Khi mới nhớn, tuổi mười lăm, mười bảy, Làm học trò, mắt sáng với môi tươi. Ta bước lên, chân vẫn dạo bên người, Ngoài cặp sách, trần ai xem cũng nhẹ. dDồi thấp thoáng qua học đường nhỏ bé Phố phường vui, cuộc sống mới lên hoa. Ta ngồi nghe những tiếng thị thàng xa, Hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp. Nắng thủa đó khiến lòng ta hồi hộp, Ta nhìn cao mới rõ bị giam cầm. Ôi tiếng nào vang bốn bức tường câm? Không khí nặng, mơ hồ thầy với bạn. Ta nhớn lên, bước đường không giới hạn, Có lẽ đâu kìm giữ bởi tay người? Tuổi hoa hồng - kiêu hãnh cũa ta ơi! Tình đã hẹn ở trên đường nắng mới. Ta ném bút giẫm lên sầu một buổi. Xa vở bài, mở rộng sách Ham Mê. Đã từng phen trèo cổng bỏ trường về, Xếp đạo đức dưới bàn chân ngạo mạn, Đời đổi mơ"i từ ngày ta đấy loạn, Sớm như chiều hu thực bóng hoa hương, Ta ra đi, tìm lớp học thiên đường, Và khi đó thì mẹ yêu ngồi khóc... Ôi khoái lạc của những giờ trốn học, Những bình minh xuân đẹp, những chiều thu! Bao cảnh nước mây đầm thắm hẹn hò, Khi biê"ng gặp, nhớ nhung pha mầu áo, Hỡi thàng đô với linh hồn Bách Thảo! Còn nhớ ta, chàng tuổi trẻ tóc bay, Làm học trò nhưng không sách cầm tay, Có tâm sự đi nói cùng cây cỏ. Riêng ta nhớ những trưa hè sắc đỏ, Đường hoàng lan nắng động: lối đi quen. Nghìn bóng cây chen bóng mộng hư huyền, Ta đến đó lần đầu nghe rạo rực... Thấy phảng phất hình đồi vai, bộ ngực, Làn môi tươi in một nét son hồng. Cặp má đào phơn phớt ánh phù dung, Đâu lả lướt mái tóc dài sóng gợn? Ta ngây ngất cả tấm thân vừa nhớn, Bỗng rùng mình thở vội áng hương qua, Tưởng hương thơm một da thịt đàn bà. Bài thơ của Đinh Hùng làm tôi ngây ngất như thi sĩ ngây ngất tấm thân vừa lớn của ngườị Tôi đọc nó trên một tuần báo mà ông chú sinh viên của tôi ở Hà Nội gửi về cho bố tôị Tôi đã chép bài thơ này, học thuộc lòng trước hôm giã từ tháng chín. Khi ta vừa lớn, vừa muốn thoát khỏi sự giam cầm của bổn phận (bổn phận làm học trò, chẳng hạn), vớ được những bài thơ tương tự bài thơ Đinh Hùng, ta phải nhận nó là kinh giải thoát tội lỗi, nếu trốn học ra bờ sông ngắm những cánh bèo phiêu dạt hay mải mơ mộng quên cả làm bài là những tội lỗị Tôi tưởng bài thơ trên của tôị Hoặc thi sĩ dDinh Hùng viết cho tôi, viết vì tôi, bao nhiêu chữ trong bài thơ "Khi mới nhớn" là bấy nhiêu giọt máu lưu chuyển khắp cơ thể tôị Tôi sẽ kể Phượng nghẹ Nhưng vào tháng mấỷ Bắt đầu học một chuyện tình đầu tháng mườị Chuyện tình của cậu học trò Kim Trọng. Năm xưa, học chuyện tình của Lục Vân Tiên thật ch''an. Thấy Lục Vân Tiên tặng bức tượng cho Kiều Nguyệt Nga mà buồn cườị Ngay cả nỗi tương tư của anh chàng Tú Uyên cũng không khiến tôi thưƠng hạị Tôi dửng dưng. Năm nay, khác hẳn. Dễ hiểu quá. Lòng tôi đã thay đỗi, lòng tôi đã chuyển mùa, lòng tôi đã gợn heo may tình áị Tôi thích Kim Trọng. Cậu học trò Kim Trọng đi trọ học xa nhà. Hẳn cậu ta đã lấy những giỜ trốn học làm niềm khoái lạc, "đã làm học trò nhưng không sách cầm tay, có tâm sự đi nói cùng cây cỏ". Cái buỔi cậu gặp Thúy Kiều phải là buỔi "ném bút giẫm lên sầu". Kim Trọng trốn học hay Nguyễn Du trốn học? Tôi nghĩ, ở lớp của tôi, chỉ mình tôi cảm được Kim Trọng. Tháng chín, tự nhủ chờ đợi tháng mười sẽ hạn chê" mơ mộng. Tháng mười, muốn coi "sách bài là giấy cũ để hồn lơ đãng mộng ra ngoài cửa lớp", hồn lơ đàng trên một mái tóc. --Anh Chương. Phượng quay xuống. --Hết tháng chín rồi, anh tìm ra câu trả lời Phượng chưa? Phượng mỉm cườị Đôi mắt tinh nghịch. --Nếu có câu trả lời, Phượng sẽ tặng anh cái này. Phượng đặt lêm mặt