(The 12th Planet)
Lời cảm ơn

     ác giả muốn bày tỏ lòng biết ơn tới những chuyên gia trong hơn một thế kỷ đã khám phá, giải mã, dịch và giải thích di vật chữ viết, nghệ thuật và văn hóa của vùng Cận Đông Cổ đại, cùng nhiều tổ chức và nhân viên với sự hào phóng và xuất chúng của mình đã cung cấp cho tác giả những cứ liệu hình ảnh và tư liệu làm căn cứ viết nên cuốn sách này.
,và văn hóa Tác giả đặc biệt biết ơn Thư viện Công cộng New York nói chung và Phòng Phương Đông nói riêng; Thư viện Nghiên cứu (Phòng Đọc và Phòng Sinh viên Phương Đông) của Bảo tàng Anh, London; Thư viện Nghiên cứu của Trường Thần học Do Thái, New York; và sự hỗ trợ bằng hình ảnh của Ban Quản trị Bảo tàng Anh, Quản lý cổ vật Assyria và Ai Cập; Giám đốc Bảo tàng Vorderasiatisches, Staatliche Museen, Đông Berlin; Bảo tàng University, Philadelphia; Bảo tàng quốc gia Pháp (Bảo tàng Louvre); Giám đốc Bảo tàng Cổ vật, Aleppo; Cơ quan Quản lý Vũ trụ và Hàng không Mỹ.

CHÚ THÍCH CỦA TÁC GIẢ

Cuốn Hành tinh thứ Mười hai được xuất bản và đến tay độc giả lần này nhân dịp kỷ niệm một bước ngoặt kép. Đầu tiên, nó trùng với dịp xuất bản cuốn thứ 7 và là cuốn cuối cùng trong loạt sách Biên niên sử Trái đất; và thứ hai, nó đánh dấu mốc 30 năm kể từ lần đầu tiên xuất bản cuốn Hành tinh thứ Mười hai, cuốn đầu tiên trong loạt sách đó.
Mvà đếnlần này nhân dịp 7MTrong lịch sử ngành xuất bản, đặc biệt là thể loại phi hư cấu (non-fiction), hiếm có cuốn sách nào được xuất bản lâu như vậy. Cuốn Hành tinh thứ Mười hai không những đạt được mức kỷ lục về thời gian mà đạt một kỷ lục khác: cuốn sách này là ấn phẩm thứ 45 của phiên bản sách bìa mềm Avon Books đầu tiên; ngoài ra nó còn trùng với sự kiện cuốn sách được dịch ra ngôn ngữ thứ 22 (tiếng Việt). Được xuất bản và tái bản bằng tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ khác dưới các hình thức khác nhau: bìa cứng, bìa mềm, sách bỏ túi, sách đại chúng và các hình thức khác (bao gồm bản chữ Braille cho người mù và sách đọc qua băng), cuốn sách này đã đến tay hàng triệu độc giả, được trích dẫn (hoặc trích dẫn sai…) trong nhiều cuốn sách khác, được bình luận và tranh cãi trên vô số bài báo, các chương trình phát thanh, truyền hình và hơn nửa triệu website. Xét theo mọi tiêu chí, đây là một cuốn sách “kinh điển”.
Khi bắt tay vào viết cuốn sách này, tôi không hề nghĩ rằng nó sẽ là cuốn sách được mọi người chú ý nhiều nhất, hay sẽ là phát súng mở đầu cho một loạt sách 7 cuốn (cộng thêm 4 cuốn “đi kèm”). Thực tế, tôi không hề nghĩ rằng tựa đề của cuốn sách này lại có từ “hành tinh”. Tất cả những gì tôi muốn lúc đó là tìm ra ai là người Nefilim được đề cập trong Kinh thánh. Việc khám phá ra rằng họ chính là người Anunnaki (“Người đến Mặt Đất từ Thiên Đường”) theo quan niệm của người Sumer đã mở ra trước mắt tôi những hướng nghiên cứu và nhận thức mới. Bước đột phá lớn nhất chính là nhận thức rằng thiên sử thi về Đấng Sáng tạo của người Sumer/Babylon chính là một tài liệu khoa học phức tạp. Từ đây những kết luận liên quan đến sự tồn tại của một hành tinh nữa trong Hệ Mặt trời của chúng ta, đến nguồn gốc sự sống trên Trái Đất và cuộc du hành vũ trụ trong quá khứ đã cho thấy trước một loạt những khám phá tiếp theo về thiên văn học, di truyền học và các lĩnh vực khoa học khác mà 30 năm trước chúng ta không thể nghĩ tới.
Cuốn sách này chỉ ra rằng không có mâu thuẫn giữa Kinh thánh và Thuyết Tiến hóa. Kinh thánh tồn tại bởi tôi tin rằng nó tiết lộ cho chúng ta sự thật về nguồn gốc của mình – và rằng CHÚNG TA KHÔNG ĐƠN ĐỘC.
ZECHARIA SITCHIN
New York, tháng 10 năm 2006