Dịch giả: Ngọc Linh & Vĩnh Điền
Chương 6

- Cô Phù, cô Bạch Phù, có thơ!
Phát đưa thơ cho Bạch Phù, cười tiếp:
- Thật là siêng gởi, hôm qua một cái, hôm nay một cái.
Bạch Phù nhận thơ, nói lời cám ơn. Không cần nhìn phong bì nàng cũng biết thơ của Trình. Bạch Phù uể oải mở thơ, bỗng sực nhớ một việc cần nên mới có thơ nầy. Quả đúng vậy, ghép giữa thơ là một tấm ngân phiếu. Thơ viết:
Bạch Phù yêu quý của anh,
Trong thơ hôm qua, anh có gởi cho em một ít tiền, chắc em đã nhận được rồi. Anh chưa định viết nữa thì may sao, hôm nay anh xin lãnh lương trước được mới có ít tiền gởi cho em hôm nay.
Hai trăm trước, em cứ tùy tiện mua sắm những gì cần cho hôn lễ, xài cách nào cũng được. Sau đó, em gởi thơ cho anh biết để, nếu không đủ thì anh sẽ gởi thêm. Em nên thẳng thắn nghe em, tiền bạc không có nghĩa gì với chúng tạ Riêng số tiền hôm nay thì để em mua thuốc bổ uống.
Hôm ở Hương Cảng về, anh khổ sở vì chuyện xa cách em, tương tư càng lúc càng nặng. Các bạn trong sở nghe được anh có tin vui thì theo phá anh mãi và đòi phải mời họ đi dự tiệc. Đêm hôm họ ép anh uống rượu say khướt tới bây giờ anh vẫn còn choáng váng, nhức đầu. Tiệc đãi có mặt ông "xếp" của anh, bác Tiền, anh Vinh, và ba cô trong sở. Mỗi người ép anh uống một ly và đòi anh phải trình diện "giai nhân" liền. Anh bảo em bận lắm, chưa tách đi được, xin họ cho anh khất lại một ngày đẹp trời khác. Họ mong em sớm đến Quảng Châu. Họ còn cử cô Hoàng làm đại diện kết bạn với em nữa!
Bạch Phù, không phải vì chúng ta mà còn vì những người lo lắng cho chúng ta nữa, em trù tính lễ cưới sớm đi! Chúc em mạnh.
Người yêu em,
TRẦN VÂN TRÌNH
Đọc thơ, Bạch Phù nghĩ đến rất nhiều chuyện. Tên của những người bạn trong sở cũ dường như đã hiện thành những hình vui nhảy múa trước mặt nàng. Ngày trước, nàng đã sống rất hòa hợp với họ. Trong số bạn gái ấy có Hoàng, tuy không đẹp nhưng Hoàng lại là con một, mà con nhà giàu rất có cảm tình với Trình, song Trình không chọn Hoàng. Hoàng cũng vậy thôi! Cha mẹ Hoàng cố tìm cho con một ông chồng khỏe mạnh, được là con một thì tốt để gả bắt rể, về sau được cho hưởng luôn của hương hỏa bên gia đình vợ. Nghe đâu ông bà đã nhờ mai mối đến dạm gả Hoàng cho Trình, nhưng chàng chỉ cám ơn suông.
Nghĩ đến đây, Bạch Phù thấy có phần nào hãnh diện. Hổng biết ngày Trình đính hôn, Hoàng nâng ly chúc mừng mà lòng thấy thế nào? Nghĩ đến đây nàng lại phục Hoàng ý nhị và can đảm!
Bạch Phù xem lại thơ lần nữa, mỉm một nụ cười của đứa bé phạm lỗi mà cha mẹ không biết. Mấy năm trước, theo kế hoạch thì nàng cứ mua sắm rồi báo cáo. Song nàng chẳng dùng gì cả, căn bản là không muốn dùng vì nàng đã quyết định dùng hết tiền ấy trả các chi phí trong bịnh viện mà Quang Vũ đã nằm.
Xét cho kỹ thì Bạch Phù có lỗi với Trình. Tiền nầy là tiền Trình chắc mót dành dụm, nếu biết được con đường tiêu pha như thế ắt Trình phải đau lòng lắm! Quả thật Trình thà tốn hao cho nàng xài bao nhiêu cũng được nhưng chắc chắn chàng không muốn cho nàng đi nuôi bịnh. Nhưng phần Bạch Phù lại khác, nàng vì Quang Vũ tất cả, can tâm vì chàng mà dâng hiến thà phụ lòng Trình, thà tiện tặn, hà khắc với cả chính mình.
Cất thơ rồi, Bạch Phù lại nghĩ tới việc viết thơ cho hay nàng cần sắm vài chiếc áo dài, áo nịch, tốt hơn hết là xin lấy hóa đơn gởi về cho Trình xem làm bằng cớ. Hổng lẽ về sau Trình gặp nàng lại đi kiểm tra mấy món đồ lặt vặt đó? Cùng lắm thì nàng sẽ xin lỗi, không nói được bằng lời thì nàng cúi đầu nhận hết tội cũng xong. Phù có thể bày vẽ, nhân khi trời lạnh, nàng sắm quần áo để mặc lạnh. Nên khi nhận được tiền của Trình là nàng đã giả quyết công việc đâu vào đó hết rồi.
Gần đây, nàng rất bận tâm về tiền nằm bịnh viện của Vũ. Đám gả của Lý Mang và đám hỏi của nàng tạo thêm sự tiêu pha bất bình thường chỉ là chuyện nhỏ. Chuyện lớn thì do Phát giới thiệu nàng hùn vốn mở tiệm tạp hóa gần chỗ Phát ở, lúc nàng cần rút ra một số tiền tiêu thì bất ngờ tiệm đóng cửa vì người đứng bán đã ôm tiền dông mất! Chuyện như tiếng sét giữa trời quang mây tạnh. Phát đã mếu máo, lỡ khóc lỡ cười với nàng:
- Thiệt cái thằng đó là thằng lòng thang dạ thú, tôi đâu ngờ nó tệ đến thế. Có người nói với tôi gần đây nó ham mê cờ bạc, buôn bán lời một ngàn mà nó nói tám trăm tôi vẫn chưa tin. Tôi có hỏi lại mà nó không nhận, bây giờ mới biết người ta nói rất đúng về nó. Nó đã thua sạch tiệm, đi đến đâu cũng mượn tiền và chờ cơ hội này quất ngựa truy phong... Để coi nó trốn ở đâu! Mình còn sống thì nhứt định sẽ có ngày gặp nó, bắt nó trả lại, trừng trị nó hết mức cho nó biết tay! Cô Bạch Phù, chuyện làm ăn nầy do tôi bày biểu thì chuyện tiền bạc cũng do tôi chịu hết trách nhiệm. Vậy từ rày, tới tháng lãnh lương, tôi xin trả cho cô từ lần chút đỉnh. Trả đều đều cho đến khi nào hết nợ thì thôi. Xin cô cho phéo tôi trả ít ít từ lần để còn tiền ăn mà sống hầu... Trả nợ.
Cố nhiên Bạch Phù xanh mặt, tiếc một số tiền lớn và tối cần thiết, nhưng có hối cũng không kịp. Không lẽ đi bắt thường bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của người đồng nghiệp? Phù xoa tay, buồn bã đáp:
- Thôi được rồi, anh Phát đừng nhắc đến chuyện đó nữa, tôi chỉ giận cho vận xui, ngày rủi của mình thôi.
Nay có số tiền của Trình gởi tới kịp lúc thành tiền cứu khổ cứu nạn cho nàng. Thật cám ơn trời phật... Nếu không có số tiền nầy thì Bạch Phù chỉ còn có nước phải cởi chiếc vòng là món trang sức duy nhất của nàng ra. Chiếc vòng này nàng đã cất giữ hơn mười năm, vốn là lễ vh không dám mở miệng, cũng không biết nói gì cho phải. Trình chỉ nhìn vào mái tóc đen của nàng, muốn tìm lấy một cơ hội để chữa lại khuyết điểm vừa rồi, nhưng sợ nàng lại giận thêm. Lời nói của Trình như một con dao bén lại cứa sâu vào vết thương lòng của nàng. Gia đình nàng đâu? Chị nàng đâu mà nương nhờ ỷ lại?
Bạch Phù chua xót quá, nàng nhắm nghiền đôi mắt lại.
Tiếng bánh xe lăn đều trên đường nhựa. Xe đi nhanh, thân nàng theo đà đó, lắc lư điên đảo chẳng khác một chiếc lá rơi, một thuyền nan dồi dập giữa ba đào. Nàng không biết cách lái thuyền, cách thả lái. Nhưng nàng nhứt định cố gắng tránh thoát khỏi những cơn nguy.
Nàng nghe mệt mỏi, kiệt lực đến cổ khô, mắt bét, toàn thân không sao khỏi ngủ. Nàng nghĩ là mình đã chịu đựng quá nhiều và thay đổi tư thế. Nàng muốn tựa đầu vào thành cửa xe, nàng muốn được nghỉ ngơi.
Trình ngồi kề bên áy náy:
- Chật lắm phải không em? Em có cần anh tránh ra không? Em nên nằm một chút mới tốt.
- Không. Anh cứ ngồi chỗ anh. Em dựa vào đây được rồi. Nàng miễn cưỡng đáp và cười nhẹ.
Trình nhìn thấy Bạch Phù co ro tựa người vào thành ghế liền cởi áo ngoài đắp cho nàng.
- Ai làm gi `thế?
Nàng giựt mình mở to đôi mắt. Chừng hiểu ra, nàng đưa áo trả lại Trình.
- Anh cầm đi, em không lạnh đâu.
- Em cần phải đắp cái gì. Bằng không ngủ quên sẽ lạnh.
- Còn anh?
- Anh thì không sao? Anh mạnh lắm, lại nữa bên trong đã mặc sẵn thêm áo.
Nàng biết mình khó thể từ chối. Người ta đã vì mình mà lo xa. Có thêm áo choàng, nàng cảm thấy ấm lại rất nhiều. Hơn nữa, áo choàng có hơi hướm con trai, nhè nhẹ đi vào khứu giác của nàng. Nàng vừa thấy bị kích thích vừa có chút phiêu phưởng hôn mê. Lần đầu tiên nàng cảm thấy Trình có sẵn thứ hấp lực của con trai đối với con gái.
Nhưng Bạch Phù đã trưởng thành. Nàng nghĩ tới những điều Trình nói. Chàng nói phải: Lớn lên có chồng, có vợ là định luật. Làm người không ai tránh khỏi điều đó. Nàng cũng vậy, phải có một ngày nàng lập gia đình.
Nghĩ đến việc kết hôn. Mặt nàng ửng hồng, toàn thân nàng như phát nóng ran lên. Chọn một người con trai để sống chung một đời, thật là một điều thần bí và cũng khó mà luận bàn.
Đến bây giờ Bạch Phù vẫn chưa biết mình chọn ai? Hơn nữa, điều đó không phải mình chọn lấy mà được.
Mấy năm gần đây, thật ra nàng không hề nghĩ tới. Và có lẽ trong vài năm nữa nàng chưa dám nghĩ, trừ phi khi làm xong bổn phận đối với Vũ, nghĩa là phải chờ Vũ hết bịnh.
Bạch Phù nhớ hôm nào nàng có xem trên báo một cái tin: Hai anh em một người đi tắm sông. Người em không biết lội, bị nước cuốn. Người anh vì tận lực cứu em nên cùng chết cả đôi.
Điều bất hạnh kể trên đã gây thành ấn tượng sâu xa trong đầu óc nàng. Chị nàng bỏ đi, giao hết trách nhiệm lại cho nàng. Hàng ngày, nàng bận rộn vì trách nhiệm đó. Liệu nàng và Vũ có cùng chết cả đôi như những người tắm sông kia không?
