CHƯƠNG 31
Những ngày bình yên

     ừ ngày ly hôn với Tuyết, Nam đã có ý định vứt bỏ cả danh tiếng một cây bút chủ lực của toà báo tỉnh để vào Đà Nẵng sống với Thương Huyền. Lâu nay Nam vẫn đóng trọn vai người cao thượng nhận lỗi lầm thay cho Đào Vương, người anh hùng đã tàn phế. Nam hiểu rõ Thương Huyền hơn ai hết, sẽ không ai chữa lành căn bệnh của nàng ngoài Nam. Nàng yêu Nam, kính trọng Nam và cả căm thù Nam (Nàng căm thù vì hiểu lầm). Nhân dịp này có Hall và Ngọc Lan về Việt Nam, Hoàng Kỳ Nam nhận lời cùng Hall, và Ngọc Lan vào gặp lại Thương Huyền. Nam sẽ động viên thuyết phục nàng cùng con gái và Hall sang Mỹ để chữa bệnh.
- Con hy vọng lần này ba sẽ thuyết phục được má con sang Mỹ. Ngọc Lan nói, con biết má con chỉ nghe lời khuyên của ba.
- Cậu cứ vào trong ấy một chuyến, Đào Kinh nói, nhưng đến ngày đón danh hiệu xã anh hùng cậu phải về. Cả ông Hall và Ngọc Lan nữa, đừng quên nơi này, tôi còn có rất nhiều kế hoạch dự định làm ăn lâu dài với các vị.
Đào Kinh ra tận xe căn dặn Hoàng Kỳ Nam, bắt tay Hall và Ngọc Lan chào tạm biệt và nhìn mãi theo chiếc xe lao vút ra khỏi Trung Tâm Hoàng Thiên Long.
Chiếc máy bay đã hạ cánh xuống phi trường Đà Nẵng, Hoàng Kỳ Nam và Hall cùng Ngọc Lan hồi hộp gọi tắc xi về với Thương Huyền. Về với thương Huyền trong tình cảnh này, mỗi người đều mang một nỗi niềm riêng. Với Hoàng Kỳ Nam, từ phút giây quyết định đến với Thương Huyền, anh cảm nhận thấy cuộc đời mình đã mở sang trang mới. Với Hall và Ngọc Lan, chuyến này về chỉ mong sao đưa được Thương Huyền sang Mỹ.
 Nghe có tiếng xe ngoài cổng, Thương Huyền từ trong nhà ra đứng ngây giữa cửa.Vừa nhìn thấy Hall, đôi mắt nàng rực lửa. Nàng xua đuổi Hall như xua đuổi một bóng ma. Nàng nhìn Hall là kẻ đã cướp đi thằng Bin, cướp cả con Ngọc Lan của nàng. Hành động điên khùng của Thương Huyền làm Hall lo sợ. Nàng không còn nhận ra Hall, chàng phi công Mỹ năm nào có cặp mắt lơ xanh đã đưa nàng bay lên cao mãi trên bầu trời. Lâu nay nàng luôn sống trong mặc cảm tội lỗi. Nàng đâu biết  thời cuộc đã đổi thay. Nàng sống chôn vùi tuổi xuân trong căn nhà này như trả thù đời. Ngày ngày nàng ngồi bất động nhìn qua ô cửa sổ quan sát nhịp sống đang diễn ra trong ngôi biệt thự  Thu Cúc Vàng. Nàng đâu hiểu thời hoàng kim của dinh thự Đức Cường xưa đã tiêu tan. Trong ánh mắt buồn thăm thẳm với gương mặt lạnh lùng của nàng vẫn toát lên vẻ kiêu kì. Ngọc Lan nhào vào long mẹ.
- Con là Ngọc Lan của mẹ đây, mẹ không nhận ra con sao?
Thương Huyền lạnh lùng nhìn Ngọc Lan như kẻ xa lạ.
- Còn anh là Hoàng Kỳ Nam, em có nhận ra anh không?
Hoàng Kỳ Nam kinh hoàng nhận ra ánh mắt Thương Huyền đã trở nên vô hồn- ánh mắt của người điên.
Sự việc bất ngờ diễn ra khiến Hall và Ngọc Lan buồn chán. Con Ngọc Lan tỏ ra thương mẹ nhưng không có cách nào đưa được mẹ sang Mỹ. Cuối cùng Hall và Ngọc Lan buộc phải về Mỹ.ẻTước khi về Mỹ, Ngọc Lan nói với Nam:
- Con hứa với ba, con về Mỹ thu xếp công việc, con sẽ trở  về. Ngọc Lan nói trong nước mắt. Con van ba hãy ở đây với má.
Tiễn Hall và Ngọc Lan ra sân bay, Hall bắt tay Nam rõ chặt, hứa hẹn ngày gần nhất hai người lại được gặp nhau.
- Tội nghiệp Thương Huyền, Hall nói, ông đừng bỏ cô ấy. Cô ấy cần có ông hơn bao giờ hết.
Hoàng Kỳ Nam đứng tần ngần nhìn theo chiếc máy bay cất cánh gầm rú trên bầu trời rồi mất hút tron vũ trụ bao la.
 Để có điều kiện chăm sóc chữa bệnh cho Thương Huyền, Hoàng Kỳ Nam đã phải nhận hợp đồng với chị Thu Cúc viết lịch sử thành phố và nhận viết một số kịch bản phim để có tiền sinh sống nuôi hi vọng Thương Huyền khỏi bệnh. Từ ngày Nam về ở hẳn với Thương Huyền, chị Thu Cúc đã nhiều lần bóng gió: Tôi không ngờ cậu lại là kẻ si tình đến thế. Đây là lẽ tất yếu của chiến tranh, đâu cần cậu phải chịu hy sinh. Chiến tranh đâu chỉ riêng ở Việt Nam, mất mát đau thương đâu chỉ riêng người Việt Nam. Đại chiến thế giới thứ nhất thứ hai nước Nga đã phải mất đi cả triệu người.
Lời chị Thu Cúc dửng dưng, cũng giống như cuộc sống của chị đang dửng dưng. Ngày ngày chị ngồi trên chiếc Toyota màu trắng sang trọng đi về êm ru qua cánh cổng sắt ngôi biệt thự bốn mùa hoa nở, bốn mùa có bồn nước với những vòi nước trắng bạc phun lên cao một màu sương khói.
