể về cuộc thi đó. Có dạo tôi thấy nắp chai đầy phòng của nó...
- Nó kể là bị má la nên phải chuyển...
- Đúng là má tôi có la rầy... cũng vì... Rồi không thấy nữa, tôi cũng không chú ý. Nó vẫn tiếp tục sao? Nó để căn nhà đó ở đâu?
- Ở...
Khôi khựng lại. Ngón tay bầm tím của thằng Đức hiện ra. Mình có quyền tiết lộ không?
- Tôi đã hứa với hai đứa là giữ bí mật cho tới lúc kết quả cuộc thi được công bố.
- Hai đứa?
- Em tôi thách chơi với thằng Vinh.
- Thằng bé rất dễ thương.
- Nó để căn nhà bằng nắp chai ở chỗ thằng Vinh phải không?
Mình đã lỡ lời. Mình sẽ rất ân hận nếu hai đứa không được phép tiếp tục.
- Tôi hứa với anh là tôi không làm gì cản trở đâu. Tôi chỉ muốn nhìn thấy... cái gọi là biến ước mơ thành sự thật mà thôi.
Châm chọc ngọt ngào quá!
- Mình tin Thiên Thanh. Đúng, công trình kỳ công của hai đứa đang ở nhà thằng Vinh.
Đội trưởng Thắng phẩy tay ra hiệu tìm cách cắt đứt cuộc mắng vốn. Thiên Thanh cũng mỉm cười gật đầu chào. Kết thúc cuộc gặp gỡ đầu tiên như thế này là có quyền hy vọng rồi! Chẳng phải chính nàng gợi ý tưởng hay sao! Lạy trời cho căn nhà bằng nắp chai đoạt giải, bất cứ giải gì, khuyến khích hay đồng hạng cũng được. Ước gì mình là ban giám khảo! Ước gì...
Khôi nhìn theo màu áo xanh. Thắng phóng vù tới:
- Đừng nhìn ngó nữa. Lên tao chở về. Có chuyện gì vậy?
- Mày tưởng tượng đi.
- Đừng có nói là tiểu thư tới thăm mày nghe. Mày có biết là cái cảnh mày đứng trước mặt tiểu thư làm tao nhớ tới gì không?
- Gì?
- Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
- Cái gì?
- Là... là phải hiểu theo nghĩa bóng như mày nói với mấy đứa là phải hiểu cái gót hài theo nghĩa bóng đó mà. - Thắng cười ha ha.
- Mày gặp tụi nó rồi à?
- Lúc nãy tao tới xóm thấy mỗi đứa kiếm đâu hai cây tre để làm cà kheo đi chập chà chập chững. Bộ em trai của tiểu thư đi gót hài bị dập mắt cá rồi hả?
- Mày tưởng không có một lý do nào khác cho việc nàng tới gặp tao sao?
- Đừng có xạo.
- Mầy không thấy là đứng ngay trên vỉa hè của Ủy ban phường mà nói chuyện à?
- Vậy thì sao?
- Là tao vừa mới khóa cửa xong, chưa nhúc nhích chân thì nàng đã tới.
- Vậy thì sao?
- Mà bây giờ là mấy giờ rồi?
- Vòng vo tam quốc quá. Nói đại ra đi.
- Cứ nhìn đồng hồ coi mấy giờ rồi?
- Gần sáu giờ.
- Tao cho mấy đứa nhỏ về lúc năm giờ.
- Mày định khoe là nàng chịu nói chuyện với mày suốt gần một tiếng đồng hồ ở ngay vỉa hè hả?
- Tao đâu có khoe mà chính mắt mày nhìn thấy.
- Thôi đi Chử Đồng Tử.
- Là Chử Đồng Tử thì càng thấy đáng gọi là. Phải không?
- Ờ. Ít ra thì mày cũng có lợi thế hơn chàng Chử ở chỗ chưa phải...
Khôi cắt ngang bằng một tràng cười:
- Đừng có ghen ty! Mày thấy đứa nào lần đầu tiên đối diện người đẹp mà không tốn công ủi áo quần như tao không?
- Và không tốn tiền nữa Khôi à! Ngày mai tao cho mày mượn tiền mua nắm hột dưa, chớ hàn huyên với nàng mà không tốn tiền nước lẫn không một hột dưa thì... mang tiếng sinh viên tình nguyện quá.
Thắng cười đến tay lái loạng choạng suýt đâm vào một người phụ nữ đang xách giỏ đi ngược chiều. Đó là bà tổ trưởng. Khôi bất giác hụp đầu sau vai Thắng.
- Hai cậu sao vậy hả?
- Dạ... đâu có sao...
Bà tổ trưởng lắc đầu. Thắng phóng vù đi. Khôi vươn vai thở phì nhận ra mình ngốc quá, có co người lại bằng nắm tay thì bà tổ trưởng cũng biết cái kẻ ngồi sau Thắng là ai!
Chú thích:
[1] Bênh.

