Dịch giả:Phạm Xuân Thảo
Phần II (H)

     hà thám tử cúi đầu, lắc lia lịa, cau mày ngó mảnh giấy vò nhàu trong đôi tay. “Lạ lùng... rối rắm thật”. Ông thở dài mệt mỏi. “Rối rắm thật”. Rồi ông ngước lên nhìn Chris. “Người chết đã đến thăm, lưu lại có hai mươi phút, thậm chí chưa kịp gặp bà, rồi bỏ đi để lại mỗi mình đứa bé gái bệnh rất nặng. Ngay thẳng mà nói, thưa bà MacNeil, như lời bà, không lý gì ông ta lại ngã từ cửa sổ xuống. Với lại một cái ngã không thể nào gây ra cớ sự cho cái cổ của ông ta như chúng tôi đã mục kích, hoặc có đi nữa, thì cũng chỉ là trường hợp ngàn lần có một mà thôi”. Ông gật đầu về phía cuốn sách khảo về thuật phù thủy. “Bà có đọc trong sách đó về mục giết người theo nghi lễ chưa?”
Một dự cảm nào đó làm nàng lạnh cóng người. Chris lắc đầu.
“Có lẽ cuốn sách này không đề cập đến chuyện đó”, ông bảo. “Tuy nhiên - xin tha lỗi cho tôi, tôi chỉ đề cập đến việc này để có lẽ giúp bà suy nghĩ kỹ hơn một chút nữa - ông Dennings khốn khổ được khám phá với cần cổ bị vặn quặt ra sau theo cái kiểu giết người trong nghi lễ thờ phượng bởi cái gọi là những ác quỷ đấy, thưa bà MacNeil”.
Chris tái hẳn mặt.
“Một kẻ điên loạn nào đó đã giết ông Dennings”, nhà thám tử tiếp tục, mắt vẫn dán chặt lấy Chris. “Lúc đầu, tôi không hề nói với bà điều ấy để tránh làm thương tổn đến bà. Vả lại xét về mặt kỷ thuật, nó vẫn có thể là một tai nạn. Nhưng tôi, tôi không nghĩ như vậy. Linh tính nghề nghiệp. Ý kiến của tôi thế đấy. Tôi tin rằng ông ta đã bị một người mạnh mẽ giết chết, điểm thứ nhất. Rồi xương sọ của ông ta bị vỡ, điểm thứ hai; cộng thêm nhiều điểm khác mà tôi đã đề cập đến khiến ta phải nghĩ rằng - rất có thể chứ không phải là chắc chắn - là người chết đã bị giết rồi sau đó bị đẩy xuống cửa sổ phòng con gái bà. Vậy thì làm sao có thể xảy ra việc đó được? Có thể là thế này: nếu có ai đó đến vào khoảng giữa lúc cô Spencer rời nhà với lúc bà trở về. Không phải thế sao? Có lẽ là thế. Vậy tôi xin lập lại câu hỏi: ai có thể đến vào lúc ấy?”
“Trời đất ơi, xin đợi cho một giây thôi!” Chris thì thầm, giọng khản đặc, vẫn còn trong cơn sốc.
“Vâng, tôi xin lỗi. Thật hết sức đau đớn và có lẽ tôi hoàn toàn sai, tôi công nhận như vậy. Nhưng bây giờ bà chịu khó suy nghĩ chứ? Ai? Cho tôi biết ai có thể đến?”
Chris cuối đầu, cau mày nghĩ ngợi. Rồi nàng ngước lên nhìn Kinderman. “Không, không, chẳng có một ai hết”.
“Có lẽ đến lượt cô vậy, cô Spencer”, ông ta hỏi cô gái. “Có ai đó đến thăm cô chăng?”
“Ồ không, không có ai cả”. Sharon đáp, mắt nàng mở to.
Chris quay sang cô gái, “Chàng kỵ mã đó có biết chỗ cô làm việc không?”
“Chàng kỵ mã?” Kinderman hỏi.
“Bạn trai của cô a”, Chris giải thích.
Cô gái tóc vàng lắc đầu. “Anh ta chưa bao giờ đến đây. Hơn nữa, đêm đó anh ta ở Boston. Dự một hội nghị gì đó”.
“Anh ta là một thương nhân?”
“Một luật sư”.
Nhà thám tử quay trở lại Chris. “Đám gia nhân? Họ có khách khứa gì không?”
“Không bao giờ. Không hề”.
“Hôm đó, bà có chờ đợi một kiện hàng nào không? Một vụ giao hàng nào đó?”
“Theo chỗ tôi biết thì không. Tại sao vậy?”
“Ông Dennings - ta không dám nói xấu người đã chết, cầu cho ông ta được yên nghỉ - thể theo lời bà nói, khi say sưa ông ta khá là, chà, ta cứ gọi là bẳn tính: rất có thể ông ta đã gây ra một vụ cãi cọ, một cơn giận, trong trường hợp này có lẽ là cơn giận dữ của một nhân viên giao hàng đến giao một kiện hàng tại nhà. Vậy lúc đó bà có đang mong đợi một cái gì không? Một mớ quần áo giặt ủi chẳng hạn? Hàng thực phẩm? Rượu? Một kiện hàng?”
“Thực sự tôi cũng không biết nữa”, Chris bảo ông ta. “Ba cái vụ đó đã có Karl lo cả”.
“À, tôi hiểu”.
“Ông muốn hỏi anh ta chăng?”
Nhà thám tử thở dài và ngồi dựa ngửa cách xa bàn, hai tay thủ trong túi áo khoác. Ông nhìn chăm chú cuốn sách khảo về thuật phù thủy với vẻ u sầu. “Không sao, không sao, điều đó chẳng có gì liên hệ. Bà có cô con gái rất đau yếu, và, chà, không sao cả”. Ông phác một cử chỉ phỉ phui rồi đứng dậy khỏi ghế. “Rất vui được gặp cô, thưa cô Spencer”.
“Đây cũng vậy”, Sharon gật đầu, vẻ xa vắng.
“Rối rắm thật”, Kinderman nói với một cái lắc đầu. “Lạ lùng thật”. Ông ta tập trung một tư tưởng sâu kín nào đó. Rồi ông nhìn Chris lúc nàng đứng dậy khỏi ghế. “Vâng. Tôi rất tiếc. Tôi đã quấy rầy bà vì một chuyện không đâu. Xin thứ lỗi cho”.
“Để tôi đưa ông ra cửa”. Chris trầm ngâm bảo ông ta.
“Không dám phiền bà”.
“Chẳng có gì phiền”.
