Chương 1

Như tất cả những căn nhà lá được dựng lên trên đổ vỡ của tiêu thổ kháng chiến hồi mới về tề, trường của tôi vách bùn trộn rơm, mái rạ, nằn sau đền Mẫu. Trường chỉ có ba lớp. Đệ ngũ và đệ lục học buổi chiều. Đệ tứ học buổi sáng tại nhà riêng của thầy hiệu trưởng Đinh Văn Lô. Cổng trường cách con đường tráng nhựa một vỉa hè nhỏ, nước cống đen nháy lưu thông quanh năm. Bên kia là dẫy nhà của vợ lính, me Tây và gái giang hồ. Phía trong là khu nhà thương viện trợ Mỹ trông giống như cái tùm hum, xám xịt, dán đầy nhãn hiệu hai bàn tay nắm chặt nhau trên nền cờ Mỹ. Suốt ngày, xe cứu thương Pháp cắm cờ Hồng Thập Tự, bóp còi inh ỏi chạy qua. Chúng tôi đã học hành trong cảnh thê lương và chết chóc đó.
Ngày khai trường inh ỏi tiếng guốc. Học trò tỉnh lỵ mang guốc, mặc áo bỏ ngoài quần đi học. Cách mạng tháng tám đã tiêu diệt chiếc áo dài thâm, chỉ chúc bâu trắng của học trò tỉnh nhỏ. Bộ quần áo nâu của hậu phương kháng chiến cũng được quên đi. Học trò mặc quần ka ki Nam Định, áo sơ mi trắng hay mầu, đội mũ trắng. Anh nào thích diện và đến tuổi biết chải đầu thì mặc quần kaki Mỹ, đầu chải cánh phượng bằng bi ăng tin "The evening in Sanghai" hay "Mohair."
Nhưng cùng đi guốc. Những đôi guốc mòn vẹt kéo lê trên hè phố sao mà dễ thương thế! Giầy dép chỉ đi vào những ngày hội hè, tết nhất. Tôi vững bụng vì gặp thằng bạn cũ học rất kền. Chúng tôi chiếm bàn đầu, lập thành cái đảng. Và cái đảng này sẽ gây sóng giá ở trường Trần Lãm. Ngày đầu tiên chép thời khoá biểu thật là vui vẻ.
Hôm sau, giờ Việt văn của cụ cử Trịnh Đình Rư. Tôi đã học cụ cử Rư mấy th'ang hè trước khi nhảy phóc lên đệ ngũ trường Trần Lãm. Cụ cử Rư ghét tôi ra mặt. Cụ đã xỉ vả tôi một trận thậm tệ chỉ vì cụ hiểu lầm. Hồi học hè, bàn trước tôi có một thằng lác cứ thích bình phẩm sắc đẹp của nữ sinh. Tôi tắng nó cái tên "De Lác de Tassigny". Nhằm đúng giờ cụ Rư đang thao thao đoạn đời viết báo ở Hà Nội, thảo luận thơ cũ, thơ mới và khoe Thanh Hoài nhắc nhở cụ trong cuốn Thi Nhân Việt Nam, tôi trêu "De Lác de Tassigny". Cụ Rư nghễng ngãng, lại giận tôi nói chuyện trong giờ cụ hồi tưởng dĩ vãng nên mắng tôi một tràng tiếng Pháp để chứng tỏ cụ đậu cử nhân... nho song cừ tiếng Pháp lắm. Cụ Rư "cochon, idiot" ầm ỹ. Mặt cụ tái mét, cụ chửi tiếng Việt chêm tiếng Pháp:
- Trường học không phải là cái chợ. Muốn học thì ngồi yên, "ferme ta gueulle", muốn bán vé chợ, quét chợ thì ra chợ "tout de suite". Anh dám nói xấu ngài De Lattre de Tassigny hả? Đó là vĩ nhân của nước Pháp. Anh sẽ vào tù.
