Hồi 41
CHIÊU KIẾM CỦA HỒ NGUYÊN

 Vẫn ngồi yên trên ghế với thái độ bình tỉnh Phạm Cự Lượng lắng nghe thuộc tướng trình bày tình hình.
 - Trình tướng quân… Đạo tiền quân của Đằng Châu đã vượt qua khỏi sự ngăn cản của đạo quân hữu dực của ta, trong lúc trung quân của giặc sắp tràn  ngập đạo tả dực...
Hơi mĩm cười Phạm Cự Lượng ôn tồn thốt:
 - Tướng quân an tâm. Ta cũng ước đoán được việc này nên đã ra lệnh cho hai vị tướng chỉ huy hữu và tả quân cứ đánh cầm chừng, thấy thắng thời đánh nhược bằng không thắng hãy rút lui...
Hơi tỏ vẻ kinh ngạc viên  thuộc tướng của Phạm Cự Lượng hỏi dồn:
 - Mạt chức  tưởng tướng quân  ra lệnh ngăn  không cho Phạm Bạch Hổ tới Tản Viên hợp cùng giới giang hồ để chống lại ta...
Phạm Cự Lượng gật gù:
 - Quan Thập Đạo đã ra lệnh như thế nhưng tình hình biến chuyển nên ta phải thay đổi kế hoạch hành binh. Quân Đằng Châu và giới giang hồ là cái lo nhỏ trong khi quân Tống mới là mối họa to lớn mà ta phải lo trước. Ta không muốn hao tốn binh lực Hoa Lư vì phải giao tranh với quân Đằng Châu. Tuy nhiên ta cũng không thể để cho chúng tự do muốn làm gì thời làm do đó ta mới giả vờ dàn binh. Phương thức hành binh của ta là lấy thực làm hư, đổi hư làm thực. Vả lại ta cứ để cho Phạm Bạch Hổ tới Tản Viên xong chận các ngã ra vào hầu triệt đường lương thảo của hắn. Tướng quân cũng biết binh đội cần nhất là lương thảo...
Ngừng lại suy nghĩ giây lát Phạm Cự Lượng cười nói tiếp:
 - Tướng quân mang lệnh của ta tới cho vị tướng chỉ huy đạo tiền quân đóng ở Tản Viên cứ đánh cầm chừng thôi nhường cho quân Đằng Châu chiếm đóng Tản Viên rồi sau đó rút về hạ trại ở Xuân Mai chờ lệnh ta...
Viên thuộc tướng của y lãnh lệnh.Vừa lúc đó quân hầu vào báo:
 - Trình tướng quân có một người muốn vào gặp tướng quân...
 - Y là ai?
 - Thưa tướng quân y không  chịu thông báo tên họ. Y chỉ nói là được lệnh của quan Thập Đạo tới xin hội kiến với tướng quân có chuyện quan trọng...
Bán tín bán nghi nhưng Phạm Cự Lượng cũng bảo quân hầu ra mời khách lạ vào trung quân. Bước vào khách nghiêng mình thi lễ xong nói nhanh:
- Tại  hạ biết  Phạm  tướng  quân  việc  binh cơ bề bộn mà tại hạ cũng không có nhiều thời giờ cho nên xin vắn tắt đôi lời. Tướng quân chắc biết vật này?
Khách lạ chìa ra miếng thẻ bài bằng bạc. Vừa thấy vật đó Phạm Cự Lượng cười nói:
 -Bản chức còn lạ gì vật này. Nó là tín vật của quan Thập Đạo. Túc hạ chắc có tin riêng cho bản chức...
Khách lạ mỉm cười thì thầm mấy lời. Nghe xong vị đại tướng họ Phạm gật gù nói:
 -Bản chức sẽ y theo kế...
Khách lạ xoay người bước đi. Phạm Cự Lương hỏi vói theo:
 - Bản chức chưa hân hạnh được biết tên họ của túc hạ...
Hơi quay lại người khách lạ thấp giọng:
 - Tên họ thời tại hạ tạm thời không tiện tiết lộ cho nên Phạm tướng quân cứ gọi tại hạ bằng hai tiếng " trang chủ ". Hẹn gặp lại tướng quân sau...
Người được gọi là trang chủ bước nhanh ra cửa.Ngồi im giây lát Phạm Cự Lượng thong thả đứng lên.
 - Mang ngựa cho ta...
Ra lệnh cho quân hầu y từ từ bước ra cửa. Mặt trời xế ngọn cây.
