Dịch giả: Cao Tự Thanh
Hồi 16
Dấy loạn, cường phiên giam sứ giả
Trở về, tráng sĩ hãm trùng vây

Ngày tháng như thoi, sao dời vật đổi, từ khi cha conm họ Vương đại phá núi Phi Hổ, trong chớp mắt đã trải qua bảy năm.
Trong bảy năm ấy có rất nhiều thay đổi, từ phía giang hồ mà nói, nhà họ Vương hưng khởi, đã thay thế vị trí của nhà họ Đậu trước kia, tuy trận đại náo trong cốc Long Miên khiến cho lục lâm chia rẽ rất lớn, nhưng Vương Bá Thông rốt lại cũng đạt được mục đích làm minh chủ lục lâm, mà đám người theo hùa y cũng rất đông, trở thành thế lực lớn nhất trong lục lâm, Đậu gia ngũ hổ oai chấn lục lâm năm xưa đã đần dần bị người ta quên lãng.
Từ phía triều đình mà nói, thế lực của triều đình lại ngày càng suy yếu, thế lực của An Lộc Sơn ngày càng lớn mạnh, y giữ ba trấn Phạm Dương, Bình Lô, Hà Đông, giống như tự thành một nước ở phương Bắc, chia đình kháng lễ với chính quyền nhà Lý Đường, binh nhiều lương đủ thậm chí còn hơn cả triều đình.
Vào một ngày tháng chín năm Thiên Bảo thứ mười bốn nhà Đại Đường, trên bình nguyên Phạm Dương có một con ngựa khỏe phóng đi như bay, người ngồi trên ngựa là một viên võ tướng khỏe mạnh lưng hổ tay gấu, người ấy lai lịch không phải tầm thường, y chính là Tần Tương hậu duệ của Tần Quỳnh khai quốc công thần nhà Đường, hiện giữ chức Long kỵ đô úy, một trong ba đại cao thủ trong đại nội.
Y là phụng mệnh triều đình, theo Trung sứ Phùng Thần Uy tới Phạm Dương vỗ về An Lộc Sơn, hiện lại rón rén từ Phạm Dương trốn đi, định trở về kinh, báo tin An Lộc Sơn cho hoàng đế.
Vốn là cách đây bảy năm, Quách Tử Nghi đã có tờ mật tấu đấng lên Đường Huyền tông, nói việc An Lộc Sơn mua chuộc bọn lục lâm, chiêu binh mãi mã, định âm mưu làm phản. Lúc ấy Huyền Tông hoàng đế đối xử với An Lộc Sơn rất mực ân cần, vả lại Dương Qúy phi bên cạnh còn nói tốt cho y, vì thế Huyền tông hoàng đế bỏ mặc tờ tâu không để ý gì tới, dần dần tạo ra cái thế Đuôi to khó vẫy đối với An Lộc Sơn.
An Lộc Sơn lúc bấy giờ một là vì chưa chuẩn bị đủ, hai là vì kế hoạch lợi dụng Vương Bá Thông để mua chuộc lục lâm còn nhiều trở ngại, ba vì tin Quách Tử Nghi mật tấu với triều đình đã phong thanh đồn ra, An Lộc Sơn cũng không thể không sợ sệt, vì thế vẫn phải tỏ ra là lòng đỏ gan ngay, để đánh lừa Huyền tông hoàng đế, hết năm này qua năm khác vẫn chần chừ chưa dám động thủ.
Đến năm ấy, y tự cậy binh hùng tướng mạnh, đã nắm chắc phần thắng bèn sinh sự, coi thường triều đình, mượn danh Dâng ngựa, dâng sớ tâu:
- Thần An Lộc Sơn giữ gìn biên cương, ở địa phương này có nhiều ngựa tốt, nay thần chọn được hơn ba ngàn con tuấn mã xin hiến vào triều, thần tuy không phải như Mao Trọng nuôi ngựa năm xưa, nhưng hiến vào triều, năm sau hoặc giả xa giá của thánh thượng đi đâu, cũng có thể khiến mọi người thấy triều đình hùng tráng. Định là mỗi con ngựa sẽ do hai tên quân cầm roi dắt đi, thần cũng sai hai mươi bốn viên bộ tướng người Phiên hộ tống, chọn được ngày tốt sẽ lập tức khởi hành. Xin bệ hạ sắc cho quan lại các địa phương dọc đường chuẩn bị lương thảo cho quân cho ngựa, ngõ hầu không đến nỗi làm lỡ ngày giờ, kính cẩn dâng biểu chờ nghe lệnh trên.
