Chương một
Loại Hoa đỏ

Một buổi họp bạn

 
Việt thở một hơi dài khoan khoái. Ánh nắng buổi mai lọt qua khuôn cửa sổ, hắt vào tận chỗ giường Việt nằm. Khoảng trời xanh lơ ở bên ngoài thật trong sáng như chứa đựng cả hương thơm ngan ngát của đồng quê. Anh nhỏm ngay dậy, nhìn sang giường bên cạnh. Khôi vẫn còn ngủ. Việt gọi:
- Khôi, dậy đi cậu!
Thấy bạn chỉ ậm ừ không trả lời, Việt nhào sang lắc mạnh:
- Dậy mau, cậu quên rằng chúng mình đang ở ấp Xuân Lộc à?
Khôi hé một con mắt:
- À, ờ… tớ đâu có ngủ. Tớ đang lơ mơ đấy chứ…
- Còn lơ mơ gì nữa! Chúng mình đang được nghỉ học, và… trời hôm nay đẹp không tưởng tượng được cậu ạ.
Khôi bật ngay dậy che tay ngáp. Con Vện, con chó của đôi bạn nằm khoanh tròn đằng phía góc buồng cũng vểnh hai tai lên gầm gừ phụ họa.
Việt chỉ con chó bảo Khôi:
- Kìa, con Vện nó mắng cậu đấy. Nó bảo cậu là đồ lười!
Khôi vớ chiếc gối bông ném vào đầu Việt:
- Hỗn!
Việt bắt lấy chiếc gối ném lại, và cuộc hỗn chiến bằng gối bông bắt đầu làm cho con Vện khoái quá, nhảy từ người nọ sang người kia, sủa ăng ẳng. Cái trò đó chấm dứt khi dì Hạnh, bà dì của Việt bước vào:
- Coi kìa, các cháu! Làm gì mà nghịch ngợm như con nít thế!
Dĩ nhiên dì Hạnh không còn liệt Khôi Việt vào hạng trẻ con nữa. Đối với bà thì đôi trẻ là hai cậu học sinh bậc trung học rồi. Mà học sinh trung học thì phải đứng đắn, không nên đùa rỡn bằng cách lấy gối bông ra phang nhau. Cho nên bà nghiêm mặt bảo:
- Hai cháu đi rửa mặt, rồi còn ra ăn điểm tâm.
Khôi, Việt vâng lời, chạy ra ngoài giếng.
Không đầy hai phút họ đã trở vào, ( ta có thể tưởng tượng được họ rửa mặt kỹ như thế nào! ) và ngồi vào bàn. Dượng Tư -- chồng dì Hạnh – đã đi thăm vườn từ sáng sớm, nên chỉ có hai anh em ngồi ăn. Dì Hạnh vừa dọn các món điểm tâm cho hai trẻ vừa nói:
- Hôm nay đẹp trời lắm. Các cháu có định đi chơi đâu không?
Khôi Việt đưa mắt nhìn nhau. Việt ngập ngừng nói:
- Thưa dì, chúng cháu… có hẹn với các bạn…
Khôi tiếp:
- Dạ, chúng cháu rủ nhau đi cắm trại ạ.
Dì Hạnh cười dễ dãi:
- Ồ, về đây nghỉ, các cháu muốn đi chơi đâu cũng được miễn là phải về nhà đúng giờ cơm tối để dượng Tư khỏi chờ. Cũng không được tắm sông, và nhớ đừng nằm trên cỏ ướt kẻo bị cảm. Bạch Liên với thằng Dũng có đi cùng các cháu không?
Khôi Việt gật đầu. Dì Hạnh tiếp:
- Nếu vậy dì dọn cho các cháu ít thức ăn mang theo nhỡ có đói bụng thì ăn nhé.
- Dạ, mà ít thôi dì ạ, vì chúng cháu sẽ mua thêm bánh mì ở trên quận. Với lại bọn kia chắc cũng có mang theo.
Nói rồi Khôi Việt đứng lên ra vườn cho gà vịt ăn hộ dì Hạnh, trong khi dì thu dọn trong bếp. Dì gói sẵn một gói xôi và nửa con gà, vì tuy không có con, dì Hạnh cũng biết bọn trẻ rất háu đói. Giữa không khí thanh thoáng của đồng quê, lại tha hồ thảnh thơi chạy nhảy, bọn trẻ đang sức lớn này chẳng khác gì mấy chú gà choai, dù có ăn đến căng bụng cũng vẫn chưa no!
Sửa soạn xong, Khôi, Việt vui vẻ chào dì Hạnh để đi. Đứng trên hiên dì Hạnh còn căn dặn:
- Chơi cho tử tế, và đừng để chó phá vườn rau của người ta đấy các cháu nhé.
Đôi bạn đi thẳng lên quận Nhà Bè, vào cửa hàng của bà Hương Mỹ.
Nhà bà Hương ở ngay đầu chợ. Cửa hàng của bà bán đủ mọi thứ: từ bánh kẹo, sách báo, cho đến những thứ cần dùng lặt vặt. Ngoài là cửa hàng bầy ngổn ngang đủ thứ, nhưng bên trong bà Hương bày biện rất ngăn nắp. Trên tường, trên mặt tủ trưng bày hầu hết những kỷ vật của con trai -- Thiếu uý Long, phi công trong không quân – nào là hình Long mặc quân phục, hình chiếc phi cơ anh lái, với một dãy những chiếc “cúp” bạc và huy chương anh chiếm được trong các trận đấu thể thao.