bàn tôi một gói nhỏ, dặn dò: --Đừng mở khi còn bí. Phượng quay lên. Tôi say mê ngắm cái gói nhỏ bọc bằng giấy bóng mờ mầu xanh. Tóc Phượng nồng hương thơm. Hồn tôi đang ngủ mê trên tóc Phượg, hồn tôi đang lướt êm trên dòng suối huyền ảọ Tôi không nghe thầy giảng bài nữạ Tôi bằng lòng "xuống dốc". Xuống dốc mộng mơ, xuống địa ngục mƠ mộng. Địa ngục không quỷ sứ, không cầu vồng, không bàn chông. Địa ngục hiền hòạ Địa ngục rợp hoa, ngát hương. Quyển vở nháp thâm mến của tôi dẫn tôi vượt "bốn bức tường câm". Tôi ghi hàng chữ: Nếu chưa thể trả lời, cứ mở cái gói xinh đẹp của Phường thì saỏ Tôi xé ra, gấp nhỏ vất trúng quyển vở của Phượng. Nàng dở ra đọc và trả lời: "Thì Phượng sẽ giận anh lắm.". Một lát, Phượng ban ân huệ:" Anh mở đi, Phương không giận đâu, nhưng đừng cườị" Tôi vo tròn mẩu giấy của Phượng, bỏ vào miệng nhai và nuốt một cách thích thú. Cất gói quà tặng của Phượng trên túi áọ Chỗ này gần ngực. Trong ngực là trái tim. Giờ ra chơi, hai đư"a ở lại trong lớp. Phượng hỏi: --Anh mở quà tặng của Phượng chưa? --Chưa. --Mở đi chứ! --Tôi đợi về nhà nằm trong phòng kín mới mở. --Anh phải mở ngay lập tức. --Phượng bạn lệnh à? --Anh quên rằng đã cho Phượng những quyển vở và anh đã sửa lại ngôi vị. --Chưa sửa đâụ Vẫn là roi. Phượng lắc đầu duyên dáng: --Nhưng Phượng tự sửa thàng reine rồị Anh trung thàng với lời hứa quá. Anh đã viết bút máỵ Thôi, Phượng rút lệnh lại vậỵ Phượng mới mua cuỐn truyện mới của Nguyễn Minh Lang, chưa kịp đọc, cho anh mượn đọc trưỚc nhé! Tôi hỏi: --Cuốn gì đó. Phượng nheo mắt: --Còn gói kỸ. Anh đọc sẽ biết. Đem về nhà, vào phòng kín hãy mở đấy. Phượng lấy cuốn truyện từ cặp sách ra đưa cho tôị Truyện của Nguyễn Minh Lang, nhà văn lãng mạn đang nỔi tiếng. Cùng với Hoàng Công Khanh, Thanh Nam, Nguyễn Minh Lang xuất hiện bắt trời Hà Nội lúc nào cũng nhƯ chớm vào thụ Ở quê ngoại nghỉ hè lên tỉnh, tôi trở thành cậu học trò ái mộ văn chương. "Tiểu thuyết thứ bẩy" là báo lý tưởng. Tôi đã đọc "Trăng đồng nội" của Nguyễn Minh Lang, "CuỘc đời một thiếu nữ" dầy cộm của Thanh Nam. Tôi thic''h Nguyễn Minh Lang lãng mạn hóa những mẩu đời hậu phương kháng chiến. "Bừng sáng" của Vĩng Lộc đã khiến tôi say sưạ Tôi sắp được đọc truyện mới nhất của Nguyễn Minh Lang. --Cho biết cảm tưởng nhé! --Cảm tưởng gì? --Về cuốn truyện. --còn gói quà? --Luôn. --Những hai cảm tưởng cơ à? Phượng không trả lờị Có nghĩa là nàng muỐn hai cảm tưởng. Buổi trưa tuyệt diệụ Trời đã sang đông nhưng nắng vẫn đủ sức sưởi ấn da thịt. Nằm trong phòng hơi lạnh một chút. Chiếc chăn đơn phủ kín thân thể, chừa cái đầu (vì đầu có hai con mắt ) và đôi tay là lý tưởng rồị Tay cầm sách. Mắt đọc. Bóc miếng giấy bao kín cuỐn truyện của Nguyễn Minh Lang rạ Mắt hoa lên. Tim ngừng đập. Tên cuốn truyện làm tôi ngộp thở và rụng rời trong nỗi đê mê vô tận. "Hoàng tử của lòng em". Nguyễn Minh Lang bất hủ. Nguyễn Minh Lang viết cho tôi, viết vì tôi đâ"ỵ Tại sao PHượng bắt tô i đọc cuốn nàỷ Có phải Phượng chưa biết tên truyện không? Phượng vào hiệu sách mua mà. Phượng muỐn tôi làm hoàng tử của lòng em. Em PHượng. Tôi đọc thật nhanh và tôi chẳng hiểu truyện viết ra saọ Hiểu một cái tên truyện là thừa rồị Đọc xong, trời đã xuống chiềụ Mở gói quà tặng của Phượng: Những trái ô maị Nhón một trái bỏ vào miệng. Trùm chăn kín đầu, mắt nhắm lại nghĨ hai cảm tưởng. Cảm tưởng sẽ phải ghi lên giấỵ Chắc tôi không dám nóị Tình yêu luôn luôn câm nín. Và ta chỉ có thể dùng ngôn ngữ riêng của nó. Đó là những dòng chữ. Mặc kệ những bài toán nộp thầy ngày maị Bài