Chương 25
Bữa Ăn, Nhà Máy Voi, Bẫy

    
o với cầu thang xoáy ốc thì leo lên bằng thừng quả là dễ chịu. Cứ ba chục phân lại có một nút thắt, và bản thân sợi thừng cũng vừa tầm tay. Tôi nắm cả hai tay, đu đưa một lúc và tận dụng đà để leo lên từng chặng. Giống như ở rạp xiếc, tuy rằng ở đó dĩ nhiên không ai thắt nút vào thừng vì làm thế khán giả sẽ coi thường tiết mục biểu diễn.
Thỉnh thoảng tôi nhìn lên trên nhưng không thể ước lượng được khoảng cách vì bị ánh sáng chiếu thẳng xuống làm chói mắt. Cô gái chú ý quan sát tôi trong suốt thời gian, có lẽ cô lo cho tôi. Vết thương ở bụng lại nhói lên từng nhịp. Thêm vào đó, đầu tôi vẫn đau sau cú ngã. Không đau đến nỗi không trèo được, nhưng vẫn là đau.
Lên gần đến đỉnh, ánh đèn của cô chiếu đủ sáng vào tôi và khoảng xung quanh. Đó là một ý định tốt, song nó cản trở tôi. Vì tôi đã chuẩn bị tinh thần để leo lên trong bóng tối nên ánh sáng làm tôi loạn nhịp. Đơn giản là không thể đo được khoảng cánh giữa sáng và tối. Các khoảng sáng như lồi lên còn chỗ tối thì lõm hẳn xuống.
Chừng sáu, bảy chục nút thừng thì tôi lên tới đỉnh. Tôi chống cả hai tay vào rìa đá để rướn lên như một người bơi đến thành bể. Tôi cố hết sức vì hai cánh tay đã bại đi như phải bơi mấy cây số. Cô gái nắm thắt lưng tôi kéo lên.
“Vừa vặn kịp”, cô nói. “Chậm vài phút nữa là mình tiêu rồi.”
“Tuyệt vời”, tôi nói, nằm sõng soài ra nền đá phẳng và hít mấy hơi thật sâu. “Quá tuyệt vời. Nước dâng đến đâu rồi?”
Cô gái đặt đèn pin xuống đất và kéo thừng lên. Đến nút thứ ba mươi cô ấn sợi thừng vào tay tôi. Nó ướt nhoẹt. Mực nước khá cao. Quả thực là gấp gáp nếu chúng tôi chậm mấy phút nữa mới vớ được sợi thừng.
“Cô đã tìm được ông cô chưa?”, tôi hỏi.
“Tất nhiên”, cô nói. “Ông ở trong điện thờ đằng kia. Nhưng ông tôi bị sái chân vì sa vào một hố trên đường đi.”
“Và còn lê được đến đây với cái chân sái?”
“Vâng, ông tôi rất sung sức.”
“Tôi cũng thấy thế”, tôi nói.
“Ta đi thôi. Ông tôi đợi. Ông nói là có nhiều chuyện cần kể với ông.”
“Tôi cũng thế.”
Tôi đeo ba lô và để cô dẫn đến điện thờ. Thực ra nó chỉ là một cái hang ăn sâu vào vách đá, rộng như một căn phòng cỡ lớn. Trong một ngách hang có ngọn đèn đốt khí tỏa ánh sáng vàng liu riu. Vách đá lồi lõm tạo ra vô số bóng đen kỳ dị. Giáo sư ngồi cạnh ngọn đèn, trùm lên người một tấm mền. Mặt ông chìm một nửa vào bóng tối. Trông có vẻ như hố mắt ông lõm sâu hơn, nhưng kỳ thực ông già rất sinh động và tỉnh táo.
“Kìa, có vẻ như mọi người vừa vặn thoát nạn thì phải”, giọng ông vui vẻ. “Tôi biết là sẽ có nước dâng lên, nhưng tôi tính là cả hai người đến đây sớm hơn nên không lo lắng gì cả.”
“Cháu bị lạc trong thành phố ông ạ”, cô gái mũm mĩm nói. “Vì vậy chúng cháu mất gần trọn một ngày.”
“Không sao, không sao”, giáo sư nói. “Sớm hơn hay muộn hơn thì bây giờ cũng không có gì khác nhau nữa.”
“Cái gì không khác nhau nữa ạ?”, tôi hỏi.
“Những chuyện phức tạp ta sẽ bàn sau, được không? Anh ngồi xuống đi. Trước tiên phải gỡ hết vắt ở cổ anh đi đã, không thì sẽ bị sẹo.”
