ại lộ Batignoles, với hàng cây hai bên, có vẻ âm u và vắng lặng nhưng ở phía cuối, trái lại, người ta thấy quảng trường Clichy sáng choang.Janvier bước ra khỏi vùng tối, đầu điếu thuốc lá rạng đỏ ánh lên trong đêm.- Họ đã đi bộ về, tay trong tay. Anh đàn ông người thấp bé, tay chân ngắn ngủn, nhanh nhẹn. Cô gái trẻ và đẹp.- Cậu về ngủ được rồi, nếu không vợ cậu lại ghét tôi nữa...Ngay khi đặt bước tới hành lang mờ tối, Maigret nhận ra cái mùi quen thuộc, bởi ngay khi tới Paris ông đã ở trong một khách sạn cùng loại tại Montparnasse, khách sạn La Reine Morte (Bà hoàng hậu chết). Bà hoàng hậu nào đây? Không ai có thể cho ông biết điều đó. Chủ nhân thuộc vùng Auvergue và luôn canh chừng một cách hắc ám để đừng ai nấu nướng trong phòng.Đó là một mùi của những tấm ra nóng hổi, của những đời người chồng chất. Tấm biển đá hoa khắc những dòng chữ:Phòng mướn tháng,Tuần và ngàyTiện nghiCó phòng tắmNgười ta không xác định là chỉ có một phòng tắm cho mỗi tầng và phải nối đuôi nhau để sử dụng nó.Trong văn phòng, ông thấy một người đàn bà mang dép mềm và áo choàng mặc trong nhà, tóc như xơ, đang tính toán tiền nong trong ngày với một bảng chìa khóa trước mặt.- Xin lỗi, tôi muốn gặp ông Bodard...Bà ta không nhìn Maigret và lầm bầm:- Tầng bốn... Phòng 68...Không có thang máy. Thảm cầu thang trơ cả sợi và mùi càng nồng nặc khi người ta bước lên. Maigret gõ cửa gian phòng mang số 68 ở cuối hành lang. Ban đầu không ai lên tiếng trả lời. Khi ông gõ tới lần thứ ba một giọng đàn ông có vẻ cục cằn hỏi:- Cái gì thế?- Tôi muốn nói chuyện với ông Bodard.- Về cái gì?- Tốt hơn tôi không nên hét qua cửa để cả khách sạn cùng nghe.- Ông không đến vào một ngày khác được sao?- Chuyện khá khẩn cấp...- Ông là ai?- Cứ mở hé cửa, tôi sẽ nói...Có một tiếng động của nệm lò so. Cánh cửa mở hé và Maigret trông thấy một cái đầu bù xù tóc hung xoău tít, một khuôn mặt võ sĩ quyền Anh, một thân thể trần trụi lấp ló sau cánh cửa. Ông không nói gì mà chỉ đưa ra tấm huy hiệu của mình.- Bộ ông muốn bắt tôi à? - Bodard hỏi giọng nói không bộc lộ chút sự sệt hay lo âu.- Chỉ muốn hỏi anh vài câu thôi...- Tôi đang có khách... Ông phải đợi tôi vài phút...Cánh cửa đóng trở lại. Maigret nghe tiếng nói chuyện, tiếng bước. Hơn năm phút trôi qua cửa mới mở trong lúc ông Cảnh sát trưởng đã ngồi xuống một bậc cầu thang.- Ông vào đi...Chiếc giường đồng xốc xếch. Một cô gái vừa chải xong mái tóc sậm của mình trước tấm gương gắn trên toa-lét. Maigret tưởng đâu mình có thể lùi lại ba mươi lăm năm trong cảnh trí gợi nhớ khách sạn La Reine Morte.Có gái mặc một chiếc áo dài vải bông và đôi chân trần của cô mang dép. Cô có vẻ không hài lòng.- Em phải ra ngoài chứ?