toán có chân và nó đứng đợi đến sáng cũng không mỏị Nó mỏi chân, nó rầy rà thì tôi sẽ bải nó đi ngủ. Còn tôi, tôi cần thức thuyạ Bởi vì tình yêu không biết chờ đợị Tình yêu nóng tính, nó giục giã mình ghê quá: Mau với chứ vội vàng lên với chứ Em, em ơi tình non sắp già rồi Con chim hồng, trái tim nhỏ của tôi Mau với chứ thời gian không đứng đợi Tình yêu không có chân. Tình yêu chỉ có cánh. Tình yêu lượn trên tâm hồn tạ Tình yêu lượn vài vòng thôị Nếu ta bắt nó lượn hoài, nó sẽ chán và nó vỗ cánh bay đị Ta đừng lười, phải đang tay ngay lập tức làm chỗ đậu cho tình yêụ Việc gì có thể làm hôm nay, để đê"n ngày mai không saọ Nhưng tình yêu không thể để đến ngày mai được. Demain, il sera trop trad. Ngày mai sẽ chỉ muộn màng với tình yêụ Tôi nghĩ thế. Ý nghĩ láo lếu đối với bất cứ aị Điều đó chẳng hề chị Tôi chỉ cần nó đúng với tôị Và tôi quên những bài toán. Quên hết. Phương trình bặc hai ax^2 + bx + c = 0 đi chỗ khác chơị Các bạn Parabole, Hyperbole, Joule, Ohm cũng nên đi chỗ khác chơị Tạm biệt các bạn. Tôi mắc bận nghĩ hai cảm tưởng về cuốn "Hoàng tử của lòng em" và gói ô mai. Phượng Tôi đã đọc hết cuốn truyện của Nguyễn Minh Lang. Tôi không còn nhớ gì cả ngoài năm tiếng Hoàng tử của lòng em. Tôi thích làm hoàng tử. Le prince dễ yêu quá. Phượng biết chưa, những vị hoàng tử trong cổ tích đều đẹp giai và dễ yêụ Hoàng tử ở Bạch Tuyết và bẩy chú lùn tuyệt diệụ Hoàng tử ở Công chúa ngủ trong rừng còn tuyệt diệu hơn. Những vị hoàng tử thảnh thơi vô cùng. Họ toàn trốn học, bỏ trưỜng đi săn. Họ đi săn tình yêụ Và luôn luôn được tình yêụ Những ông vua khổ sổ quá. Họ già nuạ Họ hà tiện, bủn xỉn và ưa gây đau khổ cho người khác. Những bà hoàng hậu mới đáng ghét. NhỎ mọn, tầm thường. Tôi yêu hoàng tử. Tôi khoái trốn học. Và trên bước đường trốn học đi săn, tôi mong ước được gặp một công chúa -- princesse đấy nhe, Phượng xóa chữ reine đi -- để nàng công chúa ấy cầm tay tôi, nói nhỏ: Hoàng tử của lòng em. Tôi loay hoay viết cảm tưởng thứ nhất của tôi mất gần một tiếng đồng hồ. Tôi xé. Tôi gạch. Tôi vo tròn ném vào sọt rác. Rồi lại nhặt lên, dở ra gạn lọc vài câu hay nhất. CuỐn vở nháp mỏng dần. "Cho biết cảm tưởng nhé". Đọc hay viết? Phượng quên dặn. Tôi phải học thuộc lòng đoạn văn chương... cảm tưởng của tôị Phượng thích tôi ghi trên giấy, tôi sẽ ghị Tôi ngồi học văn của tôị Lạ quá, học hai lần đã thuộc làụ Bây giờ, nặn óc viết cảm tưỞng về gói ô mai. Phượng Ô mai Phượng mua ở hiệu nào đấỷ Ô mai nó có một thời rực rỡ lắm, Phượng biết không? Trước khi thành ô mai nó là trái mợ Trái mơ chín vàng như mầu nắng vàng. Những nàng công chúa hay đi lạc vào rừng mơ, giả vờ làm cô gái hái mợ Đây là chuyện một công chúa hái mơ gặp hoàng tử đi săn cũng lạc vào rừng mợ Hoàng tử đã vất cung tên, dáng điệu mơ màng như thi sĩ Nguyễn Bính. Cảnh tưƠ.ng lúc ấy thật cổ tích: Thơ thẩn rừng chiều một khách thơ Say nhìn xa rặng núi xanh mờ Khí trời xa rặng lẽ và trong trẻo Thấp thoáng rừng mơ cô hái mơ Hoàng tử cất giọng hát: Hỡi cô con gái hái mơ già Cô chửa về ư đường thì xa Mà nắng chiều hôm dần một tắt Hay cô ở lại về cùng ta Công chúa lặng im. Hoàng tử hát tiếp: Nhà ta ở dưới gốc cây dương Cách động Hương sơn nữa dặm đường Có suối nước trong tuôn róc rách Có hoa bên suỐi ngát đưa hưƠng Công chúa nhẹ nhàng cất bước. Hoàng tử thở dài: Cô hái mơ ơi, cô gái ơi Chẳng trả lời nhau lấy một lời Cứ lặng rồi đi rồi khuất bóng Rừng mơ hiu hắt lá mơ rơi Hoàng tử đuỔi theo kể lể những ngày trốn học đi săn. Công chúa mỉm cườị CuỐi cùng họ cưới