“Vâng, nếu bà đã khăng khăng như thế. À này”, ông ta nói lúc họ rời khỏi nhà bếp, “tôi biết đây chỉ là một trường hợp hú họa triệu lần may ra có một, nhưng con gái bà, bà có thể hỏi xem cô ta có thấy ông Dennings ở trong phòng cô vào đêm hôm ấy được không?”
Chris bước đi, hai tay khoanh lại, “Chà, trước hết phải nói là ông ta chẳng có lý do gì để ở trong phòng con bé cả”.
“Tôi biết điều đó, tôi hiểu, đúng là như vậy, nhưng nếu các bác sĩ người Anh nào đó đã chẳng bao giờ hỏi ‘Cái loại nấm này là gì vậy?’ thì có lẽ ngày nay chúng ta đã không có trụ sinh penicillin. Đúng không? Vậy xin bà cứ hỏi giúp cho. Bà vui lòng hỏi chứ?”
“Khi con bé đủ khỏe, vâng, tôi sẽ hỏi”.
“Không gây thương tổn gì đâu. Còn bây giờ thì...” Họ đã ra đến cửa trước và Kinderman cứ ấp a ấp úng, đầy bối rối. Ông đặt mấy đầu ngón tay lên miệng với dáng điệu ngập ngừng. “Chà, tôi rất ngại phải hỏi, thế nhưng...”
Chris căng người vì một cơn sốc mới, mối dự cảm kia lại lăn tăn trong mạch máu nàng. “Gì vậy cơ?”
“Bà vui lòng tặng chữ ký... cho con gái tôi được không ạ?” Mặt ông đỏ bừng, và Chris suýt bật cười vì nhẹ nhõm, cười cho chính nàng, cho nỗi thất vọng và tình cảm con người.
“Dĩ nhiên là được, ông có bút chì chứ?” nàng nói.
“Có ngay đây!” Ông đáp tức thì, móc trong túi ra một mẩu bút chì cụt ngủn đã bị nhai nham nhở cả đầu bút, còn tay kia ông ta thò vào túi áo vét rút ra một tấm danh thiếp. “Con gái tôi sẽ thích lắm”, ông ta nói, vừa trao giấy bút cho Chris.
“Cô bé tên gì nhỉ?” Chris hỏi, tựa tấm thiếp trên cửa và đặt ngay ngắn mẩu bút chì, chực viết. Tiếp theo đó là một sự lưỡng lự nặng trĩu. Nàng chỉ nghe được tiếng thở khò khè. Nàng nhìn ra sau. Trong mắt Kinderman nàng nhìn ra được vẻ phấn đấu lớn lao, khủng khiếp.
“Tôi đã nói dối”, rốt cuộc ông ta nói, đôi mắt ông thoắt nên liều lĩnh và thách thức. “Tôi xin chữ ký cho tôi đây”.
Ông nhìn chăm tấm danh thiếp và đỏ mặt. “Hãy viết tặng William, William Kinderman, tên có ghi rõ ở mặt lưng ấy”.
Chris nhìn ông với một thiện cảm không ngờ và bâng khuâng, kiểm soát lại chính tả của tên ông ta và viết, William F. Kinderman, tôi yêu ông! Rồi nàng ký tên. Sau đó, nàng trao tấm thiếp cho ông, ông đút nó vào túi, không đọc hàng chữ viết.
“Bà là một mệnh phụ khả ái”, ông rụt rè bào nàng, mắt nhìn chỗ khác.
“Ông là một bậc nam nhi dễ mến”. Trông ông có vẻ đỏ mặt tợn hơn nữa.
“Không, không phải thế đâu. Tôi chỉ là kẻ quấy rầy”. Ông mở cửa. “Đừng bận tâm về những điều tôi vừa nói bữa nay. Điều đó bực mình lắm. Quên nó đi. Hãy để tâm trí lo cho con gái bà. Con gái của bà”.
Chris gật đầu, nỗi chán chường lại dậy lên trong nàng lúc Kinderman bước ra sân trước và ngả nón.
“Nhưng bà sẽ hỏi cô bé chứ?” Ông nhắc nhở lúc quay lại.
“Tôi sẽ hỏi”, Chris thì thào. “Tôi hứa là tôi sẽ hỏi”.
“Thôi, tạm biệt bà, và hãy bảo trọng”.
Một lần nữa, Chris gật đầu, rồi thêm, “Cả ông nữa”.
Nàng khẽ đóng cửa lại. Rồi lập tức lại mở nó ra khi ông ta gõ.
“Thật quấy quả quá! Tôi thật quấy rầy quá. Tôi bỏ quên cây bút chì”. Ông nhăn mặt xin lỗi.
Chris nhìn mẩu bút chì trong tay nàng, cười héo hắt rồi trả nó cho Kinderman.
“Còn một việc nữa”, ông ta ngần ngừ. “Không nghĩa lý gì. Tôi biết - chỉ tổ quấy rầy, ngốc nghếch - nhưng tôi biết tôi sẽ không thể nào ngủ được khi nghĩ rằng có lẽ có một tên điên nào đó xổng chuồng hay một tên xì ke ma túy còn tự tung tự tác chỉ vì tôi chưa sâu sát coi ngó đến tất cả mọi tiểu tiết, vô luận là nhỏ nhặt đến đâu. Bà nghĩ rằng tôi có thể - ồ, không, không, thế thì ngớ ngẩn quá, đúng là - vâng, vâng, tôi cần phải tiến hành thôi. Có lẽ tôi xin phép được nói một lời với ông Engstrom, bà nghĩ sao? Các chuyến giao hàng... câu hỏi về các chuyến giao hàng. Tôi nhất thiết phải...”
“Được thôi, mời ông vào”. Chris mêt mỏi nói.
“Không, bà bận rộn quá. Đủ rồi. Tôi có thể nói chuyện với ông ta tại đây. Thế là tốt rồi. Ngay chỗ này là tốt rồi”.
Ông ta nghiêng người trên lan can.
“Nếu ông cứ khăng khăng”, Chris mỉm cười nhợt nhạt. “Anh ta đang ở bên Regan. Tôi sẽ cho gọi anh ta xuống”.
“Đa tạ bà”.
Chris nhanh chóng đóng cửa lại. Một phút sau, Karl lại mở cánh cửa ấy. Anh ta bước xuống sân trước, một tay đặt trên quả đấm cửa, giữ cửa mở hé. Đứng cao lêu nghêu như cây tre miễu, anh ta nhìn Kinderman với đôi mắt trong sáng và bình thản. “Vâng?” Anh ta hỏi, không một nét biểu lộ.
