Phần III

Té ra nàng cũng là người thích nấu ăn và nấu ăn cũng ngon ra phết. Mỗi khi bố con anh hàng xóm tấm tắc khen những món ăn nàng đem sang, nàng thấy sung sướng như chưa hề có một niềm hạnh phúc nào như vậy.
Tuy nhiên anh hàng xóm chạy xe ôm lắm khi cũng đến khuya mới về. Đã thế, mấy hôm nàng để ý không thấy anh ở nhà, dấu hiệu là không nghe thấy tiếng tắm rửa oàm oạp phía sau. Từ  hôm bắt gặp anh tắm nuy đến nay, Nhàn không dám lên ban công một lần nào vào buổi chiều nữa.
Nhiều khi nàng nhận ra nàng chỉ nhìn thấy anh ta với một thân thể nâu bóng cuồn cuộn những bắp thịt chứ không phải bằng bộ quần áo bộ đội cũ kỹ. "Bố cháu phải ở luôn trong bệnh viện, mấy hôm nay bà cháu mổ" - Cậu con trai trả lời không mấy mặn mà, làm nàng không dám hỏi cặn kẽ.
Nàng mua hai hộp sữa bột, đứng đợi trước cổng bệnh viện suốt cả buổi chiều. Nàng đoán không sai, chắc chắn anh phải đi ra ngoài mua cái gì đó. Và nàng đã gặp anh. "Chị, cám ơn chị" - Anh run run nói, mắt không dám nhìn nàng. "Không có gì, tôi thật vô tâm, không biết bà cụ lại nặng thế".
Nàng rủ anh cùng đi ăn chiều. Nàng đã từng ăn cùng với nhiều đàn ông, nhưng sao lần này nàng lại thấy hồi hộp đến thế. Một bữa cơm bình dân ngoài quán, nhưng nàng có cảm giác như đang được ăn trong một gia đình. Nàng được gắp thức ăn mời anh, hỏi anh món này món kia ăn có được không? Tất cả điều này hình như  trước đó là người khác dành cho nàng.
Cơn bão lớn sắp đổ bộ vào thành phố, chỉ trong vòng đêm nay. Đài truyền hình thông báo khẩn cấp. Tuy nhiên sống giữa thành phố, chẳng mấy ai quan tâm cho lắm, người ta chỉ sợ nhất là mất điện. Nàng cũng ngại mất điện nên về sớm, qua chợ mua ít thức ăn chuẩn bị cho bữa chiều và có thể cho cả ngày mai, nàng cố ý mua cho cả bố con anh hàng xóm.
Trời vừa sập tối, thì những cơn gió mạnh đã va đập những cánh cửa ầm ầm, và điện vụt tắt. Nàng bật công tắc chiếc đèn tích điện để bàn rồi đóng chặt cửa, nằm dài trên giường, chẳng còn lo gió thổi tắt đèn như dạo trước. Thật giá trị nhất chuyến đi Móng Cái vừa rồi là mua chiếc đèn này, chứ không như một lô các đồ điện tử đã lần lượt giở chứng.
Rồi nàng bỗng bật dậy, xách vội cây đèn sang nhà anh hàng xóm. Khi cửa vừa mở, chút sáng duy nhất lập lòe trong nhà vụt tắt ngấm, nhưng nàng nhận ra, cậu sinh viên đang ngồi trước chiếc bàn với ngọn nến vừa tắt còn  vương một làn khói mỏng. "Cháu dùng chiếc đèn tích điện này mà học, cô không làm gì tối nay cả". Mắt cậu sinh viên sáng lên: "Vâng, cháu cám ơn cô, sáng mai cháu phải thi hết môn rồi". Nàng quay về, cũng chợt nhận ra, nhà nàng chẳng có một cây nến nào. Đang mò mẫm nhờ những tia chớp bên ngoài, chợt nàng nghe tiếng anh hàng xóm đứng trước cửa: "Chị cầm cây nến mà thắp chứ, tối thế biết lối nào mà lần. Tôi biết chị không trữ nến đúng không?". "Vâng, vâng, anh cho tôi mượn, để tôi tìm cái bật lửa đã". "Tôi mang sẵn đây, để tôi thắp luôn cho chị".
Anh bật máy mấy lần nhưng ngọn lửa không đậu được. "Để tôi đóng cửa cái đã, gió quá" - Nàng vội vàng chạy ra đóng cửa. Nhưng vội thế nào mà nàng va vào ngưòi anh, làm anh tưởng nàng vấp ngã nên giơ tay đỡ, trong một tích tắc, nàng đã chạm sát vào người anh, cũng trong tích tắc nàng nhận ra cái thân thể rắn chắc nóng ran, có mùi xà phòng thơm rẻ tiền nhưng nồng nàn sạch sẽ. "Ối chết, xin lỗi" - Nàng lập cập nhoài khỏi tay anh, anh rời ra rồi bỗng dưng níu lại ôm choàng lấy nàng. Hơi thở anh gấp gáp nóng hổi. Nàng cũng thở gấp gáp nhưng không muốn thoát khỏi anh, nàng áp vào ngực anh, mặc kệ cho vòng tay anh ghì chặt.
Tất cả diễn ra trong im lặng, chỉ có tiếng thở nhẹ cùng tiếng gió ào ào bên ngoài, giật tung những chiếc lá khô rơi xào xạc. Vũ điệu của hai đôi bàn tay cứ mỗi lúc một  xoắn xuýt hơn, bấu chặt hơn như không tải nổi cơn cuồng phong trong hai thân thể. Họ lăn ngay ra cái nền lát gạch hoa lạnh tanh vẫn không dập được sức nóng của dục tình.