Tôi không oán cụ cử Trình Đình Rư đã mắng mỏ tôi. Học trò nói chuyện trong lớp là học trò tồi, đáng bị quở trách. Nhưng cụ cử dọa bỏ tù tôi, tôi sợ vô cùng. Mới vào tề, ai chẳng sợ tội nói xấu người Pháp. Tôi vào tề mà tâm hồn tôi vẫn vấn vương tâm hồn của thiếu nhi đánh trận giả, giết Tây như ngoé. Thầy Trường đã dạy tôi căm thù thực dân Pháp. Tôi về tề vì gia đình muốn cầu an. Và tôi đã khoan khái chung nỗi khoan khoái âm thầm của dân chúng vùng tề thấy xe cứu thương Pháp chở lính chết trận. Tôi né cụ cử Rư từ đó. Thế mà cụ cử Rư lại dạy Việt văn lớp tôi. Cụ lờ tôi đi. Mãi hôm trả bài luận thứ nhất của na9m học, cụ mới "hành hạ" tôi bằng cách đem bài của tôi ra bình.
- Tôi long trọng giới thiệu với anh em, một nhà văn, nhà báo tương lai của nước ta. Đây ông Trần Vũ, tác giả áng văn chương hay vào bậc nhất. Trước ông Trần Vũ là cao Cao Bá Quát, sau ông Trần Vũ chắc không có ai..
Tôi đỏ mặt tía tai. Cả lớp trố mắt nhình tôi. Chúng nó sắp cười ầm lên.. Tôi muốn độn thổ hay chạy ra khỏi lớp. Khốn nỗi, tôi như kẻ đã chết rồi. Cụ cử Rư sửa lại kính trắng, trịnh trọng nân tờ giấy chép bài luận của tôi và "bình":
- "Đêm đã khuya.." Trois points à la ligne. "Cạnh vật chìm trong tĩnh mich." Un point. "Tiếng dế đùn lên những giọng sầu". Un point. Kêu hơn mõ, kêu như chuông nhà thơ.. Hay, tuyệt bút!
Cụ mỉm cười. Lớp học cười rộ theo. Cụ cử "bình" chán chê, kết luận:
- Vì áng văng này không biết cho bao nhiêu điểm nên tôi buộc lòng cho zéro tượng trưng văn của ông Trần Vũ vô giá!
Cụ gật gù:
- Vô giá khác vô giá trị!
Một tiếng đồng hồ liền, cụ cử Trịnh Đình Rư "hành hạ" thằng học trò mà đáng lẽ, ghét bỏ, cụ cứ đuổi nó khỏi lớp hay không nhận dạy nó.
Tôi biết thân lắm. Mê đọc trinh thám tiểu thuyết của Thanh Đình, tôi đã mất công chép vào so6? tay những câu mở đầu hay kết một chương sách. Đại khái "Đêm đã khuya..Cạnh vật chìm trong tĩnh mịch. Tiếng dế đùn lên những giọng sầu.. Bấy giờ, trên một cành cây, bóng trắng đu mình xuống biệt thự. Chỉ có ánh điện vàng chỨng kiến hành tung bít mật của ngưo8`i bịt mặt..." Hay: "Chiếc xe rồ máy, biến hút, để lại trên đường một đám bụi mờ..." Tôi chép nhiều vô cùng. Hễ gặp bài luận tả cảnh nào tôi lôi "cẩm nang" ra, kiếm đạon thích hợp, tương vào bài. Cụ cử Rư thừa hiểu thế. Cụ không chửi tôi "ăn cắp văn" mà hành hạ tôi ê chề.
Sau buổi học, tôi về nhà, kiếm xó vắng, ngồi ôm mặt khóc. Bạn thân của tôi là Huyên hứa sẽ "trả thù" cụ cử Rư giùm tôi. Nó đã học cụ ở Thái Ninh hồi chưa về Tề, nó biết "tủ" của cụ. Còn tôi, hễ đến giờ Việt Văn là trốn. Khốn nạn cái thân tôi, vào ngày tôi đủ can đảm đi học cụ cử thì đúng ngày Huyên trêu cụ. Bảng đen viết nhằng nhịt không xóa. Cụ cử quay bảng. Bên kia, Huyên ghi mấy câu thơ:
Mùa đông gió bấc thổi hiu hiu
Cụ cử thò tay móc "củ thìu"
Cụ năm tay, đấm bảng đen thình thình. Cụ dậm chân, "c'est bête, c'est bête" loạn xì ngầu. Cụ hét lớn "Monsieur le directeur". Thầy Đinh Văn Lô đạng dạy hình học lớp bên cạnh, chạy sang. Cụ cử chỉ tay vào bảng đen:
- Học trò mất dạy, vô giáo dục. Quân đổ thùng, quét chợ!