“Ông có quyền giữ yên lặng”, Kinderman nghinh tiếp anh ta, tia nhìn sắt thép của ông khóa chặt lấy tia mắt Karl. “Nếu ông từ bỏ quyền giữ yên lặng”, ông ta nói nhanh với một âm điệu phẳng lì, trí mạng, “thì bất cứ điều gì ông nói đều có thể và sẽ được sử dụng để chống lại ông trước tòa án. Ông có quyền nói trước mặt một luật sư và vị luật sư đó sẽ hiện diện trong lúc thẩm vấn. Nếu ông muốn như thế, và không đủ khả năng mướn một luật sư, chúng tôi sẽ cử đến một luật sư miễn phí cho ông trước khi thẩm vấn. Ông có hiểu rõ mọi quyền lợi mà tôi vừa giải thích cho ông không?”
Chim chóc ríu rít líu lo trong đám cành cây cổ thụ. Tiếng xe cộ lưu thông từ Phố M. vẳng lên đến họ, nghèn nghẹn như tiếng bầy ong vò vẻ từ một đám cỏ xa tắp. Tia nhìn của Karl không hề chao đảo lúc anh trả lời, “CÓ”.
“Ông muốn từ bỏ quyền giữ im lặng không?”
“Vâng”.
“Ông muốn từ bỏ quyền nói trước mặt luật sư và có sự hiện diện của ông ta trong lúc thẩm vấn không?”
“Vâng”.
“Có phải trước đây ông đã khai rằng vào hôm 28 tháng Tư, đêm xảy ra cái chết của ông Dennings, ông đã đi xem một phim trình chiếu tại rạp Crest không?”
“Phải”.
“Ông vào rạp đó lúc mấy giờ?”
“Tôi không nhớ”.
“Trước đây, ông đã khai rằng ông xem xuất chiếu 6 giờ. Chi tiết đó có giúp ông nhớ lại được không?”
“Vâng, vâng, đúng xuất 6 giờ. Tôi nhớ rồi”.
“Vậy là ông tắt là Dòng Tên”.
“Ồ, tôi hiểu”.
“Hội đã cử tôi đi học y khoa và môn tâm thần học”.
“Ở đâu?”
“Ồ, thì ở Harvard, II Johns Hopkins, Bellevue”.
Ông chợt nhận ra là ông muốn gây ấn tượng với người phụ nữ này. Tại sao vậy? Ông tự hỏi, và lập tức ông nhìn thấy câu trả lời ngay trong những xóm nhà ổ chuột cũ thời thơ ấu ông, trong những bao lơn các rạp hát ở Mạn Dưới Khu Đông. Nhỏ Dimmy với một ngôi sao điện ảnh.
“Không tồi”. nàng nhận xét, gật đầu.
“Chúng tôi đâu phải khấn nguyện sống nghèo khó về mặt tinh thần”.
Nàng cảm nhận được một nét chạnh lòng, nàng nhún vai, quay ra trước đối diện với dòng sông. “Coi kìa, chỉ đơn giản là vì tôi chưa biết cha thôi, và...” nàng rít một hơi thuốc, dài và sâu, rồi phà khói ra, dụi tắt mẩu thuốc vào thành cầu. “Cha là bạn của cha Dyer, đúng chứ?”
“Phải, đúng như vậy?”
“Khá thân?”
“Khá thân”.
“Ông ấy có kể về bữa tiệc đó không?”
“Ở nhà cô ấy à?”
“Ở nhà tôi”.
“Vâng, ông ấy bảo là cô có vẻ người”.
Nàng bỏ qua chuyện đó, hoặc giả làm như không biết tới. “Ông ấy có nói về con gái tôi không?”
“Không, tôi không biết là cô có một người con gái”.
“Con bé được mười hai tuổi. Ông ấy không đề cập gì đến con bé sao?”
“Không hề”.
“Ông ấy không kể cho cha nghe về điều con bé đã làm sao?”
“Ông ta chẳng hề động gì đến cô bé cả”.
“Vậy ra các linh mục giữ mồm giữ miệng kín thật, đúng không?”
“Cũng còn tùy”. Karras trả lời.
“Tùy gì cơ?”
“Tùy ở vị linh mục”.
Bồng bềnh bên rìa cõi nhận thức của ông là một lời cảnh cáo phải coi chừng các phụ nữ có những sức hấp dẫn điên loạn đối với các linh mục, các phụ nữ có khát vọng - một cách vô thức và núp dưới lớp vỏ ngụy trang của một vấn đề khác - muốn cám dỗ những đối tượng không thể vói tới.
“Này, tôi muốn nói đến đại loại như việc xưng tội. Cha không được phép nói về việc đó, đúng?”
“Vâng, đúng như vậy”.
“Còn ngoài việc xưng tội ra”, nàng hỏi ông. “Ý tôi muốn hỏi, việc gì sẽ xảy ra, nếu... có...?” Lúc này đôi tay nàng kinh động, run rẩy. “Tôi tò mò... không, không, thực sự tôi muốn biết, ý tôi muốn nói là, nếu có một người nào đó, cứ cho là một phạm nhân đi, như thể là một kẻ sát nhân hay gì gì đó, cha biết chứ? Giả dụ y đến với cha tìm sự giúp đỡ, cha có tố cáo y với cảnh sát không?”
Có phải người đàn bà này đang tìm kiếm lời khuyên chăng? Có phải nàng đang xua tan những nỗi nghi ngờ để dọn mình trở lại đạo chăng? Có nhiều người, Karras biết họ tiếp cận sự cứu rỗi cứ như thể đó là một chiếc cầu khả nghi treo lơ lửng qua một vực thẳm. “Nếu anh ta đến với tôi để tìm kiếm một sự giúp đỡ tâm linh thì tôi xin nói là: không”. Ông đáp.
“Vậy là cha sẽ không tố cáo y?”
“Đúng, đúng vậy, tôi sẽ không tố cáo anh ta. Có điều tôi sẽ cố thuyết phục anh ta tự nộp mình”.
“Và cha sẽ làm cách nào để xin cử hành một nghi lễ đuổi quỷ?”
“Xin lỗi?”
“Nếu có người bị một loài quỷ dữ nào đó ám vào, cha sẽ nghĩ sao về việc xin phép hành lễ đuổi quỷ?”
“À, việc trước tiên là ta phải đặt y vào một chiếc máy thời gian rồi đưa y ngược về thế kỷ mười sáu”.
Nàng chới với. “Cha nói thế là nghĩa gì? Tôi không hiểu ý cha”.
“Vâng thì, đơn giản là việc đuổi quỷ không còn diễn ra nữa, thưa cô MacNeil”.
“Từ khi nào vậy?”
“Từ khi chúng ta hiểu biết về các chứng tâm thần, về chứng hoang tưởng pa-ra-noi-a, chứng bản ngã phân liệt; tất cả những căn bệnh mà người ta đã dạy tôi tại Harvard”.