- Như thế tiện hơn. - Chàng tóc hung đáp.- Bao giờ thì em gặp lại anh?Bodard nhìn Maigret dọ hỏi.- Trong một giờ được chứ?Ông Cảnh sát trưởng gật đầu.- Em hãy đợi anh ngoài quán...Cô xét nét Maigret từ chân lên đầu bằng con mắt không chút cảm tình, chụp túi xách và bước ra khỏi cửa.- Tôi xin lỗi đến không đúng lúc thế này. - Maigret nói.- Tôi không nghĩ gặp ông sớm thế... Tôi nghĩ phải hai hoặc ha ngày nữa ông mới gặp tôi...Anh ta tra vội một chiếc quần dài. Thân mình để trần của anh trông khỏe mạnh, săn cứng, bù trừ phần nào cho thân thể nhỏ thó của anh ta. Nhất là đôi chân của anh ta ngắn ngủn. Đôi bàn chân của anh ta cũng để trần.- Mời ông ngồi...Bản thân anh ta ngồi nơi mép giường xốc xếch và Maigret đến ngồi nơi chiếc ghế bành độc nhất, rất không thoải mái, trong phòng.- Anh đã đọc báo rồi chứ?- Như mọi người.Anh ta không có vẻ hơi hung dữ. Nếu anh ta bực bội người khách đã cắt ngang cuộc gặp gỡ dễ chịu, người ta vẫn có cảm giác anh ta là một chàng trai tốt một cách tự nhiên với đôi mắt sáng đầy lạc quan. Đấy không phải là kiểu người đàn ông quay quắt, nhìn đời dưới khía cạnh bi đát.- Đây đúng là ông, Maigret, phải không?... Tôi nghĩ ông phải to lớn hơn... Và tôi không tin một ông Cảnh sát trưởng lại đi gõ cửa.- Điều đó vẫn xảy ra, anh thấy đấy.- Đồng ý, ông vừa nói với tôi về Josée đáng thương...Anh ta đốt một điếu thuốc.- Ông vẫn chưa bắt ai chứ?Maigret mỉm cười bởi cho tới giờ chính anh chàng tóc hung là người đặt những câu hỏi. Các vai trò bị đảo lộn.- Bà gác cổng có nói với ông về tôi không? Bà đó không phải là một phụ nữ mà là một cái đền, tôi còn gọi đó là một cái đền tưởng niệm người chết. Bà ta khiến người ta lạnh xương sống...- Anh quen cô Joséphine Papet bao lâu rồi?- Xem nào... Bây giờ tháng sáu... Đó là hôm sau ngày kỷ niệm sinh nhật của tôi, tức là ngày 19 tháng tư...- Anh gặp cô ấy bằng cách nào?- Bằng cách gõ cửa cô ấy. Hôm đó tôi đã gõ tất cả những cánh cửa của ngôi nhà. Đó là nghề của tôi, nếu người ta có thể gọi đó là một nghề. Tôi phải nói với ông điều này: tôi bán bảo hiểm...- Tôi đang nghe đây...- Mỗi người chúng tôi phụ trách hai hoặc ba quận và phải bỏ thì giờ đi khắp...- Anh còn nhớ ngày nào trong tuần không?- Một ngày thứ năm... Luôn luôn vì là ngày kỷ niệm sinh nhật của tôi mà tôi còn nhớ và lúc đó tôi khô cả cổ họng vì uống nhiều rượu...- Buổi sáng chứ?- Vào khoảng mười một giờ...- Cô ấy một mình chứ?- Không. Ở đó có một ông cao nghệu, ông ta nói với cô ấy: “Anh để em ở lại...”, rồi ông ta nhìn tôi và bỏ đi...- Anh bán bảo hiểm?- Cả những bảo hiểm tai nạn nữa... Và những bảo hiểm tiết kiệm, một cái mánh mới cũng khá thành công... tôi ở trong ngành đó chưa được lâu lắm... Trước đó tôi làm bồi trong quán cà phê...