Thầy Lô đọc xong mấy vần thơ, nghiến răng ken két:
- Anh nào đây??
Cả lớp im phăng phắc. Thầy Lô đem luân lý giáo khoa thư ra giảng, thầy kể cả chuyện ông Carnot thời xưa. Thầy Lô có cái tật tức giận là nói lớ"n. Mà nói lớn là nước bọt văng tùm lum. Bọn ngồi bàn đầu phải lấy sách che mặt. Rồi tan học, bảo nhau lột giấy bao sách, vở. Chờ thầy Lô mắng chán chê, cụ cử chỉ mặt tôi:
- Đúng thằng mất dạy này!
Tôi đứng dậy kêu oan. Nước mắt ứa ra. Cụ cử bắt tôi lên bảng viết lại mấy câu thơ bằng cả tay phải lẫn tay trái. So kỹ, không giống chữ tôi, cụ cử đuổi tôi về chỗ. Cụ chẳng cần an ủi tôi. Cụ ôm chồng sách ra khỏi lớp. Và, từ bữa ấy cụ không còn dạy ở trường Trần Lãm nữa. hôm sau, Huyên huênh hoang trong lớp:
- Tao viết chứ ai.
Tôi không có vẻ vui mừng cũng không chống đối Huyên. Cụ cử Rư đã làm tôi nhạt "chí khí". Tôi bỗng thấy cái bước nhảy lên lớp đệ ngũ của tôi bấp ngã. Nhưng khó lòng tụt xuống lớp đệ lục. Một thằng bạn học bảo Huyên:
- Mày chẳng nên làm thế.
Huyên gân cổ cãi:
- Cụ Rư không thương học trò Trần Lãm. cụ cấy chỉ thương học trò Nguyễn Công Trứ. Trường tư là con ghẻ, con nuôi. Trường công mới là con đẻ.
- Dù sao cụ cử vẫn là thầy mình.
- Tao hỏi mày chứ thằng Vũ tội tình gì mà cụ cử ghét bỏ nó?
Cuộc cãi vã chấm dứt ngay. Rồi Huyên ân hận. Nó hứa sẽ viết thư thú tội và xin cụ cử Rư tha thứ. Chúng tôi có thầy Việt văn mới. Thầy Nguyễn Cao Đàn. Thầy Đàn đã dạy sử, địa, Pháp văn, vạn vật học, bây giờ thầy dạy thêm Việt văn. Thầy đàn được cả lớp kính trọng. Không phải thầy hiền mà vì quá khứ trung đoàn trưởng bộ đội kháng chiến của thầy còn gần gũi với cuộc sống vùng tề. Một người có quá khứ đẹp, ở bất cứ không gian, thời gian nào, vẫn được nhìn bằng đôi mắt cảm mến. Trong tâm tưởng chúng tôi, trước cũng như sau, những người đã trưởng thành ở miền Nam hay những người đang ở miền Bắc, đều không quên hai người thầy học khả kính: Thầy Nguyễn Cao Đàn và thầy Nguyễn Văn Quý. Thấy Qúy dạy lý, hoá và Anh văn. Thầy Đàn dễ tính, thầy Quý vui tính, ưa kể những chuyện khôi hài và thích học trò nghịch ngợm. "Các anh không nghịch thì không phải là học trò. Đi buôn bán hay làm thư ký cho xong. Nhưng nghịc vừa vừa thôi, nghịch đứng đắn và trêu thầy đừng làm thầy đỏ mặt. Anh nào trêu tôi không làm tôi cười, tôi sẽ phạt nặng". Thầy Quý nói thế. Còn thầy Đàn khuyến khích chúng tôi chơi thể thao. Cả hai ông thầy cùng khuyên học trò học để mở mang sự hiểu biết. Thầy Quý nói:
- Học để giỏi mới khó chứ học để thi đỗ dễ như bỡn. Tôi đây này, một vợ hai con rồi. Tôi mới có bằng tú tài thôi. Tôi không cần lên Hà Nội học nhưng mỗi năm tôi sẽ lấy một chứng chỉ cử nhân luật khoa.