Bạch Phù rất thích đọc báo, đọc ở nhà, đọc ở sở làm những lúc rỗi rảnh. Nàng đọc đủ các thứ tin. Thói quen nầy tự nhiên là do Quang Vũ truyền nhiễm cho nàng. Ban đầu nàng cho là báo chí khô khan. Nhưng khi thấy Vũ đọc say mê, có thể mất nửa ngày để đọc báo thì nàng lấy làm lạ, cũng bắt chước đọc.
Do đó, nàng mới phát hiện trong thế giới bao la có không biết bao nhiêu chuyện, bao sự tình đầy hứng thú.
Hồng Liên, chị của nàng thì không dễ gì bị Vũ gây ảnh hưởng. Hồng Liên không hề đọc báo một cách say mê. Thỉnh thoảng, có xem thì cũng xem qua loa tin tức về điện ảnh quảng cáo của giới thương nghiệp.
Hồng Liên chỉ thích nghiên cứu cẩn thận các hóa phẩm sửa sắc đẹp. Nàng tính phải chính thuốc gì, ăn thứ gì để cho da dẻ mịn màng, thân hình uyển chuyển, vừa phải. Tất cả các thứ thuốc Mỹ viện quản cáo, Hồng Liên đều dùng thử.
Trông Hồng Liên còn trẻ chớ không già, Hồng Liên cũng biết con người ta không trẻ mãi được. Hễ dùng nhiều hóa phẩm mà đến lúc da mặt nhăn, nám rồi thì trông già hẳn đi. Cho nên Hồng Liên rất sợ già.
Nói Hồng Liên chỉ biết nghĩ đến dung nhan của mình thì cũng có hơi bất công. Thật ra, Hồng Liên cũng có nghĩ đến sức khỏe của Vũ. Nàng cũng cố tìm đọc trên báo các thứ thuốc trị bịnh phổi, mong sao cho Vũ sớm bình phục.
Bạch Phù nghĩ đến đấy chợt thở dài. Hồng Liên phát giá cviệc Kiến Dân lập tiệm thuốc ở Áo Môn cũng là nhờ đọc quảng cáo. Định mạng là thế chăng?
Bạch Phù nhớ rõ cái hôm Hồng Liên xách báo chạy đôn chạy đáo về gọi nàng:
- Em, nè em.
Ánh mắt Hồng Liên thật sáng rỡ. Nhưng để che mắt Vũ, thái độ của nàng hết sức quỷ quyệt.
Bạch Phù vừa hiếu kỳ vừa hoang mang hỏi
- Cái gì đâu?
- Em xem ai đây?
Phù dán mắt vào chỗ Hồng Liên chỉ. Nhìn thoáng qua nàng đã thấy quảng cáo hiệu thuốc. Đến lần thứ hai thì nàng thấy tấm hình nhỏ, trông không thật rõ ràng, vẫn có thể nhận ra gương mặt người trong hình. Người ở trong hình là một người mới hoàn toàn, mặt phì nộm khác hẳn hồi còn trẻ.
Hồng Liên vỗ nhẹ nhẹ vai em:
- Người ấy là ai, em không nhìn ra sao? Anh Kiến Dân đó! Em không nhớ Kiến Dân đã làm trong Bác Nhơn y viện à?
- Ạ. đây là anh Kiến Dân sao?
- Cái con khỉ. Em nhớ không rõ đâu. Lúc bấy giờ, em còn nhỏ, chớ chị thì biết rõ Kiến Dân lắm. Đôi mắt nầy, cái mũi nầy không là Kiến Dân thì ai? Có đem đốt Dân ra tro chị cũng nhận được nữa. Bây giờ thì Dân giàu lắm.
Bạch Phù lật đật đỡ tờ quảng cáo, đồng thời nghĩ tới ngày nào Kiến Dân chỉ là một viên chức quèn trong y viện.
- Sao lại không có thể? Kiến Dân học về thuốc mà!
- Nhưng anh tạ..
- Dân nghèo lắm, phải không?
Hồng Liên nhảy mũi, cười lạt tiếp:
- Em cho hễ nghèo rồi thì không thể giàu được? Đời người ta mà, thay đổi mấy hồi. Em hiểu không? Em biết không?
Bị chị hỏi dồn. Bạch Phù gật đầu lia lịa. Nàng nhìn nhận thời gian quả có đem lại cho con người nhiều biến thiên. Không cần nói đến ai, nội việc Quang Vũ không cũng đủ biết, trước đây chàng cao quí, phong lưu bao nhiêu. Còn hiện tại...
- Chị biết là Dân có cách xây dựng tương lai. Chị đã sớm nhìn ra tương lai rạng rỡ của anh ta.
Hồng Liên dành lại tờ báo trong tay em, nhìn vào hình với ánh mắt sáng ngời đắc ý.
- "Đã sớm nhìn thấy vậy sao ngày xưa không ưng Dân?" Bạch Phù nhìn chị lòng thầm hỏi như vậy là không tin chị mình đã nghĩ đúng.
Hồng Liên nhắm mắt lại lẩm bẩm:
- Lập tiệm tại Áo Môn! Phải nghĩ cách nào đi hỏi dò xem. Nhưng theo chỗ chị thấy thì chắc đúng là Dân rồi.
Bạch Phù cố ý nói:
- Có lẽ anh ta cũng đã kết hôn.
Câu ấy như một nhát búa đập vào đầu Hồng Liên khiến nàng giựt mình. Nàng mở mắt trừng trừng nhìn em:
- Kết hôn rồi thì ăn chung gì? Thật ấm ớ... Ai mà để ý đến chuyện anh ta có vợ hay chưa? Nhưng nếu có dịp đi Áo Môn mà gặp được bạn cũ thì thích biết mấy.
Bạch Phù không dám nói nữa. Từ đó về sau, Hồng Liên cũng không dám nhắc đến chuyện ấy. Mà Bạch Phù thì không dám hỏi thêm. Nàng sợ chị. Đó là tâm lý đã thành nếp ngay hồi còn bé. Cho đến sau nầy, nàng lớn lên tự lập vẫn không sửa được.
Cái tên Dân xuất hiện làm cho Bạch Phù dự cảm rồi sẽ xảy ra một thảm kịch. Dân như một ác ma, Liên có hư hỏng là tự mình nhiều hơn. Hồng Liên không nhận như thế là hèn. Nàng cho mình tìm bạn cũ để nối lại khúc đàn xưa là đúng. Huống chi lúc ấy, nàng đang bị dồn vào cảnh nghèo khó, nếu không nhờ sự cứu trợ bên ngoài thì sẽ mãi mãi không ngóc đầu lên được.
Nhưng rồi Hồng Liên cùng Dân nối lại mối giao tình bằng cách nào, Bạch Phù thật không biết rõ lắm!
Nàng chỉ biết một phần lớn là bằng vào sự tưởng tượng suy đoán, chắc trước tiên Hồng Liên viết thơ cho Dân. Dân trả lời rồi gặp gỡ riêng. Đến một ngày Hồng Liên bỏ ra đi.
Kế hoạch ra đi của Hồng Liên không một ai biết được.
Nàng bỏ nhà ra đi mỗi ngày. Khác chăng là lần ấy, một đi nàng không trở lại. Hồng Liên có lưu lại cho Vũ một phong bì. Trong đó có một tờ ly hôn, một chi phiếu hai chục ngàn và một lá thơ ngắn viết như vầy:
Anh Quang Vũ,
Em phải đi đây. Sớm muộn gì em cũng phải đi, chắc anh cũng biết vậy. Em đi không phải vì anh ngộ bịnh. Nếu anh không bịnh có lẽ em đi sớm hơn. Em không thể không xa anh vì cuộc sống của chúng ta không còn lạc thú nữa. Em đi không phải chỉ riêng mình giải thoát mà còn giải thoát cả cho anh.
Xin đừng hỏi em đi đâu? Em có thể an bài cho mình một cuộc sống yên ổn. Hãy coi như em đã chết rồi. Hoặc coi như một tội phạm đã vượt ngục.
Em để lại tấm chi phiếu nầy vì cuộc sống của anh không thể một sớm một chiều túng thiếu được. Hay anh có thể coi như số tiền ấy là giá mua tự do của em. Anh có thể dùng tiền để tìm lại sức khỏe.
Có giận hờn, anh cứ chửi mắng em đi. Có như thế anh sẽ chóng quên em. Con gái trên đời rất nhiều. Trong tương lai anh có thể tìm tìm vợ mới.
Vĩnh biệt! Chúc anh nhiều hạnh phúc.
HỒNG LIÊN
Ngoài bức thơ để lại cho Quang Vũ, Hồng Liên còn giấu thơ trong gối để lại cho Bạch Phù, Bạch Phù đã run lên khi đọc những giòng nầy:
Em,
Ở đời việc gì cũng có ghi trong sổ định mạng. Người bị chỉ bỏ rơi ngày xưa, bây giờ lại mang chị đi. Chị đã theo Dân trước mắt đây. Khó biết được là phước hay là họa. Nhưng cho dầu thế nào trước khi chôn vùi cái thanh xuân không bao giờ trở lại, chị được sống qua vài năm đẹp đẽ. Hơn nữa, con đường chính chị tự chọn đến chết vẫn không hối hận.
Nếu trước đây vài năm, chị sẽ không làm như vậy. Có con để săn sóc, có em chưa trưởng thành thì chị đâu có bỏ đi.
Không như bây giờ, con chị đã xa cách chị, biết bao giờ gặp lại. Phần em thì đã lớn khôn có thể tự lập, không cần đến sự nhọc tâm lo lắng của chị nữa. Làm người ai cũng có mưu lợi cho mình. Chị vì mình mà mưu tính.
Sau khi chị đi rồi, em nên cố gắng an ủi Vũ, giúp anh ấy khắc phục bịnh tình. Em cũng có thể nghĩ đến cá nhân mình mà em tìm một người con trai thích hợp để kết hôn. Chị biết tánh em không giống tánh chị, tánh em hiền lương, dễ tìm an ủi trong cuộc sống.
Do đó, em có thể gây dựng dễ dàng một gia đình êm ấm.
- Đây là chi phiếu ba mươi ngàn đồng chị đễ lại cho em. Tiền tuy không nhiều, nhưng rồi chị sẽ gởi thêm cho em. Em cũng nên biết tiết kiệm phòng những khi cần thiết. Sẽ gặp nhau.
Chị của em,
HỒNG LIÊN
Trong khi Bạch Phù đọc bức thơ của chị, thì ở phòng ngoài Vũ như mất hết bình tĩnh. Chàng vò nát hết bức thơ, xé cả tờ ly hôn và chi phiếu của người vợ bội bạc đã để lại cho chàng. Vũ vừa đau khổ vừa tuyệt vọng. Chàng rất hận vì mình không thể xé nát thân thể bịnh hoạn của mình, như những tờ giấy kia. Chàng gục xuống rên rĩ:
- Trời ơi là trời!
Cơn ho lại nổi lên, máu trào ra.
Quang Vũ gục đầu xuống gối. Bạch Phù chạy ra thấy anh trong tình cảnh đó thì sợ vô cùng. Nàng chạy đến bên anh, đỡ lấy vai anh và cũng không biết làm sao đối phó trước hoàn cảnh của anh.
Nàng nghẹn ngào cất tiếng:
- Anh Hai! Chị ấy đã đi rồi. Bây giờ chỉ còn có anh với em ở lại trong thành phố nầy. Dù gì, anh phải cố gắg và bạn, những người đã quyết không để xa nàng. Có lúc nàng bảo cơ thể mình yếu quá. "Thủng thẳng đã..." Do đó, bắt buộc Trình phải suy nghĩ, phân tách, thấy rằng các lý do trên không phải là lý do chánh đáng. Lý do chánh đáng là nàng vì ông anh rể tên Quang Vũ.