- Chả lẽ con vẫn yêu cái cô Thương Huyền mất trí đó sao? Câu hỏi bất ngờ của mẹ, khiến Nam không thể không thành thực. Mẹ đâu biết Nam sống vật vờ lâu nay chẳng phải cũng vì Thương Huyền đó sao. Nam đã nói trước với mẹ, Nam là  một nhà văn, mang dòng máu gia tộc Hoàng Kỳ, phải sống theo đúng những gì ông bà nội Nam đã từng sống, từng dạy bảo Nam từ những tháng ngày thơ dại. Thương Huyền mới đích thực là tình yêu của Nam. Cũng giống như mẹ là mối tình cao cả của bố. Nam bây giờ đã thành người tự do một nửa, Nam muốn bỏ cả nghề làm báo để thành người tự do hoàn toàn. Lâu nay Nam viết theo sự sắp đặt của ông tổng biên tập. Giờ Nam phải viết theo sự mách bảo của trái tim. Trái tim Nam đang thổn thức muốn đi tìm Thương Huyền. Nam linh cảm chị Thu Cúc đã cố tình làm tan nát cả  gia đình Thương Huyền.

 ***

Tướng  Hoàng Kỳ Trung về hưu, người hạnh phúc nhất là Yến Quyên.
 - Bà cũng rõ lạ kỳ, tôi làm tướng bà không vui bằng tôi về làm dân thường, Hoàng Kỳ Trung nói.
 - Có gì hơn tình cảm vợ chồng, suốt bốn mươi lăm năm làm vợ ông, giờ tôi mới thực sự yên lòng. Ông cứ ngẫm xem, ở làng Đoài này chẳng nhà nào được giàu có như nhà mình, chức tước cũng chẳng ai bằng ông, suốt một đời chinh chiến, giờ ông về làm dân cày tôi vẫn thấy vui.
Tướng Hoàng Kỳ Trung không ngờ Yến Quyên lại nói ra những lời cay đắng, trần trụi đến thế. Hoàng Kỳ Trung buồn bã lặng lẽ bước ra khỏi nhà. Ông ra cầu Đình Đoài, chiếc cầu cong cong soi bóng chiều tà lung linh dưới mặt nước. Lững thững theo bờ sông ra cánh đồng làng, ông bất chợt thấy lòng ấm lại muốn được nhìn ngắm cảnh vật đồng đất làng Đoài. Đã lâu lắm ông mới lại có những phút giây chiêm ngẫm lại cuộc đời như lúc này. Đúng là quyền uy của một vị tướng như ông không còn, và nhan sắc Yến Quyên giờ cũng đã tàn phai, con sông làng Đoài thì vẫn thao thiết trôi về biển cả mãi không bao giờ ngưng. Muôn đời sông vẫn cứ trôi về biển cả như thế. Đã bao năm, đồng làng Đoài vẫn ngan ngát xanh. Ngoài cánh mã Rốt, hai ngôi mộ ông bà Hoàng Kỳ Bắc vẫn nằm cạnh nhau im lìm nhìn thời thế đổi thay. Hoàng Kỳ Trung đứng trước hai ngôi mộ bố mẹ mà lòng se lại. Ông ân hận đã không mang theo thẻ hương thỉnh cầu báo cáo cho hương hồn hai cụ  biết ông đã về làng, kết thúc một đời binh nghiệp. Lần này thì ông về ở hẳn với dân làng Đoài không đi đâu nữa. Đứng tần ngần mãi tới khi trời sập tối lúc nào, ông bừng tỉnh vội vã ra về. Đêm xuống, bóng tối bao trùm không gian. Ông về ngồi lên chiếc sập gụ ăn bữa cơm đầu tiên của một vị tướng về hưu mà Yến Quyên đã sắp sẵn đợi ông.
- Mình ăn cơm sớm, lát nữa thế nào bà con xóm láng họ cũng sang chơi. Yến Quyên nói, ông đi đâu để tôi đợi mãi?
- Tôi ra thăm đồng làng! Hoàng Kỳ Trung nói, đã lâu lắm tôi mới lại có được những giây phút yên bình. Có gắn bó với quê hương mới nhận ra đồng đất làng Đoài mình đẹp thật.
Bữa cơm diễn ra vui vẻ, Yến Quyên dọn bát đũa, Hoàng Kỳ Trung pha ấm nước chè thật ngon đón khách láng giềng. Loại chè Thái thơm nhất ông đã chuẩn bị từ tháng trước để đãi dân làng Đòai. Yến Quyên còn đang rửa bát ở sân giếng đã nghe có bước chân bước vào ngõ. Người đầu tiên là lão Khi. Lão khua gậy vào cánh cổng cộc cộc nói như chửi giữa giời.
- Mẹ kiếp, làm lên tướng, ngỡ có nhà lầu xe hơi ở Thủ Đô chứ sao lại chịu về xó xỉnh làng Đoài này hả. Rõ đếch bằng Kỳ Bắc ngày xưa. Lão già này nói thật đấy! Hoàng Kỳ Bắc bố anh ngày xưa không bị thằng Trần Tăng giết oan thì bây giờ khá hơn các anh là cái chắc. Bốn chục năm trước Hoàng Kỳ Bắc đã lên xe xuống ngựa tung hoành khắp nơi.
- Mời cụ sang xơi nước, Hoàng Kỳ Trung nói, chuyện cũ nhắc lại làm gì cụ ơi.
- Cũ là thế nào, lão Khi cãi, anh đi biền biệt không hiểu thế sự làng Đoài mình. Tôi già rồi, sắp xuống lỗ rồi chẳng sợ gì mà không nói thật. Mấy tay ủy ban tôi cũng đếch sợ, anh là ông tướng tôi cũng đếch sợ. Tướng về hưu còn gì uy quyền. Sau này anh ngẫm lại lời lão già này nói chỉ có đúng, về làng Đoài này anh lại khổ cho mà xem.
 Hoàng Kỳ Trung cười, rót chén nước chè đặc mời lão Khi.
- Cháu không sợ khổ, vào nhà tù của Mỹ Ngụy bị đánh đập tra tấn dùi cui roi điện cháu chịu được, giờ về làm dân thường có khổ cũng vui.
 - Ông tướng ơi là ông tướng, Lão Khi cười hầng hậc, ông chỉ giỏi đi đánh nhau, về làng ngu ngơ như bò đội nón chả hiểu gì thế thái nhân tình. Ông đi quanh năm suốt tháng có biết được nổi khổ của dân làng Đoài không?
- Làng Đoài mình gần một năm nay sống vô chính phủ, vị tướng về hưu đã biết chưa? Cô Lùn từ giếng nước nói vọng vào.
- Mấy người nói năng thận trọng nhá, ông Ban cán bộ thuế vụ về hưu vừa mới vào sân đã oang oang, người ta là tướng lo tính việc quân cơ, ba cái chuyện vặt ở làng này đã là gì mà mấy người quan trọng hóa vấn đề. Tôi chỉ muốn biết ông tướng chuyến này về có dự tính lớn lao gì không? Nghe nói ông em vợ Đỗ Hiền của vị tướng sắp sửa từ Mỹ về đầu tư xây trường học cho xã. Rõ là thời cuộc đổi thay mới tuyệt vời làm sao.