Bà Hương rất hãnh diện về con trai bà. Bà goá chồng từ khi Long còn nhỏ. Bây giờ có tuổi, tóc bà đã điểm hoa râm và mắt phải đeo kính lão. Cặp kính trắng nằm trễ trên sống mũi làm mặt bà trở nên nghiêm khắc khiến các trẻ ở vùng này gặp bà đều e dè sợ hãi. Thật ra thì bà rất hiền hậu, dễ tính. Khi đã quen với bà rồi, bà thường gọi vào cho ăn bánh, cho xem những kỷ vật của Long, và kể cho nghe những chiến công hiển hách của anh.
Khôi, Việt được biết bà Hương trong một trường hợp khá đặc biệt. Hôm ấy, hai anh em cũng tổ chức cắm trại với các bạn. Việt được cử lên chợ mua ít kẹo bánh và nước ngọt. Anh nhảy lên xe phóng một mạch lại hàng bà Hương, chọn mua các thứ vào khoảng 20 đồng. Khi đi Việt có đủ 30 đồng trong túi quần. Nhưng khi móc ra để trả chỉ còn có tờ 10 đồng. Tờ giấy hai chục đã biến đâu mất. Anh lục lọi hết cả các túi, trong khi bà Hương chăm chú nhìn Việt qua cặp kính lão. Bà thấy Việt móc ra một chiếc khăn tay, một con dao nhỏ, mấy viên sỏi, hai cái đinh và một cái nạng buộc dây cao su dùng để bắn chim. Lôi ra từng ấy thứ vẫn không thấy tờ giấy bạc đã mất. Việt bối rối đỏ mặt. Để soát lại cho kỹ hơn, Việt lôi hẳn hai túi ra coi, và bà Hương buột kêu:
- Kìa, có cái túi thủng. Hèn chi mà rơi mất tiền! Thôi hãy ngồi xuống chiếc ghế đó đã.
Việt ngồi xuống, lòng phân vân, thất vọng nghĩ đến buổi cắm trại không thành. Bà Hương trở vào nhà trong đem ra chiếc kim và sợi chỉ. Sau khi khâu lại chiếc túi rách cho Việt bà bảo:
- Thế mới đáng, để cho từ sau khỏi nhét sỏi, nhét đinh vào túi nữa. Bây giờ cậu tính sao?
Việt đáp:
- Còn có 10 đồng, thì cháu chỉ mua bánh thôi vậy, không lấy kẹo lấy nước nữa.
Bà Hương nhìn nét mặt tiu nghỉu của Việt hỏi ;
- Phải cậu là cháu bà Tư ở ấp Xuân Lộc khhông?
- Dạ, phải.
Bà Hương mỉm cười:
- À, thế ra chính cậu và một người bạn đã theo dõi tên trùm buôn lậu ở bến Ba Cây đó hả? (Xem truyện “Con Tàu Bí Mật” cùng một tác giả). Bạo gan thật! Tôi có nghe truyện đó. May mà được cứu kịp, chứ không thì rừ xương với tụi nó rồi! Nhưng các cậu quả là can đảm. Thôi tôi bán cho cả kẹo với nước ngọt đó. Cứ lấy đi, tôi cho chịu. Khi nào có tiền thì trả!
Việt thấy bà Hương đáng mến quá. Và ngay sáng hôm sau, để khỏi phụ lòng tốt của bà, Việt xin tiền dì Hạnh đem lên chợ để trả.
Từ đó Việt và Khôi mỗi lần về chơi nhà dì Hạnh, hễ mua bán gì đều đến nhà bà Hương. Bà Hương cũng mến đôi trẻ, khi gặp thường mừng rỡ kéo vào nhà trong tiếp đãi niềm nở.
Khôi rất mê những chiếc “cúp” bạc với những tấm huy chương của Long. Có một chiếc “cúp” Khôi ưa ngắm nhất là chiếc Long đoạt được trong giải đánh quần vợt do Tổng hội Sinh viên tổ chức.
Bà Hương khoe hồi Long đoạt được giải ấy thì anh mới 18 tuổi nhưng đã là một sinh viên vạm vỡ và chơi quần vợt rất hay. Hôm Long tranh giải, bà dậy thật sớm lên Sàigòn dự kiến. Khi vào chung kết, gặp đối thủ, Long phải đánh đỡ khá chật vật mà không chắc thắng. Nhưng nhìn lên khán đài, Long chợt ngó thấy mẹ, anh mỉm cười như muốn nói với bà: “ Rồi mẹ xem con sẽ thắng cho mẹ coi “!
Quả nhiên Long nghiến răng, quật những đường banh như sấm, khiến đối thủ không kịp phản công lại và chịu thua, giữa tràng pháo tay với những tiếng hoan hô của khán giả. Lúc bà Hương nghe người bên cạnh kêu “Long thắng rồi” bà có cảm giác thật kỳ lạ… Bà muốn ngồi thụp xuống đất mà khóc. Nhưng bà gượng được. Một lát sau Long đến chỗ mẹ đứng, mặt đỏ gay hơi thở còn hổn hển, nhưng nét mặt rạng rỡ:
- Má, con đoạt giải rồi!
Bà Hương chỉ gật đầu bảo:
- Đưa khăn đây má lau mồ hôi cho, và mặc áo vào kẻo trúng gió!