nhaụ Hai vợ chồng hái mơ phơi khô và làm ô mai đem bán cho những ngưỜi học trò yêu nhau làm quà tặng nhaụ Tôi thic''h những quả ô mai Phượng tặng. Vì nó nhắc tôi một điển cố ô mai, điển cố truyền khẩu chứ chả ai ghi vào sử sách. Chỉ mình tôi ghi thành cảm tưởng. Tại Phượng đó. Tôi đọc đến mười lần cảm tưởng về những trái ô mai của Phượng. "Ô mai Phượng mua ở hiệu nào đấy". Câu mở đầu có vẻ "Nhớ xưa trê cóc đôi nhà" quá. Nó hơi tò mò kiểu Lục Vân Tiên "Giết xong lũ kiến đàn ong, Hỏi ai than khóc ở trong xe này". Và "Quê đâu, tên họ là chi, Khuê môn phận gái việc gì tới đâỷ Gặp nhau chớ giấu nhau nay, Hai người ai tớ ai thày nói ra...". Những anh chàng học giỏi thường thô lỗ (hay vụng về) khi phải nói chuyện với con gáị Như Lục Vân Tiên. Hỏi han giống hệt công an thẩm vấn. Người đẹp tặng cái trâm (gói ô mai) làm kỷ niệm thì vênh mặt lên quay đị "Vân Tiên ngoảnh mặt chẳng nhìn". Ấy thế mà Kiều Nguyệt Nga vẫn cứ mệ "Nguyệt Nga lúc ấy càng thìn nết na". Tôi hơi nghi ngờ nhan sắc của Kiều Nguyệt Ngạ Anh học trò học gạo Lục Vân Tiên văn võ kiêm toàn nhưng thiếu ngôn ngữ tỏ tình. Người yêu Vũ Thái Loan dặn dò "Xin đừng tham đó bỏ đăng, Có lê quên lựu có trăng quên đèn", anh ta nổi giận phóng ra hai câu văn chương đồng chua nước mặn "Lòng người như lửa mới nhen, Dễ đâu một bếp lại chen mấy lò." Vì tình yêu như bếp với lò thì chán mớ đời, thì đúng là tay vũ biến vai u thịt bắp, mồ hôi dầụ Hãy nghe những tấm lòng của Nguyễn Bính lên tiếng: Chàng: --Lòng anh như hoa hướng dương Trăm nghìn đổ lại một phương mặt trời Mặt trời là nàng, là trái tim nàng, là tình yêu của nàng. Mặt trời mọc phưƠng đông, hoa tình anh hướng về hướng đông. Mặt trời mọc phương tây (nếu mặt trời tinh nghịch), hoa tình anh hướng về phương tây. Nàng: --Lòng em như con nước trôi Chỉ về một bến chỉ xuôi một chiều Bến là chàng. Con nước em sẽ chỉ xuôi về chiều dẫn đê"n bến tình anh. Tình yêu là hoa là mặt trời là con nước là bến mộng là chiều mợ Tình yêu không thể là bếp với lò. Vậy thì "Ô mai Phượng mua ở hiệu nào đấy" nghe lục cục từa tựa than củi cho vào lò trong bếp. Gạch ngaỵ "Ô mai có một thời rực rỡ lắm, Phượng biết không". Câu mở đầu này mới tuyệt cú. Sửa một tí. "Ô mai có một điển tích thơ mộng lắm, Phượng biết chưả" Nhập đề thế này là hoàn toàn. Câu kết coi như xuâ"t chúng. "Tại PhưƠ.ng đó". Ô mai có gì đáng phát biểu cảm tưởng, nhưng vì là ô mai của PHưƠ.ng nên nó đã biến thàng điển tích và chính tôi thêu dệt huyền thoại cho ô maị Tôi dám bịa ra điển tích ô maỉ Tại sao không nhỉ? Mười sáu tuỔi, Chế Lan Viên đã xin tiền bố cho xuất bản thi phẩm "Điêu tàn" và trở thành nhà thơ tượng trưng bất hủ nhất của văn học sử Việt Nam. Người học trò khi mê gái chỉ có một công việc duy nhất đáng chê trách là lười học và trốn học. Còn công việc gì của cậu ta cũng rất đáng cổ võ, nhất là thành tích thức đêm viết thư tình hay làm thơ tình xé bỏ hay cho vào miệng nhai rồi nuối đị Điển tích Ô mai của tôi gắn bó keo sơn với bài thơ "Cô hai mơ" của NGuyễn Bính. Một thoáng mộng mƠ, tôi nghĨ tới những bài thơ, những bài văn nhắc tới ô mai, chắc chắn, phải nhắc tới điển tích ô mai như một câu thơ "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông" của Nguyễn Du là phải nhắc câu "Đào hoa y cựu tiểu đông phong" của Thôi Hộ. Đồng hồ điểm boong một tiếng. Một giỜ sáng rồị Mặc kệ, tôi vẫn tỉnh táọ Tôi có thể viết thêm vài trang nhật ký. Ồ, tôi còn thiếu một cuốn nhật ký: Nhật ký của cậu học trò vừa lớn. Chết chửa, điều quan trọng, hệ số ba của tình yêu