Ngồi trên lưng con chiến mã màu trắng cao lớn Hồ phu nhân im lặng nhìn vầng kim ô từ từ khuất sau dãy đồi. Rừng núi hoang vu ngút ngàn. Hàng cây xanh um. Nàng  nhẹ đưa tay vuốt mái tóc bay trong cơn gió lạnh của một buỗi chiều mùa đông. Nắng còn le lói trên ngọn cây. Không biết nghĩ gì mà nàng chợt buông tiếng thở dài hắt hiu. Dường như nàng cảm thấy lòng mình trống vắng, bơ vơ và phiền muộn. Một năm trôi qua. Đang từ một vị phu nhân quen sống trong nhung lụa, có kẻ hầu người hạ; nàng chợt biến thành kẻ không nhà nổi trôi khắp nơi. Lưu lạc giang hồ. Nàng hơi mĩm cười khi nghĩ tới bốn chữ trên. Nàng không bao giờ muốn trở thành một kẻ lưu lạc giang hồ. Đối với nhiều người đó là một vinh hạnh song với nàng đó lại là chuyện do hoàn cảnh hay số phần đẩy đưa.
 - Mẹ... mẹ...
Tiếng nói của Hồ Phong vang bên tai khiến cho Hồ phu nhân giật mình ra khỏi cơn suy tưởng.
 - Chừng nào chúng ta tới Tản Viên hả mẹ?
Hồ phu nhân mĩm cười nhìn đứa con trai yêu dấu:
 - Phạm bá bá nói với mẹ là ta chỉ còn cách Tản Viên Sơn độ hai mươi dặm đường. Nếu quân đi suốt đêm nay và nhất là không có quân Hoa Lư ngăn cản thời mẹ con mình sẽ có mặt nơi chân núi Tản Viên vào sáng mai...
 - Phụ thân có mặt ở Tản Viên không hả mẹ?
Hồ phu nhân nhẹ thở dài. Nàng quay nhìn sang bên phải như không muốn cho con trai thấy nước mắt ứa ra.
 - Mẹ không biết song đoán phụ thân chắc phải có mặt ở Tản Viên để tranh tài với thiên hạ...
Hồ Phong mĩm cười nói lớn:
 - Con muốn tới Tản Viên để xem người ta đấu võ...
Hồ phu nhân gật đầu cười nhìn con. Ông cha đều là vũ sĩ cho nên nó cũng mang trong huyết quản tính đam mê vũ thuật. Nhất là gần đây nó được kẻ cầm sổ giang hồ truyền thụ thứ kiếm thuật giết người độc địa giang hồ nên càng muốn phô diễn cho mọi người thưởng lãm.
Tiếng còi thúc quân rúc lên lanh lãnh. Hồ phu nhân nói với con trai:
- Tôi cũng vậy... Đang ngủ ngon mà bị dựng dậy vì mấy tên quân Đằng Châu phá rối...
Liếc tên lính canh y cười nói:
- Tôi được lệnh cấp trên bảo phải tới đây canh giữ trung dinh để đề phòng giặc trở lại...
Nghe nói tên lính canh mừng rỡ. Được thêm người canh gác hắn càng thêm vững dạ và có người chuyện trò cho qua thời giờ.
Liếc vào trong thấy đèn sang sáng gã nhân viên do thám hỏi:
- Chắc Phạm tướng quân còn thức?
Tên lính canh gật đầu:
- Ổng thức khuya lắm... Nhiều đêm tôi thấy tới cuối canh ba mới tắt đèn đi ngủ...
Dứt lời tên lính canh cười cười tiếp:
- Anh làm ơn canh hộ tôi giây lát để tôi vào trong kia  kiếm ly nước  chè uống cho ấm bụng xong trở ra liền...
Gã nhân viên do thám gật đầu cười nói:
- Anh cứ đi rồi lúc nào trở lại cũng được...
Gã nhân viên do thám đứng nhìn theo bóng tên lính canh mất dạng mới từ từ rời chỗ đứng tới gần cửa trung dinh. Ngưng thần lắng tai y nghe tiếng người nói chuyện rì rầm. Chừng tàn nén nhang tên lính canh trở lại. Gã nhân viên do thám cười nói:
- Anh đứng canh để tôi đi rảo một vòng xem có gian phi lẻn vào không...
Dứt lời y đi vòng bên hông rồi biến mất vào bóng đêm mịt mùng.
Nhìn bốn viên thuộc tướng trung thành đứng trước mặt Phạm Cự Lượng nghiêm giọng nói:
- Đầu canh năm chúng ta sẽ động binh. Lê tướng quân hãy chỉ huy đạo binh tiền phong tới hạ trại cách Tản Viên sơn chừng mươi dặm; phần Nguyễn tướng quân và Trần tướng quân điều khiển đạo tả dực và hữu dực tới hạ trại cách Minh Nghĩa chừng năm dặm về hướng đông bắc. Bản chức cũng đã truyền lệnh cho Hồ tướng quân rút đạo binh thiết kỵ về Hoa Lư trước. Phần bản chức sẽ di chuyển khỏi Quốc Oai tới đóng tại Thạch Thất. Bản  chức nói  như vậy song  chư vị tự quyền bày binh bố trận  tuỳ theo tình hình và địa thế...