Truyện Cùng Tác Giả Ánh Sao Xa Áo Xanh áo Đỏ Bây Giờ Là Chàng ngốc Chuyện tình yêu Có Một Mối Tình Dolly Dư Âm Gia Sư Giai thoại xanh

Xem Tiếp »

ẽ mà tặng quà một tay thì sợ anh Khôi trách mình không lễ phép chớ...
- Tặng quà là kỷ niệm chớ dính dáng gì tới con Cúc bị hay không bị - Thằng Vinh lầm bầm rồi đột ngột giơ tay ra - Đưa đây! Để tao tặng anh Khôi cho.
Thằng Xây đưa gói quà cho thằng Vinh với tiếng thở nhẹ nhõm:
- Mày nghĩ ra câu nói nào cho hay hay mà làm anh Khôi cảm động nghe.
Thằng Vinh nảy hai vai:
- Nói nữa hả? Thôi thôi, tao không biết nói gì đâu. Tưởng đưa quà cho anh Khôi cầm là được rồi chớ.
Thằng Vinh ấn lại gói quà vô tay thằng Xây. Mặt thằng Xây thuỗn ra:
- Tụi mày bữa nay sao kỳ vậy? Thôi, Đức mày ăn mặc đẹp nhất. Mày là đúng rồi.
Nói kiểu lý lẽ ra lệnh vậy nhưng mắt thằng Xây nhìn thằng Đức đầy năn nỉ. Khôi đi tới gần bọn nhỏ. Đúng, ăn mặc đẹp nhất đám chính là thằng Đức - Áo thun trắng, quần hộp màu xanh và giày xăng đan Biti’s. Bộ đồ nổi hẳn giữa những màu áo cháo lòng và quần ngắn dài lỏng chỏng.
Khôi ho lên mấy tiếng. Bọn nhỏ quay lại. Mặt thằng Xây đỏ nhừ, gói quà trên tay nó rung rung. Rồi nó đi tới gần Khôi:
- Anh... tụi em... tặng anh....
Khôi cầm gói quà. Đôi mắt một mí chớp chớp. Thằng Xây chưa bao giờ tỏ ra yếu đuối trước mặt ai. Khôi cầm tay thằng Xây, những ngón tay sạm nâu và nhiều vết chai gượng cứng rồi chợt mềm xìu trong lòng bàn tay của Khôi.
- Anh sẽ rất nhớ mấy đứa! - Khôi nói, sống mũi cay.
- Tụi em cũng vậy! - Thằng Xây cúi gằm đầu xuống.
Thằng Vinh nhìn Khôi từ phía sau vai của một đứa khác. Thằng Đức cũng vậy. Ánh mắt hai đứa lấp lánh... Giấc mơ vẫn còn đó... Khôi ngước nhìn lên tấm bảng “Tiệm Vàng Hoàng Gia”, và cao hơn nữa... Mây trời bềnh bồng... Những đám mây như những con diều cùng bọn nhỏ chạy đua với gió. Giọng phát âm điệu đàng của con Cúc “Yes, nghe thầy?”... Kìa, đậm mây hình bồ câu... Con diều đưa thư của Khôi vẫn còn dang dở...
Vậy mà giây phút này là chia tay!

 