mà tôi xuýt quên. Ngày mai phải đóng một cuốn nhật ký bằng giấy pelure mầu xanh và ghi đủ mọi chuyện kẻo lại có lần hối tiếc như Thanh Tịnh "Ngày ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết "... Ngày ấy của Thanh Tịnh là ngày ông ta đi học chữ. Ngày ấy (nếu mai sau tôi hồi tưởng) của tôi là ngày tôi đi học yêu đương. Chắc chắn, tôi đã biết ghi, không sai mảy may, khÔng quên chi tiết nhỏ, những gì về Phượng. Ngày mai mới đóng nhật ký, vậy bây giỜ làm gì? Tôi không thích đi ngủ. Đi ngủ là dại dột. Đi ngủ là phản bội tình yêụ Tôi cần thức đê"n sáng. Tôi muốn sáng mai tới trường thật muỘn. Thầy đang giảng bài, tôi dẫn xác vào lớp, mặt mũi hốc hác, đầu tóc bơ phờ, dáng điệu hết sức thi sĩ. Phượng sẽ hỏi tại sao và tôi trả lời tôi thức trắng đêm nghĨ hai câu cảm tưởng. Phượng cũng sẽ hỏi thêm có dài không và tôi sẽ trả lời đêm rất ngắn. Đêm không bao giờ dài khi ta ngồi tơ tưởng tình yêụ Nhưng liệu PHượng có hỏi thế khÔng và tôi có dám trả lời thế không? Còn hai câu cảm tưởng nữa, cần mấy gói thuỐc liều để tôi hiên ngang trao tận tay PHượng? Tôi nên nhắm mắt một chút. Hình như, người ta mơ mộng người ta thường nhắm mắt. Rồi người ta ngủ ngoan bằng tiếng ru vỗ về của mộng mợ Cuối cùng, người ta với được trái mộng chín vàng vừa tầm tay mình. Thầy tán dông dài hai chữ "tóc thề" trong câu "Tóc thề đã chấm ngang vai " ở một đoạn văn trích giảng. Tóc thề ra saỏ Những Ông thầy Việt văn tra rắc rối và thích chụp đủ thứ tư tưởng vào văn thơ của những người đã chết. Văn thơ trở nên khó khăn, cầy kỳ, bí hiểm do các ông thầy Việt văn. Thí dụ bài "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến. Cụ Nguyễn Khuyến ngồi trên chiếc thuyền câu nhỏ vào một ngày thu lạnh, cá rúc hết xuống bùn, không tung tăng bơi lội để xuống bùn, không tung tăng bơi lội để đớp mồi của cụ, cụ buồn làm thơ giải sầu, kết luận "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" chứ không đớp mồi của cụ. Thế mà các ông thầy Việt văn quả quyết cá đây là Cần Vương, đớp động là đã dấy lên, chân bèo là ở vài nơi! Tóc thề ra saỏ Một anh giơ tay xin giảng nghĩa: --Thưa thầy, tóc thề đã chấm ngang vai là tóc của Thúy Kiều để chấm ngang vai như... Phượng quay xuống nhìn anh bạn cùng lớp. --Như.... tóc chị Phượng! PhưƠ.ng đỏ mặt. Cả lớp cườị Phượng gục mặt trên đôi taỵ Tôi cảm giác ê ẩm mình mẩỵ Tôi đứng dậy: --Thưa thầy, anh Hạnh không hiểu gì về ý nghĩa của hai chữ tóc thề. Con đã đọc trong cuốn sách điển cổ, thấy nói rằng, trước giờ Kim Trọng và Thúy Kiều chia tay, Thúy Kiều cắt mái tóc của mình tặng Kim Trọng để thề thốt suốt đời yêu nhaụ Tóc Thúy KIều nan đã mọc dài chấm ngang vai, lời thề nàng còn nhớ mà Kim Trọng thì vẫn biệt vô âm tín. Vậy tóc thề là món tóc người con gái cắt trao gửi tình nhân như một kỷ vật chứ không phải tóc chấm ngang vai là tóc thề. Hiểu tóc thề như anh Hạnh, con nghĩ, không xứng đáng học Nguyễn Du. Thầy khen: --Nếu anh Chương vào vấn đáp, gặp đúng câu này, anh sẽ được mười tám điểm. Tôi không chú ý lời thầy khen. Tôi thấy đôi vai Phượng rung động. Và tôi tưởng nàng đang thổn thức vì tôị Một lát, nàng ngẩng mặt lên, hí hoáh ghi chép. Rồi đưa tay ra đằng sau, đặt lên bàn tôi một mẩu giấỵ Tôi dở vội ra đọc. Mẩu giấy ghi vỏn vẹn hai chữ "cám ơn". Tôi lại bỏ vào miệng nhai và nuốt đị Lúc này tôi muốn trốn học. Tôi muô"n rủ Phượng ra ngoài bờ sông an ủi Phượng. Tôi muốn làm bất cứ một việc gì để Phượng đừng buỒn, đừng chán ngôi trường trung học tỉnh lỵ. Phượng buỒn, Phượng bỏ lên Hà Nội, tôi sẽ khổ sở lắm. Chắc