Hình ảnh Bạch Phù gục khóc trên vai Quang Vũ trong bịnh viện rõ mồm một trong óc Trình. Trình chưa thấy Bạch Phù vốn can đảm và kiêu hãnh như thế lại có một lần nhu nhược như vậy. Nàng xúc động điều gì đến phải khóc trên vai Quang Vũ? Không thể bàn cũng không thể giải thích. Hổng lẽ cả hai yêu nhau? Giả thiết nầy bi. Trình bác bỏ ngay. Bởi vì đã yêu nhau thì dễ quá, nàng đâu tội gì đi đính hôn với Trình. Hơn nữa, chính Quang Vũ cũng tán đồng nàng ưng lấy Trình kia mà! Rồi với tư cách của Quang Vũ, Trình không tin chàng ta có thể đi làm chuyện hàm hồ với cô em vợ. Vậy có phải là tình yêu đơn phương không? Bạch Phù thầm yêu ông anh rể? Cũng khó định như vậy vì nếu nàng thầm yêu, một người thông minh như Quang Vũ sao lại không nghĩ ra? Hơn nữa, chính Bạch Phù đưa Quang Vũ đi Hương Cảng, cho chàng vào bịnh viện, không nề tốn công, tốn tiền, lòng thành đó Quang Vũ có là sắt thép cũng bị mềm nhũn. Hơn nữa, Bạch Phù cứng hơn sắt thép, nếu đã yêu ai thì đừng hòng đính hôn với người khác.
Đến tháng chạp rồi, ngày lại ngày, hôn lễ ước tính vào tết Nguyên Đán lại bị trì hoãn. Trình viết thơ cho Bạch Phù, không giấu được sự bất mãn nhưng vẫn phải để tùy Bạch Phù. Trình dám trách mà không dám hận, tốt nhứt là tranh thủ với nàng và đợi chờ nàng. Mặt khác, Trình viết thơ cho Lý Mang, nhờ Lý Mang nói vô giùm.
Nhận lời ủy thác, Lý Mang có tìm cơ hội đến hỏi thăm Bạch Phù:
- Chừng nào cho mình uống rượu mừng đây bồ?
Bạch Phù cười lạt, không đáp:
- Thế nào cũng có một ngày chớ? Đừng để người ta trông nổ mắt.
Bất đắc dĩ, Phù phải đáp:
- Tự mình có chồng được rồi, còn nóng giùm người khác làm gì?
- Hổng nóng được sao? Ăn của người ta rồi tính hổng cho người ta ăn lại hả?
- Thì ăn lại hồi lễ đính hôn rồi đó, còn muốn gì nữa?
- Trời ơi, ăn lễ đính hôn như cọp ăn bù mắc, kể trừ làm sao được? Người ta đòi tiệc cưới lớn kìa.
- Nếu chị có lòng như vậy thì chị sẽ thất vọng đến trọn đời.
- Sao? Thế trọn đời chị không thành hôn với anh Trình sao? Tôi không tin.
- Thành hôn thì thành hôn nhưng không có làm linh đình như chị nghĩ đâu.
- Vậy chớ ai nói hễ tổ chức đám cưới ở đây thì để tôi chủ trương. Bạn của tôi, bạn của chị, bạn của anh Trình bộ ít lắm sao? Tôi nói mấy, họ cũng đòi đi ăn đám cưới của chị cho được đó.
- Đám cưới là chuyện riêng của từng người, đâu cần phô trương cho người khác biết.
Bạch Phù thở dài tiếp:
- Bây giờ tôi chưa tính gì đâu.
- Nếu không tính gì hết sợ không làm được đám cưới đó. Tôi khuyên chị thận trọng, lo sắp đặt kết hôn cho rồi đi.
- Nếu không thận trọng tôi đã chẳng đính hôn với Trình. Tôi cũng biết đính hôn rồi kết hôn là con đường tất nhiên... Nhưng ảnh nôn nóng quá.
- Theo chị tính thì phải đợi đến bao giờ?
- Sang năm.
- Năm tới? Tháng Giêng, tháng Năm hay tháng Chạp cũng là năm tới.
- Tự nhiên, theo ý tôi là khoảng cuối năm tới.
- Đó là chuyện riêng của hai người, phải có sự thảo luận giữa hai người mới tính được. Chị có nói ý chị cho anh Trình biết chưa?
- Chưa.
- Sao không cho ảnh biết với? Tôi thấy rằng chị nên nói rõ cho ảnh biết để ảnh chuẩn bị. Chứ theo ảnh tính thì ảnh định làm đám cưới gấp trong năm nay.
Phù buồn dàu dàu, biết rõ thái độ của bạn là thái độ của tay trong Trình. Nhưng làm sao bây giờ? Nếu Bạch Phù nói quyết với Trình ngày cưới trễ thế thì làm sao Trình tiếp tục gởi tiền cho nàng để... "sắm sanh cho đám cưới!" Số tiền ấy Bạch Phù không đòi mà do tự tay Trình mang tới nhân dịp nghỉ cuối năm.
Lần nầy, Trình đến Hương Cảng với hy vọng lớn lao, nhứt định thuyết phục cho được Bạch Phù, đòi hỏi nàng định ngay vu quy dứt khoát. Hơn nữa, Trình mang theo khá nhiều tiền, tuy tiền bạc không mua được lòng người nhưng chàng biết Bạch Phù quá cực khổ, đồng tiền của chàng rất đắc dụng. Nhưng, mộng tưởng và sự thật còn khác nhau xa lắm.
Trời Hương Cảng vốn lạnh càng lạnh. Màu trời ui ui, gió thổi hắt hiu khiến ai nấy co ro, lạnh lùng. Ngoài bộ đồ tây, Trình còn mặc thêm áo lạnh hai mặt, vào Đông vẫn còn lạnh lắm! Bước xuống xe, Trình còn vào tiệm mua thêm áo lông nữa.
Vào gần Tết, người đi lại như hội chợ, Trình phải mua vé trước, viết thơ dặn phòng ở khách sạn trước. Hơn nữa, Trình chọn phòng có điện thoại riêng để liên lạc trực tiếp được với Bạch Phù, hễ nàng ra sở là có thể đến ngay với chàng. Nhưng lúc Trình xuống xe còn cả giờ sau Bạch Phù mới ra sở, nàng lại không chịu gặp chàng ở khách sạn mà đòi tới quán cà phê Thanh Điệp là nơi hẹn cũ.
Trời lạnh thế nầy, Trình nghĩ là nàng sẽ mặc áo lạnh mới mua, theo thơ nàng gởi cho Trình, thì nàng đã chìu ý chàng chọn áo màu hồng thắm. Nhưng vì màu sặc sỡ quá nàng không dám mặc. Áo ấy sẽ làm cho nàng đẹp hơn. So với Lý Mang, Bạch Phù đẹp hơn nhưng rất tiếc là nàng không biết cách phục sức thôi.
Bạch Phù đến quán cà phê Thanh Điệp trễ hơn Trình vài phút. Nàng đến như mang cả trời lạnh đến, lạnh đến toàn thân nàng co ro... Vì nàng vẫn mặc đồ giản dị làm sao! Vẫn chiếc áo ngày thường, vẫn áo choàng cũ mà ở lai tay áo, người nhìn bắt gặp ngay nét sờn cũ.
Trình nhanh nhẩu nói:
- Trời ơi, trông em lạnh thế kia. (Lòng Trình đau như cắt) Áo lớn đâu mà em không mặc?
- Em không ngờ trời lạnh thế nầy, chớ trong phòng làm việc ấm lắm.
- Em mau về lấy áo mặc đi. Hay để anh về lấy rồi mang lai cho em?
- Không cần đâu anh, bộ Ở trong nầy không ấm hả?
- Đợi một chút rồi em biết!
Bạch Phù gọi cà phê rồi tiếp:
- Hương Cảng năm nay lạnh hơn mọi năm.
- Quảng Châu thì trái lại, lúc anh đi, ông xếp anh còn đùa. "Theo lẽ, không cho anh đi Hương Cảng. Nếu có đi thì phải rước cho được cô Bạch Phù về Quảng Châu." Mấy anh em trong sở cũng đã chuẩn bị sẵn phòng cho anh. Rước không được em, họ sẽ cười anh không cao tay ấn. Họ có nói: "Đầu tiên là cô Bạch Phù phải đi xem phòng coi thế nầy, anh vừa ý không cái đã!" Bạch Phù, Hương Cảng lạnh muốn em nhân dịp nghi? Tết về Quảng Châu chơi. Các bạn anh đều mong muốn được gặp em, được không em?
- Đi Quảng Châu à? Thôi đi, đi tới đi lui tốn tiền lắm!
- Em muốn tiết kiệm cho anh tại sao mình không làm đám cưới sớm đi? Hai người ở hai nơi, cần đi tới đi lui, tốn kém hơn biết mấy?
Bạch Phù hớp vài ngụm cà phê, chẫm rãi:
- Uống hết ly cà phê nầy, chẳng những không thấy lạnh mà còn nực ra.
- Sao em lại đánh trống lãng vậy? Anh đang nói chuyện đàng hoàng, sao em không chú ý? (Mặt Trình rầu rầu) Bây giờ anh không có ý kiến, chỉ hỏi em xem em tính sao? Em định chừng nào làm lễ cưới đây?
- Coi, anh mới tới cái nói liền chuyện đó hà. Trong thơ cũng nói thuần chuyện đó, nói hoài không sợ người nghe phiền chắc?
Bạch Phù lộ vẻ bực dọc, Trình đâm hoảng ấp úng:
- Không, anh không có ý làm phiền em. Anh... Ôi, anh không biết nói sao cho phải bây giờ.
Bạch Phù vẫn hớp từng ngụm cà phê, giữa cả hai không khí như lạnh cứng lại. Trình không biết làm gì, lại nghĩ đến số tiền dầy cộm trong túi. Chàng nói:
- Đưa sắc của em cho anh.
- Chi vậy?
Phù mở to mắt, hoang mang nhìn Trình, tay cầm chặt chiếc sắc đen của Lý Mang tặng nàng.
- Anh có mang theo một ít tiền đây. Để có ngày giờ anh sẽ đưa em đi mua cái gì em thích.
Bạch Phù do dự một chút mới chịu trao sắc tay. Nhìn thấy Trình nhét tiền vào sắc dầy cộm, mắt nàng sáng lên, nàng hỏi:
- Anh đem theo bao nhiêu?
- Thì đem theo hết số tiền còn lại.
Trình bỗng thành thật mỉm cười:
- Cũng còn lại một ít nữa, nếu chưa tới đám cưới thì chưa dám đem ra dùng.
Cầm lấy sắc tay dầy cộm. Bạch Phù vẫn như trước, hỏi đáp hững hờ:
- Còn việc gì nữa không anh?
Bạch Phù nhìn đồng hồ rồi nói tiếp:
- Hồi nãy em bỏ ra đây gặp anh là em "nhảy dù" đó. Bây giờ em muốn vào sở coi có chuyện gì không?
- Kệ nó, sợ gì chớ? Nếu bị đuổi càng tốt.
- Anh đừng nói vậy, "một ngày làm hòa thượng làmột ngày phải gõ mõ tụng kinh". Mình làm việc cho người ta, mình phải giữ kỷ luật. Anh đợi em ở đây, em vào sở cái trở ra liền hà.
- Thôi cũng được.
Nàng quay đi, Trình còn dặn vói theo:
- Em nhớ lấy áo lụa ra mặc, nhớ nha em!
Bạch Phù dạ, vẫy tay cho Trình rồi hất tóc ra sau, làn tóc dài đen mượt phiêu bay trong mắt Trình.