Kể đến đó bà Hương mỉm cười thủ thỉ:
- Bác không muốn anh ấy tự cao tự đại, nên chẳng bao giờ khen anh ấy cả. Nhưng lần nào chiếm giải anh ấy cũng đem về đưa cho bác, bảo: “Thêm một cái nữa để má bầy cho đẹp”!
Hiện giờ Long đóng tại một căn cứ xa mẹ hàng ngàn cây số. Mỗi lần nhớ tới con, bà Hương lại nhìn những chiếc cúp bạc, và nhắc đến những kỷ niệm khi anh còn nhỏ.
Khôi nhìn những thành tích của Long, bày thành dãy dài trên mặt tủ, nói:
- Giá cháu mà đoạt được những giải như thế này đem về, chắc má cháu phải cất thật kỹ, vì sợ mất!
Bà Hương gật đầu:
- Má cháu cẩn thận như thế cũng phải. Bởi những chiếc cúp bạc này đáng giá lắm chớ! Nhiều người vẫn khuyên bác cho vô tủ khoá lại, kẻo có ngày mất trộm, nhưng bác cứ muốn để đó, để ra vào còn thấy, như thấy anh Long nó vậy.
Câu chuyện giữa Khôi, Việt với bà Hương chỉ có thế. Nhưng đôi trẻ từ ngày quen biết bà đã dành cho bà tất cả lòng kính yêu, mến phục.
Lấy thêm ít bánh kẹo ở nhà bà Hương ra, Khôi, Việt thủng thẳng đi về phía bờ sông, con Vện tung tăng chạy đuổi phía sau. Cả hai im lặng đi, cảm thấy thảnh thơi vui sướng dưới bầu trời thoáng đãng của miền quê. Vừa đi Việt vừa nhặt những hòn sỏi mỏng mình ném thia lia trên mặt nước, hoặc tung những mẩu gỗ về đằng trước cho con Vện đuổi bắt. Qua một chiếc cầu bắc ngang giòng sông, Khôi Việt bắt đầu tiến vào con đường đất chạy ngoằn ngoèo giữa một vườn dừa. Con đường mòn này xuyên ngang đường liên quận đi bến Ba Cây, mà trước kia hồi nghỉ hè năm ngoái, Khôi, Việt có dịp vượt qua khi theo dõi người tù vượt ngục. Bây giờ lối đi này đã trở nên quen thuộc vì đôi trẻ vẫn dùng để đến túp lều nhỏ của Bạch Liên, nơi vẫn dùng làm chỗ nghỉ ngơi hội họp của đồng bọn, khi có dịp được về nghỉ tại đồng quê.
Khỏi vườn dừa, túp lều nhỏ đã hiện ra dưới vòm cây. Nhìn lên, Khôi, Việt thấy Dũng đứng cạnh mỏm đá phía trước cửa lều, đang dõi mắt nhìn tứ phía. Bạch Liên ngồi trên chiếc áo mưa trải rộng trên cỏ mải đùa giỡn với con mèo tam thể.
Tiếng sủa mừng rỡ của con Vện làm con mèo cong mình nhảy tuột khỏi tay Bạch Liên. Cô cau mày trách Khôi Việt:
- À, đây rồi. Lại vẫn đến trễ như mọi bận!
Khôi bĩu môi:
- Nghĩa là lần đầu tiên cô tới sớm hơn chúng tôi chớ gì?
Việt và Dũng nhe răng cười! Lần nào cũng vậy, cứ gặp nhau là Khôi và Bạch Liên phải khích bác nhau. Tuy nhiên ai cũng công nhận rằng họ chỉ khích bác cho vui chuyện mà thôi vì lúc ấy, Bạch Liên đã liến láu tiếp:
- Tụi này chờ hai anh lâu đến “mục” mắt vậy đó. Hai anh có mang theo món gì ngon không, vì Bạch Liên đói quá xá rồi!
Vừa nói, Bạch Liên vừa lôi những thức ăn trong chiếc giỏ để bên cạnh:
- Liên có mang ra đây một hộp cá, mấy trái cam và một ổ bánh mì. Các anh có những gì?
Khôi đáp:
- Tụi này có một gói xôi, nửa con gà luộc, và mấy cái bánh dừa.
Dũng tiếp:
- Còn tôi có mấy cái bánh ú và một ít chuối khô.
Bạch Liên vỗ tay:
- Vậy thì tuyệt rồi. Trong lều còn ít kẹo giấu trong ngăn nữa. Thôi, chúng ta vào tiệc đi.
Cả bọn ngồi quây trên cỏ chia nhau các món ăn. Ánh nắng rực rỡ chiếu qua tàng cây, rắc lốm đốm những vệt sáng vàng linh động trên thảm cỏ. Từ chỗ bọn trẻ ngồi, có thể nom rõ lạch nước uốn khúc qua những thửa vườn xanh ngắt.
Mải ăn, bọn trẻ đâm ra ít nói. Lúc thức ăn đã vơi, Bạch Liên mới thở một hơi dài khoan khoái:
- Chà, được về nghỉ ở miền quê, khoái thiệt! Các anh có thấy thế không?
Cả ba anh con trai nhồm nhoàm gật đầu.
Bạch Liên tiếp:
- Kỳ tam cá nguyệt vừa rồi thiệt kinh khủng. Bài thi nặng quá làm Liên muốn điên đầu.
Việt:
- Nhưng kỳ lễ Sinh nhật chúng mình cũng vui lắm đấy chứ.