Lê Ánh, vị tướng chỉ huy đạo tiền quân ngập ngừng giây lát mới hắng giọng:
- Trình tướng quân... Nếu mạt tướng không lầm thời ta nhận được lệnh của quan Thập Đạo là phải rút quân về Hoa Lư; tuy nhiên theo cách bày binh như vầy tướng quân dường như có ý định tấn công vào Tản Viên...
Phạm Cự Lượng cười nhẹ lắc đầu thong thả thốt:
- Nhận được lệnh triệt binh về Hoa Lư để chuẩn bị đánh nhau với quân Tống, dĩ nhiên bản chức không thể trái lệnh của quan Thập Đạo. Sở dĩ bản chức bố trận như vầy chỉ là kế nghi binh trước khi rút lui, bởi vì triệt binh mà không sữa  soạn trước là thất sách...
Ngừng lại thong thả nhấp ngụm trà thấm giọng vị tướng họ Phạm từ từ tiếp:
- Biết ta rút lui quân Đằng Châu có thể nương theo mà đuổi theo do đó ta phải dùng kế nghi binh khiến địch không biết ta làm gì, tấn công vào Tản Viên hay rút lui về Hoa Lư. Chư tướng cũng biết là tướng chỉ huy ngoài biên cương đôi khi phải trái lệnh miễn làm sao thành công thôi. Bằng cách bày binh bố trận như thế này ta có nhiều điểm lợi. Thứ nhất ta ngăn ngừa không cho quân Đằng Châu kéo tới Tản Viên để hội họp cùng giới giang hồ Đại Việt. Thứ nhì ta muốn tấn công Tản Viên cũng được mà rút lui cũng được. Địch không biết ta sẽ làm gì khi bày binh bốn hướng...
- Tướng quân định tấn công Tản Viên Sơn?
Nguyễn Thiều, tướng chỉ huy đạo tả quân lên tiếng hỏi:
- Có thể có mà có thể không... Tùy theo tình hình bản chức sẽ quyết định một cuộc tấn công bất thình lình vào Tản Viên Sơn hay âm thầm rút lui về Hoa Lư...
- Thưa Phạm tướng quân... Mạt tướng thắc mắc không hiểu vì lý do gì mà quan Thập Đạo lại ra lịnh cho tướng quân phải rút về Hoa Lư. Nếu định đánh nhau với quân Tống thời chúng ta đâu cần phải rút về Hoa Lư...
Phạm Cự Lượng mĩm cười thấp giọng dường như sợ có người khác nghe được:
- Bốn vị là kẻ tin cẩn của ta cho nên ta không muốn dấu giếm làm gì. Nếu chuyện riêng giữa ta và quan Thập Đạo được trôi chảy thời tất cả chúng ta đều được hiển vinh suốt đời...
Ngừng lại nhìn bốn viên thuộc tướng dưới quyền giây lát xong Phạm Cự Lượng từ từ tiếp:
- Cái chết của tiên đế đẩy nước ta vào một tình thế rối ren nếu không muốn nói là nguy ngập. Giặc Tống đã tràn qua biên giới để bắt đầu cho cuộc xâm lăng mà trong khi tự quân còn nhỏ dại không biết chỉ huy, không thông việc thưởng phạt cho sĩ tốt. Bởi vậy với sự chuẩn chi của thái hậu, ta và các văn thần võ tướng tại triều ca đồng ý suy tôn quan Thập Đạo lên ngôi vua để chỉ huy binh sĩ chống lại giặc xâm lăng. Đó là lý do tại sao quan Thập Đạo lại triệu hồi ta về Hoa Lư. Người cần sự hiện  diện của ta và toàn quân Hoa Lư trong việc phong vương...
Ngừng lại giây lát Phạm Cự Lương nghiêm giọng:
- Việc  này còn trong  vòng bí  mật  cho nên chư vị nghe rồi bỏ qua đừng tiết lộ với bất cứ ai vì việc lộ ra không những ta sẽ bị rắc rối mà sinh mạng của chư vị cũng khó bảo toàn. Thôi chư vị hãy về chuẩn bị...
Hiểu ý chủ tướng bốn người từ từ rút lui. Hai tay chấp sau lưng, Phạm Cự Lượng chầm chậm dạo từng bước trong  trung dinh. Bạch lạp cháy leo lét. Tiếng gà eo óc gáy.