Hàng cà phê ấm, tiếng nhạc du dương, êm đềm phát ra. So với không khí lạnh lẽo bên ngoài là hai thế giới khác biệt.
Trình mua một tờ báo, ngã lưng vào thành ghế, lướt mắt đọc qua các đề mục lớn. Việc Bạch Phù bỏ đi, ảnh hưởng đến tinh thần chàng rất nhiều. Chàng thấy nàng có hành động lạ lùng quá không đoán nổi! Hơn nữa, bỗng nhiên nàng lại xin đi, có ph ải vì mấy xấp bạc không?
Chiều ba mươi, các cơ quan đều đóng cửa thì có gì cần mà nàng phải vào công ty? Tiếc là ở đây không có điện thoại, bằng không chàng sẽ xin gọi nhờ để biết hư thật. Thật thì nếu ở đây có điện thoại Trình cũng không gọi vì nghi ngờ là bỉ ổi. Trình không thể không tin người mình yêu. Nếu bây giờ không rộng rãi với những chuyện vặt vãnh như thế thì làm sao sau nầy sống chung được?
Tuy cố gắng tự an ủi lấy mình, lòng Trình vẫn rười rượi buồn. May mà không đến nửa giờ, đã thấy nàng nhanh nhanh đi tới, đẩy cửa bước vào.
Nhìn thấy Bạch Phù, chẳng những Trình không vui được, mà còn nghi ngờ thêm. Bởi vì áo choàng lớn Bạch Phù đang mặc là áo màu đen chứ không phải màu hồng như nàng viết trong thơ. Lại là loại áo mỏng, thỉnh thoảng nàng có mặc ở Quảng Châu.
Áo cũ làm sao! Tuy Trình không từng nghiên cứu y phục phụ nữ song chàng cũng nhận thấy kiểu áo quá lạc hậu. Có thể là loại áo bị vạt ra của Hồng Liên ngày trước? Song không phải bây giờ là lúc truy căn tìm cội của chiếc áo nầy.
Trình chỉ không dừng được, phát hỏi:
- Em, áo mới mua là áo nầy sao?
Bạch Phù cúi đầu, tay vân vê nút áo:
- Em còn để nó tron rương.
- Ủa, sao không lấy ra mặc đi?
-....
Bạch Phù rút người co ro, không trả lời.
- Sao em không lấy ra mặc? (Giọng Trình trở nên khó nghe) Không mặc thì mua làm gì chớ?
- Em sợ màu hồng đập mắt, mặc áo đó, đi ra đi vô là làm trò cười cho các bạn trong công ty.
Trình trầm ngâm một lúc rồi mới hỏi:
- Ngày mai là ngày nghỉ. Công ty đâu còn người làm thì sợ ai cười nữa?
Nàng gật đầu, cởi áo choàng ra, để sắc tay lên mình.
Trình chú ý đến sắc tay dầy cộm lên lúc nãy sao bây giờ lép xẹp như lúc chàng chưa nhét tiền vào? Lòng Trình đau nhói. Tiền đó đâu? Số tiền mà Trình đã cắc ca cắc củm để dành chắt mót từng ngày từng tháng đã bị nàng đưa đến đâu rồi?
Trình muốn vói lấy sắc tay mở ra xem liền cho biết. Chàng muốn hết sức hòa hưỡn giọng nói để hỏi Bạch Phù. Chàng tính thầm dự bị sẵn lời lẽ trong lòng song lại không mở miệng được. Trình thà riêng mình đau khổ còn hơn thấy nàng bị lúng túng.
Từ sắc tay lép xẹp đến cái áo choàng cũ, Trình nghĩ xa ra nhiều chuyện khác nữa. Các khoản tiền chàng gởi cho nàng ắt cũng đã vô danh vô địa tiêu pha đâu hết rồi! Tiêu pha không phải vì chàng. Vậy thì, nhứt định nàng phải tiêu pha vì Quang Vũ. Nàng từng bảo Quang Vũ cô đơn nàng cần phải lo, phải tiêu pha hết số tiền nàng, vậy thì các món tiền Trình gởi cũng lọt vô ngả đó!
Trình không phải là người hẹp hòi, chàng luôn luôn giữ cá tánh của một người rộng rãi, không xem vật chất làm trọng. Gặp việc phải cần làm, chàng cũng dám làm. Nếu nàng giúp Quang Vũ vì Quang Vũ và nàng có tình anh em ruột thịt thì Trình sẽ phụ giúp nàng làm nghĩa. Điều làm Trình đau đớn là nàng có vẻ giấu giếm, lường gạt chàng. Ngoài chuyện tiền nong, lòng nàng không có chỗ ngồi cho chàng. Trình không muốn nghĩ càng lúc càng xấu nhưng vì nàng đối với chàng lơ là, không có chút gì vồn vã, không chút nhiệt tình nào nên Trình không nghĩ vậy không được. Nàng chỉ có nhiệt tình với Quang Vũ, nếu không vậy thì tại sao nàng lại gục khóc trên vai Quang Vũ?
Bạch Phù cố làm ra vẻ dịu dàng khi biết Trình đã chú ý đến sắc tay:
- Chúng ta đón giao thừa bằng cách nào đây anh?
Vì lịch sự, Trình không thể không trả lời nàng:
- Bên ngoài trời lạnh như thế nầy, chắc không có chỗ nào đáng đi chơi đâu. Tốt nhứt là đến khách sạn anh ở, mình vừa dùng cơm vừa nói chuyện chắc vui hơn. Em thấy thế nào?
Theo Trình nghĩ là nàng sẽ không chịu. Vì nàng có chịu bước chân vào phòng ngủ ô hợp bao giờ đâu? Đã mấy lần chàng đến Hương Cảng thăm nàng đều như thế. Thật không ngờ, Bạch Phù lại gật đầu:
- Tính vậy cũng được.
Ngày xưa, hơn nữa, trước đây nửa giờ, Trình nghe tiếng nàng còn cảm thấy thú vị. Bây giờ trái lại, Trình có phần thương hại nàng, có phần khinh bỉ nàng. Nàng bị hạ thấp vì số tiền đó, chao ôi! Bộ mặt ma quỷ của đồng tiền! Đến Bạch Phù, cô gái mà Trình đã xem như tiên nữ, xem như một đức thánh thiện vẫn không thể thoát khỏi bị đồng tiền làm ô uế. Nếu nàng là một cô gái thích xa hoa vật chất, dở thủ đoạn với người khác để chưng diện cho bản thân mình thì Trình cũng chịu đi. Đàng nầy nàng không lo gì cho nàng mà còn đem cả công lao mồ hôi nước mắt của chàng dâng hiến cho người khác thì trách sao chàng không khỏi thống hận? Nhưng hận cái gì mới được chớ? Đau cái gì mới được chớ?
Trình cần phải làm cho rõ ra như ban ngày ban mặt. Trong mắt nàng, có thể chàng bị coi là dại khờ, đần độn, nhưng chàng không dại khờ, đần độn về mặt nầy đâu! Song vì tôn trọng lẫn nhau, chàng chưa tiện nói thẳng ra. Chàng hỏi thăm dò:
- Thời gian còn sớm, em có cần mua sắm gì thì để anh đưa em đi mua sắm nhé?
Bạch Phù lắc đầu, làm như bị gió thổi đến phát rét:
- Điên sao mà đi ra đường lúc trời lạnh như thế nầy?
- Chớ để mai Tết nhứt, tiệm quán đóng cửa hết.
- Không có gì gấp, để sau em mua lấy cũng được.
Trình đành là không làm sao hơn được. Lúc cả hai quyết định rời quán thì Trình choàng áo cho nàng, đó là cơ hội sau cùng, lúc nàng không chú ý, chàng cố ý cầm giùm sắc tay.
Bạch Phù bối rối giành lại:
- Để em cầm cho.
Cả hai giành qua giựt lại, sắc rớt xuống nền, hả miệng. Mấy xấp bạc vừa rồi đâu mất, thay vào đó một chiếc vòng bằng vàng. Bạch Phù muốn che giấu cũng không sao được nữa, thốt miệng kêu "trời ơi" rồi cúi gục.
- Xin lỗi, xin lỗi..
Trình nhìn lại chiếc vòng óng ánh, lòng thêm nghi ngờ, sao mới đó mà lại biến thành vàng?
Trình đỡ Phù, kê sát tai nói nhỏ:
- Tiền anh mới đưa cho em đây sao bây giờ đâu mất hết đi?
Bạch Phù cúi lượm sắc tay, không màng chi đến Trình. Hơn nữa, trong quán có đông người đang nhìn về nàng, khiến nàng bối rối sanh giận dữ.
Trình can đảm bước thêm một bước nêu ra giả thiết:
- Hay là em đem tiền mua chiếc vòng nầy?
- Phải. Nàng đáp hàm hồ.
Trình không bỏ qua, hỏi luôn:
- Mua ở đâu đây em?
- Tiệm gần đây.
- Đâu, đưa anh xem với.
Bất đắc dĩ, Bạch Phù phải đưa chiếc vòng cho Trình xem. Trình xem đi xem lại, nhớ là có thấy nó ở đâu, song nhứt thời không làm sao ắt chắc. Trình tỏ vẻ không thích chiếc vòng.
- Em mua thứ nầy làm gì? Kiểu xưa quá, đâu thích hợp với bây giờ?
- Em cũng đâu có nói nó mới. (Cố giữ giọng hiền hòa, nàng giải thích) Tình cờ đi ngang qua tiệm kim hoàn, em thấy nó rồi đâm thích. Vòng của người khác bán lại cho họ nên họ không nhồi sửa mà cứ để vậy bán đi.
- May mà có em mua, tiệm họ mới bán được.
- Anh không hiểu sao em thích chiếc vòng nầy mà không đặt họ làm riêng cho một món khác. Anh đã đem vàng ra bán lấy tiền thì em lại đem tiền ra mua vàng, kết quả thật hoài công.
- Anh nói á!... Tại em muốn chớ em muốn đặt họ làm cái gì mà chẳng được?
- Tự nhiên rồi, nhưng kiểu nầy xưa quá, không đeo được thì mua làm gì?
- Có thể để dành làm kỷ niệm.
- Kỷ niệm? Giữ nó để kỷ niệm ai? Em muốn nói chiếc vòng nầy như của một người đã chết đấy.
- Đưa đây! Trả lại cho em!
Trước khi chẳng nói chẳng rằng trả chiếc vòng lại, mặt Trình bỗng nhiên biến đổi vì thấy chữ khắc trên chiếc vòng: "Trùng Khánh". Trình chợt hiểu ra Bạch Phù làm thế nào có được chiếc vòng nầy. Rồi chàng bỗng nhớ thêm có thấy nàng đeo nó trước ngực nhơn lúc nàng bất ý.
Lấy lại chiếc vòng. Bạch Phù bỗng cảm thấy thái độ mình quá lố. Nàng mỉm cười, nói nhỏ làm thân:
- Em ghét cái miệng anh nói chẳng giữ gìn, cứ oang oang vào lúc năm hết tết đến.
Năm hết tết đến thật cũng chẳng có sự sung sướng nào để ăn nói oang oang vì có hai người mà mỗi người mang một niềm riêng. Cả hai đều đắn đo, đề phòng lẫn nhau tạo nên một cách bức vô hình. Trời lạnh, lòng càng thêm lạnh, cả hai ngồi đối diện với nhau, trước mặt là thịt cá ê hề mà chẳng ai buồn ăn.