Bạch Liên:
- Ồ, những ngày vui xa quá rồi. Từ đó đến nay toàn vùi đầu vào sách vở chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Khôi thêm:
- Cô muốn có chuyện gì xảy ra? Muốn được mấy “quả trứng” trong kỳ thi rồi khóc sướt mướt, hay bị bội thực vì tham ăn phải mời bác sĩ?!
- Xì! Liên muốn nói những… chuyện lạ kia chứ. Chẳng hạn như…
- Như… khóc thét lên vì sợ ma!
Bạch Liên gắt:
- Thế cũng được đi cho đỡ buồn. Nhưng này, Liên không thèm nói với anh Khôi đâu đấy nhé!
Dũng cười:
- Nếu muốn có chuyện lạ thì ở đây không thiếu. Như mới tuần trước đây cả vùng này hoảng sợ vì một con trâu điên. Nó sổng khỏi chuồng, chạy đuổi khắp mọi người và húc chết một con chó.
Việt nhìn nhanh về phía con Vện đang ngồi chầu hẩu chờ ăn, hỏi:
- Thật hả! Rồi làm sao?
- Rồi phải hạ nó bằng hai phát súng vào đầu mới yên!...
Dũng là bạn mới của Khôi, Việt và cũng là anh em đôi con dì của Bạch Liên. Dũng theo học ở trường quận, vì lẽ gia đình Dũng sống ở vườn, không được sung túc lắm. Kể chuyện con trâu điên, Dũng cười tiếp:
- Còn chuyện thằng Chín Đầu Bò nữa. Thằng ấy đứng đầu bọn lưu manh ở đây, chuyên gây sự đánh lộn. Chắc thế nào rồi bọn mình cũng chạm trán với nó.
Khôi hỏi:
- Phải thằng mập, tóc húi ngắn, hai mắt lồi đó không?
Dũng gật:
- Phải. Anh gặp nó rồi hả?
- Mới gặp sáng hôm qua, lúc bọn tớ lên hàng bà Hương.
- Nó có gây với các anh kkhông?
- Không. Nhưng nó đang bắt nạt một thằng nhỏ khác, lục túi bồ kia định đoạt cái ví. Thấy thế, bọn này liền can thiệp buộc nó phải trả lại.
Bạch Liên nhỏm ngay lên:
- Thế nó có chịu trả không?
- Chịu “mạnh” đi chứ. Cu cậu gườm gườm nhìn bọn này, trả lại cái ví cho anh kia, rồi từ từ rút êm!
Bạch Liên lại bĩu môi:
- Tại các anh những hai người!...
Việt cãi:
- Nó to con hơn tụi này nhiều. Trước khi bỏ đi nó còn dọa sẽ có dịp gặp nhau lại.
Dũng gật đầu:
- Chắc rồi! Thế nào nó cũng trả thù. Bọn nó khốn nạn lắm. Mới hôm nọ đây, chúng kéo nhau lên chợ, ăn một chầu “thịt bò viên” đã đời rồi bỏ chạy!
- Nó còn đi học không?
Dũng cười:
- Thằng Chín Đầu Bò mà học hành gì!Trước nó tập làm lơ xe đò trên quận, sau về nhà báo hại cha mẹ một dạo. Bây giờ thì nó làm công cho cái trại mới ở đằng kia.
Theo hướng chỉ của Dũng, Khôi Việt thấy ở phía bên kia lạch nước có một ngôi nhà khá lớn hình như mới được sửa sang lại, ẩn giữa kkhu vườn rộng. Khôi hỏi:
- Toà nhà kia của ai?
- Của một gia đình ở Saigon mới về, gồm có một ông bố, một bà cô với một cậu con trai bằng tuổi chúng mình.
Khôi tỏ vẻ chế riễu:
- Anh con trai chắc cùng một bọn với thằng Chín Đầu Bò?
Dũng lắc đầu:
- Không, hắn đàng hoàng tư cách lắm. Với lại từ ngày về đây chưa thấy hắn ra khỏi nhà bao giờ. Hình như cha hắn là một nhạc sĩ nổi danh về đàn dương cầm. Bây giờ bị bệnh nên không còn đàn nữa. Bởi vậy ông cố luyện cho người con mong sau nầy lớn lên cũng nổi danh như ông. Dũng nghe chị giúp việc ở đó thuật lại là hắn phải học tập suốt ngày, và chỉ được phép quanh quẩn ở trong nhà nên chưa ai biết mặt mũi ra sao.
Bạch Liên nhìn những gói đã hết nhẵn thức ăn, nói:
- Thôi, chúng mình ăn uống đủ rồi, giờ nên làm một chầu kẹo tráng miệng nữa. Rồi sẽ nói chuyện tiếp. Anh Việt vào trong lều lấy hộp kẹo ra đi.
Việt đứng lên, bước vào trong lều, mò mẫm tìm mở một hộc kín lấy chiếc hộp thiếc vẫn dùng để đựng kẹo đem ra cho Bạch Liên.
Dũng hỏi:
- Liệu có còn đủ kẹo chia cho mỗi người mấy cái không?
Khôi nói:
- Chắc dư, vì lần trước Khôi nhớ hãy còn kha khá.
Việt cười:
- Nếu vậy, Việt phải xơi ít là ba cái. Còn thừa cũng nên cho con Vện được hưởng.