Quay về trường, việc học tập năm cuối cộng thêm những cua dạy kèm kiếm tiền trang trải cuộc sống khiến ý định về thăm bọn nhỏ xóm hẻm cứ bị lùi lại. Đó là Khôi phân bua với Thắng vậy thôi. Thật ra, Khôi rất muốn quay lại thăm bọn nhỏ xóm hẻm nhưng nỗi bứt rứt về con Cúc khiến Khôi chần chừ - Với hoàn cảnh của gia đình con Cúc mà tới thăm suông thì thật ngại ngùng, Khôi muốn có cái gì đó khả dĩ giúp được ba má nó. Nhưng cái gì đó thì Khôi lại không có. Chưa có. Những lúc mông lung, Khôi ước gì mình có thể mượn trước của tương lai để có trong hiện tại được một số tiền đủ nộp học phí cho con Cúc và thêm phần học phí của các em nó trong mùa khai giảng này. Nhưng chỉ là mông lung thôi. Món quà bọn nhỏ tặng Khôi là một cái khung ảnh. Có lẽ tụi nó nghĩ với tấm ảnh của Khôi đặt bên trong thì tụi nó và Khôi luôn ở bên nhau chăng? Anh, Khôi có vài cái, nhưng Khôi vẫn để cái khung trống như vậy trên chồng sách vở ở đầu giường.
Một buổi tối, Khôi đang ăn bữa cơm chiều, muộn như thường lệ vì cua dạy kèm kết thúc lúc hai mươi giờ. Giờ này, ngoài vài kẻ hay ăn muộn như Khôi quán không còn ai. Bà chủ quán thường phân trần về sự nguội lạnh của cơm canh là vì quá trễ, tiếp tục giữ lửa hong nóng mọi thứ chỉ cho một vài thực khách bình dân thì bà sẽ bị lỗ tiền củi. Còn Khôi thì không bao giờ nói cho bà biết việc cơm canh nguội lạnh đã được đền bù một cách tuyệt vời là Khôi được coi ti vi trong yên tĩnh, cái điều mà những kẻ ăn cơm đúng giờ chẳng bao giờ có được. Chưa kể là được thoải mái chọn lựa chỗ ngồi có khoảng cách tối ưu cho đôi mắt!
Khôi bới chén thứ nhất khi màn hình hiện ra dòng chữ nổi hai màu xanh dương và xanh đậm: Chung kết cuộc thi “Môi Trường và Cuộc sống”.
Khôi giật mình chợt nhớ căn nhà bằng nắp chai. Có phải cuộc thi đó không?
Dòng chữ biến mất. Thay vào đó là khung cảnh sân khấu và cô dẫn chương trình có giọng nói nhẹ như tơ:
- Thưa quý khán giả có mặt tại đây hôm nay và thưa quý khán giả đang ngồi trước màn ảnh nhỏ! Cuộc thi “Môi Trường và Cuộc sống” phát động cách đây sáu tháng đã nhận được sự hưởng ứng sôi nổi của các bạn trẻ khắp nợi. Ban tổ chức đã nhận được ba trăm chín mươi... Trong số đó, chúng tôi đã chọn ra mười sản phẩm xứng đáng được gọi là những tác phẩm nghệ thuật để đưa vào chung kết. Và trong mười tác phẩm ấy, chúng tôi đã làm việc rất nghiêm túc và thưa quý vị, không phải là dễ dàng để chọn lựa một lần nữa, được ba tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải thưởng...
Chén cơm trong tay Khôi lơ lửng! Ống kính quay về phía khán giả đang có mặt ở trường quay. Thằng Đức và thằng Vinh đang ngồi ở đó và đang hồi hộp chờ đến tên mình? Khôi bất giác nín thở.
Nhưng rồi Khôi nhanh chóng nhận ra... Bất cứ cuộc thi nào, người đoạt giải đều được ban tổ chức phải gởi giấy báo trước. Nếu thằng Đức và thằng Vinh được giấy báo thì không thể không báo cho Khôi biết. Hiểu vậy, nhưng rồi Khôi vẫn chăm chăm từng khuôn mặt được ống kính lia qua... Tim Khôi nhói lên. Thiên Thanh? Không, chỉ là một cô gái có khuôn mặt giống Thiên Thanh mà thôi.
Khôi thở ra một hơi dài. Và một miếng cơm vô miệng. Nguội. Và lạnh.
Khôi bỏ ngang bữa cơm, đi về ký túc xá. Buồn như chính mình thi rớt. Khôi nhớ lại giấc mơ của mình... Thật là ngớ ngẩn. Khôi nhớ mình đã ủng hộ hai thằng nhóc như thế nào, đã cố gắng thuyết phục Thiên Thanh như thế nào, và đã... Giá như tối nay bà chủ quán đừng mở ti vi, cho Khôi quên hẳn nó đi.
Ôi, những ước mơ...
Có những khi người ta chợt nghĩ lại tất cả những gì mình đã làm và thấy thất vọng hoàn toàn. Đó là tâm trạng của Khôi tối hôm đó. Leo lên cái giường tầng và ngửa mặt nhìn trần nhà đong đưa tơ nhện, đầu óc Khôi lễnh loãng rỗng không. Giấc ngủ buồn không mơ, không bay bổng, không giật mình thức giấc nửa đêm choàng dậy vội tìm giấy bút ghi nhanh một ý tưởng vì sợ sẽ quên... Vậy thôi. Chỉ vậy thôi. Chẳng có gì khác hơn.
Sáng ra, Khôi lên giảng đường với cái đầu đặc cứng những u ám.