Câu chào mở đầu của ông Ban khiến Hoàng Kỳ Trung ớn lạnh sống lưng. Ông ngồi lặng rót nước vào ấm tràn cả ra sập gụ mà không biết. Hoàng Kỳ Trung ngồi thừ ra nhìn mọi người kéo đến nhà mỗi lúc một đông. Ông Ban vừa vào đến cửa thấy hai mẹ con cô Cam và Vương lọc cọc chống nạng dắt díu nhau bước vào sân. Cuộc tranh luận bàn tính chuyện xã hội, chuyện làm ăn mỗi lúc một sôi động. Hoàng Kỳ Trung không ngờ mọi người lại quan tâm đến chuyện chính trị hơn cả dân thành phố. Vương cố rướn người chống chiếc nạng gỗ bước lên bậc thềm nhìn Hoàng Kỳ Trung cười, nói rõ to:
- Báo cáo thiếu tướng, trung úy Đào Vương đã có mặt. Hoàng Kỳ Trung vội đỡ Vương ngồi xuống sập gụ cạnh mình.
- Nghe nói cậu đấu tranh với chính quyền xã dữ lắm phải không. Chuyện của cậu vang lên đến tỉnh rồi đó.
 - Báo cáo thủ trưởng lên đến trung ương cũng không sợ. Trong chiến trường mất cả cẳng chân tôi còn không sợ, giờ về làng chuyện chi mà tôi phải sợ. Tôi thiếu úy Đào Vương nguyện một đời cống hiến hi sinh cho đảng đến hơi thở cuối cùng.
- Phải thế chứ! Hoàng Kỳ Trung nói, mấy năm cậu về quê, gái làng Đoài đã cô nào để mắt tới cậu chưa? Hy sinh cống hiến cho Đảng cho dân thế là tốt rồi, nhưng vẫn phải lấy vợ nữa.
- Vị tướng đi xa không biết đó thôi, Nghe nói nó đã có vợ có con trong Nam rồi. Lão Khi nói.
- Hoàng Kỳ Trung chợt ngây người nhớ tới câu chuyền tình rắc rối mấy năm trước của Vương.
- Từ ngày chúng tôi vào trong ấy thấy cảnh tình người ta thế, nó nguyện suốt đời không yêu ai nữa. Mẹ Vương thanh minh, tôi đang tìm cách liên lạc với đứa con của nó ở bên Mỹ để bố con nó nhận nhau. Bà Cam nói nhìn Hoàng Kỳ Trung.
- Bố Đào Kinh của Vương lâu nay ra sao rồi? Hoàng Kỳ Trung hỏi.
- Năm ngoái bố Kinh nó về thăm, cho nó cái xe đẩy nó còn quẳng xuông sông, nó có thèm nhận bố nó đâu, chú giúp tôi khuyên bảo nó.
- Con đâu còn con nít. Mẹ còn thương ông ấy thì đi với ông ta. Con còn sống ngày nào con cấm cửa. Phải là những người lính đổ xương máu nơi chiến trường như con, như tướng Trung đây mới thấy căm thù những kẻ phản bội Tổ quốc. Chuyến này về đề nghị đồng chí thiếu Tướng phải kiên quết đấu tranh với chính quyền xã trả lại tên làng Đoài xưa cho dân đội ba ta. Nếu cứ gọi làng xóm theo thứ tự đánh số một hai ba bốn mãi, sau này sẽ chẳng còn ai biết tên làng tên xóm mình  nữa. Và cứ đà này mấy ông trên huyện trên tỉnh lại đua nhau đặt lại tên các xã theo thứ tự đánh số, xã một xã hai xã ba, rồi huyện một huyện hai huyện ba, rồi tỉnh một tỉnh hai tỉnh ba thì cái đất nước này sẽ là một đất nước lạ lùng nhất thế giới ha ha...
Vương khoái chí cười ngất. Chú Bành đồng tình nói:
- Cậu Vương nói phải, tôi phản đối cả chuyện Đỗ Hiền đầu tư xây dựng trường học. Dù con em làng Đoài có thiếu trường thiếu lớp phải ngồi ngoài gốc mít để học cũng không cần đến kẻ phản bội Tổ quốc giúp đỡ. Chính quyền xã mà lại nhận thức lơ mơ về lập trường giai cấp. Cô Yến Quyên có giận tôi cũng nói. Đỗ Hiền tuy là em trai cô nhưng cậu ta là kẻ nợ máu, là kẻ thù của dân tộc, là tên ác ôn hành hạ tra tấn ngay cả anh rể mình trong nhà tù Mỹ Ngụy. Chuyện này thiếu tướng Hoàng Kỳ Trung rõ hơn ai hết.
- Kể cũng trái khoáy thế nào, bà Sen vó bè nói, cả làng cả xã mình xưa nay có truyền thống cách mạng, có lòng yêu nước căm thù giặc đến tận xương tuỷ, gìơ lại để cho thằng phản động nó xây trường học giáo dục con em mình thì cũng lấy làm điều chướng.
- Đã nghèo rớt mồng tơi mà các ông các bà cứ sỹ diện, lão Khi nói, không để Đỗ Hiền tình nguyện bỏ tiền ra xây dựng lại ngôi chùa làng Đông,  thánh thần phải nằm phơi sương nắng đến bao giờ. Đấy các ông các bà lên Đông Phương mà xem bà con người ta còn vận động kiều bào nước ngoài ủng hộ quyên góp xây dưng lại ngôi chùa đẹp như cung Điện nhà vua.
Yến Quyên không ngờ câu chuyện trở nên gay gắt. Với Đỗ Hiền, Yến Quyên vẫn đau đáu mong sao có ngày gặp lại người em trai duy nhất của mình. Mẹ của Yến Quyên đã trông ngóng tháng ngày khóc con mờ cả mắt. Giờ thời thế đã đổi thay thì ắt mọi chuyện phải thay đổi cũng là lẽ thường tình.
- Các người rõ ác, Yến Quyên gay gắt, Cậu Đỗ Hiền nhà tôi đã có tội, muốn chuộc lại lỗi lầm với dân làng Đoài mình bằng cách xây dựng trường học, những mong cho lớp con cháu chúng ta được học hành tử tế là điều tốt, tại sao mọi người lại cho đó là điều sỉ nhục. Quan điểm của Đảng và nhà nước cũng đã khác xưa, bắt tay làm bạn với tất cả các nước trên thế giới kể cả kẻ thù lớn nhất như đế quốc Mỹ bây giờ cũng đã là bạn thì đối với cậu Hiền nhà tôi tại sao mọi người lại không thể hoà đồng?