Tôi ngồi gần ông giáo sư. Cô cháu gái ngồi xuống cạnh tôi, lấy diêm trong túi ra và đốt cho rụng những con vắt bám ở cổ tôi. Những con vắt đã hút no máu và phồng to như nút chai. Lửa diêm nóng làm chúng phát tiếng xèo xèo. Chúng rơi xuống đất và quằn quại ở đó cho đến khi bị cô lấy giày thể thao di nát. Da tôi xót như bị bỏng, tôi có cảm giác nếu lắc đầu mạnh là lớp da sẽ toác ra như một quả cà chua chín rục. Thêm một tuần như thế này thì có thể dùng ảnh chụp các vết thương của tôi để minh họa cho cả một cuốn sách giáo khoa y học. Hoặc làm một tấm áp phích màu, mỗi vết thương là một ảnh nhỏ, giống như áp phích về nấm chân mà người ta vẫn treo ở hiệu thuốc. Bụng bị rạch, đầu sưng u, da bị vắt hút máu thành vệt, lại còn thêm một ví dụ nhỏ về rối loạn cương dương nữa chứ.
“Hai người có đem theo thứ gì ăn được không đấy?”, giáo sư hỏi. “Tôi lên đường quá cập rập nên không đem được nhiều thứ theo. Từ hôm qua tôi toàn ăn sô cô la.”
Tôi mở ba lô lấy đồ hộp, bánh mì và bi đông nước ra, đưa hết cho ông, kèm cả dao mở hộp.
Trước tiên ông khoan khoái uống một ngụm nước, rồi ông lần lượt ngắm nghía từng hộp đồ ăn một, tựa như chọn mùa nho ngon nhất trong một loạt chai rượu vang. Rốt cuộc ông mở hộp đào và hộp thịt bò muối.
“Hai người có muốn ăn không?”, giáo sư hỏi. Chúng tôi cảm ơn và từ chối. Trong hoàn cảnh này và vào thời điểm này chúng tôi không thấy ngon miệng gì hết.
Ông giáo sư bẻ bánh mì, đặt một lát thịt bò dày lên và nhai một cách khoái trá. Sau đó ông ăn vài quả đào và nâng hộp lên húp nước đào. Trong khi ông ăn, tôi lấy chai rượu dẹp ra nhấp hai, ba ngụm. Lập tức người tôi phấn chấn, các vết đau đỡ hẳn. Không phải chúng dịu đi, mà rượu đã làm tê dây thần kinh, khiến các vết thương như tách hẳn khỏi người tôi để tồn tại biệt lập.
“Được lắm, hai người đã đến đúng lúc”, ông giáo sư cảm ơn tôi. “Thường ngày tôi vẫn có đồ dự trữ ở đây, đủ ăn vài hôm, nhưng lần này tôi quên lấy bù thêm vào. Một sai lầm không thể tha thứ được! Lâu lâu không có gì xảy ra là người ta mất tính cẩn trọng. Đây là một bài học cho tôi. Anh biết người xưa vẫn nói: khi ánh mặt trời xuyên qua mái nhà thì hãy dọi kín, phòng khi mưa. Ha ha ha.”
“Giờ thì ông ăn xong rồi”, tôi nói. “Ta có một vài chuyện cần đem ra bàn. Theo đúng thứ tự từ đầu đến giờ. Ông đã có ý định gì? Và ông đã thực thi chuyện gì? Kết quả ra sao? Vai trò của tôi trong đó là gì? Đề nghị ông kể hết cho tôi biết!”
“Tôi nghĩ là sẽ tương đối đi sâu vào chuyên môn”, ông ngập ngừng nói.
“Được, vậy thì ông giải thích một cách dễ hiểu. Tôi chỉ muốn biết đại ý và việc gì cụ thể cần làm.”
“Nếu tôi kể tuột hết ra thì có thể anh sẽ rất giận tôi…”
“Tôi sẽ không giận”, tôi nói. “Vì giận bây giờ phỏng có ích gì?”
“Trước tiên tôi phải xin anh thứ lỗi”, giáo sư nói. “Tôi đã lừa gạt và lợi dụng anh, cho dù với lý do khoa học, và qua đó đẩy anh vào tình thế khốn đốn này. Tôi không phải nhận lỗi làm lệ, mà rất hối hận. Nhưng anh nên hiểu là công trình nghiên cứu của tôi có một ý nghĩa và giá trị vô cùng trọng đại. Các nhà khoa học khi đã bập vào một mạch tri trức thường quên hết mọi chuyện bên lề. Nhưng cũng chính vì thế mà khoa học luôn phát triển, không ngừng nghỉ. Nói một cách cường điệu thì khoa học sống bằng động cơ trong trắng ấy… à, mà anh có đọc Aristotles không nhỉ?”