Khách sạn nầy là nơi Trình đã đưa Bạch Phù đến Hương Cảng lần đầu tiên. Do chỗ quen biết nên họ dành cho Trình một phòng trông thẳng ra mặt đường, dễ chịu hơn chỗ ở tum húm tiu híu ngày trước rất nhiều. Hôm nay họ lại dọn một bữa ăn thịnh soạn đưa thẳng vào phòng làm toàn phòng thơm phức. Trà và rượu cũng có người ở tiệm kề bên mang lại.
Vừa cầm đũa, Bạch Phù nhớ lại lúc mới đến, nàng đã xỉu trong khách sạn. Bấy giờ, cả hai cùng ăn bánh mì nhưng Trình lo lắng cho nàng, đưa nàng đi bác sĩ. Cả hai giữ khoảng cách của tình bạn, nhưng vui vẻ nói chuyện suốt ngày, tình cảm và ý nghĩ so với bây giờ gần gũi hơn nhiều.
Bây giờ Trình buồn bã, uống rượu một mình, chỉ nói được với nàng một câu: "ăn đi"! Dường như ngoài hai tiếng ấy không còn lời nào đáng nói nữa.
Thỉnh thoảng, Bạch Phù ngước nhìn Trình. Gương mặt đỏ hồng và như phì ra vì rượu. Nàng mong bắt gặp ở đó một sự nghĩ ngợi của Trình. Bạch Phù không yêu Trình, thủy chung vẫn không yêu Trình, nhưng Trình là vị hôn phu của nàng, và nàng có điều xấu hổ trong lòng, dầu muốn dầu không cũng tự trách mình mang tội lường gạt vậy nên hồi hộp mãi không thôi. Nàng nhớ đến lúc Trình giành lấy sắc tay, cho là Trình cố ý làm vậy. Mặc dầu nếu Trình hỏi tiền thì nàng cũng có cách nói qua. Ví như nói: "Em đem tiền về cất lúc trở lại sở. Chớ hổng lẽ bỏ kè kè trong bóp lúc đi đường sao? Nguy hiểm lắm... v.v...".
Chiếc vòng kia thật là của nàng. Trước đây nửa tháng, vì cần thanh toán tiền trị bịnh cho Quang Vũ mà không có cách nào xoay sở, Bạch Phù đã đem bán. Bán xong, nàng vẫn tiếc mãi, từng phen ghé qua nhìn ngắm, ước mong chiếc vòng không chủ mới mãi, để có ngày nào đó trở về với nàng. Rồi gặp Trình được cho một số tiền, có cơ hội mua lại thì Bạch Phù đâu chần chờ gì nữa. Để trễ một khắc, lỡ có ai mua thì nàng phải ân hận suốt đời không? Nhứt là lại sợ tiệm đóng cửa ăn tất niên, Bạch Phù phải tìm cách dối quanh để đến tiệm mua lại. Nàng đi lúc đó, Trình buồn nàng vẫn phải đi. Bây giờ đã có chiếc vòng trong tay mà Trình buồn thì nàng phải xóa tan nỗi buồn đó.
- Thôi đủ rồi. (Nàng giữ chai rượu lại) Uống gì mà uống dữ vậy? Bộ anh muốn say quỵ hả?
Trình cười chua chát:
- Người đời cũng có lúc cần say. Hi hị..
Bạch Phù cau mày, thấy Trình say thiệt thì đem chai rượu cất vào tủ kế chân mình.
- Rượu đâu? (Trình mở mắt đỏ hoe nhìn khắp bốn bên hỏi tiếp) Tại sao không cho tôi uống? Đêm nay là đêm giao thừa mà!
- Giao thừa thì đã có sao?
- Em không biết người mình coi trọng đêm nay hả?
- Coi trọng là uống cho say mèm hả?
- Anh đâu có say, chẳng qua là đêm nay đã cho anh quá nhiều cảm giác.
Trình nhìn Bạch Phù, hạ thấp giọng nhưng trịnh trọng hỏi:
- Em có biết mấy năm gần đây anh ăn giặc thừa bằng cách nào không?
Nàng lắc đầu, Trình kể:
- Rời bỏ quê hương, anh đã ăn một đêm giao thừa trên xe lửa. (Trình mân mê cái ly không) Lúc đó là anh chạy nạn, gặp người ta cũng chạy ùn ùn tìm lấy xe lửa vào Nam. Trên trời đổ tuyết, dưới đất gió đưa, em thử tưởng tượng xem cái mùi vị ấy ra sao? Người mình cũng như đông lại thành cây nước đá, lỗ tai tê cóng.
Trình ngẩng lên, bắt gặp ánh mắt vỗ về, chia xẻ buồn đau của nàng, liền lắc đầu tiếp:
- Lạnh, không đủ cho người ta thấy khổ. Khổ là khi người ta nghĩ đến mái nhà. Nghĩ đến sự ấm cúng đón giao thừa trong căn nhà nào đó kẻ phiêu linh mới thấy lạnh lùng và khổ sở làm sao! Khi đến Quảng Châu, anh cũng đã ăn mấy cái giao thừa ở đây. Trình trút ly, uống liếm mấy giọt còn sót lại. Đêm nào anh cũng đóng chặt cửa, chui đầu vào mền mà nào có ngủ được đâu? Nghe tiếng nói nói cười cười từ nhà khác, nghe tiếng pháo nổ dòn đón giao thừa, anh tủi thân và đau xót khôn cùng.
- Bộ không ai mời anh ăn giao thừa sao?
- Có chớ. Có người mời song anh không đi. Niềm vui của người khác chỉ làm anh thấy thất thường và cô đơn hơn. Anh hy vọng một ngày, tuy không về được quê hương nhưng cũng tạo được một mái gia đình, có người yêu thương mình để sống trọn một đời. Thật đáng tiếc, mãi đến bây giờ, anh mới thấy đó là mộng ảo.
Nói đến đây, gân trán Trình nổi vồng cao, môi run run. Rồi đôi mắt nhỏ long lanh có nước. Khi Trình cúi xuống, nước mắt đọng tràn chảy xuống, giọt vắn giọt dài.
Bạch Phù sững sờ, không biết làm sao cho phải. Nàng không ngờ Trình có thể khóc, giọt nước mắt của đàn ông quý hơn vòng vàng, hột xoàn. Tủi nhục, tuyệt vọng, giận dữ, đau thương, bao nhiêu cái đó làm nên cái khóc của Vũ mà nàng đã vì đó hạ quyết tâm sống chết với chàng. Bây giờ, người con trai trước mặt đây, vì nàng mà thương tâm. Nhìn dáng điệu thiểu não, khổ sở của Trình, nàng có phần nào cảm động. Nhưng nói đến giúp Trình thì cũng có phần nào buồn cười. Song rồi, nàng cũng không thể làm thinh.
- Coi, anh sao vậy? Có gì mà bỗng không anh lại làm ra như vậy?
Trình rút khăn tay lau nước mắt, hỉ mũi, dần trở lại bình thường bảo:
- Đưa rượu cho anh.
- Thôi đi, anh đã say rồi, còn uống được nữa sao?
- Anh cần uống thêm để bình tĩnh, đã không dám nói thì anh mượn rượu để nói nên lời.
- Anh muốn nói gì? Cứ nói hết đi!
Trình nắm chặt tay lại, suy nghĩ một lúc rồi mới bắt đầu:
- Thật khó có cơ hội như đêm nay để anh thành thật noi rõ. Anh biết em không yêu anh, ngày xưa ở Quảng Châu cũng vậy mà bây giờ ở Hương Cảng cũng vậy. Sau khi đính hôn rồi cũng vậy, nhưng anh vẫn một mực tin rằng, lòng người từ nhục thể mà có, sau khi thành hôn, dần dần em sẽ có cảm tình với anh. Bây giờ anh mới biết anh lầm. Em đã không yêu anh lại còn không thể yêu anh. Bởi vì lòng em đã bị người khác nắm chặt rồi!
- Anh! Anh nói gì vậy?
Bạch Phù vừa ngạc nhiên vừa hổ thẹn.
Trình vẫn tiếp tục nói:
- Chắc có lẽ em tội nghiệp anh nên không đành nói rõ sự thật, thà đợi anh giựt mình tỉnh mộng mà thôi. Sự tình đã đến nước nầy, em không nên phủ nhận. Em yêu anh rể của em, anh Quang Vũ phải không? (Trình thê lương nhìn dán vào nàng) Hồi ở Quảng Châu, anh đã nghi ngờ cảnh sống bất thường đó. Chị em không có ở nhà, trong nhà chỉ có em và ông anh rể. Đến Hương Cảng, sau khi biết rõ nguyên thủy của câu chuyện, anh cố phân tích. Nhưng mỗi lần phân tích là anh phải tự cắt ngang vì anh cảm thấy không nên làm nhục người mình yêu nhất đời như vậy. Nhưng sự thật lại nói cho với anh rằng, không phải tại anh nghi ngờ bén nhạy mà nếu anh cứ nhắm mắt làm ngơ thì chính anh đã tự dối gạt anh vậy.
Lần nầy thì đến phiên nước mắt Bạch Phù long lanh. Lời Trình một mặt đã đánh thốc vào nàng mà chính nàng cũng tự thấy khó dung tha. Mặt khác lại làm cho nàng bùi ngùi, ái ngại. Ái tình vốn hết sức tương đối, Trình cũng biết như vậy. Nàng không yêu Trình nhưng biết Trình đã yêu nàng. Thế có phải còn hơn việc nàng yêu Vũ mà chàng không biết được thì tình yêu đơn phương đó để làm gì đây? Nước mắt nàng chảy dài.
Nước mắt Bạch Phù không ngăn được Trình nói. Bản tánh của Trình, một là thôi không làm, hai là làm không thôi nên Trình lại nói tiếp:
- Lẽ tự nhiên, anh cũng tự biết mình, bất cứ phương diện nào cũng đều thua kém ông anh rể của em. Anh tầm thường quá! Nếu ví loài người là biển cả thì anh chỉ là một con sò trong biển cả, rán lắm chỉ ngậm được một vài hạt cát. Còn anh Quang Vũ thì có ngọc trai. Ảnh có tướng mạo đẹp, có học thức, hơn nữa, lần bịnh nầy ảnh lại có một cơ hội tốt để trui rèn, sẽ có tương lai huy hoàng mai sau. Nếu là gái, anh cũng nhắm tình yêu về Quang Vũ. Biết làm sao bây giờ? Anh chỉ là một trên trôi nổi, lăn chui vào đời. Đến giờ phải khó khăn lắm mới có một chỗ làm quen. Mười năm hay hai chục năm sau, anh vẫn là một tiểu viên chức trọn đời phải gác danh lợi, tiền tài sang một bên. Trong tầm thường đó, anh chỉ có một tấm lòng luôn luôn yêu em nhiệt thành. Đáng tiếc là anh yêu em như đã yêu đá, không sao phát huy được hạnh phúc của tình yêu trong mối tình đơn phương đó.
Câu nầy va chạm nỗi đau đớn của Bạch Phù. Nàng cắn răng nói:
- Anh lầm rồi, em và... Em với anh Quang Vũ không có tới... Không có nói chuyện yêu đương.
- Không nói ảnh cũng biết. Một người đối với một người không có gì đặc biệt thì sao lại toàn tâm toàn ý lo lắng vậy?
- Ảnh không biết. Giữa ảnh và em như là hai anh em ruột.
- Một người thông minh như ảnh bảo là không biết thì không tin được. Trừ phi ảnh luôn xem em là con nít thì mới nghĩ vậy. Hoặc là ảnh bị nền tảng đạo đức kềm hãm, hay ảnh là người quật cường, vì chuyện chi. Hồng Liên mà có cảm tình đặc biệt đối với em song không chịu nhận. Bất cứ cách em bày tỏ thế nào ảnh cũng bình chân như vại, không chịu hé răng nói lấy nửa lời nhìn nhận.