Câu chuyện trở nên nặng nề, mọi người lần lượt ra về. Đêm trở lại yên tĩnh. Yến Quyên nhìn gương mặt Hoàng Kỳ Trung thâm trầm, mái tóc bạc trắng, đôi mắt đục màu tro thỉnh thoảng lại giật giật, miệng mấp máy muốn nói điều gì đó mà không nói được. Hai vợ chồng cứ để điện sáng thâu đêm như muốn ngồi mãi với nhau trên chiếc sập gụ này. Đã bao năm dân làng Đoài đã quen nhận ra ánh sáng thâu đêm trong ngôi nhà vợ chồng Hoàng Kỳ Trung, nó vẫn sáng chói lên qua mỗi biến cố đổi thay của thời cuộc, nó vẫn sáng chói lên quá khuya mỗi lần vị tướng về nhà thăm vợ. Ngôi nhà này là chứng nhân của lịch sử thăng trầm của người làng Đoài. Chiếc sập gụ vẫn  sáng lên theo năm tháng, nó vẫn in rõ hình bóng bà Kỳ Bắc ngồi têm trầu ngóng chồng đánh xe ngựa về làng thả đèn giời, hát cô đầu ở đình Đoài vào dịp rằm tháng tám. Chiếc sập gụ trở nên lạnh lẽo từ ngày hai ông bà Hoàng Kỳ Bắc mất đi. Bà Kỳ Bắc đã phải tự móc ruột moi gan mình cũng chính trên chính chiếc sập gụ này để cứu danh gia dòng tộc Hoàng Kỳ. Yến Quyên đưa tay xoa đi xoa lại trên sập gụ nhìn chồng.
- Giá mình nghe tôi lên Hà Nội thì tôi đã được phân nhà từ lâu rồi. Hoàng Kỳ Trung nói. 
- Dù anh có được phân nhà ở Hà Nội thì tôi vẫn ở làng Đoài này, vẫn ở mãi ngôi nhà này, vẫn ngồi mãi trên cái sập vụ này.
- Tôi chịu thua mình rồi. Hoàng Kỳ Trung dịu giọng.
- Mình vẫn chưa nhận ra cái quý giá nhất của đời người là được sống gần gũi với chồng con. Yến Quyên ngước nhìn chồng, đời lính đã cuốn hút mình không còn nhận ra điều đó.
- Tôi hiểu rõ tình cảm của mình với tôi. Không có mình gia tộc Hoàng Kỳ này đã tan biến từ lâu. Trong quân đội tôi là tướng giờ trở về, mình lại là tướng của tôi. Mọi chuyện từ nay mình quyết định hết.
- Ông sẽ phải chấp hành mọi mệnh lệnh của tôi chứ? Yến Quyên cười vui vẻ.
- Xin được tuân lệnh. Hoàng Kỳ Trung nắm chặt đôi bàn tay Yến Quyên.
- Khuya rồi ông nên đi nghỉ, sáng mai còn lên xã nộp giấy tờ, giọng Yến Quyên xúc động, ông hãy nghe tôi, chỉ cần làm tròn bổn phận của một công dân tốt. Hãy quên là mình đã làm tướng. Sáng mai ra ủy ban có ai nhắc đến chuyện con Tuyết và thằng Nam hãy liệu mà nói kẻo người ta lại bảo bố con ông về cậy quyền cậy thế ruồng rẫy chê bai cô chủ tịch xã này.
- Tình hình con Tuyết gì ra sao?
- Từ ngày tòa xử hai đứa ly hôn, con Tuyết về đằng nhà mẹ đẻ nó. Bao năm nay làm dâu nhà mình, giờ trắng tay, phận đàn bà như nó cũng rõ tội.
Hoàng Kỳ Trung xúc động ôm Yến Quyên vào lòng. Bao năm làm tướng tôi thấy bình thường, giờ về làm dân thường lại thấy lo. Chỉ mỗi chuyện găp lại con Tuyết ngoài xã không biết nói thế nào với nó.
- Ngủ đi, nếu sợ để mai tôi cùng lên xã với ông.
- Bà cứ làm tôi còn bé lắm.
Yến Quyên vùi đầu vào ngực chồng mãn nguyên. Đêm làng Đòai trầm lắng tiếng sóng biển từ xa vọng về.
- Chiều nay thấy có bóng rươi. Ông còn nhớ bóng rươi không. Mai rươi nhiều lắm đó, tôi sẽ đãi ông món chả rươi trứng gà ngon tuyệt trần.

 ***

Tướng Hoàng Kỳ Trung bước vào trụ sở ủy ban xã, một cán bộ văn phòng đang mải mê viết gì đó.
- Mời ông cứ ngồi chờ ít phút tôi phải chuyển cho đồng chí chủ tịch cái đơn, anh ta nói mà không nhìn ông, rõ cái anh đội ba này toàn những thành phần cứng đầu cứng cổ kiện cáo tùm lum.
- Kiện chuyện gì vậy đồng chí? Hoàng Kỳ Trung hỏi.
- Còn chuyện gì nữa, vẫn là chuyện đất đai, chuyện trả lại tên làng tên xóm cũ cho cái anh đôi ba. Rõ rách việc, cái tên làng Đoài, làng Đông nghe cũ rích chứ hay ho gì mà nuối tiếc. Đây đích thị là âm mưu của bọn xấu tìm cách gây khó dễ cho chính quyền xã đây mà. Chỉ khổ quần chúng nhân dân chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì cứ a dua chống đối chính quyền. Phải tóm cổ mấy thằng cầm đầu là yên chuyện. Cậu văn phòng vừa nói vừa cầm tờ đơn bước ra cửa. Hoàng Kỳ Trung ngồi một mình chờ đợi. Lát sau cậu văn phòng tất bật bước vào nhìn Hoàng Kỳ Trung.
- Ông ở đội mấy? Có việc gì gì xin cứ trình bày tôi nghe. Trông ông như người ở xa về?
- Báo cáo đồng chí, cũng chẳng có việc gì quan trọng, ngày đầu tiên rời quân ngũ về địa phương, tôi lên trình diện chính quyền.
- Thì đi mãi, đến tuổi cũng phải về chứ. Ông ở đội mấy?
- Tôi ở làng Đoài.
- Đấy, lại làng Đoai, cậu văn phòng ngỡ ngàng. Ông về đúng vào thời điểm làng Đoài nhà ông đang nóng làm chính quyền xã điêu đứng, dân tình kiện cáo tùm lum không chịu bầu trưởng thôn. Đã một năm nay cả làng sống vô chính phủ không chịu nộp sản cho nhà nước. Dân tình cứ sôi lên sùng sục. Có khi phải nhờ vào những tay súng cừ khôi của những người lính hồi hương như ông trừng trị thì mới yên được.
-  Bà con làng xóm mà đồng chí làm như giặc không bằng.
- Ông về rồi ông sẽ thấy, còn hơn cả giặc. Nếu là giặc lại dễ đánh, chỉ pằng pằng nổ súng. Đằng này súng không được nổ, gậy cũng chẳng đánh được ai thế mới tức. Lãnh đạo mà chỉ được dùng lý lẽ thì khó quá. Dân trí thấp, lý lẽ lại chả có, toàn những lý sinh sự. Đến đồng chí chủ tịch xã là con dâu làng Đoài mà cũng chịu.