“Hầu như không”, tôi nói. “Tôi hiểu động cơ trong trắng khi ông nghiên cứu khoa học. Nhưng ông đi vào trọng tâm đi.”
“Xin lỗi. Tôi chỉ muốn nói rằng sự trong trắng ấy đôi khi có thể đem lại tác hại cho con người. Giống như các hiện tượng thiên nhiên gây tác hại cho con người vậy. Những ngọn núi lửa vùi cả thành phố dưới lớp nham thạch nóng chảy, lũ lụt cuốn trôi nhiều sinh mạng, động đất triệt hạ nhà cửa – nhưng liệu có thể vì thế mà nói rằng những hiện tượng thiên nhiên ấy về bản chất là độc ác…”
“Kìa ông!”, cô gái mũm mĩm xen vào. “Ta có nhiều thời gian cho những giải thích vòng vèo đó không?”
“Cháu nói đúng, bé con ạ, cháu nói đúng”, giáo sư nói và dịu dàng vuốt lên tay cô cháu. “Ờ, tôi bắt đầu từ đâu nhỉ? Tôi không ưa tiếp cận sự việc theo kiểu trực chỉ và độc đạo, tôi phải giải thích mọi chuyện ra sao bây giờ?”
“Ông đã đưa tôi các số liệu để xáo trộn, đúng không ạ? Chuyện đó có ý nghĩa gì?”
“Để giải thích, tôi phải đi ngược lại ba năm về trước.”
“Vâng, ông cứ làm đi!”
“Hồi đó tôi làm việc trong trung tâm nghiên cứu của Hệ thống. Tuy nhiên không phải là nhân viên khoa học cơ hữu, mà có thể gọi là chuyên viên ngoại vi đặc biệt. Tôi có bốn hay năm nhân viên dưới quyền, một cơ sở được trang bị tối ưu và ngân khoản không hạn chế. Tôi không quan tâm chuyện tiền nong và !!!13472_27.htm!!! Đã xem 35471 lần.

Thực hiện ebook: hiepsiga
Nguồn: e thuvien - Nhà xuất bản: NHÀ XUẤT BẢN Hội nhà văn
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 11 tháng 12 năm 2011

Nhưng nhàn cư vi bất thiện. Nhiều thì giờ rảnh khiến tôi nảy ra ý định ghép thêm một bảng mạch nữa vào các anh – những người tham gia thí nghiệm. Trong bảng mạch này tôi cấy thêm lõi ý thức hệ do tôi cắt ghép được.”
“Nhưng để làm gì cơ?”
“Thứ nhất là để xem nó có hiệu quả gì đối với người tham gia thí nghiệm. Tôi muốn biết một ý thức hệ do người lạ cắt ghép và sắp xếp hoạt động ra sao. Đây là một trường hợp chưa hề có tiền lệ trong lịch sử loài người. Và dự định thứ hai của tôi – tất nhiên chỉ là một tác dụng phụ - một khi Hệ thống đã cho phép tôi muốn làm gì tùy thích thì tôi sẽ hiểu câu đó theo đúng nghĩa đen và làm những gì tôi thích. Tôi định cấy thêm ít nhất một chức năng mà Hệ thống không hề biết.”
“Đó là động cơ duy nhất của ông hay sao?”, tôi hỏi. “Chỉ vì thế mà ông nghí ngoáy trong não chúng tôi và đặt thêm vài đường ray cho cái tàu hỏa đồ chơi của ông?”
“Anh có quyền nghĩ thế, và tôi rất xấu hổ. Tôi xấu hổ không lời nào tả xiết. Tôi không rõ anh có hiểu không, nhưng trí tò mò khoa học khó bị kiềm chế dễ dàng. Tất nhiên tôi phản đối những thí nghiệm trên người và sinh vật sống mà các nghiên cứu nhân chủng học cộng tác với bọn Nazi đã tiến hành ở trại tập trung, nhưng đồng thời tôi cũng tự vấn trong lương tâm, tại sao khi đã làm các thí nghiệm đó người ta không làm cho khéo hơn và hữu hiệu hơn. Các nhà khoa học lấy cơ thể người làm đối tượng nghiên cứu đều nghĩ như vậy. Vả lại công việc của tôi không bao giờ làm tổn hại đến sinh mạng nào. Tôi chỉ cộng một vào hai cho thành ba. Tôi thay đổi bảng mạch một chút, nhưng qua đó không gây thêm áp lực cho não. Tôi lấy những chữ cái đã có sẵn để lắp thành một khối mới, không làm gì hơn.”