Bước vào phòng lúc Phạm Bách Hổ  đang ngồi trò chuyện với Hồ Vũ Hoa và Hồ phu nhân, Phạm Bách Chước nói nhanh:
- Trình  phụ  thân... Quân do thám của ta báo  cáo Phạm Cự Lượng đã chuyển quân hồi sáng sớm. Đạo tiền quân của y kéo tới hạ trại cách Tản Viên mười dặm trong lúc tả quân và hữu quân hạ trại cách Minh Nghĩa mươi dặm về hướng đông bắc. Phần Phạm Cự Lượng chỉ huy trung quân và hậu tập tới đóng tại huyện Thạch Thất... Chỉ riêng có đạo quân kỵ độ ba ngàn đã rút về Hoa Lư...
Vầng trán rộng của vị đại tướng già nua từng trải  thân trăm trận cau lại. Thật lâu ông ta mới nhìn người trưởng nam rồi từ từ hỏi:
- Con nghĩ thế nào về cách bày binh của Phạm Cự Lượng?
Phạm Bách Chước trả lời không do dự:
- Thưa phụ thân... Phạm Cự Lương không hổ danh viên đại tướng nhiều mưu mô của quân Hoa Lư. Với lối bố trận như vậy y làm cho ta khó đoán được y triệt binh hay tấn công Tản Viên Sơn...
Hồ phu nhân chợt cất giọng thánh thót:
-Phạm đại huynh  luận đúng. Theo  thiển ý của tôi thời Phạm Cự Lượng sẽ rút quân...
- Rút quân?
Phạm Bách Chước hỏi bằng hai chữ ngắn gọn. Hướng về Phạm Bạch Hổ Hồ phu nhân cười đáp nhanh:
- Thưa bá phụ... Có thể nhận được lệnh rút lui từ Lê Hoàn hoặc không muốn hao tổn lực lượng vì phải đánh nhau với quân Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt cho nên Phạm Cự Lượng không còn chọn lựa nào hay hơn là triệt binh về Hoa Lư. Tuy nhiên với cái nhìn sâu sắc của một viên đại tướng giàu mưu lược Phạm Cự Lượng đã nhận ra sự lợi hại trong thế liên kết giữa Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt. Do đó trước khi rút lui y muốn bẻ gãy thế liên minh này. Đóng quân như vậy y nhằm vào hai mục đích chính là ngăn không cho quân Đằng Châu hợp cùng giới giang hồ đồng thời cũng làm cho ta nghĩ rằng y sẽ tấn công Tản Viên mà không nghĩ tới chuyện y sẽ rút binh...
Phạm Bách Chước cười ha hả hỏi:
- Hiền muội chắc phải đọc qua binh thư?
Hồ phu nhân cười thánh thót:
- Tiểu muội thích đọc sách mà Hồ gia trang lại có rất nhiều sách vở của người xưa...
Chỉ vào tấm bản đồ trên mặt bàn Hồ phu nhân cười tiếp:
- Đem hai đạo tả quân và hữu quân tới đóng trại nơi hướng đông bắc của Minh Nghĩa, Phạm Cự Lượng buộc ta phải đi một vòng thật xa mới tới Tản Viên. Di chuyển một đạo binh mười ngàn người với vũ khí và lương thực trên đoạn đường trăm dặm ta phải mất thời gian ít nhất năm ba ngày. Lúc đó có lẽ đại hội giang hồ ở Tản Viên đã bế mạc rồi...
Phạm Bách Chước gật gù:
- Ta hiểu ý hiền muội. Chỉ bằng cách bố trận như vầy Phạm Cự Lượng không tốn một mũi tên cũng phá vỡ cái thế liên kết của Đằng Châu và giới giang hồ Đại Việt.Đây là thế bất chiến tự nhiên thành. Nếu ta không đi vòng...
Phạm Bách Chước lẩm bẩm. Vành môi thắm nở thành nụ cười tưới tắn Hồ phu nhân đỡ lời:
- Nếu  dẫn  quân  đi xuyên  qua  ta sẽ bị Phạm Cự Lượng đánh thọc vào cạnh sườn hoặc đánh tập hậu. Phạm đại huynh cũng biết trong binh thư tối kỵ nhất hai điều này...
- Ta nghĩ đây là kế nghi binh của Phạm Cự Lượng...
Phạm Bách Hổ lên tiếng. Ông ta bỏ dở dang câu nói. Hồ phu nhân nói trong tiếng cười trong trẻo:
- Bá phụ đã thấy rõ tâm ý của Phạm Cự Lượng. Nghi binh là ẩn ý của họ Phạm. Lấy thực làm hư, đổi hư làm thực. Nếu ta đoán Phạm Cự Lượng lui binh rồi ung dung đem quân tới Tản Viên thời lúc đó y sẽ tấn công ta. Nếu đoán hắn đánh Tản Viên ta phải đem quân cứu viện thời y sẽ tấn công vào sau lưng xong rút lui một cách an toàn. Nghi binh thật là kế nhất cử lưỡng tiện...