Bạch Liên lẳng lặng mở hộp. Nhưng khi nắp hộp mở ra, cô kinh ngạc kêu:
- Ủa, kẹo để trong này biến đâu cả rồi!iệt thở một hơi dài khoan khoái. Ánh nắng buổi mai lọt qua khuôn cửa sổ, hắt vào tận chỗ giường Việt nằm. Khoảng trời xanh lơ ở bên ngoài thật trong sáng như chứa đựng cả hương thơm ngan ngát của đồng quê. Anh nhỏm ngay dậy, nhìn sang giường bên cạnh. Khôi vẫn còn ngủ. Việt gọi:
- Khôi, dậy đi cậu!
Thấy bạn chỉ ậm ừ không trả lời, Việt nhào sang lắc mạnh:
- Dậy mau, cậu quên rằng chúng mình đang ở ấp Xuân Lộc à?
Khôi hé một con mắt:
- À, ờ… tớ đâu có ngủ. Tớ đang lơ mơ đấy chứ…
- Còn lơ mơ gì nữa! Chúng mình đang được nghỉ học, và… trời hôm nay đẹp không tưởng tượng được cậu ạ.
Khôi bật ngay dậy che tay ngáp. Con Vện, con chó của đôi bạn nằm khoanh tròn đằng phía góc buồng cũng vểnh hai tai lên gầm gừ phụ họa.
Việt chỉ con chó bảo Khôi:
- Kìa, con Vện nó mắng cậu đấy. Nó bảo cậu là đồ lười!
Khôi vớ chiếc gối bông ném vào đầu Việt:
- Hỗn!
Việt bắt lấy chiếc gối ném lại, và cuộc hỗn chiến bằng gối bông bắt đầu làm cho con Vện khoái quá, nhảy từ người nọ sang người kia, sủa ăng ẳng. Cái trò đó chấm dứt khi dì Hạnh, bà dì của Việt bước vào:
- Coi kìa, các cháu! Làm gì mà nghịch ngợm như con nít thế!
Dĩ nhiên dì Hạnh không còn liệt Khôi Việt vào hạng trẻ con nữa. Đối với bà thì đôi trẻ là hai cậu học sinh bậc trung học rồi. Mà học sinh trung học thì phải đứng đắn, không nên đùa rỡn bằng cách lấy gối bông ra phang nhau. Cho nên bà nghiêm mặt bảo:
- Hai cháu đi rửa mặt, rồi còn ra ăn điểm tâm.
Khôi, Việt vâng lời, chạy ra ngoài giếng.
Không đầy hai phút họ đã trở vào, ( ta có thể tưởng tượng được họ rửa mặt kỹ như thế nào! ) và ngồi vào bàn. Dượng Tư -- chồng dì Hạnh – đã đi thăm vườn từ sáng sớm, nên chỉ có hai anh em ngồi ăn. Dì Hạnh vừa dọn các món điểm tâm cho hai trẻ vừa nói:
- Hôm nay đẹp trời lắm. Các cháu có định đi chơi đâu không?
Khôi Việt đưa mắt nhìn nhau. Việt ngập ngừng nói:
- Thưa dì, chúng cháu… có hẹn với các bạn…
Khôi tiếp:
- Dạ, chúng cháu rủ nhau đi cắm trại ạ.
Dì Hạnh cười dễ dãi:
- Ồ, về đây nghỉ, các cháu muốn đi chơi đâu cũng được miễn là phải về nhà đúng giờ cơm tối để dượng Tư khỏi chờ. Cũng không được tắm sông, và nhớ đừng nằm trên cỏ ướt kẻo bị cảm. Bạch Liên với thằng Dũng có đi cùng các cháu không?
Khôi Việt gật đầu. Dì Hạnh tiếp:
- Nếu vậy dì dọn cho các cháu ít thức ăn mang theo nhỡ có đói bụng thì ăn nhé.
- Dạ, mà ít thôi dì ạ, vì chúng cháu sẽ mua thêm bánh mì ở trên quận. Với lại bọn kia chắc cũng có mang theo.
Nói rồi Khôi Việt đứng lên ra vườn cho gà vịt ăn hộ dì Hạnh, trong khi dì thu dọn trong bếp. Dì gói sẵn một gói xôi và nửa con gà, vì tuy không có con, dì Hạnh cũng biết bọn trẻ rất háu đói. Giữa không khí thanh thoáng của đồng quê, lại tha hồ thảnh thơi chạy nhảy, bọn trẻ đang sức lớn này chẳng khác gì mấy chú gà choai, dù có ăn đến căng bụng cũng vẫn chưa no!
Sửa soạn xong, Khôi, Việt vui vẻ chào dì Hạnh để đi. Đứng trên hiên dì Hạnh còn căn dặn:
- Chơi cho tử tế, và đừng để chó phá vườn rau của người ta đấy các cháu nhé.
Đôi bạn đi thẳng lên quận Nhà Bè, vào cửa hàng của bà Hương Mỹ.
Nhà bà Hương ở ngay đầu chợ. Cửa hàng của bà bán đủ mọi thứ: từ bánh kẹo, sách báo, cho đến những thứ cần dùng lặt vặt. Ngoài là cửa hàng bầy ngổn ngang đủ thứ, nhưng bên trong bà Hương bày biện rất ngăn nắp. Trên tường, trên mặt tủ trưng bày hầu hết những kỷ vật của con trai -- Thiếu uý Long, phi công trong không quân – nào là hình Long mặc quân phục, hình chiếc phi cơ anh lái, với một dãy những chiếc “cúp” bạc và huy chương anh chiếm được trong các trận đấu thể thao.
