Phê phán hệ tư tưởng Mác xít là một chương của dự án Cơ sở tư tưởng thời quá độ. Song khi triển khai vấn đề, chương sách này đã vượt khuôn khổ vì không thể chỉ giới hạn vào mặt nhận thức luận. Do đó hình thành ra quyển sách - không nhằm đóng góp vào thư tịch về chủ nghĩa cộng sản, mà chủ yếu nhằm thảo luận vấn đề cơ sở tư tưởng của thời đại. Phê phán tự nó là một vận động hủy tạo, nhằm tháo gỡ những khúc mắc trên những chặng đường hành trạng - nhưng tự nó không xây dựng một kiến trúc mới. Phê phán hệ tư tưởng trong toàn bộ chủ nghĩa Mác chỉ ra những tồn tại và hủy diệt của một lý luận có toan tính thủ tiêu một thế giới, một nhân loại và một văn hóa cũ để xây dựng nên những cái mới, khi lý luận ấy có quyền lực trong tay. Cho nên sẽ không xét đến từng xu hướng Mác xít, cũng như những tương quan đối chiếu chủ nghĩa Mác với những tư trào chế ngự thế kỷ vừa qua như hiện tượng luận, cấu trúc luận, thuyết hủy tạo, triết học phân tích, chủ nghĩa thực chứng... Phê phán hệ tư tưởng Mác xít nhằm định vị sự phát triển và thất bại của chủ nghĩa ở chung cuộc cùng với sự cáo chung của chế độ đã phân hóa thế giới thành hai văn hóa, hai ngôn ngữ. Sự thống trị của một bóng ma không thể phục sinh trên con đường quyền lực tư tưởng.Đan cử một ví dụ: Quan điểm của một người Mác xít vào 1979: Đa số những triết gia Mác xít coi đối thoại giữa những hệ tư tưởng đối lập có thể khả hữu, nhưng từ chối xây dựng đối thoại này quay về chủ nghĩa nhân bản trừu tượng. Trong quan điểm của họ, một cuộc đối thoại như thế dường như không thể loại bỏ đấu tranh ý thức hệ; mà nó chính là một hình thái đặc thù của cuộc đấu tranh ấy.(Xem "Chủ nghĩa Mác và những tranh luận về chủ nghĩa nhân bản" của T.I.Oiserman, trong Paul Ricoeur, Main Trends in Philosophy, 1979). Cùng tác giả này vào 1993: Chúng ta cũng có thể nói là triết học mác xít hiện tại ở Nga, trong mọi trường hợp đã là một triết học thực sự hậu-mác xít, theo chiều hướng là rất nhiều những tư tưởng mà các triết gia Xô viết bảo vệ không còn là những tư tưởng của Karl Marx và F. Engels nữa, đôi khi còn tỏ ra không phù hợp, ngay về cơ bản, với những phát biểu của những cha đẻ sáng lập ra chủ nghĩa Mác. (Xem "Những năm 90"của T.I. Oiserman và S.T. Melioukhine, trong La philosophie en Europe, Raymond Klibansky và David Pears, 1993.) Marx đã chết. Ở ngưỡng cữa bước vào thế kỷ 21, nếu Marx có sống lại như một chủ nghĩa tân-Mác, như những chủ nghĩa tân-Kant, tân-Hegel, lời nguyền đầu tiên của ông chắc hẳn là: Tôi không là người Mác xít. mục lục chương 1: đọc Marx.......................................... 5 chương 2: đọc Lenin.......................................... 27 chương 3: lý luận về tha hóa............................... 45 chương 4: lý luận về tư bản............................... 61 chương 5: lý luận về ý thức hệ.......................... 87 chương 6: lý luận về vật hóa.............................. 115 chương 7: lý luận về lịch sử............................... 129 chương 8: phê phán chủ nghĩa duy vật lịch sử 143 chương 9: phê phán thực tiễn chủ nghĩa Mác 163 phê phán hệ tư tưởng mác-xít ĐẶNG PHÙNG QUÂN PHÊ PHÁN HỆ TƯ TƯỞNG MÁC-XÍT CHỦ ĐỀ 2002 cùng một tác giả L'existence d'autrui et la Fidélité dans l'oeuvre de Gabriel Marcel (1967) Hiện hữu tha nhân với G. Marcel (1969) Ca ngợi triết học (1970) Triết học và Khoa học (1972) Về tiểu thuyết của Khái Hưng (1972) Triết học Aristote (1972) Chân dung triết gia (1973) Triết học và văn chương (1974) Miền thượng uyển xưa (1983) Văn chương và Lưu đày (1985) Một dặm tương thân (1987) Tự truyện (1997) Phê phán hệ tư tưởng Mác-xít (2002) ghi chú thư tịch Nhìn lại 100 năm triết học và văn chương, Chủ Đề- giai phẩm mùa Xuân 2000 & Dòng Việt số 9 năm 2000. Cơ sở phê bình luận vị lai, Chủ Đề số 6, 2001. Những tồn tại của phê bình quyền năng phán xét/mỹ/nghệ, Chủ đề số 7, 2001. Viết::đọc - mối quan hệ bất khả thi, Chủ Đề số 5, 2001. Tiểu thuyết có khả hữu, Chủ Đề số 4, 2000. Thu chí, Chủ Đề số 3, 2000. Lý luận phụ nữ, Chủ Đề số 8, 2001. Quan hệ đồng tính/đồng văn, Chủ Đề số 9, 2002. Hành trạng tư tưởng, Chủ Đề số 4, 2000. Trường hợp Trần Đức Thảo, Văn Học số 96 & 98, 1994. Hai người đàn bà, Chủ đề số 8, 2001.