- Tại sao anh đổi nghề?- Để thay đổi... Tôi cũng đã từng bán hàng trong chợ phiên... Phải bạo mồm hơn trong nghề bảo hiểm, nhưng nghề bảo hiểm thì đáng trọng hơn...- Cô Papet trở thành khách hàng của anh à?- Không phải trong nghĩa đó...Anh ta cười.- Thế thì trong nghĩa nào?- “Tôi phải nói với ông rằng lúc đó cô ấy mặc áo dài rộng trong nhà, đầu quấn khăn và giữa phòng có một cái máy hút bụi... Tôi đã mời mọc, thuyết phục cô ấy và trong suốt thời gian đó tôi luôn nhìn cô ấy...Cô ấy không còn trẻ lắm; nhưng tròn trịa dễ thương và tôi có cảm tưởng về phía mình, cô ấy cũng thấy tôi không tệ lắm...Cô ấy bảo tôi rằng cô ấy không quan tâm tới bảo hiểm sinh mạng vì cô ấy không có người thừa kế và không cần biết tiền bạc của mình rồi sẽ đi về đâu...Bấy giờ tôi mới nói với cô ấy về bảo hiểm vốn, một món tiền đứt khoát người ta lãnh vào năm sáu mươi tuổi hoặc sớm hơn trong trường hợp tai nạn hoặc thương tật...”.- Cô ấy cắn câu chứ?- Cô ấy không nói được cũng không nói không... Thế là như thông lệ, tôi thà được cả hoặc ngả về không... Không khác được... Đó là tính khí của tôi... Đôi khi các bà nổi giận và tát tay, nhưng phải thử thôi, dù chỉ được một trên ba...- Và anh đã thành công?- Thành công...- Anh quen cô gái mới đây bao lâu rồi?- Olga hả? Từ hôm qua...- Anh gặp cô ấy ở đâu?- Tại một quán ăn tự phục vụ... Cô ấy đứng bán trong một cửa hàng... Ông làm tôi lỡ dịp lượng giá cô ấy,...- Anh đã gặp lại Josée bao nhiêu lần?...- Tôi không đếm... Mười lần? Mười hai lần?...- Cô ấy đưa chìa khóa cho anh chứ?- Không. Tôi nhận chuông.- Cô ấy không ấn định ngày nào cho anh sao?- Cô ấy chỉ bảo tôi là mình vắng nhà ngày thứ Bảy và Chủ nhật. Tôi có hỏi cái lão cao lớn tóc muối tiêu có phải là chồng cô không và cô đã quả quyết với tôi là không.- Anh có gặp lại ông ta không?- Hai lần...- Anh có dịp nói chuyện với ông ta không?- “Ông ta có vẻ không thiện cảm với tôi. Đúng ta ông ta nhìn tôi với con mắt hắc ám và bỏ đi ngay khi tôi tới...- Ai thế? - Tôi hỏi Josée.- Đừng quan tâm tới ông ấy - Cô đáp - Đó là một con người khốn khổ. Em đã nhặt ông ta như một con chó đi lạc.- Em có ngủ với...?- Cần phải... Em không muốn làm ông ta khổ... Có nhiều lúc ông ta muốn tự tử...”.Ican Luc Bodard có vẻ thành thật.- Anh không gặp những người đàn ông khác trong nhà nàng chứ?- Chúng tôi thỏa thuận với nhau là nếu cô ấy có khách, cô chỉ cần mở hé cửa, tôi sẽ nói về bảo hiểm và cô sẽ trả lời tôi rằng cô không quan tâm...- Chuyện ấy đã xảy ra chưa?- Hai hoặc ba lần.- Ngày nào trong tuần?- Ông đòi hỏi tôi nhiều quá đấy. Tôi biết là có một lần, đó là một ngày thứ tư... '- Mấy giờ?- Bốn giờ hay bốn giờ rưỡi gì đó.