- Đồng chí cho tôi gặp đồng chí chủ tịch xã.
- Xin ông cho biết quý danh.
- Tôi là Hoàng Kỳ Trung ngưòi làng Đoài.
 Tay văn phòng sững người.
- Ông là tướng Hoàng Kỳ Trung đây sao? Sao ông không nói trước để tôi báo các đồng chí lãnh đạo đón tiếp ông chu đáo.
 Cậu văn phòng vồn vã dẫn Hoàng Kỳ Trung sang phòng chủ tịch thanh minh: 
- Đồng chí chủ tịch thông cảm, ông nhà chẳng nói trước nên tôi đã để ông nhà ngồi chờ lâu quá.
- Không sao, Tuyết nói, đồng chí về phòng làm việc. Con mời bố ngồi. Con biết bố về từ hôm qua, bố có khỏe không ạ? Chắc mẹ đã nói hết chuyện chúng con với bố rồi. Con không ngờ bố lại về hưu nhanh đến thế. Tình kình làng Đoài bây giờ phức tạp lắm ạ, bố có cách gì giúp chúng con, giúp xã. Con tin dân làng Đoài sẽ nghe bố. Còn chuyện giữa anh Nam và con, chúng con đã tự giải quyết êm thấm rồi. Đối với con trước sau con vẫn là con cái của bố mẹ.
- Chị đã nói thế thì tôi cũng hỏi thật, ai là đối tượng để dân làng Đoài phẫn nộ đòi đổi tên làng, kiện cáo chuyện xã bán mấy xuất đất trên ngã tư.
- Con mời bố sang văn phòng đảng ủy, các đồng chí bên ấy sẽ nói cụ thể hơn. Bố về thật đúng lúc, Đảng uỷ xã hôm nay tổ chức gặp mặt ông Hiền bàn chuyện xây dựng ngôi chùa làng Đông, bố sang bên đó trước dự luôn thể, lát nữa con sang. Còn chuyện bán đất thì thú thực với bố cũng là chủ trương của xã muốn tổ chức thật to, thật hoành tráng cho buổi đón danh hiệu anh hùng của xã sằp tới, nên đành phải xin huyện mở lối bằng cách bán vài xuất đất lấy tiền cũng là chuyện cực chẳng đã. Muốn giải quyết dứt điểm những chuyện này, trước tiên phải thuyết phục được anh Vương. Từ ngày bố đưa anh Vương về làng, anh ấy làm mình làm mẩy coi chính quyến xã chẳng ra gì, kiện cáo, yêu sách đủ chuyện. Làng Đoài vẫn gọi anh ấy là người hùng số một. Dân làng gọi thế vừa có ý ca ngợi lại vừa có ý nói anh ấy là một người đặc biệt. Anh ấy còn tỏ ra khoái chí được dân làng Đoài gọi là người đứng đầu nổi dậy chống lại chính quyền xã. Việc gì anh ta cũng biết. Anh ta là con ngươi kỳ quặc nhất, ngang bướng nhất, và cũng anh hùng nhất, dám làm mọi chuyện.
- Thôi được rồi, Hoàng Kỳ Trung đứng dậy nói, vấn đề không phải tay Vương kỳ quặc như thế nào, cái chính là quan điểm của xã nhìn nhận sự việc của dân đội 3 đòi trả lại tên làng Đoài là đúng hay sai? Nếu đúng thì xã phải sửa sai. Nếu không đúng xã phải có trách nhiệm giải thích cho dân hiểu.
- Bố ơi, mọi chuyện đâu phải đơn giản c&ute;ng vậy, anh là chồng em, đêm nay chúng mình cưới nhau. Nam đứng dậy kéo Thương Huyền vào lòng, nàng không giẫy dụa như mọi khi, mắt nàng long lanh nhìn Nam. Nam muốn  kiểm tra lại trí nhớ nàng, muốn đánh thức niềm khát khao và yêu thương của nàng. Nam muốn gợi cho nàng nhận biết đã bao ngày nay Nam chăm sóc cho nàng. Nam nhẹ nhàng hôn lên đôi môi nàng, tạo cho nàng niềm sung sướng. Nam âu yếm vuốt ve thân thể nàng. Nam thất vọng thấy nàng vẫn lạnh băng, không một biểu hiện rung động nào. Nam xót xa thương cho thân phận nàng, thương thân phận mình. Lời chị Thu Cúc lại vẳng lên trong tâm trí “Nó có mất trí mới không theo con Ngọc Lan sang Mỹ, nó có mất trí mới để cậu sống với nó. Biết đâu đến ngày nào đó khỏi bệnh, nó cũng sẽ theo con Ngọc Lan sang Mỹ rồi suốt đời cậu sẽ không bao giờ có được nó” Nam thấy rùng mình ớn lạnh. Không! Nam ôm trầm lấy Thương Huyền như sợ mất nàng. Thương Huyền phải là của Nam. Em sẽ được hạnh phúc! Anh vứt bỏ mọi công danh sự nghiệp, vứt bỏ dư luận đàm tiếu để về với em. Nam xiết chặt nàng vào lòng. Đêm nay chúng mình cưới nhau. Nam run run cởi tấm áo dài trắng nàng đang mặc. Vẻ ngây ngô của nàng cuốn hút Nam lạ thường. Mùi cơ thể nàng thơm phức. Làn da nàng mịn màng. Nam lặn ngụp chìm đắm trong niềm đam mê nàng. Nam dồn hết sức lực đàn ông còn lại cuối đời để cố đánh thức niềm khát khao hưng phấn trong thân xác lạnh giá của nàng lâu nay.
- Em có muốn anh yêu em mãi thế này không?
Nàng cười ngu ngơ. Nam rướn người yêu nàng. Nam cảm nhận rõ thân thể nàng đang nóng dần lên. Những ngón tay nàng mềm mại khẽ mơn man trên da thịt mình. Nam đánh thức được bản năng đã chết trong nàng từ lâu. Nam mê mải yêu nàng cuồng nhiệt. Cả Nam và nàng đều chìm đắm trong nỗi niềm vừa sung sướng vừa đau khổ...
Sáng dậy, nàng còn đang ngủ, Nam mở cửa, chiếc xe Toyota màu trắng của chị Thu Cúc vừa lướt qua cánh cổng sắt màu xanh xám lao ra phố. Nắng buổi sáng chiếu lên màn sương khói trong bồn nước trước ngôi biệt thự nhà chị Thu Cúc. Bóng con cháu gái giúp việc thấp thoáng trên hàng hiên. Nó khẽ cất tiếng hát nghe nao nao lòng người. Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao…
Nhìn thấy Nam, cô bé cười rõ tươi:
- Chú Nam ơi, cháu đi chợ, bữa nay cô chú ăn thứ chi để cháu mua. Nam bảo cô bé mua những thứ mà Thương Huyền thích. Bóng cô bé tung tẩy bước ra khỏi cổng, Nam vào nhà hôn nhẹ lên gương mặt Thương Huyền...