Thầy Đàn nói:
- Tôi muốn các anh đủ kiến thức tổng quát khi rời nhà trường hơn là các anh có bằng cấp. Tôi không tin những người cẫn mẫn, học gạo, thuộc bài như vẹt sau này có thể làm việc lớn. Người học trò thông minh là người học trò học một suy ra mười. Thông minh không bao giờ là học gạo. Nhưng thông minh không có nghĩa là lười.
Trái hẳng với thầy Đinh văn Lô, chỉ muốn học trò thi đỗ:
- Các anh sẽ đỗ hết, với điều kiện các anh học gạo. Sang năm lên đệ tư, tôi sẽ dạy các anh làm một trăm bài toán tủ.
Thầy Đàn cùng vào Nam với tôi. Thầy đã bôn ba cách mạng hậu chiến, chống cả Tư Bản lẫn Cộng Sản một lượt. Đến nay, tóc thầy bạc phơ, tâm tính nhu8 người cuồng thời thế và lại ngồi dạy ở một tỉnh nhỏ miền Đông. Thầy Nguyễn Văn Quý cuỗm hết chứng chỉ cử nhân luật như thầy nói. Di cư, thầy bỏ nghễ dạy, đi làm thẩm phán, dân biểu quốc hội và hiện nay, thầy làm luật sư. Thầy Đàn dạy Việt văn khiến tôi quên dần cái mặc cảm học nhẩy. Tuy vậy, tôi chỉ lải nhải ít đoạn Chinh Phụ Ngâm với những điể cố vô tích sự. Tôi hết can đảm làm luận quấc văn. Suốt năm đệ nhất và đệ nhị lục cá nguyệt. Và cả hai bài đều dưới điểm trung bình.
Không khí lớp học vui vẻ từ hôm cụ cử Trịnh Đình Rư thôi dạy. Tôi chẳng thù oán gì cụ cử nhưng cụ nghỉ, tôi bớt được cái mặc cảm học nhẩy. Nhờ ngồi cạnh Huyên, tôi đã không lúng túng những bài hình học, đại số. Tôi cố gắng thật nhiều, hy vọng học kịp anh em. Song sự cố gắng không đi đến đâu. Như một thằng bé cố đọc sách triết lý. Chữ nghĩa làm cho no hoa mắt, làm cho nó nhức đầu, buồn ngủ và nó quăng sách đi.
Huyên mất công đến nhà tôi dạy lại tôi từ đường thẳng đến đoạn thẳng. Trong khi, ở lớp, tôi đã học tam giác đồng dạng, định lý Pythagore! Những giờ hình học, đại số, hoá học, vật lý học, đối với tôi, thật chán nản, buồn tẻ. Thầy Đan dạy Pháp văn lớp đệ ngũ không đúng trương trình Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Thầy coi vốn Pháp văn của chúng tôi tương đương với lớp nhì một nên tôi không vất vả mấy. Thầy Quý dạy từ bài đầu cuốn "cinquieme bleu", tôi theo kịp. Tôi chỉ còn hứng thú học môn lịch sử. mấy tháng sau, thầy Đàn nghỉ dạy Pháp văn. Thầy Lâm Hữu Bàng, hiệu trưởng công lập Nguyễn Công Trứ qua dạy chung tôi Pháp văn. Thầy Bàng đẹp trai. Mặt thầy lúc nào cùng đỏ hồng, áng lên dáng dấp người trí trức, Thầy có cái dáng mà ai nhìn cũng phái kính trọng.