Bà Hương rất hãnh diện về con trai bà. Bà goá chồng từ khi Long còn nhỏ. Bây giờ có tuổi, tóc bà đã điểm hoa râm và mắt phải đeo kính lão. Cặp kính trắng nằm trễ trên sống mũi làm mặt bà trở nên nghiêm khắc khiến các trẻ ở vùng này gặp bà đều e dè sợ hãi. Thật ra thì bà rất hiền hậu, dễ tính. Khi đã quen với bà rồi, bà thường gọi vào cho ăn bánh, cho xem những kỷ vật của Long, và kể cho nghe những chiến công hiển hách của anh.
Khôi, Việt được biết bà Hương trong một trường hợp khá đặc biệt. Hôm ấy, hai anh em cũng tổ chức cắm trại với các bạn. Việt được cử lên chợ mua ít kẹo bánh và nước ngọt. Anh nhảy lên xe phóng một mạch lại hàng bà Hương, chọn mua các thứ vào khoảng 20 đồng. Khi đi Việt có đủ 30 đồng trong túi quần. Nhưng khi móc ra để trả chỉ còn có tờ 10 đồng. Tờ giấy hai chục đã biến đâu mất. Anh lục lọi hết cả các túi, trong khi bà Hương chăm chú nhìn Việt qua cặp kính lão. Bà thấy Việt móc ra một chiếc khăn tay, một con dao nhỏ, mấy viên sỏi, hai cái đinh và một cái nạng buộc dây cao su dùng để bắn chim. Lôi ra từng ấy thứ vẫn không thấy tờ giấy bạc đã mất. Việt bối rối đỏ mặt. Để soát lại cho kỹ hơn, Việt lôi hẳn hai túi ra coi, và bà Hương buột kêu:
- Kìa, có cái túi thủng. Hèn chi mà rơi mất tiền! Thôi hãy ngồi xuống chiếc ghế đó đã.
Việt ngồi xuống, lòng phân vân, thất vọng nghĩ đến buổi cắm trại không thành. Bà Hương trở vào nhà trong đem ra chiếc kim và sợi chỉ. Sau khi khâu lại chiếc túi rách cho Việt bà bảo:
- Thế mới đáng, để cho từ sau khỏi nhét sỏi, nhét đinh vào túi nữa. Bây giờ cậu tính sao?
Việt đáp:
- Còn có 10 đồng, thì cháu chỉ mua bánh thôi vậy, không lấy kẹo lấy nước nữa.
Bà Hương nhìn nét mặt tiu nghỉu của Việt hỏi ;
- Phải cậu là cháu bà Tư ở ấp Xuân Lộc khhông?
- Dạ, phải.
Bà Hương mỉm cười:
- À, thế ra chính cậu và một người bạn đã theo dõi tên trùm buôn lậu ở bến Ba Cây đó hả? (Xem truyện “Con Tàu Bí Mật” cùng một tác giả). Bạo gan thật! Tôi có nghe truyện đó. May mà được cứu kịp, chứ không thì rừ xương với tụi nó rồi! Nhưng các cậu quả là can đảm. Thôi tôi bán cho cả kẹo với nước ngọt đó. Cứ lấy đi, tôi cho chịu. Khi nào có tiền thì trả!
Việt thấy bà Hương đáng mến quá. Và ngay sáng hôm sau, để khỏi phụ lòng tốt của bà, Việt xin tiền dì Hạnh đem lên chợ để trả.
Từ đó Việt và Khôi mỗi lần về chơi nhà dì Hạnh, hễ mua bán gì đều đến nhà bà Hương. Bà Hương cũng mến đôi trẻ, khi gặp thường mừng rỡ kéo vào nhà trong tiếp đãi niềm nở.
Khôi rất mê những chiếc “cúp” bạc với những tấm huy chương của Long. Có một chiếc “cúp” Khôi ưa ngắm nhất là chiếc Long đoạt được trong giải đánh quần vợt do Tổng hội Sinh viên tổ chức.
Bà Hương khoe hồi Long đoạt được giải ấy thì anh mới 18 tuổi nhưng đã là một sinh viên vạm vỡ và chơi quần vợt rất hay. Hôm Long tranh giải, bà dậy thật sớm lên Sàigòn dự kiến. Khi vào chung kết, gặp đối thủ, Long phải đánh đỡ khá chật vật mà không chắc thắng. Nhưng nhìn lên khán đài, Long chợt ngó thấy mẹ, anh mỉm cười như muốn nói với bà: “ Rồi mẹ xem con sẽ thắng cho mẹ coi “!
Quả nhiên Long nghiến răng, quật những đường banh như sấm, khiến đối thủ không kịp phản công lại và chịu thua, giữa tràng pháo tay với những tiếng hoan hô của khán giả. Lúc bà Hương nghe người bên cạnh kêu “Long thắng rồi” bà có cảm giác thật kỳ lạ… Bà muốn ngồi thụp xuống đất mà khóc. Nhưng bà gượng được. Một lát sau Long đến chỗ mẹ đứng, mặt đỏ gay hơi thở còn hổn hển, nhưng nét mặt rạng rỡ:
- Má, con đoạt giải rồi!
Bà Hương chỉ gật đầu bảo:
- Đưa khăn đây má lau mồ hôi cho, và mặc áo vào kẻo trúng gió!