“Sự thật là ngoài tôi ra, các ứng viên khác trong dự án xáo dữ liệu đều chết cả. Tại sao?”
“Tôi không biết”, ông nói. “Trong hai mươi sáu ứng viên được chuẩn bị cho hệ thống xáo dữ liệu, hai mươi lăm người đã chết, đúng thế. Tất cả cùng chết một kiểu, hệt như đúc một khuôn. Họ lên giường, ngủ thiếp đi và không tỉnh dậy nữa.”
“Vậy thì tôi sẽ ra sao?”, tôi hỏi. “Có thể mai cũng đến lượt tôi.”
“Chuyện không đơn giản như vậy”, giáo sư nói và ngọ nguậy dưới tấm mền. “Thời điểm chết tập trung vào nửa năm. Trong khoảng tháng thứ mười bốn và hai mươi sau khi phẫu thuật. Tất cả hai mươi lăm người đều chết trong nửa năm đó. Trái lại thì anh vẫn xáo được dữ liệu mà không thấy tác hại nào, đến nay đã được ba mươi chín tháng. Có nghĩa là anh có một cơ địa đặc biệt mà những người khác không có.”
“Ông nói vậy nghĩa là sao, đặc biệt theo nghĩa nào?”
“Từ từ đã nào. Sau khi phẫu thuật anh có thấy xuất hiện một số triệu chứng khó hiểu không? Ảo giác, ù tai, ngất, hay tương tự thế?”
“Không”, tôi nói. “Không có những triệu chứng ấy. Tôi nghĩ là từ đó tôi phản ứng nhạy hơn với một số mùi nhất định. Chủ yếu là mùi trái cây.”
“Những người kia cũng vậy. Hương vị một số trái cây tác động vào bảng mạch đã được cấy trong não. Tôi không biết nguyên nhân, nhưng đó là sự thật. Anh không bị ngất, ù tai hay ảo giác chứ?”
“Không”, tôi đáp.
“Ra thế.” Giáo sư ngẫm nghĩ một hồi. “Anh còn nhận ra điều gì nữa không?”
“Tôi cũng vừa nhận ra một điều. Ý tôi là một số ký ức đã bị lãng quên, nay xuất hiện trở lại. Thoạt tiên chỉ là các nét thoáng qua, không khiến tôi để ý lắm, nhưng lúc này nó hiện ra rõ rệt và trụ lại lâu hơn. Nguyên do chắc chắn là tiếng nước gầm. Song đó không phải ảo giác, mà là ký ức, chắc chắn như vậy.”
“Không, không phải ký ức”, giáo sư phủ định. “Anh tưởng là ký ức, nhưng kỳ thực là những cầu nối nhân tạo do chính anh tạo ra. Giữa cấu trúc nhân cách nguyên thủy của anh và ý thức hệ do tôi cấy ghép dĩ nhiên là có những điểm vênh, và anh muốn san bằng điểm vênh ấy, như thể để công nhận chúng tồn tại.”
“Tôi không hiểu. Chuyện đó chưa hề xảy ra ở tôi, tại sao vào thời điểm này?”
“Vì tôi đã bẻ ghi và cho chạy bảng mạch thứ ba”, giáo sư nói. “Nhưng ta hãy đi theo đúng thứ tự. Như thế sẽ dễ kể hơn, và anh sẽ hiểu câu chuyện rõ hơn.”
Tôi lôi chai whiskey ra uống một ngụm. Cam đoan lại sắp đến một chuyện khủng khiếp nữa.
“Sau cái chết của tám ứng viên đầu tiên, Hệ thống gọi tôi đến. Tôi phải tìm nguyên nhân tử vong. Thú thực là tôi không muốn dây dưa gì với Hệ thống nữa, song nói cho cùng thì kỹ thuật này do tôi làm, và khi động đến tính mạng người thì tôi không thể từ chối được. Vậy là trước tiên tôi đến để lấy thông tin. Họ miêu tả bối cảnh khi chết và cho tôi xem báo cáo xét nghiệm tử thi. Cả tám người, như tôi vừa nói, chết giống nhau, không rõ nguyên nhân. Cơ thể và óc không cho thấy dấu vết vũ lực, hô hấp cứ thế nhẹ nhàng chấm dứt. Tựa như bị đánh thuốc mê vậy. Trên khuôn mặt họ không thấy dấu vết vật lộn.”