- Thứ Tư là ngày của Paré. Thế nhưng viên chức đường sông đã khẳng định với ông rằng ông ta không bao giờ đến đường Notre Dame de Lorctte trước năm giờ rưỡi hoặc sáu giờ.- Người đó trông thấy anh không?- Tôi nghĩ là không... Cánh cửa chỉ mở hé.Maigret quan sát Bodard một cách chăm chú.- Anh biết gì về cô ấy? - Ông hỏi.- Để tôi nhớ lại xem... Cô ấy thỉnh thoảng chỉ bộc lộ với tôi những câu ngắn ngủn... Tôi nghĩ cô ấy sinh trưởng tại Dieppe...Với anh chàng tóc hung, nàng đã không nói dối. Ông Cảnh sát trưởng ở phường đã gọi dây nói tới Dieppe về việc mai táng và thừa kế! Đúng là người thiếu phụ tên Joséphine Papet đã sinh tại thành phố này ba mươi mốt năm trước đây, cha là Hector Papet, thủy thủ tàu đánh cá và mẹ là Léontine Marchaucl, nội trợ. Người ta không biết nàng còn họ hàng gì tại thành phố.Tại sao nàng nói thật với Bodard trong khi với những người khác nàng chỉ gán cho mình những nguồn gốc khác nhau?- Cô ấy có thời gian làm việc trong một hộp đêm trước khi gặp một con người rất đàng hoàng, một nhà công nghệ, đã sống nhiều tháng với cô.- Cô ấy không nói với anh là mình sống bằng những cái nguồn nào à?- Có, ít nhiều... Nhiều người bạn giàu có vẫn thỉnh thoảng đến thăm cô ấy...- Anh biết tên họ không?- Không... Nhưng cô vẫn tâm sự với tôi, chẳng hạn: “Ông khập khiễng bắt đầu làm em chán... Giá như ông ấy đừng làm em sờ sợ...”.- Cô ấy sợ ông ta?- Cô ấy không bao giờ yên tâm và vì thế mà cô phải giữ một khẩu súng lục trong ngăn kéo của tủ nhỏ đầu giường...- Cô ấy có cho anh thấy khẩu súng lục không?- Có.- Cô ấy không sợ anh à?- Ông đùa đấy chứ? Ai sợ tôi?Quả thật khuôn mặt anh ta trông khá cảm tình. Thậm chí mái tóc hung và xoắn của anh ta, đôi mắt tim tím của anh ta, thân mình vạm vỡ và đôi chân ngắn của anh ta cũng toát ra một vẻ gì đáng tin cậy. Anh ta trông trẻ hơn tuổi ba mươi của mình và dĩ nhiên luôn có vẻ một cậu bé.- Cô ta có tặng quà cho anh không?Anh ta đứng dậy đi về phía cái tủ có ngăn kéo, lấy ra một chiếc hộp đựng thuốc lá bằng bạc.- Cái này đây...- Những món tiền nho nhỏ thì không bao giờ chứ?- Ông nói sao chứ?Anh ta có vẻ khó chịu, gần như giận dữ.- Nghề của tôi là đặt những câu hỏi khó chịu...- Ông đã đặt câu hỏi đó cho cái lão cao nghệu đó chưa?- Anh nói về Florentin?- Tôi không biết ông ta tên Florentin... Ông đó thì được nuôi dưỡng, đúng đấy.- Cô ấy có nói với anh về ông ta không?- Sao chứ?- Tôi nghĩ cô yêu ông ta...- Lúc đầu thì có thể... Cô ấy cần có một ai đó để nói chuyện, một ai đó không đáng kể và cô có thể làm mọi việc trước mặt người đó... Những người đàn bà cô đơn quen có một con chó, một con mèo, một con chim kim tước... Ông biết tôi muốn nói gì rồi chứ? Chỉ có cái lão đó, lão Florentin, bởi đó là tên lão, là giật dây hơi nhiều thôi...