 

- Mấy đứa tìm ai?
Phòng tập thể nằm ngay đầu cầu thang không ngày nào là không có kẻ ngang qua dừng lại hỏi han gì đó, và có khi là thò đầu vô nhìn một cái chần chừ rồi đi thẳng, nên trừ khi câu hỏi được thốt lên bởi giọng con gái, còn lại có hét lên cũng không làm ai thèm nhỏm nhìn ra.
- Hả? - Giọng của cái giường ngoài cùng đã cáu lên vì bị cắt ngang giấc nghỉ trưa ngắn ngủi - Mấy đứa hỏi ai?
- Dạ... đây có phải là phòng của anh Khôi không?
Giọng nói của thằng Vinh. Khôi muốn nhỏm dậy ngay nhưng không hiểu sao cơ thể cứ ì ra, cái đầu dính chặt xuống gối.
Giọng khác:
- Đôi dép của anh Khôi kia kìa.
Thằng Xây. Điều gì đó trong tim Khôi cục cựa.
Giọng thì thào:
- Anh Khôi đang ngủ kìa.
Khôi hình dung ngón tay trỏ trắng trẻo của thằng Đức chỉ lên cái giường mình đang nằm. Mới tới lần đầu mà nó biết ngay giường nào của Khôi. Mà Khôi đang ở trần, không có cái áo quen thuộc để nó dễ nhận ra như đôi dép.
Thằng nhóc này... Tại sao mỗi lần gặp luôn làm Khôi phải nhoi nhói lòng?
- Khôi! - Cái giường ngoài cùng gần cửa làu bàu - Có khách!
Khôi trở mình như mới thức giấc, rồi thò đầu xuống vẻ ngái ngủ:
- A, mấy đứa đó hả?
- Dạ!
- Dạ!
- Dạ!
Sau ba tiếng dạ cất lên cùng lúc, Khôi thấy thằng Đức ngay lập tức kéo tay thằng Vinh và thằng Xây đi khuất ngay. Chắc nó đã từng có kinh nghiệm về việc làm người khác mất giấc ngủ trưa rồi.
- Hôm nay mày kèm học trò tại phòng này hả? - Cái giường ngoài cùng gần cửa vừa càu nhàu hỏi vừa ngồi dậy.
Khôi cười:
- Cứ nằm xuống yên tâm ngủ tiếp đi. Thầy giáo sẽ dạy học ở căng tin.

 