“Ông có xác định được nguyên nhân tử vong không?”
“Không. Dĩ nhiên người ta có thể đoán này đoán nọ và đưa ra giả thuyết. Khi tám toán sư được huấn luyện để xáo trộn dữ liệu lần lượt chết thì không thể coi đó là tình cờ được. Phải có biện pháp. Đó là nghĩa vụ của người làm khoa học. Phỏng đoán của tôi như sau: hoặc là một tiếp điểm bị lỏng, tắt hay hỏng đã hủy hoại hệ thống não bộ, các chức năng lão không chịu đựng nổi năng lượng được giải tỏa. Hoặc bộ phận cấy vào vẫn tốt, vậy thì vấn đề phải nằm ở lõi ý thức hệ được kích hoạt trong một thời gian rất ngắn không cần thiết để xáo dữ liệu, và sự kích hoạt ấy quá sức chịu đựng của não người.” Giáo sư kéo chăn lên tận cằm và ngừng một lát mới tiếp lời: “Tôi thì phỏng đoán như vậy. Không nhất thiết là đúng. Nhưng khi ta quan sát toàn bộ tình thế thì hai nguyên nhân ấy có xác suất lớn nhất, thậm chí đồng thời cả hai.”
“Khám nghiệm não không đem lại kết quả nào?”
“Não không phải là cái máy nướng bánh mì hay máy giặt. Người ta không thấy dây điện, không thấy công tắc. Nếu có gì thay đổi thì đó là các dòng chảy vô hình trong não, khám nghiệm các tiếp điểm sau khi chết chẳng có ích gì. Có thể theo dõi các trục trặc khi não còn sống, đúng, nhưng chết rồi là hết. Có thấy thì chỉ thấy tổn thương hoặc ung bướu, nhưng ở họ không có. Tất cả đều nguyên vẹn.
Vì vậy chúng tôi gọi mười người trong số tham gia thí nghiệm còn sống đến phòng thí nghiệm để khám lại lần nữa. Chúng tôi làm điện não đồ, bật đi bật lại giữa các cấu trúc tư duy để tin chắc là các tiếp điểm hoạt động tốt. Chúng tôi trò chuyện chi tiết, hỏi xem họ có vấn đề về cơ thể hay thần kinh, vấn đề về thính giác hay ảo giác – hoàn toàn không. Không có gì đáng phải lo ngại. Tất cả khỏe mạnh, tất cả xáo dữ liệu ổn thỏa. Chúng tôi đoán là ở tám toán sư bị chết đã có sẵn lỗi não bộ, không thích hợp với công tác xáo dữ liệu. Không rõ đó là lỗi gì, nhưng chắc chắn sẽ nghiên cứu ra, chỉ cần giải quyết vấn đề này trước khi giải phẫu thế hệ xáo dữ liệu thứ hai.
Đó chính là sai lầm. Tháng sau có thêm năm người nữa chết, trong đó có ba người vừa được chúng tôi khám nghiệm kỹ lưỡng. Những người mà trước đó đã được chúng tôi chăm sóc theo đúng mọi quy tắc của y tế và cho rằng khỏe mạnh. Quả là một cú sốc. Một nửa trong số hai mươi sáu người tham gia thí nghiệm đã chết mà nguyên nhân không thể tìm ra. Đây không phải là chuyện tương thích hay không nữa, mà là vấn đề sống còn. Nói một cách khác, ý tưởng bật tắt giữa hai ý thức hệ khác nhau đã là chuyện bất khả thi cho não bộ ngay từ đầu. Tôi đề nghị Hệ thống ngừng ngay dự án. Chấm dứt việc xáo dữ liệu và lấy ra các thứ đã cấy vào những người tham gia thí nghiệm còn sống. Bằng không sẽ phải tính đến khả năng cả hai mươi sáu người sẽ chết. Hệ thống không tin, và bác bỏ đề nghị của tôi.”
“Vì sao?”
“Hệ thống xáo dữ liệu hoạt động xuất sắc, nay không thể đột ngột chấm dứt, vì tất cả sẽ bị đình trệ. Thêm vào đó không ai biết chắc là cả hai mươi sáu người sẽ chết, và nếu có ai sống sót thì đó sẽ là nguồn tài liệu nghiên cứu thích hợp cho các nghiên cứu tiếp tục. Lập tức tôi từ bỏ họ.”
“Và tôi là người duy nhất sống sót?”
“Đúng thế.”
Tôi đựa đầu vào vách đ&aacu
Chương 33 Chương 34 Chương 35 Chương 36 Chương 37 Chương 38 Chương 39 Chương 40