- Bằng cách nào?- Khi cô ấy gặp ông ta, ông ta tự xưng là người buôn đồ cổ... Ông ta đang khốn khổ nhưng lúc nào cũng chờ một món tiền sắp có... Có lúc ông ta còn mua lại những đồ đạc cũ và tân trang chúng qua loa... Rồi ông ta cũng quen thói ăn không ngồi rồi... Ông ta cứ lặp lại với cô ấy: “Khi anh có hai trăm nghìn frăng...” Và sau đó bòn rút cô ấy vài chục nghìn frăng...- Tại sao cô ấy không tách khỏi ông ta nếu không yêu ông ta?- “Ông thấy đấy, cô ấy rất tình cảm theo cái kiểu người ta chỉ còn thấy trong sách báo tâm tình lá cải. Này! Tôi đã nói với ông lần đầu tiên chuyện ấy xảy ra thế nào. Đó không còn là một cô bé nữa. Cô ấy đã có kinh nghiệm, đúng không? Thế mà sau đó, cô ấy lại bật khóc nức nở.Tôi cũng không hiểu tại sao và tôi đang ngồi khi cô ấy nói giữa hai tiếng nấc:- Anh sẽ khinh bỉ em...Người ta đọc được điều đó trong những quyển sách cũ kỹ và đó là lần đầu tiên tôi nghe một người đàn bà dùng những từ đó...Florentin đã hiểu ra. Trong những tình huống mủi lòng như thế, ông ta còn tỏ ra sướt mướt hơn cô ấy và sẵn sàng diễn những tấn tuồng bi ai trước mắt cô... Có khi ông ta vừa bỏ đi vừa thề thốt rằng sẽ không trở về nữa, rằng cô sẽ không còn nghe nói về ông ta nữa và cô chạy đi tìm ông ta trong cái xó xỉnh tồi tàn nào đó của ông ta ở đại lộ Rochechouart...”.Maigret không ngạc nhiên chút nào về chân dung người bạn học cũ. Florentin vẫn làm thế khi bị hăm dọa đuổi học. Tiếng đồn không ngoa rằng ông ta đã từng bò lê bò lết dưới chân ông hiệu trưởng mà thề sẽ không sống với sự sỉ nhục.- “Một lần khác ông ta đã lấy khẩu súng lục trong tủ nhỏ đầu giường và làm như đang nhắm vào màng tang mình.- Em là mối tình cuối cùng của anh và anh chỉ còn có em trong đời...Ông thấy đó, vẫn điệu hát cũ của ông ta... Trong nhiều giờ, nhiều ngày, cô ấy đã tin vào điều đó... Ông ta lấy lại niềm tin nơi chính mình còn cô ấy thì lại bắt đầu dè chừng...Thật ra, tôi nghĩ rằng, nếu cô ấy còn giữ ông ta lại, đó là vì cô không có ai để thay ông ta và sự cô đơn khiến cô hoảng sợ...”.- Thế rồi cô ấy đã gặp anh.- Đúng.- Cô ấy tìm thấy ở anh một người khả dĩ thay thế...- “Tôi nghĩ thế. Cô ấy hỏi tôi còn tiếp tục có nhiều cô bạn nhỏ không, tôi có chút thiện cảm với cô ấy không...Cô ấy không cần phải ôm chầm lấy tôi... Chuyện tế nhị mà... Chỉ thỉnh thoảng một vài câu bỏ nhỏ thôi...- Anh không xem em như một bà già đấy chứ?Và khi tôi phản đối thì cô ấy bảo:- Em lớn hơn anh năm tuổi và đàn bà thì mau già hơn đàn ông... Không lâu nữa, em sẽ có những nếp nhăn...Rồi cô ấy lại nói về cái lão cao lớn ốm o kia càng lúc càng tự xem như đang ở nhà mình.