Phạm Bách Chước chợt lên tiếng:
- Nếu  Phạm Cự Lượng đã dùng  nghi  binh  thời tại sao ta không tương kế tựu kế. Ta cũng dùng nghi binh như y vậy...
Hồ phu nhân cười cười:
- Mời Phạm đại huynh cho nghe...
- Ngày mai ta kéo quân tới hạ trại cách Thạch Thất chừng ba dặm...
Bỏ dở câu nói Phạm Bách Chước nhìn Hồ phu nhân như chờ nghe ý kiến. Không nghe vị phu  nhân họ Hồ lên tiếng y cười tiếp:
- Sau đó ta chuyển hai đạo tiền phong và hữu quân vượt qua khỏi chỗ đóng quân của Phạm Cự Lương tới hạ trại ở Minh Nghĩa đoạn cho tả quân và trung quân  vượt  qua Thạch Thất tới đóng trại gần hai đạo tiền phong và hữu quân...
Phạm Bách Hổ mĩm cười gật gù khi nghe người con cả trình bày cách di quân. Hồ phu nhân cất giọng thánh thót:
không  hổ  danh Bách Chước. Bằng cách di quân như vậy huynh khiến cho Phạm Cự Lượng không biết huynh có ý định gì...
Cười ha hả Phạm Bách Chước chưa kịp nói Hồ phu nhân hỏi nhanh:
Phạm Bách Chước lắc đầu nói bằng giọng quả quyết:
- Đây là cách di quân mà người ta gọi là bước chân chim. Nếu bị địch tấn công ta có thể biến hậu tập thành tiền phong, đổi tả quân thành hữu quân và làm cho trung quân có thể là lực lượng dự phòng hay che chở cho bốn đạo binh kia. Ngoài ra trong lúc tiến binh ta sẽ dàn quân mai phục để đề phòng bị đánh tập hậu hay đánh vào hai bên sườn. Vùng Thạch Thất, Minh Nghĩa và Tản Viên có địa thế hiểm trở rất tiện lợi cho việc phục binh. Ta cũng có thể cho tiền quân đánh vào lưng quân tiền phong của địch. Cạnh sườn có tiền quân che chở còn sau lưng lại được hậu quân mai phục, do đó ta không ngại bị quân Hoa Lư tấn công. Vả lại ta nghĩ Phạm Cự Lượng chắc không muốn hao tốn binh đội để tấn công ta. Mục đích của y là phá vỡ hoặc đình hoản sự gặp gỡ của quân  Đằng Châu và giới  giang hồ Đại Việt tại Tản Viên Sơn mà thôi...
Gật đầu Hồ phu nhân cười nói đùa:
- Hành binh như thế Phạm đại huynh mưu lược đâu thua gì Phạm Cự Lượng...
Phạm Bách Chước nói trong tiếng cười sang sãng:
- Cám ơn lời khen của hiền muội  tuy nhiên Phạm Cự Lượng nổi tiếng cơ mưu ta không thể nào bì kịp. Đó chẳng qua là hắn thực tâm không muốn đánh nhau với ta mà thôi...

Truyện Giặc Bắc Lời Bạt Hồi 1 Hồi 2 Hồi 3 Hồi 4 Hồi 5 Hồi 6 Hồi 7 Hồi 8 Hồi 9 Hồi 10 Hồi 11 Hồi 12 Hồi 13 Hồi 14 Hồi 15 Hồi 16 Hồi 17 Hồi 18 Hồi 19 Hồi 20 Hồi 21 Hồ tăng đoán Lê thí chủ sẽ thắng cuộc...
 - Đại sư dựa vào đâu mà  đoán như vậy?
Kẻ cầm sổ giang hồ lên tiếng hỏi. Khai Quốc thiền sư cười nhẹ đáp:
 -Nói về bản lĩnh của đồ đệ thời bần tăng rất tường tận, còn nói về bản lĩnh của Lê thí chủ bần tăng không biết rõ lắm song chắc phải cao thâm hơn nhiều. Do đó bần tăng nghĩ bản đệ tử sẽ không đủ sức để chi trì hơn trăm chiêu. Bần tăng rất mong muốn được thấy Lê chưởng môn trở thành minh chủ giang hồ...
 - Đại sư có thể nói rõ lý do...
Kẻ cầm sổ giang hồ lại hỏi tiếp và vị tông chủ của chùa Tướng Quốc thong thả đáp:
 - Giới  giang  hồ của  chúng ta hiện  đang ở trong thời kỳ rối rắm và suy thoái. Sau cuộc khủng bố của đoàn do thám Hoa Lư không ít thời nhiều lực lượng của giới giang hồ cũng bị  yếu đi và nhất là chia rẻ và phân hóa. Do đó chúng ta cần phải có một cao thủ trẻ tuổi được mọi người mến mộ để hướng dẫn và chỉ huy quần hùng đoàn kết thành một mối hầu cứu nước giúp dân...