“Cha đang đùa?”
Giọng nàng chao đảo vì một nỗi thất vọng, bối rối còn Karras thì ân hận vì sự bộp chộp nóng nảy của mình. Nhân đâu ông lại buộc miệng như thế chứ? Lời lẽ nó cứ tự dưng nhảy vọt lên lưỡi ông, chẳng ai khiến cả.
“Thưa cô Macneil, nhiều người Công giáo có học thức”, ông nói với nàng bằng một giọng khoan hòa hơn, “ngày nay không còn tin vào ma quỷ nữa, còn nói về việc đuổi quỷ thì kể từ khi tôi gia nhập Dòng Tên cho đến nay, tôi chưa hề gặp một linh mục nào từng làm phép đuổi quỷ một lần trong đời. Không một ai cả”.
“Cha có phải thực sự là một linh mục không?” Nàng hỏi với một giọng sắc cạnh đầy tuyệt vọng và cay đắng. “Hay là cha xuất thân từ Trung Tâm Chuyên Trách Các Vấn Đề Tâm Thần? Tôi muốn nói là cha nghĩ sao về tất cả những chuyện đuổi quỷ của Chúa Ki-tô được chép trong Thánh Kinh đây?”
Lại một lần nữa ông trả lời hoạt bát, không cần suy nghĩ. “Coi kìa, nếu Đấng Ki-tô mà lại nói với những kẻ bị nghi là quỷ ám rằng họ mắc chứng tâm thần phân liệt, chứng bệnh mà tôi nghĩ là họ mắc phải thật, thì chắc người ta đã đóng đinh ngài lên thập giá sớm hơn ba năm rồi”.
“Ủa, thật vậy sao?” Chris đặt một bàn tay run rẩy lên gọng kính mát, giọng nàng chùng hẳn xuống trong một nỗ lực cố tự chủ. “Đây, câu chuyện là thế này, thưa cha Karras, số là có một kẻ chí thân với tôi có thể đã bị quỷ ám. Cô ấy cần được đuổi quỷ. Cha có vui lòng hành lễ đuổi quỷ không?”
Đối với Karas, mọi sự chợt có vẻ vô thực; cầu Key Bridge phía bên kia sông, cửa hiệu Hot Shoppe, dòng xe cộ lưu thông, Chris MacNeil, ngôi sao điện ảnh. Lúc ông nhìn chăm nàng, cố xoay sở một câu trả lời, nàng tháo kính mát ra và Karras cảm nhận được một vẻ chấn động co rúm, thoáng nhanh trong sắc đỏ hoe, trong nét van vỉ khẩn cầu đến điều đó ở đôi mắt hốc hác ấy. Người đàn bà này đang nói chuyện nghiêm túc, ông nhận ra điều đó.
“Thưa cha Karras, đó chính là con gái tôi”, nàng bảo ông, giọng khàn khàn, “con gái của tôi!”
“Vậy thì lại càng có lý do”, rốt cuộc ông nhỏ nhẹ nói, “để mà quên đi chuyện đuổi quỷ và..”
“Tại sao? Chúa ôi, tôi không còn hiểu gì cả!” Nàng bùng nổ trong một giọng rạn vỡ và cùng quẩn.
Ông nắm lấy cườm tay nàng trong một bàn tay an ủi, dỗ dành. “Trước hết”, ông bảo nàng bằng giọng vỗ về, “điều đó có thể khiến mọi sự trở nên tồi tệ mà thôi”.
“Nhưng như thế nào chứ?”
“Nghi lễ đuổi quỷ có sức ám thị nguy hiểm. Cô thấy đó, có thể gieo cái ý niệm quỷ ám vào nơi trước đó chưa hề có ý niệm đó, hoặc giả đã có rồi, nó có thể làm củng cố mạnh mẽ thêm. Hai nữa, thưa cô MacNei, trước khi chấp thuận một nghi lễ đuổi quỷ, bao giờ Giáo hội cũng tiến hành một cuộc điều tra để xem rõ thực hư. Thủ tục đó rất mất thì giờ. Lâm thời, non gái...”
“Thế cha không thể tự mình hành lễ đuổi quỷ được sao?” Nàng khẩn khoản, làn môi dưới nàng bắt đầu run rẩy. Mắt nàng đẩm lệ.
“Coi kìa, linh mục nào cũng có quyền năng đuổi quỷ hết, nhưng ông ta cần phải được sự chấp thuận của Giáo hội đã, và thành thật mà nói, giáo hội hiếm khi nào chuẩn y việc đó, cho nên...”
“Cả đến nhìn con bé một chút, cha cũng không được phép sao?”
“Ồ, xét trên cương vị một bác sĩ tâm thần thì được chứ, tôi có phép chứ, thế nhưng...”
“Con bé cần một linh mục!” Chris chợt la lên, nét mặt lại nhúm nhó đầy giận hoảng và sợ sệt. “Tôi đã đưa nó đến tất cả những tên bác sĩ, những chuyên gia tâm thần học chó đẻ, khốn kiếp trên thế giới và bọn đó đẩy tôi đến tìm cha, vậy mà bây giờ cha lại đẩy tôi đến bọn chúng!”
“Nhưng con gái của...”
“Ôi Chúa, sẽ không còn ai giúp đỡ tôi sao?” TIếng hét đứng tim ấy lanh lãnh trên mặt sông. Lũ chim giật mình tung cánh bay phần phật lên khỏi hai bên bờ. “Ôi Chúa ơi, phải có ai đó giúp đỡ tôi chứ!” Chris than vãn lúc nàng gục người vào ngực cha Karras mà bần bật thổn thức. “Xin hãy cứu giúp tôi! Hãy cứu giúp! Làm ơn! Giúp...”
Vị tu sĩ Dòng Tên cúi nhìn nàng, ông nâng đôi tay an ủi lên đỡ đầu nàng trong khi các khách ngồi xe trên dòng lưu thông nghìn nghịt qua cầu nhìn họ qua cửa xe với vẻ thờ ơ, lãnh đạm.
“Được rồi”, Karras thủ thỉ lúc ông vỗ về vai nàng. Ông chỉ muốn trấn an nàng, chiều ý nàng, đẩy lùi cơn kinh loạn của nàng. “... Con gái tôi?” Chính cô ta mới là người cần đến sự giúp đỡ của một bác sĩ tâm thần. “Được rồi, tôi sẽ đến thăm cô bé”, ông bảo nàng. “Tôi sẽ đến thăm cô bé”.
Trong yên lặng, ông đến gần ngôi nhà ấy cùng với nàng, cùng với một cảm giác bâng khuâng về một cái gì không thật, cùng với những ý nghĩ về bài giảng ngày hôm sau của ông tại trường Y khoa thuộc Viện Đại học Georgetown. Ông vẫn chưa sửa soạn những ghi chú cần thiết cho bài giảng.