 ***

 Nam liên tiếp nhận được những tin quan trọng. Tin đầu tiên của Đào Kinh gọi Nam về dự lễ khai trương trung tâm thương mại. Ông còn bảo con Măng nó yêu cầu Nam phải về. Tiếp đến là tin bố mẹ nhắn Nam phải về ngay để “xem mặt” cô gái nào đó bố mẹ đã “nhắm” trước cho Nam bên làng Đông. Nếu Nam đồng ý là cưới liền. Mẹ Nam còn đe, nếu Nam không cưới vợ năm nay sang năm sẽ không được tuổi. Mẹ còn báo tin cậu Hiền đã xây dựng xong ngôi chùa làng Đông đẹp lắm. Và cuối cùng là tin con Ngọc Lan lần này từ Mỹ về, sẽ cho cả chồng con nó ra thăm ông bà nội ngoài miền Bắc. Tất cả mọi tin tức đều không làm Nam xúc động bằng Thương Huyền hồi phục trí nhớ. Nam chăm sóc yêu thương nàng, bù đắp lại bao năm tháng Nam và nàng phải xa nhau. Nam không cho Thương Huyền biết những lá thư của mẹ viết cho Nam về cô gái nào đó mà mẹ Nam nhắn về xem mặt. Chị Thu Cúc bảo:
- Nếu con Ngọc Lan từ Mỹ về lần này phải dứt khoát cho Thương Huyền sang Mỹ. Người ta còn đăng ký kết hôn giả để được ra đi hợp pháp. Cậu thương yêu nó liệu có lo được hạnh phúc cho nó cả đời.
Chị Thu Cúc cho xe Nam và Thương Huyền ra sân bay đón vợ chồng con Ngọc Lan. Thời tiết vào thu nhưng trời miền Trung vẫn nắng nóng, Nam nắm chặt tay Thương Huyền, khi chiếc máy bay hạ cánh trên đường băng. Trong dòng người từ đường băng bước ra, con Ngọc Lan nhận ra Thương Huyền và Nam trước, nó lao đến ôm mẹ. Thương Huyền khóc nức nở, Ngọc Lan quay sang ôm cổ Nam, giọng nó nghèn nghẹn:
- Com mừng ba đã làm cho má khỏi bệnh. Con mong có ngày được gọi tên ba thật to. Ba Nam! Ngọc Lan sung sướng cười mà nước mắt ứa ra.
Cả Nam và Thương Huyền sững sờ nhìn con Ngọc Lan thay đổi quá nhiều. Khuôn mặt nó hồng rực trẻ trung. Khi nó ào đến ôm lấy Thương Huyền, Nam vẫn nghĩ như có sự nhầm lẫn nào đó. Khi con Ngọc Lan ôm cổ gọi“ ba Nam của con” Nam mới bừng tỉnh. Chồng Ngọc Lan là anh chàng người Mỹ to cao, mắt xanh mũi lõ, da trắng, vóc dáng hào hoa lịch thiệp. Cậu ta tay dắt đứa bé trai chừng năm tuổi đứng ngẩn ngơ. Đứa trẻ có gương mặt lai Mỹ mở cặp mắt thao láo đứng ngây nhìn Nam và Thương Huyền. Con Ngọc Lan xúc động lau nước mắt:
- Con xin giới thiệu với ba má, đây là Tim, chồng con và cháu Gion.
 Nam bắt tay chàng trai người Mỹ với danh nghĩa nó là chàng rể của mìnhoacute; thế. Bố quá rõ chuyện này, vấn đề đâu chỉ đổi tên làng Đoài là xong. Vẫn là chuyện ngày xưa, đình Đoài bị phá đi, ai là người trực tiếp chỉ đạo phá đi bố biết rồi. Đồng chí Trần Tăng và bố anh Vương chứ ai. Giờ lại đến lượt anh Vương đấu tranh đòi trả lại tên làng Đoài. Dân làng họ chả bảo, đời bố phá đi thì đời con phải đòi lại. Đòi được tên làng Đoài rồi, họ sẽ đòi lại cái nền đình Đoài cũ. Nền đình Đoài cũ  chính là trụ sở Đảng bộ xã bây giờ. Nếu bố ở cương vị bí thư Đảng bộ, bố có dám cho dân phá trụ sở Đảng bộ để khôi phục xây dựng lại đình Đoài không? Đã có ý kiến trong ban chấp hành Đảng ủy cho rằng đây là âm mưu của kẻ địch chống đối lại chính quyền phải kiên quyết trừng trị, phá trụ sở Đảng tức là phá Đảng đem bỏ tù được.
- Lại đến thế sao? Hoàng Kỳ Trung nói, chuyện này để bố gặp tay Vương, nhưng chính quyền xã cũng cần xem xét kỹ mọi chuyện, không nên quy chụp vội vàng.
Hoàng Kỳ Trung từ phòng chủ tịch bước sang văn phòng Đảng ủy với tâm trạng rối bời. Sống tới cuối đời, hôm nay là ngày đầu tiên trở về làm người dân bình thường, ông mới thực sự thấy cuộc sống này không đơn giản chút nào. Ông đi trên hành lang văn phòng Đảng uỷ, cảm giác lâng lâng. Nơi đây chính là nền móng ngôi đình Đoài cũ, một ngôi đình lừng lững cổ kính rêu phong chất chồng bao kỷ niệm tuổi thơ ông. Ông bâng khuâng nhìn ra khoảng sân trước mặt thấy trống vắng hình bóng hai cây quéo cổ thụ cao to lồng lộng tán lá rợp cả khoảng trời làng quê năm nào. Hai cây quéo đã chết dần chết mòn từ ngày hợp tác xây cái sân kho ra khoảng đất trống cạnh bờ sông. Ngày ấy lão Khi làng Đoài còn doạ cán bộ xã: “Tôi nói cho các ông xã biết, cây cao bóng cả là nơi thần linh trú ngụ, hai cây quéo làng Đoài chết đi báo hiệu điềm gở cho dân làng, nếu không giặc giã thì cũng lũ lụt bão gió mất mùa đói kém dịch bệnh cho mà xem” Lời lão Khi nói quả không sai, sau đó mấy năm liền dân tình đói dài đói rạc, làng xóm xác xơ. Ngày ấy Hoàng Kỳ Trung về phép thăm nhà để đi chiến trường, trong nhà trống huơ trống hoác chẳng thấy thóc lúa đâu, Yến Quyên phải đi đào củ chuối độn cơm. Thời gian trôi nhanh, con người già đi, cảnh vật biến đổi, thấm thoắt đã mấy chục năm.