chắn là tôi sẽ trốn học đều đều, tôi sẽ "Làm học trò nhưng không sách cầm tay, có tâm sự đi nói cùng cây cỏ" hết năm học, hết đời ngườị Tự nhiên, tÔi ao ước, ở một nơi nào đó, chỉ có một ngôi trường, một lớp học. Và lớp học duy nhất trong không gian ao ước của tôi thật bé bỏng, chút ít gió cho đủ mát mùa đông, chút ít nắng cho đủ â"m mùa lạnh, nhiều thân mật cho tình yêu vĩng cửụ Học trò vỏn vẹn hai đứạ Tôi và Phượng. Thầy giáo dạy văn phạm yêu đương và bàn về cái thú tương tư của những người yêu nhau trên đời. Phượng đã dựng đứng cuốn vở lên. Tôi đọc hàng chữ viết đậm và đóng khung bằng bút chì mầu: Giờ ra chơi anh Chương ở lại vơ"i Phượng nhé! " Phượng gấp cuốn vở. Ngồi im. Suối tóc nàng cơ hồ ngừng trôi chẩỵ Tôi ngắm suối tóc nàng rồi thả mắt qua khung cữa sổ. Lớp học nào cũng có khung cửa sổ để những người học trò mơ mộng gửi hồn mình xa khơi quên đi tiếng phấn nghiến răng bất mãn trên bảng đen. Bất hạnh cho những cậu học trò bị học ở những gian lớp thiếu một khung cửa sổ nhỏ. Các cậu sẽ không thấy một khoảng trời xanh mà từ khoảng trời xanh ấy, các cậu có thể bồng bềnh phiêu du tới những miền kỳ ảo, những miền đất niên thiếu tuyệt đối cấm những tâm hồn cằn cỗi bén mảng. Tôi ngồi nhìn khoảng trời xanh của tôi chờ đợi giờ ra chơị Giúp tôi đỡ nóng lòng là những áng mây trôi lướt, là nhỮng cánh chim vút quạ Trống trường đã điểm. Học trò kéo hết ra sân. Phượng xoay thế ngồị Bao giờ tôi nắm tay Phượng thì bấy giờ câu hát của Tô Vũ mới đúng. "Mặt nhìn mặt cầm tay bâng khuâng không nói một câu... ". Phượng mỉm cườị Tôi nghĩ nụ cưỜi của Phượng là đóa hoa hướng dương và tôi là mặt trờị Nụ cười chỉ nở khi hướng về tôị Có lẽ, trưa nay, tôi phải chép bốn câu thơ của Nguyễn Bính vào nhật ký: Cô nhân tình bé của tôi ơi Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười Những lúc có tôi và mắt chi? Nhìn tôi trong lúc tôi xa xôi Phượng hỏi: --Hôm nay sao anh bơ phờ thế? Tôi đáp: --Tại thức khuya. --Để đọc sách điển cố, hở? --Không. --Thế làm gì? --Tôi cảm. Đêm qua không ngủ được. --Tức là anh nợ Phượng hai câu cảm tưởng? À, anh đã đọc cuốn truyện chưa? --Chưạ Tên truyện ý nghĩa quá. Tôi tự hỏi người nào sẽ nhận người nào là hoàng tử của lòng mình. Tôi muốn viết thư cho ô^ng Nguyễn Minh Lang, yêu cầu ông ta viết tiếp cuốn truyện bằng tên truyện do tôi đặt. --Truyện gì? --Công chúa của lòng anh. Phượng chớp mắt. Rồi nàng đưa một ngón tay đặt lên mắt bên phải đã ngắm chặt, khẽ daỵ Phượng nói: --Hình như có một hạt bụi nhỏ vừa bay vào mắt Phượng. Tôi bảo: --Phượng nhắm chặt mắt lại, một lát, bụi theo nước mắt trôi ra. Phượng hơi lắc đầu: --Khó trôi ra lắm. Hạt bụi không giống khói thuỐc đâụ Khói thuốc vướng trong mắt mình làm cay mắt mình giây lát rồi tan đị Chứ hạt bụi nó làm cộm mắt và lúc nào mình cũng phải nghĩ tới nó. Anh thổi giùm Phượng, hạt bụi mới rạ Nhưng Phượng không nhờ anh đâu. Có thể nào một hạt bụi đã lọt vào mắt Phượng. Trận gió nào đã mang hạt bụi tớị Tôi nghe đâu đây rất lặng lẽ. Một cụm mây trắng dừng yên trên khoảng trời xanh qua khung cửa sổ. Hạt bụi yêu dấụ Phượng đã yêu nó. Phượng đã muốn hạt bụi đồn trú ở cửa ngõ linh hồn nàng. Tôi ghen với hạt bụị Phượng không nhờ tôi thổi giùm. Nếu nàng nhờ, tôi chẳng hiểu lẽ làm sao cho tay đỡ run; cho tim bớt đập và hơi thở nguyên vẹn đủ lùa vào một cánh cửa sổ linh hồn Phượng. --Anh đã viết chưa? --Cảm tưởng à? --Không, bức thư cho văn sĩ Nguyễn Minh Lang. --Chưạ Tôi sợ họ tưởng tôi điên. --Thì anh viê"t cuốn "Công chúa của lòng anh". --Tôi