Họ leo lên khoảng sân trước nhà. Karras nhìn xuống con phố dến Khu Cư xá Dòng Tên và ông nhận ra là mình đã lỡ mất bữa ăn tối. Lúc đó là sáu giờ kém mười lăm phút. Ông nhìn Chris tra chìa khóa vào ổ. Nàng lưỡng lự quay lại nhìn ông. “Thưa cha... Cha nghĩ có cần phải mặc áo linh mục không?”
Giọng nói đó sao mà trẻ thơ, sao mà ngây ngô. “Quá nguy hiểm”, ông bảo nàng. Nàng gật đầu và khởi sự mở cửa. Chính lúc đó Karras mới cảm thấy một sự báo động níu kéo liên tục, lạnh buốt. Nó cồn cào suốt huyết mạch ông như những mảnh nước đá.
“Cha Karras?”
Ông ngước lên. Chris đã bước vào trong. Nàng đang giữ cánh cửa cho ông.
Trong một thoáng lưỡng lự, ông cứ đứng bất động, rồi thình lình ông quầy quả đi tới, bước vào trong ngôi nhà với một cảm giác kết thúc kỳ lạ.
Karras nghe thấy tiếng huyên náo. Trên lầu, một giọng sâu lắng vang rền đang văng ra những lời tục tĩu ầm ầm như sấm, những lời đe dọa trong cơn giận dữ, oán ghét và thất vọng.
Karras liếc nhìn Chris. Nàng đang nhìn ông đăm đăm trong câm nín. Rồi nàng tiến tới trước. Ông theo nàng lên lầu rồi xuôi hành lang đến phòng ngủ Regan, ở đó Karl dựa người vào tường đối diện ngay cánh cửa ra vào, đầu anh ta gục xuống trên đôi tay khoanh chặt. Lúc anh gia nhân chậm chạp ngước lên nhìn Chris. Karras trông thấy vẻ bối rối và nét sợ hãi trong đôi mắt anh. Giọng nói từ phòng ngủ này, ở mức độ gần sát như thế này, nó lớn cho đến nỗi nghe như thể đã được khuếch âm bằng điện tử. “Nó vẫn không muốn bị trói”, Karl bảo Chris bằng một giọng rạn vỡ, khiếp đảm.
“Tôi sẽ trở lại ngay, thưa cha”, Chris ảm đạm bảo vị linh mục.
Karras nhìn nàng bước xuôi hành lang, vào phòng ngủ riêng của nàng, rồi ông liếc nhìn Karl. Người Thụy Sĩ nhìn ông không rời.
“Ông là một linh mục?” Karl hỏi.
Karras gật đầu, rồi nhanh chóng nhìn lại cửa phòng Regan. Cái giọng thịnh nộ kia đã được thay thế bằng một tiếng rống the thé, dài hơi, của một loại thú nào đó mà rất có thể là một con bò tơ.
Một cái gì đó chọc vào tay ông. Ông nhìn xuống. “Con bé đấy”, Chris bảo, “Regan đấy”. Nàng đang trao cho ông một tấm ảnh. Ông cầm lấy. Một cô gái nhỏ. Rất xinh. Nụ cười dịu dàng.
“Tấm ảnh chụp cách đấy bốn tháng”. Chris nói, giọng tê dại. Nàng lấy lại tấm ảnh rồi hất đầu về phía cửa phòng ngủ đó. “Bây giờ cha hãy vào nhìn qua con bé một chút”. Nàng dựa vào tường, bên cạnh Karl. “Tôi sẽ đợi ở đây”.
“Có ai trong đó với cô bé không?” Karras hỏi nàng.
“Không ai cả”.
Ông chịu đựng tia nhìn chăm chăm của nàng rồi với một cái cau mày, ông quay lưng tiến về cửa phòng ngủ đó. Lúc ông nắm quả đấm cửa, những tiếng động bên trong chợt ngừng ngang. Trong cõi yên lặng, thoáng qua đó, Karras ngập ngừng, rồi chậm rãi bước vào phòng, gần như dội ngược lại trước mùi hôi thối nồng nặc của phân người rữa rã, nó phả thẳng vào mặt ông như một luồng khí lấy tay sờ thấy được.
Vội kềm hãm nỗi nhờm tởm, ông đóng cửa lại. Thế rồi đôi mắt ông khóa chặt, bàng hoàng vào vật vốn là Regan, vào cái sinh vật đang nằm ngửa trên giường, đầu tựa lên một chiếc gối trong khi đôi mắt lồi ra thao láo trong hai hốc sâu hoắm ánh lên với vẻ xảo quyệt điên cuồng và nét thông minh cháy bỏng, với vẻ chú ý và hận thù lúc chúng dán lấy ông, lúc chúng nhìn ông gườm gườm, sôi sục, trên một bản mặt đã khuôn thành một mặt nạ gớm ghiếc, trơ xương, cực tả một vẻ độc ác có sức bẻ gẫy tinh thần. Karras đáo tia nhìn về phía mái tóc rối bù bện thành từng tết dầy cộm, về phía đôi cẳng chân gầy mòn, bao tử phồng to gồ lên thật dị hợm, rồi lại quay trở về đôi mắt: chúng đang nhìn ông... ghim chặt ông... láo liên dõi theo lúc ông di chuyển đến một cái bàn và ghế cạnh cửa sổ.
“Chào Regan”, vị linh mục mở lời bằng giọng nồng hậu, thân ái. Ông nhấc chiếc ghế lên, đem đặt nó xuống cạnh giường.
“Tôi là bạn của mẹ cháu. bà cho tôi hay cháu không được khỏe lắm”. Ông ngồi xuống. “Cháu nghĩ sao? Cháu có muốn nói cho tôi nghe cháu đau yếu thế nào không? Tôi muốn giúp cháu”.
Đôi mắt đó ngời lên dữ dội không chớp, và một dòng nước miếng vàng vọt nhễu ra bên khóe miệng, nhỏ xuống cằm. Thế rồi, đôi môi cô bé kéo căng thành một cái cười hung hiểm, thành một sự nhạo báng nhăn nhở.
“Chà, chà”. Regan nhìn hau háu với vẻ châm biếm, còn Karras dựng tóc gáy vì giọng nói có một âm vực trầm không thể tưởng tượng, ngùn ngụt nỗi đe dọa và sức mạnh. “Thì ra là mày... bọn đó đã phái mày đến! Chà, chúng tao cũng chẳng có gì để phải sợ mày cả”.
“Phải, đúng như thế. Tôi là bạn cháu mà. Tôi muốn giúp đỡ” Karras nói.