- Anh! (Nàng liếc Trình, nhận thấy chàng nói có lý) Sao anh lại nghĩ ra như vậy?
- Một người đần độn cách mấy cũng nghĩ ra như vậy. Điều đó là sự bình đẳng của tạo hóa dành cho con người!
Trình cười khan rồi tiếp:
- Việc gì cũng không nên cưỡng bách, bởi hậu quả của cưỡng bách không sao đo lường được. Bây giờ mọi việc đã được nói rõ thì em còn giấu giếm làm gì? Em chọn anh hay chọn anh Vũ cũng nên chọn dứt khoát một lần. Nếu em chọn anh Quang Vũ thì giữa chúng ta xem nhau như người xa lạ cũng được. Hay xem nhau là bạn cũng được. Anh sẽ vĩnh viễn không làm phiền em. Còn nếu em nhận thấy ở anh hãy còn có điểm dùng được nguyện ý sống chung tới ngày răng long tóc bạc, thì chúng ta không thể kéo dài nữa, cuối tháng này làm lễ thành hôn.
Thái độ dứt khoát của Trình làm Bạch Phù hoảng kinh. Nàng không ngờ ngay ngày cuối năm, ngay đêm trừ tịch lại xảy ra một việc lớn lao như vầy. Vấn đề nầy nàng đã từng nghĩ tới nhưng không ngờ nó đến quá thình lình, có tính cách bắt buộc khiến nàng nghĩ ngợi. Nàng đăm đăm nhìn vào một nơi, lòng rối bời không biết cách nào mở miệng.
- Anh không bắt buộc em trả lời anh liền. Em có thể suy nghĩ một tuần rồi gởi thơ cho anh biết cũng được. Hạnh phút một đời không thể hời hợt hay đùa cợt. Em không cần nghĩ ngợi cho ai mà trước hết hãy nghĩ cho mình. Em muốn thế nào cũng được, không cần phải nghĩ đến anh. Người đời không phải chỉ có một đường để đi. Đi đường này không được thì hãy còn con đường khác. Không có đường huy hoàng, tráng lệ thì cũng có đường nhỏ hẹp, quanh co.
- Em biết... Em biết anh hãy còn cô Hoàng của anh.
Trình không trực tiếp thừa nhận hay phủ nhận mà chỉ nói bông lông:
- Một người, nếu đã yêu mà khổ quá, lại không thâu đạt được gì hết thì thà đi tìm sự an ủi khác hơn. Có lúc anh nghĩ cuộc đời vốn là như vậy thì tội gì tự đi chuốt lấy phiền não? Kết hôn với người mình yêu hay kết hôn với người mình không yêu thì kết quả có gì phân biệt? Cuộc sống cũng chỉ ăn, mặc, ngủ, sanh con. Kết hôn bất quá cũng chỉ là việc tìm một người bạn trong cuộc sống thì không có gì để xem là tối ư quan trọng. Chỉ cần có người một lòng một dạ đối xử với mình, lo giúp công chuyện nhà cũng đủ rồi.
Trình thở dài kết thúc, ngã người tới gần hơn, nắm tay nàng:
- Bạch Phù! Đó là những lời thốt tự đáy lòng anh, không có bày tỏ nỗi đau đớn, cũng không có ý dồn em vào sợ hãi. Nhưng bất luận thế nào, anh cũng quyết định thành hôn vào một ngày rất gần đây, không được em thì phải có người khác. Số mạng của anh có thể nói là hoàn toàn do tay em nắm giữ. Em ngoắc, anh tới, em vẫy tay, anh đi. Đêm nay nhờ rượu mà anh nói được những điều anh muốn nói. Và tính đến bây giờ anh đã nói hết rồi.
Từ khách sạn về trước nửa đêm, Bạch Phù bị mất ngủ luôn nên người nóng hầm. Sau nửa đêm thì nàng mơ mơ màng màng, song cũng không nghe biết tiếng pháo nhà ai đốt. Cho đến lúc nàng cảm biết có tiếng pháo đì đùng ở xa thì trời đã sáng, bấy giờ nàng mới thực sự ngủ vùi.
Khi Bạch Phù sực tỉnh thì đồng hồ đã chỉ mười giờ, nàng giựt mình, choàng dậy. Đêm qua, nàng và Trình đã nói chuyện xong, hẹn sáng sớm nầy đến chúc Tết vợ chồng Lý Mang và ông cụ đỡ đầu cho Trình. Hẹn cùng đi hồi chín giờ mà hổng biết Trình có đến đây không nữa? Nghĩ đến Trình, lòng nàng không yên. Không vì ngủ qua một đêm mà chuyện hôm qua có thể quên được. Đêm qua, Trình không đưa nàng về công ty coi không được. Nhưng về đến công ty mà không đưa nàng lên phòng coi cũng không xong. Lúng túng nhứt là lúc Trình nhắc lại cái áo, nàng không sao có thể đưa ra cái gì hầu xóa được mối hoài nghi của Trình. Nhưng dầu sao Bạch Phù cũng phải thành thật cám ơn Trình. Vì với bản tánh nhân hậu, Trình đã không hỏi dồn nàng cho lòi ra cách nàng gạt gẫm.
Dậy rồi, Bạch Phù trang điểm sơ sài, ngồi trong nhà đợi Trình. Đã hơn nửa giờ, Trình chưa tới. Bạch Phù nghĩ việc trễ nải nầy có liên quan đến chuyện hục hặc đêm qua. Ngồi chờ mỏi mòn, dần dần Bạch Phù thấy đói, sực nhớ trong phòng còn hộp sữa nên đi xuống bếp nấu nước.
Vừa mở cửa nàng sực thấy một miếng giấy nhỏ. Liếc nhìn tuồng chữ, nàng biết ngay của Trình. Trình viết gì? Trình đến lúc nào? Có phải Trình thấy nàng ngủ ngon, không muốn đánh thức nên để giấy lại chăng? Bạch Phù đoán lung tung, phải đọc thơ xong mới biết chuyện gì đã đến.
Bạch Phù,
Suy nghĩ năm lần bảy lượt, anh quyết định mua vé chuyến xe sớm trở lại Quảng Châu. Xin tha thứ cho anh không thể gặp mặt em nói lời từ giã.
Toan tính thì nhiều nhu8ng chính anh cũng không ngờ tình cảm của mình bỗng dưng thay đổi đột ngột đến không sao ngăn được. Ở gần bên em chỉ làm cho em thêm mất. Cho nên, dầu đã muôn ngàn lần không muốn xa em, sự thể đến nước nầy thì đành phải chọn cách xa em. Chắc em thừa biết lòng anh nhẹ nhàn bay bổng thế nào lúc đến Hương Cảng và nặng nề, ủ rũ thế nào khi trở lại Quảng Châu.
Chỉ vì lòng anh thoi thóp, chưa chết hẳn, hy vọng trong anh hãy còn một ánh lung linh, chờn vờn. Nên anh chạy trốn cuộc gặp gỡ hôm nay, e nó sẽ ảnh hưởng tới ngày mai của chúng ta. Ảnh hưởng đến có thể biến những gì ấm áp trong dĩ vãng thành ra băng giá. Đường tương lai còn xa, chỉ cần chúng ta lập chí lại, sửa đổi lại thì tương lai vẫn đầy đủ, vui vẻ.
Anh để cho em một tuần suy nghĩ và quyết định. Hoặc đáp ứng đầy đủ đề nghị của anh, hoặc không. Nếu không thì chỉ cần cho anh biết qua là đủ rồi.
Cho dầm em quyết định thế nào, xin em tin rằng, thủy chung anh vẫn nghĩ đến em, hơn thế nữa, thủy chung anh vẫn hướng về em chúc lành.
Sáng mùng một
TRẦN VÂN TRÌNH
Tay cầm tờ giấy mỏng, Bạch Phù đứng chết lặng luôn mấy phút. Nàng quên việc xuống lầu nấu nước, quên cả gió lạnh bên ngoài thổi hắt vào.
Bạch Phù có nằm mộng cũng không ngờ được Trình sau bao năm đeo đuổi theo nàng bây giờ lại có nghị lực đi không từ giả. Vậy là sao? Tại sao Trình lại đi làm như vậy? Nàng đứng một mình, thở ra một mình, không thể nào tha thứ được tánh cố chấp và kiên cường của Trình đã làm thương tổn lòng tự ái của nàng.
Gió lạnh thổi đến khiến nàng phát ho, ho rũ rượi, lật đật chạy trở vào trong phòng, đóng ấp cửa lại. Sau đó hai tay nàng vo tròn, xé nát tờ giấy, trút bớt sự giận dữ trong lòng nàng.
Nàng chỉ rút vai nhếch cười:
- Đi thì đi chớ!
Việc ra đi của Trình chỉ cho nàng cảm giác nhẹ nhàn. Nàng sẽ không phải bị mất ngày giờ vì Trình. Nhứt là không phải nghe lải nhải bài chuyện hôn nhân đại sự. Vui như vậy mà sao không tìm chớ?
- Anh đi thì cứ việc đi. Nói thật mà nghe, không có anh, tôi ra sao mặc tôi.
Bạch Phù lầm bầm như thế rồi choàng áo một mình tới nhà Lý Mang. Trời ui ui, lại có mưa phùng lất phất không làm mất sự vui thú đón năm mới của người đời. Người lớn, trẻ con đều mặc quần áo mới, mỉm cười chúc tặng lẫn nhau.
Sự mới mẽ ấy thật khác hẳn Bạch Phù. Nàng mặc đồ cũ, đầu đội mưa xuân, đầy lòng tâm sự, ngồi trên xe buýt công cộng mà ai cũng tò mò nhìn hướng về nàng. Nhưng nàng không có một chút cảm giác nào. Đôi mắt sâu thăm thẳm của nàng chỉ nhìn mất hút vào một nơi. Xe ngừng, xe đi, người lên xuống đều không có liên can gì đến nàng. Đếm trạm cần xuống, nàng uể oải đứng dậy, chậm rãi bước xuống.
Bạch Phù đến nhà Lý Mang, nhấn chuông một lúc lâu mới thấy có người ra. Lý Mang mặc áo ngủ màu hồng, chứng tỏ là mới thức dậy.
Vừa thấy nàng, Lý Mang đã reo lên:
- Ơ, rồng đến nhà tôm, xông nhà đại kiết, xin chúc chị phát tài. Ủa, mà sao chị đến có một mình?
- Xin lỗi đã làm mất giấc ngủ của chị. Ai ngờ cho tới bây giờ mà còn ngủ! Ông xã đâu? Bộ cũng dậy hổng nổi hả?
- Ảnh đã đi hồi sớm!
Lý Mang nhảy mũi, tiếp:
- Hồi hôm, ảnh di mừng tuổi ở đằng nhà ảnh rồi bày ra đánh bài sáng bét mới về. Ối thối, mệt muốn chết! Người ở mình đã cho về quê ăn Tết, nhà không có ai coi nên mình đã sai ảnh di chúc Tết bà con một mình.
- Chị có muốn đi không? Nếu muốn thì tôi coi nhà cho, bằng không tôi không có chuyện gì làm hết.
- Tôi mới làm biếng có một chút mà đã có người gạ giúp thiệt hay quá! Mà nầy, chị chưa trả lời câu hỏi của tôi, sao chị tới có một mình? Còn anh Trình đâu? B;'>
Không muốn cho Quang Vũ nhận thấy thái độ khác lạ của mình, nàng vừa quay lưng vừa nói:
- Để em đem mấy thứ nầy vô phòng anh đã.
- Lát nữa đem vô cũng được mà. Em hãy ngồi xuống đây nghỉ ngơi một chút.
Quang Vũ nhích mình tránh ra đầu băng đá, chừa một khoảng trống cho nàng. Cậu bé bên Quang Vũ nhân đó lén bỏ đi.