Có tiếng nói hùng hồn từ trong văn phòng Đảng uỷ khiến Hoàng Kỳ Trung sững lại.
- Chúng ta đang bước vào thế kỷ hai mốt, mỗi chúng ta phải có một tư duy mới. Việt Nam ta đã bắt tay làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, kể cả nước Mỹ, kẻ thù của ta xưa. Chủ trương của Đảng và nhà nước xoá bỏ hận thù giai cấp, cùng nhau xây dựng một đất nước giàu đẹp. Bởi thế cho nên, việc ông Đỗ Hiền từ Mỹ trở về có tấm lòng hảo tâm, vì quê hương vì tình làng nghĩa xóm đã bỏ ra khoản tiền lớn xin được xây dựng lại ngôi chùa làng Đông lâu nay bị tàn phá đổ nát là một việc làm đáng hoan nghênh. Thay mặt Đảng bộ xã, thay mặt nhân dân xã nhà, tôi chân thành cảm ơn ông Đỗ Hiền. Với việc làm tốt đẹp này của ông Đỗ Hiền chúng ta cần biểu dương ủng hộ. Hoàng Kỳ Trung gai người nghe tiếng vỗ tay đầy hào hứng của mọi người và tiếng Đỗ Hiền vang lên. Và lúc này vẫn là giọng nói ấy, giọng nói  trong phòng hỏi cung của trung tâm tâm lý chiến phi trường năm nào vẫn vang lên trong tâm trí Hoàng Kỳ Trung. Những lời lẽ cao ngạo, lối hùng biện tài tình của viên đại tá nguỵ quyền Sài Gòn Đỗ Hiền, và những ngón đòn tra tấn kiểu Mỹ ngày ấy đã gây cho Hoàng Kỳ Trung nỗi căm hờn suốt đời không sao quên được. Và lúc này, tiếng nói của kẻ thù đang vang lên trong trụ sở Đảng uỷ xã, tiếng nói của người em vợ ông đã bao năm phiêu bạt xứ người nay mới được trở về. Ôi cuộc đời, ôi quê hương, ôi niềm vui và nỗi buồn, vinh quang và điếm nhục. Hoàng Kỳ Trung chếnh choáng đang định quay về thì Tuyết từ văn phòng uỷ ban cắp cặp bước tới. Tuyết nói như reo lên:
- Bố vào đi, con vừa được các anh ấy điện bảo phải sang ngay, Tuyết hồn nhiên kéo Hoàng Kỳ Trung vào văn phòng Đảng uỷ.
- Bố về thế này thật đúng lúc. Bố phải làm quen với mọi nề nếp sinh hoạt ở địa phương. Tuyết và Hoàng Kỳ Trung bước vào, mọi người ngỡ ngàng nhận ra Hoàng Kỳ Trung. Đỗ Hiền đang nói bỗng im bặt, bắt gặp ánh mắt Hoàng Kỳ Trung, cả hai người đứng ngây trong giây lát nhìn nhau.
- Xin giới thiệu với các đồng chí, giọng Tuyết lanh lảnh, Thiếu tướng Hoàng Kỳ Trung nay đã có quyết định nghỉ hưu, ông về lại quê hương cùng chúng ta góp sức xây dựng xóm làng giàu mạnh, rất mong được các đồng chí quan tâm. Và giờ đây chúng ta mời ông cùng dự buổi gặp mặt vui vẻ này. Hoàng Kỳ Trung chào bắt tay mọi người.
- C´ng loáng của những người con xa quê từ mọi miền đất nước ra đi nay có quyền chức, có danh có tiếng, hoặc làm ăn kinh doanh  thành đạt trở về. Đội dân quân tự vệ thắt đai gài lựu đạn gỗ, vác súng đi đều bước theo đội hình diễu binh trước kỳ đài. Đội quân nhạc mặc lễ phục trắng viền đỏ, mũ kê pi trắng viền vàng đứng trước kỳ đài thổi kèn đồng theo nhịp trống rộn rã.
Nam về đến nhà, mẹ Yến Quyên nhào ra líu nhíu cầm tay Thương Huyền, ôm lấy con Ngọc Lan rồi bế bé Gion lên thơm vào má nó, nói nhỏ với Nam:
- Mẹ bảo bà Cam và Vương sang nhá? Bà ấy và Vương đã chờ đợi phút dây này từ lâu lắm rồi.
- Và cả mẹ nữa chứ, mẹ không mong có phút giây này sao? Mẹ thấy Thương Huyền có làm dâu mẹ được không?
- Tất nhiên rồi. Yến Quyên nói.
Nam nhận ra nét mặt mẹ rạng rỡ. Bố Hoàng Kỳ Trung với bộ quân phục ngực đỏ rực huân chương lấp lánh. Bé Gion ngơ ngác nhìn những tấm huân chương trên ngực Hoàng Kỳ Trung. Cả Thương Huyền, cả Ngọc Lan, cả Tim và bé Gion cũng nhìn mãi vào những tấm huân chương trên ngực Hoàng Kỳ Trung. Gương mặt Hoàng Kỳ Trung sáng ngời hạnh phúc, ông cười tự hào nói:
- Ông vừa đi diễn tập về, nay mới chỉ làm thử thôi, mai mới chính thức khai mạc. Các con về đúng ngày này quả là vẻ vang thay.
- Em sợ nhìn vào mặt bố, Thương Huyền đưa bàn tay run rẩy níu lấy tay Nam nói, bố còn đang say xưa hạnh phúc chưa nhận ra em đâu.
Nam đến bên bố giới thiệu Thương Huyền để bố nhận mặt con dâu mới.
 - Bố ơi đây là Thương Huyền vợ con. Còn kia là cháu Ngọc Lan và chồng nó tên là Tim, và cháu Gion các cháu hiện đang sống ở bên Mỹ.
- Chuyến này chúng cháu về Việt Nam thăm ba má, thăm ông bà, ăn tết xong chúng cháu lại đi mỹ. Con Ngọc Lan ríu rít nói thay lời ba má.
Hoàng Kỳ Trung lúc này mới sững sờ nhìn kỹ vào từng người như thể ông đang kiểm tra duyệt đội quân của ông hồi nào. Ông lừ lừ nhìn xoáy vào chồng con Ngọc Lan, nét mặt ông biến đổi dần, hàng my đã bạc trắng của ông khẽ nhíu lại, giọng nói trở nên dè giặt:
- Gia đình cháu hồi chiến tranh có ai sang Việt Nam đánh nhau với ông, đánh nhau với bố vợ cháu không?