“Vậy thì, mày có thể tháo nới sợi dây này ra được đó”, Regan cất giọng ồm ồm. Cô bé giật mạnh hai cườm tay nên mãi lúc đó Karras mới nhận thấy là hai tay cô bé bị cột chặt bằng hai lần dây đai da.
“Dây buộc có làm cháu khó chịu không?”
“Hết sức. Chúng làm bực bội quá. Bực bội như địa ngục ấy”. Đôi mắt lóe sáng tinh quái với vẻ thích chí bí hiểm.
Karras trông thấy những vết cào xước trên mặt cô bé, những vết đứt trên môi, rõ ràng cô bé đã cắn đứt môi mình. “Tôi e là cháu có thể làm tổn thương mình đấy, Regan ạ!”
“Tao không phải là Regan”, cô bé quát tháo, vẫn với cái cười hung hiểm mà giờ đây đối với Karras nó có vẻ đã là nét đặc trưng cố hữu của cô bé. Mấy cái kẹp ngàm răng trên miệng cô bé trông mới thật là lạc điệu làm sao, ông nghĩ.
“Ô, ta hiểu. Bây giờ có lẽ ta nên làm quen với nhau đi, ta là Damien Karras”, vị linh mục tự giới thiệu. “Còn ngươi là ai?”
“Tao là quỷ”.
“À, tốt, tốt lắm”, Karras gật gù tán thưởng. “Bây giờ ta nói chuyện với nhau được rồi”.
“Tán gẫu chút chăng?”
“Nếu ngươi thích”.
“Rất bổ ích cho linh hồn. Tuy nhiên, mi phải thấy là tao không thể nói năng thoải mái được khi bị cột chặt trong mớ dây ràng này. Tao có thói quen nói là phải ra bộ”. Miệng Regan dãi nhớt chảy ròng ròng. “Mi biết đấy, tao ở La Mã lâu lắm mà, Karras thân ái ạ. Nào làm ơn cởi hộ dây trói coi!”
Thật là lời ăn tiếng nói và tư tưởng khôn ngoan trước tuổi quá sức, Karras trầm ngâm. Ông nghiêng người ra trước với vẻ quan tâm nghề nghiệp.
“Ngươi bảo ngươi là quỷ à?” ông hỏi.
“Tao bảo đảm với mi như vậy”.
“Thế tại sao ngươi không khiến cho mấy sợi dây ấy biến đi có được không?”
“Cái trò biểu diễn quyền năng ấy hết sức thô lậu, Karras ạ. Quá sức thô thiển. Dù gì đi nữa tao cũng là một ông hoàng mà!” Một tiếng cười khúc khích. “Tao thích sự thuyết phục hơn, Karras ạ; sự đồng tình; sự tham gia có tính cách cộng đồng. Vả lại, nếu tao tự cởi dây trói thì bạn ạ, tao đã khước từ mi cái dịp thi thố một hành vi bác ái đấy”.
“Nhưng mà một hành vi bác ái”, Karras nói “là một đức tính và đó chính là điều mà quỷ muốn ngăn trở, do đó trên thực tế, nếu lúc này ta không muốn cởi dây trói cho ngươi, đích thị là ta đang giúp ngươi đó. Dĩ nhiên, trừ phi”, ông nhún vai, “ngươi không phải là quỷ thật thì không kể. Nếu trong trường hợp đó, ta sẽ cởi dây trói cho ngươi được”.
“Mi cáo lắm, Karras ạ. Phải chi gã Herod thân mến có mặt ở đây để thưởng thức chuyện này”.
“Herod nào?” Karras nheo mắt lại, hỏi. Có phải cô bé này đang chơi chữ với sự tích Đấng Ki-tô gọi Herod là “loài chồn cáo” chăng? “Có đến hai Herod đấy nhé. Có phải ngươi đang nói về vua dân Judea không đó?”
“Quan Tổng đốc xứ Galilee cơ!” Cô bé đốp chát vào mặt ông với nỗi giận dữ và niềm khinh bỉ ngun ngút, rồi bất chợt cô bé lại toét miệng cười, lại phỉnh phờ bằng cái giọng nham hiểm cũ. “Kìa, mi có thấy rằng những sợi dây ràng khốn kiếp này nó làm tao khó chịu đến mức nào không chứ? Tháo chúng ra đi. Tháo chúng ra rồi tao sẽ nói chuyện tương lai cho mi nghe”.
“Rất ư là cám dỗ”.
“Sở trường của tao mà”.
“Thế nhưng, ta làm sao biết được là ngươi có thể đọc được tương lai?”
“Ta là quỷ mà”.
“Ừ, thì ngươi nói thế, nhưng ngươi có cho ta xem chứng cớ nào đâu”.
“Mi không có đức tin”.
Karras cứng hẳn người. “Tin gì kia?”
“Tin tao, Karras thân mến ạ. Tin tao đây này!” Một vẻ gỉ đó chế giễu và ma mãnh, ngầm nhảy múa trong đôi mắt kia. “Tất cả những chứng cớ này, tất cả những dấu lạ ở trên trời này!”
“Được rồi, bây giờ chỉ cần một điều hết sức đơn giản là có thể chứng minh được”, Karras đề nghị. “Chẳng hạn như ma quỷ biết tất cả mọi sự, đúng?”
“Không, hầu hết tất cả thôi, Karras ạ - hầu hết - Mi thấy không? Người ta cứ lải nhải rằng tao kiêu ngạo. Tao không hề! Nào, bây giờ thì mi định giở trò gì đây, đồ chồn cáo kia?” Đôi mắt vàng vọt, sòng sọc gân máu kia long lanh thật xảo quyệt.
“Ta cho là chúng ta có thể trắc nghiệm tầm hiểu biết của ngươi”.
“À, phải! cái hồ lớn nhất ở Nam Mỹ”, Regan giễu cột, đôi mắt lồi ra với vẻ khoái hoạt, “là hồ Titicaca ở Peru. Thế được chưa?”
“Chưa được, ta còn phải hỏi một điều chỉ có quỷ mới biết. Chẳng hạn như: Regan đâu? Ngươi biết không?”
“Nó đây”.
“Đây là đâu?”
“Trong con heo này”.
“Cho ta xem cô bé đi”.
“Lý do?”
“Lý do ư? Thì để chứng tỏ rằng ngươi nói với ta sự thật”.
“Mi muốn chơi con nhỏ đó hả? Cứ cởi trói rồi tao sẽ cho mi làm thịt nó!”
“Cho ta xem cô bé đi”.