Bạch Phù hỏi nhỏ:
- Ai vậy anh?
Nhờ nàng nhắc, Quang Vũ mới nhớ người bạn nhỏ của mình:
- À! Bình!
Chàng quay lại, đưa tay ngoắc:
- Bình lại đây! Đâu có cần đi đâu.
Bình nhe răng cười, nhưng lắc đầu. Ngay lúc đó Bình có đưa mắt nhìn qua Bạch Phù rồi đi xa hơn nữa.
Quang Vũ đưa mắt nhìn theo bóng Bình, nói thêm trước khi nàng hỏi:
- Bình cũng bịnh, đang ở chung phòng với anh.
- Tội nghiệp quá!
Tự dưng nàng thở dài, nhưng vừa bắt gặp ánh mắt của Vũ đưa sang, nàng biết liền mình đã lỡ lời nên cố nói thêm:
- Còn nhỏ như thế phải rời xa cha mẹ, sống một mình trong viện bài lao thật là tội nghiệp.
- Bình không có cha!
- Thế ba bé đâu? Chết rồi hả?
- Ba nó đã thôi má nó.
- Còn mẹ nó đâu?
- Bà ta bận kiếm sống, nhưng chủ nhật nào cũng tới thăm con. Ngày mai mới chủ nhật, vậy mà hôm nay nó đã nôn nóng rồi.
Quang Vũ vừa nói vừa cười, tỏ ra rất thích nói chuyện về Bình. Bạch Phù cười bảo:
- Mới tới mà anh đã kiếm được bạn, có người chuyện trò anh sẽ đỡ buồn lắm.
- Bình rất thông minh, anh rất thương nó.
Quang Vũ cúi nhìn cỏ xanh dưới chân:
- Nhìn Bình, anh nhớ tới con anh, Bửu Bửu cũng trạc tuổi Bình.
- Có đến mấy năm rồi không gặp, chắc cháu cũng đã lớn lắm rồi. Có vụ tận tình chăm sóc, cháu sống đầy đủ hơn ở với chúng ta nhiều.
Nghe Bạch Phù nói lời an ủi, Quang Vũ trầm ngâm gật đầu một cách nặng nề. Đã nhiều lần chàng hối hận không để con ở gần mình, nhưng cứ vừa nghĩ tới thì thật chàng không biết tính sao cho phải, Hồng Liên bỏ đi, chàng lao phổi, không lẽ bao nhiêu khổ ải lại chồng chất thêm lên đôi vai ốm yếu của Bạch Phù.
Nhìn thần sắc của anh hơi thay đổi, Bạch Phù liền đứng lên, lãng sang chuyện khác, cố gây lại không khí tươi vui:
- Anh nầy, anh thấy có cần về phòng nghĩ một chút không? Em tính mang ba cái vật nầy vào trong cất.
- Ngồi chơi một lúc đã, gấp gì? Hôm nay trời đẹp lắm.
Quang Vũ vừa nói vừa đưa mắt nhìn cô y tá có dáng đi nhẹ nhàng ở hành lang.
- Đồ nầy để nhờ cô y tá đem vô phòng cho. Cô Lục.
Nghe gọi, cô y tá bước tới cười nói:
- Sao nhiều dữ vậy?
Nhìn nụ cười cô y tá, Bạch Phù thấy lòng không vui. Nàng cảm thấy cô ta cười không có phần trang trọng, cười thiếu đứng đắn.
Cô Lục có dáng của một người con gái mạnh khỏe, tuổi khoảng hai mươi, sắc áo trắng làm cô ta có vẻ sang sang đáng kính. Lúc Bạch Phù đến thăm Quang Vũ lần trước có thấy cô ta, song lúc ấy Bạch Phù quá bận. Vả lại, nàng cũng không trông rõ mặt mày của cô y tá ho. Lục nên không ngờ trong viện bài lao lại có cô y tá đẹp đẽ thế nầy.
Bạch Phù đang nghĩ ngợi thì Quang Vũ nói thêm với cô y tá:
- Cô làm ơn đem hộ mấy món nầy vào phòng giùm tôi.
Cô ho. Lục nhìn sang Bạch Phù chào:
- Cô mới tới.
Nghe biết cô y tá hiểu lầm mình là em ruột của Quang Vũ, Bạch Phù nhẹ nhàn đính chánh:
- Dạ không, anh Vũ họ Vạn, còn tôi đây họ Trầm.
- Họ Trầm? Sao lạ vậy?
Cô y tá lạ lùng, quay sang Quang Vũ:
- Thưa đây là...
- Em bà con.
Quang Vũ không đáp rõ ràng và chỉ có cách đáp duy nhứt đó. Chàng không muốn cho ai khơi lại chuyện cũ. Bởi thế, chàng không muốn ai biết rõ mối quan hệ giữa chàng và Bạch Phù.
Phần Bạch Phù nghe thế với mặt đỏ ửng: "Em bà con". Nàng rất thích được Quang Vũ giới thiệu như thế, đồng thời cho thấy nàng có "giá" lắm đối với cô y tá nầy.
Quả nhiên, Lục mỉm cười, nụ cười khó hiểu, hết nhìn nàng sang nhìn Quang Vũ. Sau cùng, cô ta cúi đầu thâu nhận ba cái hộp, chai, đồ vật đùm đùm đề đề.
- Thôi để tôi mang vô cho. Ờ, mà cần gì phải mang đến các thứ nầy? Đồ ăn uống đã có bác sĩ giám đốc quy định đâu đó đầy đủ. Ông Vũ, ông tẩm bổ quá, đố khỏi thành người phì nộn.
Cô y tá vừa cười, vừa nói rồi bỏ đi.
Quang Vũ quay sang Bạch Phù nói thêm:
- Từ rày về sau, em không cần phải mua thức ăn đến nữa, ở đây cái gì cũng có. Cứ mua hoài thì mỗi tháng mình phải tốn biết bao nhiêu tiền cho đủ?
Bạch Phù đưa mắt nhìn theo cô y tá. Quang Vũ hỏi:
- Bạch Phù, em đang nghĩ gì vậy?
- Có nghĩ gì đâu!
Nàng giựt mình, nhận ra Quang Vũ đang nhìn sát mặt nàng. Nàng đâm ra lúng túng một cách kỳ lạ.
Trời nắng tốt, thoa hồng lên đôi môi Bạch Phù vốn đã có thoa lớp phấn hồng.
Quang Vũ cau mày trước sắc tươi thấm thế nầy. Chàng quen thuộc nó. Mọi người con gái vào độ yêu đương đều tươi thắm thế cả. Người con gái mà chàng yêu cũng có nét tươi thắm ấy, nhìn Bạch Phù mà Quang Vũ nghĩ đến chị nàng với bao thể nghiệm tràn ngập đắng cay.
Thế nầy thì Bạch Phù cũng yêu rồi sao? Quang Vũ thắc mắc nhìn cô em vợ cũ, nhìn từ má nàng xuống đến thân. Nhìn đến cánh tay trắng ngà, chàng bắt gặp chiếc đồng hồ mới liền hỏi:
- Đồng hồ ở đâu đó em? Bộ em mới mua hả?
- Dạ.
Nàng cúi đầu đáp nhỏ:
- Không có đồng hồ thật bất tiện.
- Đúng vậy, em đi làm cần phải sắm đồng hồ.
Chàng khuyến khích nàng mà trong lòng có cảm giác thương hại.
Bởi thái độ Bạch Phù thẹn thùa, bỡ ngỡ, khép nép như một đứa con nít, không khác nào ngày thơ nàng từng lúng túng trước mặt Hồng Liên. Bạch Phù thật đáng thương, từ ngày đi làm có tiền đến giờ, nàng không biết tốn riêng cho mình một cắc.
Bạch Phù có vẻ cảm kích, đưa mắt liếc nhìn Quang Vũ. Được chàng tỏ ý bằng lòng về chiếc đồng hồ, nàng vẫn chẳng yên lòng. Nguyên do là nàng tự thấy mình có chỗ không thật với Quang Vũ. Tại sao nàng không thể nói thẳng với chàng là chiếc đồng hồ nầy của Trình mua cho? Hơn nữa, cứ nói thẳng là chính Trình đã đưa nàng từ Quảng Châu tới đây, Trình đã từng giúp đỡ cho nàng nhiều phen. Nhưng nói thật hết thì liệu có nên nói phổi nàng bị nám hay gì gì đó?
Xem thế mới biết con người không thể không nói dối, không gạt gẫm đối với những người mình càng thân. Có những việc không thể nói thật nên đành phải nói dối vậy!
Nhìn sắc mặt của Bạch Phù, Quang Vũ không thể không nghĩ đến một người khác:
- Vân Trình có gởi thơ cho em không?
- Dạ có.
Nàng đáp rất nhỏ và đáp cách lạnh nhạt. Trình về rồi có viết thơ cho nàng dài gần năm trang giấy, song không làm cho nàng cảm động được. Hơn nữa, dù Trình có viết bao nhiêu thơ cũng không bằng một câu chăm sóc của Quang Vũ đối với nàng.
- Vân Trình xem ra là người khá lắm đó.
Quang Vũ vừa nói vừa gật đầu, một mặt dò xét thần sắc của Bạch Phù. Chàng nhận thấy nàng phản ứng có vẻ thờ ơ. Thần sắc thế nầy thì Bạch Phù đang yêu, song phản ứng thế nầy thì người nàng yêu cũng không phải là Vân Trình. Thế thì là ai?
Quang Vũ nghĩ đến vài đồng nghiệp đang làm chung sở với Bạch Phù, trong đó thế nào cũng có những người trẻ độc thân. Nhưng nàng mới đến Hương Cảng nên không có quyết định gì sớm. Quang Vũ tự thấy có trách nhiệm phải đem chuyện cũ nhắc khéo cho nàng:
- Đời bây giờ loạn lạc, đạo đức suy dồi, tìm một người thành thật để nương tựa không phải dễ. Hơn nữa, người thành thị ai cũng chỉ biết có sự gian trá. Ai nấy đều có tài ăn khôn, nói khéo. Phải coi chừng nghen em.
Bạch Phù lẳng lặng nghe Quang Vũ nói, tuy không rõ dụng ý của nàng, nhưng cứ bằng vào giọng điệu của chàng, nàng nghe được an ủi nhiều lắm.
Bạch Phù từ bịnh viện trở về là đã quá bữa cơm chiều. Bàn ăn dưới nhà không còn một ai. Phát đang dự định dọn dẹp ba mớ chén dĩa dơ thì thấy nàng liền hỏi:
- Cô ăn cơm chưa?
Nhìn thấy đồ ăn còn trên bàn, Bạch Phù nói thật:
- Dạ chưa.
- Thế thì lai đây ăn mau đi! Mấy ổng cũng mới vừa ăn xong, đồ ăn chưa đến nỗi nguội lắm.
Phát vừa nói vừa lựa chén sạch để xúc cơm.
Bạch Phù muốn về phòng nghỉ một chút, nhưng thế nầy thì không nghỉ được rồi.
Phát lại nói:
- Hồi xế trưa, có cô Lý Mang đến thăm cô. À, mà cô cũng có thơ nữa, tôi đã bỏ qua cửa phòng cô.
Phát nói xong lui xuống nhà bếp. Còn lại một mình ngồi dùng cơm, Bạch Phù vừa nhai hờ hững từng búng cơm vừa nghĩ ngợi.
Phong thơ kia chắc của Trình gởi tới, tuy rằng hôm qua nàng vừa tiếp được một bức thơ của chàng dài thườn thượt còn chưa trả lời. Ngoài Trình ra, nhứt định không còn ai gởi thơ cho nàng. Trình cẩn thận, gởi theo lối bảo đảm, coi thơ gởi đi như là một bảo vật nên cứ canh cánh sợ lạc.