Anh chỉ còn kịp nhoài tay đóng vội cánh cửa rồi lao vào nàng khi đó chỉ còn là một Eva... "Em..." - "Anh..." - Tiếng nói bật ra khi vũ điệu cơ thể sắp kết thúc, như tiếng gọi sơ khai của loài người. Hình như bên ngoài gió đã thôi gào thét, những hạt mưa lộp bộp rơi xuống, bão đã tan, ở thành phố ít khi phải chịu những cơn bão lớn.
Nàng rã rời như vừa trên thiên đường rơi xuống mặt đất. Anh cúi xuống nói khẽ khàng: "Chị Nhàn, tha lỗi cho tôi, tôi... tôi không thể kiềm chế nổi". "Anh về đi" - Nàng quay mặt giấu những giọt nước mắt nóng hổi từ từ ứa ra.
Đã mấy ngày rồi nàng tránh mặt anh, mà hình như anh cũng vậy. Chẳng lẽ buổi sáng anh đi thật sớm và cố tình về thật muộn? Mà thực ra nàng đâu có giận anh. Đã một tuần trôi qua, nàng không thể chịu nổi. "Bố có nhà không, cô muốn nhờ sửa cái lò vi sóng, nó bị..." - Nàng chưa nói hết câu thì cậu con trai đã trả lời cộc lốc:  “Bố cháu không có nhà". "Vậy khi nào bố về...".
"Bố cháu không về đây nữa, bố cháu đưa bà cháu về nhà rồi, à cháu gửi cô cái đèn". "Thôi cháu cứ cầm lấy mà dùng, cô có cái khác rồi". "Không, cái đèn này ngồi học nhức mắt lắm". "Hay tại hôm đó cháu học khuya quá, chứ thỉnh thoảng dùng khi mất điện thì...". "Hôm đó cháu cũng đâu có dùng, học một lúc thấy nhòe mắt cháu phải tắt đi đấy". Nàng thấy chân như sắp khuỵu xuống. Nàng cố nói thật tự nhiên: "Thôi, cháu cứ để đấy, cô về đây".
Nàng nằm trên giường không biết đã bao lâu, nhưng không tài nào ngủ được. Mắt nàng mở trừng trừng nhìn lên trần nhà. Trên đó là hình ảnh người đàn ông đang tắm, thân thể bóng loáng lăn tăn những hạt nước đọng trên bờ vai nâu sậm. Nhiều đêm nàng đã muốn ghì siết lấy cái thân thể ấy.
Không giống với những đêm nàng ân ái với hình bóng người họa sĩ của nàng. Nó không đẹp đẽ lãng mạn, nhưng lại quá sôi sục và ngọt ngào. Nàng bật dậy và nàng muốn vẽ, một ngọn lửa đam mê nghệ thuật bùng cháy trong lòng. Tại sao không phải là một bức người đàn ông tắm nhỉ. Xưa nay người ta cứ bận tâm với những vẻ đẹp muôn kiểu của đàn bà khỏa thân, mà không biết đến sự khỏa thân của đàn ông tắm mới tuyệt làm sao.
Nàng biết từ khi là một họa sĩ đến giờ, nàng chưa hề vẽ nổi một bức tranh nào cho ra  hồn. Vậy mà nàng vẫn đang lãnh đạo cả một nhóm họa sĩ có tầm cỡ hẳn hoi kia đấy. Nàng ngồi bật dậy, lấy giá vẽ và vẽ như lên đồng. Những đường cọ cứ vung vẩy, lúc miết một cách quyết liệt, lúc lại run rẩy như không dám chạm vào tấm toan. Đến gần sáng thì nàng gục xuống thiếp đi.
Bức chân dung một người đàn ông vừa như rõ nét lại vừa như nhòe đi trong làn nước đang chảy từ trên vai xuống. Nàng đi làm mà tâm trạng để hết ở nhà. Bao giờ về đến nhà nàng cũng vội chạy lại chỗ bức tranh để ngắm, mà như không phải để ngắm. Nàng hồi hộp muốn xem nó thế nào, như một cậu bé trồng cây, hàng ngày sốt ruột muốn đến xem cây đã lớn chưa. Nàng cảm thấy như một ngày nào đó người đàn ông trong bức tranh sẽ bước ra...
Một ngày, nàng đi về và nhặt được một phong thư, không tem, không tên người gửi, người nhận, nó được nhét vào khe cửa nhà nàng. Trong thư là một dòng chữ rắn rỏi:
"Chị Nhàn, tôi đã trả nhà và dọn về quê rồi. Tôi biết chị giận tôi lắm vì tôi đã không gặp chị để chào một lời từ biệt. Nhưng có lẽ như vậy tốt hơn cho chị. Tôi ra đi thực sự rất thương chị, và cả nhớ nữa, mặc dù có thể chị không thèm tình thương của tôi. Nhưng điều này tôi phải nói. Tại sao chị phải như vậy. Tại sao chị không sống đúng với bản thân mình. Tôi luôn mong chị có một hạnh phúc mà đáng ra chị phải có. Tha lỗi cho tôi.
 Chào chị".
Nàng lại chỗ bức tranh, gạt tấm vải phủ. Người đàn ông đẹp như  tượng thần Davit, nhưng quay lưng lại phía nàng. Vẫn chỉ là bức tranh. Nó không bao giờ trở thành cái thân thể đã đem lại cho nàng những giây phút ngọt ngào, sự rung cảm đê mê của thể xác, cái niềm sung sướng mà bao nhiêu năm nàng vẫn chỉ tưởng tượng mơ hồ. Nàng cũng chợt hiểu rằng vì sao người họa sĩ năm xưa đã không vẽ trọn bức tranh nàng khỏa thân và ra đi không hề trở lạ

Xem Tiếp: ----