viết? --Anh sẽ viết hay làng đằng khác vì anh xứng đáng học Nguyễn Du. Tôi thấy tai tôi nong nóng. Tôi không nhìn được mắt tôị Chắc nó phải ánh lên một tia kiêu hãnh. --Còn gói ô mai? --Cũng chưa nghĩ rạ Tôi định thế này: Tôi sẽ viết đưa PHượng coị Nếu Phượng bằng lòng, tối mới nói. --Thế là anh đã có cảm tưởng rồi? --Tôi... thức cả đêm qua. --Để nghĩ cảm tưởng? --Không, tôi bị cảm. --Chiều nay anh ghé qua nhà Phượng cho Phượng xem cảm tưởng về cuỐn sách và gói ô mai nhé! Anh biết nhà Phượng chưa? --Tôi vẫn qua đó mỗi chiều. --Sao anh không vào nhà Phượng? Tôi nuốt nước bọt ực một cái, nuốt theo câu trách móc của Phượng. Chợt nhớ một bài thơ của Hàn Mặc Tử mở đầu bằng câu trách móc của cô gái thôn Vỹ Dạ. Sao anh không về chơi Thôi Vỹ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chũ+ điền Gió theo lối gió mây đường mây Giòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trắng đó Có chở trăng về kịp tối nay Mơ khách đưỜng xa khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có mặn mà Nhà Phượng hẳn phải đẹp như thôn Vỹ Dạ. Không có căn nhà nào đẹp bằng căn nhà người yêu ta đang cư ngụ. Thi sĩ dạy tôi điều đó. --Chiều nay anh phải vào nhà Phượng đấy. Tôi im lặng. Bởi vì không có thể nói gì hay hơn, ngọt ngào hơn với lời mời nồng nhiệt ấỵ Hai giỜ học tiếp, tôi ngồi vẽ căn nhà Phượng. Và buổi trưa tôi ngồi ở bàn học sửa chữa hai câu cảm tưỞng. Buổi trưa dài lê thệ "Thuở chờ đợi thời gian ôi rét mưỚt!" Tôi mong chiều về. Mong như đứa trẻ con chờ mẹ về chợ. Buổi chiều mơn trớn của tôi, nó đê"n thật lâụ Nó định gây sự với tôị Tôi định gặp nó, sẽ mắng nó vài câụ Nhưng nó đến, tôi bối rốị Tôi cằn nhằn tại sao nó đến sớm thế, thong thả chút nữa không được à. Nó cự nự, nó đá vào chân tôi, nó lôi tay tôi kéo ra đưỜng. Tôi ngập ngừng. Rồi tôi phải đị Tới đầu phố nhà Phượng, tôi quay về. Tôi tưởng bao nhiêu con mắt đang theo dõi tôi, đang cười chế nhạo tôị Tôi lại tưởng Phượng đang tựa cô?ng chờ từng giây phút. Và tôi trở luị Tôi tiến, tôi luị Tôi đi, tôi về trên cùng một con phố chẳng biết mấy chục lần. Vẫn không dám rẽ vào phố nhà PHường. Tôi hỏi tôi có nên tới nhà nàng không. Tôi trả lời nên. Rồi đừng nên. Y hết Nguyễn Bính: Chân bước phân vân lòng hỏi lòng Có nên qua đấy nữa hay không Không nên qua đấy nên qua đấy Qua đấy làm chi nữa mất công. Nếu chiều hôm nay trời nhiều gió lất phất mưa lạnh và gần nhà nàng có cái hồ rộng, có lẽ, tôi sẽ giống Nguyễn Bính hơn: Có chàng đi hứng gió heo may Bên hồ để mặc mưa rơi ưỚt Đếm mãi bâng quơ những dấu giầy Cuối cùng, tôi đành ra về. Ghé qua hàng thuốc lá, mua những một góị Điếu thuốc lá Cotab đầu tiên tôi hút vào buổi chiều hôm ấy, buổi chiều thơ mộng nhất, hân hoan nhất và buồn bã nhất của đầu đời niên thiếụ Tiếng hát Quách Đàm từ máy thu thanh một hiệu buôn vộng ra hè phố. Tôi dừng chân, dựa lưng vô cột điện, nghe nhạc và nhìn khói thuốc hòa mầu với sương chiềụ Bài hát ngợi ca buỔi chiềụ "Tôi là người lữ khách, mầu chiều khó làm khuâỵ Ngỡ lòng mình là rừng, Ngỡ hồn mình là mâỵ Nhớ nhà châm điếu thuốc... " Nhớ Phượng châm điếu thuốc. Tôi châm điếu thuốc mớị Và nuốt khói tương tư vào phổi. Tháng mười có một buổi học nặng nề nhất thì buổi học đó phải là buổi học sáng naỵ Phượng không thèm quay xuỐng cũng chẳng viết thông điệp tình yêu trên từng mẩu giấy nháp quăng cho tôị Tôi hiểu rằng Phượng đã giận tôi thả lời hứa đến thăm nàng theo mây trờị Phượng không biết tôi đã hút hết hai mươi điếu thuốc lá và hai ngón tay tôi đã lên mầu vàng. Đêm qua, tôi lại thức