- Ông ấy muốn em cưới ông ấy. - Cô ấy bảo”.Maigret giật mình.- Cô ấy bảo với anh thế à? - Ông hỏi.- “Đúng. Cô ấy còn nói rằng cô là chủ nhân một căn nhà, rằng cô có tiền, rằng ông đề nghị cô mua một quán rượu hoặc một nhà hàng nho nhỏ ở bên cửa Maillot...Khi ông ta nói chuyện với tôi thì lúc nào cũng với vẻ khinh khỉnh... Ông ta gọi tôi là anh Tóc hung hoặc Giò ngắn.- Anh sẽ thấy là cuối cùng ông ấy cũng lèo lái anh thôi... - Cô ấy bảo tôi thế...”.- Bodard, anh hãy cho tôi biết, - Maigret hỏi - chiều hôm qua anh có đến đường Notre Dame de Lorette không?- “Tôi biết, ông Cảnh sát trưởng ạ... Ông muốn tôi đưa ra một cớ vắng mặt chứ gì? Rủi thay tôi lại không có. Có một thời kỳ tôi thiếu các cô gái, ngoài Josée và tôi có thể thú thật với ông rằng cô ấy không đủ cho tôi... Sáng hôm qua tôi đã bán một chứng khoán bảo hiểm quan trọng cho một con người hiền lành bảy mươi tuổi rất đỗi sợ tương lai của mình...Càng về già, người ta càng sợ tương lai...Thế rồi bởi trời đẹp và sau một bữa ăn thịnh soạn, tôi quyết định đi tìm gái.Tôi đi qua các đại lộ và vào hết quán này tới quán nọ... Bắt đầu thì không hay ho gì nhưng cuối cùng tôi cũng gặp được Olga, cô gái mà ông đã thấy và đang đợi tôi trong quán bia cách đây ba căn nhà... Tôi đã chỉ gặp cô ta vào khoảng bảy giờ... Cho đến lúc đó thì tôi không có cớ vắng mặt...”.Anh ta vừa tiếp lời vừa cười:- Ông không sắp sửa bắt tôi đấy chứ?- Không... Tóm lại từ nhiều tuần lễ nay, Florentin rơi vào tình trạng bất ổn phải không?- Nghĩa là, nếu muốn có lẽ tôi đã có thể chiếm chỗ ông ta, nhưng điều đó không cám dỗ tôi...- Ông ta có biết điều đó không?- Tôi tin rằng ông ta nhận ra sự tranh chấp bởi đó không phải là một lão ngốc... vả chăng Josée hẳn có nói bóng nói gió về tình huống...- Nếu ông ta phải loại trừ một kẻ nào đó, kẻ đó phải là anh mới hợp lý...- Có thể... Ông ta không biết rằng tôi đã quyết định nói không và dần dà bỏ rơi người đàn bà... Tôi sợ những người đàn bà khóc lóc sướt mướt lắm...- Tôi cám ơn anh...- Không có gì... Này, tôi không muốn thay đồ... Khi qua đó ông có thể nói với cô bé rằng đường đã khai thông và cô ta có thể trở lên không?Đúng đây là lần đầu tiên Maigret đóng một vai như thế, nhưng lời yêu cầu được thốt lên một cách tự nhiên và dễ thương nên ông không từ chối.- Chúc anh ngủ ngon...- Tôi hy vọng cô ta sẽ đặc sắc...Ông tìm ra quán rượu nơi các khách quen đang chơi bài. Đó là một tòa nhà củ kỹ, không sáng sủa và tên bồi mỉm cười mỉa mai khi thấy Maigret đi về phía cô gái.- Tôi xin lỗi đã ở lại quá lâu... Anh ấy đang đợi cô...Cô gái ngơ ngác, không biết nói gì và ông bước về phía cửa. Ông phải đi ngược về phía quảng trường Clichy mới tìm ra một chiếc tắc xi.