Ra đi hồi trưa, bụng nàng trống rỗng nên bây giờ nàng ăn được nhiều hơn mức bình thường, nguyên nhân chánh khiến nàng ăn được là không còn ai đồng bạn cùng ăn, nàng không có cảm giác bó buộc phải giữ gìn điệu bộ. Hơn nữa, hôm nay nàng có cảm giác thoải mái. Thái độ của Quang Vũ có ảnh hưởng trực tiếp với nàng, cho nàng nhìn thấy một thứ ánh sáng xa vời mà nàng chờ đợi từ lâu.
Vũ hôm nay bình thường, lòng cũng bình thường, không rối loạn. Dưới gầm trời nầy, không có việc nào được nàng xem là quan trọng ý nghĩa bằng việc ấy.
Dùng cơm xong, nàng lên phòng vừa đẩy cửa vào là thấy liền phogn thơ nằm dưới đất. Nét chữ đều đặn chẳng khác nào khuôn mặt Trình tỏa ra sự thành thật, ngây thơ. Nàng cúi lượm phong thơ để trên bàn rồi mới đến giường nằm dài một lúc.
Nàng định chỉ nằm một lúc rồi ngồi dậy, không ngờ khi đã nằm xuống rồi, nàng không muốn ngồi dậy nữa. Nàng mơ màng ngủ thiếp có đến nửa giờ, khi trở mình chợt tỉnh mới cảm thấy trong người quá ư mệt mỏi. Hơn nữa, nàng còn nhận biết là mình nóng hâm hấp, tay và trán đều nóng.
Trước đây, thỉnh thoảng nàng vẫn có hiện tượng bị lên cơ sốt và tự cho mình vì làm việc quá mệt mỏi, rồi thôi. Nhưng bây giờ, nàng không nghĩ đơn thuần nguyên nhân đó. Tuy cố gắng xua đuổi sợ hãi, nàng vẫn không sao xua đuổi được nỗi lo âu đáng sợ chập chờn trong tâm tưởng của nàng.
Nàng buồn bã, tuyệt vọng. Nàng cần có ai bên ngoài hộ trợ để thoát khỏi những điều lo nghĩ đáng sợ đó. Nàng nhìn phong thơ trên bàn.
Bịnh nàng chỉ có một mình Trình biết, chỉ có Trình không ngại báo cho nàng biết và gởi thơ khuyến khích nàng chống chỏi với thần chết, nàng cần niềm an ủi đó.
Bạch Phù ngồi dây đến bên bàn bốc thơ ra xem. Trong thơ rót ra một tờ ngân phiếu năm mươi đồng. Tính theo vật giá lúc bấy giờ, năm mươi đồng không phải là một con số nhỏ. Một tay cầm tờ ngân phiếu, một tay cầm thơ, nàng muốn biết xem Trình gởi thơ đến làm gì. Có phải Trình nhờ nàng giúp một việc nào đó hay nhờ mua giúp món gì không? Tự trong thơ ắt có nói rõ.
Nàng vừa khởi đọc thơ thì chợt nghe có tiếng người đi về hướng phòng nàng. Chiều thứ bảy ai cũng đi chơi, nhà cửa trống hoang. Đến cả anh làm công, người bồi bếp cũng bỏ đi tìm thú vui riêng. Tòa nhà do đó trở thành im lặng, tiếng chân người đi nàng nghe rất rõ.
Ai định đi đến phòng nàng? Ánh mắt Bạch Phù rời ngay trang giấy, tay tự nhiên vuốt lại mái tóc. Liền khi đó có tiếng gõ cửa hai tiếng.
- Ai đó?
Cùng với câu hỏi, nàng đứng bật dậy cất thơ rồi ra mở cửa. Nàng giựt mình vừa khi nhận ra người bước vào là một gã đàn ông nhỏ thó, đầu sói, tuổi sồn sồn. Nàng bật kêu lên:
- Ồ, ông giám đốc.
Ánh mắt của Phương Khả Viên nhìn từ bì thơ đến vẻ mặt kinh ngạc của nàng. Ông ta khẽ mỉm cười gật đầu, cố dùng giọng thật hòa hưỡn:
- Cô không đi chơi đâu à?
- Dạ không.
Bạch Phù trả lời, bắt gặp ánh mắt Viên có vẻ như tìm hiểu nàng. Nàng hơi đỏ mặt. Liền đó, nàng lấy lại bình tĩnh, cố gắng ra vẻ tự nhiên. Nàng tự dặn lòng: "Trong tư sở, bạn là bạn, giám đốc là giám đốc, không nên lẫn lộn cả hai."
Bạch Phù nhớ đã có người nói với nàng ơ? Quảng Châu:
- Lúc làm việc thì phải có ngôi thứ, kẻ trên người dưới. Nhưng hết giờ làm việc thì chỉ có tình bạn mà thôi.
Nghĩ đến đó. Bạch Phù cảm thấy bớt sợ Ông giám đốc. Nàng bước lui vào trong, lễ phép nói:
- Mời ông ngồi chơi.
- Được, được!
Miệng tuy nói vậy nhưng Khả Viên hãy còn do dự, chưa tiến vào. Ông ta là người thủ cựu, dường như coi việc bước vào phòng một cô gái là không phải. Có điều tuy chưa bước vào, nhưng Viên không tỏ ý gì là muốn ra đi. Mắt ông ta nhìn soi bói vào bức thơ mà Bạch Phù nhét vội dưới gối.
- Cô hãy lo việc của cô đi!
- Dạ, tôi không có bận việc gì cả.
Nàng giải thích, thần sắc của nàng có vẻ lo lắng và rất sợ Viên hiểu lầm sự bối rối của nàng. Nàng cũng biết Viên muốn ám ch ỉ bức thơ của Vân Trình.
Viên tằng hắng rồi nghiêm lại:
- Không có việc gì, tốt lắm!
- Tôi...
Viên lại tằng hắng:
- Tôi đang có hai vé xi nê. Nghe nói phim "Ngọa Hổ Tàn Long" ở rạp Lạc Cung coi được lắm. Nếu cô không có việc gì thì xin mời cô cùng đi coi xi nê.
Bạch Phù do dự, nàng không ngờ Viên đề ra một vấn đề khó khăn như vậy. Nàng liếc mắt nhìn ông ta, sực nhớ những lời Lý Mang trước kia và những lời của Quang Vũ. Tuy nhiên, nhứt thời nàng không biết phải trả lời sao.
Phương Khả Viên tiếp:
- Cô mới tới đây, mấy hôm rồi bận luôn, chắc không có thì giờ xem xi nê đâu? Cô làm việc khá lắm, tôi muốn tưởng thưởng cho cô đấy. Cũng may là bạn vừa cho tôi hai vé, hôm nay lại là chiều thứ bảy. Ở mãi trong phòng không làm gì thấy buồn chết được, tôi thấy tốt nhứt là mình nên đi xi nê.
Giọng Viên có vẻ cầu khẩn làm Bạch Phù xao xuyến. Viên là giám đốc, đã trót nói vậy nếu nàng cự tuyệt sẽ làm cho ông ta ê mặt. Nhưng đã nhận lời mời rồi nàng thấy nó làm sao!
Bạch Phù ngẫm nghĩ chưa biết chọn lời nào nói ra cho phải thì Viên nói thêm:
- Cô cứ thu xếp công việc đi, một lúc tôi trở lại.
Ông ta vừa nói vừa gật gù rồi quay mình bước đi.
Bạch Phù đắn đo mãi, không biết làm sao. Nàng có ý nghĩ sợ Viên làm khó dễ. Sự sợ sệt thất nghiệp lúc nầy sẽ làm nguy cho nàng và Quang Vũ thúc đẩy nàng nhận lời Viên với lời an ủi: Chẳng ăn thua gì, tùy mình thôi.
Bạch Phù sửa soạn thật mau. Nàng chỉ có việc chải sơ mái tóc dài, thoa phớt son hồng lên môi, mặc thêm áo ngoài rồi thì không còn việc gì làm thêm nữa.
Nàng lắng nghe không có tiếng động gì ở thang lầu nên độ chừng Viên cũng đang sửa soạn.
Đàn ông trang điểm thì chỉ có cạo râu, chải tóc, sánh với đàn bà con gái ít tốn thì giờ hơn nhiều. Ở gần Quang Vũ bấy lâu, Bạch Phù có kinh nghiệm đó.
Ngày xưa, Quang Vũ là một người có hạn. Tự nhiên, so sánh từ tướng mạo đến cách phục sức của Quang Vũ với Khả Viên thì Viên còn kém xa. Thật ra, Bạch Phù không cần Viên phải có phong độ hào hoa, bởi nàng chỉ nhận lời đi xi nê chớ có nói đến chuyện yêu đương tình ái gì đâu? Khoảng cách giao hữu giữa người nầy và người kia khá xa, muốn nói đến chuyện yêu đương thì còn xa hơn nữa. Bạch Phù đã dùng nhãn quan đó để nhìn Trình và không có mỹ cảm với Trình cũng vì vậy.
Nhân lúc Viên chưa tới, Bạch Phù đem thơ của Trình ra xem lại. Tâm thần bất ổn nên nàng chỉ đọc lướt qua. Nàng chỉ tìm biết nguyên nhân nào Trình gởi ngân phiếu cho nàng. Đôi mắt nàng ngừng lại ở đoạn văn nầy:
- "Số tiền nhỏ mọn nầy chỉ để biểu lộ tất cả tấm lòng anh muốn được thấy em khỏe mạnh thôi. Nó thay anh để đưa em đi bác sĩ, nhắc em theo lời chỉ dẩn của bác sĩ mà chịu khó chích thuốc, uống thuốc. Từ rày về sau, mỗi tháng anh sẽ gởi cho em một ít tiền như vậy, mong em không tự ái, sẵn sàng tiếp nhận chọ.."
Đọc đến đây, Bạch Phù mới nhận ra dụng ý của Trình. Cầm thơ trong tay lòng nàng rộn lên nhiều điều phức tạp. Phát giác có người yêu mến mình, giúp đỡ mình, sẵn sàng chờ đợi mình, nàng vừa buồn vừa vui lẫn lộn.
Rồi nàng lại sợ lấy một mình, sợ Viên xuất hiện thình lình, nên cất vội bức thơ, ngay lúc cho thơ vào bao định cất, mắt nàng bỗng chạm vào mấy hộp sữa bột Trình mua cho.
Hai hộp sữa cũng như đang lãnh đạm nhìn nàng. Trình đối với nàng đầy thâm tình bao nhiêu thì nàng đối lại với chàng lạnh nhạt bấy nhiêu. Hai hộp sữa kia như nhắc nàng nhớ điều ấy. Và nàng thấy thẹn.
Ấy vậy mà Trình còn gởi cho nàng tấm ngân phiếu! Hiện tại, nàng chưa quyết định có nên theo lời dặn của Trình không. Nàng chỉ quyết định được là đêm nay, sau khi xem hát về nàng sẽ khui sữa ra uống liền.
Nàng không thể tự bỏ liều, phó mặc được. Tình đời có vay có trả, có người được nàng lo thì cũng có người đang lo cho nàng.
Đến lúc nghe bước chân ở ngoài hành lang, Bạch Phù mới vội vã thoa má hồng lên má. Dưới ánh đèn, gương mặt hình trái tim của nàng thêm kiều mỵ, lòng nàng bỗng dưng biến đổi khác thường. Đêm nay là đêm cuối tuần, nàng có quyền vui chơi.
Tiếng bước chân càng lúc càng gần. Nàng nhìn mình qua tấm kiếng nhỏ, mỉm cười một mình rồi cầm lấy xách tay nhẹ nhàng ra khỏi phòng.