“Con nhỏ nước nôi ướt át lắm”, Regan liếc mắt đểu cáng, cái lưỡi thè ra đầu tưa cáu cứ liếm láp nước dãi trên đôi môi khô nẻ. “Nhưng lại là một đứa nói chuyện tồi, bạn ạ. Tao nồng nhiệt khuyên mi nên ở lại đây với tao”.
“Hừ, rõ ràng là ngươi không hề biết cô bé ở đâu cả” - Karras nhún vai - “cho nên hiển nhiên ngươi không phải là quỷ”.
“Phải mà!” Regan rống lên, người chợt rấn về phía trước, gương mặt cô bé nhúm nhó vì giận hoảng. Karras run rẩy trước giọng nói khủng khiếp, đầy khắp, nó cứ oang oang, chấn động, vang rền khắp các tường phòng. “Ta là quỷ mà!”
“Được rồi, thế thì cho ta thấy Regan đi”, Karras nói. “Như thế sẽ chứng tỏ được lời ngươi”.
“Tao sẽ cho mi thấy? Tao sẽ đọc được ý nghĩ mi!” Nó sục sôi giận hoảng. “Mi cứ nghĩ đến một con số nào trong phạm vi từ một đến mười đi”.
“Không, điều đó không chứng tỏ được gì hết. Ta phải thấy Regan cơ”.
Chợt nó cười khúc khích, ngã người ra sau dựa vào đầu giường. “Không, sẽ không có điều gì chứng tỏ cái chi với mi hết, Karras à. Tuyệt thật! Thật hết sức tuyệt vời! Lúc này chúng ta sẽ cố gắng giúp mi tiêu khiển cho ra trò. Suy cho cùng thì, chúng ta cũng không muốn mất mi”.
“Chúng tao là ai?” Karras thăm dò với sự quan tâm nhanh chóng, bén nhạy.
“Chúng tao là một đám đông ra trò ở trong con heo con này”, nó nói, gật gù. “Ờ, đúng vậy, đúng là một đám đông cơ man vô số. Có lẽ sau này rồi tao sẽ nghĩ đến chuyện giới thiệu cho nghiêm chỉnh tất cả. Lâm thời, tao đang bị ngứa muốn điên lên ở một chỗ tao không với tới được. Mày giúp cởi trói cho tao một lát, được không, Karras?”
“Không được, ngươi cứ bảo cho ta biết chỗ ngứa, ta sẽ gãi cho”.
“Chà, láu cá thật, rất là láu cá!”
“Cứ cho ta thấy Regan đi, may ra ta sẽ cởi cho một dây trói”, Karras đề nghị. “Nếu...”
Thình lình, ông co rúm người lại trong nỗi khiếp đảm lúc bắt gặp mình đang chăm chăm nhìn vào đôi mắt đong đầy nỗi khủng khiếp, vào chiếc miệng đang há hốc ra trong một tiếng thét kêu cứu không thành lời.
Nhưng sau đó, nhân dạng của Regan nhanh chóng tan biến ra, những đường nét cũ được khuôn đúc lại thật chớp nhoáng. “Mi cởi dây trói ra cho tao được rồi chứ?” một giọng dỗ ngon dỗ ngọt cất lên hỏi bằng thứ phát âm nuốt bớt tiếng của người Anh.
Trong chớp nhoáng, nhân cách của quỷ lại trở về. “Xin cha hãy giúp đỡ cho một thằng bé giúp lễ ngày xưa, cha ơi!” Nó ồm ồm nói, rồi ngã ngớn đầu ra sau mà cười khằng khặc.
Karras ngồi chết trân, cảm thấy những bàn tay giá băng chạm vào gáy ông một lần nữa, lần này rõ ràng hơn, quả quyết hơn. Cái vật-Regan kia phá lên cười khanh khách và nhìn xoáy lấy ông bằng đôi mắt quở trách.
“Ngẫu nhiên mà mẹ của mi cũng có ở đây với chúng tao đó, Karras à. Mi có muốn nhắn gởi gì không? Ta sẽ chuyển lời hộ đến mụ ấy cho”. Kế đó, Karras chợt né tránh một luồng nôn mửa vọt ra như suối, ông nhảy bật ra khỏi ghế. Chất nôn mửa dây một mảng trên áo len ông và dính trên một bàn tay ông.
Mặt không còn chút máu, vị linh mục nhìn xuống giường. Regan cười khằng khặc khoái chí tử. Bàn tay ông nhễu chất nôn mửa xuống thảm. “Nếu đúng như thế”, vị linh mục nói mà người lạnh cóng, “Thì hẳn ngươi phải biết tên mẹ ta chứ. Tên gì nào?”
Cái vật-Regan nhìn ông mà huýt như rắn, đôi mắt điên loạn long lanh, đầu khẽ lượn vòng như đầu rắn hổ mang.
“Tên gì nào?”
Như một con bò tơ, Regan rống lên giận dữ, chát chúa, tiếng rống xuyên qua những cánh cửa chớp, rung chuyển cả lớp kính trên cửa sổ lớn. Đôi mắt trợn ngược hẳn lên.
Trong một lúc, Karras cứ nhìn lúc tiếng rống tiếp tục, sau đó, ông nhìn tay mình rồi bước ra khỏi phòng.
Chris nhanh chóng bật người ra khỏi chỗ tường nàng đang dựa, đau đớn nhìn chiếc áo len của vị linh mục Dòng Tên. “Có chuyện gì vậy? Con bé nôn mửa à?”
“Có khăn lau không?” Ông hỏi nàng.
“Có phòng tắm ở ngay đây ạ!” Nàng vội nói, chỉ một cánh cửa trên lối hành lang. “Karl, trông chừng con bé nhé!” Nàng dặn dò, rồi theo vị linh mục đến phòng tắm.
“Cô có cho cháu bé dùng thuốc an thần không?” ông hỏi.
Chris mở vòi nước. “Có ạ, Librium. Nào, cha cởi áo len ra đi rồi mới rửa ráy được chứ”.
“Liều lượng thế nào?” Ông hỏi nàng, vừa kéo chiếc áo len bằng tay trái còn sạch của mình.
“Nào, để tôi giúp cha”. Nàng nắm lấy gấu áo kéo ngược lại. “Vâng, hôm nay con bé đã dùng đến 400 miligam, thưa cha?”
“Bốn trăm?”
Nàng đã lôi chiếc áo len đến ngang ngực ông. “Vâng, bằng cách đó chúng tôi mới trói nó lại bằng mấy sợi dây da được. Phải tận dụng cả bốn người chúng tôi mới..”
“Cô đã chích cho cháu 400 miligam một lúc à?”
“Nào, đưa thẳng hai tay lên, cha”. Ông đưa tay lên và nàng khẽ giật. “Nó mạnh đến nỗi cha không thể tưởng tượng được đâu”.