Kể đến đó bà Hương mỉm cười thủ thỉ:
- Bác không muốn anh ấy tự cao tự đại, nên chẳng bao giờ khen anh ấy cả. Nhưng lần nào chiếm giải anh ấy cũng đem về đưa cho bác, bảo: “Thêm một cái nữa để má bầy cho đẹp”!
Hiện giờ Long đóng tại một căn cứ xa mẹ hàng ngàn cây số. Mỗi lần nhớ tới con, bà Hương lại nhìn những chiếc cúp bạc, và nhắc đến những kỷ niệm khi anh còn nhỏ.
Khôi nhìn những thành tích của Long, bày thành dãy dài trên mặt tủ, nói:
- Giá cháu mà đoạt được những giải như thế này đem về, chắc má cháu phải cất thật kỹ, vì sợ mất!
Bà Hương gật đầu:
- Má cháu cẩn thận như thế cũng phải. Bởi những chiếc cúp bạc này đáng giá lắm chớ! Nhiều người vẫn khuyên bác cho vô tủ khoá lại, kẻo có ngày mất trộm, nhưng bác cứ muốn để đó, để ra vào còn thấy, như thấy anh Long nó vậy.
Câu chuyện giữa Khôi, Việt với bà Hương chỉ có thế. Nhưng đôi trẻ từ ngày quen biết bà đã dành cho bà tất cả lòng kính yêu, mến phục.
Lấy thêm ít bánh kẹo ở nhà bà Hương ra, Khôi, Việt thủng thẳng đi về phía bờ sông, con Vện tung tăng chạy đuổi phía sau. Cả hai im lặng đi, cảm thấy thảnh thơi vui sướng dưới bầu trời thoáng đãng của miền quê. Vừa đi Việt vừa nhặt những hòn sỏi mỏng mình ném thia lia trên mặt nước, hoặc tung những mẩu gỗ về đằng trước cho con Vện đuổi bắt. Qua một chiếc cầu bắc ngang giòng sông, Khôi Việt bắt đầu tiến vào con đường đất chạy ngoằn ngoèo giữa một vườn dừa. Con đường mòn này xuyên ngang đường liên quận đi bến Ba Cây, mà trước kia hồi nghỉ hè năm ngoái, Khôi, Việt có dịp vượt qua khi theo dõi người tù vượt ngục. Bây giờ lối đi này đã trở nên quen thuộc vì đôi trẻ vẫn dùng để đến túp lều nhỏ của Bạch Liên, nơi vẫn dùng làm chỗ nghỉ ngơi hội họp của đồng bọn, khi có dịp được về nghỉ tại đồng quê.
Khỏi vườn dừa, túp lều nhỏ đã hiện ra dưới vòm cây. Nhìn lên, Khôi, Việt thấy Dũng đứng cạnh mỏm đá phía trước cửa lều, đang dõi mắt nhìn tứ phía. Bạch Liên ngồi trên chiếc áo mưa trải rộng trên cỏ mải đùa giỡn với con mèo tam thể.
Tiếng sủa mừng rỡ của con Vện làm con mèo cong mình nhảy tuột khỏi tay Bạch Liên. Cô cau mày trách Khôi Việt:
- À, đây rồi. Lại vẫn đến trễ như mọi bận!
Khôi bĩu môi:
- Nghĩa là lần đầu tiên cô tới sớm hơn chúng tôi chớ gì?
Việt và Dũng nhe răng cười! Lần nào cũng vậy, cứ gặp nhau là Khôi và Bạch Liên phải khích bác nhau. Tuy nhiên ai cũng công nhận rằng họ chỉ khích bác cho vui chuyện mà thôi vì lúc ấy, Bạch Liên đã liến láu tiếp:
- Tụi này chờ hai anh lâu đến “mục” mắt vậy đó. Hai anh có mang theo món gì ngon không, vì Bạch Liên đói quá xá rồi!
Vừa nói, Bạch Liên vừa lôi những thức ăn trong chiếc giỏ để bên cạnh:
- Liên có mang ra đây một hộp cá, mấy trái cam và một ổ bánh mì. Các anh có những gì?
Khôi đáp:
- Tụi này có một gói xôi, nửa con gà luộc, và mấy cái bánh dừa.
Dũng tiếp:
- Còn tôi có mấy cái bánh ú và một ít chuối khô.
Bạch Liên vỗ tay:
- Vậy thì tuyệt rồi. Trong lều còn ít kẹo giấu trong ngăn nữa. Thôi, chúng ta vào tiệc đi.
Cả bọn ngồi quây trên cỏ chia nhau các món ăn. Ánh nắng rực rỡ chiếu qua tàng cây, rắc lốm đốm những vệt sáng vàng linh động trên thảm cỏ. Từ chỗ bọn trẻ ngồi, có thể nom rõ lạch nước uốn khúc qua những thửa vườn xanh ngắt.
Mải ăn, bọn trẻ đâm ra ít nói. Lúc thức ăn đã vơi, Bạch Liên mới thở một hơi dài khoan khoái:
- Chà, được về nghỉ ở miền quê, khoái thiệt! Các anh có thấy thế không?
Cả ba anh con trai nhồm nhoàm gật đầu.
Bạch Liên tiếp:
- Kỳ tam cá nguyệt vừa rồi thiệt kinh khủng. Bài thi nặng quá làm Liên muốn điên đầu.
Việt:
- Nhưng kỳ lễ Sinh nhật chúng mình cũng vui lắm đấy chứ.