Nhìn thẳng vào mặt kẻ cầm sổ giang hồ Khai Quốc thiền sư nghiêm giọng nói:
 - Trong hàng cao thủ trẻ tuổi hiện nay thí chủ là người có tài cao hơn hết song lại không được nhiều người mến mộ. Phải nói là thí chủ có người thương mà cũng có kẻ ghét, có nhiều bạn mà cũng có lắm kẻ thù. Do đó nếu trở thành minh chủ giang hồ thí chủ sẽ có nhiều trở ngại trong việc chỉ huy cũng như tập họp các vũ sĩ giang hồ thành một khối. Duyệt qua các cao thủ trẻ tuổi hiện nay bần tăng nhận thấy Lê chưởng môn là người có đủ điều kiện để trở thành một minh chủ giang hồ...
Kẻ cầm sổ giang hồ cười nhẹ ngắt lời sư Khai Quốc:
 - Đại sư hàm ý là tại hạ không nên ra tranh đoạt chức minh chủ giang hồ...
Vị tông chủ Tướng Quốc Tự cười nhẹ:
 - Mô Phật... Thí chủ  là kẻ thông  minh nên dù bần tăng chưa nói thí chủ cũng hiểu rồi...
Trầm ngâm giây lát kẻ cầm sổ giang hồ nói với sư Khai Quốc mà cũng nói với mọi người chung quanh:
 - Thật sự tại hạ cũng không muốn làm minh chủ giang hồ chi cho cực thân mình. Mục đích của tại hạ tới Tản Viên là  để báo cáo tình hình và nhất là tìm hiểu ý định của chư vị về vụ án tiên đế...
 - Trúng rồi... trúng rồi...
Quần hùng la lớn khiến cho mọi người bỏ dở dang câu chuyện để nhìn vào đấu trường. Hai bên đều đình thủ. Người ta thấy Tam Đoạn Kiếm Lê Tuấn Bạch bồng kiếm đứng im trong lúc sư Nhất Quốc cũng chống cây thiền trượng xuống đất và thân thể của ông ta run rẩy. Lát sau ông ta khom người khạc ra bụm máu tươi.Khai Quốc thiền sư cười nói:
 - Chư vị thí chủ thấy bần tăng nói có sai đâu... Chỉ mới có bảy mươi lăm chiêu thôi...
Dứt lời ông ta phái đệ tử ra đấu trường bảo sư Nhất Quốc nhận bại và trở về chỗ ngồi.
- Bây giờ tới phiên túc hạ trổ tài. Túc hạ muốn ai là  đối thủ?
Vô Hình Đao Tôn Nhật hỏi câu trên.Thong thả đứng lên kẻ cầm sổ giang hồ cười nói:
- Tại hạ muốn tự  mình mời bất cứ ai trong quần hùng ra đấu trường...
Đứng chính giữa khoảng sân rộng tay kiếm phiêu bạt giang hồ quét mắt nhìn một vòng đoạn cao giọng:
- Tại hạ kính mời một trong chư vị cùng tại hạ múa may vài thế kiếm...
Y nói tới lần thứ nhì mà quần hùng vẫn không có người bước xuống đấu trường. Họ đâu có ngu dại gì mà đấu kiếm với tay kiếm giết người độc địa nhất giang hồ hiện nay.
- Lần nữa tại hạ kính mời...
- Có ta...
Giọng nói trầm trầm cất lên rồi một người đủng đỉnh bước vào đấu trường. Bộ vũ phục màu xanh nước biển bó gọn thân hình tầm thước, phủ ngoài thêm chiếc áo choàng cũng màu xanh, kiếm đeo trên vai, chân quấn xà cạp bằng  da, với  thần  thái  uy  nghi  và  kiêu hùng thanh y khách xuất hiện một cách đột  ngột không ai biết trước.
- Lạc Đạo Kiếm Hồ Nguyên, đương kim trang chủ của Hồ gia trang...
Vô Hình Đao Tôn Nhật và Tử Cước Lê Hùng nhìn nhau. Dĩ nhiên họ không lạ lùng gì với Hồ Nguyên mà danh tiếng nổi bật khắp miền duyên hải. Nhưng bẵng đi thời gian mấy năm đây là lần thứ nhất họ mới gặp lại Hồ Nguyên. Cả hai thầm khen ngợi phong thái kiêu hùng của y. Khai Quốc thiền sư gật gù cười nói:
 - Đúng là hổ phụ sanh hổ tử... Hồ thí chủ  khiến cho bần tăng nhớ tới Tam Phong Kiếm Hồ Vũ Hoa lúc còn theo tiên đế bình loạn mười hai sứ...