Thầy Bàng dạy chúng tôi cuốn Histoire d'un enfant tức Le petit chose mà thầy dịch hal` "Thằng vô danh tiểu tốt" của Alphonse Đauet. Bài đầu là trang truyện đầu của anh chàng Daniel Eyssette. Je suis né en 13 Mai 18... dans une ville du Languedoc òul'on trouve, beaucoup de soleil, pas mal de poussiere et deux ou trois monuments romains. Mon pere... Thầy bắt sạn bài ở nhà, giảng nghĩa chữ khó bằng tiếng Pháp, trả lời thày bằng tiếng Pháp luôn. Không dùng một câu tiếng Việt nào trong giờ PHáp văn. Thầy khen những anh giỏi nhưng mắng những anh dốt như tát nước vào mặt. Lớp tôi, ngoài Huyên, Nguyễn Minh Định, và vài anh học trò đã có ba bốn tí nhau mới học nổi thầy Bàng. Còn tôi, tôi lại trốn những giờ Pháp văn. Thầy Bàng dạy tôi một bài học mà suốt đời tôi không quên. Hôm ấy, giờ "dictée". Tống Văn Phúc lén mở tự điển tra một chữ, thầy Bàng bắt được. Thầy đập bàn, giận dữ:
- C'est un voleur! Còn bé đi học mà đã ăn cắp, lớn lên anh trở thành đứa ăn cắp. Dẫu sao làm gì, anh cũng ăn cắp. Tôi không thích học trò của tôi tập ăn cắp từ ghế nhà trường. Cút khỏi lớp!
Tống Văn Phúc bị đuổi ra. Anh ta phải xin lỗi, hứa sửa đổi, thầy mới cho học những giờ sau. Thầy Lâm Hữu Bàng đang ở Saigòn. Thỉnh Thoảng gặp thầy chạy chiếc xe Lambretta cũ trên đường phố. Vẫn khuôn mặt đẹp không già, vẫn dáng dấp trí thức đáng kính. Đồng nghệp của thãy ở trường Nguyễn Công Trứ ngày xưa, hai ba người làm lớn lắm. Nhưng thầy, dù giỏi hơn, dù có tâm hồn hơn, thầy không muốn đi xa hơn. Tôi càng kính trọng thày và tin rằng thầy đã chửi Tống Văn Phúc vì thương Phúc. Thầy sẽ chẳng biết tôi, nhân ra tôi, bởi tôi không dám học thầy. Nhưng tôi nhớ lời thầy dạy suốt đời. Thầy dạy tôi làm người tốt. Tôi chán học tự đó. Vào dịp này, Hoàng Văn Lộc ở Hà Nội về. Công tử Lộc ăn mặc chững chạc như một sinh viên.
Lộc mặc áo bỏ trong quần, đi xăng đan. Nó khoe học ở trường Nguyễn Huệ với ông Bùi Hữu Đột, Lộc chở về Thái Bình một lô cua lý, hoá in rô nê ô của ông Đột. Nó bảo học ở Hà Nội sướng lắm, khkông phải viết bài, chỉ ngồi nghe. Nhưng cái sự học của Lộc nó lem nhem giống tôi. Vỏ Hà Nội của nó biến mất sau một tuần lễ. Lộc bị đồng hoá. Nó lại bỏ áo ra ngoài, kéo lê đôi guốc mộc và "cúp" những giờ toán và Pháp văn. Những giờ này, trời lạnh thì chúng tôi và đễn Mẫu đọc báo, trời nóng thì vẫy vùng dưới sông Trà Lý. Phòng thông tin của tỉnh tạm đặt ở gian ngoài của đền Mẫu. Đền có cái cửa sổ trông sang nhà bên cạnh. Và nhà bên cạnh có cô con gái tên Hà. Anh chàng Đặng Xuân Côn đã mê em Hà ở đây, vào những giờ trốn học.
Học hành được mấy tháng, thầy Đinh Văn Lô tổ chức hiệu đoàn trường Trần Lãm. Các ban báo chí, thể thao, âm nhạc, ca kịch ra đời. Chúng tôi tìm những thằng khù khờ nhất bầu làm trưởng ban và đứng ngoài phá đám. Đảng của tôi gồm những tên Lê Huy Luyến, Đặng Xuân Côn, Hoàng Văn Lộc, kết nạp thêm hai tên học đệ tứ nhẩy cóc là Nguyễn Thịnh và Đàm Viết Minh. Nguyễn văn Huyên hối hận chuyện trêu cụ cử Rư, đã bỏ Thái Bình lên Hà Nội học. Đảng của tôi khởi sự hoạt động khi thầy Lâm Hữu Bàng bận rộn nhiệm vụ hiệu trưởng trường Nguyễn Công Trứ, nghỉ dạy