Bạch Liên:
- Ồ, những ngày vui xa quá rồi. Từ đó đến nay toàn vùi đầu vào sách vở chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Khôi thêm:
- Cô muốn có chuyện gì xảy ra? Muốn được mấy “quả trứng” trong kỳ thi rồi khóc sướt mướt, hay bị bội thực vì tham ăn phải mời bác sĩ?!
- Xì! Liên muốn nói những… chuyện lạ kia chứ. Chẳng hạn như…
- Như… khóc thét lên vì sợ ma!
Bạch Liên gắt:
- Thế cũng được đi cho đỡ buồn. Nhưng này, Liên không thèm nói với anh Khôi đâu đấy nhé!
Dũng cười:
- Nếu muốn có chuyện lạ thì ở đây không thiếu. Như mới tuần trước đây cả vùng này hoảng sợ vì một con trâu điên. Nó sổng khỏi chuồng, chạy đuổi khắp mọi người và húc chết một con chó.
Việt nhìn nhanh về phía con Vện đang ngồi chầu hẩu chờ ăn, hỏi:
- Thật hả! Rồi làm sao?
- Rồi phải hạ nó bằng hai phát súng vào đầu mới yên!...
Dũng là bạn mới của Khôi, Việt và cũng là anh em đôi con dì của Bạch Liên. Dũng theo học ở trường quận, vì lẽ gia đình Dũng sống ở vườn, không được sung túc lắm. Kể chuyện con trâu điên, Dũng cười tiếp:
- Còn chuyện thằng Chín Đầu Bò nữa. Thằng ấy đứng đầu bọn lưu manh ở đây, chuyên gây sự đánh lộn. Chắc thế nào rồi bọn mình cũng chạm trán với nó.
Khôi hỏi:
- Phải thằng mập, tóc húi ngắn, hai mắt lồi đó không?
Dũng gật:
- Phải. Anh gặp nó rồi hả?
- Mới gặp sáng hôm qua, lúc bọn tớ lên hàng bà Hương.
- Nó có gây với các anh kkhông?
- Không. Nhưng nó đang bắt nạt một thằng nhỏ khác, lục túi bồ kia định đoạt cái ví. Thấy thế, bọn này liền can thiệp buộc nó phải trả lại.
Bạch Liên nhỏm ngay lên:
- Thế nó có chịu trả không?
- Chịu “mạnh” đi chứ. Cu cậu gườm gườm nhìn bọn này, trả lại cái ví cho anh kia, rồi từ từ rút êm!
Bạch Liên lại bĩu môi:
- Tại các anh những hai người!...
Việt cãi:
- Nó to con hơn tụi này nhiều. Trước khi bỏ đi nó còn dọa sẽ có dịp gặp nhau lại.
Dũng gật đầu:
- Chắc rồi! Thế nào nó cũng trả thù. Bọn nó khốn nạn lắm. Mới hôm nọ đây, chúng kéo nhau lên chợ, ăn một chầu “thịt bò viên” đã đời rồi bỏ chạy!
- Nó còn đi học không?
Dũng cười:
- Thằng Chín Đầu Bò mà học hành gì!Trước nó tập làm lơ xe đò trên quận, sau về nhà báo hại cha mẹ một dạo. Bây giờ thì nó làm công cho cái trại mới ở đằng kia.
Theo hướng chỉ của Dũng, Khôi Việt thấy ở phía bên kia lạch nước có một ngôi nhà khá lớn hình như mới được sửa sang lại, ẩn giữa kkhu vườn rộng. Khôi hỏi:
- Toà nhà kia của ai?
- Của một gia đình ở Saigon mới về, gồm có một ông bố, một bà cô với một cậu con trai bằng tuổi chúng mình.
Khôi tỏ vẻ chế riễu:
- Anh con trai chắc cùng một bọn với thằng Chín Đầu Bò?
Dũng lắc đầu:
- Không, hắn đàng hoàng tư cách lắm. Với lại từ ngày về đây chưa thấy hắn ra khỏi nhà bao giờ. Hình như cha hắn là một nhạc sĩ nổi danh về đàn dương cầm. Bây giờ bị bệnh nên không còn đàn nữa. Bởi vậy ông cố luyện cho người con mong sau nầy lớn lên cũng nổi danh như ông. Dũng nghe chị giúp việc ở đó thuật lại là hắn phải học tập suốt ngày, và chỉ được phép quanh quẩn ở trong nhà nên chưa ai biết mặt mũi ra sao.
Bạch Liên nhìn những gói đã hết nhẵn thức ăn, nói:
- Thôi, chúng mình ăn uống đủ rồi, giờ nên làm một chầu kẹo tráng miệng nữa. Rồi sẽ nói chuyện tiếp. Anh Việt vào trong lều lấy hộp kẹo ra đi.
Việt đứng lên, bước vào trong lều, mò mẫm tìm mở một hộc kín lấy chiếc hộp thiếc vẫn dùng để đựng kẹo đem ra cho Bạch Liên.
Dũng hỏi:
- Liệu có còn đủ kẹo chia cho mỗi người mấy cái không?
Khôi nói:
- Chắc dư, vì lần trước Khôi nhớ hãy còn kha khá.
Việt cười:
- Nếu vậy, Việt phải xơi ít là ba cái. Còn thừa cũng nên cho con Vện được hưởng.
Bạch Liên lẳng lặng mở hộp. Nhưng khi nắp hộp mở ra, cô kinh ngạc kêu:
- Ủa, kẹo để trong này biến đâu cả rồi!