Tử Cước Lê Hùng chép miệng thở dài lên tiếng:
- Đúng là con nhà tông không giống lông cũng giống cánh... Hồ Vũ Hoa có nét phóng dật còn Hồ Nguyên đây lại đượm nét kiêu hùng...
Kẻ cầm sổ giang hồ không có thái độ nào khác lạ hơn ngoại trừ ánh mắt sáng rực nhìn đăm đăm vào Hồ Nguyên. Đình bộ cách đối thủ hơn một bước vị trang chủ họ Hồ hắng giọng:
- Tại hạ hân hạnh được gặp lại các hạ...
Kẻ cầm sổ giang hồ nghiêng mình thi lễ:
- Tại hạ cũng hân hạnh được tái ngộ trang chủ...
Tôn Nhật và Lê Hùng lại nhìn nhau. Hai người nghe phong phanh chuyện Hồ Nguyên và kẻ cầm sổ giang hồ so kiếm với nhau ở thành Đại La song họ không biết một cách rõ ràng. Bây giờ xuyên qua lời đối thoại họ mới biết chuyện đó đã xảy ra đúng như lời đồn đại.
- Các hạ định làm minh chủ giang hồ?
Lạc Đạo Kiếm Hồ Nguyên lên tiếng hỏi. Kẻ cầm sổ giang hồ vặn:
- Tại sao trang chủ lại hỏi tại hạ câu này. Trang chủ định làm minh chủ giang hồ?
Lạc Đạo Kiếm Hồ Nguyên nhếch môi cười lạnh:
- Tại hạ tài hèn đức bạc cho nên không dám mơ ước được làm minh chủ của giới giang hồ Đại Việt. Tuy nhiên tại hạ cũng không muốn thấy một kẻ tài đã hèn mà đức còn bạc hơn mình lại làm minh chủ. Nói trắng ra tại hạ không muốn khuất mình chịu dưới quyền sai sử của một kẻ tài hèn đức bạc như...
Lạc Đạo Kiếm Hồ Nguyên dừng lại ở đó song ai ai  đều hiểu sáu chữ  " tài hèn đức bạc "  của y ám chỉ tới một người mà người đó không ai khác hơn là kẻ cầm sổ giang hồ.
Nụ cười khinh bạc nở trên môi tay kiếm giết người trầm giọng hỏi:
- Trang chủ cho rằng tại hạ là một kẻ tài hèn đức bạc?
Lạc Đạo Kiếm Hồ Nguyên  chầm chậm gật đầu cùng với giọng nói trầm hùng chợt cao vút lên. Y đã phổ kình lực vào tiếng nói cho nên âm thanh rền rền ngàn cây nội cỏ khiến  ai ai cũng đều nghe được:
- Nửa năm trước tại hạ tán thành về hành vi " làm sạch giang hồ " tuy nhiên lần lần tại hạ đâm ra bất mãn hành vi giết người bừa bải của các hạ. Thử hỏi Đỗ Đình Can, Hắc Giang Quyền Lâm Quốc Tuấn, Thanh Liễu Quán Chủ, Y Sư Hà Vũ, Cự Phú Trần Hành, Đại La Tam Kiệt và nhiều người nữa đã làm hành vi bại hoại nào mà các hạ lại xóa tên của họ trong cõi giang hồ...
Kẻ cầm sổ giang hồ làm thinh không trả lời bởi vì y không biết phải giải thích làm sao về hành vi giết người mà y không có làm.
- Tại hạ không hề ra tay hạ sát những người đó...
Kẻ cầm sổ giang hồ nói một câu yếu xìu. Lạc Đạo Kiếm Hồ Nguyên cười khẩy:
- Các hạ không giết người thời còn ai ra tay. Tuy tại hạ không mục kích nhưng hàng chục,hàng trăm người đã chứng kiến các hạ dùng kiếm thuật giết ruồi hạ sát những người này...
Hướng về quần hùng Hồ Nguyên cao giọng nói:
- Trong chư vị chắc có người thấy tận mắt kẻ cầm sổ giang hồ ra tay giết người?
- Có tôi...
- Tại hạ thấy y giết y sư Hà Vũ
- Ta thấy y hạ sát Đại La Tam Kiệt...
kiến  y  giết  Cự  Phú  Trần Hành...
Hàng chục rồi hàng trăm người tiếp tục lên tiếng. Mĩm cười đắc ý Lạc Đạo Kiếm Hồ Nguyên hướng về nơi các nhân vật nổi tiếng nhất đang ngồi. Giọng nói trầm hùng của y từ từ cất lên trong bầu không khí yên tịnh:
- Chư vị đều là bậc trưởng thượng trong giang hồ cho nên tại hạ xin một câu trả lời chính chắn. Trong chư vị có ai thấy kẻ cầm sổ giang hồ hạ sát những người trên?