Bố xúc động tay run rẩy khi ông đưa mắt nhìn sang con Ngọc Lan rồi lại nhìn Thương Huyền, bố đã nhận ra cái cô Thương Huyền hai mươi năm về trước giống mặt con Ngọc Lan bây giờ. Thương Huyền hiểu rất rõ ký ức trong ông đang tưởng nhớ lại những ngày ông sống trong phòng tra tấn của kẻ thù. Ông lập cập bước vào trong nhà như thể chạy trốn.
- Tính bố các con thế đấy, Yến Quyên nói, lúc vui lúc buồn thất thường lắm, nhất là từ hôm cậu Hiền đưa cả gia đình từ Mỹ về.
 Ngọc Lan bảo cậu lái xe taxi ở lại vài ngày để đi lại cho tiện. Nó tỏ ra tháo vát không để ý tới thái độ của ông Hoàng Kỳ Trung. Nó líu ríu nắm tay chồng, dịch cho chồng hiểu mọi chuyện đang diễn ra.
- Em không ngờ Đỗ Hiền đại tá quân lực Việt Nam Cộng Hoà lại có thể là cậu ruột của anh, Thương Huyền nói.
- Em hãy quên mọi quá khứ để sống cho thanh thản.
Mẹ Yến Quyên đã chuẩn bị trước bữa cơm tối đón con trai con dâu mới của mẹ thật chu đáo. Yến Quyên là người hiểu rõ mọi chuyện đang diễn ra biến động từng giờ từng phút trong gia đình mình.
- Con có sang nhà Vương không?
- Con đang băn khoăn không biết nên xử sự thế nào với Vương cho phải.
Mâm cơm bày ra với đủ các món do Yến Quyên nấu nướng và cô Lùn phụ giúp. Yến Quyên tỏ ra yêu quý lấy thức ăn cho Thương Huyền, dịu dàng bảo với vợ chồng con Ngọc Lan: Các cháu lần đầu về quê cứ ăn uống cho no. người nhà quê nghèo nhưng tình cảm chân thực.
Hoàng Kỳ Trung lặng lẽ trong hoài niệm về nỗi căm hờn. Nam rót cho bố cốc rượu cố làm cho bố vui:
- Con chúc mừng bố trong ngày vui trọng đại của tất cả người dân làng Đoài ta, của tất cả nhân dân xã Chiến Thắng anh hùng.
- Ăn cơm xong con phải sang bà ngoại, cậu Hiền đang mong con từng ngày. Mẹ Yến Quyên nói. Hoàng Kỳ Trung uống cạn chén rượu mặt đỏ rực, những tấm huân chương cũng đỏ rực, sáng lấp lánh trên ngực ông. Nam ra bể nước rửa tay bảo cậu lái xe Ta xi chuẩn bị cho Nam sang làng Đông thăm bà ngoại. Bóng tối làng quê gợi lại trong Nam cảm xúc xa vời. Hàng cau trước cửa nhà vẫn vươn thẳng trên nền trời cao. Cây cau gần bể nước đêm nào Nam còn giữ thang cho bà nội trèo lên hái cau ăn trầu và giấu lời di chúc của bà trên ngọn cau.
Nam bảo mẹ Yến Quyên cho Thương Huyền và vợ chồng con Ngọc Lan và bé Gion cùng sang làng Đông thăm bà ngoại. Tất cả ngồi chật cứng trên chiếc xe ta xi chạy trên đường làng mà vaacute;c đồng chí thông cảm, cả đời chỉ quen việc quân cơ, giờ về địa phương không còn tướng tá chi hết, tôi chỉ muốn bình đẳng cùng mọi người, có gì khiếm khuyết mong được mọi người chỉ bảo.
Tuyết mời Hoàng Kỳ Trung ngồi lên hàng ghế trên, cuộc gặp mặt càng thêm long trọng. Đỗ Hiền tiếp tục nói, tiếng nói âm vang và gương mặt Đỗ Hiền lúc này chỉ cách Hoàng Kỳ Trung vài mét. Đã vào tuổi ngoài sáu mươi, vời dáng cao lớn, từng trải, Đỗ Hiền luôn tỏ ra tự tin. Giọng Đỗ Hiền say sưa, lúc chậm rãi lúc cao trào.
- Tất cả mọi người chúng ta ngồi đây ai cũng hiểu, dân tộc Việt Nam ta đều có chung một dòng máu Lạc Hồng. Tôi là kẻ tha hương gần trọn cuộc đời, nay trở về mang nặng nỗi đau buồn mặc cảm lớn lao với bà con làng xóm. Thời trẻ của tôi đầy tham vọng ngông cuồng và kiêu ngạo nên đã phải trả giá. Suy cho cùng, tất cả chúng ta đều có quyền chọn riêng cho mình con đường đi khi đã nhận biết được lẽ sống. Kết cục tôi là kẻ đã thất bại và phải chấp nhận mọi hậu quả trước cuộc đời. Tôi không có quyền yêu cầu bất kỳ điều gì ở bà con làng xã. Trong cuộc chiến bao giờ cũng có người thắng kẻ bại- đó là quy luật tất yếu. Tôi là kẻ bại trận, nhưng kẻ bại trận vấn phải sống bà con ạ, thậm chí phải sống sao cho tốt và chịu trách nhiệm trước dân tộc, trước nhân dân, trước người thân của mình. Tôi biết dân tộc Việt Nam ta đã trải qua bao năm chiến tranh, đổ không biết bao xương máu mới có được ngày hôm nay. Tất cả chúng ta đều thấy cái giá trị vô cùng lớn lao của một dân tộc là phải giữ cho đất nước được yên bình, dân tình no ấm. Nếu tôi không nghĩ tới điều này, tôi có thể cùng các con tôi yên phận sống mãi ở nước Mỹ, một đất nước văn minh giàu có nhất thế giới. Thưa bà con, tôi đưa con cháu tôi về lại quê hương còn bởi rất nhiều lẽ, vì tương lai lâu dài của các cháu, vì nhớ quê hương đất nước, vì hiếu nghĩa với gia đình và còn một điều vô cùng hệ trọng nó luôn thôi thúc để tôi được gặp lại người anh rể của tôi kia, Anh Hoàng Kỳ Trung. Trong cuộc chiến tranh vừa qua, hai anh em tôi đã đi về hai ngả và đã trực tiếp đối mặt nhau trong thời điểm cuộc chiến cam go nhất ở trong chiế trường.
Hoàng Kỳ Trung không ngờ trong lúc này Đỗ Hiền lại có thể nhắc lại câu chuyện năm xưa giữa ông và Đỗ Hiền một cách thản nhiên đến vậy. Mọi người đổ dồn ánh mắt vào ông, biến ông thành nhân vật trung tâm của cuộc gặp mặt hôm nay. Đỗ Hiền kể lại mọi tình tiết câu chuyện cuộc gặp mặt bất ngờ giữa ông và Đỗ Hiền trong nhà tù Mỹ Nguỵ năm nào như một câu chuyện huyền thoại.