khuya, tìm những bài thơ thương nhớ thiết tha nhất để học thuộc lòng. Có một nỗi niềm gì đó lang thang trong tâm hồn tôị Nỗi niềm đó luôn luôn đánh thức tôi cả những lúc tÔi buồn ngủ. Nó thúc giục tôi nghĨ tới những buổi chiều nắng vàng khiêu vũ, những vì sao lung linh, những cơn gió, những cụm mây, những bến bờ xa lắc... Nó bắt tôi quên sách vở và xúi tôi trốn học. Và khuyến khích tôi làm thợ KhÔng chừng tôi sẽ trở thành thi sĩ. Phượng ngồi bất động suỐt hai giỜ học. Ra chơi, nàng vẫn ngồi bất động. Tôi ngồi sau lưng Phượng, cũng bất động. Tôi có cảm tưỞng suỐi tóc nàng đang cháy siết. ĐÃ đến chỗ xoáy của giận hờn. Và tôi chới với ở chỗ xoáy đó. Tôi không biết cách nào ngoi lên. Tôi đập tay, đập chân. Tôi ú ớ. Rồi tôi chìm nghỉm. Tôi ngu đần quá, không kêu cứu aị Tôi khờ khạo quá, không thể mở miệng nói một câu xin lỗị Tôi cam đàng làm kẻ tử tội oan uổng. Nhưng Phượng đã nói vu vơ: --Chiều hôm qua đứng chờ xuýt thành tượng đá. Tấm mảng đã vất xuống dòng suối cho kẻ sắp chết đuối bám vộị Tôi trần tình: --Chiều hôm qua... Phượng cắt lời tôi: --Anh ngủ quên, anh mải đánh bóng chuyềnh, anh mê bơi lội, anh say sưa đọc truyện, anh... Phượng ghi đủ thứ tội trong bản án. Tôi bấn loạn, chỉ bào chữa bằng một câu hết sức ngu ngơ: --Chiều hôm qua tôi bắt đầu hút thuốc lá. Tôi thức khuya hút nguyên gót Cotab. --Hút thuốc lá anh sẽ lao phổi, anh sẽ chê"t. --Tôi thích chê"t. Phượng quay xuống bất chợt. Tôi giật mình trong nỗi sợ đê mệ Đôi mắt Phượng mở tọ Đôi mắt thật tròn. Đôi mắt thu gọn những buỔi chiều nắng vàng khiêu vũ, những vì sao lung linh, những cơn gió, những cụm mây, những bến bờ xa lắc... Và cả tâm hồn tôi. --Anh hút thuốc lá thật đấy à? Tôi xoe những ngón tay vàng khói thuốc: --Phượng xem. Phượng nhăn nhó: --Giời ơi, phổi anh sẽ vàng như thế. Nàng mím môi: --Tại sao anh hút thuốc lá? Anh giận ai mà hút thuốc lá? Tôi hơi cúi đầu: --Tôi giận tôị Tôi hút thuốc lá dưỚi chân cột điện đầu phố nhà Phượng. Đôi mắt Phượng ánh lên nỗi vui mừng: --Nghĩa là anh... Tôi nhìn vào đôi mắt Phượng, kể lể thật thanh: --Tôi không ngủ quên, không mải đánh bóng chuyền, không mê bơi lội, không sau sưa đọc truyện... --Anh đã đến sao anh không chịu vào nhà? --Tôi không hiểu. --Anh không thích sao? --Tôi thích lắm. Tôi đi đi lại lại nhiều lần và tôi về nguyễn rủa tôị Rồi tôi hút thuốc lá cho ngón tay tôi vàng cho tôi đỡ buồn. Phượng chớp mắt. Một thoáng trôi qua, PhưƠ.ng mỉm cườị Nàng khẽ gọi: --Anh Chương! Tôi hỏi: --Phượng tin tôi chứ? Nàng gật đầu: --Tin anh. Và Phượng thấy anh dễ mến quá. Đám mây chì của buổi học vụt tan. Lớp học bỗng ngập nắng vàng. Phượng nói: --Xin lỗi anh nhé! Tôi như một kẻ lạc vào sa mạc cát bỏng,khát nước khô cổ, ngã gục sắp chết thì thấy mình ngã gục trên miệng giếng đầy ắp nưỚc. --Từ giờ trở đi Phượng không còn giận anh nữạ Sáng nay biết bao chuyện muốn nói với anh. Thế mà tại giận anh, PhưƠ.ng quên hết. Anh đã nghĨ xong cảm tưởng chưạ Phượng muốn biết sớm để còn bắt anh nghĨ nhiều cảm tưởng khác. Tôi nói: --Thí dụ cảm tưởng bị giận oan, cảm tưởng hút thuốc lá? Phượng cười: --Cảm tưởng ấy chắc lạ lắm. Tôi mở cuốn vở nháp, lấy hai cái cảm tưởng chép nắn nót trên giấy pelure xanh đưa cho Phượng. Nàng cất vào cặp sách ngay và bảo: --Phượng bắt chước anh, để về nhà nằm trên giường đọc chầm chậm. Tôi bắt đầu lo sợ. Và lại nguyền rủa mình dại dột dám để Phượng biết những dòng chữ đáng lẽ phải giữ kín trong nhật ký của mình. Chẳng hiểu, đọc xong, Phượng sẽ nghĩ gì. Tôi thấy xấu hổ. Tôi thấy cần lẩn trốn.