Đa số nhân vật mà Hồ Nguyên hỏi đều thuộc hàng cao thủ nhất đẳng giang hồ. Họ là trang chủ của thập đại hiền trang,chưởng môn nhân các phái võ lớn nhỏ hay thủ lĩnh hùng cứ một phương do đó lời nói của họ rất có ảnh hưởng đối với mọi người.
- Tại hạ thấy...
Người vừa lên tiếng chính là Độc Thư Sinh Từ Minh, trang chủ của Từ gia trang ở vùng Hà Giang. Tuy không được liệt vào mười  gia trang lớn vì  nhân số chỉ  khoảng trăm  người song Từ Minh nổi tiếng giang hồ về ám khí nhất là ám khi có tẩm độc dược.
- Chư vị cũng biết tại hạ là kẻ chuyên xử dụng chất độc cho nên quen biết hết các y sư nổi tiếng của nước ta. Lúc đó lão phu đang làm khách tại nhà của Y Sư Hà Vũ bỗng nghe trẻ báo có khách tới viếng. Hà tiền bối chưa kịp ra tiếp thời khách đã vào tận khách sảnh. Không nói lời nào y đặt lên bàn quyển sổ bìa đen ghi tên Y Sư Hà Vũ... Chuyện gì xảy ra chắc chư vị cũng đoán được...
Chỉ tay về ngay chỗ kẻ cầm sổ giang hồ đứng Độc Thư  Sinh Từ Minh nói tiếp:
- Kẻ giết người chính là y. Nhân dạng, vóc dáng, lời nói, thuật xử kiếm và bước chân khổ luyện đều giống y hệt không sai chút nào...
Tằng hằng tiếng lớn Tử Cước Lê Hùng nói:
- Nói rằng thấy tận mắt thời lão phu không thấy nhưng quan sát kỷ càng vết thương nơi yết hầu của Đỗ Đình Can và Lâm Quốc Tuấn thời đúng là kiếm thuật giết ruồi của kẻ cầm sổ giang hồ. Vết thương nhỏ, gọn, sâu như làm thành bởi kình khí chứ không phải vũ khí...
Vô Hình Đao Tôn Nhật cũng gật đầu phụ họa:
- Lão phu không hề mục kích kẻ cầm sổ giang hồ giết người. Tuy nhiên quan sát vết thương của nạn nhân thời lão phu nhìn nhận kẻ giết người đã tôi luyện được thuật xử kiếm thượng thừa hiếm thấy trong giới giang hồ nước ta. Lão phu có thể nói trăm năm cũng chưa có người luyện được. Lão phu đôi lần nghe gia phụ đề cập tới ngự kiếm thuật.Đó là thuật xử kiếm mà người luyện dùng kiếm để dẫn truyền kình lực rồi sau đó khi tới gần mục tiêu kình lực mới phát xuất thành kình khí và chính thứ kình khí có khả năng soi vàng xẻ đá này mới giết chết địch thũ. Tùy theo trình độ khổ luyện, tùy theo nội lực sâu hay cạn mà người luyện có thể dùng kình khí đả thương đối thủ nhanh hay chậm hoặc xa hay gần. Khảo nghiệm vết thương của Đỗ Đình Can và Lâm Quốc Tuấn lão phu nhận thấy tuy nhỏ, gọn và sâu song chưa được hoàn hão chứng tỏ thời gian khổ luyện kiếm thuật của kẻ giết người chưa lâu và nhất là nội lực cũng chưa thâm hậu lắm...
Xuyên qua lời nói ai ai cũng đều nhận thấy Tôn Nhật đúng là một vũ sĩ chân chính ở chỗ có sao nói vậy. Ông ta không nói sai sự thực mặc dù kẻ cầm sổ giang hồ đã giết chết cháu nội đích tôn của mình. Không chứng kiến thời ông ta nói không thấy tận mắt. Ngay cả danh xưng ông ta cũng không hề nêu đích danh kẻ cầm sổ giang hồ mà chỉ nói là kẻ giết người.
Dường như hiểu ý của Tôn Nhật sư Khai Quốc lên tiếng phụ họa:
- Bần tăng chưa gặp qua kẻ cầm sổ giang hồ lần nào cũng như không hề mục kích y giết người cho nên không có ý kiến về việc này...
Sau khi nghe qua những lời trên Lạc Đạo Kiếm Hồ Nguyên cười cười hướng về đám đông cao giọng thốt:
- Tại hạ không có thù hằn gì với kẻ cầm sổ giang hồ; tại hạ cũng không bà con, họ hàng, quen biết gì với những người bị y giết chết. Tuy nhiên là một vũ sĩ tuân theo tôn chỉ của vũ đạo và nhất là lề luật của gick="noidung1('tuaid=2419&chuongid=48">Hồi 47
Hồi 48 Hồi 49 Hồi 50 Hồi 51 KẾT TỪ