Tờ sớ ấy dâng vào, Đường Huyền tông tuy tin dùng An Lộc Sơn nhưng cũng không khỏi nảy ý nghi ngờ, thử nghĩ mỗi con ngựa có hai tên:
- quân cầm roi, ba ngàn con là sáu ngàn người, ngoài ra còn hai mươi bốn viên tướng Phiên hộ tống, mỗi người lại có quân sĩ tùy tùng, tất cả phải tới một vạn người, nếu để họ kéo vào Trường An, há có thể không lo nghĩ sao?. Huyền tông và triều đình thương nghị, triều thần đều nói An Lộc Sơn mang lòng phản trắc không nên tin tưởng, nếu cho hàng vạn tinh binh như thế kéo vào Trường An thì họa hoạn ra sao thật không dám nghĩ tới xin Huyền tông giáng chỉ nghiêm khắc quở trách, vạch trần mưu gian. Huyền Tông còn không dám tin An Lộc Sơn có lòng khác chỉ sợ sợ giáng chỉ nghiêm khắc quở trách lại thành bức bách y làm phản. Về sau có một vị lão thần lão thành đĩnh đạc là Đạt Hề Tuần tâu xin Đường Huyền tông dùng lời lẽ ôn tồn giáng chỉ ngăn cản An Lộc Sơn dâng ngựa. Huyền tông theo lời bèn sai Trung sứ Phùng Thần Uy cầm thủ chiếu tới dụ, lời dụ như sau:
- Xem tờ biểu của khanh xin dâng ngựa cho triều đình, đủ thấy lòng trung, trẫm rất vui mừng. Nhưng ngựa đi vào mùa đông mới tiện, nay mới là đầu thu, đang lúc lúa chín, việc gặt hái chưa xong, khoan hãy lên đường. Đợi đến mùa đông, quan sẽ cấp phu hộ tống về kinh, không cần làm bản quân vất vả đường xa, đặc biệt dụ cho biết.
Phùng Thần Uy cầm tờ chiếu thư, do Tần Tương mang thân quân hộ tống, đi tới Phạm Dương. An Lộc Sơn đã sớm được mật thám ở Trường An báo tin, mười phần tức giận, đến khi nghe chiếu thư tới, cũng không ra đón. Lúc Phùng Thần Uy mở chiếu ra đọc, An Lộc Sơn cũng không quỳ lạy tiếp chỉ, mà lại ngồi chễm chệ trên Hồ sàng, ha hả cười nhạt, nghe y đọc hết xong, trên mặt đầy vẻ tức giận nói:
- Nghe nói Qúy phi gần đây trong cung cũng học cưỡi ngựa, ta nghĩ quan gia ắt cần ngựa, chỗ ta có ngựa tốt, nên muốn dâng vài con. Nay chiếu thư đã viết thế, không dâng nữa thì thôi. Phùng Thần Uy thấy dưới thềm đầy giáp binh, không dám tranh cãi với y, chỉ líu ríu vâng dạ.
An Lộc Sơn giữ họ lại, thái dộ mười phần lạnh nhạt, qua vài hôm, Phùng Thần Uy muốn về kinh phụng mệnh, xin gặp An Lộc Sơn, hỏi y có biểu văn gì dâng về không, An Lộc Sơn nói:
- Trong chiếu thư nói ngựa đi vào mùa đông mới tiện, đến tháng mười nếu ta không dâng ngựa cũng sẽ đích thân lên kinh để xem chính sự của triều dình gần đây, cần gì phải dâng biểu trả lời?. Còn ngươi cũng không cần phải về gấp đợi đến tháng mườ!!!2160_19.htm!!! Đã xem 456743 lần.

Đánh máy: Băc quái
Nguồn: Vietkiem
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 14 tháng 2 năm 2004