Thằng Vinh bối rối nói thích cam vắt. Thằng Xây vừa bối rối vừa chĩnh chệ nói thích cà phê đá. Còn thằng Đức... ánh mắt liếc cẩn thận tờ list ở cột ghi giá tiền rồi gọi một ly sữa chua.
Ba đứa nhìn nhau rồi nhìn ra ngoài, rồi lại nhìn nhau, và nhìn Khôi, vẻ lúng túng của một điều gì đó mà cả ba đã bàn luận trước khi đến đây nhưng bây giờ không biết bắt đầu thế nào. Khôi thấy buồn cười. Và Khôi thấy áy náy, lẽ ra mình phải trở lại thăm xóm từ lâu mới phải. Tự trách, nhưng đồng thời xuất hiện cảm giác nhẹ nhõm kỳ lạ. Khôi không tìm được tên gọi cho sự nhẹ nhõm mới mẻ này.
Thằng Vinh lúng búng:
- Lúc nãy tụi em hỏi, chắc cái anh đó mất ngủ bực mình lắm phải không anh Khôi?
- Em không phải lo chuyện đó. Anh cũng định về thăm mấy đứa nhưng bận quá nên...
Nhận ra mình đang phân bua Khôi ngừng lại. Có bao giờ Khôi phải phân bua đâu! Khôi, một kẻ mơ mộng và quyết biến ước mơ thành sự thật! Một kẻ dám làm và thích thuyết phục người khác, một kẻ dám đối đầu với khó khăn... Mà bây giờ phải nói lời phân bua! Lại là với mấy đứa nhóc! Sao lại vậy?
Khôi cúi mặt xuống mặt bàn quét lớp sơn bóng, phản chiếu mờ mờ khuôn mặt gã con trai mũi dài cằm nhọn tóc rủ. Là Khôi? Đúng là Khôi, nhưng tại sao... Không thể thế này được. Lại là trước mặt bọn nhỏ!
- Mấy đứa tới anh chơi thôi hay có chuyện gì không?
- Dạ có! - Thằng Xây đáp khẽ, mắt lia qua thằng Đức và thằng Vinh.
Khôi cười:
- Thôi, đừng nhìn nhau nữa. Nói cho anh biết chuyện gì? À, trước tiên là cho anh biết bạn Cúc ra sao rồi?
- Dạ... nó không sao. - Thằng Vinh nói nhỏ.
- Không sao là sao?
- Là đã tháo bột rồi. Bữa nay nó đã đi đứng bình thường.
- Má bạn Cúc có còn phải về sớm nữa không? - Khôi liếc nhìn tở lịch trên tường. Đã cuối tháng Tám rồi.
- Dạ... - Thằng Đức ngập ngừng - Tụi em tới đây cũng vì chuyện con Cúc...
- Sao? - Khôi lo lắng - Em vừa nói đi đứng bình thường rồi mà.
- Dạ thì đi đứng bình thường nhưng... Anh Khôi... cuộc thi... cuộc thi đó... Căn nhà bằng nắp chai... không được giải nào hết.
- Những cuộc thi luôn có kẻ thắng người bại - Khôi nói nhanh, nói mà không tin vào điều mình nói một tí nào - Ban giám khảo bị cận thị hết rồi, bị cận thị mà lúc chấm điểm lại không đeo kính! Có buồn thì buồn một chút thôi nghe. Sẽ có nhiều cuộc thi khác. Thiên Thanh biết tin này chưa?
Khôi lắng nghe xem giọng của mình có khác đi không.
- Chị Thiên Thanh nói... Nhưng không phải vì vậy... - Thằng Vinh ấp úng liếc thằng Đức.
- Chị Thiên Thanh nói sao?
- Chị nói... quên đi! - Lần này thằng Vinh nhìn thằng Xây.
Khôi lạ lùng nhìn ba đứa. Chợt nhận ra một điều, thằng Xây chưa bao giờ đi chung với thằng Vinh và thằng Đức. Giữa thằng Xây và thằng Đức thằng Vinh là một khoảng cách. Nhưng hôm nay ba đứa cùng tới đây?
Có chuyện thật rồi! Nhưng chuyện gì? Chuyện gì liên quan tới Khôi chăng?
- Có gì nói với anh nhanh lên, đừng ấp úng nữa. Khó nói quá thì viết ra giấy cho anh đọc cũng được.
Câu nói đùa của Khôi làm ba đứa tươi tỉnh hơn và bạo dạn hơn. Thằng Vinh tuôn một tràng lủng củng:
- Tụi em định nói với anh... số là bạn Xây định làm phụ hồ kiếm tiền cho con... cho bạn Cúc nộp khai giảng nhưng...
Thằng Xây đỏ mặt nhìn xuống ly cà phê. Khôi muốn nắm lấy bàn tay sớm chai sần của nó. Thằng Đức khe khẽ:
- Em nói em có tiền nhưng hai bạn nhất định không chịu lấy tiền của em.
Thằng Vinh nhăn mặt:
- Anh nghĩ đi, làm sao mà lấy tiền của bạn Đức được phải không? Thật ra tụi em hy vọng căn nhà bằng nắp chai được giải thưởng. Nếu... thì sẽ tặng cho bạn Xây để đưa cho con... cho bạn Cúc. Nhưng cũng...
-... Anh hiểu rồi! - Khôi dịu dàng - Bây giờ ba đứa định làm gì để có tiền giúp bạn Cúc?
Thằng Xây quả quyết:
- Sắp Trung Thu rồi, anh Khôi. Nếu có một con lân thật đẹp, em sẽ kiếm được tiền.
Khôi thấy xúc động và thích thú. Nhìn phản ứng của Khôi, mặt thằng Xây tươi rói:
- Bác tổ trưởng nói nếu anh đồng ý tham gia thì bác sẽ vận động những hộ khá giả trong phường mời đội lân xóm mình tới múa.
Khôi ngớ người ra, và bật cười. Bà tổ trưởng ủng hộ ba thằng nhóc đầy trách nhiệm này! Bà thật là... Bà đã đi guốc vào bụng Khôi nữa. Cô giáo về hưu tuyệt vời của em!
Thằng Vinh thở phào:
- Vậy là anh chịu rồi phải không?
Khôi lại bật cười. Mảng u ám đông đặc trong đầu tan ra. Ôi, nếu ba chú nhóc biết cái kế hoạch này cũng cần thiết với Khôi biết chừng nào. Các “trạng nguyên” của anh!
- Anh sẽ làm cho mấy đứa một cái đầu lân thật đẹp. Và anh sẽ cùng có mặt với đội lân trong đêm trung thu nữa. Chịu không?
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: casau
Nguồn: casau - VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.ly đưa lên
vào ngày: 1 tháng 6 năm 2016

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---