Nàng kéo màn che chỗ tắm hoa sen ra, ném chiếc áo vào bồn tắm. “Tôi sẽ bảo Willie giặt sạch cho cha, thưa cha. Tôi rất tiếc”.
“Có gì đâu. Chẳng hề gì”. Ông cởi nút áo tay phải của chiếc sơ mi trắng hồ cứng rồi sắn tay áo lên, để lộ một mảng lông tơ màu nâu trên cánh tay lực lưỡng, phồng căng.
“Tôi rất tiếc”. Chris lặng lẽ lập lại, thong thả ngồi xuống trên thành bồn tắm.
“Con bé có ăn uống gì không?” Karras hỏi. Ông giữ bàn tay dưới vòi nước nóng để giũ sạch chỗ nôn mửa.
Nàng cứ vò, rồi lại buông tấm khăn lau từng chập. Chiếc khăn màu hồng, hàng chữ tên Regan thêu màu lam. “Không, thưa cha. Chỉ có tiếp chất Sustagen lúc nó ngủ thôi. Nhưng nó lại rứt ống truyền ra ngoài”.
“Rứt ra à?”
“Hôm nay đấy”.
Băn khoăn, Karras xoa xà phòng rồi rửa tay. Sau một lúc yên lặng, ông nói một cách nghiêm trọng. “Cần phải đưa cô bé vào bệnh viện”.
“Tôi không thể làm điều đó được”, Chris trả lời bằng giọng thẩn thờ.
“Tại sao không?”
“Tôi không thể làm việc đó được!” Nàng lặp lại với vẻ xao xuyến run run. “Tôi không thể để cho bất cứ ai khác dính líu vào! Con bé...” Chris gục đầu xuống. Hít sâu. Thở ra. “Con bé đã làm một chuyện gì đó, thưa cha. Tôi không dám liều để cho một ai khác khám phá ra. Bác sĩ cũng không... điều dưỡng cũng không...” Nàng ngước lên. “Không một ai hết”.
Cau mày, ông khóa vòi nước lại. “Nếu có một người nào đó, cứ cho là một phạm nhân đi...” Ông cúi thấp đầu, nhìn đăm đăm vào bồn rửa. “Ai truyền dung dịch Sustagen cho cô bé? Chích Librium? Cho dùng các loại thuốc men khác?”
“Chúng tôi. Bác sĩ của con bé đã hướng dẫn cho chúng tôi cách thức”.
“Cô cần phải có toa thuốc”.
“Vâng, thì cha có thể ra toa được mà, phải không, thưa cha?”
Karras quay sang nàng, hai tay ông giơ lên trên bồn rửa như một nhà phẫu thuật sau khi rửa ráy. Trong một thoáng, ông bắt gặp tia nhìn khắc khoải của người phụ nữ, cảm thấy một nét bí nhiệm khủng khiếp trong đôi mắt ấy, một vẻ sợ hoảng. Ông gật đầu về phía tấm khăn nàng đang cầm. Nàng cứ nhìn đăm đăm, đờ đẫn. “Làm ơn cho tôi xin chiếc khăn”, ông nói nhỏ nhẹ.
“Ồ, tôi xin lỗi!” Rất nhanh nàng lúi dúi chiếc khăn cho ông, vẫn còn nhìn ông với vẻ kỳ vọng căng thẳng. Vị linh mục lau tay. “Sao, thưa cha, cha thấy cơn chứng đó giống cái gì?” Rốt cuộc, Chris hỏi ông. “Cha có nghĩ con bé bị quỷ ám không?”
“Thế còn cô?”
“Tôi không biết nữa. Tôi cứ ngỡ cha là một chuyên gia”.
“Cô biết được bao nhiêu về vấn đề quỷ ám?”
“Chỉ chút ít nhờ đọc sách. Một đôi điều nhờ các bác sĩ cho biết”.
“Các bác sĩ nào?”
“Ở y viện Barringer”.
Ông gấp tấm khăn rồi cẩn thận máng nó lên thanh treo. “Cô có phải tín đồ Công giáo không?”
“Không”.
“Con gái cô?”
“Không”.
“Cô theo tôn giáo nào?”
“Không theo tôn giáo nào cả, nhưng tôi...”
“Thế thì tại sao cô lại đến tìm tôi? Ai bảo cô?”
“Tôi đến vì tôi đã cùng đường rồi!” Nàng buộc miệng, đầy kích động. “Chẳng ai bảo tôi cả!”
Ông đứng quay lưng lại nàng, mấy mép khăn vẫn còn khẽ vướng trong tay ông. “Trước đây cô có nói là các bác sĩ tâm thần khuyên cô đến tìm tôi mà”.
“Coi kìa, tôi có quan tâm gì đến động cơ thúc đẩy cô đâu”. Ông trả lời với một cường độ đã được thận trọng gia giảm. “Tất cả mối quan tâm của tôi là làm gì có ích nhất cho con gái cô. Nhưng tôi xin thưa ngay với cô bây giờ, rằng nếu như cô đang mưu gì tìm một lễ đuổi quỷ xét như thể một phương thức trị liệu cơn sốc bằng tự kỷ ám thị, thì tốt hơn cô nên gọi điện thoại cho Trung Tâm Chuyên Trách Các Vấn Đề Tâm Thần, thưa cô MacNeil, chứ còn Giáo Hội sẽ không chấp nhận chuyện đó và cô chỉ phí thời giờ quý báu của cô vô ích thôi”. Karras bấu vào thanh máng khăn để kềm đôi tay run rẩy của ông. Có gì trục trặc đây? Chuyện gì xảy ra vậy?
“Tiện thể cũng xin nhắc, tôi là bà MacNeil”, ông nghe giọng Chris bảo ông, khô khốc.
Ông cúi đầu, dịu giọng lại. “Coi kìa, dù đó có là quỷ hay là chứng rối loạn thần kinh đi nữa, thì tôi cũng sẽ làm tất cả mọi sự trong khả năng để giúp đỡ mà. Nhưng tôi cần phải nắm vững sự thật. Điều đó quan trọng cho Regan. Lúc này, tôi đang dọ dẫm trong trạng thái mù tịt, dốt nát, điều đó không có gì là siêu nhiên hay dị thường đối với tôi, đơn giản đó chỉ là tình trạng thông thường của tôi thôi. Nào, bây giờ tại sao ta lại không thể rời phòng tắm rồi xuống thang gác mà nói chuyện có được không?” Ông đã quay trở lại nàng với một nụ cười khẽ khàng, nồng ấm đầy vẻ khích lệ, rồi đưa tay ra để đỡ nàng lên. “Tôi có thể uống một tách cà phê”.
“Tôi có thể làm một ly rượu”.